Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ôn thi 12, từ Dân cư đến Dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.53 KB, 9 trang )

Trường THPT BC Duy Tân 1 GV:Nguyễn Duy Quốc
Tài liệu tóm tắt ôn thi TN THPT/2009 Môn: Địa lý
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2009
Ngày Buổi Môn thi
Thời gian
làm bài
Giờ phát đề thi
cho thí sinh
Giờ bắt
đầu
làm bài
2.6. SÁNG Văn 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30
CHIỀU Sinh học 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30
3.6 SÁNG Địa lí 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30
CHIỀU Vật lí 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30
4.6 SÁNG Toán 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30
CHIỀU
Ngoại ngữ 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30
Lịch sử 90 phút 14 giờ 25 14 giờ 30
KẾ HOẠCH ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12
Tuần Nội dung Ghi chú
1
(30/3 đến
4/4)
-Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các vùng kinh tế trong điểm.
- Kinh tế biển Đông
-Bài tập
Chương
trình
HKII


2
(6 – 11/4)
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng
- Vùng Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ
3
(13- 18/4)
-Phần Địa lý dân cư (Bài 16, 17,18)
-Bài tập.
4
(20- 25/4)
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp
- Bài tập.
5
(27/4-2/5)
- Thuỷ sản và lâm nghiệp
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Giao thông vận tải, thông tin liên lạc
- Thương mại và du lịch
- Bài tập.
6
(4/5 -9/5)
-Việt Nam: đổi mới và hội nhập.
-Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ.
- Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.
- Bài tập.
Chương
trình
HKI

7
(17-16/5)
- Địa hình .
- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng của biển.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa .
- Bài tập.
8
(18-23/5)
- Thiên nhiên phân hoá đa dạng.
- Sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Bảo vệ môi trường và phòng
chống thiên tai.
- Bài tập.
Trường THPT BC Duy Tân 2 GV:Nguyễn Duy Quốc
Tài liệu tóm tắt ôn thi TN THPT/2009 Môn: Địa lý
I- Cấu trúc đề thi Môn Địa lý
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
-Địa lý tự nhiên - Địa lý dân cư (có từ 1 đến 2 câu)
Câu II. (2,0 điểm)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và Địa lý các ngành kinh tế
Câu III. (3,0 điểm) (có từ 1 đến 2 câu)
Địa lý các vùng kinh tế
II. Phần riêng (2,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu IV.a hoặc
IV.b).
Câu IV.a. theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Nội dung nằm trong chương trình Chuẩn đã nêu ở trên.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
II. Một số điều cần lưu ý:
- Nội dung ôn tập nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp

12, bao gồm kiến thức và kỹ năng bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình
giáo dục môn Địa lý phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT
của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ngày 5/5/2006).
- Học sinh cần nắm vững kỹ năng về bản đồ: đọc bản đồ ở Atlat Địa lí Việt Nam (không
vẽ lược đồ). Sử dụng Atlat do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành từ năm 2005 trở lại đây.
- Kỹ năng về biểu đồ: vẽ, nhận xét và giải thích; đọc biểu đồ cho trước.
- Kỹ năng về bảng số liệu: tính toán, nhận xét, giải thích.
- Khi ôn tập cần chú trọng rèn luyện các kỹ năng và tư duy địa lý, cách học, cách làm bài,
hạn chế ghi nhớ máy móc.
- Các số liệu là cần thiết nhưng không yêu cầu phải nhớ nhiều số liệu. Vấn đề quan trọng
là biết cách phân tích các số liệu để tìm ra kiến thức. Khi làm bài, học sinh có thể sử dụng
các số liệu không phải của sách giáo khoa Địa lý lớp 12 xuất bản năm 2008, nhưng phải
ghi rõ nguồn gốc số liệu.
Trường THPT BC Duy Tân 3 GV:Nguyễn Duy Quốc
Tài liệu tóm tắt ôn thi TN THPT/2009 Môn: Địa lý
ĐỂ LÀM TỐT BÀI THI ĐỊA LÝ
Về lý thuyết
Cần nắm toàn bộ chương trình và bao quát chương trình. Với chương trình không giới hạn,
đòi hỏi học sinh (HS) trong quá trình học cần phải biết hệ thống kiến thức theo từng phần, từng
chương, từng bài hay từng chủ đề, nội dung một cách rõ ràng.
Trong từng bài, từng nội dung cũng cần nắm cấu trúc một cách chặt chẽ. Nên học từ tổng thể
đến các thành phần rồi đến chi tiết. HS cần nắm các kiến thức cơ bản một cách rõ ràng, súc tích;
không học vẹt, vì học vẹt sẽ chóng quên và khó có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu
của đề thi.
Ví dụ: Trình bày thế mạnh của các khu vực đồi núi nước ta đối với phát triển kinh tế xã hội.
Yêu cầu HS nêu được:
- Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản như đồng, chì, thiếc, sắt, crôm,
niken, vàng, bôxit, apatit, đá vôi, than đá... Đó là nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
- Rừng và đất trồng: Cơ sở để phát triển lâm - nông nghiệp nhiệt đới như phát triển cây công
nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn...

