Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tổng quan hệ thống về thực trạng bán kháng sinh không có đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 75 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LƢƠNG THỊ THANH HUYỀN

TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ
THỰC TRẠNG BÁN KHÁNG SINH
KHÔNG CÓ ĐƠN TẠI CÁC CƠ SỞ BÁN
LẺ THUỐC TRÊN THẾ GIỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LƢƠNG THỊ THANH HUYỀN
Mã sinh viên: 1301192

TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ
THỰC TRẠNG BÁN KHÁNG SINH
KHÔNG CÓ ĐƠN TẠI CÁC CƠ SỞ
BÁN LẺ THUỐC TRÊN THẾ GIỚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Phƣơng Thúy

Nơi thực hiện:


Bộ môn Quản lý Kinh tế Dƣợc

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù
ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu bước chân vào Đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ
của quý thầy cô tại trường Đại học Dược Hà Nội.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Nguyễn Thị
Phƣơng Thúy- giảng viên Bộ môn Quản lý-Kinh tế Dƣợc và T.S Vũ Đình Hòagiảng viên Bộ môn Dƣợc Lâm Sàng đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận. Nếu không có những lời
hướng dẫn, dạy bảo đó thì khóa luận này của tôi rất khó có thể hoàn thiện được.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành các thầy cô và cán bộ
đang công tác tại bộ môn Quản lý-Kinh tế Dƣợc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi.
Nơi đây luôn tạo cho tôi cảm giác gần gũi, thân thiện và gắn bó với tôi trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận.
Khóa luận được thực hiện trong khoảng thời gian gần 9 tháng. Bước đầu đi vào
thực tế, kiến thức của tôi còn hạn chế và có nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi
những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy
cô để kiến thức của tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, tôi xin kính chúc tất cả thầy cô Bộ môn Quản lý Kinh tế DượcTrường Đại Học Dược Hà Nội và các thầy cô đang công tác tại Đại Học Dược Hà Nội
thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là
truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Lương Thị Thanh Huyền



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1 Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu .........................................................3
1.2 Thực trạng sử dụng kháng sinh trên thế giới và tại Việt Nam .......................3
1.3 Nguy cơ xảy ra của việc bán kháng sinh không có đơn ...................................5
1.4 Tổng quan hệ thống và phân tích gộp ...............................................................6
1.4.1 Tổng quan hệ thống ..............................................................................................6
1.4.2 Phân tích gộp ........................................................................................................8
1.5 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................9
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................10
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................10
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................10
2.1.2 Nguồn cơ sở tìm kiếm dữ liệu ...........................................................................10
2.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu ................................................10
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................11
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................11
2.2. 2 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................13
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................15
3.1 Tổng quan hệ thống các nghiên cứu về thực trạng bán kháng sinh không có
đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc ở các quốc gia trên thế giới ..........................................15
3.1.1 Các quốc gia có thực trạng bán kháng sinh không có đơn thông qua các kết quả
nghiên cứu.............................................................................................................18
3.1.3 Bệnh, triệu chứng được bán/ đồng ý bán kháng sinh không có đơn .................22

3.1.4 Đặc điểm kháng sinh do người bán lẻ thuốc bán/đồng ý bán không có đơn ....23
3.1.5 Tư vấn bán kháng sinh.......................................................................................27
3.2 Xác định tỷ lệ bán kháng sinh không đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc ...........29
3.2.1 Phân tích gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn và tỷ lệ người
bán thuốc đồng ý bán kháng sinh không đơn cho khách hàng theo các phương
pháp thu thập dữ liệu ............................................................................................29


3.2.2 Phân tích gộp các nghiên cứu về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không có
đơn theo các châu lục trên thế giới ..............................................................................32
3.2.3 Phân tích gộp các nghiên cứu được tiến hành ở các quốc gia đang phát triển về
tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không có đơn..................................................36
3.2.4 Đánh giá chất lượng các nghiên cứu .................................................................38
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .........................................................................................39
4.1

Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về thực trạng bán kháng sinh không có

đơn………. ..................................................................................................................40
4.1.1 Thực trạng bán kháng sinh không có đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên thế giới ....40
4.1.2 Thực trạng bệnh, triệu chứng và thuốc kháng sinh đã được bán/ đồng ý bán tại
các cơ sở bán lẻ thuốc ..................................................................................................45
4.1.3 Đề xuất để giảm thực trạng bán kháng sinh không có đơn trên thế giới ...........47
4.2 Chất lƣợng các nghiên cứu đƣa vào tổng quan hệ thống và phân tích gộp .47
4.5 Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................................50
1.

Kết luận ..............................................................................................................50


2.

Đề xuất ................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chú giải nghĩa
Tiếng Anh

Tiếng Việt
Người bán lẻ thuốc

NBT
KSKĐ

Kháng sinh không đơn
Phỏng vấn người bán lẻ thuốc

PV

bằng bộ câu hỏi
Đóng vai khách hàng tại nhà

ĐV

thuốc

Quan sát người bán lẻ thuốc và

QS

khách hàng tại nhà thuốc

NT

Nhà thuốc

KH

Khách hàng
Phương pháp để thu thập dữ

PP

liệu

KS
CI

Kháng sinh
Confidence Interval

Khoảng tin cậy

Low and middle-income

Các quốc gia có thu nhập thấp


countries

và trung bình

DDD

Defined Daily Doses

Liều dùng hàng ngày

GDP

Gross domestic product

Thu nhập bình quân đầu người

GSP

Good Storage Practices

Thực hành tốt bảo quản thuốc

GPP

Good Pharmacy Practices

IMF

International Monetary Fund Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế


WB

World Bank

Ngân Hàng Thế Giới

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

RCT

Randomized control trial

LMIC

Thực hành tốt quản lý nhà
thuốc

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3. 1. Thông tin chung các nghiên cứu đạt tiêu chuẩn của tổng quan hệ thống ....16
Bảng 3.2. Các nghiên cứu tại châu Á ............................................................................18

