Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

khởi nghiệp trà sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.71 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN CUỐI KỲ MÔN HỌC KHỞI NGHIỆP

TRÀ SỮA SÁCH

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018

i


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN VÀ THÀNH VIÊN NHÓM
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Yến.
Các thành viên nhóm:
STT

Thành viên

Mã số sinh viên

Ghi chú

1

Trần Thị Sương

1512500211

Nhóm trưởng


2

Trương Quang Học

1511060492

Thành viên

ii


BÁO CÁO PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT

Thành viên

1

Trần Thị Sương

2

Trương Quang Học

Công việc riêng

Công việc chung

Đưa ra ý tưởng, tổng hợp
word, tổng hợp nội dung,

thực hiện khảo sát và tổng
hợp.

Vì nhóm có 2
thành viên nên
đối với từng phần
công việc, nhóm
thường thực hiện
thảo luận và đưa
đến thống nhất
rồi thực hiện
ngay.

Thực hiện khảo sát

iii


KHUNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM MÔN KHỞI NGHIỆP
Nhóm trưởng đánh giá đối với thành viên Trương Quang Học:
1/ Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, 2 điểm
2/ Thái độ: nhiệt tình, nhưng vẫn chưa chủ động trong hoạt động nhóm, 1.75 điểm.
3/ Kỷ luật: đúng thời hạn được giao nhưng đôi khi còn chậm, 1.75 điểm
4/ Chất lượng làm việc: có đầu tư cho phần làm việc của mình, 2 điểm
5/ Sáng tạo (2đ): đưa ra ý kiến, giải pháp giải quyết vấn đề nhưng còn thụ động, 1,75
điểm.
6/ Điểm cần khắc phục, điểm nên phát huy: cần chủ động hơn trong thực hiện công
việc.
Nhóm trưởng


iv


KHUNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM MÔN KHỞI NGHIỆP
Thành viên đánh giá đối với Nhóm trưởng:
1/ Trách nhiệm: phân công, đôn đốc thành viên nhóm thực hiện công việc một cách
công bằng, 2 điểm
2/ Thái độ: nhiệt tình, chủ động trong hoạt động nhóm, 2 điểm.
3/ Kỷ luật: nói đi đôi với làm, noi gương cho thành viên nhóm 2 điểm
4/ Chất lượng làm việc có đầu tư cho phần làm việc của mình và biết cách giải quyết
vấn đề phát sinh trong công việc, 2 điểm
5/ Sáng tạo (2đ): đưa ra ý kiến, giải pháp giải quyết vấn đề, 2 điểm.
6/ Điểm cần khắc phục, điểm nên phát huy:
Thành viên

v


CAM KẾT VÀ LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn môn học đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ nhóm trong quá trình hoàn thành đồ án này.
Nhóm chân thành cảm ơn các bạn bè, các anh chị đã dành thời gian để làm khảo
sát và trả lời những câu hỏi của nhóm trong quá trình thực hiện đồ án.
CAM KẾT
Nhóm xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của nhóm với sự hướng
dẫn của giáo viên bộ môn, nội dung của đồ án là do nhóm tự nghiên cứu một cách
trung thực.

vi



ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 2018
Giảng viên bộ môn

vii



MỤC LỤC
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP........................................................................................11
1.1 Giới thiệu về dự án khởi nghiệp......................................................................................................11
1.1.1 Trình bày sản phẩm và ý tưởng ban đầu..................................................................................11
1.1.2 Phân tích xuất phát điểm của ý tưởng kinh doanh..................................................................12
1.2 Giới thiệu về doanh nghiệp khởi nghiệp.........................................................................................12
1.2.1 Loại hình doanh nghiệp............................................................................................................12
1.2.2 Quy mô vốn (nguồn gốc, quy mô)............................................................................................12
1.2.3 Quy mô nhân sự:.......................................................................................................................12
1.2.4 Quy mô cơ sở vật chất:.............................................................................................................12
1.2.5 Các sản phẩm/ dịch vụ trong dự án khởi nghiệp.....................................................................13
1.3. Kế hoạch chi tiết của dự án (theo mô hình Smart)........................................................................13
1.3.1 S – SPECIFIC:..............................................................................................................................13
1.3.2 M – MEASURABE.......................................................................................................................13
1.3.3 T – TIME.....................................................................................................................................13
1.3.4 A – (MANG TÍNH KHẢ THI)........................................................................................................14
1.3.5 R – (MANG TÍNH THỰC TIỄN)...................................................................................................19
PHẦN 2. KẾ HOẠCH MARKETING...............................................................................................................22
2.1 Nghiên cứu thị trường (thông tin thị trường kinh doanh – vi mô)................................................22
2.2 Xác định khách hàng và thị trường ngách (thị trường kinh doanh có khách hàng mục tiêu, khách
hàng tiềm năng).....................................................................................................................................22
2.2.1 Mô tả khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng trong dự án........................................22
2.2.2 Mô tả thị trường ngách và những đối tượng có trong thị trường này...................................22
2.2.3 Thấu cảm khách hàng và thị trường ngách..............................................................................23
2.3 Kế hoạch Marketing.........................................................................................................................28
2.3.1 PRODUCT:..................................................................................................................................28
viii



