Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Báo cáo tiết kiệm năng lượng cho bình nước nóng sử dụng bơm nhiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 26 trang )

Mục lục
Lời mở đầu..........................................................................................3
Chương 1.............................................................................................4
KHÁI NIỆM TỔNG QUAN VỀ BƠM NHIỆT...............................4
1. Khái niệm về bơm nhiệt:..........................................................4
2. Các nguồn cấp cho bơm nhiệt..................................................4
2.1. Không khí..............................................................................4
2.2. Đất........................................................................................5
2.3. Nước...................................................................................... 5
2.4. Máy làm lạnh hấp thụ............................................................6
3. Những phương pháp đo lường hiệu suất bơm nhiệt:..............6
3.1. Đo bằng phương pháp COP..................................................7
3.2. Đo bằng phương pháp EER...................................................7
3.3. Đo bằng phương pháp SEER.................................................7
3.4. Đo bằng phương pháp HSPF................................................7
3.5. Đo bằng phương pháp Kw/ Tấn............................................8
4. Một số hình ảnh về bơm nhiệt trong đời sống và sản xuất:. . .8
Chương 2...........................................................................................12
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO
BÌNH NƯỚC NÓNG SỬ DỤNG BƠM NHIỆT............................12
1. Cấu tạo bình nước nóng sử dụng bơm nhiệt.........................12
2. Nguyên lý làm việc..................................................................13
3. Nơi lấy năng lượng..................................................................14

1


4. So sánh giữa máy năng lượng mặt trời và máy sử dụng bơm
nhiệt..............................................................................................15
5. Kết quả tính toán chu trình bơm nhiệt..................................16
5.1. Các thông số điểm nút của chu trình bơm nhiệt...................16


5.2. Các thông số tính toán.........................................................17
5.3. Tính toán chu trình..............................................................17
6. Đánh giá hiệu quả ứng dụng bơm nhiệt để sản xuất nước
nóng............................................................................................... 18
6.1. Cơ sở đánh giá....................................................................18
6.2. Chi phí đầu tư ban đầu........................................................18
6.3. Chi phí vận hành.................................................................19
6.4. Về giá thành sản xuất nhiệt.................................................20
7. Kết quả so sánh đánh giá các phương án sản xuất nước nóng...20
Kết luận.............................................................................................24
Tài liệu tham khảo...........................................................................25

2


Lời mở đầu
Trong cuộc sống ta ngày nay, yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống
trên trái đất đó chính là năng lượng. Hằng ngày, chúng ta đều sử dụng
năng lượng cho việc phát triển kinh tế, kỹ thuật. Trong đó, các nhiên liệu
như than đá, dầu mỏ,... đang dần kiệt quệ. Đây là điều đáng báo động cho
tình trạng hiện nay, có thể dẫn đến việc thiếu nhiên liệu, gây khủng hoảng
kinh tế cũng như trật tự xã hội và quan trọng hơn khi sử dụng quá nhiều
dẫn đến gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người và động vật.. Với sự phát triển vượt bât của khoa học – công nghệ
thì việc phát triển và nghiên cứu một thiết bị, hệ thống giúp tiết kiệm
năng lượng và tránh lạm dụng vào nguồn năng lượng truyền thống như
than đá, dầu mỏ,... là vô cùng quan trọng. Máy nước nóng sử dụng bơm
nhiệt là một thành phần trong số đó, giúp tiết kiệm điện năng sử dụng,
không gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng. Với việc tận dụng năng
lượng nhiệt sẵn có của không khí và truyền lượng nhiệt này cho nước

trong bình ngưng nên bình nước nóng bơm nhiệt tiết kiệm được ¾ điện
năng tiêu thụ. Vì vậy sử dụng bình nước nóng bơm nhiệt trong sản xuất
nước nóng sinh hoạt là một giải pháp thiết thực góp phần vào việc sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện nay. Bài nghiên cứu sau đây,
các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá một cách
tổng quan về nguyên lý, cấu tạo, các thành phần chi phí như vận hành,
hoàn vốn, đầu tư.

