Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại viện công nhân và công đoàn ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.73 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KHUẤT HUYỀN TRANG

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI VIỆN CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KHUẤT HUYỀN TRANG

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI VIỆN CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN

Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚN DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính
tại Viện Công nhân và Công đoàn” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi. Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong quá trình học
tập tại Học viện Khoa học xã hội.
Các tài liệu, số liệu mà tôi sử sụng trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, có trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, không trích dẫn vi phạm quy định
của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được
ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật và chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước Ban Giám đốc Học viện và Ban Chủ nhiệm Khoa cũng như
giáo viên hướng dẫn.
Tác giả

Khuất Huyền Trang


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô tại Học viện Khoa học Xã hội
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập cũng như thực hiện Luận văn.
Kiến thức mà các thầy cô truyền đạt sẽ là hành trang giúp tôi vững bước hơn
trên con đường đời sau này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Lê
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Nhờ có sự hướng dẫn của Cô mà tôi đã hoàn thành được Luận văn của mình
và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu trong môi trường tôi đang công tác.

Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân đã động viên tôi rất nhiều
trong thời gian vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn
thành Luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chúc Quý thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Khuất Huyền Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI
VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP..................................................... 10
1.1. Những vấn đề chung về đơn vị sự nghiệp công lập ........................... 10
1.2. Cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ
công lập ........................................................................................................ 15
Chƣơng 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI VIỆN CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN ............................................ 36
2.1. Khái quát về Viện Công nhân và Công đoàn ....................................... 36
2.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Công nhân và Công đoàn 45
2.3. Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Công nhân và
Công đoàn .................................................................................................... 57
Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI
CHÍNH TẠI VIỆN CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN ............................. 64
3.1. Phương hướng phát triển của Viện Công nhân và Công đoàn ............. 64
3.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Công nhân và
Công đoàn .................................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

TCTC

Tự chủ tài chính

2

KH&CN

Khoa học và công nghệ

3

KHCN

Khoa học công nghệ

4


NSNN

Ngân sách nhà nước

5

TLĐLĐVN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

6

HCSN

Hành chính sự nghiệp

7

SNCL

Sự nghiệp công lập

8

TLĐ

Tổng Liên đoàn


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng cán bộ theo học hàm, học vị tại Viện Công nhân và Công
đoàn ................................................................................................................. 42
Bảng 2.2: Các nguồn tài chính của Viện Công nhân và Công đoàn ............... 46
giai đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 46
Bảng 2.3: Kinh phí Tổng Liên đoàn cấp cho Viện Công nhân và Công đoàn
giai đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 48
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn thu khác của Viện Công nhân và Công đoàn giai
đoạn 2015-2017 ............................................................................................... 49
Bảng 2.5: Cơ cấu chi ngân sách của Viện Công nhân và Công đoàn ............. 51
giai đoạn năm 2015-2017 ................................................................................ 51
Bảng 2.6: Kết quả phân phối chênh lệch thu-chi của Viện Công nhân và Công
đoàn giai đoạn năm 2015-2017 ....................................................................... 56


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Công nhân và Công đoàn .............. 41
Hình 2.2: Số lượng cán bộ Viện Công nhân và Công đoàn giai đoạn 20152017 ................................................................................................................. 42


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển và hướng
vào nghiên cứu ứng dụng, đã phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội. Nhiều thành tựu khoa học được ứng dụng trong thực tế đã tác
động tích cực đến phát triển kinh tế sản xuất trong nhiều lĩnh vực trên nhiều
vùng kinh tế của đất nước. Cơ chế quản lý khoa học công nghệ đã bước đầu
được đổi mới nhằm gắn hoạt động khoa học công nghệ với sản xuất và đời
sống, mở rộng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học
công nghệ.
Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ban hành ngày 05/09/2005, trong đó

quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ
công lập, nhằm tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động,
năng động, sáng tạo của tổ chức khoa học và công nghệ và Thủ trưởng tổ chức
khoa học và công nghệ, tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghiệp với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình
xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ. Bộ Tài chính vừa ban hành
Thông tư số 90/2017/TT-BTC quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
đối với tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập.
Sau khi Quyết định số 271/QĐ-TLĐ ban hành ngày 11/01/2015 của
Đoàn Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc giao cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với Viện Công nhân và Công đoàn, Viện đã áp dụng mô hình tổ chức và
hoạt động mới. Tuy nhiên, việc chuyển sang mô hình cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm còn nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề tự chủ tài chính, gồm việc
giao tài sản để chủ động sử dụng cho nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh
doanh, phân cấp quản lý cán bộ viên chức và gia tăng nguồn thu ngoài
NSNN. Đây là những vấn đề cướng mắc nhất trong hoạt động của các tổ chức

1


khoa học công nghệ nhiều năm qua, làm cản trở sự phát triển của tổ chức
khoa học công nghệ. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ chế tự chủ
tài chính tại Viện Công nhân và Công đoàn” là vấn đề cấp thiết và có ý
nghĩa thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các tổ chức
khoa học công nghệ công lập là xu hướng tất yếu và mang tính chiến lược.
Đây là một vấn đề mang tính thời sự, do đó, thời gian qua đã có rất nhiều
những công trình nghiên cứu, sách, bài báo, tham luận hội thảo, … của các

nhà quản lý, các nhà khoa học trao đổi, bàn luận về vấn đề này, nhằm đóng
góp, xây dựng cơ chế quản lý tài chính Khoa học và Công nghệ mới phù hợp
với sự phát triển của đất nước, nổi bật trong đó là các nghiên cứu sau:
Các đề tài nói đến vấn đề về chính sách quản lý tài chính cho hoạt động
Khoa học và Công nghệ như nghiên cứu của TS. Đinh Thị Nga, Đổi mới cơ
chế quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, Tạp chí
Khoa học công nghệ Việt Nam, số 14/2013. Trong nghiên cứu này, tác giả đã
nêu lên những bất cập trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động
Khoa học và Công nghệ trong đó có đề cập đến những hạn chế của công tác
lập ngân sách đầu tư, phân bổ ngân sách và thanh quyết toán ngân sách,…
Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị đổi mới cơ chế quản lý chi
ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển Khoa học và Công nghệ cho các nhà
trường, doanh nghiệp, viện nghiên cứu. Các giải pháp như bài toán thị trường
Khoa học và Công nghệ nhìn chung phù hợp với các tổ chức nghiên cứu sản
xuất những sản phẩm có thị trường còn đối với các viện nghiên cứu đặc thù
không có thị trường Khoa học và Công nghệ thì khó áp dụng được các giải
pháp này.
Bài báo “Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ ở Việt
Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện” của Nguyễn Hồng Sơn (2012)

2


chỉ ra một số hạn chế của cơ chế tài chính hiện hành cho Khoa học và Công
nghệ gồm: cơ chế huy động, cơ chế phân bổ và vấn đề sử dụng nguồn lực tài
chính. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính cho các
hoạt động Khoa học và Công nghệ theo 2 hướng là: tái cấu trúc lĩnh vực đầu
tư công và duy trì các khuyến khích hiện tại đối với việc nâng cao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm. Bài viết đã phân tích khá rõ nét thực trạng cơ chế
quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay;