Bảng 3.3. Các nghiên cứu tại châu Âu ..........................................................................20
Bảng 3.4. Các nghiên cứu tại châu Phi:.........................................................................20
Bảng 3.5. Các nghiên cứu tại châu Mỹ ........................................................................21
Bảng 3.6. Các phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................ 22
Bảng 3.7. Bệnh, triệu chứng được bán kháng sinh không đơn .....................................22
Bảng 3.8. Các kháng sinh được bán/đồng ý bán không có đơn ....................................24
Bảng 3.9. Các hoạt chất được bán không đơn cho khách hàng đóng vai phân loại theo
hệ bệnh, triệu chứng ......................................................................................................25
Bảng 3.10. Đường dùng, liều dùng, độ dài đợt điều trị của kháng sinh không đơn......26
Bảng 3.11. Tỷ lệ người bán lẻ thuốc khai thác thông tin tiền sử dị ứng thuốc của người
bệnh ............................................................................................................................... 28
Bảng 3.12. Thông tin, tư vấn khi bán KSKĐ mà người bán lẻ thuốc cung cấp cho
khách hàng .....................................................................................................................29
Bảng 3.13. Phân tích gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn ..........31
Bảng 3.14. Phân tích gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn theo các
châu lục trên thế giới .....................................................................................................33
Bảng 3.15. Phân tích gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn tại châu
Á ....................................................................................................................................33
Bảng 3.16. Kết quả điểm chất lượng các nghiên cứu ....................................................38


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Lượng kháng sinh được tiêu thụ tại các quốc gia trên thế giới 2015 [27] ......4
Hình 1.2. Lượng người có thể tử vong do vi khuẩn kháng kháng sinh đến năm 2050
nếu không có biện pháp nào được thực hiện để giảm bán kháng sinh không đơn [85] ..5
Hình 3.1. Quy trình lựa chọn các nghiên cứu để tổng quan hệ thống và phân tích gộp15
Hình 3.2. Biểu đồ gộp về tỷ lệ người bán thuốc đồng ý bán kháng sinh không đơn theo
phương pháp phỏng vấn người bán lẻ thuốc bằng bộ câu hỏi .......................................30
Hình 3.3. Biểu đồ gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn theo
phương pháp đóng vai khách hàng và quan sát tại cơ sở bán lẻ thuốc.......................... 32

Hình 3.4. Biểu đồ gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn tại châu Á
theo các phương pháp thu thập dữ liệu ..........................................................................34
Hình 3.5. Biểu đồ gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn tại châu
Âu ..................................................................................................................................35
Hình 3.6. Biểu đồ gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn tại châu
Phi ..................................................................................................................................35
Hình 3.7. Biểu đồ gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn tại châu
Mỹ..................................................................................................................................36
Hình 3.8. Biểu đồ gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn ở các quốc
gia đang phát triển .........................................................................................................37
Hình 4.1. Tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn tại cơ sở bán lẻ theo kết
quả gộp các nghiên cứu tại 5 châu lục trên thế giới ......................................................41
Hình 4.2. Ước tính tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn tại các cơ sở bán
lẻ thuốc trên thế giới dựa trên kết quả các nghiên cứu đã được công bố ......................44
Hình 4.3. Cơ cấu bệnh, triệu chứng bán KSKĐ tại cơ sở bán lẻ thuốc .........................46
Hình 4.4. Kháng sinh được bày bán tại gian hàng ngay bên đường ở SurabayaIndonesia [37] ................................................................................................................47


ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh là một trong những thuốc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới
để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như nhiễm khuẩn đường tiêu hoá,
đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm khuẩn bệnh viện [19].
Tuy nhiên, việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn này đã và đang gặp khó khăn và chịu sự
tác động bất lợi của tình trạng kháng kháng sinh. [16]. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế
giới WHO năm 2014 cho thấy kháng kháng sinh hiện nay là một đe dọa lớn với an
toàn sức khỏe toàn cầu [85]. Một trong những nguyên nhân góp phần gia tăng tình
trạng này xuất phát từ việc người dân tự ý sử dụng kháng sinh và hoạt động bán thuốc
không có đơn tại các cơ sở bán lẻ [58]. Tự ý bán kháng sinh mà không có đơn còn gây
ra nhiều tác hại khác như gia tăng các biến cố có hại của thuốc, tăng tỉ lệ nhập viện
cũng như tỉ lệ tử vong và gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh, toàn xã

hội [85].
Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng bán
kháng sinh không có đơn phổ biến là do người bán lẻ thuốc muốn tối đa hóa doanh
thu, áp lực từ phía khách hàng liên quan đến thói quen khám bệnh, dùng thuốc; nhận
thức của người dân còn hạn chế; hậu kiểm trong quản lý còn rất yếu và chưa có sự
quan tâm vấn đề này tại các cơ sở bán lẻ thuốc [78], [31], [25] .Tại Việt Nam, việc bán
kháng sinh không có đơn đã tồn tại từ rất lâu mặc dù đây là một trong những hành vi
bị nghiêm cấm trong các văn bản quy phạm pháp luật. Theo nghiên cứu của tác giả
Nguyen TK Chuc và Do Thi Thuy Nga năm 2014, 88% lượng kháng sinh tại khu vực
đô thị ở Việt Nam được bán ra không đơn và tỷ lệ này lên tới 91% tại khu vực nông
thôn [25]. Trong bối cảnh tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh ngày
càng gia tăng như hiện nay, câu hỏi đặt ra là tình trạng bán kháng sinh không đơn tại
các cơ sở bán lẻ thuốc đã diễn ra tại bao nhiêu quốc gia trên thế giới? Mức độ phổ biến
và tỷ lệ tự chỉ định kháng sinh cho khách hàng tại các cơ sở bán lẻ thuốc ra sao? Nhằm
trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tổng quan hệ thống về
thực trạng bán kháng sinh không có đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên thế giới” với
mục tiêu như sau:
1. Tổng quan hệ thống các nghiên cứu về thực trạng bán kháng sinh không có
đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên thế giới.


