Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Điểm tương đồng và khác biệt trong đời sống vật chất và tinh thần của người thái ở thái lan và người thái ở tây bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG ĐỜI SỐNG
VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƢỜI THÁI Ở THÁI LAN
VÀ NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội

Sơn La, 5/2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG ĐỜI SỐNG
VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƢỜI THÁI Ở THÁI LAN
VÀ NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Linh
Lớp: K56 ĐHSP Lịch sử B

Nữ, Dân tộc: Kinh
Khoa: Sử - Địa

Ngành học: Sư phạm Lịch sử


Năm Thứ: 03 / Số năm đào tạo: 4
Sinh viên chịu trách nhiệm: Nguyễn Khánh Linh
Người hướng dẫn: TS. Lƣờng Hoài Thanh

Sơn La, 5/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐƠN VỊ: Khoa Sử -Địa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu 13. Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Sử - Địa
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Điểm tƣơng đồng và khác biệt trong đời sống vật chất và tinh thần
của ngƣời thái ở Thái Lan và ngƣời Thái ở tây bắc Việt Nam”
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Linh
- Lớp: K56 ĐHSP Lịch sử B

Khoa: Sử - Địa

Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: TS. Lường Hoài Thanh
2. Mục tiêu đề tài:
…………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
3. Tính mới và sáng tạo:
…………………………………………………………………………………………..
.………………………………………………………………………………………….
..…………………………………………………………………………………………
...………………………………………………………………………………………
…...……………………………………………………………………………………
……...…………………………………………………………………………………
………...………………………………………………………………………………
…………...……………………………………………………………………………


4. Kết quả nghiên cứu:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có): ……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
Ngày

tháng

năm 2018.

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày tháng năm 2018
Xác nhận của Khoa

Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên)


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Sử - Địa


THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Ảnh 4x6

I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Khánh Linh
Sinh ngày: 20 tháng 08 năm 1997
Nơi sinh: Đoan Hùng – Phú Thọ
Lớp:.K56 ĐHSP Lịch sử B

Khóa: 2015- 2019

Khoa: Sử - Địa
Địa chỉ liên hệ: Tổ 2 – P. Quyết Tâm - TP Sơn La
Điện thoại: 01629.367.904

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: ĐHSP Lịch sử

Khoa: Sử - Địa

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: ĐHSP Lịch sử


Khoa: Sử - Địa

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
Ngày

tháng

năm 2016

Xác nhận của trƣờng đại học
(ký tên và đóng dấu)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

TS. Lƣờng Hoài Thanh

Nguyễn Khánh Linh


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ
Lường Hoài Thanh, đến nay đề tài nghiên cứu của em đã hoàn thành. Trước tiên, em
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo, Tiến sĩ Lường Hoài Thanh đã bỏ
nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức cũng như kinh
nghiệm và tư liệu trong suốt quá trình chúng em thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, em xin gửi
lời cảm ơn đến Trung tâm Thư viện Tỉnh Sơn La, Trung tâm Thư viện Trường Đại học

Tây Bắc đã tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể
còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và sự chỉ
dẫn của các thầy cô giáo và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2018
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Khánh Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và đóng góp của đề tài .................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Bố cục của đề tài ............................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH DI CƢ CỦA NGƢỜI THÁI
VÀO ĐÔNG NAM Á........................................................................................... 6
1.1. Nguồn gốc và quá trình di cư của người Thái ............................................... 6
1.1.1. Nguồn gốc của người Thái .......................................................................... 6
1.1.2. Quá trình di cư của người Thái ................................................................... 8
1.2. Quá trình di cư vào Thái Lan của cư dân nhóm Thái .................................. 10
CHƢƠNG 2. NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG ĐỜI SỐNG
VẬT CHẤT GIỮA NGƢỜI THÁI Ở THÁI LAN VÀ NGƢỜI THÁI Ở
TÂY BẮC VIỆT NAM...................................................................................... 13
2.1. Chế độ hôn nhân và gia đình ........................................................................ 13
2.2. Bản mường và truyền thống xã hội .............................................................. 18
2.3. Ẩm thực và trang phục truyền thống............................................................ 23
2.3.1. Ẩm thực ..................................................................................................... 23

2.3.2. Trang phục truyền thống ........................................................................... 25
2.4. Nguyên nhân sự tương đồng và khác biệt trong đời sống vật chất của người
Thái ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam ......................................... 28
CHƢƠNG 3 : NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA NGƢỜI THÁI Ở THÁI LAN VÀ NGƢỜI THÁI Ở
TÂY BẮC VIỆT NAM...................................................................................... 31
3.1. Lễ hội truyền thống ...................................................................................... 31
3.2. Tín ngưỡng, tôn giáo .................................................................................... 36
3.3. Ngôn ngữ, chữ viết, văn học ........................................................................ 41


3.4. Nguyên nhân sự tương đồng và khác biệt trong đời sống tinh thần của người
Thái ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam ......................................... 48
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng nguồn gốc với các cộng đồng ngữ hệ
Thái thế giới. Địa bàn cư trú các cộng đồng ngữ hệ Thái tạo nên mảng lãnh thổ
liền nhau từ đảo Hải Nam (Trung Quốc), qua miền Nam và Tây Nam Trung
Quốc, Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Đông Bắc và Bắc Myanma, qua bang
Assam của Ấn Độ, cho đến Tây Bắc Campuchia và Bắc Malayxia. Các cộng
đồng thuộc ngữ hệ Thái thế giới gồm khoảng hơn trăm triệu dân. Trong đó,
vương quốc Thái Lan chiếm khoảng trên sáu mươi triệu người. Ở Lào, các tộc
người Lào Lum đều thuộc ngữ hệ Thái, có khoảng 3 triệu dân. Ngoài ra, người
thuộc ngữ hệ Thái còn là dân tộc thiểu số có dân số khá đông và tạo nên dải lãnh
thổ liền khu ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á của thế giới.

