Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Nghe thuat ra quyet dinh va to chuc thuc hien quyet dinh quan li (moi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.61 KB, 29 trang )

NGHỆ THUẬT RA QUYẾT ĐỊNH
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Khái niệm chung về hoạt động quản lý
2. Một số kỹ năng tâm lý trong quá trình ra
quyết định quản lý
3. Một số kỹ năng tâm lý trong quá trình tổ
chức thực hiện quyết định quản lý


1. Khái niệm chung về hoạt động quản

1.1. Hoạt động quản lí là gì?
* Phân biệt các thuật ngữ: lãnh đạo, tổ
chức, quản lí và quản trị
- Lãnh đạo (lead): chỉ dùng với đối tượng là
con người, nhóm, tập thể, xã hội.
- Tổ chức (organize): được dùng rộng rãi
hơn - trong lĩnh vực xã hội loài người, loài
vật,…
- Quản lí, quản trị (management): được sử
dụng rộng rãi nhất, bao hàm cả lãnh đạo
và tổ chức.


* Lãnh đạo, quản lí là sự tác động qua lại
giữa chủ thể và khách thể nhằm thực
hiện mục tiêu quản lí.
- Là một công việc, một quá trình có ý thức
của con người với tư cách là chủ thể quản
lí;


- Là hoạt động có mục đích, các mục tiêu rõ
ràng;
- Đối tượng, khách thể của quản lí là một
hệ thống cấu trúc phức tạp, có những đặc
điểm riêng, trong đó hệ thống con người,
xã hội là phức tạp nhất;


- Để quản lí hiệu quả phải sử dụng những
công cụ, phương pháp quản lí phù hợp
(hành chính tổ chức, kinh tế, giáo dục,
tâm lý - xã hội);
- Quản lí đòi hỏi có những yếu tố, điều kiện
đảm bảo nhất định;
- Quản lí bao giờ cũng diễn ra trong một bối
cảnh, một môi trường nhất định,…


1.2. Chức năng quản lí
- Kế hoạch hóa là việc xác định mục đích,
các mục tiêu, xác định các giai đoạn phát
triển.
+ Xây dựng các phương án tổ chức, tính
toán những điều kiện đảm bảo, lựa chọn
các giải pháp phù hợp;
+ Xác định bước đi cụ thể, hình dung quá
trình diễn biến từ khởi đầu đến kết thúc;
+ Xác định các tiêu chí và công cụ đánh giá
kết quả các giai đoạn thực hiện kế hoạch
cũng như đánh giá cuối cùng.



- Tổ chức là quá trình sắp xếp, liên kết một
cách hợp lí các yếu tố công việc - con
người - bộ máy - phương tiện để đảm bảo
thực thi kế hoạch một cách hiệu quả tối
ưu.
- Lãnh đạo là quá trình định hướng, điều
phối, tác động đến hệ thống tổ chức
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giải
quyết những vướn mắc để bộ máy tổ
chức hoạt động thông suốt, nhịp nhàng,
hiệu quả. Hoạt động lãnh đạo là làm việc
với con người, cá nhân, nhóm, tập thể.


- Kiểm tra là việc theo dõi, xem xét sự vận
hành của bộ máy tổ chức trong quá trình
triển khai kế hoạch có khớp với những dự
tính không; những bước đi và kết quả có
phù hợp với mục tiêu không; phân tích
những điều kiện đảm bảo, những khó
khăn, vướn mắc để điều chỉnh kịp thời.
Kiểm tra gắn liền với quá trình điều chỉnh
kế hoạch và các tác động quản lí để đạt
tới các mục tiêu đã xác định.


1.3. Tính chất của hoạt động lãnh đạo, quản lí
1.3.1. Hoạt động quản lý vừa là một khoa học,

vừa là một nghệ thụật, là một nghề của xã
hội.
* Hoạt động quản lý là một khoa học bởi vì:
- Phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật,
nắm vững đối tượng, có thông tin đầy đủ
chính xác, có khả năng thực hiện (tính khả
thi).
- Phải tuân theo các quy luật khách quan, gạt
bỏ những tình cảm và giá trị khác, phải dựa
trên những phương pháp quản lý khoa học và
trên những phương pháp quản lý cụ thể.


