Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

ĐỊNH GIÁ CHI PHÍ NGOẠI tác TRONG QUÁ TRÌNH xây DỰNG và vận HÀNH NHÀ máy THỦY điện BUÔN KUỐP TỈNH đăk lăk và TỈNH đăk NÔNG lê văn chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH GIÁ CHI PHÍ NGOẠI TÁC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG VÀ VẬN HÀNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BUÔN KUỐP
TẠI RANH GIỚI TỈNH ĐĂK LĂK VÀ TỈNH ĐĂK NÔNG

LÊ VĂN CHUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Định Giá Chi Phí
Ngoại Tác Trong Quá Trình Xây Dựng Và Vận Hành Nhà Máy Thủy Điện Buôn
Kuốp Tại Ranh Giới Tỉnh Đăk Lăk Và Tỉnh Đăk Nông” do Lê Văn Chung, sinh
viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _____________________________.

Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn

______________________________
Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

______________________________ ______________________________
Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức.
Để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã sinh
thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được
bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia
đình và bạn gái tôi đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi trong những thời gian khó
khăn nhất.

Gửi đến Cô hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thị Ý Ly lòng biết ơn chân thành nhất.
Cảm ơn Cô đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ
ích, và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 32 đã hỗ trợ, gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, Ban Quản lý Rừng Đầu
nguồn và Rừng Phòng hộ xã Đrây Sap tỉnh Đăk Lăk đã nhiệt tình cung cấp số liệu và
hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn xã Hòa Phú, xã Đrây
Sap, buôn Kuốp và buôn Ea Đăk Sô. Các anh chị, cô chú thuộc UBND xã Hòa Phú, xã
Đrây Sap đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2010
Sinh viên

Lê Văn Chung


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ VĂN CHUNG. Tháng 7 năm 2010. “Định Giá Chi Phí Ngoại Tác Trong
Quá Trình Xây Dựng Và Vận Hành Nhà Máy Thủy Điện Buôn Kuốp Tại Tỉnh
Đăk Lăk Và Tỉnh Đăk Nông”.
LÊ VĂN CHUNG. July 2010. “Estimating the External costs of building and
operating the Buon Kuop Hydropower Plant in Dak Lak and Dak Nong

Provinces”.
Trong chuyên đề đánh giá tác động môi trường và báo cáo tài chính hàng năm
của nhà máy đã bỏ qua hàng loạt các chi phí môi trường, những yếu tố quan trọng
trong việc xác định (NPV) và giá điện (P). Nghiên cứu được tiến hành bằng việc nhận

dạng, liệt kê các yếu tố môi trường bị tác động bởi nhà máy. Ước tính chi phí tổn hại
môi trường thông qua các yếu tố môi trường đã được nhận dạng. Sử dụng phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp kết hợp tính toán dựa trên giá trị thực tế của các loại tài
nguyên thiên nhiên. Kết hợp các chi phí này vào việc xác định các chỉ tiêu đánh giá
khả năng kinh tế của nhà máy đó là NPV và P. Kết quả đề tài đạt được là nếu giữ giá
điện ở mức 672 đồng/kWh, NPV giảm 20%. Khi kết hợp chi phí môi trường, P tăng
lên 715 đồng/kwh để trang trải chi phí trực tiếp và chi phí đền bù của nhà máy, đồng
thời duy trì giá trị hiện tại ròng ở mức ban đầu. Từ kết quả tính toán, đề tài đưa ra kề
nghị chính sách áp dụng tính toán các chỉ tiêu đánh giá khả năng kinh tế phải kết hợp
các yếu tố môi trường.
Chính phủ quy định các nhà máy thủy điện áp dụng phương pháp phân tích,
thẩm định tất cả các chi phí của các đề án. Chính sách giá điện áp dụng cho tất cả các
nguồn năng lượng điện trong tương lai nên sử dụng giá cả dựa trên chi phí toàn bộ,
người sử dụng trả tiền cho chi phí môi trường trong giá điện được tạo ra bởi nhà máy.
Điều này nên được áp dụng cho tất cả các loại nhiên liệu và các nguồn năng lượng,
không chỉ có thủy điện. Theo đó, điều này sẽ khuyến khích người tiêu dùng thực hiện
các biện pháp tiết kiệm năng lượng và có thể xóa bỏ hiện tượng bao cấp giá điện của
nghành điện.


MỤC LỤC
Trang
Cft = Cdt + Cet

20

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam


NPV

Hiện giá ròng

P

Giá điện không có chi phí ngoại tác

P’

Giá điện khi đã kết hợp chi phí ngoại tác

Q

Sản lượng điện hàng năm

N

Tuổi thọ của nhà máy X năm (X1 – X2)

i

Suất chiết khấu

NPVd

Hiện giá ròng không có kết hợp chi phí môi trường

NPVf


Hiện giá ròng có kết hợp chi phí môi trường

IEA

Cơ quan Năng lượng quốc tế

NLTT

Năng lượng tái tạo

KHCN

Khoa học công nghệ

Cft

Tổng chi phí trong năm t của nhà máy.

Cdt

Chi phí trực tiếp trong năm t của nhà máy đó bao gồm chi phí đầu tư
và chi phí O&M (vận hành, bảo dưỡng)

v


Cet

Chi phí ngoại tác trong năm t của nhà máy đó bao gồm chi phí gây tổn

hại môi trường và chi phí sản xuất điện trong năm t

CTDVMTR

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

TB-ĐN

Tây Bắc – Đông Nam

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Bảng Doanh Thu Hàng Năm của Khu Du Lịch Thác Gia Long Trước và Sau Khi
Hồ Buôn Kuốp Tích Nước

28

Đơn vị: ngàn đồng

29

Bảng 4.2. Thành Phần Các Loại Cây trồng Tại Buôn Kuốp và Buôn Ea Đăk Sô


30

Đơn vị tính: Ha

30

Bảng 4.3. Sản Lượng Cây Trồng Bị Mất qua Các Năm

31

Bảng 4.4. Diện Tích Đất Nông Nghiệp và Lương Thực Bị Ngập tại Khu Vực Đập Nước

34

Bảng 4.5. Sản Lượng và Giá của Các Loại Cây Trồng Khu Vực Thủy Điện Buôn Kuốp

35

Nguồn tin: UBND Xã Đrây Sap, 2010

35

Bảng 4.6. Diện Tích Cây Trồng Bị Chiếm Dụng tại Khu Vực Nhà Máy Phát Điện thuộc Xã
Hòa Phú