3


Chương 1
KHÁI NIỆM TỔNG QUAN VỀ BƠM NHIỆT
1. Khái niệm về bơm nhiệt:
_ Trong tự nhiên, nhiệt độ có xu hướng truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến
nơi có nhiệt độ thấp hơn. Vậy dùng cách nào thu thập, để kiểm soát và
điều khiển nhiệt độ theo ý muốn.
_ Người ta dùng bơm nhiệt không khí (Heat Pump) để di chuyển nhiệt từ
một nguồn nhiệt thấp hơn (không khí trong môi trường xung quanh) tới
nguồn nhiệt cao hơn (bình chứa nước nóng chẳng hạn) và ngược lại. Như
vậy: bơm nhiệt là một thiết bị có sử dụng một lượng nhỏ năng lượng để
hấp thụ, điều chỉnh nhiệt độ và di chuyển nó đến nơi mong muốn.
_ Một số loại bơm nhiệt có thể vừa bơm nhiệt vào và ra một công trình để
làm mát hoặc sưởi ấm. Máy điều hoà không khí (hoặc ” máy làm lạnh”
cho các hệ thống quy mô lớn) là bơm nhiệt mà chỉ có thể bơm nhiệt ra
khỏi công trình, với hiệu suất cao hơn so với các máy bơm nhiệt hai
chiều.

2. Các nguồn cấp cho bơm nhiệt
2.1. Không khí

_ Bơm nhiệt không khí đem nhiệt thải ra không khí bên ngoài. Phần lớn
hệ thống bơm nhiệt là bơm nhiệt không khí. Đối với máy làm lạnh cỡ lớn,
thiết bị thải nhiệt ra không khí bên ngoài được gọi là tháp giải nhiệt.

Tháp giải nhiệt cho hệ thống HVAC cỡ trung

4


2.2. Đất
_ Bơm nhiệt địa nhiệt (GSHP) đem nhiệt thải vào đất thay vì không khí.
Bởi nhiệt độ trong đất tương đối ổn định quanh năm nên thiết bị này có
thể đạt hiệu quả cao hơn so với các bơm nhiệt không khí vào những ngày
rất nóng hoặc rất lạnh.

Lắp đặt đường ống dọc của máy bơm nhiệt địa nhiệt
2.3. Nước
_ Một số máy bơm nhiệt địa nhiệt sử dụng dòng sông, ao, vv… cho mục
đích tản nhiệt. Hệ thống vòng kín sử dụng có hiệu quả các phần cứng và
hoạt động tương tự như các máy bơm nhiệt địa nhiệt.
_ Tuy nhiên, cũng có thể cài đặt hệ thống “vòng mở” với các đường ống
mở ra suối. Hệ thống này sẽ kéo nước ở một đầu, dẫn vào máy bơm nhiệt
nơi nhiệt được hấp thụ hoặc giải nhiệt nhờ nước, và nước sau khi được
trao đổi nhiệt (làm nóng hoặc làm mát) được bơm trở lại xuống sông ở hạ
lưu. Hệ thống này cũng có thể sử dụng nước ngầm từ các giếng riêng biệt,
bơm từ giếng này vào giếng khác.

5



Lắp đặt bơm nhiệt nước bằng cách đặt chìm đường ống cuộn

2.4. Máy làm lạnh hấp thụ
_ Máy làm lạnh hấp thụ là bơm nhiệt trong đó quá trình nén và bay hơi
môi chất được kiểm soát bởi một nguồn nhiệt bên ngoài thay vì dùng
bơm chạy bằng điện.
_ Trong máy làm lạnh hấp thụ, môi chất khí trở lại trạng thái lỏng do
được hấp thụ hóa chất thứ cấp, như ammonia. Sau đó, hóa chất thứ cấp
được tách ra do nhiệt môi chất trở lại cho các vòng lặp làm mát dưới dạng
chất lỏng.

Chu trình kép của máy làm lạnh hấp thụ.

6


3. Những phương pháp đo lường hiệu suất bơm
nhiệt:
_ Có 5 phương pháp đo chính: COP, EER, SEER, HSPF, kW / tấn.

3.1. Đo bằng phương pháp COP
_ COP (Coefficient of Performance) là phép đơn giản nhất và tính bằng
lượng nhiệt được vận chuyển (tính theo W), chia cho điện năng được sử
dụng để di chuyển lượng nhiệt đó (W), ở nhiệt độ ngoài trời xác định. Giá
trị COP càng cao thì hệ thống càng hiệu quả. Máy sưởi điện trở sinh nhiệt
đạt hiệu suất 100% tương ứng với COP = 1, trong khi một máy bơm nhiệt
trong chế độ sưởi ấm có COP trong khoảng từ 2-5, và 3-12 khi vận hành
ở chế độ làm mát.

