Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Ảnh hưởng của một số điều kiện môi trường tự nhiên đến tư duy, tính cách dân tộc nga tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.25 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.........................................1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................2
5. Bố cục................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ
NHIÊN ẢNH HƯỞNG LÊN TÍNH CÁCH, TƯ DUY CỦA CON
NGƯỜI.....................................................................................3
1.1. Môi trường tự nhiên........................................................3
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường tự nhiên.........3
1.3. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên lên tư duy, tính
cách dân tộc Nga...................................................................4
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐẤT NƯỚC NGA...................................6
2.1. Vị trí địa lý......................................................................6
2.2. Địa hình..........................................................................6
2.3. Khí hậu............................................................................6
2.4. Hệ thống sông ngòi........................................................8
2.5. Các miền thực vật tự nhiên............................................9
2.6. Nga có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn............11
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN ĐẾN TƯ DUY, TÍNH CÁCH DÂN TỘC NGA.......12
3.1. Ảnh hưởng của vị trí địa lý đến tư duy, tính cách dân tộc
Nga......................................................................................12
3.2. Ảnh hưởng của khí hậu đến tư duy, tính cách dân tộc
Nga......................................................................................12
3.3. Ảnh hưởng của cảnh quan và độ rộng lãnh thổ đến tư
duy, tính cách dân tộc Nga..................................................15
KẾT LUẬN..............................................................................19




TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................20

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nga là một đất nước rộng lớn, tài nguyên dồi dào, và là một trong
những cường quốc dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên, Nga cũng là nước phải chịu
tổn thất rất nặng nề sau những cuộc chiến tranh. Trong vòng 150 năm trước
cuộc chiến tranh lạnh Nga đã bị tấn công ba lần, tổn thất hàng chục triệu nhân
mạng. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, họ đã mất đi hơn hai
mươi triệu người con, có những người trực tiếp tham gia chiến đấu, có cả dân
thường. Nhưng vượt qua tất cả, vượt lên những đau thương mất mát, họ đã
giành được chiến thắng trong vinh quang và tự hào dân tộc. Vì điều gì và tại
sao những con người ấy đã làm được kỳ tích gần như không tưởng như thế!
Một trong những điều làm nên tư duy, tính cách dân tộc Nga chính là
các điều kiện môi trường tự nhiên nơi đây đã góp phần làm sáng tỏ và cho
chúng ta thấy được điều gì làm nên sức mạnh to lớn ẩn chứa trong mỗi con
người Nga ấy. Vì vậy, trong đề tài “Ảnh hưởng của một số điều kiện môi
trường tự nhiên đến tư duy, tính cách dân tộc Nga”, tập trung nghiên cứu
một số điều kiện địa lý tự nhiên ở đất nước Nga để làm nổi bật và thấy rõ hơn
đặc trưng tính cách, tư duy của những con người Nga. Họ có thể là những
chiến sĩ, có thể là một cụ già, một cô gái, thậm chí là những đứa trẻ…nhưng
chính những con người đó, với những phẩm chất, những tính cách tốt đẹp của
mình đã góp phần tạo nên một nước Nga- một tượng đài về vẻ đẹp con người
Nga, dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ vẫn toát lên rạng ngời.

1



2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các đặc điểm điều kiện môi trường tự nhiên của đất
nước Nga, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng của điều kiện môi trường tự nhiên
đến tư duy, tính cách dân tộc Nga.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về điều kiện môi trường tự
nhiên, mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên với con người.
- Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên của đất nước Nga
- Phân tích đặc trưng tính cách con người Nga thông qua sự ảnh hưởng
của điều kiện môi trường tự nhiên đất nước Nga.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sự ảnh hưởng của điều kiện
môi trường tự nhiên lên tư duy, tính cách dân tộc Nga.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào tìm hiểu một số yếu tố địa lý – cụ thể là: (1) vị trí
địa lý, (2) khí hậu, (3) cảnh quan và độ rộng lãnh thổ nước Nga – ảnh hưởng
đến tư duy, tính cách dân tộc Nga.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên việc sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu để thu thập thông
tin liên quan, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận được
chia làm 03 chương.

2



Chương 1: Cơ sở lý luận điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tư duy, tính
cách của con người.
Chương 2: Khái quát chung về điều kiện môi trường tự nhiên đất nước
Nga.
Chương 3: Ảnh hưởng của điều kiện môi trường tự nhiên đến tư duy,
tính cách dân tộc Nga.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG LÊN TƯ DUY, TÍNH CÁCH CỦA
CON NGƯỜI.
1.1. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là một phần ngoại cảnh bao gồm những thực thểhiện tượng tự nhiên mà con người cùng các loài động vật, thực vật có quan hệ
trực tiếp: Thích nghi với chúng và tác động biến đổi chúng.
Môi trường sinh thái là một môi trường sống bao gồm bầu khí quyển,
nước, thổ nhưỡng, thực động vật, bức xạ mặt trời… Môi trường sinh thái này
đặt trong mối quan hệ với sự sống của con người được gọi là môi trường sinh
thái nhân văn.
Có thể hình dung hai loại môi trường: Môi trường thiên tạo (Tổng thể
các nhân tố tự nhiên vốn có bao bọc xung quanh chúng ta như núi, sông, biển
cả, ánh sáng mặt trời, khí hậu, không khí…). Môi trường nhân tạo (Phần thiên
nhiên do con người tác động, biến đổi mà thành như đê biển, đê sông, sông
đào, kênh rạch, làng xóm…). Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết: Môi
trường nhân tạo có khi tác động vào môi trường thiên tạo theo chiều tích cực,
hoặc tiêu cực.
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường tự
nhiên

Con người được sinh ra từ tự nhiên, là một phần của tự nhiên, nhưng lại
là một phần đặc biệt nhất, bời vì sau khi hình thành, trải qua hàng chục triệu
năm tiến hóa cong người trở thành một loài động vật thông minh có thể tác
động mạnh mẽ vào tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên. Trước hết, môi trường tự
nhiên là tiền đề cần thiết cho sự xuất hiện con người, là cái nôi nuôi dưỡng
con người. Trong mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường tự nhiên, thực
chất đó là mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên.

