Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

đánh giá ảnh hưởng tới môi trường dự án đầu tư nhà máy xử lý thô hạt Cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.37 KB, 82 trang )

Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................Trang 6
1.

XUẤT

XỨ

DỰ

ÁN..............................................................................................6
2.1. Tầm quan trọng của việc lập ĐTM...............................................................6
2.2. Căn cứ pháp luật...........................................................................................8
2.3. Cơ sở kỹ thuật...............................................................................................8
3.

TỔ

CHỨC

THỰC

HIỆN

XÂY



DỰNG

BÁO

CÁO

ĐTM...................................9
CHƯƠNG I: MÔ TẢ DỰ ÁN ................................................................................11
1.1

TÊN

DỰ

ÁN ....................................................................................................11
1.2.

CHỦ

ĐẦU

TƯ................................................................................................11
1.3.

VỊ

TRÍ

ĐỊA


LÝ...............................................................................................11
1.4.

NỘI

DUNG

CHỦ

YẾU

CỦA

DỰ

ÁN...........................................................11
1.4.1. Mục tiêu và qui mô Dự án .......................................................................11
1.4.2. Quy trình công nghệ sản xuất..................................................................12
1.4.3. Các hạng mục công trình.........................................................................15
1.4.4. Nhu cầu về nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ ......................................17
1.4.5. Nhu cầu lao động.....................................................................................17
1.5.

Ý

NGHĨA

KINH


TẾ



HỘI

CỦA

DỰ

ÁN..................................................18
1.6.

VỐN

ĐẦU

TƯ................................................................................................18
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI...........................................................................................................................20
2.1.

ĐIỀU

KIỆN

TỰ

NHIÊN




MÔI

TRƯỜNG

TẠI

KHU

VỰC

DỰ

ÁN........20
2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất................................................................20
2.1.2. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn..................................................................20
2.1.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án..............................22
2.2.

ĐIỀU

KIỆN

KT-XH

TẠI

KHU


VỰC

DỰ

ÁN ...............................................25
2.2.1. Hiện trạng dân số, văn hóa xã hội...........................................................25
2.2.2. Hiện trạng kinh tế ....................................................................................26
2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ...........................................................27
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..........29
3.1.

NGUỒN

GÂY

TÁC

ĐỘNG

ĐẾN

MÔI

TRƯỜNG........................................29
3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng.................................................29
3.1.2. Khi nhà máy đi vào hoạt động.................................................................33
3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra ....................42
3.2

ĐỐI


TƯỢNG,

QUY



BỊ

TÁC

ĐỘNG .......................................................44
3.2.1. Trong giai đoạn xây dựng........................................................................44
3.2.2. Trong giai đoạn hoạt động ......................................................................44
3.3.

ĐÁNH

GIÁ

TÁC

ĐỘNG................................................................................45
3.3.1. Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng.................................................45
3.3.2. Khi Dự án đi vào hoạt động ....................................................................48
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn

3.4.

ĐÁNH

GIÁ

VỀ

PHƯƠNG

PHÁP

SỬ

DỤNG ...............................................52
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ..................................................53
4.1.

KHỐNG

CHẾ

Ô

NHIỄM

TRONG

GIAI


ĐOẠN

XÂY

DỰNG.....................53
4.1.1. Các biện pháp tổ chức thi công xây dựng ...............................................53
4.1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng ....53
4.1.3. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân ........54
4.1.4. Các biện pháp an toàn lao động..............................................................54
4.2.

KHỐNG

CHẾ

Ô

NHIỄM

TRONG

GIAI

ĐOẠN

HOẠT

ĐỘNG...................55
4.2.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 55

4.2.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước........60
4.2.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn .........64
4.3.

CÁC

BIỆN

PHÁP

PHÒNG

NGỪA



ỨNG

PHÓ

SỰ

CỐ

MÔI

TRƯỜNG65
4.3.1. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ....................................................66
4.3.2. Phòng chống sét.......................................................................................67
4.3.3. Các biện pháp hỗ trợ ...............................................................................67

4.3.4. Cây xanh trong nhà máy..........................................................................67
CHƯƠNG V: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
...................................................................................................................................69
5.1.

CAM

KẾT

THỰC

HIỆN

CÁC

BIỆN

PHÁP

GIẢM

THIỂU

CÁC

TÁC

ĐỘNG

XẤU ......................................................................................................................69

5.2.

CAM

KẾT

THỰC

HIỆN

TẤT

CẢ

CÁC

BIỆN

PHÁP,

QUY

ĐỊNH

CHUNG

VỀ

BẢO


VỆ

MÔI

TRƯỜNG



LIÊN

QUAN

ĐẾN

DỰ

ÁN.............................70
CHƯƠNG VI: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG
TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..........................................71
6.1.

DANH

MỤC

CÁC

CÔNG

TRÌNH


XỬ



MÔI

TRƯỜNG .........................71
6.2.

CHƯƠNG

TRÌNH

QUẢN



MÔI

TRƯỜNG.............................................71
6.2.1. Chương trình quản lý môi trường............................................................71
6.2.2. Giám sát chất lượng môi trường .............................................................72
CHƯƠNG VII: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI
TRƯỜNG.................................................................................................................74
7.1.

KINH

PHÍ


DỰ

KIẾN

CHO

CÁC

CÔNG

TRÌNH

BVMT..............................74
7.1.1. Chi phí cho các công trình xử lý nước thải .............................................74
7.1.2. Chi phí cho các công trình giảm thiêu ô nhiễm không khí......................74
7.1.3. Chi phí cho các công trình giảm thiểu ô nhiễm do CTR .........................74
7.1.4. Các chi phí BVMT khác...........................................................................74
7.2.

KINH

PHÍ

DỰ

KIẾN

CHO


CÔNG

TÁC

GIÁM

SÁT

CHẤT

LƯỢNG

MÔI

TRƯỜNG ..............................................................................................................75
CHƯƠNG VIII: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ......................................76
8.1.

Ý

KIẾN

CỦA

ỦY

BAN

NHÂN


DÂN

CẤP

XÃ.............................................76
8.2.

Ý

KIẾN

CỦA

ỦY

BAN

MẶT

TRẬN

TỔ

QUỐC

CẤP

XÃ...........................76
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam


Nguồ
n : www.mtx.vn
CHƯƠNG IX: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ................................................................................77
9.1.

NGUỒN

CUNG

CẤP

SỐ

LIỆU,

DỮ

LIỆU ...................................................77
9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo ...........................................................77
9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập............................................78
9.2.