3.2. Đo bằng phương pháp EER

_ EER (Energy Efficiency Ratio) tương tự như COP, nhưng chỉ sử dụng
cho làm mát. EER đo lường hệ thống làm mát vận hành hiệu quả đến đâu.
EER thường được sử dụng cho các máy điều hòa không khí cửa sổ, máy
điều hòa cục bộ cỡ nhỏ và bơm nhiệt. EER là tỷ lệ năng suất làm mát
Btu/giờ chia cho công suất điện tiêu thụ ở nhiệt độ bên ngoài là 95 ° F (35
° C). Điều hòa không khí trong phòng nên có EER đạt ít nhất 9.0 đối với
khí hậu ôn hòa và hơn 10.0 cho vùng khí hậu nóng.

3.3. Đo bằng phương pháp SEER
_ SEER (Summer Energy Efficiency Ratio) đo lường hiệu quả máy điều
hòa không khí dân dụng cỡ nhỏ hoặc bơm nhiệt vận hành xuyên suốt một
mùa làm mát, ở nhiệt độ khác hẳn với nhiệt độ ngoài trời. Tương tự như
EER, SEER càng cao thì hệ thống làm mát càng hiệu quả. SEER là tỷ số
của tổng năng lượng làm mát mà hệ thống cung cấp xuyên suốt mùa
(Btu) chia cho tổng số watt-giờ hệ thống tiêu thụ.

3.4. Đo bằng phương pháp HSPF
_ HSPF (Heating Seasonal Performance Factor) đo lường hiệu quả bơm
nhiệt vận hành ở chế độ sưởi ấm qua xuyên suốt mùa sưởi ấm. Nó giống
như SEER nhưng áp dụng cho sưởi ấm. HSPF càng cao, hệ thống càng
hiệu quả. HSPF được tính bằng cách chia tổng năng lượng sưởi ấm (Btu)

7


được cung cấp trong mùa cho tổng số watt-giờ điện cần thiết để cung cấp
nhiệt.

3.5. Đo bằng phương pháp Kw/ Tấn
_ kW / tấn đo lường năng lượng đầu vào tính bằng kW để sản xuất 1 tấn

lạnh. Không giống như các hệ số trên, kW/tấn càng thấp, hiệu quả làm
lạnh càng cao. Hệ số này thường được sử dụng để xác định hiệu quả của
máy làm lạnh quy mô lớn.

4. Một số hình ảnh về bơm nhiệt trong đời sống
và sản xuất:

Bơm nhiệt solarBK

8


Bơm nhiệt công nghiệp MEGASUN MGS-25HP

Máy nước nóng bơm nhiệt JIKO

9


Máy nước nóng bơm nhiệt GIAHO

Máy nước nóng bơm nhiệt heat PUMP – JIKO

10


Máy bơm nhiệt SEAMAX SM-2HP-500 LÍT

Máy bơm nhiệt cho khách sạn WIKA


11


Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG CHO BÌNH NƯỚC NÓNG SỬ DỤNG
BƠM NHIỆT
1. Cấu tạo bình nước nóng sử dụng bơm nhiệt
_ Cấu tạo của bơm nhiệt gồm có 4 phần chính là dàn nóng, van tiết lưu,
dàn lạnh và máy nén gas.

Cấu tạo bình đun nước nóng sử dụng bơm nhiệt

12


Bình đun sử dụng bơm nhiệt

2. Nguyên lý làm việc
_ Bơm nhiệt làm việc bằng cách truyền tải nhiệt không phải theo nguyên
tắc chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng.
_ Một bơm nhiệt lấy năng lượng nhiệt từ nguồn nhiệt thấp (không khí
xung quanh hoặc nguồn nước thải) và vận chuyển chúng đến bình chứa
nước nóng nhiệt độ cao.
_ Điện năng được sử dụng để nâng chất lượng (nhiệt độ) của năng lượng
nhiệt chứ không phải tạo ra năng lượng nhiệt.
_ Nguyên lý hoạt động của bơm nhiệt hoàn toàn giống với nguyên lý của
máy điều hòa không khí. Tuy nhiên, nếu điều hòa không khí sử dụng
nhiệt lạnh tạo ra từ dàn lạnh thì bơm nhiệt sử dụng nhiệt nóng tạo ra từ
dàn nóng hoặc sử dụng cả nhiệt nóng tạo ra từ dàn nóng và nhiệt lạnh tạo

ra từ dàn lạnh. Tùy theo nhu cầu sử dụng, công suất khác nhau mà cấu tạo
của bơm nhiệt khác nhau.

