ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
NĂM HỌC: 2016-2017
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
MỨC
ĐỘ
- Tôn
trọng
người
khác.
- Giữ chữ
tín.
- Pháp
luật và kỉ
luật.
TN
TL
THÔNG
HIỂU
TN
- Nhận biết
- Nhận
- Nhớ và
được hành vi, biết được hiểu được
việc làm thể
câu ca
khái niệm
hiện (hoặc
dao, tục
về: Tôn
không thể
ngữ thể
trọng
hiện): Tôn
hiện giữ
người
trọng người chữ tín và khác; giữ
khác, giữ chữ tình bạn.
chữ tín;
tín, xây dựng
pháp luật
tình bạn trong
và kỉ luật;
sáng, lành
tình bạn.
mạnh.
-Xây dựng - Nhận biết
tình bạn được hành vi,
trong
việc làm đúng
sáng, lành hoặc trái với
mạnh.
quy định của
pháp luật và
kỉ luật.
VẬN DỤNG
Cấp độ thấp
TL TN
TL
- Cho ví dụ
về hành vi,
việc làm thể
hiện: Giữ
chữ tín và
xây dựng
tình bạn
trong sáng,
lành mạnh.
- Vận dụng
kiến thức
đã học để
nêu ý kiến,
giải thích
trước một
hành vi,
việc làm.
TỔNG
SỐ
Cấp độ cao
TN
TL
- Vận
dụng
làm bài
tập xử
lý tình
huống.
TS câu/ đề
Số điểm
Tỉ lệ %
3 câu TN
Đề A, B
1.5 điểm
15 %
½ câu TL
Đề A, B
1 điểm
10 %
3 câu TN
Đề A, B
1.5 điểm
15 %
1 ½ câu TL
Đề A, B
3 điểm
30 %
1 câu TL
Đề A, B
3 điểm
30 %
TN: 6
câu
Đề A, B
(3 điểm)
TL: 3
câu
Đề A, B
(7 điểm)
100 %
Ủy Ban Nhân Dân Quận Hải Châu
Trường THCS Nguyễn Huệ
Họ và tên:………………………………. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- KÌ I
Lớp:…………………………………….. MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
ĐỀ A
ĐIỂM:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 3 điểm )
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Em hãy chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống?
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, ……. và lợi ích
của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
A. Nhân cách.
B. Đạo đức
C. Phẩm giá.
D. Uy tín.
Câu 2: Hành vi thể hiện tôn trọng người khác là:
A. Lắng nghe ý kiến của người khác
B. Coi thường người nghèo khó
C. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Người giữ chữ tín là người luôn coi trọng:
A. Người khác
B. Lời hứa.
C. Công việc.
D. Niềm tin.
Câu 4: Câu nào dưới đây có nội dung đúng nhất?
A. Pháp luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội bắt
buộc mọi người phải tuân theo.
B. Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, do một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội ban
hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục,
cưỡng chế.
C. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành,
được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng
chế.
D. Pháp luật là những quy định chung của Nhà nước, có tính bắt buộc và do Nhà nước
ban hành.
Câu 5: Việc làm nào sau đây là trái với pháp luật ?
A. Chạy xe vượt quá tốc độ cho phép.
B. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
C. Bóp còi xe khi qua kiệt, ngõ, hẻm
D. Đi đúng làn đường quy định
Câu 6: Việc làm thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh là?
A. Luôn bao che cho bạn
B. Dành thật nhiều thời gian để hội hè cùng bạn
C. Cảm thông, chia sẻ khi bạn gặp điều bất hạnh
D. Nói xấu bạn trước mặt mọi người
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): a) Câu ca dao: " Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay " thể hiện phẩm chất gì?
b) Em hãy cho 1 ví dụ về hành vi, việc làm thể hiện phẩm chất đó?
Câu 2 (2 điểm):Em đồng ý hay không đồng ý với hành vi dưới đây? Vì sao?
- Thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm của bạn.
Câu 3 (3 điểm): Câu chuyện về ông già mù:
Chợ đông người và tấp nập. Ồn ào, xô bồ, cạnh tranh và bon chen. Góc chợ,
một ông già mù ngồi bó gối. Đôi mắt đục hướng ra xa xăm vô hướng. Trước mặt ông
là cái nón lá tả tơi, ẩm ướt mưa. Mưa lạnh, ông khẽ run người. Chợ đông người, người
ta vẫn lướt qua vội vã.