2.3.2 Promotion:................................................................................................................................29
2.3.3.Price:..........................................................................................................................................30
2.3.4.Place:.........................................................................................................................................31
PHẦN 3. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH...................................................................................................................36
3.1. Sản lượng (Q):.................................................................................................................................36
3.2. Liệt kê các khoản hình thành tổng định phí và biến phí:...............................................................37
3.3 Xác định giá vốn (Z)..........................................................................................................................42
3.4 Xác định tiền lời trên một sản phẩm:..............................................................................................42
3.5 Xác định doanh thu hằng năm của quán:.......................................................................................43
3.6 Xác định CF hằng năm:.....................................................................................................................43
3.7 Xác định NPV, IR và thời gian hoàn vốn của dự án:........................................................................44
3.8 THỜI GIAN HOÀN VỐN.....................................................................................................................44
PHẦN 4. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ....................................................................................................................45
4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức........................................................................................................................45
4.2 Giới thiệu các bộ phận, chức năng và nhiệm vụ của các thành viên.............................................45
4.3 Văn hóa doanh nghiệp:....................................................................................................................45
4.4 Các chính sách, lương bổng và đãi ngộ nhân sự:............................................................................46
4.5 Các quy định/ nội quy trong doanh nghiệp.....................................................................................46
- Khi có các vấn đề phát sinh, rắc rối cần thông tin quản lý và quản lý báo cáo chủ quán để có hướng
giải quyết....................................................................................................................................................46
PHẦN 5. PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP................................................................................................47
5.1 Các rủi ro trong dự án......................................................................................................................47
5.1.1 Chủ quan...................................................................................................................................47
5.1.2 Khách quan................................................................................................................................47
5.2 Các Giải pháp quản lý rủi ro dự án..................................................................................................47
5.2.1 Chủ quan...................................................................................................................................47
ix



5.2.2 Khách quan................................................................................................................................48
PHỤ LỤC......................................................................................................................................................49

x


PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
1.1 Giới thiệu về dự án khởi nghiệp
1.1.1 Trình bày sản phẩm và ý tưởng ban đầu
Tên dự án: Trà sữa sách
Địa điểm: quán đặt tại Thành phố Buôn Mê Thuột (gần trường Đại học Tây Nguyên,
công sở)
Đối tượng khách hàng: sinh viên, người đi làm.
Sản phẩm phục vụ: trà sữa và dịch vụ đọc sách. Khách hàng khi đến với quán trà
sữa sách sẽ được thưởng thức một ly trà sữa ngon, chất lượng, đi kèm với đó là khách hàng
có không gian để đọc sách và có cả không gian để nói chuyện cùng bạn bè.
Lý do lựa chọn:
- Về trà sữa: Là thức uống đang được ưa chuộng ở giới trẻ trong thời gian gần đây tại
Việt Nam, đa số giới trẻ là sinh viên hay những người đi làm đểu thích uống thức uống này.
- Về địa điểm là Thành phố Buôn Mê Thuột: Vì đây là nơi chủ ý tưởng sinh sống nên
hiểu rõ được con người và các đặc điểm ở nơi đây. Buôn Mê Thuột có giá cho thuê mặt bằng
nhìn chung thấp hơn so với các thành phố khác, đối thủ cạnh tranh chưa nhiều, mặt khác với
các đối thủ hiện tại giá cả khá cao so với nguồn thu nhập của giới trẻ là người đi làm hay
sinh viên.
- Về dịch vụ đọc sách: Địa điểm mở quán gần trường đại học hay các công ty điều
này tạo cơ hội cũng như khuyến khích những người trẻ tìm tòi đọc sách và mở mang tri thức.
Tạo điều kiện để những người không có thói quen hoặc không có điều kiện đến quán để đọc
sách bổ sung thêm kiến thức hoặc đến quán để học bài và thưởng thức ly trà sữa thơm ngon.

11



1.1.2 Phân tích xuất phát điểm của ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Khách hàng đang cần gì và
dự án đưa ra sẽ làm gì để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Giới trẻ hiện nay rất ưa
chuộng trà sữa, đặc biệt trong thời gian gần đây, các quán trà sữa mọc ra ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, nhận thấy trên thị trường hiện tại, đặc biệt là tại thành phố Buôn Mê Thuột, các
quán trà sữa chủ yếu phục vụ khách hàng đến uống trà sữa, trò chuyện với bạn bè, chưa có
quán trà sữa nào kết hợp dịch vụ đọc sách. Với việc kết hợp dịch vụ đọc sách, quán trà sữa
vừa bố trí không gian yên tĩnh để khách hàng đọc sách và cũng như kết hợp bố trí không
gian để những khách hàng đến cùng bạn bè trò chuyện hoặc cho cả khách hàng đến để mua
mang đi.
1.2 Giới thiệu về doanh nghiệp khởi nghiệp
1.2.1 Loại hình doanh nghiệp
Kinh doanh hộ cá thể. Vì đây là loại hình doanh nghiệp nhỏ, đơn giản.
1.2.2 Quy mô vốn (nguồn gốc, quy mô)
Vốn góp của người lập dự án, và huy động vốn từ các thành viên trong gia đình.
Quy mô vốn: dưới 1 tỷ
1.2.3 Quy mô nhân sự:
Nhân sự tổng cộng có 14 người khi mới hình thành gồm:
- Chủ quán: Trần Thị Sương
- Phục vụ kiêm giám sát chung tại quán: Trương Quang Học
- Kế toán thu ngân: tính tiền theo bill của quán. 2 nhân sự chia làm 2 ca (1 ca làm 7
tiếng)
- Nhân viên pha chế: Pha chế trà sữa. 4 nhân sự chia làm 2 ca, mỗi ca 2 nhân sự (1 ca
7 tiếng)
- Nhân viên phục vụ: Chuyên phục vụ bưng bê đồ uống cho khách, vệ sinh quán. 4
nhân sự chia làm 2 ca, mỗi ca 2 nhân sự (1 ca 7 tiếng).
- Nhân viên giao hàng: chuyên giao hàng cho khách đặt hàng tại quán và phục vụ
quán tại chỗ trong trường hợp không phải đi giao hàng. 1 nhân sự.