35

Bảng 4.7. Sản Lượng và Giá của Các Loại Cây Trồng Bị Chiếm Dụng tại Khu Vực Nhà Máy
Phát Điện thuộc Xã Hòa Phú


36

Bảng 4.8. Diện Tích Rừng Có Khả Năng Áp Dụng Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Rừng

37

Bảng 4.8. Chi Phí Chi Trả Cho Người Cung Cấp Dịch Vụ Môi Trường Rừng

38

vi


Bảng 4.7. Diện Tích Các Loại Rừng Bị Ngập và Mất Khai Thác Hàng Năm

41

Bảng 4.8. Giá Trị Bị Mất Do Mất Khai Thác Rừng Hàng Năm

41

Bảng 4.9. Sản Lượng Cá Lăng Qua Các Năm

45

Đơn vị tính: tấn

45


Bảng 4.10. Diện Tích Rừng Qua Các Năm

50

Bảng 4.11. Bảng Tổng Hợp Sự Thay Đổi Giá Trị NPV và P trong Các Trường Hợp 1,2,3

53

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Gia Tăng Tiêu Thụ Dầu Lửa Qua Các Năm

7

Hình 2.2. Tài Nguyên Nước Việt Nam

11

Hình 4.1. Hồ Thủy Điện Buôn Kuốp

22

Hình 4.2. Thác Gia Long

28

Hình 4.3. Nước Sông Tại Thác Đrây Sap Đục trong Mùa

29


Hình 4.4. Nước Thác Trinh Nữ Xanh Biết trong Mùa Kiệt

29

Hình 4.5. Đồi Trọc Xung Quanh Vùng Dự Án

32

Hình 4.8. Rừng Khộp Vào Mùa Khô

39

Hình 4.9. Rừng Khộp Vào Mùa Mưa

39

Hình 4.10. Khu Vực Bố Trí Tái Định Cư Công Trình Thủy Điện Buôn Kuốp

48

vii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Với việc áp dụng các kết quả đã tính toán ở trên, kết hợp các số liệu cơ sở đã có tính toán trên
phần mềm Excel ta có kết quả tính toán P’ = 715 đồng/kWh

52

Kết quả cho ta thấy NPV giảm 20% khi có kết hợp chi phí môi trường vào trong chi phí trực

tiếp của nhà máy, giá điện tăng lên ở mức 715 đồng/kWh so với mức giá cũ là 672 đồng/kwh.
52
Đề xuất giải pháp

52

Dựa vào kết tính toán ta thấy rằng nếu giá điện được giữ ở mức ban đầu 672 đồng/kwh thì
NPV sẽ giảm khi có kết hợp chi phí môi trường, để có giá trị NPV như ban đầu thì giá điện
phải tăng lên một mức mới là 715 đồng/kwh, như vậy nhà máy mới đảm bảo doanh thu, trang
trải hết các khoảng chi phí sản xuất điện và đền bù những tác động môi trường nhà máy gây
ra.

52
viii


Và như vậy cần phải có những chính sách quy định áp dụng những nguyên tác tính toán đầy
đủ chi phí, trong đó có cả chi phí môi trường, và người dân phải trả tiền cho chi phí môi
trường trong giá điện được tạo ra bởi nhà máy thủy điện.

52

Phụ lục 1: Các Chi Phí Ngoại Tác Cụ Thể Qua Từng Năm

54

Phụ lục 2: Giá Trị Hiện Tại Ròng (NPV) Trong Hai Trường Hợp: Kết Hợp và Bỏ Qua Chi Phí
Ngoại Tác vào Trong Chi Phí Trực Tiếp của Nhà Máy.

55


Phụ lục 3: Doanh Thu–Chi Phí Trong Hai Rường Hợp: Có và Không Lồng Ghép Chi Phí
Ngoại Tác vào Chi Phí Trực Tiếp của Nhà Máy Thủy Điện Buôn Kuôp.

55

Phụ lục 4: Bảng Phân Bổ Chi Phí Theo Năm Xây Dựng.

56

Phụ Lục 5 : Bảng Câu Hỏi Điều Tra

57

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Thủy điện Buôn Kuốp có công suất 280 MW, là công trình lớn thứ 2 ở Tây
Nguyên sau thủy điện Yaly, được khởi công xây dựng ngày 21-12-2003, trên địa bàn
xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, xã Ea Na, huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk và
xã Nam Đà, huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 5 nghìn
tỉ đồng. Là công trình trọng điểm của quốc gia, được xây dựng theo Cơ chế 797-400
của Chính phủ, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và tổ hợp 6 nhà
thầu thi công gồm: Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng), Tổng công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng số 1, Tổng công ty Lắp
máy Việt Nam, Công ty Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam và Công ty

CONSTREXIM HOLDINGS.
Công trình thủy điện Buôn Kuốp có tổng khối lượng đào đắp đất đá, đổ bê tông
khoảng 4,4 triệu m3. Trong đó có những hạng mục có khối lượng lớn, phức tạp và độ
khó vào loại phức tạp nhất từ trước đến nay. Ngày 25-11-2007, sau gần 4 năm thi
công, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam đã hoàn thiện đường hầm số 1
có chiều dài gần 9km. Đây là đường hầm dẫn nước dài nhất Việt Nam đến thời điểm
hiện nay, kết quả này khẳng định năng lực của kỹ sư và công nhân Việt Nam. Trên các
hạng mục đập tràn và đập chính từ tháng 1-2004 đến tháng 10-2009, công ty đã phát
dọn hơn 60.000.000m2 rừng, đào đắp hàng triệu m3 đất đá, thi công hàng triệu m3 bê
tông, với giá trị sản lượng bình quân mỗi năm đạt hơn 30 tỉ đồng.
Với những đóng góp của Bộ đội Trường Sơn, thủy điện Buôn Kuốp hoàn thành
những mốc quan trọng đúng kế hoạch: Ngày 8-2-2007 ngăn sông, ngày 25-11-2007
thông hầm dẫn nước số 1, ngày 29-3-2009 phát điện tổ máy số 1 và ngày 28-9-2009
phát điện tổ máy số 2 lên lưới điện quốc gia. Sau khi phát điện cả 2 tổ máy bình quân