Đồng thời cũng đóng góp một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả trong quản lý
cũng như trong hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, đó là những giải pháp mang
tính vĩ mô mà tác giả muốn hướng tới một cơ chế chung.
Tác giả Bùi Thiên Sơn, “Tổng quan về định hướng chi tiêu nguồn tài
chính cho quá trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020
và một số khuyến nghị”, Tạp chí nghiên cứu chính sách khoa học và công
nghệ, số 17/2010. Trong nội dung này, tác giải nhận định “công tác tài chính
có vai trò quan trọng để tạo đột phá cho phát triển Khoa học và Công nghệ
quốc gia”. Những đánh giá cụ thể về mặt thu và chi ngân sách cho hoạt động
khoa học và công nghệ giai đoạn 2010 còn nhiều bất cập. Tác giả đã chỉ ra
một số thực trạng trong quản lý tài chính và có dẫn chứng bằng số liệu điều
tra “năm 2008, có nhiều nơi các nhà khoa học mất đến 60% quỹ thời gian
nghiên cứu để giải trình thuyết minh và giải ngân kinh phí đề tài đã được phê
duyệt”. Điều này cho thấy chính sách quản lý tài chính trong hoạt động khoa
học và công nghệ còn nhiều hạn chế, cần có các giải pháp phù hợp hơn cho sự
phát triển Khoa học và Công nghệ.
Bài “Vấn đề đầu tư và vốn cho khoa học và công nghệ ở nước ta”,
đăng trên tạp chí Lý luận Chính trị năm 2011 của Nguyễn Mậu Trung đã tổng
kết lại các nguồn vốn cơ bản từ NSNN cho KH&CN, thực trạng sử dụng vốn
từ NSNN, một số cơ chế tạo vốn đầu tư cho KH&CN trong các doanh nghiệp
và nêu ra một số giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động KH&CN,… Bài

3


viết đã đưa ra một số trượng hợp cụ thể như: NSNN bố trí cho KH&CN 2%
tổng chi ngân sách, nhưng việc phân bổ tồn tại nhiều bất cập, ách tắc dẫn đến
tỷ lệ thực chi cho KH&CN thấp, việc giải ngân chậm, thậm chí tồn không tiêu
hết; Hoạt động KH&CN vẫn hình thức và không hiệu quả, với trên 1200 tổ
chức KH&CN, nhưng các tổ chức KH&CN và các nhà khoa học chủ yếu

nghiên cứu KH&CN theo sự chỉ đạo của nhà nước, dùng kinh phí của nhà
nước và nộp sản phẩm cho nhà nước để hưởng tiền lương, tiền công; Bên
cạnh đó, nhà nước cho phép hình thành các quỹ để hỗ trợ đầu tư cho
KH&CN, ưu đãi về thuế đối với hoạt động KH&CN; ra chủ trương chuyển
đổi về tổ chức và hoạt động trong KH&CN (theo nghị định 115/2005/NĐCP). Nguyễn Mậu Trung đã đề xuất một số giải pháp sau: nâng cao nhận thức
cho toàn dân; có quy chế phân bổ và sử dụng đúng, đủ và triệt để kinh phí được
phân bổ; có chính sách khuyến khích chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang tự
chủ, tự chịu trách nhiệm; mở rộng xã hội hóa thu hút các nguồn vốn ngoài ngân
sách cho hoạt động KH&CN; tổ chức kiểm điểm thực hiện nghị quyết TW2 và
kết quả thực hiện luật KH&CN cũng như các văn bản khác liên quan.
Một nghiên cứu khác liên quan đến quản lý tài chính trong lĩnh vực
KH&CN của tác giả Trần Ngọc Hoa (2012) đã đề cập đến cơ chế tự chủ về
ngân sách trong hoạt động nghiên cứu và phát triển tự chủ của tổ chức
KH&CN về vấn đề tài chính chỉ là một nội dung, do vậy nghiên cứu mới chỉ
đề cập đến một khía cạnh trong công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách
của Nhà nước trong các tổ chức nghiên cứu. Bài báo chưa nêu ra được những
vấn đề về nguồn vốn đầu tư cho KH&CN và các thủ tục gây khó khăn cho các
nhà khoa học.
Đề tài “Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học và
công nghệ - Những vấn đề đặt ra” của tác giả Bùi Tiến Dũng, bài đăng trên Tạp
chí tài chính số 2/2014. Bài báo đã phân tích các vấn đề cốt lõi trong cơ chế tài
chính hiện nay của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập và đề xuất
một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính hiện nay.

4


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×