2. Xác định tỷ lệ khách hàng được người bán thuốc tự chỉ định kháng sinh
không đơn tại các quốc gia trên thế giới.
Từ đó đưa ra cái nhìn rõ hơn về thực trạng bán kháng sinh không đơn của người
bán lẻ thuốc ở các quốc gia trên thế giới và so sánh, đối chiếu với thực trạng này tại
Việt Nam. Từ đó kiến nghị một số giải pháp góp phần giải quyết thực trạng bán kháng
sinh không có đơn tại các nhà thuốc, giảm tình trạng lạm dụng kháng sinh, thực hiện
mục tiêu sử dụng thuốc an toàn- hiệu quả- hợp lý.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu
Kháng sinh
Kháng sinh là một nhóm thuốc cần quản lý chặt chẽ vì việc sử dụng thuốc
không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những
nước đang phát triển như Việt Nam, đây là nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm
khuẩn nằm trong những bệnh lý hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.
“Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được
tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự
phát triển của các vi sinh vật khác”. Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả
những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon.[2]
Bán kháng sinh không có đơn
Việc bán kháng sinh không có đơn là việc người bán lẻ thuốc cung cấp kháng
sinh cho khách hàng khi không có đơn (dispensing antibiotic without prescription), tự
chỉ định (self-prescribed), tự điều trị (self-medication; self- treatment) kháng sinh khi
không có đơn của bác sỹ.
Tại Việt Nam, kháng sinh là nhóm thuốc kê đơn [1], việc bán lẻ thuốc kê đơn
mà không có đơn là một trong số 13 hành vi bị nghiêm cấm đã quy định trong Luật
Dược [3]. Xử lý vi phạm đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không
có đơn của bác sỹ cũng được đưa ra tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Cơ sở bán lẻ thuốc
Do mô hình hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc tại các quốc gia khác nhau, trong
phạm vi nghiên cứu này, khái niệm “cơ sở bán lẻ thuốc” có ý nghĩa chỉ các nhà thuốc
trong cộng đồng (community pharmacy, pharmacy, drugstore).
1.2 Thực trạng sử dụng kháng sinh trên thế giới và tại Việt Nam
Theo thống kê từ năm 2000 đến 2015, tổng lượng tiêu thụ kháng sinh trên thế
giới, được xác định theo liều hàng ngày ( Defined Daily Doses- DDD) tăng trên 65%

(21,1–34,8 tỷ DDD) [27]. Đóng góp phần lớn vào xu hướng này là sự gia tăng sử dụng
kháng sinh ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình( low- and middle- income
countries- LMIC). Tổng lượng tiêu thụ kháng sinh ở các quốc gia LMIC tăng 114%.

3


Trong đó, 3 quốc gia có tốc độ gia tăng sử dụng kháng sinh nhanh nhất là Tunisia, Thổ
Nhĩ Kỳ và Việt Nam [27].

Hình 1.1. Lƣợng kháng sinh đƣợc tiêu thụ tại các quốc gia trên thế giới 2015 [27]
Theo thống kê, penicillin và cephalosporin là 2 nhóm kháng sinh được tiêu thụ
nhiều nhất với gần 56% tổng tiêu thụ năm 2015, tăng 36% so với năm 2000. Đáng báo
động, gần 80% kháng sinh được tiêu thụ ở ngoài bệnh viện, bao gồm việc mua trực
tiếp bởi khách hàng không có đơn. Mặc dù đã có những quy định bắt buộc mua kháng
sinh phải có đơn , nhưng việc tuân thủ là rất kém đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập
thấp và trung bình [38]. Nhìn chung, việc người dân tự sử dụng kháng sinh là một thực
trạng diễn ra phổ biến trong nhiều năm tại rất nhiều quốc gia với tỷ lệ khá cao, thậm
chí lên tới 100% [58]. Tỷ lệ tự sử dụng kháng sinh của người dân tại 1 số nơi trên thế
giới là Châu Á: 58%; Bắc Âu: 3%; Nam Âu: 19%; Đông Âu: 30%; Trung Âu: 6% ;
Trung Đông: 39%; Nam Mỹ: 25% [58]. Đáng chú ý, 76% kháng sinh để người dân tự
sử dụng được mua tại các nhà thuốc [58] với việc tự sử dụng không phù hợp gồm:
không dùng đủ liều, chia sẻ thuốc, ngừng sử dụng khi các triệu chứng giảm, không
dùng kháng sinh phù hợp với bệnh và triệu chứng [7], [58], [66].

4


Xem xét lượng kháng sinh được tiêu thụ trên thế giới năm 2015 (hình 1.1), Việt
Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong một

chương trình giám sát về kháng sinh và kháng thuốc triển khai tại 15 bệnh viện Việt
Nam cho thấy: tổng tiêu thụ kháng sinh trung bình mỗi bệnh viện là 274,4 DDD trên
100 giường bệnh/ngày. Con số này cao gần gấp 5 lần so với tại Hà Lan, chỉ 58,1 DDD
trên 100 giường bệnh/ngày trong cùng một năm [47]. Giai đoạn 2012-2014, trong số
các thuốc nước ngoài đăng ký cấp phép lưu hành, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng,
chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ số đăng ký cao nhất (khoảng 25% đến 28%). Trong số
20 hoạt chất có nhiều số đăng ký nhất mỗi năm, hầu hết hoạt chất là kháng sinh [4].
1.3 Nguy cơ xảy ra của việc bán kháng sinh không có đơn
Bán kháng sinh không đơn là một hành vi dẫn đến sử dụng kháng sinh bất hợp
lý [60], [72] gây ra những hậu quả nghiêm trọng với người dân trên cả thế giới bao
gồm: gia tăng tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, gia tăng tác dụng không mong
muốn của thuốc, lãng phí thuốc và giảm sự tin tưởng của bệnh nhân [30].
Gia tăng kháng kháng sinh
Kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị
diệt bởi thuốc, chúng vẫn tồn tại và sinh ra những thế hệ vi khuẩn mới không có tính
cảm ứng (sensible) với 1 hay với nhiều loại thuốc kháng sinh nào đó [32] .