* Hoạt động quản lý là nghệ thuật, bởi vì:
- Phải biết “đóng vai”, “biểu diễn” cho phù
hợp với đối tượng và hoàn cảnh.
- Phải có kỹ năng tư duy sáng tạo:
+ Không mô thức hóa, nghĩa là nghệ thuật
lãnh đạo không có cách thức và quy định
thống nhất;
+ Có tính linh hoạt;
+ Có tính đặc thù và tính ngẫu nhiên;
+ Biết dùng người đúng vị trí, phù hợp với
khả năng.


* Hoạt động quản lý là một nghề trong xã
hội, bởi vì:
- Có quá trình đào tạo, có tích luỹ kinh
nghiệm, có năng lực tổ chức.

- Đòi hỏi có năng khiếu, say mê, nhiệt tình.
- Có đối tượng cụ thể: đối tượng đó là con
người (cá nhân, nhóm, tập thể) và tổ chức.
- Sản phẩm của hoạt động quản lý là các
quyết định, nó có ảnh hưởng và tác động
tới quá trình phát triển xã hội.
- Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý tỷ lệ thuận
với hiệu quả lãnh đạo.


1.3.2. Hoạt động quản lý là một dạng hoạt
động phức tạp và có tính chuyên biệt
- Tính phức tạp của hoạt động quản lý được
qui định bởi đặc điểm của đối tượng quản
lý, của các mối quan hệ xã hội mà nó
đụng chạm tới. Đối tượng quản lý là con
người và tổ chức với những đặc điểm và
tâm lý phức tạp khác nhau.
- Tính chất chuyên biệt thể hiện trong yêu
cầu về đào tạo người quản lý, lãnh đạo
(phẩm chất, kiến thức, kỹ năng) với kiến
thức sâu rộng và đặc biệt là quá trình tự
đào tạo của nhà quản lý.


1.3.3. Hoạt động quản lý là hoạt động gián
tiếp
- Sản phẩm của hoạt động quản lý được
đánh giá qua sự phát triển của từng cá
nhân, tập thể, qua kết quả, hiệu quả hoạt

động của tập thể do cá nhân phụ trách.
- Người quản lý, lãnh đạo giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu thông qua tổ chức
bằng cách điều khiển, tác động tới con
người và tổ chức.


1.3.4. Hoạt động của người quản lý được
tiến hành chủ yếu thông qua hoạt động
giao tiếp.
- Hoạt động quản lý là hoạt động tổ chức
điều khiển con người, nên thường xuyên
giao tiếp, quan hệ với con người.
- Hoạt động giao tiếp có mặt ở tất cả các
khâu của hoạt động quản lý thông quan
bằng lời nói, hoặc không bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng người khác.


1.3.5. Hoạt động quản lý là một hoạt động
có tính sáng tạo cao
- Trong mọi lĩnh vực của hoạt động quản lý
đòi hỏi chủ thể phải có năng lực sáng tạo,
tư duy linh hoạt mềm dẻo. Mỗi một tình
huống xảy ra đòi hỏi phải có cách xử lý
thích hợp.
- Mặt khác, tất cả các văn bản, chỉ thị, các
quy chế,… là quy định chung. Việc vận
dụng nó vào các trường hợp cụ thể vào
thực tiễn đa dạng, muôn màu, muôn vẻ

rất cần tư duy linh hoạt, mềm dẻo, nhạy
bén và sáng tạo.


1.3.6. Hoạt động quản lý là hoạt động căng
thẳng, tiêu phí nhiều năng lượng thần kinh
và bắp thịt, đòi hỏi phải nhạy cảm
- Hoạt động quản lý thường xuyên nắm bắt và
theo dõi công việc, giải quyết nhiều vấn đề
trong những điều kiện về thời gian, không
gian và thông tin hạn chế, có nhiều vấn đề
giải quyết trong cùng thời gian, đòi hỏi luôn
phải thay đổi tâm thế và tư duy.
- Có những công việc phải suy nghĩ trong
nhiều giờ, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm.
- Có những công việc đòi hỏi người quản lý
phải linh hoạt nhưng phải đúng nguyên tắc.


2. Một số kỹ năng tâm lý trong quá
trình ra quyết định quản lý
Bước 1. Nhận thức
tình huống có vấn
đề

Xử lí
tình huống, ra
quyết định

Bước 2. Thu thập

và xử lí thông tin

Bước 3. Hoạch định
các phương án giải
quyết định vấn đề

Bước 4. Lựa chọn
phương án tối ưu
và quyết định cách
xử lí


2.1. Kỹ năng nhận thức tình huống quản lí
- Xác định vấn đề trong tình huống quản lí
và ý nghĩa, tầm quan trọng của chúng.
- Xác định các yếu tố, thành phần của vấn
đề trong tình huống quản lí.
- Xác định nhiệm vụ cần giải quyết trong
tình huống quản lí.