- Nhân viên giữ xe: giữ xe cho khách hàng đến dùng sản phẩm tại quán. 1 nhân sự.
1.2.4 Quy mô cơ sở vật chất:
Bao gồm địa điểm kinh doanh, bàn ghế, các công cụ, dụng cụ, máy móc phục vụ cho
việc pha chế và chỗ ngồi cho khách hàng,…
12


1.2.5 Các sản phẩm/ dịch vụ trong dự án khởi nghiệp
Trà sữa và dịch vụ đọc sách
1.3. Kế hoạch chi tiết của dự án (theo mô hình Smart)
Thời gian hoạt động: Dự án có vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng nên dự tính quán hoạt động từ
2 năm trở lên. Dự kiến dự án hoạt động trong vòng 6 năm.
1.3.1 S – SPECIFIC:
* Mục tiêu:
- Trong năm đầu tiên (ngắn hạn): bước đầu đưa sản phẩm vào thị trường. Trong vòng
một năm phải đưa quán đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp để tạo tiền đề những năm
về sau. Nắm bắt khách hàng, hoàn thiện tổ chức tại quán.
- Năm thứ hai: Lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu tại quán để thực hiện các
chiến lược kinh doanh phù hợp. Chiếm lĩnh khách hàng mục tiêu.
- Năm thứ 4 mở thêm một quán mới, đưa quán vào hoạt động giống mô hình ở quán
thứ nhất.
- Trong vòng 6 năm: phát triển quán trà sữa sách đang xây dựng trở thành một thương
hiệu được nhiều người biết đến , mở thêm 1 Chi nhánh nữa tại Buôn Mê Thuột và nghiên
cứu mở thêm 2 quán nữa tại huyện trong Đắc Lắc (gần cơ quan, trường học) trong năm tiếp
theo.
- Mục tiêu cụ thể của quán: phục vụ tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo lợi nhuận cho
các nhà đầu tư theo kỳ vọng.
1.3.2 M – MEASURABE
- Bước đầu xây dựng quán, tuy nhiên mong muốn của nhóm là mở quán trà sữa sách
một cách chuyên nghiệp bằng cách đào tạo đội ngũ nhân viên ngay từ đầu.

- Mục tiêu lợi nhuận trong năm đầu khoảng 320 triệu đồng. Lợi nhuận trong năm 2
367 triệu đồng, cuối năm 3 mở thêm quán mới nên lợi nhuận giảm còn 25 triệu đồng. Bắt
đầu năm thứ 4 lợi nhuận tăng lên 908 triệu đồng, năm thứ 5 là 1.092 tỷ đồng và năm thứ 6 là
1.2 tỷ đồng.
1.3.3 T – TIME
Thời gian hoạt động như nhóm đã trình bày ở trên. Dự án sẽ hoạt động trong vòng 6
năm. Với kế hoạch từng năm:
13


- Năm thứ nhất: bước chân vào nghề (mở quán), tổ chức marketing, nhân sự, xây
dựng cơ sở vật chất cho quán và đưa quán vào hoạt động.
+ 1 tháng đầu tiên: sửa chữa mặt bằng: Chi phí 210 triệu, bày trí quán 88,9 triệu,
mua những thứ cần thiết để đưa quán vào hoạt động (như dụng cụ, máy móc, thiết bị, sách,
…). Thuê đội ngũ nhân viên từ các bạn trẻ chưa có công ăn việc làm tại địa phương, trong
tháng này phải cử người đào tạo pha chế cũng như hướng dẫn nhân viên phục vụ tại quán,
chi phí hết 33,460 triệu/1 tháng.
+ Từ tháng thứ hai đến tháng 12 trong năm: Đưa sản phẩm đến với khách hàng,
xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đưa mô hình quán đi vào hoạt động một cách
trôi chảy. Về marketing: Do kế hoạch ban đầu, quán sẽ tự thực hiện marketing. Tuy nhiên
ngay từ ngày hoạt động quán phải tiến hàng quảng cáo. Trong thời gian sửa sang lại quán,
lập một fanpage trên facebook để những người bạn biết và ủng hộ. Khi quán đã đi vào hoạt
động, quảng cáo mạnh hơn trên facebook, cử một nhân viên thường xuyên theo dõi và cập
nhập (có thể tạo một video riêng về quá trình làm 1 ly trà sữa và đăng lên fanpage để quảng
cáo). Ngoài quảng cáo trên facebook, nhóm còn in và phát tờ rơi, thực hiện trong tháng thứ 3
và tháng thứ 6, chi phí mỗi tháng là 2 triệu đồng.
- Năm 2 và 3: quán hoạt động bình thường, thêm sản phẩm cho khách hàng lựa chọn.
Ngoài ra, quán bắt đầu bán những sản phẩm phụ thêm tại quán: như bánh ngọt (chi phí lấy từ
biến phí tăng thêm 10% so với năm liền kề). Bắt đầu kế hoạch mở thêm quán.
- Năm 4, 5 và 6: Năm 4 mở thêm 1 quán mới vào đầu tháng. Tiến hành kinh doanh

song song 2 quán.
- Từ năm thứ 7 trở đi: Nếu mô hình trà sữa sách khả quan và mang lại hiệu quả lớn thì
tiếp tục đầu tư và mở thêm quán mới.
1.3.4 A – (MANG TÍNH KHẢ THI).
1.3.4.1 Vi mô:
* Đánh giá về nhà cung cấp:
- Lựa chọn đơn vị nhà cung cấp: Hiện tại trên thị trường Việt Nam, đặc biệt tại
Tp.HCM có nhiều đơn vị cung cấp nguyên liệu. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng ly trà sữa
làm ra cần lựa chọn đơn vị cung cấp trà sữa với giá thành hợp lý và có uy tín.
14