Hình 1.2. Lƣợng ngƣời có thể tử vong do vi khuẩn kháng kháng sinh đến năm 2050 nếu không
có biện pháp nào đƣợc thực hiện để giảm bán kháng sinh không đơn [85]
Tại Hoa Kỳ, hàng năm, hàng ngàn người phải nhập viện và khoảng 23.000
người phải tử vong vì các vấn đề liên quan đến kháng kháng sinh. Ở Ấn Độ, nơi 40%
kháng sinh trên thế giới được sản xuất ra, ước tính có hơn 58.000 trẻ em tử vong trong

5


năm 2013 do kháng kháng sinh [72]. Ngày nay một lượng lớn vi khuẩn không còn
nhạy cảm với các kháng sinh cũ thường được sử dụng từ trước nữa .
Vào tháng 4/2014, WHO công bố báo cáo toàn cầu về kháng kháng sinh sau khi
đánh giá dữ liệu từ 114 quốc gia [85]. Dựa trên những phát hiện của họ, lượng người

có thể tử vong do vi khuẩn kháng kháng sinh đến năm 2050 nếu không có biện pháp
nào được thực hiện để giảm bán kháng sinh không đơn cao nhất là châu Á (4730 nghìn
người) và thấp nhất là châu Úc (22 nghìn người). WHO cảnh báo rằng chúng ta đang
tiến tới một "kỷ nguyên hậu kháng sinh" nếu không có hành động kịp thời và thiết thực
để ngăn chặn tình trạng này.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc kháng sinh khi được bán không đơn sẽ làm gia tăng sử dụng không hợp
lý, có nguy cơ tăng các tác dụng không mong muốn, gây tăng đáng kể chi phí chăm
sóc[15]. Tại Hoa Kỳ, thuốc kháng sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra các phản ứng
có hại của thuốc. Trong một nghiên cứu trên 32 quốc gia vào năm 2011, thuốc kháng
sinh chiếm gần 24% các ca ADR có mặt lúc nhập viện [84]. Việc dùng kháng sinh sau
khi đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn giúp làm giảm đáng kể lượng
chi phí tiêu thụ kháng sinh và giảm chi phí điều trị các tác dụng không mong muốn do
nó gây ra [14].
1.4 Tổng quan hệ thống và phân tích gộp
1.4.1 Tổng quan hệ thống
1.4.1.1 Khái niệm
Tổng quan hệ thống là quá trình tổng hợp tất cả bằng chứng từ các nghiên cứu
trước đây để trả lời một câu hỏi nghiên cứu cụ thể, sử dụng phương pháp có hệ thống,
rõ ràng, có thể lặp lại được để xác định, lựa chọn, đánh giá các nghiên cứu có liên
quan, phân tích số liệu và tổng hợp thông tin [40], [67].
Những đặc tính chủ yếu của tổng quan hệ thống bao gồm mục tiêu rõ ràng với
các tiêu chuẩn lựa chọn được cụ thể hóa trước, phương pháp rõ ràng, có thể lặp lại
được, tìm kiếm tài liệu một cách hệ thống, cố gắng xác định tất cả những nghiên cứu
đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn, đánh giá độ tin cậy của các kết quả, tổng hợp và trình
bày đặc điểm, kết quả của các nghiên cứu được lựa chọn theo cách có hệ thống [40]
Tổng quan hệ thống cung cấp bằng chứng khoa học có độ tin cậy cao, sử dụng
phương pháp rõ ràng để tối thiểu hóa sai lệch. Thông tin tổng hợp từ tổng quan hệ
6



thống giúp các cán bộ y tế, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý đưa ra kết luận,
quyết định hợp lý, đúng đắn hơn. Nhu cầu tổng quan tài liệu theo cách có hệ thống trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.
Tổng quan hệ thống, đặc biệt là tổng quan hệ thống dựa trên thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized control trial- RCT), hiện được coi là mức độ
cao nhất của tháp bằng chứng trong nghiên cứu khoa học [17].
1.4.1.2 Quy trình của tổng quan hệ thống
Bước 1. Thiết lập câu hỏi nghiên cứu
Vấn đề cần giải quyết trong tổng quan hệ thống thường được cụ thể hóa bằng
câu hỏi rõ ràng trước khi bắt đầu tổng quan. Câu hỏi nghiên cứu có thể được diễn đạt
dưới dạng một câu hỏi tự do hoặc được các nhà nghiên cứu cụ thể hóa dưới dạng cấu
trúc PICOS (quần thể nghiên cứu, yếu tố can thiệp, đối chứng, tiêu chí đầu ra và thiết
kế nghiên cứu). Tuy nhiên, không phải vấn đề nghiên cứu nào cũng được định sẵn đầy
đủ các yếu tố theo cấu trúc. Câu hỏi nghiên cứu giúp xác định rõ ràng mục tiêu nghiên cứu.
Bước 2. Tìm kiếm và lựa chọn các nghiên cứu liên quan
Các nghiên cứu viên tiến hành tìm kiếm nghiên cứu dựa trên nhiều nguồn, bao
gồm cả nguồn thông tin điện tử và bản in, không giới hạn ngôn ngữ, với mục đích tìm
được tất cả các bằng chứng có liên quan. Tiêu chuẩn lựa chọn xuất phát trực tiếp từ
câu hỏi nghiên cứu và được cụ thể hóa, lý do lựa chọn và loại trừ được ghi chép lại.
Bước 3. Đánh giá chất lượng nghiên cứu
Đánh giá chất lượng các nghiên cứu được thực hiện ở từng bước tổng quan và
đóng vai trò rất quan trọng. Lựa chọn nghiên cứu, đánh giá mức độ đồng nhất của các
nghiên cứu để quyết định phân tích tổng hợp các kết quả hay đánh giá độ mạnh của kết
luận cuối cùng phụ thuộc rất lớn vào bước đánh giá này.
Bước 4. Tóm tắt và tổng hợp kết quả
Ở bước này, các nghiên cứu viên tổng hợp dữ liệu từ các nghiên cứu, khảo sát
sự khác biệt giữa các nghiên cứu và nếu có thể, tiến hành gộp các nghiên cứu lại trong
phân tích gộp (meta-analysis). Phân tích gộp là một phần không bắt buộc phải có trong
tổng quan hệ thống. Trong trường hợp có sự khác biệt quá lớn giữa các nghiên cứu,

không thể gộp chung các nghiên cứu với nhau được.
Bước 5. Phiên giải những phát hiện của nghiên cứu