PHƯƠNG

PHÁP

ÁP


DỤNG

TRONG

QUÁ

TRÌNH

ĐTM ...........................78
9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng ......................................................78
9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng ..................79
9.3.

NHẬN

XÉT

VỀ

MỨC

ĐỘ

CHI

TIẾT,

ĐỘ

TIN


CẬY

CỦA

CÁC

ĐÁNH

GIÁ
...............................................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................81
1.

KẾT

LUẬN........................................................................................................81
2.

KIẾN

NGHỊ.......................................................................................................81


Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT




BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20
o
C trong 5 ngày
COD : Nhu cầu oxy hoá học
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
CCN : Cụm công nghiệp
CTR : Chất thải rắn
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NTSH : Nước thải sinh hoạt
QLMT : Quản lý môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
THC : Tổng hydro carbon
SS : Chất rắn lơ lửng
WHO : Tổ chức y tế thế giới

Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất
Bảng 1.2: Tổng hợp các hạng mục công trình

Bảng 1.3: Nhu cầu nhân sự phục vụ cho dự án vào năm hoạt động ổn định
Bảng 1.4: Tiến độ thực hiện dự án
Bảng 2.1: Chất lượng không khí tại khu vực dự án
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực dự án
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án
Bảng 2.4: Tăng trưởng GĐP của thành phố Buôn Ma Thuột 2001 – 2005 và 2006
Bảng 2.5: Thống kê giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 2001-2005&2006.
Bảng 3.1: Những hoạt động chính có khả năng gây tác động đến môi trường trong
giai đoạn xây dựng
Bảng 3.2: Hệ số phát thải do hoạt động san lấp mặt bằng
Bảng 3.3: Tính toán tải lượng ô nhiễm của phương tiện vận tải san lấp
Bảng 3.4: Mức ồn các thiết bị thi công
Bảng 3.5: Những hoạt động chính có khả năng gây tác động đến môi trường trong
giai đoạn hoạt động
Bảng 3.6: Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn hoạt
động
Bảng 3.7: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)
Bảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện
Bảng 3.10. Nồng độ của khí thải của máy phát điện
Bảng 3.11: Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe
Bảng 3.12: Mức ồn của các thiết bị trong quá trình sản xuất
Bảng 3.13. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự
án
Bảng 3.14: Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
Bảng 3.15: Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong phân người
Bảng 6.1: Bảng tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ môi trường
Bảng 9.1: Đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp đã sử dụng trong Báo cáo
đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”

Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
MỞ ĐẦU

1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Căn cứ Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, căn cứ vào
vai trò vị trí của Thành phố Buôn Ma Thuột đối với tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây
Nguyên cũng như thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố, có tính
đến những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong thời gian tới, định hướng phát triển
công nghiệp trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2010 như sau:
Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng về
tài nguyên, lợi thế so sánh của thành phố, đặc biệt tập trung đẩy mạnh phát triển các
ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản như: chế biến cà phê, nông sản, mía
đường, công nghiệp thực phẩm, hoa quả sấy... Tập trung đầu tư công nghệ mới,
thiết bị tiên tiến vào một số sản phẩm mũi nhọn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội đại và xuất khẩu.
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc hình thành các cụm công
nghiệp tập trung của thành phố, có các chính sách khuyến khích, tạo môi trường
thuận lợi để gọi vốn đầu tư liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước để đầu tư phát triển công nghiệp.
Tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả vùng Tây Nguyên nói chung là khu vực có diện tích
cà phê lớn nhất trong cả nước. Tỉnh Đắk Lắk tính đến năm 2006 có 174.740 ha ca
phê với sản lượng là 435.025 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà
máy chế biến cà phê xuất khẩu.
Nhận thấy có nhiều điều kiện thuận lợi ở khu vực như: Nguồn nguyên liệu dồi dào,
môi trường thuận lợi cho đầu tư cùng với nhu cầu tiêu thu cà phê trong nước và xuất
khẩu rất lớn, Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam quyết định đầu tư Dự án Xử
lý thô hạt cà phê tại cụm công nghiệp Tân An 2, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh

Đắk Lắk theo quy trình tiến tiến, hiện đại. Dự án sẽ đầu tư những công nghệ kỹ
thuật cao áp dụng từ Brazil, cho ra những sản phẩm đạt chất lượng cao.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
2.1. Tầm quan trọng của việc lập ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ khoa học kỹ thuật nhằm
phân tích đánh giá, dự báo các tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp hay gián tiếp,
trước mắt và lâu dài của một nhà máy tới môi trường tự nhiên KT-XH. Trên cơ sở
đó đề xuất các biện pháp có cơ sở khoa học, kỹ thuật để hạn chế tối đa các mặt tiêu
cực nhằm bảo vệ môi trường để phát triển sản xuất một cách ổn định.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường có vai trò hết sức quan trọng cho công tác
quản lý môi trường. Những nhà máy đã hoạt động hoặc những dự án đầu tư mới đều
phải thực hiện công tác này. Trước đây, các chủ đầu tư thường không coi trọng về
mặt môi trường, nên mặt dù Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế cao 9 – 12%
năm, công nghiệp phát triển ở mức độ cao từ 32 – 38% năm, hàng loạt khu công
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
nghiệp, khu chế xuất đã ra đời và nhiều nhà máy đi vào hoạt động và kéo theo nó là
môi trường bị hủy hoại nặng nề, mức độ thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường
gây ra nhiều khi còn vượt quá cả lợi ích kinh tế do nó đem lại. Theo dự đoán của
Ngân hàng Thế giới (WB), với mức độ tăng trưởng kinh tế từ 7 – 9% năm thì mức
độ ô nhiễm môi trường tại Việt Nam sẽ tăng lên rất nhanh. Không một dự án sản
xuất kinh tế nào không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Không một thay đổi
nào xảy ra trong môi trường mà lại không có tác động về mặt kinh tế. Cả ba quá
trình khai thác, chế biến, sản xuất và tiêu thụ đều phát sinh chất thải mà cuối cùng
sẽ trở về môi trường không khí, đất và nước xung quanh ta. Sự quá tải các chất thải
sẽ khiến môi trường bị ô nhiễm và tác động trực tiếp đến súc vật, cây cỏ, cả hệ sinh