- Về chọn nguyên liệu để mua: nguyên liệu để pha trà sữa thông thường gồm cốt
trà, bột sữa, thạch trà sữa, trân châu, hạt thủy tinh và siro trà sữa.
+ Cốt Trà: Nguyên liệu "cốt trà" để pha trà sữa trân châu gồm trà ô long, hồng trà
hoặc lục trà nhài. Đây là 3 loại thường được sử dụng trong pha chế trà sữa, tùy theo nhu cầu
dùng về hương vị và màu trà mà có sự lựa chọn phù hợp.
+ Thạch trà sữa: dùng loại thạch trà sữa dừa với rất nhiều loại hương vị trái cây không
giống nhau như: chanh leo, đào, dâu tây, dứa, kiwi, táo xanh, vải và việt quất.
+ Nguyên liệu làm trà sữa trân châu-Hạt thủy tinh: Hạt thủy tinh xuất xứ từ Đài
Loan. Thành phần gồm nước ép chanh leo, đường, chiết xuất rong biển, hương, axit matic,
calcium lactate.
+ Nguyên liệu làm trà sữa trân châu-Siro: Siro trà sữa. Loại siro này giúp người mua
chế những loại trà sữa hương vị trái cây rất khác lạ chính yếu với 4 hương vị là: caramel, hạt
dẻ, bạc hà và chanh leo.
- Về nhà cung cấp nguyên liệu trà sữa: để đảm bảo chất lượng trà sữa, cũng như giá
thành sản phẩm phù hợp, dễ tiếp cận, nhóm chọn mua nguyên liệu tại các cửa hàng, công ty
có nguyên liệu pha chế trà sữa có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu Đài Loan. Nhóm chọn cửa
hàng cung cấp nguyên liệu trà sữa: Cửa hàng trà sữa Đài Loan, có địa chỉ tại Quận 11, cửa
hàng này đã có hẳn một website riêng để đăng tin rao bán sản phẩm nguyên liệu

().
- Về giá thành khi mua nguyên liệu tại Cửa hàng trà sữa Đài Loan: Chi tiết theo
báo giá của đơn vị kèm theo. (Phụ lục A)
- Ngoài nhà cung cấp là Cửa hàng trà sữa Đại Loan, còn có thể chọn một số nhà cung
cấp khác trên thị trường như là: Đại lý trà túi lọc VINBAR, Nguyên liệu trà sữa Xuân Thịnh,

=> Nguyên liệu để làm trà sữa có rất nhiều nhà cung cấp trên thị trường nên cơ
hội để lựa chọn với nhiều mức giá hợp lý và không sợ thiếu hụt.
* Về đối thủ cạnh tranh: Trà sữa Royal Tea.
- Nguy cơ:

15


Vì đối thủ cạnh tranh đã tốt, có thương hiệu dẫn đến việc lôi kéo khách hàng từ
đối thủ trở nên khó khăn: Royal Tea là quán trà sữa với chất lượng trà sữa khá ngon, quán
được thiết kế với quầy phục vụ khá đẹp mắt, nhân viên thân thiện, vui vẻ, menu rõ ràng,
quầy phục vụ khá sách sẽ, gọn gàng, đồng phục cho nhân viên đẹp mắt, hài hòa với màu chủ
đạo của quán. Không gian quán được thiết kế hài hòa cho khách hàng đến để trò chuyện bạn
bè hay không gian yên tĩnh.
- Cơ hội: Trà sữa Royal Tea đã có nhiều điểm tốt, tuy nhiên vẫn có những điểm
chưa tốt như: Chưa có quản lý cho Chi nhánh của mình dẫn đến nhân viên làm việc thiếu
trách nhiệm, chưa tận tâm; Giá cả hơi cao (Giá cả từ 40.000 – 60.000 đồng); Có kết hợp với
sách nhưng quá ít (chỉ 10 cuốn); Chưa có quy định rõ ràng: Nhiều người đến quán uống trà
sữa và ngồi đánh bài gây ồn ào, thiếu văn minh. Nhà vệ sinh quá bẩn: Vì sơn tường, nền
gạch nhà vệ sinh màu trắng nên dễ nhìn thấy các vết bẩn, dịch vụ chưa tốt, còn thiếu.
Vì vậy, để quán hoạt động và cạnh tranh được với đối thủ này (trà sữa Royal Tea),
quán “Trà sữa sách” cần xây dựng không gian quán, đào tạo nhân viên, bố trí không gian
(gồm 3 khu vực: trò chuyện, đọc sách và mang đi), tuyển dụng nhân viên pha chế có tay
nghề để sản phẩm có thể cạnh tranh với thương hiệu trà sữa này. Đồng thời, với các những

điểm chưa tốt của Trà sữa Royal Tea, quán sẽ lưu ý và không vi phạm phải, có những giải
pháp để tránh những điểm chưa tốt này (giá cả của quán phải phù hợp với sinh viên, quy
định nội quy khách hàng, nhân viên khi vào quán, vệ sinh sạch sẽ quán cũng như nhà vệ
sinh,…). Muốn vậy, trong ngắn hạn, trong thời gian mở quán, quán phải đào tạo tay nghề
cho nhân viên pha chế, các kĩ năng mềm cho nhân viên phục vụ, tạo môi trường quán một
cách chuyên nghiệp. Trong trung hạn cũng như dài hạn, phải thường xuyên theo dõi khách
hàng đến quán để tìm hiểu nhu cầu, theo dõi các thay đổi của đối thủ cạnh tranh để chủ động
các kế hoạch trong kinh doanh.
* Về đối thủ tiềm ẩn: “THE COFFEE HOUSE”
- Thách thức: Số lượng khách hàng thân thiết của quán khá đông, chất lượng và
dịch vụ của đối thủ khá tốt. Điều này đòi hỏi quán mở ra phải có những điểm nổi bật
hơn để thu hút khách hàng.