4


Bất cứ các thành tựu sáng tạo nào của con người (văn hóa) đều quan hệ
mật thiết với môi trường tự nhiên- trong một không gian, thời gian xác định.
Những trạng thái tự nhiên, điều kiện tự nhiên như một lực lượng có tính vật
chất tác động vào hoạt động sáng tạo của con người. Để cắt nghĩa chúng, nhất
thiết phải tìm đến các nguyên nhân thuộc về môi trường tự nhiên, nếu chỉ
bằng các nguyên nhân thuộc về xã hội tuy rất cần thiết nhưng chưa đủ.
Trước đây, truyền thống văn hóa phương Đông, thường giải thích sự ra
đời của một vĩ nhân, bậc hiền tài, hoặc một thành tựu to lớn nào đó của cá
nhân cũng như của cộng đồng bằng những “điềm báo”, “sự lạ”, “linh khí núi
sông”, “long mạch”… Ngày nay, vẫn hay bắt gặp cách nói “Địa linh nhân
kiệt”, “Đất lành chim đậu”, “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”…
Trong quá trình hình thành và phát triển, con người gắn với môi trường
tự nhiên và phải biết nương vào điều kiện tự nhiên để mà tồn tại và phát triển.
Còn rất rất lâu nữa, con người mới có thể làm chủ tự nhiên, chinh phục tự
nhiên một cách tuyệt đối. Chính vì vậy, mà tùy theo điều kiện tự nhiên, khí
hậu, thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng mà mỗi dân tộc có cách ứng xử khác
nhau và từ đó hình thành nên những phong tục, tập quán khác nhau về lao
động sản xuất, về cách ăn mặc, cách làm nhà và cách đi lại, vận chuyển, cách
tổ chức gia đình, họ mạc, làng xóm, cũng như cách thờ cúng các vị thần

linh… Trong một chừng mực nhất định, các nhà khoa học chân chính vẫn
nhìn nhận và khẳng định vai trò quan trọng của điều kiện tự nhiên với văn
hóa. Quan điểm đó hoàn toàn khác với thuyết duy địa lý của Rátxen, xem địa
lý là nhân tố quyết định đến văn hóa.
1.3. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên lên tư
duy, tính cách dân tộc Nga
Tư duy dân tộc là một bộ phận cấu thành của văn hoá dân tộc. Nghiên
cứu tư duy dân tộc rất cần thiết cho việc hiểu mối tương quan thiên nhiên, lịch
sử, văn hoá và xã hội trên một lãnh thổ nhất định. Và đối tượng quan tâm
trước hết đó là con người.
5


Nghiên cứu tư duy dân tộc Nga giúp tìm ra những cách tiếp cận đúng
để hiểu nhiều vấn đề trong lĩnh vực kinh tế – xã hội và chính trị, dự đoán
được những nét chính yếu của tương lai nước Nga. Nhà văn Nga nổi tiếng
M.A. Sholokhov từng nói: “Khắc nghiệt, hoang dã – biển và núi đá. Không có
gì nhân tạo cả, và con người phải đối mặt với thiên nhiên. Thiên nhiên này đã
đặt dấu ấn sức khỏe và tính tự kiềm chế sáng suốt lên người lao động – ngư
dân và nông dân” [Shirikin P.S. 2002]. Nghiên cứu chi tiết những quy luật
thiên nhiên, ta có thể hiểu được cả tính quy luật thái độ ứng xử và tính cách
của con người.
Có thể thấy trong rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật cũng như các
công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành địa lý, tâm lý những đoạn nói
về sự ảnh hưởng to lớn của điều kiện địa lý nước Nga lên tư duy, tính cách
dân tộc Nga. Ví dụ như I.A.Iliyn viết: “Nước Nga đặt chúng ta mặt đối mặt
với thiên nhiên khắc nghiệt và bao quát với mùa đông giá lạnh và mùa hè
thiêu đốt, với mùa thu tuyệt vọng và mùa xuân bão táp khủng khiếp. Thiên
nhiên làm ta phải do dự, buộc ta phải sống bằng quyền lực và độ sâu của nó.
Chính vì vậy mà tính cách Nga rất mâu thuẫn” [Geografija 1992]. Còn S.N.

Bulgakov thì viết về khí hậu lục địa (sự cách biệt nhiệt độ ở Oimiakon đạt đến
104oC) có lẽ là tác nhân làm cho tính cách Nga có đặc trưng là mâu thuẫn:
Vừa khao khát tự do tuyệt đối vừa thuần phục kiểu nô lệ, vừa tín ngưỡng vừa
vô thần – những tính chất này của nếp nghĩ, tư duy Nga rất khó hiểu đối với
người châu Âu, tạo cho nước Nga vòng bí ẩn, thách đố và không thể đạt đến
được.

6


CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐẤT NƯỚC NGA
2.1. Vị trí địa lý
Nga có diện tích xấp xỉ Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại. Dân số đứng
hàng thứ tám trên thế giới sau Trung Quốc, An Độ, Hoa Kỳ, Indonesia, Brazil,
Pakistan và Bangladesh. Nga giáp 14 quốc gia là Na Uy, Phần Lan, Estonia,
Latvia, Lithuania, Ba Lan, Belarus, Ukraine, Georgia, Azerbaijan,
Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên. Nga có đường bờ biển
dài 37.000km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương cũng như dọc
theo các Biển Đen và biển Caspian. Do phần lớn các biển thường bị đóng
băng nhiều tháng trong năm nên Nga ít có các cảng tốt.
2.2. Địa hình
Nga có thể được chia thành ba khu vực rộng lớn:
- Đồng bằng Nga Âu (vùng trung tâm Nga) gồm lãnh thổ nằm ở phía
Tây dãy Ural.
- Siberia từ dãy Ural trải rộng về phía Đông hầu như đến tận Thái
Bình Dương.
- Hệ thống núi phía Nam và phía Đông, bao gồm cực đông nam và
chuỗi đồng bằng duyên hải hẹp (vùng Tiền đồn phía đông và Viễn đông).
Phần chính của lãnh thổ nằm ở phía Bắc của vĩ tuyến 50 o Bắc, và diện