mỗi năm thủy điện Buôn Kuốp sản xuất khoảng 1,4 tỉ KWh. Ngoài ra, công trình còn
mở ra cơ hội thuận lợi phát triển du lịch, mở mang nghề nuôi trồng thủy sản, tạo thêm
nhiều việc làm cho người dân địa phương. Có thể nói, từ công trình thủy điện mang
tầm quốc gia này, sẽ tiếp thêm động lực cho Tây Nguyên phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những số liệu tích cực mà nhà máy thủy điện Buôn Kuốp
đã đạt được trong thời gian qua, thì một số vấn đề còn hạn chế trong một nhà máy thủy
điện đó là các tác động ngoại tác đến môi trường, hệ sinh thái và con người. Những
báo cáo chuyên đề của công ty về giá điện và các chi phí của nhà máy trước đây đã bỏ
qua chi phi ngoại tác, chính sự thiếu sót này đã dẫn đến việc xác định không chính xác
giá điện thực tế, các ban nghành có thẩm quyền trong nghành điện đã không đề cập
đến vấn đề này trong thời gian qua, dẫn đến thiếu những chính sách phát triển nghành
điện và phát triển đúng với giá trị của tài nguyên nước mang lại lợi ích cho chúng ta.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên, nhằm có nhìn nhận đúng hơn về chi
phí trong quá trình xây dựng và hoạt động của nhà máy điện năng, đề tài tiến hành

định giá các tác động ngoại tác do nhà máy này gây ra đối với môi trường, hệ sinh thái
và con người sống xung quanh khu vực này. Hai yếu tố hiện giá ròng NPV, giá điện P
là các chỉ tiêu quan trọng để xác định khả năng tài chính của nhà máy thủy điện, nó
giúp cho nhà máy tính toán chính xác hơn về giá bán điện khi có sự tham gia chi phí
của các yếu tố ngoại tác, thu về nguồn lợi chính đáng của nhà máy, xác định được khả
năng tài chính của mình, xác định phương hướng phát triển cho nhà máy trong tương
lai. Đặc biệt, quan trọng hơn đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu
quả và đúng với giá trị của nó, điện năng sẽ được sử dụng một cách hợp lý hơn, giảm
nhẹ tình trạng thiếu điện trầm trọng như hiện nay. Từ đó, chúng ta biết rõ hơn về thái
độ, nhận thức của một bộ phận dân cư về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để qua
đó có một chiến lược quản lý, sử dụng và bảo vệ một cách có hiệu quả và bền vững
những nguồn tài nguyên quý giá này.
Được sự cho phép của Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh và cô hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thị Ý Ly, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Định Giá Chi Phí Ngoại Tác Trong Quá Trình Xây Dựng Và Vận Hành Nhà
Máy Thủy Điện Buôn Kuốp Tại Tỉnh Đăk Lăk Và Tỉnh Đăk Nông”. Với mong
muốn đem những kiến thức đã được học ở trường áp dụng vào thực tế, hy vọng khóa
2


luận là tài liệu bổ ích, góp phần vào việc ra quyết định của các nhà lập chính sách, các
cấp chức năng ban ngành địa phương.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Định giá chi phí ngoại tác trong quá trình xây dựng và vận hành của nhà máy
thủy điện Buôn Kuôp tại ranh giới tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông.
- Nhằm đề xuất các chính sách khai thác, quản lý nguồn tài nguyên thủy điện
một cách hiệu quả và bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình họat động và vai trò của nhà máy thủy điện trong việc cung

cấp điện năng.
- Nhận dạng và phân tích các tác động ngoại tác trong quá trình xây dựng và
vận hành nhà máy.
- Ước tính các tác động ngoại tác
- Tính toán chi phí xã hội đối với sản phẩm điện năng
- Đề xuất các giải pháp khai thác và quản lý nguồn tài nguyên thủy điện một
cách hiệu quả và bền vững
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại nhà máy thủy điện Buôn Kuốp,
khu vực dân cư xung sống xung quanh nhà máy và khu vực tái định cư thuộc địa bàn
tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 29/3/2010 đến 29/7/2010.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua các bước sau:
- Thu thập phân tích số liệu sơ cấp từ địa bàn nghiên cứu và số liệu thứ cấp từ
các cơ quan và các kết quả công bố của nhà máy có liên quan đến nội dung nghiên
cứu, số liệu thu thập được về môi trường cùng các yếu tố ngoại tác khác, và thực hiện
thêm các cuộc khảo sát trên trang web,sách báo...
- Ước tính chi phí của việc làm giảm nhẹ các tác động đến môi trường và những
chi phí bồi thường trong việc tái định cư của người dân bị ảnh hưởng bởi nhà máy.

3


- Kết hợp chi phí ngoại tác vào trong giá thành điện năng của nhà máy, xác định
NPV trước và sau khi kết hợp các chi phí ngoại tác.
- Đề xuất các chính sách phù hợp để khuyến khích các nhà máy thủy điện áp
dụng các nguyên tắc tính toán, xác định giá thành điện có kết hợp chi phí môi trường.
Điều này sẽ đảm bảo thu nhập cho nhà máy đủ để trang trải các chi phí của các giai
đoạn sản xuất điện, bao gồm cả việc bảo vệ môi trường và chi phí đền bù cho các tổn

hại nhà máy gây ra.
1.5 Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương
- Chương 1: Đặt vấn đề. Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc khóa luận.
- Chương 2: Tổng quan. Nêu khái quát về tình hình sản xuất và sử dụng điện ở
nước ta. Tầm quan trọng của thủy điện Buôn kuôp trên mạng lưới điện quốc gia,
những thuận lợi và khó khăn của ngành điên đặc biệt là thủy điện. Đây là bức tranh
toàn cảnh đơn giản nhất về tình hình sử dụng điện những năm gần đây.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày một số khái niệm
về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Đây là phần chính của đề tài,
nhận định tổng quát về tình hình khai thác, sử dụng điện,, các chi phí và lợi nhuận
trong sản xuất điện cùng với những ảnh hưởng của việc xây dựng nhà máy đến nguoif
dân sống trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó đưa ra những kết luận, kiến nghị để hoàn
thành mục tiêu nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tóm lược kết quả đã nghiên cứu và đề xuất
các kiến nghị.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu
Trước tình trạng của biến đổi khí hậu ngày càng tăng trong thời gian qua, chức
năng tự nhiên của các con sông đã đóng vai trò quan trọng đối với việc giảm thiểu các
ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên lên con người và các hệ sinh thái. Tiến sĩ Đào
Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam, đã đặt vấn đề