16


+ Để quán thu hút khách hàng cũng là điều khả thi. Vì bên cạnh những mặt đạt được
thì “The Coffe House” (không gián quán tốt, nhân viên chuyên nghiệp, sản phẩm tốt) vẫn
còn một số điểm hạn chế: Chưa có không gian mở và kín vì khi số lượng khách hàng đông
hay có những nhóm người đến bàn công việc và thảo luận nhóm thì không gian sẽ ồn ào gây
ảnh hưởng đến những khách hàng ngồi một mình đề làm việc, học bài, đọc sách; Chưa có
giá đồ uống phù hợp cho sinh viên (Giá cả từ 29.000 – 59.000 đồng). Với những sinh viên
muốn tìm một không gian có dịch vụ tốt như vậy để đọc sách, học bài và muốn học ở quán
thường xuyên thì khó vì giá nước quá cao. Thứ hai, ánh sáng cũng như đèn chưa được phân
bổ đều, có những góc thì có đủ ánh sang, có những góc thì ánh sang chưa tới.
Chủ trương của quán trong ngắn hạn vẫn sử dụng giá thấp nhưng dịch vụ kèm theo
(đọc sách, nhân viên phục vụ, không gian,…) phải chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm phải
tốt. Đồng thời, tạo các không gian đóng để khách hàng có không gian đọc sách. Trong trung
và dài hạn, nếu quán đã có uy tín, chất lượng sản phẩm, có thể cân nhắc tăng giá phù hợp.
* Về khách hàng:

Khách hàng là sinh viên và nhân viên văn phòng. Trong đó:
+ Khách hàng tiềm năng (nhóm khách hàng chưa là khách hàng hiện tại của cửa hàng
nhưng trong tương lai họ có thể trở thành nhóm khách hàng thường xuyên của cửa hàng):
hướng đến nhóm khách hàng là sinh viên, đây là nhóm khách hàng thích uống trà sữa và cần
đọc sách để nâng cao trí thức.
+ Khách hàng mục tiêu: Nhân viên văn phòng. Phần lớn khách hàng đến uống trà sữa
là những nhân viên văn phòng trẻ tuổi, họ đã có thu nhập.
+ Khách hàng trực tiếp: những người có độ tuổi từ 19 đến 34 tuổi.
+ Khách hàng gián tiếp: người đã có gia đình và có con. Đôi khi họ đi cùng con đến
uống trà sữa vì con cái họ thích uống và rủ họ cùng đi, hoặc họ đến mua về cho con cái của
họ và tiện thể mua cho mình một ly để thưởng thức, trò chuyện cùng con.
+ Đa số khách hàng đến uống trà sữa là những khách hàng trẻ tuổi, thu nhập chưa
cao. Đối với khách hàng trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, nhân viên Văn phòng thường có mức
thu nhập từ 5-8 triệu, sinh viên được gia định chu cấp từ 3-5 triệu (1 tháng). Đối với khách
hàng trên địa bàn Thành phố Buôn Mê Thuột, thu nhập nhân viên Văn phòng ít hơn từ 4-6
17


triệu, sinh viên 2-3 triệu (1 tháng). Tuy nhiên, hầu hết mong muốn của họ là một ly trà sữa
ngon và phục vụ tại quán tốt., ngoài ra họ còn muốn tìm một nơi có không gian lý tưởng như
là êm đềm, dịu dàng không quá sôi nổi hay yên tĩnh để đọc sách hoặc học bài,….
=> Với sản phẩm của quán đưa ra, giá thành sản phẩm thấp hơn với những đối thủ
hiện hữu nhiều là cơ hội để đưa sản phẩm đến với sinh viên, người có thu nhập thấp.
Các mối đe dọa đến từ khách hàng: trong ngắn hạn khách hàng có thể thích loại thức
uống trà sữa nhưng về lâu về dài khách hàng có thể không còn thích sản phẩm này. Với kế
hoạch phát triển trong ngắn hạn là bán một sản phẩm là trà sữa nhưng trong trung và dài hạn,
nhóm dự án sẽ nghiên cứu và cho thêm những sản phẩm trà sữa với cách pha chế đa dạng,
thêm các sản phẩm khác (bánh ngọt hoặc cà phê) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
* Về sản phẩm thay thế:
Ngoài kinh doanh trà sữa truyền thống, đó là các loại trà sữa kết hợp giữa bột trà và

các loại thạch, hạt, siro. Có thể có một số sản phẩm trà thay thế như sau:
- Trà xanh matcha: Một ly matcha trà xanh theo xu hướng “thêm kem” là sự lựa chọn
tốt cho sức khỏe. Matcha là hương vị tinh tế, dễ uống, không đắng gắt mà chỉ chát nhẹ, vị
béo mịn cùng hương thơm quyến rũ và màu xanh đẹp mắt. Bạn có thể pha cùng sữa tươi
không đường, thêm chút mật ong và đá viên tạo thành món giải khát ngon lành, mát nhẹ.
- Trà sữa ít đường không trân châu: Việc giảm đường đồng thời nói không với trân
châu là sản phẩm phù hợp cho người muốn giảm cân.
- Trà sữa kết hợp với các loại trái cây tự nhiên cũng là một sản phẩm thay thế cho trà
sữa truyền thống. Nó vừa đem lại cho khách hàng cảm giác được uống cái gì đó thật, tự
nhiên mà còn giúp đa dạng cho sự lựa chọn của khách hàng.
Sản phẩm thay thế là một cơ hội và cũng là đe dọa đối với dự án. Cơ hội ở đây là
quán sẽ chủ động sử dụng sản phẩm thay thế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đó thu
hút được khách hàng. Tuy nhiên, nếu quán không nắm được cơ hội, để các đối thủ khác phát
triển các sản phẩm thay thế trước từ đó thu hút khách hàng hơn. Với đe dọa này, ngoài việc
tập trung vào sản phẩm của quán, nhóm còn thường xuyên nghiên cứu thị trường để có
những tính toán, thay đổi phù hợp.

