Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu tình hình sử dụng đất tại xã chiềng sung, huyện mai sơn, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 94 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
PHẦN 1: TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ...............................................4
1.1. Trên thế giới .............................................................................................................4
1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................................7
PHẦN 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................10
2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................10
2.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................10
2.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................10
2.4.1 Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã .................................................................10
2.4.2. Đánh giá một số mô hình sử dụng đất của xã......................................................10
2.4.3. Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng đất của xã Chiềng Sung hiệu quả và
bền vững........................................................................................................................10
2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................10
2.5.1. Kế thừa các số liệu, tài liệu..................................................................................10
2.5.2. Thu thập số liệu thực tế .......................................................................................11
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................13
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU...................................................15
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường ......................................15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................15
3.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên .......................................................................17
3.1.3. Thực trạng cảnh quan môi trường .......................................................................18
3.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội. .........................................................................18
3.2.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp .........................................................................18
3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng ...................................18
3.2.3. Tài chính ..............................................................................................................19
3.2.4. Thương mại - dịch vụ, du lịch .............................................................................19
3.2.5. Dân số, lao động việc làm và thu nhập ................................................................19



3.2.6. Thực trạng phát triển khu dân cư.........................................................................20
3.2.7. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .....................................................................20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................24
4.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã ...................................................................24
4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã ..............................................................24
4.1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai của xã Chiềng Sung .................................................26
4.1.3. Đánh giá hoạt động sản xuất của xã ....................................................................29
4.1.4. Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã ..........................................33
4.1.5. Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của xã ...................37
4.2. Đánh giá một số mô hình sử dụng đất của xã.........................................................39
4.2.1. Mô hình cây nông nghiệp ngắn ngày ..................................................................40
4.2.2. Mô hình cây nông nghiệp lâu năm ...............................................................41
4.2.3. Mô hình cây lâm nghiệp .................................................................................45
4.3. Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng đất của xã hiệu quả và bền vững .................49
4.3.1. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với vấn đề sử dụng đất ....49
4.3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng đất của xã hiệu quả và bền vững ..............51
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ................................................55
5.1. Kết luận...................................................................................................................55
5.2. Tồn tại .....................................................................................................................56
5.3. Khuyến nghị ...........................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................57
PHỤ BIỂU


DANH LỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. QHSDĐĐ: Quy hoạch sử dụng đất đai
2. UBND: Ủy ban nhân dân
3. HĐND: Hội đồng nhân dân
4. BCH: Ban chấp hành



DANH LỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Chiềng Sung năm 2017 ................................24
Bảng 4.2. Tình hình phát triển ngành trồng trọt xã Chiềng Sung 6 tháng đầu năm 2017 ..31
Bảng 4.3. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi xã Chiềng Sung .................................32
Bảng 4.4. Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày ............................................33
Bảng 4.5. Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp lâu năm ................................................34
Bảng 4.6. Đánh giá lựa chọn cây lâm nghiệp ................................................................35
Bảng 4.7. Đánh giá lựa chọn vật nuôi ...........................................................................36
Bảng 4.8. Thu nhập và lợi nhuận các mô hình cây nông nghiệp ngắn ngày .................40
Bảng 4.9. Mô tả các mô hình cây nông nghiệp dài ngày ..............................................41
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của mô hình cây nông nghiệp lâu năm ............................42
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình cây nông nghiệp lâu năm ..42
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá hiệu quả sinh thái môi trường của các mô hình cây nông
nghiệp lâu năm...............................................................................................................43
Bảng 4.13. Đánh giá hiệu quả tổng hợp của mô hình cây nông nghiệp dài ngày .........44
Bảng 4.14. Mô tả mô hình cây Lâm nghiệp ..................................................................45
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá chỉ tiêu kinh tế của mô hình cây lâm nghiệp ..................46
Bảng 4.16. Đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình sử dụng đất của cây lâm nghiệp ...........47
Bảng 4.17. Kết quả đánh giá hiệu quả môi trườngcủa mô hình cây lâm nghiệp .................47
Bảng 4.18. Đánh giá hiệu quả tổng hợp của mô hình cây lâm nghiệp ..........................48