Người ta chia cộng đồng ngữ hệ Thái này thành hai ngành lớn: Ngành
phía Đông và ngành phía Tây. Sự phân chia đại quát đó phản ảnh một thực tế
các cộng đồng ngôn ngữ này đã chịu tác động lớn của hai nền văn hoá khổng lồ:
Trung Hoa (Phía Đông) và Ấn Độ (Phía Tây). Mặc dù phân chia như vậy, nhưng
trong sinh hoạt, tập quán canh tác, ngôn ngữ giao tiếp, văn học dân gian... vẫn
còn gần như là một. Họ vẫn có thể hiểu nhau và dễ đồng cảm với nhau mỗi khi
có điều kiện tiếp xúc sau ít thời gian đầu bỡ ngỡ.
Điều đó nói lên rằng, các cộng đồng này dù đã phân chia sâu sắc như ngày
nay, nhưng đã có cùng một nguồn gốc. Hơn thế, các cộng đồng cùng nguồn gốc
này đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài tồn tại và phát triển chung với nhau và
giao lưu giữa họ vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến ngày nay.
Người Thái ở Thái Lan và người Thái ở Việt Nam vốn là những người
anh em gần gũi từ lâu đời. Tuy vậy, do những điều kiện phát triển lịch sử khác
nhau, môi trường sống khác nhau nên họ đã có những bước phát triển khác biệt.
Dù sao, những đặc điểm cơ bản của hai tộc người này vẫn còn là những nét
chung của họ. Lâu nay, do những điều kiện lịch sử, sự hiểu biết lẫn nhau giữa
những người anh em này – người Thái Lan và người Thái Việt Nam còn rất hạn
chế. Với mục đích tìm lại những sự gần gũi vốn có giữa hai tộc người anh em,
1


chúng tôi sẽ cố gắng trình bày một cách tương đối hệ thống những vấn đề cơ bản
thể hiện những nét tương đồng và khác biệt do quá trình phát triển lịch sử nhằm
góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai tộc người Thái Lan và người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam nói riêng cũng như giữa hai dân tộc Thái Lan và Việt
Nam nói riêng.
Trước sự phát triển của xã hội, phong tục của người thái ở Thái Lan và
người Thái ở Tây Bắc Việt Nam đều có những sự chuyển biến rõ rệt. Vì thế,
việc nghiên cứu đánh giá về sự khác biệt cũng như tương đồng của dân tộc thái
ở Thái Lan và dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam là việc làm hết sức khách quan,

có ý nghĩa khoa học và thực tiễn; góp phần lưu giữ và phát triển vẻ đẹp trong
đời sống vật chất và tinh thần của hai dân tộc anh em; tạo ra cái nhìn toàn cảnh
về văn hóa Thái trong khu vực cũng như thấy được yếu tố “thống nhất trong đa
dạng”
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Điểm tương đồng và khác biệt trong
đời sống vật chất và tinh thần của người Thái ở Thái Lan và người Thái ở
Tây Bắc Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

+ Công trình “Tìm hiểu văn hoá Thái Lan” của các tác giả Ngô Văn
Doanh, Quế Lai, Vũ Quang Thiện của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Nxb Văn
hoá, Hà Nội, 1991. Đây là một tập hợp nghiên cứu về nhiều khía cạnh của văn
hoá Thái Lan như cuộc sống và phong tục, ngôn ngữ và chữ viết, nghệ thuật, sân
khấu, trong đó các tác giả đã dành một phần không nhỏ giới thiệu tổng quan về
tôn giáo, tín ngưỡng của người Thái Lan và trình bày khái quát về sự phát triển
qua các thời kì, trong đó có vương triều Ayutthaya.
+ Tác phẩm “Tìm hiểu lịch sử - văn hoá Thái Lan”, Tập 1, Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994. Tác phẩm là một công
trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về nhiều lĩnh vực của lịch sử Thái
Lan như khảo cổ học, dân tộc học, văn học, lịch sử, tôn giáo, chính sách của
chính phủ Thái Lan đối với kinh tế, nền dân chủ và sự hội nhập của người Thái.
Đáng chú ý nhất là các bài viết “Đôi điều đồng nhất và khác biệt giữa người
2


Thái Lan và người Thái Việt Nam” của tác giả Hữu Ưng; “Phật giáo Thái Lan
và những nét tương đồng với Phật giáo Việt Nam”, “Các ngôn ngữ nhóm Thái”,
“Văn hóa Thái Lan qua các triều đại từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIX” của tác giả
Quế Lai; “Tượng Phật Thái Lan” của nhà nghiên cứu Trần Thị Lý.... Dù không
nhiều và không trực tiếp nói đến giai đoạn Ayutthaya.

+ Công trình “Lịch sử Thái Lan” do hai tác giả Phạm Nguyên Long,
Nguyễn Tương Lai thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á làm đồng chủ biên,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1998. Đây là một công trình nghiên cứu về
đất nước và con người cũng như sự phát triển lịch sử của Thái Lan từ thời kì tiền
sử và sơ sử cho đến những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Tác phẩm gồm có
bốn phần với bốn chương, trong đó lịch sử và văn hóa - xã hội Ayutthaya được
trình bày tại Phần II, chương II của tác phẩm.
+ Tác phẩm “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” của tác giả Cầm Trọng,
của Viện Dân Tộc Học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. Tác phẩm này của
tác giả Cầm Trọng là một công trình nghiên cứu khái quát về các mặt văn hóa –
kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Những vấn đề
mấu chốt mà tác giả nêu lên trong tác phẩm này là những nét lớn về cơ cấu kinh
tế - xã hội cổ truyền, yếu tố chủ yếu đã kiến tạo nên cộng đồng Thái.
+ Tác phẩm “Văn hóa dân gian Thái Lan” của tác giả Phya Anuman
Rajadhon, Viện Đông Nam Á, Nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1988. Tác phẩm này của
ông đã phác họa lên một bức tranh văn hóa dân gian Thái Lan trên nhiều mặt:
văn hóa, ngôn ngữ và văn học, chuyện dân gian, phật giáo, nghi lễ nghi thức…
Nhìn chung, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, một cách chi tiết cụ thể
hay khái quát, ở mảng này hay mảng kia hoặc xem xét một cách toàn diện… thì
đời sống vật và tinh thần của người Thái ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc
Việt Nam cũng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trên cơ sở tham
khảo những công trình nói trên, trong đề tài này tác giả đã cố gắng trình bày một
cách khái quát và có hệ thống về đời sống vật chất và tinh thần cảu người Thái ở
Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam trong tương quan so sánh nhằm
tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt cũng như nguyên nhân của sự giống
3


và khác đó.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và đóng góp của đề tài