13


_ Chất lỏng (môi chất làm lạnh) sôi ở nhiệt độ thấp trong bộ phận bay
hơi. Đầu ra có nhiệt độ thấp và áp suất khí thấp.
_ Áp suất và nhiệt độ của khí được tạo ra trong máy nén. Mô tơ điện
được sử dụng để vận hành máy nén. Đầu ra này có áp suất khí cao và
nhiệt độ cao.
_ Trao đổi nhiệt trong bình chứa nước. Đầu ra náy sẽ trao đổi nhiệt với
nước, làm nước trong bình nóng lên. Ngay đầu ra của môi chất làm lạnh
là môi chất làm lạnh lỏng ấm.
_ Chất lỏng quay trở lại bộ phận bay hơi sau khi đi qua van mở cục bộ
(Van TX hay ống mao dẫn). Đầu ra là chất lỏng lạnh áp suất thấp và đang
chuyển thành thể khí.

3.

Nơi lấy năng lượng

_ Một máy nước nóng sử dụng bơm nhiệt lấy “năng lượng miễn phí”,
giống như máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Năng lượng
được thu nhận từ không khí hoặc từ nước
_ Năng lượng được tách ra từ không khí hoặc từ nước ngưng tụ trong
không khí vào thiết bị bay hơi.
_ Một lượng nhỏ điện năng được sử dụng để vận hành máy nén. Nhiệt
lượng được phân phối đến bình chứa nước bằng khoảng từ 3 đến 5 lần
điện năng sử dụng. “Năng lượng miễn phí” được lấy ra từ không khí xung

quanh.

14


4.
So sánh giữa máy năng lượng mặt trời và máy
sử dụng bơm nhiệt
Năng lượng mặt trời

Sử dụng bơm nhiệt

Toàn bộ năng lượng miễn phí
trong mùa hè – “Cảm nhận tốt”

Phải có điện để vận hành

Không cần các bộ phận vận
chuyển

Yêu cầu phải có máy nén cơ khí
và bơm nước

Không cần các môi chất làm lạnh
dễ gây ô nhiễm

Môi chất làm lạnh R22 phải được
thay đổi bằng môi chất mới ít ảnh
hưởng đến tầng ôzôn
Giá thành cao hơn so với năng

lượng mặt trời

Các tiện ích dùng điện phải cung
cấp công suất cao trong các ngày
mưa

Các tiện ích dùng điện sẽ chiếm
ưu thế do dùng công suất thấp tải
trên đường dây dẫn

Không ồn (kể cả trong trường hợp
nước sôi

Có thể gây ồn do máy nén

VÌ SAO KHÁCH HÀNG THÍCH CHỌN MÁY NƯỚC NÓNG SỬ
DỤNG BƠM NHIỆT HƠN MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI ?
_ Dễ lắp đặt.
_ Máy có thể hoạt động bất cứ khi nào cần, kể cả ban đêm.

15


_ Máy có thể cho nhiều nước nóng hơn trong một ngày (làm việc liên
tục).
_ Với một hộ gia đình 4 người sử dụng điện hàng năm là tương tự như
máy nước nóng năng lượng mặt trời hiện tại (có hỗ trợ điện).
_ Với cách lắp đặt tối ưu, đường khí có thể được nối đầu ra của hệ thống
điều hòa không khí nhằm tăng hiệu suất sử dụng.

_ Máy có thể hoạt động tốt trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.

Hiệu suất trong các ngày mưa

5.

Kết quả tính toán chu trình bơm nhiệt
5.1. Các thông số điểm nút của chu trình bơm nhiệt

16


Nguyên lý làm việc của bơm nhiệt nén hơi cấp 1

Đồ thị T-S và P-I của chu trình bơm nhiệt 1 cấp

17


5.2. Các thông số tính toán

5.3. Tính toán chu trình
 Như vậy để có một nhiệt lượng Qk (kW) để đun nước nóng thì bơm
nhiệt đun nước nóng chỉ tiêu thụ công suất điện ít hơn 4,363 lần so với
phương án đun nước nóng dùng điện.