tích khá lớn nằm ở phía Bắc của đường vòng cực. Do đó, bên trong vùng ôn
đới và vùng cực, khí hậu và thực vật rất phong phú. Do quy mô lãnh thổ rộng
lớn nên quần thể sinh vật của Nga rất đa dạng gồm: Miền lãnh nguyên ở vùng
địa cực, rừng taiga ở vùng cận cực, hoang mạc ở trung tâm Nga Á, và miền
thảo nguyên ở phía Nam.
2.3. Khí hậu
Đại bộ phận Nga có khí hậu lục địa khắc nghiệt do ảnh hưởng vĩ độ cao
và diện tích rộng lớn nên thiếu sự điều hoà của biển. Mùa đông thường kéo

7


dài và rất lạnh, mùa hạ ngắn và khá nóng. Vùng núi cao dọc biên giới phía
Nam đã ngăn chặn sự xâm nhập của khối khí ẩm nhiệt đới từ phía Nam lên. Ở
phía Bắc, Bắc Băng Dương bị đóng băng ngay gần bờ trong suốt mùa đông
dài đã ngăn ảnh hưởng tích cực của dòng biển ấm. Do Nga nằm ở vành đai
gió Tây của bán cầu Bắc, nên tác động của các khối khí ấm từ Thái Bình
Dương không tiến sâu vào nội địa phía Đông. Đặc biệt về mùa đông, khi đó
khí áp cao tập trung ở Mông Cổ lan sang phần lớn Siberia và miền Viễn
Đông. Ảnh hưởng của biển vì vậy đều từ Đại Tây Dương ở phía Tây. Tuy
nhiên, khi khối khí Đại Tây Dương tới Nga nó đã ngang qua toàn bộ phần
phía Tây của châu Âu và đã có sự biến đổi lớn. Nó thâm nhập dễ dàng nhất
vào mùa hạ, khi áp thấp hiện diện phần lớn lãnh thổ. Khối khí ẩm, ấm áp Đại
Tây Dương có thể tràn về phía Đông vào trung tâm Siberia, do vậy phần lớn
lãnh thổ nhận khá nhiều mưa vào mùa hè. Đây là điều may mắn đối với nông
nghiệp, vì phần lớn các vùng nông nghiệp tốt đều nằm ở vùng khí hậu lục địa
ẩm ướt. Tuy nhiên, ở một số vùng sự phân bố mưa mùa hè không thuận lợi.
Đầu mùa hạ thường khô hạn, trong khi giữa và cuối các tháng mùa hạ có thể
có nhiều mưa và mây cản trở việc thu hoạch vụ mùa. Điều này xảy ra ở miền
Viễn Đông, nơi gió mùa mang không khí Thái Bình Dương vào suốt giữa và

cuối mùa hạ.
Do khí hậu Nga chủ yếu là khí hậu lục địa. Nhiệt độ mùa đông lạnh
nhất diễn ra ở Đông Siberia. Verkhoyansk ở Đông Bắc Siberia thường được
gọi là “cực lạnh của thế giới”. Suốt tháng giêng, nhiệt độ trung bình – 48,9 oC
và đạt tối đa là – 67,8oC. Ở phía Tây có khí hậu ôn hoà do ảnh hưởng Đại Tây
Dương. Tuy nhiên, dọc Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương nhiệt độ cao
hơn, ví dụ: Vladivostok, bên bờ Thái Bình Dương có nhiệt độ trung bình vào
tháng giêng là -14,4oC ; tháng bảy là 18,3oC.
Quốc gia rộng lớn này có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Các miền khí
hậu trải thành những vành đai dài rộng từ Tây sang Đông:

8


- Dọc bờ Bắc Băng Dương là khí hậu vùng địa cực, vùng này trải rộng
về vùng cực Đông trên các sườn núi.
- Phía Nam của vùng này là vành đai rộng của khí hậu cận cực. Phía
Tây vành đai này tiến hầu như tận đến gần thành phố St.Perterburg, sau đó
nó mở rộng về phía Đông của Ural để bao phủ phần lớn Siberia và Viễn
Đông Nga.
- Phần lớn Nga Âu có khí hậu lục địa ẩm ướt. Vành đai này rộng nhất ở
phía Tây; trải dài từ biển Baltic tới Biển Đen, sau đó thon nhọn về phía Đông
ăn sâu vào nội địa Nga. Điều kiện khí hậu ôn hoà này cũng tìm thấy ở cực
Đông Nam của vùng Viễn Đông Nga, bao gồm Vladivostok. Đa số thành phố
lớn, đường xe lửa đều nằm ở vùng khí hậu lục địa ẩm ướt. Moscow cũng nằm
ở vùng khí hậu ôn hoà này có nhiệt độ trung bình -9,4 oC vào tháng giêng và
18,9oC vào tháng bảy. St.Peterburg chịu ảnh hưởng của biển Baltic nhiệt độ
trung bình – 8,3oC vào tháng giêng và 17,8oC vào tháng bảy.
- Vành đai rộng thảo nguyên khô với mùa đông lạnh và mùa hè nóng
bắt đầu dọc Biển Đen và mở rộng về Đông Bắc ngang qua hạ lưu sông Volga,

Nam Urals và phía Nam của Tây Siberia. Nó tiếp tục về phía Đông tới ven rìa
Siberia và Viễn Đông Nga, và phía Bắc Đồng bằng Caucasus.
2.4. Hệ thống sông ngòi
Nga có một số các con sông dài có hạng trên thế giới. Sông Volga dài
3.700 km, là con sông dài nhất ở châu Âu. Ngoài ra còn sông Ob 4.345 km,
sông Yenisei 4.130 km, và sông Lena 4.270 km, đều chảy về phía Bắc ra Bắc
Băng Dương. Cửa các con sông này thường bị đóng băng một vùng rộng lớn
mỗi năm. Vào mùa hè, trong suốt thời gian ngắn khi băng dọc theo bờ Bắc
Băng Dương tan, thuyền bè đi dọc vùng duyên hải thu mua sản vật từ cảng ở
các con sông này. Tàu bè không thể ở lâu bất kỳ nơi nào, vì họ phải quay lại
vùng biển ấm trước khi băng đông lại. Lối đi của thuyền bè dọc duyên hải
phía Bắc gọi là Đường biển phía Bắc. Ngoài ra còn sông Amur dài 3.420 km
chảy ra Thái Bình Dương.
9