Có một cô gái trẻ, vẻ sang trọng, ngồi trên xe máy dừng ngay trước mặt ông cụ
mua hàng ngay gần đấy. Liếc ông một cái và lẩm bẩm: “Ngày nào đi chợ cũng thấy
ngồi. Có tay, có chân chứ có què quặt đâu mà phải đi ăn xin như thế”. Mua hàng
xong, chủ với xe rồ ga đi, vài vệt nước từ chiếc xe bắn ra đập vào nón của ông kêu
đánh “Tách...”
Ông khẽ đưa đôi mắt đục mờ theo hướng xe cô gái. Ông nghe thấy cô gái nói.
Chợt một thanh niên ngang qua. Đã đi lướt rồi nhưng cậu lại quay trở lại, móc
trong túi tờ 2 nghìn lẻ đã cũ nhàu, vo thành viên rồi ném bịch vào giữa nón.
Ông cụ khẽ lắng tai nghe. Như mọi lần ông nói: “Cảm ơn đã thương tình”.
HỎI: a) Em hãy nêu nhận xét trước cách ứng xử của cô gái trẻ và chàng thanh niên
đối với ông già mù qua câu chuyện trên?
b) Nếu em là cô gái trẻ (hoặc là chàng thanh niên) như câu chuyện trên thì em sẽ ứng
xử như thế nào đối với ông già mù?
c) Bài học em rút ra qua câu chuyện này là gì?
BÀI LÀM:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ủy Ban Nhân Dân Quận Hải Châu
Trường THCS Nguyễn Huệ
Họ và tên:………………………………. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - KÌ I
Lớp:…………………………………….. MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
ĐỀ B
ĐIỂM:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 3 điểm )
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Em hãy chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống?
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, ……. Và lợi ích
của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
A. Nhân cách.
B. Đạo đức
C. Phẩm giá.
D. Uy tín.
Câu 2: Hành vi không thể hiện tôn trọng người khác là?
A. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện
B. Nói chuyện trong giờ học
C. Lắng nghe ý kiến của người khác.
D. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh.
Câu 3: Hành vi thể hiện giữ chữ tín là?
A. Luôn đúng hẹn
B. Thất hứa với người khác.
C. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
D. Cả đáp án A và C đều đúng.
Câu 4 : Khoanh tròn vào ý em cho là đúng nhất để hoàn thành câu?
Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, được
Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Kỉ luật là những quy định chung ..............yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo
ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.
A. Của pháp luật
B. Của mỗi cá nhân
C. Của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội
D. Của bản thân
Câu 5: Việc làm nào sau đây là đúng với pháp luật?
A. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
B. Trộm cắp tài sản
C. Xâm phạm đến thân thể của người khác
D. Buôn bán ma túy
Câu 6: Câu 1: Em hãy chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống?
Tình bạn là….. gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình,
sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lý tưởng sống.
A. Mối quan hệ.
B. Tình cảm. C. Sự gắn kết .
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): a) Câu ca dao: “Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới nên” nói về tình cảm gì của con người?
b) Em hãy cho 1 ví dụ về hành vi (việc làm) thể hiện mối quan hệ tốt đẹp của tình cảm
trên?
Câu 2 (2 điểm):Em đồng ý hay không đồng ý với hành vi dưới đây? Vì sao?
- Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cô giáo giao phó.
Câu 3 (3 điểm): Câu chuyện về ông già mù:
Chợ đông người và tấp nập. Ồn ào, xô bồ, cạnh tranh và bon chen. Góc chợ,
một ông già mù ngồi bó gối. Đôi mắt đục hướng ra xa xăm vô hướng. Trước mặt ông
là cái nón lá tả tơi, ẩm ướt mưa. Mưa lạnh, ông khẽ run người. Chợ đông người, người
ta vẫn lướt qua vội vã.
Có một cô gái trẻ vẻ sang trọng, ngồi trên xe máy dừng ngay trước mặt ông cụ
mua hàng ngay gần đấy. Liếc ông một cái và lẩm bẩm: “Ngày nào đi chợ cũng thấy
ngồi. Có tay, có chân chứ có què quặt đâu mà phải đi ăn xin như thế”. Mua hàng
xong, chủ với xe rồ ga đi, vài vệt nước từ chiếc xe bắn ra đập vào nón của ông kêu
đánh “Tách...”