18


1.3.4.2 Vĩ mô:
Tình hình kinh tế chính trị tại Việt Nam luôn luôn ổn định, đó chính là cơ hội để các
starup có thể phát triển như thời gian gần đây. Nhờ có các chính sách hộ trợ doanh nghiệp,
hộ kinh doanh của chính quyền địa phương, đã tạo tiền đề rất lớn cho sự phát triển của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc kinh doanh trà sữa ít bị ảnh hưởng bởi tình hình vĩ mô.
1.3.5 R – (MANG TÍNH THỰC TIỄN)
1.3.5.1. Tài chính:
Điểm mạnh của quán là sử dụng nguồn vốn của chủ sở hữu (những người góp vốn),
nên không cần phải đi vay sẽ giảm chi phí tài chính. Thứ hai, dòng tiền trong việc kinh
doanh trà sữa được thu về nhanh chóng, tiền bỏ ra kinh doanh thu hồi về nhanh, nên có tính

gối đầu, không phải tồn kho lớn, không có khoản phải thu khách hàng (khách hàng trả tiền
ngay) nên không cần phải có nguồn vốn bỏ ra lớn.
Điểm yếu là việc sử dụng vốn chủ sở hữu cũng gây khó khăn trong thời gian cần vốn
lớn để mở thêm quán mới.
Với việc nguồn thu nhập từ quán trà sữa sách ban đầu, cộng với việc thu hồi vốn
nhanh, việc mở thêm quán mới tại cuối năm 3 đầu năm 4 là có khả thi.
1.3.5.2 Nhân lực (nhân sự)
Điểm mạnh: sản phẩm trà sữa là sản phẩm dễ làm (có thể học trên youtobe hoặc học
công thức của đối thủ ) và dễ dàng đào tạo nhân viên pha chế ( theo công thức có sẵn ); nhân
viên phục vụ và thu ngân cũng là những công việc mang tính đơn giản nên dễ dàng tuyển
nhân viên để phục vụ cho quán.
Điểm yếu: Thông thường, lương nhân viên theo thị trường trong các quán trà sữa
thường theo mặt bằng chung thường không được cao, nhân viên dễ có tính chán nản do công
việc đơn giản, nhàm chán vì sự lặp đi lặp lại.
Vì vậy, trong thời gian đầu thành lập quán cũng như các năm tiếp theo nhóm dự án
cần thường xuyên có những hoạt động mang tính gắn kết, chương trình thi đua, đoạt thưởng
để tạo hứng thú làm việc và tăng thu nhập cho nhân viên. Đây là điều hoàn toàn có thể làm
được nếu chủ dự án đã chú ý thực hiện.

19


1.3.5.3 Sản phẩm, dịch vụ
Điểm mạnh: Sản phẩm trà sữa là sản phẩm đã xuất hiện nhiều trên thị trường, khách
hàng lại ưa chuộng, nhất là giới trẻ nên quán sẽ có nhiều cơ hội để tham khảo và phát triển
sản phẩm riêng cho quán. Trà sữa kết hợp đọc sách là loại hình dịch vụ mới, được nhiều bạn
trẻ chấp nhận (theo kết quả đã khảo sát) nên dễ đưa dịch vụ này vảo thị trường.
Điểm yếu: Có nhiều đối thủ cạnh tranh. Trà sữa chỉ phục vụ cho giới trẻ, còn những
người lớn tuổi thường không thích uống trà sữa.
Trong giai đoạn đưa sản phẩm vào thị trường, nhóm đã nghiên cứu và đưa ra sản

phẩm tốt nhất có thể cạnh tranh với các đối thủ hiện tại, các dịch vụ của dự án cũng chuyên
nghiệp đồng đều so với đối thủ. Với đối tượng khách hàng mà nhóm hướng đến là giới trẻ,
thì “tre già măng mọc” nên khi có đối tượng khách hàng lớn tuổi không còn thích uống trà
sữa thì có những đối tượng nhỏ lớn lên hoặc những đối tượng này có thể mua theo hình thức
mang về nhà để uống cùng con cái ( con cháu).
1.3.5.4 Marketing
Điểm mạnh: sản phẩm của quán đưa ra không cần tốn nhiều chi phí marketing. Các
loại hình marketing đơn giản có thể học hỏi trên mạng, quán đã cử nhân viên đảm nhiệm nên
tiếp kiệm được chi phí thuê ngoài. Với việc sử dụng facebook lớn tại Việt Nam, việc quảng
cáo trên facebook được dễ dàng, ít chí phí mà hiệu quả cao.
Điểm yếu: sử dụng quá nhiều chi phí marketing sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của
quán, mà không mang lại hiệu quả kì vọng.
Quán chủ yếu thực hiện marketing trong giai đoạn đưa sản phẩm vào thị trường, chỉ
marketing vào các dịp đặc biệt để thu hút khách hàng. Thực hiện marketing vừa đủ, vừa
mang lại hiệu quả cũng như chất lượng marketing.
1.3.5.5 Nghiên cứu và phát triển:
Điểm mạnh: Sản phẩm trà sữa được đưa vào Việt Nam những năm gần đây nhưng đã
phát triển mạnh. Việc nghiên cứu để áp dụng vào quán cũng trở nên dễ dàng vì có nhiều sản
phẩm, quán tương tự
Điểm yếu: Cần có đội ngũ pha chế chuyên nghiệp để nghiên cứu và đưa ra những sản
phẩm phù hợp với khách hàng.
20


Mục tiêu của quán là phát triển sản phẩm chất lượng và đa dạng. Vì vậy, ngay từ khi
tuyển nhân viên pha chế, tiêu chí tay nghề và sự sáng tạo của nhân viên pha chế là tiêu
chuẩn trong việc tuyển người của nhóm.