7


Đây là bước cuối cùng trong tổng quan hệ thống. Bước này giúp phiên giải ý
nghĩa và đưa ra kết luận của tổng quan. Các nghiên cứu viên cần xem xét tất cả các
nguy cơ sai số liên quan, bao gồm có thiên vị trong công bố kết quả (publication bias).
Đánh giá mức độ bất đồng nhất giữa các nghiên cứu giúp quyết định thông tin tổng
hợp có đáng tin cậy không. Nếu không, sử dụng bằng chứng được ghi nhận từ những
nghiên cứu chất lượng cao để đưa ra kết luận. Bất kỳ khuyến cáo nào được đưa ra
cũng nên tính điểm độ mạnh bằng chứng.
1.4.2 Phân tích gộp
1.4.2.1 Khái niệm
Khái niệm phân tích gộp được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1976 bởi Glass.
Phân tích gộp là một phân tích thống kê nhằm kết hợp kết quả của nhiều nghiên cứu
riêng lẻ được tiến hành trước đó [33].
Phân tích gộp có nhiều đóng góp về mặt nghiên cứu lâm sàng đặc biệt là tăng
hiệu lực thống kê của một nghiên cứu so sánh, cải thiện ước đoán về hiệu quả của
phương pháp điều trị, kết hợp kết quả trái ngược của các nghiên cứu khác nhau, trả lời
cho câu hỏi nghiên cứu mới, thực hiện các phân tích dưới nhóm, phân tích xu hướng,
xác định những lĩnh vực tiềm năng cho các nghiên cứu khác trong tương lai [48].
1.4.2.2 Kỹ thuật thực hiện phân tích gộp
Để thực hiện phân tích gộp, mức độ bất đồng nhất giữa các nghiên cứu cần
được đánh giá. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa các nghiên cứu trong tổng quan hệ thống
đều được gọi là “bất đồng nhất” [40]. Mức độ bất đồng nhất I² là % tổng những khác
biệt giữa các nghiên cứu có giá trị từ 0% đến 100% [39].
Phân tích gộp được thực hiện theo một trong hai mô hình: phân tích gộp ảnh
hưởng bất biến (còn gọi là phân tích gộp cố định ảnh hưởng) và phân tích gộp ảnh

hưởng biến thiên [5], [40].
Sử dụng mô hình ảnh hưởng bất biến với giả định: các nghiên cứu đều đồng
nhất như nhau, có sự khác biệt chẳng qua là ngẫu nhiên. Tập hợp giá trị mức độ ảnh
hưởng của các nghiên cứu sẽ tuân theo phân phối chuẩn [63]. Trong đó, mức độ ảnh
hưởng của mỗi nghiên cứu là một chỉ số định lượng về độ ảnh hưởng của một can thiệp [44].
Sử dụng mô hình ảnh hưởng biến thiên với giả định: các nghiên cứu không
đồng nhất như nhau. Mỗi nghiên cứu nếu được lặp lại rất nhiều lần thì sẽ phân phối

8


quanh một giá trị nhất định (theo phân phối chuẩn) [63]. Kết quả của phân tích gộp có
thể được thể hiện bằng biểu đồ gộp [40].
Biểu đồ gộp (forest plot) thể hiện mức độ ảnh hưởng và khoảng tin cậy của
từng nghiên cứu đơn lẻ và của cả nghiên cứu phân tích gộp. Mỗi nghiên cứu được tình
bày dưới dạng một hình vuông nằm giữa một đoạn kẻ ngang. Diện tích của hình vuông
biểu thị mức độ lớn của trọng số, còn đoạn thẳng nằm ngang biểu thị khoảng tin cậy
của mức độ ảnh hưởng. Trọng số là mức độ ảnh hưởng của từng nghiên cứu với chỉ số
thống kê chung. Những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn có trọng số lớn hơn những nghiên
cứu với cỡ mẫu nhỏ [40].
Biểu đồ phễu (funnel plot) là một loại biểu đồ phân tán đơn giản về các hệ số
ảnh hưởng trong các nghiên cứu đơn lẻ so với thông số về cỡ mẫu hoặc độ chính xác
của từng nghiên cứu tương ứng [40]. Độ chính xác là nghịch đảo của sai số chuẩn mức
độ ảnh hưởng ở mỗi nghiên cứu [5]. Biểu đồ phễu thể hiện khả năng thiên vị trong
xuất bản, càng thiếu cân đối thì càng thể hiện dấu hiệu có sự thiên vị [5], [40].
1.5 Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, bán kháng sinh không đơn là thực trạng rất phổ biến tại nhiều quốc
gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong bối cảnh tình trạng kháng kháng sinh ngày càng
gia tăng, sự xuất hiện một số loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc khiến
cho việc điều trị khó khăn hơn bao giờ hết. Tình trạng bán kháng sinh không đơn tại

các cơ sở bán lẻ thuốc càng làm cho việc kiểm soát sử dụng kháng sinh, kháng kháng
sinh khó khăn hơn, vì vậy nghiên cứu về vấn đề này thực sự rất cấp thiết.
Trong bối cảnh tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh ngày càng
gia tăng như hiện nay, câu hỏi đặt ra là thực trạng bán kháng sinh không đơn tại nhà
thuốc đã xảy ra tại bao nhiêu quốc gia trên thế giới? Mức độ phổ biến và tỷ lệ tự chỉ
định kháng sinh tại các cơ sở bán lẻ thuốc ra sao? Do vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Tổng quan hệ thống về thực trạng bán kháng sinh không có đơn của người bán lẻ
thuốc ở các quốc gia trên thế giới” .