“Nhưng thủy điện phát triển ồ ạt, xâm phạm đến sự nguyên vẹn của các hệ thống sông,
làm cho nguồn nước mặt của hệ thống sông ngòi có vấn đề. Chúng ta không thể không
phát triển đập, thủy điện nhưng phải tính giải pháp phù hợp” tại hội thảo về các
khuyến nghị đối với việc phát triển thủy điện ở lưu vực sông Đồng Nai ngày 17-4. Hội
thảo do Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, Đồng Nai) cùng Trung tâm Đa dạng
sinh học (CBD) và Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức. hiện nay các tác
động có lợi của việc phát triển thủy điện, mà cụ thể là việc mở ra nhiều cơ hội cho các
lĩnh vực khác như quản lý tài nguyên nước, phát triển nông nghiệp, cung cấp dịch vụ,
xóa đói giảm nghèo vẫn chưa được nhận thức đầy đủ. Di dời cộng đồng địa phương là
vấn đề mấu chốt và gây nhiều tranh cãi khi phát triển thủy điện ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Đây là hệ quả không thể tránh khỏi của việc phát triển thủy điện. Kinh
nghiệm giảm thiểu tác động của việc di dời người dân ở các nước đang phát triển còn
rất hạn chế so với kinh nghiệm hay trên thế giới về tái định cư.
Việc lồng ghép đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) trong quy hoạch phát
triển thủy điện đã được quan tâm và triển khai ở một số nước dưới dạng các dự án
nghiên cứu thí điểm. Theo các kết quả của những nghiên cứu này, ĐMC đã tạo một cơ
chế đánh giá và tìm hiểu toàn bộ rủi ro tiềm năng liên quan đến thủy điện đối với con
người và môi trường trong phạm vi trực tiếp nơi thi công dự án và khu vực rộng lớn
hơn. Quá trình này cũng tạo ra cơ chế xác định và đánh giá các biện pháp giảm thiểu


tác động và đền bù hiệu quả nhất, bao gồm cả biện pháp giảm thiểu rủi ro và đền bù
đầy đủ cho các tác động tiêu cực xảy ra.
Một nghiên cứu điển hình “Environmental Protection and Compensation Costs
for the Yali Hydropower Plant in Vietnam” do Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn Sông,
Đỗ Văn Đức và Trần Văn Đức thực hiện vào năm 2002, nghiên cứu đã đánh giá và tìm
hiểu toàn bộ rủi ro tiềm năng liên quan con người và môi trường trong phạm vi trực
tiếp nơi thi công dự án thủy điện Yaly thuộc tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu đã nhận định
một loạt các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng bởi nhà máy thủy điện, cụ thể: khí hậu,
thủy văn, đất, nước, rừng, thủy sản, động vật rừng, quản lý đầu nguồn và vấn đề về tái

định cư. Những kết quả đề tài nghiên cứu đạt được đã đáp ứng được yêu cầu của
nguyên tắc “PPP”, người gây ô nhiễm phải trả tiền, các yếu tố môi trường bị nhà máy
tác động đã được đánh giá cụ thể dựa vào các số liệu thứ cấp và phương pháp thị
trường, giúp nhà máy có thu nhập để trang trải những chi phí nhà máy và bồi thường
tổn hại môi trường khi giá điện tăng lên từ 5.2 cent/kwh đến 5.68 cent/kwh, người dân
sử dụng điện phải trả chi phí môi trường cho nhà máy trong giá điện nhà máy tạo ra.
Nghiên cứu đã chỉ ra được những thiếu sót của nhà máy thủy điện Yaly, trong các báo
cáo tài chính và môi trường của nhà máy đã bỏ qua một loạt các chi phí môi trường
trong việc xác định các chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính, đó là NPV và P. Nhà máy
đã xác định giá điện không bao gồm chi phí môi trường nên giá trị hiện tại ròng không
phản ánh đúng giá trị của nó. Nghiên cứu đã đề nghị các giải pháp để có thể áp dụng
nguyên tắc tính giá dựa vào chi phí đầy đủ.
2.2. Tổng quan về tình hình sử dụng điện trên thế giới.
Trong nhiều năm qua, do sự bùng nổ của công nghiệp hoá ở các nước đang phát
triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh, nhu cầu dầu lửa của thế giới ngày càng tăng
một cách nhanh chóng. Các nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá, 2/3 lượng tăng nhu cầu
năng lượng của thế giới là do nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ. Phần còn lại là do sự
tăng nhu cầu dầu lửa của các nước đang phát triển khác. Cơ quan Năng lượng quốc tế
(IEA) dự báo, năm 2008 thế giới sẽ cần bổ sung thêm khoảng 2,2 triệu thùng dầu mỗi
ngày so với 1,5 triệu thùng trong năm 2007 và nhu cầu này sẽ tăng 2%/ năm cho đến
năm 2012. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới đến 2025 sẽ
tăng thêm khoảng 35%.
6


Hình 2.1. Sơ Đồ Gia Tăng Tiêu Thụ Dầu Lửa Qua Các Năm

Nguồn tin: Bộ Năng lượng Mỹ, 2005
Khu vực Đông Nam Á, tuy có trữ lượng nhiên liệu hoá thạch khá dồi dào với 22
tỉ thùng dầu, 227.000 tỉ feet khối khí đốt tự nhiên, 46 tấn than đá, 234 gigawatts thuỷ