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của
người Thái ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Thái Lan và Tây Bắc Việt Nam.
3.3. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu rõ về nguồn gốc, quá trình di cư của người Thái vào Đông Nam
Á; nêu lên những điểm tương đồng và khác biệt trong đời sống vật chất và tinh
thần của người Thái ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam; lý giải
được nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt.
3.4. Đóng góp của đề tài

- Trình bày những nét đặc trưng cơ bản trong đời sống vật chất và tinh thần
của người Thái ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
- Chỉ ra những nét tương đồng cũng như khác biệt trong đời sống tinh thần
và vật chất của người Thái.
- Lý giải được nguyên nhân sự tương đồng và khác biệt trong đời sống vật
chất và tinh thần của người Thái ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
- Góp phần cung cấp nguồn tư liệu cho việc tìm hiểu lịch sử địa phương,
đặc biệt là đi tìm hiểu văn hóa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương
pháp sau: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng các
phương pháp khác như so sánh, đối chiếu, tổng hợp, sưu tầm tranh ảnh, tư
liệu…
5. Bố cục của đề tài


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài
gồm 3 chương :
Chương 1: Nguồn gốc và quá trình di cư của người Thái vào Đông Nam Á.
1.1. Khái quát về khu vực Đông Nam Á
4


1.2. Nguồn gốc và quá trình di cư của người Thái
Chương 2: Điểm tương đồng và khác biệt trong đời sống vật chất của người
Thái ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
2.1. Chế độ hôn nhân và gia đình.
2.2. Bản mường và truyền thống xã hội
2.3. Ẩm thực và trang phục truyền thống
2.4. Nguyên nhân sự tương đồng trong đời sống vật chất của người Thái
ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Chương 3: Điểm tương đồng và khác biệt trong đời sống tinh thần của người
Thái ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
3.1. Lễ hội truyền thống
3.2. Tín ngưỡng, tôn giáo
3.3. Ngôn ngữ, chữ viết, văn học
3.4. Nguyên nhân sự khác biệt trong đời sống tinh thần của người Thái ở
Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam

5


CHƢƠNG 1: NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH DI CƢ CỦA NGƢỜI THÁI
VÀO ĐÔNG NAM Á
1.1. Nguồn gốc và quá trình di cƣ của ngƣời Thái

1.1.1. Nguồn gốc của người Thái

Dân tộc Thái thuộc ngành phía Tây của nhóm các dân tộc thuộc ngữ hệ
Tày - Thái (tên tộc người chính xác là Tai, Tay, Táy và những biến âm như:
Thay, Tháy, Dáy, Đài, Kađai…). Khu vực sinh sống của họ được phân bố ở các
vùng thung lũng dọc theo các con sông lớn từ Nam sông Dương Tử đến
Mêkong, Mênam, Iraoady, sông Hồng, trong khu vực Bắc Đông Dương tạo
thành một “vành đai” khổng lồ kéo dài từ phía Đông đến phía Tây Assam của
Ấn Độ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, lịch sử của các nhóm tộc người nói tiếng
Thái đã diễn biến theo quy luật không ngừng “định cư” nhưng cũng không
ngừng “di cư”. Trải qua nhiều thế kỉ, các điểm di cư ban đầu đã phát triển và lớn
mạnh, trở thành những trung tâm lớn và những điểm tụ cư ban đầu đó được coi
là “vùng đất tổ”. Người Thái đã tạo ra không phải một mà nhiều “vùng đất tổ”
trong lịch sử hàng ngàn năm của mình. Tuy nhiên, sớm hơn cả và được coi là
địa bàn cư trú đầu tiên của tổ tiên tộc người Thái là một vùng miền rộng lớn từ
miền Vân Nam Trung Quốc cho đến Mường Theng (Mường Thanh) Việt Nam.
Kí ức về “vùng đất tổ” này đã được lưu truyền trong dân gian và trong sử sách
của người Thái nhiều nơi, được nhiều nhà nghiên cứu xem xét, khẳng định. Năm
1967, trong công trình Lịch sử Lào của tác giả M.L.Mannich Jumsai đã dành
hẳn một chương cho việc tìm hiểu về lịch sử khởi nguồn của người Thái.
“Người ta nghĩ rằng, quê hương đầu tiên của người Thái là ở vùng núi Altai.
Lúc đó họ chưa được gọi bằng cái tên này. Họ dần dần di chuyển về phía Nam
lưu vực sông Hoàng Hà và sau đó là sông Trường Giang, vào khoảng 5000 năm
TCN. Lịch sử của người Thái trước khi họ đến Vân Nam ở phía Nam Trung
Quốc thì rất mơ hồ và họ được cho là đã hình thành hai vương quốc ở phía Bắc
của tỉnh Tứ Xuyên gọi là vương quốc của Lung (bác) và vương quốc của Pa
(chú). Người Hán tràn xuống và tấn công họ lần nữa và chỗ họ đến tiếp theo là
Ngiou. Ngiou được thành lập vào năm 212 TCN. Điểm định cư tiếp theo là
6