9


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Trong tổng quan hệ thống: Các nghiên cứu về thực trạng bán kháng sinh không
đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên thế giới.
- Trong phân tích gộp: Các nghiên cứu có dữ liệu về lượng khách hàng được bán
kháng sinh không đơn hoặc số lượng người bán lẻ thuốc đồng ý bán kháng sinh không
đơn cho khách hàng.
2.1.2 Nguồn cơ sở tìm kiếm dữ liệu
Chúng tôi tiến hành tìm kiếm các nghiên cứu một cách hệ thống trên cơ sở dữ
liệu PubMed bằng cách sử dụng thuật ngữ tìm kiếm sau:
("Anti-Bacterial Agents"[Mesh] OR "Anti-Bacterials " OR "Antibiotics" OR
“Antimicrobial”) AND (“Without prescription” OR "Non-prescription Drugs"[Mesh]
OR “Non-prescription” [Mesh] OR "Self Medication OR “Over-the-counter” OR
“Self-treatment” OR “Self-prescription”)
Thời gian tìm kiếm: tháng 10/2017.
Chúng tôi sử dụng chức năng giới hạn là ngôn ngữ “English” (ngôn ngữ Tiếng
Anh) và đối tượng “Humans” (đối tượng con người) để thu được các nghiên cứu bằng

Tiếng Anh và đối tượng nghiên cứu là sử dụng kháng sinh trên người có liên quan.
2.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu
-

Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Có dữ liệu đầu ra là thực trạng bán kháng sinh không có đơn của người bán lẻ

tại cơ sở bán lẻ thuốc.
+ Nghiên cứu về kháng sinh.
+ Là tài liệu cấp một
+ Đối tượng nghiên cứu: người bán lẻ thuốc, nhà thuốc.
+ Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Các nghiên cứu thực hiện tại các địa điểm không phải là nhà thuốc (ví dụ
trung tâm y tế, phòng thí nghiệm), các bài thuyết trình hội nghị.

10


+ Các nghiên cứu: các nghiên cứu phân tích tổng hợp (review), báo cáo ca, báo
cáo chuỗi, nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng
(RCT), nghiên cứu can thiệp, nghiên cứu định tính, nghiên cứu về việc dùng kháng
sinh có kê đơn.
+ Đối tượng nghiên cứu: người dân, bác sỹ không liên quan đến nhà thuốc/
người bán thuốc.
2.2

Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a) Tổng quan hệ thống
- Thu thập tiêu đề và bản tóm tắt (abtracts) của tất cả nghiên cứu.
- Sàng lọc các nghiên cứu dựa trên tiêu đề và bản tóm tắt.
- Thu thập toàn văn (fulltext) của các nghiên cứu tiềm năng.
- Sàng lọc toàn văn dựa theo tiêu chuẩn lựa chọn của tổng quan.
Quá trình lựa chọn nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn và thực hiện bởi hai
thành viên trong nhóm nghiên cứu. Mỗi người sẽ soát chéo một cách độc lập tiêu đề và
tóm tắt của các nghiên cứu. Kết quả soát chéo nếu có bất đồng thì những nghiên cứu
có sự bất đồng này sẽ được thảo luận lại, hoặc hỏi ý kiến người nghiên cứu cấp cao
hơn (senior investigator). Những nghiên cứu được đồng nhất là có liên quan đến thực
trạng bán kháng sinh không có đơn của người bán lẻ thuốc đều được đọc bản đầy đủ
dựa trên khả năng cho phép của nguồn thông tin mà nhóm nghiên cứu có thể tham
khảo. Các nghiên cứu thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và không nằm trong tiêu chuẩn
loại trừ, được đưa vào trong tổng quan hệ thống.
- Lựa chọn các nghiên cứu cuối cùng để tổng quan.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 và End Note X5 để quản lý dữ liệu
liên quan đến:
+ Thông tin về nghiên cứu bao gồm: tên tác giả chính, năm xuất bản, cách thiết
kế nghiên cứu, địa điểm tiến hành nghiên cứu, thời gian tiến hành nghiên cứu, cỡ mẫu,
cách chọn mẫu.
+ Các đặc điểm của kháng sinh được bán bao gồm: Tỷ lệ khách hàng được bán
kháng sinh không đơn hoặc tỷ lệ người bán thuốc đồng ý bán kháng sinh không đơn
cho khách hàng hoặc tỷ lệ kháng sinh được bán không đơn, những hoạt chất kháng

11


sinh được bán nhiều nhất trong mỗi nghiên cứu, dạng dùng, cách dùng, liều dùng, độ
dài đợt điều trị của kháng sinh được bán.
+ Nội dung thông tin cung cấp của người bán lẻ thuốc cho khách hàng khi bán

kháng sinh không có đơn: tỷ lệ khai thác những thông tin gì từ khách hàng trước khi
bán kháng sinh, cung cấp những thông tin và tư vấn gì cho khách hàng.
b) Phân tích gộp
- Từ các nghiên cứu lựa chọn vào tổng quan, sàng lọc các nghiên cứu để đưa
vào phân tích gộp theo tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
- Lựa chọn các nghiên cứu cuối cùng để tiến hành phân tích gộp.
- Tiến hành chiết số liệu từ các nghiên cứu.
Các số liệu bao gồm:
+ Tên tác giả đầu tiên.
+ Năm xuất bản.
+ Phương pháp để thu thập dữ liệu.
+ Điểm số đánh giá chất lượng nghiên cứu.
+ Quốc gia tiến hành nghiên cứu.
+ Châu lục tiến hành nghiên cứu.
+ Số lượng khách hàng được bán thuốc không đơn hoặc số lượng người bán lẻ
thuốc trả lời phỏng vấn bán kháng sinh không đơn.
+ Tỷ lệ bán kháng sinh không đơn. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng
bán kháng sinh không đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc được thu thập dữ liệu với các phương
pháp khác nhau bao gồm: đóng vai khách hàng, quan sát trực tiếp khách hàng mua
thuốc và phỏng vấn người bán thuốc thông qua bộ câu hỏi (questionnaire). Do đó
chúng tôi tiến hành xử lý dữ liệu với tiêu chí cơ bản là:
- Tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn tại các nhà thuốc thông qua
phương pháp thu thập dữ liệu đóng vai khách hàng và phương pháp quan sát.
- Tỷ lệ người bán thuốc có/đồng ý bán kháng sinh không đơn khi trả lời bộ câu
hỏi phỏng vấn.
- Phương pháp đóng vai khách hàng: mỗi lượt đóng vai được tính là 1 khách
hàng theo mỗi kịch bản. Thu thập dữ liệu về số khách hàng được bán kháng sinh
không đơn.
- Phương pháp quan sát khách hàng mua thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc: ước lượng
12