thái của chúng và ảnh hưởng đến đời sống con người. Chính vì thế, hạn chế đến
mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu đến môi trường của các hoạt động công nghiệp là
việc làm cần thiết, đôi khi mang tính sống còn đối với một quốc gia. Quản lý hợp lý
môi trường, đó là vấn đề thách thức đối với sự phát triển bền vững, đặc biệt đối với
Việt Nam, một nước có nền kinh tế còn nghèo nàn và thiếu vốn đầu tư.
Công tác đánh giá tác động môi trường nhằm đánh giá những hậu quả môi trường
tiềm tàng cũng như ảnh hưởng của chúng đến con người, đời sống, lối sống của họ
trong một không gian nhất định do hoạt động của nhà máy gây ra, là công cụ khoa
học phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát cũng như kế hoạch hóa để bảo vệ môi
trường. Báo cáo ĐTM sẽ nêu rõ nguồn gây ô nhiễm cũng như các biện pháp kỹ
thuật và quản lý nhằm xử lý triệt để hoặc giảm thiểu sự ô nhiễm đến mức thấp nhất.
Như vậy, Báo cáo ĐTM sẽ góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững.
Báo cáo ĐTM này tập trung vào các mục tiêu sau đây:
- Phân tích đánh giá những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường và KT-XH
của Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý thô hạt cà phê tại cụm công nghiệp Tân
An 2, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk. Bao gồm:
- Mô tả sơ lược về dự án: địa điểm thực hiện Dự án, tóm tắt những nội dung chính
của Dự án về công suất sản xuất, cùng trang thiết bị sử dụng trong quá trình hoạt
động của dự án;
- Mô tả hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự án: trên quan điểm bảo vệ
môi trường, thực hiện điều tra khảo sát và đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường
và các điều kiện kinh tế, xã hội khác;
- Thực hiện lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nước, không
khí nhằm đánh giá chất lượng môi trường nền khu vực thực hiện Dự án. Kết quả
điều tra, phân tích đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực trước khi thực hiện
Dự án là cơ sở để quản lý môi trường trong quá trình hoạt động của Dự án;
- Dự báo, đánh giá các tác động có thể có (định tính và định lượng) trong quá
trình triển khai xây dựng cũng như khi Dự án đi vào hoạt động đối với môi trường
xung quanh trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực;

- Trên cơ sở của những dự báo, xây dựng và đề xuất những biện pháp khắc phục,
giảm thiểu những tác động tiêu cực của Dự án để bảo vệ môi trường, phòng ngừa và
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
khắc phục các sự cố môi trường có thể xảy ra để bảo vệ môi trường và phát triển
KT-XH một cách bền vững.
- Xây dựng các chương trình quản lý môi trường, chương trình quan trắc môi
trường khi Dự án đi vào hoạt động.
2.2. Căn cứ pháp luật
Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Xử lý thô hạt cà phê tại cụm
công nghiệp Tân An 2, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
được xây dựng dựa vào những văn bản, hướng dẫn của các cấp thẩm quyền như
sau:
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006;
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông thư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
18/12/2006 về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
2.3. Cơ sở kỹ thuật

- Thông tư 09/2004/TT-BXD ngày 17/07/2000 của Bộ Xây dựng về việc lập và
quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các Dự án đầu tư.
- Giải trình kinh tế kỹ thuật Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Xử lý thô hạt cà
phê tại cụm công nghiệp Tân An 2 của Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Viện Nam
làm chủ đầu tư.
- Các số liệu thống kê về hiện trạng môi trường tự nhiên, điều kiện KT-XH khu
vực Dự án, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk do Trung tâm
Sinh thái Môi trường và tài nguyên và các đơn vị chuyên ngành tham gia khảo sát
thu thập.
- Các văn bản tài liệu về cơ sở hạ tầng ở khu vực nhà máy trong Cụm công
nghiệp Tân An 2, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Trên cơ sở công nghệ và sản phẩm mà nhà máy sẽ thực hiện, tham khảo các
công nghệ sản xuất tương tự để so sánh và dự đoán các tác động gây ô nhiễm đến
môi trường, KT-XH của công nghệ sản xuất này.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
- Các tài liệu tham khảo về công nghệ xử lý chất thải (nước thải, khí thải và chất
thải rắn).
- Các Báo cáo ĐTM đã thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua, các báo cáo
đối với các dự án xây dựng nhà máy sản xuất.
- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường:
+ TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh.
+ TCVN 5939-2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với bụi và chất vô cơ.
+ TCVN 5942 – 1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
+ TCVN 5945 – 2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.

+ TCVN 6772 – 2000: Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt áp dụng cho các cơ
sở dịch vụ, cơ sở công cộng và khu chung cư.
+ TCVN 5944 – 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
+ TCVN 5949 – 1995: Âm học, tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư,
mức ồn tối đa cho phép.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM
Với mục tiêu đề phòng, khống chế và khắc phục các yếu tố gây tác động tiêu cực
của Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý thô hạt cà phê đến môi trường khu vực
trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động, Chủ dự án đã tiến hành lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nêu trên với sự tư vấn của Trung
tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên - CEER.
Địa chỉ liên hệ của cơ quan tư vấn:
TRUNG TÂM SINH THÁI MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN -CEER
- Địa chỉ : 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 2, Quận Tân Bình. TP. HCM;
- Điện thoại : 08.82167671-2 Fax : 08.58863638;
- Đại diện là : Ông Thái Lê Nguyên Chức vụ : Giám đốc.





Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM bao gồm:
TT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ
1. KS. Thái Lê Nguyên Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
2. KS. Phan Duy Trung Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn

3. KS. Huỳnh Thành Tâm Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
4. KS. Lê Quang Thiện Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
5. KS. Trần Trọng Huy Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
6. CN. Lâm Đình Uy Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
Cùng với sự tham gia của nhiều nhóm chuyên gia am hiểu về ĐTM với các lĩnh vực
chuyên sâu: sinh thái môi trường, sinh thái tài nguyên, xử lý chất thải, ồn, rung,
kinh tế môi trường,….
Quá trình làm việc để biên soạn ĐTM gồm các bước sau:
- Thực hiện sưu tầm thu thập các tài liệu: điều kiện tự nhiên môi trường, KT-XH,
giải trình dự án và nhiều văn bản tài liệu khác có liên quan đến Dự án cũng như địa
điểm xây dựng Dự án, các văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện ĐTM;
- Thực hiện khảo sát điều tra hiện trạng các thành phần môi trường theo các
phương pháp chuẩn bao gồm: khảo sát điều kiện KT-XH, khảo sát chất lượng nước
mặt, nước ngầm, chất lượng không khí tại khu vực thực hiện dự án;
- Trên cơ sở thực hiện các bước trên, tiến hành đánh giá các tác động của dự án
đối với các yếu tố môi trường và KT-XH;
- Đề xuất các giải pháp tổng hợp có cơ sở khoa học và thực tế để hạn chế các mặt
tiêu cực, góp phần bảo vệ môi trường;
- Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt báo cáo ĐTM tỉnh
Đắk Lắk theo qui định hiện hành của Luật Bảo vệ môi trường.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
CHƯƠNG I
MÔ TẢ DỰ ÁN