điện và 20 gigawattts địa nhiệt điện, nhưng do các nước thành viên ASEAN đang đẩy
mạnh công nghiệp hoá nên vẫn thiếu năng lượng trầm trọng. Trong khi đó các nhà
khoa học hàng đầu của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… đã đưa ra lời cảnh báo về một
cuộc khoảng hoảng năng lượng trong thế kỷ XXI. Phân tích về nguyên nhân dẫn đến
cuộc khủng hoảng này, các nhà khoa học cho rằng chủ yếu do nguồn dầu lửa, khí đốt,
than đá đã cạn kiệt, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao do nhiều quốc gia
đang đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có nguồn năng lượng chủ đạo mới
thay thế dầu lửa; bất ổn về an ninh ở các vùng chiến lược về năng lượng của thế giới
và thế giới còn bất đồng quan điểm về các giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng.
Mặc dù nguồn năng lượng tái tạo không ngừng được phát triển, việc sử dụng
loại năng lượng xanh này không thể giúp thế giới bớt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa
thạch, khi mà nhu cầu tiêu thụ năng lượng vẫn tăng lên không ngừng và thiếu sự kiểm
soát. Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo không thể thay thế các nhà máy than, dầu
hoặc khí, mà chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu mỗi ngày một tăng của con người,
xem ra giải pháp đơn giản nhất để phát triển bền vững là thiết lập một giới hạn tuyệt
7


đối cho mức tiêu thụ năng lượng và sản lượng năng lượng. Cả thế giới đang tăng
cường khai thác nguồn năng lượng tái tạo trong khi vẫn đốt ngày càng nhiều nhiên liệu
hóa thạch hơn. Đây là thực tế đang diễn ra ở Mỹ, ở châu Âu và trên toàn cầu.
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
2.3.1. Tổng quan về ngành điện Việt Nam
a. Tình hình sản xuất và sử dụng các loại năng lượng
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng để phát triển mạnh các dạng năng lượng
tái tạo (NLTT), hệ thống kênh rạch dày đặc là một thế mạnh để phát triển thủy điện
nhỏ, đó là tiềm năng hiện được khai thác nhiều nhất. Tuy nhiên cho tới nay theo con số
cung cấp của Trung tâm Thông tin (Bộ KHCN) nước ta mới chỉ có khoảng 120.000
trạm thuỷ điện. Và những trạm này chủ yếu là do tư nhân đầu tư với tổng công xuất
ước tính đạt 300MW cung cấp cho các hộ gia đình ỏ các khu vực miền núi vùng cao.

Ngoài nguồn năng lượng truyền thống từ than đá thì các nguồn năng lượng từ nguồn
NLTT cũng góp phần đáng kể để giả quyết vấn đề thiếu điện trầm trọng hiện nay. Các
đề tài nghiên cứu đang được tiến hành cho thấy Việt Nam có thể phát triển mạnh
nguồn năng lượng tái tạo, đó là thuỷ điện nhỏ, gió, mặt trời và sinh khối (biomass). Từ
lâu, thuỷ điện nhỏ đã được sử dụng ở Việt Nam nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng ở
quy mô gia đình và cộng đồng nhỏ, chủ yếu là vùng trung du miền núi.
Thuỷ điện nhỏ có sức cạnh tranh so với các nguồn năng lượng khác do điện từ
đó có giá thành cạnh tranh, trung bình khoảng 4 cent (600 đồng)/KWh. Ước tính Việt
Nam có khoảng 480 trạm thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 300MW, phục vụ
hơn 1 triệu người tại 20 tỉnh. Trong số 113 trạm thuỷ điện nhỏ, công suất từ 100KW10MW, chỉ còn 44 trạm đang hoạt động. Con số 300MW quả là quá nhỏ bé so với tiềm
năng của thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam là 2.000MW, tương đương với công suất của nhà
máy thuỷ điện Hoà Bình. Một loại năng lượng tái tạo nữa là gió.
Theo thống kê của ngành điện, sản lượng điện năng sản xuất từ sức gió hiện
nay trên thế giới tăng liên tục, năm 1994 là 3.527,5MW; năm 1997 là 7.500MW và
hiện nay là trên 10.000MW... Sử dụng nguồn điện bằng sức gió không lo hết nhiên liệu
hay cạn kiệt nguồn nước như thủy điện và nhiệt điện, đặc biệt là không gây những tác
động đáng kể đến môi trường.

8


Mặc dù Việt Nam không có nhiều tiềm năng gió như các nước châu Âu song so
với Đông Nam Á thì lại có tiềm năng tốt nhất. Đáng tiếc là cho tới nay phong điện ở
Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. TS Nguyên cho biết
tiềm năng xây dựng phong điện ở Việt Nam từ nay tới năm 2030 là 400 MW. Muốn
phát triển phong điện, cần phải đo tốc độ gió cụ thể tại các vùng miền. Cho tới nay,
Việt Nam đã xây dựng xong và đang vận hành một cột gió phát điện công suất 850
KW ở Bạch Long Vĩ. Ngoài ra, Trung tâm năng lượng tái tạo và thiết bị nhiệt
(RECTARE), ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã lắp đặt trên 800 cột gió ở hơn 40
tỉnh thành, tập trung nhiều nhất gần Nha Trang (135 cột đang hoạt động). Nha Trang

cũng là nơi có một trong hai làng gió duy nhất ở Việt Nam. Việc xây dựng các cột gió
ở làng này do Bộ Khoa học và công nghệ cùng với Hiệp hội Việt Nam-Thuỵ Sĩ tài trợ.
Ngôi làng gió thứ hai nằm ở Cần Giờ nơi 50 cột gió đã được lắp đặt thông qua sự hỗ
trợ của Pháp. Tuy nhiên, đa số các cột gió nói trên có công suất thấp, chỉ sử dụng cho
hộ gia đình và ít thành công do không được bảo dưỡng.
Hiện còn có dự án xây dựng 20 cột gió với tổng công suất 15MW tại khu bờ
biển bán đảo Phương Mai, Thành phố Quy Nhơn và một phần huyện Phù Cát, tỉnh
Bình Định. Viện Năng lượng đang chuẩn bị nghiên cứu khả thi xây dựng các trang trại
gió quy mô lớn, một trong số đó là trang trại 20 MW ở Khánh Hoà. Tổng công ty điện
lực Việt Nam dự định tài trợ để xây dựng một trang trại nữa với công suất 20 MW,
cũng ở Khánh Hoà. Giá phong điện hiện ở vào khoảng 7-8cent (800 đồng/kWh).
Ngoài phong điện, tiềm năng sinh khối trong phát triển năng lượng bền vững ở
Việt Nam cũng khá lớn. Lợi thế to lớn của sinh khối so với các nguồn năng lượng tái
tạo khác như năng lượng gió và mặt trời là có thể dự trữ và sử dụng khi cần, đồng thời
luôn ổn định, tình hình cấp điện không bị thất thường. Nguồn sinh khối chủ yếu ở Việt
Nam là trấu, bã mía, sắn, ngô, quả có dầu, gỗ, phân động vật, rác sinh học đô thị và
phụ phẩm nông nghiệp. Theo nghiên cứu của Bộ Công nghiệp, tiềm năng sinh khối từ
mía, bã mía là 200-250MW trong khí chấu có tiềm năng tối đa là 100MW. Hiện cả
nước có khoảng 43 nhà máy mía đường trong đó 33 nhà máy sử dụng hệ thống đồng
phát nhiệt điện bằng bã mía với tổng công suất lắp đặt 130MW. Tuy nhiên, nếu thừa
điện thì các nhà máy này cũng không bán được.