Pegnain (bây giờ là Puerhfu – Phổ Nhĩ – gần hồ Nhĩ Hải, trung tâm Nam Chiếu
sau này). Người Thái lúc này được gọi chung là: Ngai lao (Ailao) [7; tr11].
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu của các tác giả Lã Văn Lô, Đặng
Nghiêm Vạn, Cầm Trọng… cũng đều khẳng định quê hương tổ tiên của người
Thái ở vùng Vân Nam và Mường Theng. Quê hương đầu tiên của người Thái,
Lào và người Lự trước khi di cư vào Đông Dương là ở miền “chín con sông gặp
nhau” tức là miền các con sông Hồng (Nặm Tao), sông Đà (Nặm Tè), sông Mã
(Nặm Ma), sông Mekong (Nặm Khoong), sông Nặm Na, Nặm U và ba con sông
chưa rõ tên ở Trung Quốc. “Tổ tiên xưa của người Thái đã từng sinh sống ở các
mường (tức các khu vực, các “nước”) như Mường Ôm,Mường Ai, Mường Lò,
Mường Hỏ, Mường Bo - te, Mường Ốc, Mường Ác, Mường Tum Hoàng. Hiện
nay các tên đất này đã được xác định đều ở miền Vân Nam hiện nay. Đáng chú ý
là còn có cả Mường Then hay Mường Theng tức miền Điện Biên Phủ hiện nay.
Xưa Mường Then có lẽ rộng hơn bao gồm Mường Tè, sông Mã ở Tây Bắc Việt
Nam và một phần tỉnh Phong - sa - lỳ thuộc nước Lào nữa” [16; tr31]. Cho đến
đầu Công nguyên, người Thái đã cư trú quần tụ trên địa bàn khá rộng ở vùng
Đông Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương. Đợt thiên di đầu tiên của người
Thái xuống bán đảo Đông Dương diễn ra vào năm 69 TCN. Tuy nhiên, sự di cư
của người Thái giai đoạn này mới diễn ra hết sức lẻ tẻ, yếu ớt. Người Thái mới
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong khu vực Đông Nam Á lục địa. Trong quá trình di
cư, với khao khát tự do, tìm miền đất sinh sống mới, những cư dân có nguồn gốc
từ Tây và Tây Bắc Trung Quốc mới tự gọi mình là người Thái (Thái, Tay hay
Táy nghĩa là “tự do”). Theo Phya Anuman Rajadhon, tên “Thái” bắt đầu xuất
hiện và được biết đến vào khoảng đầu công nguyên [8; tr10]. Đến thế kỉ V sau
công nguyên, người Thái đã lập được một loạt nhà nước suốt từ miền thượng
lưu sông Iraoady, sông Salouen, sông Mêkong và tới tận miền giáp giới tỉnh Vân
Nam, Thượng Lào và miền Tây Bắc Việt Nam. Những nhà nước này nối liền với
khu vực người đồng tộc của họ ở miền Lưỡng Quảng, Quý Châu, Hồ Nam và
miền Việt Bắc Việt Nam. Với xuất phát điểm là vùng Tứ Xuyên, Lưỡng Quảng

của Trung Quốc và một phần Tây Bắc Việt Nam, do sự xâm lấn và mở rộng lãnh
7


thổ của người Hán nên người Thái đã phải di cư dần xuống phía Nam. Chúng tôi
cho rằng, những bằng chứng khảo cổ cũng như những ghi chép của chính tộc
người Thái tại các địa bàn sinh tụ với các tác phẩm như “Quắm tố mương”
(Chuyện kể bản mường), hay “Táy pú xấc” (Những bước đường chinh chiến của
cha ông) đã góp phần khẳng định những nhận định này là hoàn toàn chính xác.
Người Thái ở bất cứ đâu trong khu vực đều muốn tìm tới Mường Lò (Văn Chấn
- Yên Bái) trước khi quay về Mường Phạ (Mường trời). Người Thái ở bất cứ đâu
cũng hẹn ngày gặp lại với dấu hiệu nhận biết chính là những chiếc “khau cút” ở
đầu hồi mỗi mái nhà sàn hay ao sen “noong bua” ở đầu mỗi bản.
1.1.2. Quá trình di cư của người Thái

Khi các tiểu quốc của người Thái được thành lập, họ đã phải không ngừng
di chuyển để tìm kiếm những vùng đất mới. Họ di cư do nhiều nguyên nhân: Có
thể họ bị người Hán tấn công, tàn phá nên phải bỏ vùng quê tổ; cũng có thể, họ
di cư tới những vùng đất còn ít người cư trú để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp
hơn vì từ Thái có nghĩa là “tự do”. Tự do nghĩa là không bị phụ thuộc, họ mong
muốn xây dựng cho mình những vương quốc độc lập, tự lực phát triển. Vì thế,
người Thái đã bắt đầu di cư về phía bán đảo Trung Ấn. Trước khi tìm được
những vùng cư trú thuận lợi ở các vùng đồng bằng, sông, hồ, người Thái di cư
đã phải trải qua một con đường dài gian truân vượt qua núi, đồi, sông ngòi, hang
động, những khu rừng rậm rạp...phải bảo vệ người, của cải và chống lại những
cuộc tấn công của các bộ tộc địa phương. Người Thái di cư từng đoàn lớn có thủ
lĩnh dẫn đầu. Đoàn kị binh đi đầu tìm đường và báo tin khi có nguy hiểm. Sau
đến các chiến binh cởi trần, đội mũ sắt và mặc quần da. Tay trái cầm áo giáp
bằng da, tay phải mang kiếm, đinh ba hay giáo mác. Sau đội quân chủ đạo đó
đến thủ lính, quý tộc và những chiến binh danh tiếng, rồi đến đoàn voi chiến và

đội cận vệ của thủ lĩnh. Cuối cùng là một đoàn xe dài trâu, ngựa hai bánh chở
gạo và đồ ăn thức dùng. Trong các xe có vợ con quý tộc, người già và trẻ em.
Còn những người khác đi bộ. Trong quá trình di cư ấy, một bộ phận cư dân đã bị
đồng hóa theo người Hán, còn đa số họ vẫn duy trì và gìn giữ được những phong
tục tập quán của dân tộc mình, nhất là tín ngưỡng tôn thờ thần linh ma quỷ. Thế
8


kỉ VII được coi là mốc đánh dấu sự phát triển kinh tế xã hội của người Thái bên
cạnh nhóm người Di (Yi - Thoán), LôLô của vương quốc Nam Chiếu. Người
Thái có nhu cầu mở rộng địa bàn cư trú, tìm những vùng đất mới thuận lợi hơn
để làm ăn sinh sống về phương Nam dưới tác động lịch sử của vương quốc này.
Đến thế kỉ XII - XIII, lợi dụng sự suy yếu của Nam Chiếu, đặc biệt là sự tấn
công của nhà Nguyên, người Thái tiếp tục tràn xuống phía Nam, ngoài ra còn
Bắc tiến. Rõ ràng, các nhóm dân tộc Thái ở giáp bốn nước Việt Nam, Trung
Quốc, Miến Điện, Lào mạnh dần cùng với sự suy yếu của quốc gia Nam Chiếu Đại Lý. Từ đây, lịch sử người Thái chia thành nhiều nhóm lan tỏa khác nhau
xuống Đông Nam Á và không còn chỉ ở trong phạm vi một nước duy nhất. Có
lẽ, nhiều nhóm Thái nhỏ đã di cư xuống Đông Nam Á từ những thế kỉ trước,
nhưng những đợt thiên di lớn, mạnh mẽ nhất bắt đầu diễn ra từ thế kỉ IX đến thế
kỉ X. Kết quả là, đến thế kỉ X - XI đã hình thành ở Bắc Miến một vùng quần cư
của người Thái (gọi là Shan, Maa hay Pong). Đến năm 1215, một vương quốc
cổ của người Thái tên là Mogaung ra đời ở phía Bắc Bhamo ở Thượng Miến.
Năm 1223, một vương quốc cổ của người Shan được thành lập. Năm 1229, một
vương quốc khác là Assam của người Ahom ở phía Đông Ấn Độ cũng xuất hiện
và tồn tại cho đến năm 1842 thì được sáp nhập vào lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh.
Theo nhiều con đường, người Thái tiếp tục đi về phía nam, đến cư trú chủ yếu ở
vùng thượng lưu Chaophraya, trung và thượng lưu Mêkong (Thái Lan, Lào hiện
nay). Đợt thiên di vào khu vực này của họ có thể bắt đầu từ thế kỉ VII, VIII
nhưng được gia tăng mạnh mẽ vào thế kỉ XI, XII. Bởi những năm cuối thế kỉ XI
- XII, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến đáng chú ý: Vương quốc Môn