- Nguồn thủy năng dồi dào
- Tiềm năng du lịch lớn, nhất là du lịch sinh thái.
Học lý thuyết cần phải gắn với các số liệu để chứng minh một hiện tượng địa lý hay dẫn chứng
làm rõ các nội dung kiến thức. Tuy nhiên, việc thuộc nhiều số liệu là vấn đề khó khăn, nên HS cần
nắm các số liệu cần thiết và phù hợp nhất.
Ví dụ: Hãy nêu các nhà máy thủy điện lớn đã và đang được xây dựng ở trung du và miền núi Bắc
Bộ nước ta.
Yêu cầu HS phải nêu được 4 nhà máy thủy điện sau:
- Các nhà máy đã được xây dựng:
+ Hòa Bình, trên sông Đà, công suất 1.920 MW
+ Thác Bà, trên sông Chảy, công suất 110 MW
- Các nhà máy đang được xây dựng:
+ Sơn La, trên sông Đà, công suất 2.400 MW
+ Tuyên Quang, trên sông Gâm, công suất 342 MW
Trường THPT BC Duy Tân 4 GV:Nguyễn Duy Quốc
Tài liệu tóm tắt ôn thi TN THPT/2009 Môn: Địa lý
Cần biết vận dụng kiến thức. Đây là một yêu cầu cao hơn so với mức nhận biết và thông hiểu
kiến thức.
Ví dụ: Vì sao trung du miền núi Bắc Bộ là vùng trồng nhiều chè nhất nước ta?
Yêu cầu HS phải nêu được:
Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều lợi thế: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đồng
thời chịu sự chi phối bởi độ cao của địa hình. Đất feralit, đất phù sa cổ (ở trung du). Dân cư có
nhiều kinh nghiệm, truyền thống sản xuất và chế biến chè. Thị trường tiêu thụ lớn (trong nước,
ngoài nước)...
Về kỹ năng
HS cần hết sức chú trọng rèn luyện các kỹ năng:
1. Bảng số liệu: Tính toán, nhận xét
- Về tính toán: Chuyển đổi số liệu tuyệt đối sang tương đối (%); tạo đại lượng mới như từ diện tích
(km
2

) và dân số (người) để tính mật độ dân số (người/km
2
); từ sản lượng (tấn) và diện tích (ha) để
tính năng suất (tấn/ha; tạ/ha)...
- Về nhận xét: Cần phải nêu được bản chất của hiện tượng, của vấn đề. Nếu hiện tượng có nhiều
năm thì cần nêu sự biến động của nó qua thời gian (cả thời kỳ, từng giai đoạn) nhưng cần tránh nêu
quá chi tiết mà không nêu được nội dung chủ yếu.
Ví dụ: Cơ cấu sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị: %)

Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1995-2005.
Yêu cầu HS phải nêu được:
- Sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành diễn ra mạnh mẽ.
- Sự thay đổi diễn ra theo hướng giảm nhanh tỷ trọng sản lượng ngành đánh bắt, tăng nhanh sản
lượng ngành nuôi trồng.
- Năm 1995 sản lượng ngành đánh bắt chiếm ưu thế, nhưng đến năm 2005 sản lượng ngành nuôi
trồng chiếm ưu thế.
Trường THPT BC Duy Tân 5 GV:Nguyễn Duy Quốc
Tài liệu tóm tắt ôn thi TN THPT/2009 Môn: Địa lý
2. Biểu đồ:
- Vẽ biểu đồ: Cần rèn luyện các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ
miền (thể hiện cơ cấu của hiện tượng địa lý). Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về phân chia số
lượng, tỷ lệ thời gian (đặc biệt đối với biểu đồ đường, biểu đồ miền), sử dụng các ký hiệu để thể
hiện nội dung khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố khác như đơn vị, tên
biểu đồ.
- Về giải thích: Cần biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng địa lý, biết chọn lựa
kiến thức để giải thích phù hợp và sát với yêu cầu, tránh giải thích dông dài.
3. Bản đồ: Yêu cầu sử dụng Atlat do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành từ 2005 trở lại đây, và HS
cần nhớ phải: nắm vững hệ thống ký hiệu, ước hiệu bản đồ (ở trang bìa và các trang bên trong); xác
định được các phạm vi không gian của lãnh thổ (vùng, tỉnh...); xác định đúng yêu cầu của đề thi;
nhận biết, đọc và mô tả được các đặc điểm của hiện tượng địa lý trên bản đồ; biết vận dụng các

kiến thức để giải thích hiện tượng một hiện tượng địa lý (nếu đề bài có yêu cầu).
Ví dụ: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam các trang công nghiệp và kiến thức đã học, hãy:
a. Kể tên các nhà máy thủy điện theo nhóm có công suất trên 1.000 MW, dưới 1.000 MW.
b. Giải thích sự phân bố các nhà máy thủy điện của nước ta.
(Đề thi tốt nghiệp THPT phân ban năm 2006)
Yêu cầu HS nêu được:
Kể tên và sắp xếp các nhà máy thủy điện: Nhà máy thủy điện trên 1.000 MW: Hòa Bình. Các nhà
máy thủy điện dưới 1.000 MW: Yali, Hàm Thuận - Đa Mi, Trị An, Đa Nhim, Thác Mơ, Thác Bà...
Giải thích: Các nhà máy thủy điện phân bố trên các con sông ở trung du miền núi. Trung du miền
núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết. Địa hình chia cắt tạo các thung lũng xen kẽ dãy núi cao
thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHẦN ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Câu 1:Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối sự phát triển kinh tế- xã
hội và môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

×