Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hóa 9 Kim Loại Và Phi Kim || Phân Dạng Và Luyện Tập (Nâng Cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.36 KB, 7 trang )

Kim Loại Và Phi Kim I
Dạng 1: Viết PTHH Theo Sơ Đồ Chuyển Hóa.
VD1: Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hóa sau:
a, Fe→FeCl2↔FeCl3→Fe(OH)3→Fe2O3→CO2→Na2CO3→Na2SiO3→H2SiO3→SiO2→SiF4
b, FeS→H2S→CuS→SO2↔S→Na2SO3.
c, C→Al4C3→CH4→CO2↔CO.
VD2: Xác định A, B, C, D, E, F, G, H, I và viết PTHH của các phản ứng để hoàn thành các chuyển hóa sau:
KMnO4 + A → B↑ + C + D + E.
C + E → F + G↑ + H↑
G+H→A
A+F→C+E
B+F→C+I+E
Dạng 2: Điều Chế.
VD1: Từ quặng dolomit, than cốc, quặng pirit sắt, H2O, cát và các điều kiện cần thiết khác, hãy viết PTHH của các phản ứng
điều chế:
a, CaCO3
b, CaSiO3
c, Fe2(SO4)3
d, Si.
VD2: Từ các chất ban đầu: CuS, BaCO3, Na2SiO3, HCl, Mg, H2O. Viết PTHH điều chế:
a, C
b, Si
c, S
d, Na e, Ba f, Cu.
VD3: Viết 3 PTHH điều chế trực tiếp:
a, Fe
b, Mg
c, Ag.
Dạng 3: Nhận Biết Và Tách Chất.
VD1: Chỉ dùng thêm H2O làm thuốc thử, trình bày PPHH nhận biết: Na, Al, Fe.
VD2: Chỉ dùng thêm kim loại Na, hãy trình bày PPHH nhận biết các dung dịch: AlCl 3, HCl, FeCl3, FeCl2, NaCl.


VD3: Trình bày PPHH để tách riêng từng kim loại sau ra khỏi hỗn hợp gồm: Cu, Fe, Ag, Zn.
Dạng 4: Giải Thích Hiện Tượng.
VD1: Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH cho các trường hợp sau:
a, Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
b, Cho Al vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Sục khí CO 2 tới dư vào dung dịch X.
c, Cho Mg vào dung dịch NaHSO4.
d, Cho vài giọt phenolphtalein vào cốc đựng nước cất sau đó bỏ một mẩu Na bằng hạt đậu vào.
e, Đốt dây Fe trong bình chứa đầy khí O2.
VD2: Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH cho các trường hợp sau:
a, Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(OH)2.
b, Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Cho một ít KMnO 4 vào X lắc nhẹ.
c, Cho luồng khí H2 đi qua ống đựng bột CuO đun nóng.
d, Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO 3)2.
e, Cho Cu vào dung dịch HCl, sau đó liên tục sục khí O 2 vào.
f, Đun nóng hỗn hợp Al và S trong bình kín đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl thu
được hỗn hợp khí Y.
g, Thả 1 chiếc đinh Fe vào dung dịch CuSO 4 rồi đun nóng hỗn hợp.
Dạng 5: Xác Định Tên Kim Loại.
VD1: Lấy 2 thanh kim loại M (II) có khối lượng ban đầu như nhau, nhúng thanh 1 vào dung dịch Cu(NO 3)2 và thanh 2 vào
dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra thấy khối lượng thanh 1 giảm 0,2%, thanh 2 tăng 28,4% so
với ban đầu. Xác định M biết số mol Cu(NO 3)2 và Pb(NO3)2 tham gia phản ứng là như nhau.
VD2: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp A gồm Na và kim loại R (II, có hyđroxit lưỡng tính) vào H 2O, sau phản ứng thu
được dung dịch B và V lít khí H 2 (đktc). Nếu cho dung dịch B tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 0,25M tạo thành 1
dung dịch chỉ chứa 2 chất tan. Mặt khác, khi hấp thụ vừa hết 1,008 lít CO 2 (đktc) vao dung dịch B, thu được 1,485 gam 1
chất kết tủa và dung dịch nước lọc chỉ chứa chất tan NaHCO 3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định R.
VD3: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R (II) vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí (đktc).
Mặt khác, khi hòa tan hoàn toàn 9,2 gam kim loại R trong 1000 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch B, cho quỳ vào
dung dịch B thấy quỳ chuyển thành màu đỏ.
1|Page