Haripunjaya bắt đầu suy yếu; đế chế Angkor sau khi Jayavarman VII qua đời
(năm 1201) cũng giảm sút và thu hẹp dần ở Nậm U, Nậm Ngừm (Bắc Lào ngày
nay), cao nguyên Khòrạt và cả ở đồng bằng Mênam. Trong khi đó ở Trung
Quốc, nhà Tống đã suy, chỉ còn triều đình Nam Tống, lại luôn bị nước Kim o
ép. Nhà Tống phải tăng cường kiểm soát và bóc lột cư dân miền Nam, trên lưu
vực Tây Giang để cố duy trì vương triều Tống, bảo đảm việc cống nạp cho nước
Kim và các chi phí khác.
9


1.2. Quá trình di cƣ vào Thái Lan của cƣ dân nhóm Thái

Người Thái bắt đầu di cư vào Thái Lan ngày nay từ thế kỉ VIII và được
đẩy mạnh trong các thế kỉ XII, XIII. Vào nửa đầu thế kỉ XIII đã diễn ra một sự
kiện lớn ở vùng cận biên phía Nam xứ Vân Nam. Tiểu quốc của người Thái ở
vùng Megaung phía bắc Bhamo có lẽ đã được thành lập vào năm 1215, tiểu
quốc Moné hay Mương Nai trên một chi hữu ngạn sông Salween vào năm 1223
và vùng Assam đã bị thôn tính vào năm 1229. Chính vào khoảng thời điểm này,
các thủ lĩnh người Thái vùng Chiang Rung và Ngoenyang (di chỉ Chiang Saen)
trên thượng lưu sông Mêkong đã liên kết lại với nhau qua những cuộc hôn nhân
giữa con cái của họ. D.E.G Hall nhận định: “Người Thái chưa bao giờ ngừng di
chuyển. Họ cứ từ từ, rất từ từ thâm nhập theo các con sông và các lưu vực của
miền Trung Đông Dương. Các nhóm nhỏ người Thái định cư giữa những người
Khmer, người Môn và người Myanma. Những lính đánh thuê người Thái cũng
đã xuất hiện trên các bức khắc nổi của đền Angkor Vát. Trước đó từ rất lâu, họ
từ các lưu vực sông Salween và Mêkong đi vào lưu vực sông Mênam ở phía Bắc
Raheng, nơi giao nhau của hai con sông Me’ping và Mewang một quốc gia độc
lập của người Thái tên là Payao đã ra đời vào đầu năm 1096” [Hall]. Ở khu vực
miền Trung Thái Lan, trong thung lũng Mênam đã có một số nơi cư trú của
người Thái. Ban đầu, họ là những nhóm thiểu số rồi dần phát triển thành những

công quốc bán độc lập dưới quyền cai trị của đế chế Khmer vào khoảng thế kỉ
XII sau Công nguyên. Người Thái ở miền Trung Thái Lan được gọi là Thái Nọi
tức là Thái nhỏ để phân biệt với người Shan ở Miến Điện là Thái Yai hay Thái
lớn. Đến thế kỉ XII, người Thái đã định cư ở vùng đồng bằng hạ lưu Chaophraya
(với sự thỏa thuận của các vị vua Khmer). Khi đã tìm được những nơi cư trú
thích hợp, trước tiên, người Thái dựng nên những khu định cư kiên cố có giao
thông hào và hàng rào bằng gỗ, có nhà ở cho thủ lĩnh, quý tộc và đội cận vệ, sau
đó dựng các chùa chiền, đền miếu, cung điện (có lẽ do ảnh hưởng việc tiếp thu
văn hóa của các tộc người tại đây như người Môn, người Khmer). Song không
dễ dàng gì mà người Thái có thể làm chủ ngay được trên vùng đất này, bởi trước
khi người Thái di cư đến thì đây đã là địa bàn cư trú khá lâu đời của người Môn.
10


Tuy nhiên, với khả năng thích ứng cao, người Thái đã dần thâm nhập vào địa
bàn cư trú của người Môn, sống xen kẽ một cách hòa bình với cư dân bản địa;
hoặc chiếm lĩnh những miền đất mà người Môn chưa khai phá tới để lập nên
những tiểu quốc của riêng mình. Thế kỉ XI, các nhà nước của người Môn và
người Thái trên lưu vực sông ChaoPhraya bị người Khmer thống trị. Thủ lĩnh
các Mường Thái không đủ sức tồn tại độc lập hoặc mở rộng lãnh địa của mình,
thường phải tuyên thệ trung thành với các vua Pagan hay Angkor. Song khát
vọng tự chủ, mong muốn tự do đã một lần nữa tạo ra sức mạnh giúp cho chính
người Thái chứ không phải là người Môn đến trước nổi dậy đấu tranh chống lại
ách thống trị của người Khmer: “Người nông dân Thái đã phải trả thuế bằng
máu, chiến đấu dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ quân sự của mình. Chiến đấu
chống quân xâm lược là một nghĩa vụ và quyền lợi của họ và không có một
quyền lợi công dân nào khác có thể so sánh được”. Năm 1253, việc Hoàng đế
nhà Nguyên Hốt Tất Liệt đánh chiếm Nam Chiếu đã gây ra một “sự sôi sục”
mạnh hơn nữa với người Thái. Chính quyền nhà Nguyên đã thi hành chính sách
“chia để trị” truyền thống và ủng hộ việc thiết lập một loạt các quốc gia của