Về phương diện lịch sử, sông Volga là con sông quan trọng nhất. Toàn
bộ chiều dài của nó đều thuận lợi cho việc giao thông, và là trung tâm thương
mại từ xưa của Nga, nhiều địa điểm thương mại, nhiều đồn lũy và thành phố
đã phát triển dọc sông trong suốt thời Trung cổ, nổi tiếng nhất là Yaroslavl,
Uglich, Kostroma, và Nizhniy Novgorod. Gần đây, nó là điểm tập trung của
hệ thống sông ngòi và kênh đào chảy từ vịnh Phần Lan vào biển Caspian.
Nhiều con sông khác cũng rất quan trọng về phương diện giao thông, thủy
điện, thủy lợi như sông Don chảy ngang qua vùng đông dân phía Nam Đồng
bằng châu Âu rồi chảy về phía Nam vào Biển Đen.
Nga có nhiều hồ lớn. Biển Caspian, ở phía Nam, là biển nội địa lớn
nhất thế giới, diện tích 371.000km2. Mặc dù gọi là biển, nó thực sự là hồ
nước mặn nằm ở cuối vùng sụt lún Caspian, giữa biên giới Á- Âu của Nga và
nước láng giềng Kazakhstan. Các con sông chảy vào biển này, nhưng nước
thoát đi chỉ bằng sự bốc hơi, và qua một thời gian sự tập trung muối gia tăng.

Hồ lớn thứ hai ở Nga là hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, độ sâu
trung bình 1.637m.
Hồ Baikal là một trong những hồ lý thú nhất ở Siberia. Hầu như có
khoảng 2000 loại cây và thú hoang dã sống ở hồ Baikal. Có lúc sóng ở hồ
này cao khoảng 4,57m. Hai hồ lớn kế tiếp là Ladoga và Onega, gọi là vùng
Hồ Lớn ở Tây Bắc Đồng bằng châu Âu, cả hai chảy vào vịnh Phần Lan.
Giống như nhiều hồ nước ngọt ở vùng này, Ladoga và Onega hình thành do
băng hà đệ tứ.
2.5. Các miền thực vật tự nhiên
Vùng thực vật tự nhiên rộng lớn và đất trồng ở Nga phù hợp với các
miền khí hậu. Về phía Bắc thực vật miền lãnh nguyên (đài nguyên) là rêu, địa
y, và cây bụi thấp mọc ở nơi mà mùa hạ quá mát với các loại cây. Vùng băng
tuyết vĩnh viễn lớp đất bên dưới thường xuyên bị đóng băng và chỉ lớp đất
nông trên bề mặt ấm về mùa hè cho phép thực vật tăng trưởng.
Rừng bao phủ 45% diện tích, phần lớn nằm ở Siberia. Toàn bộ rừng
đóng góp gần 25% diện tích rừng thế giới. Vùng rừng có thể chia thành phần
10


lớn ở phía Bắc là rừng quả nón phương Bắc, hay rừng taiga và vùng rừng nhỏ
hơn ở phía Nam là rừng hỗn hợp giữa cây quả nón và loài rụng lá.
Rừng taiga nằm phía Nam miền lãnh nguyên chiếm 40% Nga Âu và
mở rộng bao phủ phần lớn Siberia và Viễn Đông. Phần lớn vùng này cũng
đóng băng nhiều tháng trong năm. Mặc dù vùng rừng taiga rộng lớn chủ yếu
là cây quả nón, ở một số nơi cũng có các cây lá nhỏ như bu lô, cây dương
mềm, cây dương rụng lá và liễu đóng góp vào sự đa dạng của rừng. Ở cực
Tây Bắc Nga Âu rừng taiga chủ yếu là thông, mặc dù có một số đáng kể linh
sam, bu lô và các loài cây khác hiện diện. Rừng taiga ở đồng bằng Tây Siberia
chủ yếu là các loài thông khác nhau, nhưng dọc rìa phía nam rừng bulô trở
nên phổ biến. Khắp phần lớn sơn nguyên Trung Siberia và núi vùng Viễn

Đông, thông rụng lá phổ biến.
Vùng rừng hỗn hợp, bao gồm cả cây quả nón và cây lá rộng, chiếm khu
vực trung tâm của đồng bằng châu Âu từ St.Peterburg ở phía bắc tới biên giới
Ukraine ở phía Nam. Cây quả nón thường xanh chiếm ưu thế ở phía Bắc,
trong khi cây lá rộng chiếm ưu thế ở phía Nam. Cây lá rộng chính là sồi, du,
cây thích.
Về phía Nam, một khu vực hẹp thảo nguyên – rừng ngăn cách rừng hỗn
hợp và thảo nguyên. Mặc dù ngày nay phần lớn đang được canh tác, thảo
nguyên – rừng có thực vật tự nhiên là cỏ và rải rác là các khu rừng cây nhỏ.
Vùng này trải về phía Đông ngang qua trung lưu sông Volga và phía Nam dãy
Urals vào đồng bằng Tây Siberia. Ta cũng thấy thảo nguyên rừng hiện diện ở
vùng bồn địa cách biệt giữa các dãy núi phía Đông Siberia.
Vùng đồng cỏ chỉ có ít cây mọc còi cọc ở các thung lũng được che chở
là vùng thảo nguyên Nga thực sự, vùng rộng lớn này nằm phía Tây Bắc đồng
bằng Caucasus mở rộng về phía Đông ngang qua nam sông Volga, nam Urals,
và phía Tây Siberia.
Cả thảo nguyên rừng và thảo nguyên đều có đất đai màu mỡ kết hợp
nhau hình thành vành đai đất đen, là vùng nông nghiệp trọng điểm của Nga.
11