1.1 TÊN DỰ ÁN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

NHÀ MÁY XỬ LÝ THÔ HẠT CÀ PHÊ
1.2. CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÀ PHÊ HÀ LAN
VIỆT NAM
Địa điểm thực hiện
dự án:
Cụm công nghiệp Tân An 2, phường Tân An, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Đại diện: Ông Nguyễn Đức Tuấn Vinh
Chức vụ: Tổng Giám đốc
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý thô hạt cà phê của Công ty TNHH Cà phê Hà
Lan Việt Nam được đặt tại lô đất (dài 166m, rộng 120m) dọc theo đường số 5, Cụm
công nghiệp 1, Cụm công nghiệp Tân An 2.
Cụm công nghiệp Tân An 2 nằm trên Tỉnh lộ 8 – Km 7 thuộc phường Tân An,
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Cụm công nghiệp nằm liền kề khu tiểu
thủ công nghiệp hiện hữu với ranh giới cụ thể như sau:
• Phía Bắc giáp Khu tiểu thủ công nghiệp (Khu 1);
• Phía Nam giáp rừng cao su (cách ranh phía nam Khu 1 khoảng 675m);
• Phía Đông giáp rừng cao su (cách ranh giới phía đông Khu 1 khoảng 120m
và cách tỉnh lộ 8 khoảng 625m);
• Phía Tây giáp Tỉnh lộ 8 đi Cư M’Gar.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu và qui mô Dự án
1.4.1.1. Mục tiêu Dự án
Thu mua, sấy khô, làm sạch, lấy nhân, loại bỏ các tạp chất bên ngoài, phân loại theo
kích cỡ, phân loại theo màu sắc và đánh bóng hạt cà phê để bán và xuất khẩu.




Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
1.4.1.2. Qui mô Dự án
Qui mô diện tích:
Dự án xây dựng nhà máy xử lý thô hạt cà phê của Công ty TNHH Cà phê Hà Lan
Việt Nam dự kiến được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 20.000m
2
thuộc
Cụm công nghiệp Tân An 2, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk.
Qui mô công suất:
Dự kiến khối lượng cà phê thu mua hàng năm là 34.550 tấn; 50% trong số này sẽ
được thu mua trong một quí với khối lượng trung bình hàng ngày trong mùa cao
điểm vào khoảng 275 tấn.
1.4.2. Quy trình công nghệ sản xuất
1.4.2.1. Qui trình thu mua
Cà phê thu mua sẽ được đưa đến nhà máy bằng những xe tải có tải trọng mở khoảng
42 tấn (mua theo điều khoản; miễn phí vận chuyển đến nhà máy). Các xe tải sẽ
được đưa lên cầu cân và những mẫu thử cà phê sẽ đuợc mang đi kiểm tra chất
lượng. Sau khi phân tích mẫu thử, giá mua cà phê sẽ được điều chỉnh và quyết định
phù hợp với chất lượng hàng.
1.4.2.2. Qui trình xử lý tổng quát
Sau khi nhận về hạt cà phê (tươi, đã bóc vỏ), quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc
làm sạch và lấy nhân, lọc bỏ tạp chất bên ngoài như vỏ, cuống còn sót lại. Sau đó cà
phê được phân loại dựa vào kích cỡ hình dạng của hạt nhân. Quy trình cuối cùng là
phân loại theo màu, loại bỏ nhân màu đen, nâu và bạc màu theo tiêu chuẩn mà
khách hàng đưa ra.














Hình 1.1: Qui trình xử lý thô hạt cà phê
Thuyết minh qui trình:

Cà phê nguyên liệu
(cà phê tươi đã bóc vỏ)

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
CÂN
ĐIỀU CHỈNH GIÁ MUA
LÀM SẠCH VÀ LẤY NHÂN
PHÂN LOẠI THEO KÍCH CỠ
PHÂN LOẠI THEO MÀU
ĐÓNG BAO
LƯU KHO
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam


Nguồ
n : www.mtx.vn
 Thu nhận, Làm sạch và Lấy nhân:
Có hai phễu nhận với hai gàu tải công suất lớn để thu nhận cà phê nhanh chóng và
đổ vào đệm xilô. Ba máy lọc tạp sơ cấp được trang bị một màn lọc tách những phần
hạt cà phê chưa được lấy vỏ. Những hạt cà phê này được chuyển đến máy bóc vỏ
rồi được đưa trở lại khu vực nhận hàng.
Cà phê từ máy lọc tạp sơ cấp (nếu đã khô) có thể được chuyển trực tiếp vào bồn
chứa silô dự trữ hàng để dây chuyền máy có thể hoạt động vào ca đêm mà không
cần cà phê tiếp nhận từ phễu
nhận. Nếu cà phê còn ẩm (hơi
nước nhiều), chúng sẽ được
chuyển vào một hệ thống máy sấy
trống nằm trong một phòng riêng
cạnh nhà máy. Phòng này có thể
sẽ hoạt động độc lập với nhà máy.
Phần cà phê sau khi được sấy khô
sẽ được đưa trở lại dây chuyền
phân loại như mô tả dưới đây.
Cà phê các bồn chứa silô sẽ được
chuyển đến một hệ thống làm
sạch có máy hút bụi và các máy
loại đá, kim loại.

 Phân loại theo Kích cỡ:
Tiếp theo, cà phê đã được tách đá được cho
vào hai sàng phân loại kích cỡ (Size Graders)
được thiết kế để tách cỡ hạt cà phê ra theo các
tiêu chuẩn phổ biến tại Việt Nam. Cà phê
thuộc ba loại kích cỡ chính (sáng 18, sàng 16

và sàng 13) được chuyển ra khỏi máy phân
loại bồn chứa có sức chứa thiết kế cố định
theo tỷ lệ trung bình của mỗi loại. Loại cà phê
có kích cỡ nhỏ nhất sẽ được chuyền vào bồn
chứa silos loại. Từ đây cà phê bị loại có thể
được đưa trở lại vào dòng tiếp nhận nếu cần
thiết.