người Thái để chống lại chính quyền cũ. Điều này đã giúp các thủ lĩnh người
Thái tại khu vực sông Chaophraya nổi lên giành chính quyền, thôn tính các tiểu
quốc của người Môn và đã xây dựng nên vương quốc Thái thống nhất đầu tiên
tại khu vực Chaophraya, mở đường cho sự toàn thịnh của người Thái tại khu
vực này vào giai đoạn sau. Tóm lại, người Thái từ vùng Vân Nam Trung Quốc
đã thiên di xuống khu vực Đông Nam Á theo nhiều đợt khác nhau, rõ nét nhất là
từ thế kỉ VII, VIII từ quốc gia Nam Chiếu và sau đó là đợt di cư mạnh mẽ vào
thế kỉ XI, XII từ nhà nước Đại Lý, dưới sức ép của triều đình nhà Tống, đặc biệt
là dưới sức mạnh quân sự của nhà Nguyên. Quá trình di cư của người Thái gắn
liền với quá trình cộng cư, phát triển một cách thịnh vượng và vững chắc trong
sự đan xen với các tộc người khác, hình thành các vương quốc cổ của tộc người
trong suốt một dải ở khu vực Đông Nam Á lục địa, nên nhiều nhà nghiên cứu
còn gọi giai đoạn lịch sử này là “thế kỉ của người Thái”. Quá trình di cư của
người Thái cũng là quá trình mà người Thái từ một gốc ngôn ngữ và văn hóa
11


chung - văn hóa cội nguồn, dần dần vỡ ra để hình thành nên các nhóm địa
phương cũng như những cộng đồng tộc người khác ở khu vực Đông Nam Á. Hai
bộ phận người Thái định cư tại Lào và Thái Lan đã phát triển thành hai quốc gia
dân tộc. Ngược lại, các bộ phận còn lại của tộc người Thái sau khi hoàn thành
quá trình tụ cư, định cư và di cư lan tỏa đã dừng lại trong trạng thái tổ chức Bản
Mường rồi gia nhập thành dân tộc thiểu số của các quốc gia khác Thái như
trường hợp ở Việt Nam, Trung Quốc, Miến Điện, Ahom… trong khoảng từ thế
kỉ XIV trở về sau. Thông qua quá trình nghiên cứu và dựa trên những cứ liệu
lịch sử mà các học giả đưa ra, chúng tôi nhận thấy: Người Thái là một nhóm tộc
người lớn, có nguồn gốc phát tích từ vùng núi Altai đến Tứ Xuyên, Lưỡng
Quảng của Trung Quốc từ những thế kỉ trước công nguyên. Khi người Hán bắt
đầu bành trướng và mở rộng lãnh thổ, người Thái đã buộc phải di dân về phía
Nam. Họ di cư vì nhiều nguyên nhân nhưng chắc chắn sự bành trướng của người

Hán khiến những người yêu tự do như người Thái với số lượng và tiềm lực kém
hơn buộc phải di chuyển. Người Thái từ một “vùng quê tổ” ban đầu đã lan tỏa đi
nhiều hướng khác nhau và “vùng quê tổ” ấy được xác định không chỉ có trên
lãnh thổ Trung Quốc mà còn có một phần của vùng lòng chảo Điện Biên kéo dài
tới Sơn La sang Nghĩa Lộ.
Tóm lại, ngay từ khi xuất hiện, người Thái đã là một phần dân tộc của khu
vực Đông Nam Á. Vì vậy mà, sự di cư giai đoạn sau này dễ dàng hơn và sớm
xuất hiện các mường lớn vì họ đã có một nền tảng, tiền đề từ trước đó. Người
Thái vào Đông Nam Á lục địa đã mang theo một “luồng sinh lực mới” vào khu
vực, đã từng bước làm thay đổi diện mạo khu vực Đông Nam Á trước đó. Từ
những nhóm người lẻ tẻ, họ đã trở thành thành phần cư dân chính và là chủ nhân
của một trong những vương quốc phát triển hùng mạnh nhất trong khu vực
Đông Nam Á lục địa là Sukhothai, Ayutthaya cho đến vương quốc Thái Lan
ngày nay. Ayutthaya chính là giai đoạn tồn tại nhà nước góp phần đưa Siam trở
thành nhà nước phong kiến tập quyền phát triển đỉnh cao trong khu vực. Không
những thế, vương quốc này còn góp phần tạo ra những cơ sở, tiền đề to lớn cho
sự phát triển của vương quốc Thái Lan sau này.
12


CHƢƠNG 2. NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG ĐỜI SỐNG VẬT
CHẤT GIỮA NGƢỜI THÁI Ở THÁI LAN VÀ NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC
VIỆT NAM

Người Thái ở Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam từ thời xa xưa
đến nay vốn là những người anh em gần gũi từ lâu đời. Tuy vậy, do những điều
kiện phát triển lịch sử khác nhau, môi trường sống khác nhau nên người Thái ở
Thái Lan và người Thái ở Tây Bắc Việt Nam đã có những bước phát triển khác
biệt. Nhưng dù vậy hai dân tộc này vẫn có những đặc điểm cơ bản, về nguồn
gốc họ vẫn có rất nhiều điểm tương đồng. Với mục đích tìm lại sự gần gũi vốn

có của hai tộc người anh em này, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày một cách tương
đối hệ thống những vấn đề cơ bản thể hiện những nét tương đồng nhất và khác
biệt do quá trình phát triển lịch sử nhằm góp phần làm tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau giữa hai tộc người.
2.1. Chế độ hôn nhân và gia đình