Vùng thảo nguyên rừng có đất đen nhiều bùn có nhiều chất dinh dưỡng đối
với phần lớn các vụ mùa và cung cấp nhiều độ ẩm trong suốt thời kỳ tăng
trưởng của cây trồng hơn thảo nguyên, và vì thế là vùng nông nghiệp tốt nhất
của Nga. Đất trồng ở thảo nguyên, mệnh danh là đất nâu – thảo nguyên,
không nhiều bùn như đất đen bùn ở phía Bắc, nhưng nhiều khoáng chất là
nguồn dinh dưỡng chính của cây trồng. Giống như thảo nguyên rừng, tất cả
vùng thảo nguyên Nga ngày nay đang được canh tác.
2.6. Nga có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn.
Nga đặc biệt giàu nhiên liệu, có trữ lượng khí thiên nhiên lớn nhất thế

giới, trữ lượng than đứng hàng thứ nhì, và trữ lượng dầu mỏ đứng thứ tám thế
giới. Nga cũng là quốc gia đứng hàng đầu về quặng sắt, amiăng, kẽm, nickel,
kim cương, kali, chì, vàng, bạch kim, và uranium.
Than rải rác khắp lãnh thổ, nhưng các vỉa than lớn hơn hết nằm ở
Donbass (biên giới Ukraine), Pechora (ở vòng cực ), Kuzbass, hay Kuznetsk
(Tây Siberia), và Kansk-Achinsk (Trung Siberia). Mỏ dầu chính nằm ở Tây
Siberia và vùng Volga – Ural. Tuy nhiên các mỏ nhỏ hơn hiện diện ở nhiều
nơi vùng Biển Azov – Biển Đen và bang Bashkortostan. Khí thiên nhiên ở
vùng Tyumen ở Tây Siberia, biên giới Kazakhstan, vùng Orenburg tây nam
Nga, bang Komi ở Đông Bắc Nga Âu, và ở bang Yakutia (Sakha) Đông Bắc
Siberia.
Các mỏ sắt chính nằm ở Kursk giữa Moscow và Ukraine, các mỏ nhỏ
hơn nằm rải rác khắp nước. Chì và kẽm cũng rất phong phú nằm ở phía bắc
dãy Caucasus, vùng Viễn Đông Nga, và rìa tây bồn địa Kuznetk ở Siberia.
Nga cũng có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới, chủ yếu ở Viễn Đông Nga và
Urals và là nước sản xuất đá quý chính, nổi bật là kim cương.

12


CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐẾN TƯ DUY, TÍNH CÁCH DÂN
TỘC NGA
Đề tài tập trung vào tìm hiểu một số yếu tố địa lý – cụ thể là: (1) vị trí
địa lý, (2) khí hậu, (3) cảnh quan và độ rộng lãnh thổ nước Nga – ảnh hưởng
đến tư duy, tính cách dân tộc Nga.
3.1. Ảnh hưởng của vị trí địa lý đến tư duy, tính
cách dân tộc Nga
Dân tộc Nga được sinh ra ở trung tâm lục địa Á – Âu, ở đồng bằng
không được biển cũng như núi che chở cả ở phía Tây và phía Đông để chống

lại xâm nhập quân sự từ Bắc Á và từ Tây Âu. Phương pháp duy nhất để bảo
tồn tính tự chủ trong điều kiện này là mở rộng càng nhiều đất càng tốt để buộc
chân được quân đội của kẻ thù.
Không gian bao la và sự cần thiết đối mặt bằng sức mạnh liên kết đồng
thời của nhiều dân tộc từ Tây sang Đông đã nảy sinh một dạng tư duy tâm lý
tiềm thức và có ý thức (“chuẩn bị chậm nhưng đi nhanh” – dạng tâm lý lý tính
hướng nội), tập trung quyền lực ở một nhà nước chuyên chế (quân chủ tuyệt
đối hay chuyên chế kiểu Đông phương).
Tính chất Bắc Á – Âu của nước Nga đã tạo nên dạng tâm lý dân tộc
không chỉ phù hợp với những xu hướng thịnh hành trên thế giới, mà còn đối
lập trực tiếp với chúng. Từ đó, thay vì phát triển sản xuất hàng hoá là tâm lý
kinh tế tự nhiên (từng là cứu cánh trong những năm bị nước ngoài vây hãm,
nhưng không hiệu quả cho vịêc xây dựng một nền kinh tế mạnh), thay vì tính
tự chủ là thói quen được bảo hộ, thay vì những đòi hỏi vật chất cao là tính dễ
dãi với điều kiện sống.

13


3.2. Ảnh hưởng của khí hậu đến tư duy, tính cách
dân tộc Nga
Tính khắc nghiệt của khí hậu Nga đã ảnh hưởng mạnh đến tư duy, tính
cách dân tộc Nga. Sinh sống trên lãnh thổ nơi mùa đông kéo dài đến gần nửa
năm, người Nga đã tạo cho mình một sức mạnh ý chí lớn lao, tính kiên trì
trong tranh đấu vì sự sống còn trong điều kiện khí hậu giá lạnh. Nhiệt độ thấp
trong suốt phần lớn của năm đã ảnh hưởng đến khí tính dân tộc. Người Nga
thường đa sầu, chậm chạp hơn người Tây Âu, do người Nga phải bảo tồn và
tích lũy năng lượng của mình, nguồn năng lượng cần thiết cho cuộc đấu tranh
chống cái lạnh. “Dân Nga phải tiêu tốn biết bao sức mạnh, tiền bạc và thời
gian để bảo vệ mình chống cái lạnh, giữ gìn những gì khai thác được và vận