Ông khẽ đưa đôi mắt đục mờ theo hướng xe cô gái. Ông nghe thấy cô gái nói.
Chợt một thanh niên ngang qua. Đã đi lướt rồi nhưng cậu lại quay trở lại, móc
trong túi tờ 2 nghìn lẻ đã cũ nhàu, vo thành viên rồi ném bịch vào giữa nón.
Ông cụ khẽ lắng tai nghe. Như mọi lần ông nói: “Cảm ơn đã thương tình”.
HỎI: a) Em hãy nêu nhận xét trước cách ứng xử của cô gái trẻ và chàng thanh niên
đối với ông già mù qua câu chuyện trên?
b) Nếu em là cô gái trẻ (hoặc là chàng thanh niên) như câu chuyện trên thì em sẽ ứng
xử như thế nào đối với ông già mù?
c) Bài học em rút ra qua câu chuyện này là gì?
BÀI LÀM:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………...
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
NĂM HỌC: 2016-2017
I. Trắc nghiệm: (3 điểm): 6 câu, mỗi câu = 0,5 điểm.
ĐỀ
1
2
3
4
5
6
CÂU
ĐỀ A
C
A
B
C
A
C
ĐỀ B
C
B
D
C
A
B
II. Tự luận (7 điểm):
ĐỀ A:
Câu 1 ( 2 điểm): a) Câu tục ngữ trên thể hiện phẩm chất giữ chữ tín. (1 điểm)
b) Ví dụ về giữ chữ tín: Hứa với bạn ngày mai trả truyện và đến ngày mai em
mang truyện trả cho bạn. (1 điểm)
Câu 2 ( 2 điểm): Em đồng ý với việc làm đó. (0.5 điểm)
Vì đó là việc làm giúp bạn chân tình, thẳng thắn, không bao che, dung túng cho
khuyết điểm của bạn. (1.5 điểm)
Câu 3 ( 3 điểm): a) Việc ứng xử của cô gái trẻ và chàng thanh niên thể hiện thái độ
không tôn trọng người khác. Đó là lối sống thờ ơ, vô cảm.... (1 điểm).
b) Nếu em là cô gái trẻ hoặc là chàng thanh niên trong chuyện, em sẽ không
lãnh đạm, không hành xử như vậy. Nếu có tiền trong ví em sẽ cho ông già mù nhưng
với thái độ lễ phép, đưa 2 tay.... (1 điểm).
c) Bài học em rút ra là: Luôn tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi nagy cả
trong cử chỉ và hành động. Đối với những người nghèo khó em sẽ cảm thông và giúp
đỡ họ trong khả năng của mình mà không coi thường hay miệt thị họ. (1 điểm)
ĐỀ B:
Câu 1 ( 2 điểm): a) Câu ca dao trên nói về tình bạn. (1 điểm)
b) Ví dụ về hành vi, việc làm thể hiện mối quan hệ tốt đẹp của tình bạn (tình bạn trong
sáng và lành mạnh): Khi bạn mắc khuyết điểm, em chỉ rõ lỗi sai của bạn để bạn sữa
lỗi. (1 điểm)
Câu 2 ( 2 điểm): Em đồng ý với việc làm đó. (0.5 điểm)
Vì: Đó là việc làm thể hiện việc giữ chữ tín. Coi trọng niềm tin của cô giáo đối
với mình. (1.5 điểm)
Câu 3 (3 điểm): a) Việc ứng xử của cô gái trẻ và chàng thanh niên thể hiện thái độ
không tôn trọng người khác. Đó là lối sống thờ ơ, vô cảm.... (1 điểm).
b) Nếu em là cô gái trẻ hoặc là chàng thanh niên trong chuyện, em sẽ không
lãnh đạm, không hành xử như vậy. Nếu có tiền trong ví em sẽ cho ông già mù nhưng
với thái độ lễ phép, đưa 2 tay.... (1 điểm).
c) Bài học em rút ra là: Luôn tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi nagy cả
trong cử chỉ và hành động. Đối với những người nghèo khó em sẽ cảm thông và giúp
đỡ họ trong khả năng của mình mà không coi thường hay miệt thị họ. (1 điểm)