Chế độ hôn nhân và gia đình là một trong những yếu tố quan trọng phản
ánh trình độ phát triển xã hội của một tộc người. Ở người Thái Lan cũng như
người Thái ở Tây Bắc Việt Nam vẫn tồn tại cơ bản chế độ hôn nhân tự do giữa
trai và gái dựa trên những luật tục truyền thống đã ăn sâu vào tâm tư tình cảm
của mỗi người dân Thái. Thí dụ như trai gái được tự do yêu đương nhưng không
được vi phạm những luật tục về hôn nhân của dòng họ.
Người Thái ở Thái Lan gọi chàng rể là “chạo báo” hoặc đơn giản là báo.
Từ “báo” có nguồn gốc thuần Thái, nguyên nghĩa là một người đàn ông trẻ, đặc
biệt là người nam độc thân. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam cũng gọi những
chàng trai chưa vợ là “báo” hoặc “phủ báo”. Với những chàng trai đã nhiều tuổi
mà chưa vợ thì được thêm từ “thẩu’, tức “báo thẩu”, có nghĩa là chàng trai đã
già. Các cô gái chưa chồng thì được gọi là “sao’ hay “phủ sao”.
Cơ hội để trai gái tiếp xúc, tìm hiểu nhau là các dịp lễ hội hầu như diễn ra
suốt năm trong đó phần lễ hội, tức những sinh hoạt vui chơi giải trí là dịp để trai
gái làm quen với nhau. Đặc biệt tâm lí dễ dãi, thông cảm, thoải mái của các bậc
cha mẹ, người thân để trai gái gặp gỡ nhau trao đổi tâm tình đã tạo điều kiện cho
13


trai gái dễ dàng tìm đến nhau. Bên cạnh đó, những sinh hoạt văn nghệ dân gian
như “Hạn Khuống” của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam hoặc các hình thái giao
duyên khác cũng góp phần cho trai gái Thái dễ dàng thổ lộ tình cảm với nhau.
Tóm lại quan niệm trai gái tự do tìm hiểu, yêu đương là quan điểm, tâm lí chủ
đạo trong đạo lí của người Thái. Nó khác hẳn với quan niệm “nam nữ thụ thụ

bất thân” của lễ giáo phong kiến. Từ quan điểm cơ bản đó dưa đến quan niệm về
giá trị của người phụ nữ trong xã hội Thái cũng khác hẳn, mang đầy tính nhân
đạo.
Điều đặc biệt quan trọng trong quan hệ hôn nhân – gia đình là chế độ hôn
nhân. Theo Phya Anuman Rajadhon “Cơ cấu gia đình Thái theo song hệ với một
hệ thống ngoại hôn trong đó người đàn ông phải đi lấy vợ ở một gia đình làng
khác” [8, tr25]. Chế độ hôn nhân này của người Thái Lan về cơ bản đồng nhất
với chế độ hôn nhân của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam nhưng về chi tiết lại
có những nét khác biệt hẳn. Điều khác biệt lớn nhất là tục cư trú bên nhà vợ và
tục thừa kế của người con gái út. Điều này cho thấy tàn dư của quan hệ mẫu hệ
còn rất nặng nề ở người Thái Lan mặc dù quan hệ phụ hệ và vai trò chủ yếu của
người đàn ông trong gia đình đã được xác lập. Chính điều đó nói lên chế độ hôn
nhân – gia đình song hệ ở Thái Lan. Khác với người Thái Lan, quan hệ song hệ
của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam lại nặng về phụ hệ hơn. Tàn dư của quan hệ
mẫu hệ chỉ biểu hiện ở tục ở rể mà theo luật tục được quy định từ 3-12 năm (ở
thời phong kiến, hiện nay thì thời gian này ngắn hơn tùy điều kiện) và tâm lí
thích ở bên nhà vợ cũng như sự gắn bó với bên ngoại (vợ) của các chàng rể
Thái. Ngoài ra, quan hệ phụ hệ đã được xác lập một cách vững chắc với mối
quan hệ tông tộc, dòng họ theo cha một cách rõ rệt. Ngược lại, quan hệ dòng họ
của người Thái Lan chỉ được xác lập trên văn bản cách đây chưa đầy một thế kỷ
(1916). Có thể những nhóm người Thái cổ, tổ tiên của người Thái Lan hiện nay
vì di cư từ lâu và ít chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hán nên đã chuyển sang
quan hệ phụ hệ một cách vững chắc, còn quan hệ mẫu hệ chỉ còn lại những tàn
dư tuy vậy vẫn còn đậm nét. Nhiều tài liệu cho thấy có thể người Thái ở Tây
Bắc Việt Nam đã có quan hệ từ trước khi thiên di vào Việt Nam như khái niệm
14


về tông tộc của mình cho dù chỉ là năm bảy đời (đẳm và vả).
Tóm lại, về quan hệ hôn nhân, tuy cả hai nhóm Thái ở Thái Lan và Thái

Thái ở Tây Bắc Việt Nam đều tồn tại quan hệ hôn nhân song hệ nhưng ở người
Thái Lan lại nặng về quan hệ mẫu hệ. Ngược lại, quan hệ phụ hệ lại được xác
lập tương đối vững chắc ở người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Tuy vậy, người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam lại tồn tại chế độ hôn nhân thuận chiều khép kín, một
tàn dư của quan hệ thị tộc, hơn thế nữa nó còn tàn dư của quan hệ thị tộc mẫu
hệ. Mối quan hệ hôn nhân này được biểu hiện ở mối quan hệ Ải Noọng - Lúng ta
– Nhính xao của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
Ải noọng là những thành viên trai, nhất là anh em trai ruột được gọi là Ải
noọng. Họ là gốc của một dòng họ, đúng hơn là một tông tộc. Ngoài Ải noọng
tức anh em ruột là Ải noọng huôm pú còn có Ải noọng huôm pẩu (pẩu: cụ) hoặc
Chủm Ải mú noọng huôm pẩu tức anh em con chú con bác. Ải noọng không
được quyền quan hệ hôn nhân với nhau mà mỗi thành viên của Ải noọng chỉ
được quan hệ hôn nhân với một tông tộc, một họ khác.
Lúng ta: bao gồm những thành viên hai bên họ vợ, họ mẹ. Đại diện cho
lúng ta là ông cậu. Vai trò của ông cậu nói riêng của lúng ta nói chung rất được
coi trọng trong đời sống thường ngày của người dân Thái ở Tây Bắc Việt Nam
như giải quyết xích mích trong gia đình, đặt tên cho con, dựng cợ gả chồng, chia
tài sản thừa kế, v.v… Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam có câu : “Thà bỏ anh em,
chớ bỏ ông cậu” (chua váng lúng, váng ta, chí váng pì noọng). Điều đó nói lên
vai trò quan trọng của ông cậu, của lúng ta trong gia đình Thái ở Tây Bắc Việt
Nam.
Nhính xao: Bao gồm những thành viên nhà chồng của chị em cùng họ, tức
anh em đồng hao theo quan niệm của người Kinh. Quan hệ này đối lập với lúng
ta vì khi đã cùng nhính xao thì cho dù là các họ khác nhau nhưng cũng không
được lấy con gái của nhau vì họ đã được coi là anh em cùng mẹ với nhau (chị
em gái). Điều này chứng tỏ tàn dư của quan hệ mẫu hệ còn rất đậm nét. Quan hệ
này trái ngược với quan hệ con dì con già của người Kinh vì con dì con già của
người Kinh còn có quyền lấy nhau.
15