số lượng khách hàng được bán kháng sinh không đơn. Với trường hợp nghiên cứu thu
thập dữ liệu về số lượng kháng sinh được bán không đơn và tổng số lượng thuốc được
bán không đơn. Chúng tôi giả định mỗi 1 khách hàng được bán 1 thuốc không đơn.
Thu thập dữ liệu về số lượng khách hàng được bán kháng sinh không đơn.
- Riêng đối với phương pháp phỏng vấn người bán lẻ thuốc bằng bộ câu hỏi:
nghiên cứu xử lý dữ liệu với tiêu chí cơ bản là số lượng người bán thuốc đồng ý bán
kháng sinh không đơn khi trả lời bộ câu hỏi.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
a) Tổng quan hệ thống
- Kết quả của tổng quan hệ thống là bảng tóm tắt bao gồm thông tin và kết quả
của các nghiên cứu đạt tiêu chuẩn. Để phân loại các châu lục tiến hành nghiên cứu,
quốc gia Nga có lục địa dàn trải 2 mảng Á- Âu, trong nghiên cứu này chúng tôi xếp
Nga vào châu Á. Để phân loại các quốc gia tiến hành nghiên cứu theo độ phát triển,
chúng tôi dựa theo dữ liệu của

Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2015 (International

Monetary Fund- IMF) và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2014 (World BankWB).
- Sử dụng phần mềm Microsoft Exel 2010.
b) Phân tích gộp
- Chúng tôi tiến hành xử lý dữ liệu dưới dạng tỷ lệ (proportion) với chỉ số:
+ Tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh không đơn đối với phương pháp đóng
vai khách hàng và phương pháp quan sát trực tiếp tại nhà thuốc.
+ Tỷ lệ người bán thuốc đồng ý bán kháng sinh không đơn với nghiên cứu thực
hiện theo phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có cấu trúc (Questionaire).
+ Đánh giá kết quả của phân tích gộp về tỷ lệ khách hàng được bán kháng sinh
không đơn theo phương pháp đóng vai khách hàng và quan sát tại cơ sở bán lẻ thuốc.
Với phương pháp đóng vai khách hàng và phỏng vấn người bán lẻ thuốc có cách thức

thu thập số liệu khác nhau nhưng đều đo lường trên 1 đối tượng nghiên cứu. Nhằm so
sánh sự khác biệt giữa tự báo cáo và thực tế, chúng tôi so sánh tỷ lệ người bán thuốc
đồng ý bán kháng sinh không đơn cho khách hàng với tỷ lệ khách hàng đóng vai được
bán kháng sinh không đơn.
- Đánh giá độ bất đồng nhất giữa các nghiên cứu bằng cách sử dụng chỉ số I². Chỉ
số I² cho biết mức độ khác biệt giữa các nghiên cứu.
13


- Đánh giá chất lượng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng các
nghiên cứu đưa vào tổng quan hệ thống bằng thang STROBE dành cho các nghiên cứu
cắt ngang [83] (phụ lục 1). Thang này đã được nhiều nghiên cứu sử dụng để đánh giá
chất lượng các nghiên cứu cắt ngang [46], [7], [66], [58].
Phương pháp đánh giá chất lượng: Các nghiên cứu được đưa vào tổng quan hệ
thống và phân tích gộp được đánh giá chất lượng dựa trên 29 tiêu chí thông qua việc rà
soát theo các tiêu chí của thang STROBE (Phụ lục 1). Giả định chấm điểm cho các
nghiên cứu dựa theo 6 nội dung: tiêu đề và tóm tắt, đặt vấn đề, phương pháp, kết quả,
bàn luận, thông tin khác với 29 tiêu chí để chấm điểm. Mỗi tiêu chí được nêu ra trong
mỗi nghiên cứu được chấm 1 điểm còn không nêu ra hoặc không có thông tin thì được
0 điểm.Cụ thể như sau:
-

Với phần tiêu đề và tóm tắt: 2 tiêu chí.

-

Với phần đặt vấn đề: 2 tiêu chí.

-


Với phần phương pháp: 12 tiêu chí.

-

Với phần kết quả: 8 tiêu chí.

-

Với phần bàn luận: 4 tiêu chí.

-

Với phần thông tin khác: 1 tiêu chí.
Phân tích gộp được thực hiện dựa trên phần mềm Open MetaAnalyst. Mô hình

ảnh hưởng biến thiên được sử dụng để xử lý số liệu.
Ngoài ra, tiến hành phân tích dưới nhóm (subgroup analysis) để so sánh tỷ lệ
khách hàng được bán kháng sinh theo phương pháp đóng vai khách hàng và quan sát
tại cơ sở bán lẻ thuốc theo châu lục, theo các quốc gia đang phát triển.

14


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan hệ thống các nghiên cứu về thực trạng bán kháng sinh không có
đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc ở các quốc gia trên thế giới
Qua quá trình tìm kiếm hệ thống trên nguồn cơ sở dữ liệu PUBMED, chúng tôi
thu được 637 kết quả báo cáo nghiên cứu. Kết quả quá trình lựa chọn hay loại trừ các
nghiên cứu được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây


Tổng số nghiên cứu tìm được trên
PubMed N=637

Đọc tiêu đề và tóm tắt N=637
Không phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và
tiêu chuẩn loại trừ của tổng quan: N= 561

Tìm đọc bản đầy đủ N=76

Các nghiên cứu đạt tiêu chuẩn
N=48

-Không tìm được bản đầy đủ: N=7
-Không phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và
tiêu chuẩn loại trừ của tổng quan: N= 20

Các nghiên cứu được đưa vào tổng
quan hệ thống và phân tích gộp N=48
Hình 3.1. Quy trình lựa chọn các nghiên cứu để tổng quan hệ thống và phân tích gộp
Khảo sát tiêu đề và tóm tắt 637 bài, chúng tôi lựa chọn được 76 bài báo thỏa
mãn tiêu chuẩn. Có 561 bài bị loại, cụ thể như sau:
- 34 nghiên cứu là các nghiên cứu định tính.
- 312 nghiên cứu không nghiên cứu về việc bán kháng sinh không có đơn.
- 215 nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu không phải là người bán lẻ thuốc mà là
người dân, bác sĩ,…
Chúng tôi đã lấy được 68 bản đầy đủ (fulltext) sau khi tìm kiếm trên thư viện
PubMed, Google scholar, Researchgate. 7 bài báo không thể lấy được bản toàn văn.
Sau khi rà soát nội dung chi tiết của 68 bài được chúng tôi đã lựa chọn được 48 bài để
đưa vào tổng quan hệ thống, 20 bị loại, cụ thể như sau:
15