Hình 1.2: Máy lọc tạp sơ cấp Preli - Pinhalense
Hình 1.3: Phân loại theo Kích cỡ
Porto II-4 của Pinhalense
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
 Phân loại theo Trọng lượng:
Bồn chứa của mỗi loại cà phê được đặt
phía trên những máy Phân loại theo trọng
lượng có nắp hút bụi. Cà phê được đổ vào
các máy Phân loại theo trọng lượng để loại
bỏ tạp chất nhẹ (như hạt rỗng, hạt dị dạng,
hạt bị mốc).
Loại cà phê được chấp nhận được chuyển
vào các bồn chứa (silô) hàng tốt, còn cà
phê bị loại được đưa đến các bồn chứa

(silô) hàng loại qua hệ thống băng chuyền
gắn với mỗi máy Phân loại theo trọng
lượng.


 Phân loại theo Màu sắc:
Sau đó, cà phê được dẫn qua hệ thống phân loại theo Màu sắc để tách các lỗi khác
nhau như hạt đen, hạt nâu, hạt trắng xốp… ra khỏi phần cà phê tốt màu xanh ngọc.
Hệ phân loại màu do các hãng cong nghệ danh tiếng Sortex (Anh) và Satake (Nhật
Bản) cung cấp.

Hình 1.5: Máy bắn màu AlphanScan – Satake USA

 Đóng bao (bao thường hoặc bao lớn):
Hình 1.4: Phân loại theo Trọng
lượng MVF- Pinhalense
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
Cà phê từ máy Phân loại theo Màu sắc hoặc từ hệ thống bồn chứa sẽ đuợc đưa đến
các trạm đóng bao. Tùy nhu cầu sản xuất mà bao ở đây có thể là bao đay 60kg
thường hoặc các bao Nylon lớn có sức chứa 1 tấn/bao. Có hai trạm đóng bao thường
với silô bên trên, cân tự động và máy khâu bao. Thiết bị đóng bao lớn được trang bị
một cân riêng.
 Hệ thống Sấy khô:
Các máy sấy trống được đặt dọc theo băng chuyền chính. Toàn bộ hệ thống sấy này
được đặt trong cùng khu vực của nhà máy. Cà phê được đưa vào hệ thống máy sấy
với sự trợ giúp của các gàu tải.




Hình 1.6: Máy sấy trống SRE - Pinhalense
 Hút Bụi:
Bụi sẽ được hút tại tất cả các điểm phát sinh và được đưa đến thiết bị thổi ở một vị
trí thích hợp bên trong hoặc bên ngoài nhà máy. Tại các điểm tập trung này bụi sẽ
được thu gom và đưa đi xử lý định kỳ tại các bãi xử lý tập trung trong hoặc ngoài
khu công nghiệp.
1.4.3. Các hạng mục công trình
1.4.3.1. Thiết bị kỹ thuật của dự án
Máy móc được sử dụng là máy mới đuợc nhập từ Braxin(công ty Pinhalense) và
Nhật Bản (công ty Satake); một số các loại máy này đuợc sử dụng nhiều ở Việt
Nam, có trường hợp được sản xuất tại Việt Nam (như trường hợp của Vinacafe Nha
Trang); Danh mục các loại máy/thiết bị bao gồm:



Bảng 1.1: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất

Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
Tình trạng
STT Máy/Thiết bị
Mới Đ sử dụng
Xuất xứ
1. Máy lọc tạp sơ cấp Mới Brazil

2. Thiết bị hút bụi Mới Brazil
3. Thiết bị gàu tải. Mới Brazil
4. Máy phân loại theo trọng lượng Mới Brazil
5. Bồn chưa (silô) Mới Brazil
6. Máy sấy trống Mới Brazil
7. Cân tự động Mới Brazil
8. Máy khâu bao Mới Brazil
9. Máy tách đá, kim loại. Mới Brazil
10. Máy nén khí. Mới Brazil
11. Máy phân loại theo kích cỡ Mới Brazil
12. Máy phân loại theo trọng lượng Mới Brazil
13. Băng chuyền chạy bằng hơi Mới Brazil
14. Bệ kim loại Mới Brazil
15. Máy khử ẩm Mới Brazil
16. Máy sắp xếp kết cấu kim loại Mới Brazil
17. Gàu tải Bucket 5 inches Mới Brazil
18. Gàu tải Bucket 6 inches Mới Brazil
19. Gàu tải Bucket 8 inches Mới Brazil
20. Gàu tải Bucket 10 inches Mới Brazil
21. Ông dẫn 8 inches Mới Brazil
22. Ông dẫn 10 inches Mới Brazil
23. Ông dẫn 12 inches Mới Brazil
24 Các thiết bị bổ trợ khác Mới Brazil
Nguồn: Giải trình dự án xử lý thô hạt cà phê
1.4.3.2. Các hạng mục xây dựng
Tổng quỹ đất dành cho dự án là 19.920 m
2
. Quy mô các hạng mục trong khuôn viên
Nhà máy được đưa ra trong bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2: Tổng hợp các hạng mục công trình

STT Hạng mục Diện tích (m
2
) Tỷ lệ %
1 Tòa nhà hành chính (nhà máy) 3.000
15,06
2 Kho hàng 5.000
25,10
3 Khu tiếp nhận 1.500
7,53
4 Văn phòng 250
1,26
5 Phòng thí nghiệm 100
0,50
6
Đường giao thông, cây xanh và các
hạng mục khác
10.070
50,55
Tổng cộng 19.920 100
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
Nguồn: Giải trình dự án xử lý thô hạt cà phê
1.4.4. Nhu cầu về nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ
1.4.4.1. Nhu cầu nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất của Nhà máy là hạt cà phê thu mua từ
các vườn cà phê ở khu vực Tây Nguyên. Cà phê nguyên liệu là cà phê khô đã bốc
vỏ. Dự kiến khối lượng cà phê thu mua hàng năm là 34.550 tấn, 50% trong số này