9


Nguồn khí sinh học (biogas) từ bãi rác chôn lấp, phân động vật, phụ phẩm nông
nghiệp hiện mới chỉ được ứng dụng trong đun nấu. Lý do đây là nguồn phân tán, khó
sản xuất điện. Ước tính cả nước có chừng 35.000 hầm khí biogas phục vụ đun nấu gia
đình với sản lượng 500-1.000m3 khí/năm cho mỗi hầm. Tiềm năng lý thuyết của
biogas ở Việt Nam là khoảng 10 tỷ m3/năm (1m3 khí tương đương 0,5 kg dầu). Hiện

tại đang có một số thử nghiệm dùng biogas để phát điện. Theo nghiên cứu của Trung
tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường, nếu mỗi ngày chạy 1 máy phát (công suất
1-2kw) trong thời gian 2 tiếng thì cần phải nuôi 20 con lợn. Giá thành của khí sinh học
ở vào khoảng 6cent/kwh, tương đương 800 đồng.
Còn về điện mặt trời, Việt Nam đã phát triển nguồn năng lượng này từ những
năm 1960 song cho tới nay vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Theo đánh giá của các
chuyên gia thì hiệu quả nhất của năng lượng mặt trời là đun nước nóng. TS Nguyên
cho rằng nên phát động phong trào sử dụng loại hình năng lượng này ở thành phố
nhằm tiết kiệm điện. Bức xạ nắng mặt trời sau khi đi qua tấm kính có thể đun nóng
nước tới 80 độ C và nước được nối qua bình nóng lạnh để tắm rửa hoặc đun nấu. Với
một bể 500l nước nóng/ngày, một hộ gia đình cần đầu tư 3 triệu đồng để mua thiết bị
và 3 năm sẽ thu hồi được vốn. Pin mặt trời hiện chỉ được dùng ở vùng sâu vùng xa,
phục vụ sinh hoạt, thông tin và liên lạc tàu bè.
b. Tình hình sản xuất điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 của
EVN ngày 15/1, Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cho biết, trong năm 2009, sản
lượng điện sản xuất và mua ngoài của Tập đoàn này đạt 84,75 tỷ kWh, vượt 3,55 tỷ
kWh so với kế hoạch đầu năm và vượt 730 triệu kWh so với kế hoạch Nhà nước giao.
Riêng điện do EVN sản xuất đạt 57,09 tỷ kWh, vượt 2,21 tỷ kWh so với kế hoạch,
điện mua ngoài đạt 27,66 tỷ kWh, cao hơn 1,34 tỷ kWh so với kế hoạch đầu năm.
Tổng điện năng thương phẩm của Tập đoàn trong năm 2009 đạt 74,76 tỷ kWh, tăng
13,39 tỷ kWh so với năm 2008, trong đó điện thương phẩm phục vụ nhu cầu trong
nước đạt 74,23 tỷ kWh, điện bình quân trên người dân đạt 867 kWh/người/năm, điện
thương phẩm xuất khẩu cho Lào và Campuchia đạt 535 triệu kWh.

10


Hình 2.2. Tài Nguyên Nước Việt Nam


Nguồn tin: Điều tra khảo sát thực địa
Trong năm 2009, giá bán điện bình quân của EVN đạt 970,83 đồng/kWh, cao
hơn 29,83 đồng so với kế hoạch. Tổn thất điện năng trong năm qua của EVN ở mức
9,7%. Với chương trình tiết kiệm điện trong năm 2009, EVN đã tiết kiệm được 965,04
triệu kWh, bằng 1,3% điện thương phẩm, vượt chỉ tiêu giao (1%). Tuy nhiên, Về tổng
thể, hệ số giữa tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm nội địa với tốc độ tăng trưởng
GDP là 2,42 lần (12,86/5,32) cho thấy, tình hình sử dụng điện trong xã hội vẫn còn
nhiều lãng phí, chưa hiệu quả. Năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế, song với những giải pháp quyết liệt, linh hoạt, Tập đoàn đã cân
đối được tài chính, đảm bảo không lỗ với tổng doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt
78.451 tỷ đồng, huy động đủ vốn cho đầu tư xây dựng là 47.800 tỷ đồng.
Trong năm 2010, Tập đoàn sẽ phấn đấu sản xuất 85,14 tỷ kWh điện thương
phẩm, tăng 13,88% so với năm 2009, trong đó điện thương phẩm trong nước là 84,14
tỷ kWh, xuất khẩu đạt 1 tỷ kWh. Tổng sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của EVN
phấn đấu đạt 97 tỷ kWh, tăng 14,47%, trong đó điện sản xuất là 64 tỷ kWh. Tập đoàn
cũng phấn đấu đưa vào 15 tổ máy với tổng công suất 2.078 MW, khởi công 6 dự án
điện mới với tổng công suất 5.356 MW.