Kim Loại Và Phi Kim I
a, Xác định kim loại R.
b, Tính %m mỗi kim loại trong A.
VD4: Cho 1,6 gam hỗn hợp X chứa Mg vfa kim loại M vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,896 lít
khí H2 (đktc). Cũng 1,6 gam hỗn hợp X ở trên tan hoàn toàn trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y và
1,12 lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Viết PTHH xảy ra và xác định kim loại M.
VD5: Đốt cháy hoàn toàn 31,36 gam kim loại M trong bình đựng khí Clo dư, thu được 91 gam muối clurua.
a, Xác định tên kim loại M.
b, Để hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp X gồm kim loại M và 1 oxit của kim loại M cần dùng vừa hết 320 ml dung dịch
HCl 2M. Còn nếu dẫn luồng khí H2 dư đi qua 18,4 gam hỗn hợp X nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
14,56 gam chất rắn. Tìm công thức của oxit kim loại trong X.
Dạng 6: Axit Tác Dụng Với Muối Cacbonat.
VD1: Nhỏ từ từ đến hết 350 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO 3 1M và Na2CO3 1,5M. Tính V khí
thoát ra (đktc).
VD2: Nhỏ từ từ 350 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch KOH 2M và Na 2CO3 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu
được V lít khí (đktc). Tính giá trị của V.
VD3: Cho từ từ 400 ml dung dịch HCl 2M vào m gam dung dịch X chứa Na 2CO3 10% và NaHCO3 a%. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,36 lít CO 2 (đktc). Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được tối đa 60
gam kết tủa. Tính a.
VD4: Nhỏ từ từ cho đến hết 200 ml dung dịch KHCO 3 0,2M và K2CO3 0,5M vào 120 ml dung dịch HCl 1M và khuấy đều thu
được V lít CO2 thoát ra (đktc) và dung dịch X. Thêm 100 ml dung dịch KOH 0,15M và CaCl 2 0,6M vào dung dịch X, thu
được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V, m.
VD5: X là dung dịch HCl xM. Y là dung dịch Na 2CO3 yM. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, sau phản
ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V 2 lít CO2 (đktc). Biết V1:V2=4:7.
Tính x:y.
VD6: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,2 mol K2CO3 và 0,15 mol KHCO3 vào V lít dung dịch HCl 0,5M, sau phản ứng hoàn toàn
thấy thoát ra khí CO2 và thu được dung dịch X. Cho Ba(OH) 2 tới dư vào dung dịch X thu được 34,475 gam kết tủa. Tính V
và khối lượng mỗi muối trong X.
Dạng 7: Muối Hyđrocacbonat Tác Dụng Với Dung Dịch Kiềm.

VD1: Chia m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và Na2CO3 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch
BaCl2, thu được 19,7 gam kết tủa. Cho phần 2 tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 30 gam kết tủa. Tính m.
VD2: Hỗn hợp M gồm 2 muối A2CO3 và AHCO3 (A là kim loại kiềm). Chia 57,6 gam M thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác
dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 49,25 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl 2
dư, thu được 19,7 gam kết tủa. Xác định A.
VD3: Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na 2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy
100 ml dung dịch X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,75M thu được 4,032 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X
tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 59,1 gam kết tủa. Tính x, y.
Dạng 8: Lưỡng Tính (Oxit & Hyđroxit).
VD1: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu vào lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc); 6,4 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong
không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8 gam chất rắn khan. Tính m.
VD2: Cho 25 gam hỗn hợp bột M gồm Al 2O3, Al, Fe3O4, Fe vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch Y; 3,36 lít H2 (đktc) và 17,2 gam chất rắn X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4
đặc, nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 3,92 lít SO 2 (đktc, duy nhất). Tính khối lượng mỗi chất trong M.
VD3: Cho 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1,5M vào 100 ml dung dịch chứa HCl 0,5M và AlCl 3 xM. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Tính x.
VD4: NHỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa HCl, AlCl 3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau. Tính
giá trị của x, y, z.
2|Page