6. Đánh giá hiệu quả ứng dụng bơm nhiệt để sản xuất
nước nóng
6.1. Cơ sở đánh giá
_ Dựa vào việc tính toán các thông số điểm nút của chu trình bơm nhiệt,

tổng lượng nước nóng tiêu thụ cho một hộ gia đình 4 người trong một
ngày V=200 lít/ ngày qua đó tính được tổng lượng nhiệt yêu cầu để sản
xuất đủ lượng nước nóng dùng trong một năm ( tính riêng cho mùa đông
và mùa hè) cho một hộ gia đình H= 4380 kWh. Từ đó làm cơ sở cho khảo
sát tính toán hiệu quả của 3 phương án đun nước nóng phổ biến hiện nay
trong cùng một điều kiện làm việc: phương án sử dụng điện, phương án
sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp điện và phương án sử dụng bình
nước nóng sử dụng bơm nhiệt, chọn phương án điện làm chuẩn từ đó so
sánh hiệu quả các phương án.

18


6.2. Chi phí đầu tư ban đầu

Biểu đồ chi phí đầu tư ban đầu và so sánh chi phí đầu tư giữa các
phương án
_ Chọn phương án điện làm chuẩn. Nhìn vào đồ thị chi phí đầu tư và biểu
đồ so sánh các phương án sản xuất nước nóng ta nhận thấy: Phương án sử
dụng bơm nhiệt có chi phí đầu tư cao nhất, mặc dù phương án sử dụng
năng lượng mặt trời kết hợp điện có chi phí đầu tư thấp hơn nhưng vào
mùa đông hệ thống làm việc không liên tục, hơn 60% thời gian của mùa
đông thời tiết không thuận lợi nên phương án này không khả thi bằng
phương án sử dụng bình nước nóng bơm nhiệt.

19


6.3. Chi phí vận hành


Biểu đồ chi phí vận hành và so sánh chi phí vận hành giữa các
phương án
_ Khi so sánh với phương án điện thì có thể thấy rằng: chi phí vận hành
của phương án sử dụng bình nước nóng sử dụng bơm nhiệt thấp nhất
bằng 22,5% phương án điện. Phương án bình nước nóng sử dụng bơm
nhiệt có chi phí đầu tư ban đầu cao nhất nhưng lại tiết kiệm nhất trong chi
phí vận hành và xét về hiệu quả sử dụng điện thì phương án này là kinh tế
nhất. Mặt khác phương án đun nước nóng bằng điện còn gây nguy hiểm
cho người dùng.

20


6.4. Về giá thành sản xuất nhiệt

Biểu đồ giá thành sản xuất nhiệt và so sánh giá thành sản xuất nhiệt
của các phương án
Nhìn vào biểu đồ so sánh giá thành sản xuất nhiệt thì phương án đun
nước nóng bằng bơm nhiệt kinh tế nhất mặc dù phương án này có mức
chi phí ban đầu cao nhưng với thời gian hoàn vốn ngắn 4,7 năm ( so với
phương án điện).

7. Kết quả so sánh đánh giá các phương án sản xuất
nước nóng
_ Từ kết quả đánh giá so hiệu quả các phương án đun nước nóng ta rút ra
được bảng kết quả đánh giá các phương án sản xuất nước nóng như sau:

STT

HẠNG MỤC


DÙNG ĐIỆN

DÙNG

DÙNG BƠM

21


NLMT+ĐIỆN

NHIỆT

1

Số người sử
dụng

4

4

4

2

Tổng lượng nước
nóng dùng/ ngày


200 lít

200 lít

200 lít

3

Chi phí sử dụng/
tháng

390.000VNĐ

185.000 VNĐ

87.000 VNĐ

4

Chi phí sử dụng/
năm

4.680.000
VNĐ

2.226.739
VNĐ

1.052.090
VNĐ


5

Số tiền tiết kiệm/
năm

2.453.261
VNĐ

3.627.910
VNĐ

6

Chi phí đầu tư
ban đầu

16.500.000
VNĐ

17.000.000
VNĐ

7

Số năm hoàn vốn

6,8 năm

4,7 năm


8

Chi phí điện
trong 15 năm

70.200.000
VNĐ

33.401.085
VNĐ

15.781.350
VNĐ

9

Tuổi thọ của máy

6

15

15

10

Chi phí đầu tư 10
năm kế tiếp


6.000.000
VNĐ

Không

Không

11

Tổng chi phí
trong 15 năm

82.200.000
VNĐ

49.901.085
VNĐ

32.781.350
VNĐ

12

Số tiền tiết kiệm
trong 15 năm

32.298.915
VNĐ

49.418.650

VNĐ

6.000.000
VNĐ

Bảng so sánh hiệu quả kinh tế của phương án đun nước nóng bằng bơm
nhiệt với các phương án đun nước nóng khác