21



PHẦN 2. KẾ HOẠCH MARKETING
2.1 Nghiên cứu thị trường (thông tin thị trường kinh doanh – vi mô)
2.2 Xác định khách hàng và thị trường ngách (thị trường kinh doanh có khách hàng
mục tiêu, khách hàng tiềm năng)
2.2.1 Mô tả khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng trong dự án.
- Đối tượng chủ yếu: Theo các tài liệu khảo sát, phần lớn các khách hàng đến uống
trà sữa hay đến cà phê để đọc sách là những khách hàng có độ tuổi từ 19-34 tuổi. Nghề
nghiệp chủ yếu là sinh viên và nhân viên văn phòng. Vì vậy, nhóm đối tượng khách hàng
nhóm hướng tới cũng là những khách hàng có độ tuổi từ 19-34 tuổi.
+ Khách hàng tiềm năng (nhóm khách hàng chưa là khách hàng hiện tại của cửa hàng
nhưng trong tương lai họ có thể trở thành nhóm khách hàng thường xuyên của cửa hàng):
hướng đến nhóm khách hàng là sinh viên, đây là nhóm khách hàng thích uống trà sữa và cần
đọc sách để nâng cao trí thức.
+ Khách hàng mục tiêu: Nhân viên văn phòng. Phần lớn khách hàng đến uống trà sữa
là những nhân viên văn phòng trẻ tuổi, họ đã có thu nhập.
+ Khách hàng trực tiếp: những người có độ tuổi từ 19 đến 34 tuổi.
+ Khách hàng gián tiếp: người đã có gia đình và có con. Đôi khi họ đi cùng con đến
uống trà sữa vì con cái họ thích uống và rủ họ cùng đi, hoặc họ đến mua về cho con cái của
họ và tiện thể mua cho mình một ly để thưởng thức, trò chuyện cùng con.
2.2.2 Mô tả thị trường ngách và những đối tượng có trong thị trường này
Ngành kinh doanh: giải khát. Ngách: trà sữa sách (phong cách). Phong cách của quán
gắn liền với không gian đọc sách riêng biệt cho khách hàng là người mê đọc sách hay những
người ham muốn học hỏi.
Đa số khách hàng đến uống trà sữa là những khách hàng trẻ tuổi, thu nhập chưa cao.
Đối với khách hàng trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, nhân viên Văn phòng thường có mức thu
nhập từ 5-8 triệu, sinh viên được gia đình chu cấp từ 3-5 triệu (1 tháng). Đối với khách hàng
trên địa bàn Tp Buôn Mê Thuột, thu nhập nhân viên Văn phòng ít hơn từ 4-6 triệu, sinh viên
2-3 triệu (1 tháng). Tuy nhiên, hầu hết mong muốn của họ là một ly trà sữa ngon và phục vụ
tại quán tốt., ngoài ra họ còn muốn tìm một nơi có không gian lý tưởng như là êm đềm, dịu

dàng không quá sôi nổi hay yên tĩnh để đọc sách hoặc học bài,….
22


2.2.3 Thấu cảm khách hàng và thị trường ngách
Sau khi xem xét một số khảo sát và để phù hợp với khu vực kinh doanh, quán đưa ra
giá cả và chất lượng quán như sau:
+ Giá cả: Theo khảo sát, mức giá khách hàng mong muốn thường giao động từ 1540k. Sinh viên thường mong muốn với mức giá 15-25k. Đối với một số nhãn hiệu trà sữa có
thương hiệu, thường có mức giá khá cao (Phúc Long: 25k-70k, Bobapop: 25-53k, Tocotoco:
29-52k, cà phê sách (24-45k).
+ Về mặt nguyên liệu, chất lượng sản phẩm: Theo khảo sát thì đa số các quán trà
sữa có thương hiệu tại tp HCM đều lấy nguyên liệu từ Đài Loan. Ngoại trừ Tocotoco là lấy
bột sữa do công ty cung cấp. Điểm rơi ở đây là: Bobapop sử dụng nguyên liệu trà sữa chủ
yếu là trà sữa túi lọc, vì thế hương vị của trà sẽ không được ngon bằng trà đóng gói(làm từ lá
trà), mặc dù Bobapop các loại thạch, pudding của quán khá ngon và chất lượng nhưng về
hương vị trà thì chưa đáp ứng được. Bên cạnh trà sữa có thương hiệu như Bobapop thì có
quán trà sữa Phúc Long cũng khá nổi tiếng, và cũng theo tình hình khảo sát thực tế của
nhóm thì trà sữa Phúc Long hương vị của trà khá ngon, nhưng về mức giá lại khá cao chưa
phù hợp với sinh viên. Còn Tocotoco thì hơi khác biệt một chút đó là tư pha trà sữa và chỉ
lấy bột sữa do chính công ty của mình cung cấp. Tuy nhiên điểm rơi ở đây là về mặt nguyên
liệu khi hỏi về đơn vị cung cấp thì lại không rõ là nguồn nguyên liệu của Đài Loan hay của
Việt Nam. Mà trong khi đó theo các phiếu khảo sát khách hàng, đa số khách hàng đều quan
tâm đến hương vị và chất lượng của trà sữa. Còn tại cà phê sách, thì đa số các quán cà phê
sách đều nằm gần các trường đại học, điểm mạnh ở đây là hầu hết các quán cà phê sách đều
đáp ứng được về mặt nước uống ngon, không gian thoáng đãng, đa dạng các kiểu sách được
trang trí như thư viện nhưng ở tp BMT thì chưa có quán cà phê sách nào được mở ra.
+ Về mặt không gian: Theo khảo sát thì điểm rơi của những quán có thương hiệu
như Bobapop, Gông Cha, Tocotoco, Phúc Long thì chưa có thương hiệu nào kết hợp với việc
đọc sách. Bên cạnh đó không gian còn hẹp ví dụ như : Bobapop thì có cải tiến về mặt không
gian đó là có không gian theo kiểu ngồi bệt dành cho những ai đi với bạn bè muốn có không

gian sôi nổi trò chuyện và không gian dành riêng cho những người thường đi một mình hoặc
muốn ngồi vừa uống trà sữa vừa học bài. Tuy nhiên điểm yếu ở đây là không gian chưa được
23


rộng rãi, thoáng mát mà còn hơi hẹp và nóng bởi bị ngăn cách bởi những bức tường chưa
đưa việc sử dụng kính cường lực vào làm các vách ngăn giữa các không gian. Cho nên khi
bước vào người ta sẽ có cảm giác nóng và nhìn hơi hẹp.