11


2.3.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông
a) Đặc điểm tự nhiên
Ðắk Lắk là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở vị trí phía Tây Nam dãy Trường
Sơn, trải dài từ 11045'- 13045' vĩ tuyến Bắc, trải rộng từ 107045' - 108054' kinh tuyến
Ðông, ở độ cao trung bình từ 400 đến 800 mét so với mặt nước biển. Phía bắc giáp
tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Lâm Ðồng và Sông Bé; phía Ðông giáp tỉnh Phú Yên
và Khánh Hoà; phía Tây có chung biên giới Cam-Pu-Chia dài 240 km. Cách Hà Nội
1.390 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 19.599 km2. Đại bộ phận diện tích của tỉnh
nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa

hình đa dạng, đồi núi xem kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành
các dạng địa hình chính là: địa hình vùng núi, địa hình cao nguyên, địa hình bán bình
nguyên Ea Súp, địa hình vùng bằng trũng Krông Păc – Lăk. Do đặc điểm vị trí địa lý,
địa hình nên khí hậu ở Đăk Lăk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất
chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn. Thời tiết chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh. Lượng mưa trung
bình hàng năm đạt khoảng 1.600 – 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm
khoảng 82%. Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao, khoảng 2.139 giờ. Diện
tích đất có rừng của Đăk Lăk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha,
rừng trồng là 14.397,3 ha. Độ che phủ rừng đạt 46,62% (năm 2004). Rừng Đăk Lăk có
nhiều loại động vật quý hiếm, phân bổ chủ yếu ở vườn quốc gia Yook Đôn và các khu
bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin… Có nhiều loại động vật quý hiếm được ghi trong
sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông
Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp
tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Cămpuchia với 130 km đường biên giới. Diện tích tự
nhiên của tỉnh là 6.514,38 km2. Dân số trung bình năm 2009 là 489.442 người. Toàn
tỉnh có 8 huyện, thị xã gồm các huyện: Chư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk
R'Lấp và Đắk GLong và thị xã Gia Nghĩa. Trung tâm tỉnh lỵ là Gia Nghĩa. Nằm ở phía
Tây Nam của Tây Nguyên, có Quốc lộ 14 nối Đắk Nông với Đắk Lăk, có Quốc lộ 28
12


nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh. Với đặc điểm
cao nguyên nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Tây Nam khô nóng,
khí hậu tỉnh Đăk Nông chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung
bình từ 2300mm ( năm 2005) đến 3300mm( năm 2006). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4
đến hết tháng 10, tập trung từ 85 đến 91% tổng lượng mưa cả năm, tháng 8 và tháng 9

có lượng mưa cao nhất. tổng lượng mưa cả năm có xu hướng ngày càng tập trung vào
mùa mưa 85,66% năm 2005; 88,04% năm 2006; 91,52% năm 2007,dẫn đến mùa khô
hầu như khô hạn hoàn toàn, tháng 1 và tháng 12 hằng năm hầu như không mưa, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của các loại cây trồng, nhất là cây lâu năm và quá
trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng. nhiệt độ trung bình hằng năm từ 22- 230 C,
chệnh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm không đáng kể.
Hướng gió phổ biến vào mùa khô là Đông Bắc, mùa mưa là Tây Nam. Nằm ở
phía Tây dãy trường sơn do kiến tạo địa chất và lượng mưa lớn, tập trung làm địa hình
tỉnh Đăk Nông bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ các vùng thung lũng cao nguyên, núi
cao và có hướng thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc đến Nam, độ cao tuyệt đối
trung bình từ 600 – 700m. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn và độ
cao tuyệt đối trung bình khoảng 500m, phía Nam là vùng đầm trũng và có nhiều đầm
hồ.vùng đất thấp phân bố dọc sông Sê Rê Pók, Krông Nô, thuộc các khu vực huyện
Krông Nô. Cu jut là những vùng tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp, vùng cao
Nguyên phân bố ở huyện Đăk Mil và Huyện Đăk Song. Thị xã Gia Nghĩa với độ cao
tuyệt đối trung bình 800m, vùng núi cao phân bố ở huyện Đăk R Lấp, Tuy Đức, địa
hình bị chia cắt mạnh độ dốc lớn. Diện tích đất nông nghiệp có rừng là 262644ha chủ
yếu là rừng tự nhiên, rừng trồng không đáng kể( 3,57%).
Tỷ lệ rừng che phủ 49%. Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có tỷ trọng khá lớn,
cần được bảo vệ nghiêm ngặt phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài các thác
nước đẹp kỳ vỹ còn nguyên sơ, trên địa bàn tỉnh còn có các khu bảo tồn thiên nhiên
như Nam Nung ( 25.000ha), Tà Đùng(28.000ha)… rất thích hợp để phát triển các khu
du lịch sinh thái nghĩ dưỡng, cắm trại…Các buôn, bon đồng bào dân tộc ít người, nhất
là dân tộc M’Nông với những nét văn hóa truyền thống độc đáo như hội cồng chuyên,
hội đâm trâu… có thể khai thác phát triển du lịch văn hóa nhân văn.

13


b) Thủy văn và tiềm năng thủy điện

Đăk Lăk: Theo chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên II, thì với lượng
mưa bình quân 1900 mm/năm. Lãnh thổ Ðắk Lắk đã hưởng được 38,8 tỷ m3 nước,
lượng nước mưa đã chuyển vào dòng chảy trên địa bàn tỉnh khoảng 17,5 tỷ m3. Nhưng
do lượng mưa phân bố không đều nên mùa mưa gây ngập úng cục bộ và mùa khô
thường thiếu nước. Ðiều kiện địa chất công trình để xây dựng các công trình thuỷ lợi,
đặc biệt xây dựng trên đất bazan tốn kém, nhưng là tiền đề cho phát triển kinh tế và
dân sinh trong mùa khô. Nguồn nước ngầm trên vùng đất bazan tương đối lớn và phân
phối hầu khắp cao nguyên bazan. Hiện nay tầng nước ngầm ở độ sâu từ 10 - 40 m
đang được khai thác sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, kinh tế vườn và các đồn điền cà
phê. Giếng đào ở tầng nước ngầm độ sâu 40-90 m có trữ lượng lớn, muốn khai thác
phải đầu tư lớn và phải có nguồn năng lượng dồi dào. Sông suối trên địa bàn tỉnh khá
phong phú, phân bố tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ
nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nước
các sông suối lớn thường xuống rất thấp. Trên địa bàn có 2 hệ thống sông chính chảy
qua là hệ thống sông Srêpok và sông Ba. Hệ thống sông Srêpok có diện tích lưu vực
chiếm tới 2/3 diện tích lãnh thổ, bao gồm lưu vực dòng chính Srêpok và tiểu lưu vực
Ea H’Leo. Hệ thống sông Ba không chảy qua Đăk Lăk nhưng ở phía Đông và Đông
Bắc của tỉnh có 2 nhánh thuộc thượng nguồn sông Ba là sông Krông H’Năng và sông
Hinh. Ðắk Lắk có trữ lượng thuỷ điện tương đối lớn, riêng hệ thống sông Srêpok có
trữ lượng khoảng 2.636 triệu KW. Ðến nay nguồn thuỷ điện của tỉnh đã có trên 14.000
kw, trong đó thuỷ điện Dray Hlinh 12.000 KW. So với nhu cầu cho sản xuất và tiêu
dùng còn thấp, nhất là vào mùa khô, khả năng thực tại mới đảm bảo được 50% nhu
cầu.
Đăk Nông: Nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp, tương đối dồi dào,
thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên do chịu
ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trường Sơn nên vào
mùa khô mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn, nhiều lúc thiếu nước gây ảnh hưởng
không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư. Nguồn nước ngầm, phân
bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu
40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô,