chuyển chất đốt, bảo quản hệ thống sưởi ấm nhà cửa, củng cố các công
trình xây dựng, cứu nạn tàu thuyền, bến cảng, cầu cống, dọn tuyết trên các
con đường, chống lũ lụt, may quần áo ấm” [Shirikin P.S. 2002]. Mùa đông
Nga kéo dài và lạnh giá được phản ảnh bằng dấu ấn khốn khó trong tâm hồn
người Nga.
Mùa đông Nga khắc nghiệt ảnh hưởng đến truyền thống hiếu khách của
người Nga. Từ chối người đi đường trong điều kiện khí hậu mùa đông có
nghĩa là đẩy họ vào cái chết lạnh. Vì vậy, tính hiếu khách được người Nga
hiểu là nghĩa vụ. Tính khắc nghiệt và hà khắc của thiên nhiên dạy cho người
Nga tính chịu đựng và biết lắng nghe. Nhưng có ý nghĩa hơn cả là cuộc đấu
tranh không ngừng và bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt. Từ lâu, bên cạnh
nghề nông người Nga phải làm nhiều nghề khác nhau. Điều này được giải
thích bởi hướng suy nghĩ thực tế của họ, tính linh hoạt và tính sáng suốt. Cách
tiếp cận cuộc sống một cách sáng suốt, tính toán và thực dụng không phải lúc
nào cũng giúp được người Nga, vì khí hậu độc đáo của nước Nga cũng có lúc
làm đánh lừa cả những kỳ vọng khiêm tốn nhất. Và do quen với những thất
vọng này, người Nga đôi khi lại chọn những quyết định thiêu thân, ít hy vọng
nhất để chống lại thói đỏng đảnh của thiên nhiên bằng sự đỏng đảnh của lòng
14


can đảm của chính mình. Xu hướng trêu chọc hạnh phúc, đùa với thành công
là sự may rủi của người Nga.
Trong hoàn cảnh không thể dự đoán trước được như vậy, khi thành quả
lao động phụ thuộc vào thói đỏng đảnh, thất thường của thiên nhiên, thì chỉ có
thể sống được với một sự lạc quan vô bờ bến. Trong bảng xếp loại các nét
tính cách dân tộc do tạp chí Reader’s Digest lập ra bằng cách thăm dò dư luận
ở 18 nước châu Âu vào tháng 02 năm 2001, phẩm chất này ở người Nga đứng
đầu. Có đến 51% người Nga được hỏi cho mình là người lạc quan, chỉ có 3%
là người bi quan. (Ở các nước châu Âu còn lại, những phẩm chất dứng đầu lại

là ổn định, cầu ổn) [Volykina V.M.].
Người Nga quý những ngày làm việc sáng sủa, vì những ngày này
không nhiều. Điều này buộc nông dân Nga phải vội vàng làm việc cật lực để
kịp làm được nhiều việc trong một khoảng thời gian ngắn. Không một dân tộc
nào ở châu Âu lại có khả năng làm việc căng thẳng như vậy trong một thời
hạn ngắn. Lòng yêu lao động này có lẽ đặc trưng chỉ cho người Nga. Khí hậu
đã ảnh hưởng đa diện đến tư duy của người Nga. Cảnh quan cũng góp phần
gây ảnh hưởng không nhỏ. V.O. Kliuchevsky nói rõ về ảnh hưởng của cảnh
vật Nga lên tính cách con người như sau: “Nước Đại Nga thế kỷ 13–15 với
những cánh rừng, đầm lầy trên từng bước đi đã tạo ra cho người dân muôn
ngàn mối hiểm nguy nhỏ, những khó khăn và khó chịu mà người dân phải
thoát ra được và phải từng phút đấu tranh với chúng. Điều này tập cho người
Nga theo dõi, quan sát thiên nhiên tinh tường, theo cách diễn tả của họ, là khi
đi thì vừa phải ngoái lại nhìn, vừa phải dò thử đất dưới chân, không nhảy
xuống nước nếu không tìm được chỗ nông (tức phải thăm dò nông sâu cẩn
thận, đắn đo suy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi làm việc gì đó), phát triển trong
họ tính tháo vát trong những khó khăn và nguy hiểm, thói quen đấu tranh bền
bỉ với thiên tai và mất mát”[ Shirikin P.S. 2002].
Ở châu Âu không có dân tộc nào ít được nuông chiều, ít đòi hỏi, ít chờ
đợi ở thiên nhiên và số phận, biết chịu đựng như dân tộc Nga. Nét độc đáo
15


của thiên nhiên Nga, tính thất thường và khó dự đoán của nó được phản ánh
trong nếp nghĩ, cách tư duy của người Nga. Những cái thất thường và ngẫu
nhiên đời thường dạy họ suy xét nhiều về đoạn đường đã trải qua hơn là hình
dung con đường đi tiếp, nhìn lại quá khứ nhiều hơn là nhìn về phía trước.
Trong cuộc đấu tranh với những đợt ấm lên bất ngờ và những đợt giá buốt
tháng tám, với tiết trời ướt át tháng giêng không dự đoán được, người Nga trở
nên thận trọng hơn, có tính quan sát hơn, học cách nhận thức hậu quả hơn là

đặt ra các mục tiêu, giáo dục cho mình kỹ năng đưa kết luận về nghệ thuật
quan sát. Kỹ năng này cũng chính là cái mà ta gọi là con mắt sau gáy…
“Thiên nhiên và số phận dẫn dắt người Nga, dạy họ biết bước ra con đường
thẳng rộng lớn từ những quãng đường gập ghềnh khúc khuỷu”[ Shirikin P.S.
2002].
3.3. Ảnh hưởng của cảnh quan và độ rộng lãnh thổ
đến tư duy, tính cách dân tộc Nga
Thiên nhiên Nga tuyệt vời cùng tính đồng bằng của cảnh quan Nga đã
dạy cho nhân dân biết suy tưởng, trực quan. Nhưng suy tưởng thái quá rất dễ
trở nên mơ mộng, lười biếng, thiếu ý chí, ghét lao động. Tính cẩn trọng, ưa
quan sát, trầm ngâm, tập trung suy tưởng và trực quan – đó là những nét tính
cách được giáo dục trong tâm hồn Nga bởi chính cảnh quan Nga.
Phần nhiều những nét tính cách tư duy Nga được xác định bởi tính chất
bao la mênh mông của không gian Nga. Một lãnh thổ rộng lớn thưa dân cư
đòi hỏi có một kiểu người đặc biệt mới khai khẩn được nó. Những người này
có khả năng hành động quyết đoán, táo bạo và quả cảm. Theo tính toán của
P.S.Shirikin, sau 75 năm (từ thời Ermakov chinh phục Siberi đến khi
Moskvitin bước ra Thái Bình Dương), lãnh thổ nước Nga tăng lên 10 triệu
km2 – một trong những nước có tầm cỡ lớn nhất thế giới. Để so sánh, có thể
lấy số liệu các cuộc thám hiểm của Columb nhập vào đế quốc Tây Ban Nha
vùng biển Caribe 2.777.000 km2, Cortes – 2.067.000 km2, Pisarro –
1.285.200 km2 [Shirikin P.S. 2002].
16