sẽ được thu mua trong một quí với khối lượng trung bình hàng ngày trong mùa cao
điểm vào khoảng 275 tấn.
1.4.4.2. Nhu cầu sử dụng năng lượng:
- Nhu cầu điện năng ổn định là 1.000 KVA. Nguồn cấp điện của nhà máy là từ trạm
biến thế 110/22kV với công suất 2x10MVA của cụm công nghiệp Tân An 2. Khu
vực cụm công nghiệp Tân An 2 sẽ được cấp điện từ nguồn điện 22 kV dọc trục
đường số 5.
- Ngoài ra, nhà máy còn trang bị thêm máy phát điện dự phòng có công suất 1.000
KVA để đề phòng sự cố mất điện.
1.4.4.3 Nhu cầu sử dụng nước
Do hiện nay CCN chưa có nguồn nước cấp, do đó trước mắt nước sử dụng cho hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy được cung cấp từ nguồn nước giếng
khoang của khu vực nhà máy.
- Tổng nhu cầu nước phục vụ cho dự án trong 01 ngày bao gồm nước dùng cho sinh
hoạt và sản xuất (không tính nước dự trữ cho phòng cháy chữa cháy) khoảng 60
m
3
/ngày bao gồm nước tưới cây.
- Nước chữa cháy: Theo TCVN - 2622: 1995 phòng cháy và chữa cháy cho nhà và
công trình công cộng - Yêu cầu thiết kế, qui mô Nhà máy cần 02 họng cứu hỏa với
lưu lượng mỗi họng là 2,5 l/s. Lượng nước dự trữ cho phòng cháy chữa cháy trong 3
giờ là 54 m
3
.
Khi khoan giếng để lấy nước nhằm phục vụ cho mục đích cấp nước cho sản xuất và
sinh hoạt của Nhà máy, Chủ Dự án sẽ liên hệ cơ quan chức năng để xin giấy phép
khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
của Chính phủ về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải
vào nguồn nước.
1.4.5. Nhu cầu lao động

Do nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ tự động với các thiết bị hiện đại
nên số lượng lao động của nhà máy không nhiều, chủ yếu là kỹ sư và công nhân kỹ
thuật. Số lượng lao động dự kiến của nhà máy là 100 người gồm:


Bảng 1.3: Nhu cầu nhân sự phục vụ cho dự án vào năm hoạt động ổn định
Loại lao động Số lượng (người)
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
Nhân viên văn phòng 12
Nhân viên thu mua nguyên liệu 8
Kỹ sư, công nhân kỹ thuật 30
Bảo vệ 5
Công nhân 40
Giám đốc, quản lý 5
Tổng cộng 100
Nguồn: Giải trình dự án xử lý thô hạt cà phê
Sẽ áp dụng trả lương theo luật lao động Việt Nam.
Về nhân sự, công nhân kỹ thuật phải có tay nghề cao vì dây chuyền công nghệ của
nhà máy hiện đại, sản phẩm của nhà máy yêu cầu chất lượng cao đảm bảo đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu.
Thời gian làm việc được quy định đối với công nhân nhà máy là 8 giờ/ngày. Ngày
nghỉ làm việc là các ngày chủ nhật, các ngày lễ, nghỉ tết theo quy định của Nhà
nước. Các quy định khác về chế độ làm việc (bảo hiểm xã hội, làm việc theo ca, đau
ốm,...) sẽ được công ty thực hiện đúng trên cơ sở phù hợp với Luật lao động hiện
hành.
1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án có thể tóm tắt như sau:
- Căn cứ vào các chỉ tiêu hiệu quả đã phân tích, dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao,
đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và nộp ngân sách địa phương.
- Dự án được thực hiện sẽ đảm bảo đầu ra ổn định cho hạt cà phê, tạo tâm lý yên
tâm cho người nông dân trồng cà phê ở khu vực.
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho một lượng lớn lao động trực tiếp và hệ thống
lao động dịch vụ cùng mạng lưới phân phối phụ trợ.
- Dự án hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho dân cư trong khu
vực. Dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và
nộp ngân sách địa phương.
- Hiện thực hoá chủ trương của Nhà nước về khuyến khích và ưu đãi toàn diện các
doanh nghiệp.
- Dự án được đầu tư sẽ góp phần tạo động lực cho phát triển các loại hình kinh
doanh dịch vụ khác quanh vùng phát triển. Tạo động lực tăng trưởng kinh tế tại địa
phương và khu vực.

1.6. VỐN ĐẦU TƯ
Tổng vốn đầu tư để thực hiện Dự án: 32.200.000.000 VNĐ
(tương đương với 2 triệu USD)
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
(tỷ giá 16.100 VNĐ = 1 USD)
- Hình thức góp vốn: Tiền mặt hoặc loại vốn khác
- Tiến độ góp vốn sau khi được cấp phép: Vốn Điều lệ sẽ được góp bằng tiền hoặc
loại vốn khác như sau:







Công ty sẽ đảm bảo khoảng chênh lệch giữa vốn đầu tư và Vốn Điều lệ bằng cách
khoảng vay/cấp tín dụng thông qua việc ký hợp đồng vay với Công ty mẹ--Amtrada
Holding B.V.--hoặc với các ngân hàng đủ điều kiện.
1.7. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Bảng 1.4: Tiến độ thực hiện dự án
- Trong vòng một tháng:
+ Hoàn tất thủ tục sau Giấy phép (như: xin khắc dấu,
mở tài khoản ngân hàng, bố cáo thành lập v.v…)
+ Ký hợp đồng thuê đất chính thức
- Trong vòng sáu tháng:
+ Xây dựng
+ Tuyển nhân công
- Trong vòng chín tháng:
+ Lắp đặt máy móc thiết bị
+ Sản xuất thử nghiệm
- Trong vòng mười tháng:
+ Chính thức đi vào hoạt động
Thời gian thực hiện dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
Thời điểm góp Giá trị vốn
- Trong tháng đầu : 400.000 USD
- Trong vòng 6 tháng : 400.000 USD
- Trong vòng 8 tháng : 400.000 USD
Tổng cộng : 1.200.000 USD
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam


Nguồ
n : www.mtx.vn
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất
2.1.1.1. Điều kiện địa hình
Khu vực dự án nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, địa hình có dạng đồi thoải theo
hướng Tây Nam – Đông Bắc (khu vực suối Ea Bur). Khu vực Dự án có độ cao tự
nhiên biến đổi từ 531,27m đến 557,76m (hệ cao độ Quốc gia). Độ dốc nền i = 0,020
÷ 0,025, hướng dốc địa hình tự nhiên chủ đạo từ Tây sang Đông và từ Nam lên Bắc.
Nhìn chung địa hình khu vực rất thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống thoát nước
nội bộ và hệ thống thoát nước ra môi trường ngoài, cũng như đấu nối vào hệ thống
thoát nước của CCN Tân An 2.
2.1.1.2. Điều kiện địa chất
Buôn Ma Thuột nói chung và khu vực Dự án nói riêng thuộc đới Kon Tum có nền
địa chất đa dạng và phức tạp, có các loại đá gốc bị phong hóa như sau:
Đá bazan có màu xám, xám đen. Khoáng vật chủ yếu là Fletô, Glôto và Olelit có
dạng hình khối sắc chắc. Thành phần hóa học chủ yếu là Fe
2
O
3
khi phong hóa có
màu đỏ.
Đá phiến thạch cấu tạo thành phiến lớn khi phong hóa cho đất màu nâu vàng. Sức
chịu tải của nền đất lớn hơn 1kg/cm2 (thuận lợi cho xây dựng công trình).
Kết quả ghi nhận cho thấy yếu tố địa hình và địa chất công trình của khu vực dự án
thuận tiện cho việc xây dựng các công trình nhà xưởng và hệ thống xử lý chất thải

của nhà máy.
2.1.2. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn
2.1.2.1. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Khí hậu của khu vực Dự án nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Đắk
Lắk gồm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa nắng (mùa khô) kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
(1). Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các
quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không
khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn
các chất ô nhiễm càng nhỏ. Ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Do vậy việc nghiên cứu chế độ nhiệt
là điều cần thiết. Chế độ nhiệt ở khu vực dự án như sau:
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
Nhiệt độ trung bình năm (tính cho cả năm) : 23,5
o
C
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất : 29,7
o
C
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất : 20
o
C
Nhiệt độ trung bình cao nhất ngày : 39,4
o
C

Nhiệt độ trung bình thấp nhất ngày : 7,4
o
C
Biên độ nhiệt dao động năm : 4
o
C - 5
o
C
Biên độ nhiệt dao động ngày : Từ 5 -15
o
C
(2). Độ ẩm tương đối
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên
ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong
khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Độ
ẩm tương đối của khu vực dao động từ 70-90%. Độ ẩm cao được ghi nhận vào thời
kỳ các tháng có mưa (tháng VI - X) với độ ẩm trung bình 87%, do độ bay hơi không
cao làm cho độ ẩm tương đối của không khí khá cao và độ ẩm thấp vào các tháng
mùa khô (tháng II - IV), độ ẩm trung bình mùa khô là 79
%
.
(3). Bốc hơi
Lượng bốc hơi tại khu vực thường cao ở các tháng mùa khô từ XII đến tháng IV
năm sau và đạt giá trị thấp ở các tháng còn lại. Lượng bốc hơi bình quân năm
khoảng 1.178mm; lượng bốc hơi tháng lớn nhất là 183 mm (tháng 3); lượng bốc hơi
tháng thấp nhất là 45 mm (tháng 9).
(4). Lượng mưa
Chế độ mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi rơi, mưa sẽ cuốn
theo nó lượng bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô
nhiễm trên mặt đất, nơi mà nước mưa sau khi rơi chảy qua. Chất lượng nước mưa

tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực.
Đặc trưng lượng mưa ở khu vực này như sau
Lượng mưa trung bình năm : 1.800 mm
Lượng mưa cao nhất : 1.993,8 mm
Lượng mưa thấp nhất : 1.346,8 mm
Lượng mưa tháng lớn nhất : 605,1 mm
Lượng mưa tháng nhỏ nhất : 0 mm
Lượng mưa ngày lớn nhất : 189 mm
Mưa trong năm chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
chiếm 87- 88% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa không đáng kể.

(5) Bức xạ mặt trời:
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế
độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá
trình phát tán - biến đổi các chất gây ô nhiễm.
Thời gian có nắng trung bình trong năm là 2.299,8 giờ. Hàng ngày có đến 12 - 13
giờ có nắng và cường độ chiếu sáng vào giữa trưa mùa khô có thể lên tới 100.000
lux.
Bức xạ mặt trời gồm 3 loại cơ bản : bức xạ trực tiếp, bức xạ tán xạ và bức xạ tổng
cộng. Cường độ bức xạ trực tiếp lớn nhất vào tháng II, III và có thể đạt đến 0,72 -
0,79 cal/cm
2
.phút, từ tháng VI đến tháng XII có thể đạt tới 0,42 - 0,46 cal/cm
2

.phút
vào những giờ trưa.
(6) Chế độ gió
Gió thịnh hành chính theo hướng Đông, Đông Bắc (mùa khô); hướng Tây Nam
(mùa mưa).
- Tốc độ gió trung bình: 5-6 m/s.
- Tốc độ gió cao nhất: 34 m/s.
Buôn Ma Thuột không có bão, nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão đổ
bộ vào Nam Trung bộ gây mưa to và kéo dài.
2.1.2.2. Điều kiện thủy văn
Khu vực Dự án có suối nhỏ Ea Bur, thượng nguồn thuộc lưu vực sông Sêrêpôc, suối
có lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa. Về mùa mưa
mực nước thường dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn (các trận mưa có cường độ lớn
hơn 100 mm thường gây ngập úng cục bộ cho khu vực ven suối). Mùa khô, suối rất
ít nước. Đây là suối lớn nhất qua khu vực được xác định là trục tiêu chính cho khu
vực.
Theo bản đồ thằm dò nước ngầm tỷ lệ 1/200.000 của Tổng cục Địa chất lập năm
1990 và khảo sát thực tế tại khu vực thì mực nước ngầm dao động ở độ sâu 18 –
30m phụ thuộc vào mùa và địa hình khu vực. Nếu khoan ở tầng sâu hơn, nước
ngầm ở độ sâu từ 100 đến 145m (khu vực nhà máy cà phê Trung Nguyên).
Mực nước ngầm có liên quan trực tiếp đến nguồn nước mặt, ít ảnh hưởng đến nền
móng công trình xây dựng trong khu vưc.
2.1.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án
2.1.3.1. Chất lượng không khí và tiếng ồn
Để đánh giá chất lượng không khí khu vực dự án, ngày 25/12/2007 Trung tâm Sinh
thái, Môi trường và Tài nguyên đã phối hợp với Công ty TNHH Phân tích Thí
nghiệm Môi trường Nam Phong tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng không
khí tại 02 vị trí thuộc khu vực dự án.
Kết quả phân tích được đưa ra trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Chất lượng không khí tại khu vực dự án