14


được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Tuy nhiên
trên một số địa bàn núi cao thuộc các huyện Đắk R'Lấp, Đắk Glong và thị xã Gia
Nghĩa nguồn nước ngầm hạn chế. Nước ngầm được khai thác chủ yếu thông qua các
giếng khoan, giếng đào, nhưng do nguồn nước nằm ở tầng sâu nên muốn khai thác cần
có đầu tư lớn và phải có nguồn năng lượng. Đắk Nông có mạng lưới sông suối phân bố
tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế và nhu
cầu dân sinh. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm: Sông Sêrêpôk, Sông Krông
Nô, Hệ thống suối đầu nguồn sông Đồng Nai (như: Suối Đắk Rung, Suối Đắk Nông,
Suối Đắk Buksô, Suối ĐắkR'Lấp, Suối Đắk R'Tih...). Sông suối trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông có tiềm năng thủy điện dồi dào.
Hệ thống sông Sêrêpôk có trữ năng kinh tế được đánh giá khoảng 2,6 tỉ KWh.
Hệ thống suối đầu nguồn của các sông Đồng Nai, Krông Nô, Sêrêpôk có thể xây dựng
nhiều công trình thủy điện lớn với tổng công suất khoảng 1.500 MW như thủy điện
DrayH'Linh II, thủy điện Đức Xuyên 92 MW, thủy điện buôn TuaSrah 85 MW, thủy
điện Đắk Tih 140 MW, thủy điện Đắk NTao, thủy điện Đắk Sô, thủy điện Đồng Nai 3,
Đồng Nai 4 v.v. đã và đang tiến hành đầu tư. Ngoài ra, mạng lưới suối nhỏ trên khắp
địa bàn tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt
cho các buôn làng vùng cao khó khăn trong việc xây dựng điện lưới.
2.3.3. Thuận lợi và khó khăn của thủy điện.
Thuận lợi: Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu.
Các nhà máy thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như
dầu mỏ, khí thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy
thuỷ điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thuỷ điện
đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. Chi phí nhân
công cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc
tại chỗ khi vận hành thông thường. Các nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm hiện là

công cụ đáng chú ý nhất để tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở
mức thấp vào giờ thấp điểm (điều này xảy ra bởi vì các nhà máy nhiệt điện không thể
dừng lại hoàn toàn hàng ngày) để tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ
cao điểm hàng ngày. Việc vận hành cách nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm cải
15


thiện hệ số tải điện của hệ thống phát điện. Những hồ chứa được xây dựng cùng với
các nhà máy thuỷ điện thường là những địa điểm thư giãn tuyệt vời cho các môn thể
thao nước, và trở thành điểm thu hút khách du lịch. Các đập đa chức năng được xây
dựng để tưới tiêu, kiểm soát lũ, hay giải trí, có thể xây thêm một nhà máy thuỷ điện
với giá thành thấp, tạo nguồn thu hữu ích trong việc điều hành đập.
- Khó khăn: Tuy nhiên trong thời gian qua tình hình khí hậu biến đổi phức tạp
đã ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất thủy điện ở nước ta.Việt Nam là một trong
những nước sẽ bị tác động lớn khi đó sẽ có đến 10,8% dân số Việt Nam bị tác động
nặng nề do có hai đồng bằng thấp chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng
sông Hồng. Cùng với sự đốt cháy của các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu và khí
đốt để lấy năng lượng thì khí hậu khô hạn trong thời gian gần đây đã làm cho viêc sản
xuất và tiêu thụ điện gặp nhiều khó khăn, mực nước trong các sông suối hạ thấp, hệ
quả là nguồn năng lượng sản xuất từ thủy điện cũng không đáng kể. Trong những ngày
khô hạn việc sử dụng điện để chạy các máy móc thiết bị ngày càng tăng, tình trạng vận
hành quá tải của các nhà máy khác dẫn đến việc bảo trì là không tránh khỏi. Việc cúp
điện triền miên đã trở nên quá quen thuộc với người dân.
Những năm qua, chương trình tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện
nói riêng ở nước ta mới chỉ bước đầu được nghiên cứu, triển khai. EVN đã chủ động
đề ra các kế hoạch cụ thể hàng năm. Mức tiêu hao nhiên liệu và tỷ lệ điện dùng cho
sản xuất điện (còn gọi là điện tự dùng) luôn thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao.
Tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối điện (tổn thất điện năng) liên tục thực hiện
thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao và đã có mức giảm đáng kể từ 24,0% (1993)
xuống 12,09% (2004). EVN đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân

phối điện từ 0,2÷0,3 %/ năm để đến năm 2010 tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân
phối điện của toàn EVN giảm xuống dưới 10%. Nhìn sang một số nước trong khu vực,
tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối điện năm 2000 tại Philipinnes 12%, Ấn Độ
23%, Bangladet 30%. Trong sử dụng điện, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã
bố trí lại thiết bị dùng điện trong các giờ trong ngày, tránh sản xuất trong giờ cao điểm
(từ 18giờ - 22 giờ) tăng sử dụng điện trong giờ thấp điểm (từ 23giờ - 04 giờ) để giảm
chi phí tiền điện do giá điện trong giờ cao điểm cao hơn từ 2,8 – 3,1 lần với giá điện
trong giờ thấp điểm. Nhiều hộ gia đình đã tiết kiệm điện trong sinh hoạt; nhiều cơ
16


×