Nhưng trong các cuộc chinh phục ở Nga, không một dân tộc Siberi và
Viễn Đông nào bị tuyên bố là “hoang dã” và bị tiêu diệt. Và khắp nơi trên
đường đi của mình, người Nga đã tạo dựng một mạng lưới các pháo đài– làng
thôn và chúng đóng vai trò quan trọng như trung tâm kinh tế của những vùng
lãnh thổ được khai hoá. Cư dân của những pháo đài này có tính đặc trưng là

tháo vát, yêu tự do khác thường và dễ nổi loạn. Phần lớn dân chạy trốn “khuất
mắt vua” ra khỏi Ural, và chính bản thân chính quyền Sa hoàng cũng muốn
giữ những công dân này càng xa thủ đô càng tốt.
Người Nga không chỉ hình thành trong không gian dân tộc khép kín,
mà còn ở đồng bằng rộng mở – đồng bằng của những cuộc đồng hoá. Họ
được “luyện” trong cái nồi chảo này và bước ra khỏi nó với hai tính chất nền
tảng – tinh thần thống nhất mạnh mẽ và thái độ hoà giải nảy sinh từ kinh
nghiệm sống có bề dày nhiều thế kỷ với các dân tộc láng giềng (cả với những
dân tộc mà họ chiếm đất và những dân tộc vì lợi ích đã tự liên kết với họ, nhất
là với các dân tộc cho rằng điều quan trọng đối với bản thân mình là truyền bá
kiến thức và những yếu tố sáng tạo của nền văn hoá dân tộc mình cho người
Nga).
Người Nga vốn xa lạ với tính thù địch và cạnh tranh do họ có sự vượt
trội hiển nhiên và có cội rễ nhân dân hùng hậu với nòng cốt Moskva. Cội rễ
Nga này vững chắc đến độ từng nấu hoà tan cả những vị Sa hoàng mang dòng
máu Đức, những giới công chức Cận Baltic, cả các chức sắc người Tarta, cả
giới thượng lưu nói tiếng Pháp và Chính thống kiểu Ukraina.
Tính bao la và không thể đạt được của những vùng không gian nước
Nga không thể không ảnh hưởng đến thái độ của các nước láng giềng. Sa
hoàng Aleksandr Đệ tam từng nói trước khi sang thế kỷ 20: “Hãy nhớ là nước
Nga không có bạn bè. Họ sợ sự rộng lớn của chúng ta”. P.A. Vyazemsky, nhà
nghiên cứu văn học và bạn của A.S. Pushkin, nói đến khái niệm khách quan
về nước Nga trong suy nghĩ của người ngoại quốc như sau: “Nếu anh muốn
cho một người thông minh, người Đức hay người Pháp, nói ra một điều xuẩn
17


ngốc, thì hãy đòi anh ta nói ra suy luận của mình về nước Nga. Đó là đối
tượng buộc anh ta phải chóng mặt và làm khả năng suy nghĩ của anh ta giảm
thiểu ngay tức thì”[ Shirikin P.S. 2002].

Vấn đề khắc phục những khoảng không bao la và khoảng cách luôn
luôn là một trong những vấn đề chủ yếu nhân dân Nga. Sa hoàng Nikolai Đệ
nhất từng nói: “Khoảng cách là nỗi bất hạnh của nước Nga”. Ở mỗi người dân
Nga đều có tính bền bỉ, căn cơ của một nông dân hoà cùng dòng máu du mục
can đảm với khát vọng thoát khỏi nơi sống đã lâu để tìm kiếm những gì tốt
đẹp hơn. Người Nga không phân biệt ranh giới Âu–Á mà biết cân bằng giữa
hai phương thức phát triển. Ví dụ cho tính chất này có thể thấy rất nhiều trong
lịch sử Nga: Sự chấp nhận Cơ-đốc giáo với ách cai trị Mông Cổ – Tarta,
những cuộc xâm lược của các quân đội châu Âu với những cuộc nổi dậy của
Stephan Razin và Pugachop, các cuộc cải cách châu Âu với quyền sở hữu
nông nô, định hướng cải tổ phương tây ngày nay với thói tham nhũng châu Á
của các quan chức.
Không gian bao la dễ dàng quy thuận dân tộc Nga, nhưng việc tổ chức
các khoảng không gian này trong một quốc gia lớn nhất thế giới, việc gìn giữ
nó và duy trì trật tự trong nó thì không dễ dàng gì. Tầm rộng lớn của quốc gia
đặt ra trước nhân dân Nga những nhiệm vụ vượt sức, giữ người Nga luôn ở
tình trạng căng thẳng vượt bậc. Tất cả những điều này cũng không thể không
được phản ánh trong tư duy Nga. Tâm hồn Nga bị ức chế bởi những cánh
đồng Nga bát ngát, các lớp tuyết Nga dày mênh mông, nó như bị chìm nghỉm,
hoà tan trong sự mênh mông bát ngát này.
Độ rộng của tâm hồn Nga cũng như đất đai, sông ngòi, cánh đồng Nga
vậy – tất cả đều có thể được tâm hồn Nga tiếp nhận: Mọi tình cảm, cá tính và
phẩm chất con người đều có chỗ trong tâm hồn người Nga. Người học sẽ cảm
thấy thú vị nếu phân tích không chỉ những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Nga,
mà còn cả những nét tính tiêu cực của họ nữa. Quyền lực của độ rộng đối với
tâm hồn Nga cũng làm nảy sinh một loạt “tính xấu” của người Nga.
Đó là các tính lười biếng, vô tư, thiếu chủ động sáng tạo, ít có tinh thần
trách nhiệm. “Độ rộng của đất Nga và độ rộng của tâm hồn Nga đã bóp nghẹt
18