Các loại chi phí

Các phương án đun nước nóng

Sự thay đổi

22


Chi phí lắp đặt

Chi phí vận hành

Gía thành sản
xuất nhiệt

+ Phương án dùng điện

Chuẩn

+ Phương án dùng NLMT +
Điện


Tăng 2,75 lần

+ Phương án dùng bình nước
nóng bơm nhiệt

Tăng 2,83 lần

+ Phương án dùng điện

Chuẩn

+ Phương án dùng NLMT +
Điện

Giam 52,4%

+ Phương án dùng bình nước
nóng bơm nhiệt

Giam 77,5%

+ Phương án dùng điện

Chuẩn

+ Phương án dùng NLMT +
Điện

Giam 41,9%


+ Phương án dùng bình nước
nóng bơm nhiệt

Giam 61,8%

Bảng thể hiện sự thay đổi các mặt đánh giá so với phương án sử dụng điện
để đun nước nóng
Chi phí sản
xuất nhiệt
[VND/kWh
nhiệt]

Các phương
án

Chi phí đầu
tư ban đầu
[VND]

Chi phí vận
hành
[VND/năm]

Tuổi thọ

Sử dụng điện

6.000.000


4.680.000

06

1632

Sử dụng
NLMT kết
hợp điện

16.500.000

2.226.739

15

948

Sử dụng bơm
nhiệt

17.000.000

1.052.090

15

626

[ năm]


Bảng thể hiện kết quả so sánh các phương án sản xuất nước nóng
Như vậy: chỉ cần đầu tư 1 máy sản xuất nước nóng kiểu bơm nhiệt (bình đun
nước nóng sử dụng bơm nhiệt) 200 lít cho hộ 4 người sử dụng. Sau 4 năm 7

23


tháng sử dụng đã hoàn toàn thu hồi vốn; và 10 năm 5 tháng sau đó vẫn sử
dụng bình thường mà không phải tốn chi phí đầu tư lại từ đầu Tiết kiệm cho
bạn một khoản chi phí sau thời gian sử dụng miễn phí là: (390.000 – 87.000)
x 125 tháng= 37.873.000 (VNĐ). Và sau 15 năm thì tổng số tiền tiết kiệm
được là 49.418.650 VNĐ, nếu sử dụng ở quy mô lớn hơn như khách sạn
hoặc khu chung cư thì số tiền tiết kiệm được khi đun nước nóng bằng bơm
nhiệt sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Kết luận
Bơm nhiệt đun nước nóng là thiết bị có nhiều ưu điểm nổi bật, ngoài ưu
điểm về hiệu quả sử dụng năng lượng nó còn có nhiều ưu điểm khác như:
giá thành vận hành thấp, đặc biệt thiết bị không gây ô nhiễm môi trường
khi sử dụng. Mặt khác thời gian hoàn vốn so với phương án đun nước
nóng dùng điện chỉ trong 4,7 năm. Và sau 15 năm thì tổng số tiền tiết

24


kiệm được là 49.418.650 VNĐ, nếu sử dụng ở quy mô lớn hơn như khách
sạn hoặc khu chung cư thì số tiền tiết kiệm được khi đun nước nóng bằng
bơm nhiệt sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Vì thế bơm nhiệt đun nước nóng là
phương án sản xuất nước nóng sinh hoạt tiết kiệm và hiệu quả nhất đối

với nước ta để thay thế phương án đun nước nóng bằng điện trở đang
được sử dụng rộng rãi hiện nay, góp phần vào việc sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Đinh Văn Thuận, Kỹ thuật lạnh ứng
dụng, Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
2. PGS.TS Hoàng Dương Hùng, Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng,
NXB khoa học kỹ thuật.
3. Hoàng Đình Tín, Truyền nhiệt & Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt,Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2001.
4. Nguyễn Bốn- Hoàng Dương Hùng, Hàm phân bố nhiệt độ chất lỏng trong
panel mặt trời, Tạp chí khoa học và công nghệ các trường Đại học kỹ
thuật

25


×