2.2. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
- Liệt kê các thông tin có liên quan đến việc
giải quyết nhiệm vụ trong tình huống
quản lí: thị trường, đối tượng kinh doanh,
đối tác, đối thủ cạnh tranh,…
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các
thông tin đến việc giải quyết nhiệm vụ
của vấn đề trong tình huống quản lí.
- Xác định đầy đủ, chính xác những thông

tin cần thiết đến việc giải quyết nhiệm vụ
của vấn đề trong tình huống quản lí.


2.3. Kỹ năng hoạch định các phương án giải
quyết vấn đề
- Liệt kê các phương án có thể có để giải
quyết nhiệm vụ của vấn đề trong tình
huống quản lí.
- Phân tích ưu điểm, khuyết điểm của từng
phương án và định lượng bằng điểm số.
Xác định lợi thế của từng phương án = ưu
điểm - khuyết điểm
- Lập bảng so sánh lợi thế của từng phương
án và xếp thứ hạng ưu tiên.


2.4. Kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu và
quyết định quản lí
Khi ra quyết định quản lý người lãnh đạo,
nhà đàm phán phải kết hợp phương án tối
ưu với điều kiện cụ thể ngay trong thời
điểm ra quyết định quản lý.
- Phương án tối ưu = phương án hạng 1.
- Quyết định: có 2 loại:
+ Quyết định đơn = phương án tối ưu.
+ Quyết định kép = phương án tối ưu +
phương án khác (lợi thế > 0).



1.
2.
3.
4.
5.
6.

Các phương pháp ra quyết định
Phương pháp độc đoán
Phương pháp phát biểu cuối cùng
Phương pháp nhóm tinh hoa
Phương pháp cố vấn
Phương pháp luật đa số
Phương pháp nhất trí


3. Một số kỹ năng tâm lý trong quá
trình tổ chức thực hiện quyết định
quản
lý truyền đạt quyết định quản lý
1. Kỹ năng
- Là khả năng thuyết phục nhân viên tin rằng
quyết định đó là đúng đắn, cần thiết, từ đó
hình thành tâm thế đúng cho người thực hiện.
- Người lãnh đạo phải làm chủ xúc cảm của bản
thân trong quá trình truyền đạt.
- Phải có hình thức truyền đạt phù hợp nhất với
đặc điểm của những người thực hiện.
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng: xuất phát từ yêu
cầu của nhiệm vụ mà lựa chọn những cá nhân

có phẩm chất nhân cách phù hợp đảm nhận.


2. Kỹ năng động viên, khích lệ việc thực
hiện quyết định quản lý
* Về bản chất tâm lý, quá trình động viên,
khích lệ là quá trình tạo ra động cơ thúc
đẩy việc thực hiện quyết định quản lý đạt
kết quả cao.
Động cơ
Xu hướng cá
nhân:
- Nhu cầu.
- Hứng thú.
- Lí tưởng.
- Niềm tin.
- Thế giới quan.

Đặc điểm thực
tế của đơn vị:
- Giá trị của
đơn vị.
- Các quy định.
- Chế độ chính
sách.

Các đặc trưng
của công việc:
- Kỹ năng.
- Tầm quan

trọng.
- Tính độc lập.


* Các biện pháp động viên, khích lệ tương
ứng như:
- Biện pháp tác động vào động cơ chính trị tư tưởng nhằm làm cho họ nhận thức đầy
đủ, đúng đắn hành động của họ phù hợp
với nội qui cơ quan, qui định pháp luật,…
- Biện pháp tác động vào động cơ hoạt
động vì công việc nhằm làm cho họ
khẳng định năng lực công tác của bản
thân mình, luôn luôn cố gắng hoàn thành
mọi công việc được phân công.


- Biện pháp tác động vào động cơ hoạt
động vì người khác nhằm làm cho họ thể
hiện tinh thần tập thể, cộng đồng xã hội.
- Biện pháp tác động vào nhu cầu vật chất.
- Biện pháp tác động vào nhu cầu tình cảm.
- Biện pháp tác động vào nhu cầu xã hội.


×