Kim Loại Và Phi Kim I

Số mol Al(OH)3
0,2
0,15

Số mol NaOH
y

x
z
0,15
VD5: NHỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa a mol HCl y mol AlCl 3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị
sau. Tính x, y.
Số mol Al(OH)3
Số mol NaOH
0,3

0,5 0,55

Dạng 9: Muối Aluminat Tác Dụng Với Dung Dịch Axit.
VD1: Nhỏ từ từ đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa a mol NaAlO 2 và 0,05 mol NaOH, thu được 2,34
gam kết tủa. Tính a.
VD2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba(OH) 2 và y mol Ba(AlO2)2. Kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau. Tính x, y.
Số mol Al(OH)3
0,2
Số mol HCl
0,1

0,3

0,7

VD3: Cho 150 ml dung dịch gồm KOH 1M và NaOH 1M vào 80 ml dung dịch AlCl 3 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu
được m gam kết tủa. Tính m.
VD4: Dung dịch X chứa x mol NaAlO2. Cho 150 ml dung dịch HCl 1M tác dụng với dung dịch X thu được m gam kết tủa.
Cho 350 ml dung dịch HCl 1M tác dụng với dung dịch X thu được m gam kết tủa. Tính x.
Dạng 10: Phản Ứng Nhiệt Nhôm.

VD1: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và Fe 3O4 trong khí trơ, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Cho X tác
dụng với lượng dư dung dịch KOH, thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 1,344 lít H 2 (đktc). Sục khí CO2 tới dư vào dung
dịch Y, thu được 9,36 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
VD2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và Fe 2O3 trong khí trơ. Sau một thời gian thu được 29,4 gam hỗn
hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào dung dịch HCl loãng nóng, thu được 3,36 lít H 2 (đktc). Hòa tan
phần 2 vào lượng dư dung dịch NaOH đặc nóng, thu được 0,84 lít H 2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính H%
phản ứng nhiệt nhôm.
VD3: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO và Al trong môi trường khí trơ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 38,8 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau khi kết thúc các phản ứng thu được
dung dịch A, chất rắn Z và 3,36 lít H 2 (đktc).
a, Tính khối lượng Al trong m gam X.
b, Cho Z tác dụng hết với lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được 10,08 lít SO2 (đktc, duy nhất). Tính khối lượng
CuO và Fe2O3 có trong m gam X.

3|Page


Kim Loại Và Phi Kim I
LUYỆN TẬP
Câu 1: Viết PTHH của các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
a,Fe→FeS→Fe2O3→Fe→FeCl2→FeCl3→Fe(OH)3→Fe(NO3)3→Cu(NO3)2→Cu(OH)2→CuSO4→CuS→CuO→Cu→CuSO4→CuCl2
b,
Na→NaOH→NaCl→Cl2→HCl→AgCl→Ag→Ag2S→SO2→SO3→H2SO4→FeSO4→Fe2(SO4)3→FeCl3→MgCl2→Mg(OH)2→MgSO4
c, SO2→S→H2S→H2SO4→SO2→NaHSO3→Na2SO3→BaSO3→BaCl2
Câu 2: Viết 3 PTHH trực tiếp điều chế:
a, Cl2
b, Ag
c, Fe2O3
d, CO
Câu 3: Trình bày PPHH để phân biệt:

a, Các chất khí riêng biệt: Cl2, H2, CO, CO2, SO2, HCl.
b, Các kim loại riêng biệt: Na, Ba, Fe, Zn, Mg, Cu. Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử.
c, Các dung dịch riêng biệt: NaCl, Na 2SiO3, Na2CO3, NaHCO3, NaNO3.
Câu 4: Cho dãy các chất: Ba, Ba(OH)2, BaCO3, Ba(HCO3)2, BaCl2, BaSO4. Viết sơ đồ chuyển hóa giữa các chất trên. Viết
PTHH của các phản ứng thep sơ đồ chuyển hóa đó.
Câu 5: Viết PTHH các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
A + HCl → B + C
B + C → A + E↑ + F↑
E + F → HCl
B → G + F↑
G + C → A + E↑
A+D→H+C
H + D + C → NaHCO3
Câu 6: Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH của các phản ứng để minh họa cho mỗi trường hợp sau:
a, Cho SiO2 vào dung dịch HF.
b, Đun nóng nhẹ dung dịch chứa BaCl2 và NaHCO3.
c, Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa NaOH và NaAlO 2.
d, Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl 3 và HCl.
e, Sục CO2 tơú dư vào dung dịch chứa MaAlO2 và NaOH.
f, Cho hỗn hợp gồm Al và Si vào dung dịch KOH dư.
Câu 7: Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng được với nhau? Giải thích và viết PTHH.
a, NaHCO3 và H2SO4
b, Na2CO3 và AlCl3
c, NaHSO4 và BaCO3
d, NaClO và H2CO3
e, CaCO3 và H2CO3
f, KHCO3 và KOHg, Na2CO3 và SiO2
h, CaO và SiO2
i, KMnO4 và HCl đặc
k, Al2O3 và NaOH

Câu 8: Cho sơ đồ: Phi kim→oxit axit→oxit axit→axit→muối đihyđrophotphat→muối hyđrophotphat→muối photphat
tan→muối photphat không tan. Tìm công thức các chất thích hợp trong sơ đồ trên. Viết PTHH.
Câu 9: Hãy giải thích:
a, Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi.
b, Tính tẩy màu của nước javel.
c, Ủ bếp than trong nhà đóng kín cửa có thể gấy chế người.
d, Dùng khí CO2 để dập tắt các đám cháy (trừ đám cháy kim loại như Al, Mg…)
Câu 10: Trình bày PPHH để tách riêng mỗi kim loại ra khỏi hỗn hợp gồm: K, Ba, Mg, Ag.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl 2 dư , thu được 16,25 gam FeCl 3. Tính m.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe bằng dung dịch H 2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Tính V.
Câu 13: Khử hoàn toàn 34,8 gam Fe3O4 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng Fe thu được sau phản ứng.
Câu 14: Cho 0,6 gam 1 kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,56 lít H 2 (đktc). Xác định kim loại
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng thu được x mol SO2 (đktc, duy nhất). Tính x.
Câu 16: Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho a gam Fe hòa tan trong dung dịch HCl, kết thúc thí nghiệm, cô cạn sản phẩm thu được 3,1 gam chất rắn.
+ TN2: Cho a gam Fe và b gam Mg vào dung dịch HCl (lượng như trên). Kết thúc thí nghiệm , cô cạn sản phẩm thu được
3,34 gam chất rắn và thoát ra 0,448 lít khí (đktc). Tính a, b.
Câu 17: Cho 1,02 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch CuSO 4 aM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ,
lọc thu được 1,38 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C, lất kết tủa đem nung ngoài không khí
đến khối lượng không đổi được 0,9 gam chất rắn D.
4|Page


Kim Loại Và Phi Kim I
a, Tính a.
b, Tính khối lượng mối kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 18: Có 2 lá Zn có khối lượng như nhau. Một lá cho vào dung dịch Cu(NO 3)2, lá kia cho vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau
cùng một thời gian phản ứng, khối lượng lá Zn thứ nhất giảm 0,05 gam. Khối lượng lá Zn thứ hai tăng hay giảm bao nhiêu
gam? Biết rằng trong 2 phản ứng trên, khối lượng Zn bị hòa tan là như nhau.
Câu 19: Hỗn hợp A gồm bột Zn và S. Đun nóng A một thời gian trong bình kín không có không khí ta được chất rắn B. Cho