nhiệt tình Nga, mở ra khả năng chuyển động theo hướng quảng đại” [Shirikin
P.S. 2002]. Thói lười biếng Nga (tính lười Oblomov) 1 phổ biến ở mọi tầng lớp
nhân dân. Người Nga lười thực hiện những công việc không có tính nghĩa vụ
nghiêm ngặt. Tính lười Oblomov một phần được thể hiện như tính không
chính xác, hay đến muộn (đến nơi làm việc, nhà hát, những cuộc gặp mặt
công việc).
Nhìn lãnh thổ bất tận của mình, người Nga bằng lòng với ý nghĩ rằng
dù sao cũng không thể cai quản chặt chẽ được một lãnh thổ rộng lớn như vậy.
I.A. Iliyn nói: “Nước Nga ban tặng cho chúng ta tài nguyên thiên nhiên khổng
lồ – cả bên ngoài và bên trong lãnh thổ”. Người Nga cho rằng những nguồn
tài nguyên ấy là vô tận và không hề gìn giữ chúng. Điều này làm nảy sinh
trong nếp nghĩa của người Nga tính lãng phí. Người Nga cho rằng mọi thứ ở
họ đều rất nhiều. “Từ ý nghĩ cho rằng tài sản thiên nhiên của chúng ta là dư
thừa, trong tâm hồn chúng ta tỏa rộng tình cảm tốt bụng, rộng lượng, an
bình, cởi mở, thích giao tiếp… cái gì cũng sẽ đủ, hơn nữa Chúa sẽ còn ban
tặng thêm” [Geografija 1992]. Đây chính là cội nguồn tính rộng lượng của
người Nga.
Tính an bình, tốt bụng, rộng lượng “bẩm sinh” của người Nga trùng lặp
một cách lạ thường với đạo lý của Chính thống giáo. Tính hoà hợp ở người
Nga cũng có gốc từ nhà thờ. Đạo lý Cơ đốc hàng bao thế kỷ trước đã giữ
vững được tính quốc gia, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách dân tộc Nga. Đạo
Chính thống giáo dục người Nga sống có tinh thần, tình yêu vị tha, sẵn sàng
giúp đỡ, hy sinh và lòng tốt. Sự thống nhất nhà thờ và nhà nước, cảm nhận
mình không chỉ trung thành với đất nước mà còn là một phần bé nhỏ của một
cộng đồng văn hoá vĩ đại đã phát triển ở người Nga lòng yêu nước diệu kỳ
dẫn đến hy sinh anh dũng. Nhà tư tưởng Nga nổi tiếng A.I. Ghertsen viết:
1 Tính lười Oblomov – gọi theo tên nhân vật chính Oblomov trong tác phẩm “Bờ vực” của nhà
văn Nga thế kỷ 19 I.A. Goncharov. Oblomov mang tính cách Nga điển hình: một trí thức thông
minh, tốt bụng nhưng lười hành động, chỉ thích nằm suy tưởng suốt ngày đến mức mất cả

người yêu và cuối cùng lâm vào cảnh nghèo dù xuất thân từ một gia đình quý tộc khá giả
19


“Mỗi người Nga đều nhận thức mình là một phần của cả quốc gia, nhận thức
được sự ruột thịt của mình với toàn thể nhân dân” [Geografija 1992].

20


KẾT LUẬN
Mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm tính
các khác nhau. Nó là đặc trưng riêng để chúng ta có thể nhận biết cũng như
đánh giá về con người hay dân tộc đó. Tính cách có thể tìm hiểu qua rất nhiều
phương diện và được thể hiện bằng nhiều cách. Sự hình thành tính cách, tư
duy của một dân tộc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có
các yếu tố về điều kiện địa lý môi trường tự nhiên. Phân tích môi trường văn
hoá dân tộc và tự nhiên về mặt điều kiện địa lý cho phép mở ra những đặc
tính quan trọng nhất của tư duy bất cứ dân tộc nào và cho phép theo dõi
những giai đoạn cũng như các nhân tố hình thành tư duy dân tộc.
Qua việc tìm hiểu một số yếu tố về điều kiện địa lý môi trường tự nhiên
của đất nước Nga, ta có thể thấy rõ được sự ảnh hưởng không nhỏ của chúng
đến tính cách, tư duy con người Nga. Chắc hẳn chúng ta phần nào hiểu thêm
về đặc điểm tính cách và tư duy tiêu biểu của dân tộc Nga, một dân tộc giàu
mạnh nhất thế giới nhưng cũng rất bình dị và giàu lòng nhân ái.
Thiên nhiên Nga, tính cách Nga chân chính, đó là sự thuần khiết, nhân
hậu và cao thượng. Không có cội nguồn tính cách ấy, thì thử hỏi làm sao nước
Nga lại có thể sản sinh ra được những Puskin, Lermôntôv, Gôgôl, Turghênhev,
L.Tôlxtôi, Trêkhôv… và những bậc nhân văn vĩ đại của loài người?


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Mỹ Hạnh (2004), Điều kiện địa lý nước Nga và tư duy nước Nga,
Tập san “Khoa học xã hội và nhân văn”, (số 28, tháng 9-2004, tr. 52-57).
2. Phạm Ngọc Trung (2013), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb
Hà Nội.
3. Các nước châu Âu (2015), Liên bang Nga,
< />
truy

cập

07/06/2016.
4. Nguyễn Huy Hoàng (2009), Những người Nga,
< truy cập ngày 08/06/2016.

22

ngày



×