Vì vậy, để hướng đến nhóm khách hàng có thu nhập thấp và cạnh tranh với các nhãn
hiệu trà sữa hiện có, mức giá nhóm đưa ra sẽ từ 20-35 ngàn/1ly.
+ Không gian quán: êm đềm, dịu dàng mà không quá sôi nổi được thiết kế chia làm

hai không gian theo mô hình không gian mở và kín. Không gian kín sẽ được ngăn cách bởi
kính cường lực và kết hợp với đèn led dành cho những ai yêu thích đọc sáchvà muốn có
không gian yên tĩnh, ngoài ra mỗi không gian kín sẽ được trưng bày với mỗi loại sách khác
nhau. Không gian mở sẽ là nơi dành cho những đối tượng khách hàng thường đi cùng bạn
bè, và đa số những đối tượng này thường muốn có một không gian êm đềm nhưng không
quá yên tĩnh nhưng phù hợp để chuyện trò vui vẻ cùng bạn bè. Ở không gian sách sẽ được
trưng bày đa số là sách kinh doanh, còn không gian kín sẽ được chia làm 2 không gian là
không gian trưng bày thể loại sách truyện tiểu thuyết và không gian còn lại sẽ được trưng
bày với các loại sách khoa học. Như vậy tất cả mọi đối tượng sẽ đều có thể đọc sách tùy vào
sở thích lứa tuổi và loại sách hướng đến nhằm đáp ứng nhu cầu người đọc. Việc sử dụng
kính cường lực sẽ giúp tiết kiệm chi phí và giúp cho không gian của quán nhìn rộng rãi hơn
và thoáng đãng hơn.
+ Phục vụ: Nhân viên sẽ được đào tạo kỹ năng phục vụ ngay từ ngày đầu tiên thử
việc như khi khách vừa đi thì bàn ghế phải ngăn nắp gọn gàng,……
Sau khi khảo sát một số khách hàng và quan sát theo mô hình “See, hear, say and do,
thik, pain and gain” của các quán đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn trên địa bàn

TP.HCM. Bao gồm: Đối thủ cạnh tranh: Trà sữa Royal Tea; Đối thủ tiềm ẩn: Cà phê “The
Coffee House”.Quán chọn 2 đối thủ này vì cả 2 đều đã là những thương hiệu có tiếng và có
nhiều chi nhánh trên địa bàn TP.HCM.
* Khảo sát đối thủ cạnh tranh: TRÀ SỮA ROYAL TEA
- Vai trò là khách hàng:
+ Bước vào quán, nhóm thấy quán được thiết kế với quầy phục vụ khá đẹp mắt, nhân
viên thân thiện, vui vẻ, menu rõ ràng, quầy phục vụ khá sách sẽ, gọn gàng, đồng phục cho
24


nhân viên đẹp mắt, hài hòa với màu chủ đạo của quán. Đặc biệt là có bảng hướng dẫn khách
hàng làm thẻ đăng ký thành viên, và nó được trưng bày cạnh quầy phục vụ, ngay đường ra
vào, ai ra vào đều có thể nhìn thấy.
+ Sau phần “order” nước là không gian dành cho khách. Bước trên lầu 2, thì đó là
một không gian khá yên tĩnh, được chia làm nhiều phòng khác nhau, những ai thích yên tĩnh
một mình sẽ có không gian riêng, Tiếp đến là lầu 3, dành cho những ai thích sự ồn ào, có thể
cùng bạn bè trò chuyện sôi nổi.
+ Nhạc ở đây được mở chủ yêu là nhạc Việt, êm đềm theo kiểu nhạc không lời,
nhưng chưa hay, đôi khi làm cho người nghe cảm thấy đau đầu.
+ Với những không gian yên tĩnh, thì đa số 1 hoặc 2 người ngồi 1 bàn. Còn không
gian ồn ào, sôi nổi thì đa số 1 bàn từ 4 đến 5 người. Thường thì những người ngồi 1 mình 1
bàn, họ thường nghe nhạc, học bài. Còn những bàn 4-5 người, phần đông thì ngồi đánh bài,
còn nhóm còn lại thì ngồi bàn luận về bạn bè, bàn luận về tính cách, những đặc điểm tốt và
xấu của những người bạn (đa phần nhóm này thường là sinh viên). Còn nhóm người là nhân
viên văn phòng thì họ thường nói chuyện về vấn đề công việc, gia đình, con cái,…
- Trong vai trò là khách hàng, điều khiến nhóm thích bước vào quán là nhân viên vui
vẻ, có không gian kín, yên tĩnh để đọc sách, học bài, nghe nhạc, thư giãn. Cách bài trí không
gian quầy đẹp, đồng phục nhân viên dễ thương.
- Những điều chưa hài lòng ở quán: Dòng nhạc không hay, khi nghe dễ cảm thấy đau
đầu. Nhà vệ sinh khá bẩn và nhân viên thiếu trách nhiệm. Thay vì dọn dẹp, thì nhân viên lại

ngồi bấm điện thoại nơi mà camera không chiếu tới, ly và rác còn trên bàn khi khách rời đi
mà không có nhân viên dọn. Nhân viên chưa tận tâm, không hỏi khách “anh/chị dùng thạch
gì hoặc anh/chị có dùng thêm gì không? Mà để khách hàng gọi gì thì gọi”. Dẫn đến việc có
một số loại trà sữa uông không có thạch hay trân châu.
- Điều khiến cho đối thủ mất khách đó là:
+ Chưa có quản lý cho Chi nhánh của mình dẫn đến nhân viên làm việc thiếu trách
nhiệm, chưa tận tâm.
+ Giá cả hơi cao. (Giá cả từ 40.000 – 60.000 đồng).
+ Có kết hợp với sách nhưng quá ít (chỉ 10 cuốn).
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×