B tác dụng với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thấy còn lại 2,8 gam chất rắn không tan và 13,44 lít khí thoát ra (đktc)
có tỉ khối so với H2 là 10,33. Tính khối lượng của hỗn hợp A và hiệu suất phản ứng giữa Zn và S.
Câu 20: Cho các kim loại sau: Ba, Mg, Al, Ag. Chỉ dùng thêm 1 dung dịch axit, hãy trình bày PPHH để phân biệt các kim
loại trên? Viết PTHH xảy ra.
Câu 21: Cho 2,72 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg vào 800 ml dung dịch CuSO 4 aM. Sau khi phản ứng xong thu được 3,68 gam
chất rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa. Sấy, nung kết tủa trong không khí đến khối
lượng không đổi, thu được 2,4 gam chất rắn D.
a, Viết PTHH.
b, Tính khối lượng của 2 kim loại trong A và tính a.
Câu 22: Cho m gam bột Fe vào 300 ml dung dịch chứa 2 muối AgNO 3 0,15M; Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được
5,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 4,875 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được 5,8425 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Tính m.
Câu 23: Hòa tan hết 22,2 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 400 gam dung dịch H 2SO4 19,6% (loãng) thu được dung dịch
B và 13,44 lít khí H2 (đktc). Thêm từ từ 840 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M vào dung dịch B, sau phản ứng lọc kết tủa đem nung
trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Tính %m các chất trong hỗn hợp A và tính m.
Câu 24: Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H 2 (đktc). Mặt khác, nếu cho m
gam hỗn hợp A vào 200 ml dung dịch chứa AgNO 3 1,5M; Cu(NO3)2 1M, phản ứng xong, lọc bỏ phần chất rắn, thu được
dung dịch B chứa 3 muối. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc bỏ kết tủa đem nung ngoài không khí đến
khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Tính m và khối lượng mỗi muối trong dung dịch B.
Câu 25: Cho 4,5 gam bột Al tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl, KNO 3, thu được dung dịch X và 1,12 lít hỗn hợp khí
Y gồm N2 và H2. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 11,4.
a, Viết PTHH.
b, Cô cạn cẩn thận X được m gam muối khan. Tính m.
Câu 26: Hòa tan 6,3 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al bằng 400 ml dung dịch chứa HCl 1M và H 2SO4 0,5M. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A và 6,72 lít khí H 2 (đktc).
a, Tính khối lượng muối khan thu được .
b, Cho dung dịch A phản ứng với V lít dung dịch NaOH 2M. Tính V dung dịch NaOH cần dùng để thu được kết tủa lớn
nhất. Tính khối lượng kết tủa đó.
Câu 27: Một hỗn hợp bột Fe, Cu vào bình chứa 1 lít dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít H 2 (đktc), dung dịch A và 1 chất
không tan B. Để oxi hóa vừa hết hỗn hợp các sản phẩm còn trong bình, người ta phải cho thêm vào đó 15,15 gam KNO 3.

Sau khi các phản ứng xảy ra người ta thu được 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí và dung dịch C. Để trung hòa
lượng axit dư trong dung dịch người ta cần 300 ml dung dịch NaOH 1M.
a, Tính khối lượng hỗn hợp kim loại.
b, Tính CM dung dịch HCl.
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 3,61 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại A (hóa trị n không đổi) bằng dung dịch HCl thu được
2,128 lít H2 (đktc), còn khí hòa tan 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 0,896 lít NO (đktc,
duy nhất). Xác định A và %m mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 29: Cho 6,3 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M (hóa trị không đổi) tác dụng với Cl 2, sau 1 thời gian thu được 20,5
gam chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl, sinh ra 2,24 lít H 2 (đktc). Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng với dung
dịch HNO3 đặc, nóng dư thì lượng NO2 thoát ra vượt quá 5,04 lít (đktc). Xác định M.
Câu 30: Không dùng thuốc thử, hãy dùng PPHH để phân biệt 5 dung dịch sau: NaCl, NaOH, NaHSO 4, Ba(OH)2, Na2CO3.
5|Page