- 10 nghiên cứu là các nghiên cứu tổng hợp phân tích (review) hoặc là các nghiên
cứu định tính.
- 7 nghiên cứu về vấn đề tự dùng thuốc của người dân.
- 3 nghiên cứu về vấn đề sử dụng kháng sinh tại bệnh viện.
Thông tin chung các nghiên cứu đạt yêu cầu đưa vào tổng quan hệ thống như sau:
Bảng 3. 1. Thông tin chung các nghiên cứu đạt tiêu chuẩn của tổng quan hệ thống
TT

Tác giả

Quốc gia

Năm
xuất
bản

1

Mukhtar Ansari [59]

Nepal

2016

161 NT

2
3


Wachter DA [23]
Saradamma RD [73]

Nepal
Ấn Độ

1999
2000

4

Anita Shet [78]

Ấn Độ

5

Aref Abdulhak [11]

6

Bahnassi A [9]

7

Hadi. M. A. [36]

8


Majd Dameh [21]

9

Lina Cheaito [18]

10

Cỡ mẫu

Cách chọn mẫu

PP

100 NT
11 NT

Ngẫu nhiên hệ
thống
Ngẫu nhiên đơn
Toàn bộ

ĐV
ĐV

2015

261 NT

Ngẫu nhiên đơn


ĐV

2011

327 NT

Thuận tiện

ĐV

2014

54 NT

Có mục đích

PV

2016

189 NT

Nhiều giai đoạn

PV

2010

17 NT


Ngẫu nhiên đơn

QS

Li Băng

2014

40 NT

Ngẫu nhiên đơn

PV

Rita Farah [31]

Li Băng

2015

100 NT

Chùm/ cụm

PV

11

Zaih Al-Faham [86]


Syria

2011

200 NT

Ngẫu nhiên đơn

ĐV

12

Yu Fang [30]

2014

213 NT

-

ĐV

13

Jie Chang [42]

2017

256 NT


Phân tầng

ĐV

14
15
16

Rie Nakajima [74]
Đat Van Duong [22]
Do Thi Thuy Nga [25]

Trung
Quốc
Trung
Quốc
Mông Cổ
Việt Nam
Việt Nam

2010
1997
2014

Ngẫu nhiên đơn
Ngẫu nhiên đơn
Ngẫu nhiên đơn

PV

PV
QS

17

Nguyen TK Chuc [62]

Việt Nam

2001

18

Nguyen TK Chuc [41]

2000

19

Lansang MA [56]

Việt Nam
Philippine
s

250 NT
25 NT
30 NT
60 NT/
70 NBT

60 NT

1990

59 NT

Phân tầng

Ả Rập Xê
Út
Ả Rập Xê
Út
Ả Rập Xê
Út
Ả Rập Xê
Út

16

PV

Ngẫu nhiên đơn PV+ĐV
Ngẫu nhiên đơn PV+ĐV
QS+PV


TT

Tác giả


Quốc gia

Năm
xuất
bản

20

Apisarnthanarak A [10]

Thái Lan

2009

280 NT

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Saengcharoen W [76]
H.P.Puspitasari. [70]
Usman Hadi [37]

Tatiana Belkina [13]
Amal G. Al-Bakri [6]
Ammar Almaaytah [8]
Kathleen L. Dooling [26]
Nirmeen A. Sabry [75]
Sima Amidi [79]
Faisal Imtiaz [29]

2010
2011
2010
2015
2005
2015
2014
2014
1978
2017

115 NT
88 NT
79 NT
63 NT
20 NT
202 NT
483 NBT
36 NT
30 NT
4 NT


Ngẫu nhiên đơn
Có mục đích
Ngẫu nhiên đơn
Toàn bộ
Ngẫu nhiên đơn
Ngẫu nhiên đơn
Toàn bộ
Ngẫu nhiên đơn
Phân tầng
Thuận tiện

ĐV
ĐV
ĐV
PV
ĐV
PV
PV
QS
ĐV
PV

31

Llor C [50]

2009

197 NT


Ngẫu nhiên đơn

ĐV

32

Guinovart [34]

2015

220 NT

-

ĐV

33

Llor C [49]

2010

197 NT

Ngẫu nhiên đơn

ĐV

34


Maria C. Guinovart [35]

2016

119 NT

Toàn bộ

ĐV

35

Markovic-Pekovic [55]

Thái Lan
Indonesia
Indonesia
Nga
Jordan
Jordan
Ai Cập
Ai Cập
Iran
Pakistan
Tây Ban
Nha
Tây Ban
Nha
Tây Ban
Nha

Tây Ban
Nha
Srpska

2012

131 NT

-

ĐV

36

Plachouras D [69]

Hy Lạp

2010

174 NT

Thuận tiện

ĐV

37

Esimone [28]


Nigeria

2017

38
39
40
41
42
43

Salim [77]
Mukonzo [60]
Viberg [82]
Nyazema [65]
Kalungia AC [12]
DE [24]

Sudan
Uganda
Tanzania
Zimbabwe
Zambia
Brazil

44

Ther [61]

45


Homedes [64]

46

Juan Calva [43]

47

Majd Damed [54]

48

Mainous [52]

Cỡ mẫu

Cách chọn mẫu

PP
ĐV

Phân tầng

QS

2017
2013
2013
2007

2016
2005

4 NT/
4128 KH
30 NT
62 NT
75 NT
59 NT
73 NT
107 NT

Thuận tiện
Ngẫu nhiên đơn
Ngẫu nhiên đơn
Nhiều giai đoạn
Có mục đích
Toàn bộ

Mexico

1997

242 NT

Ngẫu nhiên đơn

PV
QS
PV

ĐV
PV
ĐV
QS+
ĐV

Mexico

2012

32 NT

Thuận tiện

PV

Mỹ La tinh

1996

6 NT

Thuận tiện

PV

2012

35 NT


Có mục đích

PV

2009

138 trang
web

Toàn bộ

ĐV

New
Zealand
Cả thế
giới

17


×