STT Thông số Đơn vị Giá trị TCVN
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
KK-1 KK-2
5937 - 2005
1. Bụi mg/m
3
0,38 0,25 0,3
2. SO
2
mg/m
3
0,11 0,08 0,35
3. NO
2
mg/m
3
0,09 0,06 0,2
4. CO mg/m
3
2,35 1,05 30
5. Ồn dBA 54,2-60,5 52,8-58,2 75*
Ghi chú:
- TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí - Giới hạn các thông số cơ bản trong
không khí xung quanh (trung bình 1 giờ);
- (*) TCVN 5949 - 1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - mức ồn
tối đa cho phép;

Vị trí lấy mẫu chất lượng không khí như sau:
- K1 : Trên đường giao thông đi vào khu dự án;
- K2 : Tại vị trí giữa khu đất triển khai dự án
Nhận xét: Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 2.1 cho thấy chất lượng môi
trường không khí hiện tại ở khu vực dự án tương đối tốt. Tại các điểm lấy mẫu, hầu
hết các kết quả đo đạc đều đạt các tiêu chuẩn cho phép, Tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy
nhiên, riêng nồng độ bụi tại đường giao thông vào khu đất dự án vượt tiêu chuẩn
một ít, điều này do ảnh hưởng của hoạt động giao thông trên tuyến đường này. Các
kết quả này là cơ sở để cơ quan quản lý môi trường địa phương giám sát chất lượng
môi trường khi dự án đi vào hoạt động.
2.1.3.2. Chất lượng nước
(1). Chất lượng nước mặt
Để đánh giá chất lượng nước mặt, ngày 25/12/2007 Trung tâm Sinh thái Môi trường
và Tài nguyên đã phối hợp với Công ty TNHH Phân tích Thí nghiệm Môi trường
Nam Phong tiến hành lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án. Kết
quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án đưa ra trong bảng 2.2 dưới
đây.






Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực dự án
STT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5942 - 1995
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn

C
ột A Cột B
01 pH - 6,2 6 - 8,5 5,5 – 9,0
02 BOD
5
mgO
2
/l 34 <4 <25
03 COD mgO
2
/l 97 <10 <35
04 DO mgO
2
/l 4,7 ≥6 ≥ 2
05 SS mg/l 86 20 80
06 NH
3
-N mg/l 0,95 0,05 1
07 NO
3
-N mg/l 5,35 10 15
08 NO
2
-N mg/l 0,03 0,01 0,05
09 Florua mg/l KPH 1 1,5
10 Tổng Sắt mg/l 1,85 1 2
11 Chì mg/l vết 0,5 0,1
12 Dầu mỡ mg/l KPH 0 0,3
13 Tổng Coliform MPN/100ml 4.500 5.000 10.000
Ghi chú:

- TCVN 5942 - 1995: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các
chất ô nhiễm trong nước mặt (nguồn A: Áp dụng đối với nước mặt dùng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt, nguồn B : Áp dụng đối với nguồn nước dành cho mục đích
bảo vệ thuỷ sinh).
Vị trí lấy mẫu nước mặt: Suối Ea Bưr, khu vực dự án
Nhận xét : Kết quả phân tích ở bảng 2.2 cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều
đạt tiêu chuẩn cho phép quy định về nồng độ các chất trong nước mặt cột B. Tuy
nhiên, một số chỉ tiêu như: SS và nồng độ hữu cơ trong nước mặt cao hơn tiêu
chuẩn cho phép. Hàm lượng một số chỉ tiêu trên cao hơn tiêu chuẩn do ảnh hưởng
của một số nhà máy đang hoạt động ở CCN Tân An 1. Như vậy, nhìn chung chất
lượng nước mặt tại khu vực đã bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm, tuy nhiên mức độ ô
nhiễm không cao.
(2). Chất lượng nước ngầm
Để đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực dự án, ngày 25/12/2007 Trung tâm
Sinh thái, Môi trường và Tài nguyên đã phối hợp với Công ty TNHH Phân tích Thí
nghiệm Môi trường Nam Phong tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước
ngầm tại một số vị trí trong khu vực thực hiện dự án.
Kết quả phân tích được đưa ra trong bảng 2.3.



Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

Nguồ
n : www.mtx.vn
STT Thông số Đơn vị Giá trị
TCVN
5944 - 1995

01 pH - 7,15 6,5 – 8,5
02 Màu Pt - Co 2,2 5
03 Độ cứng (theo CaCO
3
) mg/l 54 300
04 TDS mg/l 197 750
05 Clorua mg/l 32,0 200
06 Florua mg/l KPH 1,0
07 Nitrat mg/l 4,5 45
08 Sunfat mg/l 23,8 200
09 Mangan mg/l <0,1 0,1
10 Sắt mg/l 0,2 1
11 Chì mg/l KPH 0,05
12 Thuỷ ngân mg/l KPH 0,001
13 Kẽm mg/l 0,02 5,0
15 Coliform MPN/100 ml <3 3
Ghi chú:
- KPH: Không phát hiện
- TCVN 5944 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm;
Vị trí lấy mẫu: Giếng khoang của nhà máy chế biến cà phê Trung Nguyên.
Nhận xét: Nước ngầm là nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân
xung quanh và phục vụ cho hoạt động của nhà máy trong giai đoạn KCN chưa có
nguồn cung cấp nước. Các kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt
tiêu chuẩn cho phép tiêu chuẩn Việt Nam quy định giới hạn và thông số các chất ô
nhiễm trong nước ngầm. Điều này cho thấy chất lượng nước ngầm ở khu vực khá
tốt, đảm bảo làm nguồn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
2.2. ĐIỀU KIỆN KT-XH TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
2.2.1. Hiện trạng dân số, văn hóa xã hội
2.2.1.1. Dân số
Thành phố Buôn Ma Thuột có tổng diện tích tự nhiên là 377,18 km

2
, có 21 đơn vị
hành chính bao gồm 13 phường trung tâm và 8 xã. Thành phố Buôn Ma Thuột là
khu vực đông dân cư nhất của tỉnh Đắk Lắk. Tính đến cuối năm 2006, dân số của
thành phố là 321.370 người trong đó có 205.975 người sống ở khu vực thành thị.
Mật độ dân số 852,03 người/km
2
. Dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố
Buôn Ma Thuột là 181.196 người, trong đó 141.209 người do địa phương quản lý.

2.2.1.2. Giáo dục

×