Kim Loại Và Phi Kim I
Câu 31: Có 5 dung dịch: HCl, NaOH, Na2CO3, BaCl2, NaCl. Cho phép dùng quỳ tím, hãy trình bày cách nhận biết các dung
dịch trên biết Na2CO3 làm quỳ hóa xanh.
Câu 32: Viết PTHH xảy ra khi cho các chất: Al, Fe, Fe 3O4, Al2O3, CO2, NaHCO3, P2O5, SO2. Lần lượt tác dụng với các dung
dịch: H2SO4 loãng; KOH.
Câu 33: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch X (không chứa H3PO4). Cô cạn dung dịch X thu được 3m gam chất rắn khan. Tính m.
Câu 34: Cho m gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, dư. Toàn bộ lượng Cl 2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào dung
dịch NaOH ở nhiệt độ thường. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 13,3 gam muối.
a, Tính m.
b, Tính thể tích CO2 (đktc) tối thiểu cần dùng để phản ứng vừa đủ với dung dịch X.
Câu 35: Nung bột Fe2O3 với a gam bột Al trong khí trơ, thu được 11,78 gam hỗn hợp rắn X. Cho X vào lượng dư dung dịch
NaOH. Thu được 1,344 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính a.
Câu 36: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO 4, KClO3, MnO2 thu được O2 và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm
KMnO4, KClO3, K2MnO4, KCl, MnO2. Cho toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl đặc, đun nóng. Tính
%m KMnO4 trong X.

Câu 37: X là quặng hematit đỏ chứa 64% Fe2O3 (còn lại là tạp chất không chứa Fe). Y là quặng manhetit chứa 92,8% Fe 3O4
(còn lại là tạp chất không chứa Fe). Trộn m 1 tấn X với m2 tấn Y thu được 1 tấn hỗn hợp Z. Đem toàn bộ Z luyện gang, rồi
luyện thép thì thu được 420,42 kg thép chứa 0,1% gồm C và tạp chất. Hiệu suất quá trình là 75%. Tính m 1:m2.
Câu 38: Một loại phân supephotphat kép chứa 75% muối Ca(H 2PO4)2, còn lại là các chất không chứa P. Tính độ dinh
dưỡng của loại phân lân này.
Câu 39: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Tính m.
Câu 40: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO 3 2M và BaCl2 1M, thu được a gam kết
tủa. Tính a.
Câu 41: Chia hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1 tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 0,035 mol SO2 (duy nhất).
+ Phần 2 tác dụng với H2SO4 loãng, dư, thu được V ml H2 (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu tốt đa 80 ml
dung dịch KMnO4 0,1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V.
Câu 42: Chia 78,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl
dư, thu được 77,7 gam hỗn hợp muối khan. Phần 2 tác dụng vừa hết với 500 ml dung dịch Y gồm HCl, H 2SO4 loãng, thu
được 83,95 gam hỗn hợp muối khan. Xác định %m mỗi chất trong X và tính C M các chất trong dung dịch Y.
Câu 43: Trộn 300 ml dung dịch HCl 2M với 300 ml dung dịch H 2SO4 2,25M (loãng) được dung dịch A. Biết dung dịch A tác
dụng vừa đủ với 28,95 gam hỗn hợp Al và Fe thu được V lít khí H 2 (đktc) và dung dịch B.
a, Viết PTHH.
b, Tính m Al, Fe ban đầu.
c, Tính V.
d, Tính khối lượng muối trong B.
Câu 44: Chia 43,4 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl
dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, phần 2 phản ứng vừa đủ với 8,96 lít Cl 2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại
trong hỗn hợp X.
Câu 45: Cho b gam hỗn hợp Mg, Fe tác dụng với 300 ml dung dịch AgNO 3 0,8M, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được dung dịch A1 và chất rắn A2 có khối lượng là 29,28 gam gồm 2 kim loại. Lọc hết chất rắn A 2 ra khỏi dung dịch A1.
a, Viết PTHH.
b, Hòa tan chất rắn A2 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Tính thể tích khí SO2 (đktc) thoát ra. Thêm A1 vào dung dịch
NaOH dư, lọc rửa kết tủa tạo thành, đun nóng trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6,4 gam chất rắn.

Tính %m mỗi kim loại trong hỗn hợp Fe, Mg ban đầu.

6|Page


Kim Loại Và Phi Kim I
Câu 46: Chỉ dùng thêm dung dịch NaOH và đun nóng, hãy trình bày PPHH để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl,
Ba(HCO3)2, FeCl2, MgCl2, NH4Cl, BaCl2.

7|Page



×