Mối quan hệ hôn nhân thuận chiều khép kín này vừa bảo vệ quyền phụ hệ
vừa bảo tồn những quan hệ tàn dư của quan hệ mẫu hệ. Nó biểu hiện rõ rệt tính
chất song hệ của chế độ hôn nhân của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.
Đây có thể là điều khác biệt với chế độ hôn nhân của người Thái Lan vì
cho đến nay chúng tôi chưa có tài liệu cụ thể về hôn nhân của người Thái Lan để
có thể so sánh đối chiếu một cách cụ thể.
Quy mô và tính chất gia đình của người Thái Lan và người Thái ở Tây
Bắc Việt Nam về cơ bản là giống nhau. Đó là những gia đình nhỏ, thông thường
chỉ từ 2-3 thế hệ. Ở người Thái Lan khi con gái đến tuổi trưởng thành, có thể
dựng vợ gả chồng thì khi người con gái lớn lấy chồng, chàng rể phải về ở nhà
vợ. Lúc này đôi vợ chồng trẻ thường ở nhà với bố mẹ. Đôi khi có những cặp vợ
chồng trẻ có ngay một ngôi nhà riêng nhưng vẫn phải dựng trong khu vực khuân
viên của bố mẹ vợ. Như vậy, cho dù ở riêng hay ở chung với bố mẹ vợ thì đó
vẫn là những gia đình nhỏ. Đặc biệt, khi người con gái kế tiếp của gia đình lấy
chồng thì buộc cặp vợ chồng của người con gái lớn phải ra ở riêng trong một căn
nhà được làm trong khuân viên của bố mẹ vợ và cặp vợ chồng mới cưới lại ở
chung với bố mẹ. Trình tự này cứ tiếp tục cho đến khi người con gái út lấy
chồng thì sẽ được thừa hưởng luôn căn nhà của bố mẹ. Đây là quyền thừa kế của
người con gái út còn tồn tại khá phổ biến, đặc biệt ở vùng của người Thái ở Bắc
và Đông Bắc Thái Lan. Như vậy, đây là nhứng gia đình nhỏ mẫu hệ. Tuy vậy
người đàn ông vẫn có vai trò chủ đạo trong gia đình. Khi ông bố vợ qua đời,
người con rể sẽ thay quyền ông ta trong mọi công việc điều hành chung.
Đối với người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, quy mô gia đình cũng là gia
đình nhỏ, nhưng về tính chất thì đã là những gia đình nhỏ phụ hệ. Thông thường
chỉ từ 2-3 thế hệ. Con trai Thái lấy vợ phải đi ở rể (dú khươi) từ 3-12 năm.
Nhưng hết hạn ở rể anh ta lại về với gia đình bố mẹ đẻ. Lúc này vợ chồng anh ta
đã có vài ba con vì vậy vợ chồng anh ta thường sẽ dựng nhà ở riêng trong bản
của bố mẹ đẻ. Thường thì vợ chồng con trai út lại ở trong nhà bố mẹ già. Tuy
quyền thừa kế con út của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam không thật rõ ràng vì

tài sản của người Thái nhất là đối với những gia đình bình thường không có gì
16


đáng kể nhưng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam rất quý con út, thường được
cưng chiều với cái tên gọi trìu mến “lụ lả” (con út). Như vậy, gia đình của người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam là những gia đình nhỏ phụ hệ.
Gia đình của người Thái ở Thái Lan cũng như người Thái ở Tây Bắc Việt
Nam có vai trò hết sức quan trọng. Nó được biểu tượng bằng những ngôi nhà
của từng gia đình. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam lấy đơn vị “đầu nhà” (hua
hươn) tức ngôi nhà, nóc nhà làm đơn vị cơ sở của bản mường. Mỗi “đầu nhà” là
một đơn vị để tính khi phân phối ruộng công của bản mường, tính việc đi làm
“việc mường” (vịa háng mường) cho bản mường… Thời Pháp thuộc, “đầu nhà”
là đơn vị để đánh thuế coi như thuế thân để cắt phiên đi phu, đi lính… Như vậy,
xã hội Thái ở Tây Bắc Việt Nam coi gia đình mà biểu tượng là mỗi “đầu nhà”
tức nóc nhà, ngôi nhà là một đơn vị cơ sở của xã hội bản mường. Mỗi “đầu nhà”
với một cặp vợ chồng và con cái là một thành viên chính thức của bản mường.
Đó chính là một gia đình hạt nhân theo quan niệm của các nhà nghiên cứu theo
chủ nghĩa Mác - Lênin.
Người Thái ở Thái Lan cũng gọi những gia đình, những người có vợ có
chồng bằng hình tượng “có một ngôi nhà” (mí hươn). “Mí hươn” không chỉ có ý
nghĩa “có một ngôi nhà” đơn thuần mà nó còn có ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc
vì “… trong đời sống xã hội Thái ngày xưa, khi một người lấy vợ, lấy chồng rồi
thì được ngôi nhà riêng của mình, không còn lệ thuộc và sống dưới mái nhà của
cha mẹ nữa” [8; tr.265]. Nó đã trở thành một gia đình có kinh tế độc lập, có vị trí
xã hội, trở thành thành viên chính thức của bản mường. Đặc biệt, người Thái có
tâm lí thích độc lập, tự chủ. Do đó đã là một gia đình thì chắc chắn đó là một
đơn vị kinh tế - xã hội độc lập và cũng là một gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân.
Tóm lại, gia đình của người Thái ở Thái Lan cũng như của người Thái ở
Tây Bắc Việt Nam là những gia đình nhỏ, những gia đình hạt nhân, những thành

viên chính thức của bản mường, đơn vị cơ sở của xã hội Thái. Tuy vậy, tính chất
của gia đình người Thái Lan vẫn còn nặng tàn dư quan hệ mẫu hệ. Ngược lại, ở
người Thái ở Tây Bắc Việt Nam mối quan hệ phụ hệ đã được xác lập một cách
vững chắc. Mặc dù vậy, cả hai hình thái gia đình này đều mang đậm nét tính
17


×