DANH MỤC ẢNH
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí xã Chiềng Sung ……………………………………………….15


LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả sau thời gian học tập và kết thúc khóa học tại trường Đại học

Tây Bắc, ngoài việc nắm vững lý thuyết chuyên ngành đã được thầy cô truyền đạt ở
trên lớp, điều quan trọng đối với mỗi sinh viên khoa Nông – Lâm đó là vận dụng
những lý thuyết đó vào thực tiễn sản xuất. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận
với thực tế chuyên ngành, làm quen với công việc xây dựng đề cương nghiên cứu và
giải quyết một vấn đề khoa học. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Nông –
Lâm và bộ môn lâm nghiệp, tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề tốt nghiệp: “Nghiên
cứu tình hình sử dụng đất tại xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La”.
Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Vũ Văn Thuận Người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Đồng thời em cũng
gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ủy Ban Nhân Dân xã Chiềng Sung, cùng nơi thực tập đã
giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong suốt thời gian thực tập tại Ủy Ban Nhân
Dân xã. Trong thời gian thực tập em còn nhận được sự giúp đỡ các Thầy Cô, cán bộ
và nhân dân xã Chiềng Sung cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập có hạn, trình độ
chuyên môn còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô cùng toàn thể bạn đọc để
chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Sau cùng em kính chúc quý Thầy Cô trong khoa Nông – Lâm dồi dào sức
khỏe, công tác tốt và tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả là truyền đạt kiến thức cho
thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Bùi Bình Nguyên


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là sản phẩm của tự nhiên, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không thể thiếu, là điều kiện đầu tiên và là nền tảng của bất kì quá trình

sản xuất nào, không có đất đai thì không thể sản xuất được.
Đất là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo vệ tổ
quốc. Đất là một trong những của cải quý giá nhất của loài người, đất tạo điều kiện cho
sự sống của thực vật, động vật và con người trên Trái Đất. Đất đai là tài nguyên vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của con người. Đặc biệt
không thể thay thế trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp.
Con người xuất hiện, xã hội loài người ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất
ngày càng tăng và đa dạng với nhiều mục đích khác nhau đòi hỏi con người phải bố trí
sử dụng đất sao cho có hiệu quả, gắn liền với nhu cầu kinh tế xã hội và chú trọng bảo
vệ môi trường.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã gây sức ép lớn về
lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển dân số là sự phát triển về kinh
tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao, nhiều hoạt động của con
người đã gây ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài
nguyên không tái tạo được. Do đó, việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho
việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững là một nhiệm vụ khó khăn trong
giai đoạn hiện nay.
Đất chỉ mang lại lợi ích tối đa và bền vững nếu như chúng ta biết quy hoạch và
sử dụng đất một cách hợp lý. Tuy nhiên, những người sử dụng đất chỉ muốn khai thác
tiềm đất mà không nghĩ tới việc cải tạo sử dụng hợp lí đất.Với những áp lực và hiện
trạng sử dụng đất như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất ngày càng khan hiếm và
có giới hạn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, nhà nước và nhân dân đang tiến
hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đất được sử dụng với nhiều nhu cầu khác nhau,
ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt… hơn nữa với việc dân số ngày càng gia tăng thì nghiên
cứu tình hình sử dụng đất, các loại đất để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định
và an toàn lương thực - thực phẩm, đồng thời bảo vệ hệ sinh thái cũng như môi trường
đang sống là một vấn đề cấp bách, đang nhận được quan tâm rất nhiều của nhân dân,
Đảng và Nhà nước.

Việt Nam với tổng diện tích đất đai tự nhiên khoảng 33.169.800 triệu ha, trong
đó đất đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích, dân số Việt Nam hơn 85 triệu người, hơn
Lớp: K551 ĐH QL TN&MT


80% dân số sống ở nông thôn và miền núi, hoạt động sản xuất của họ gắn liền với đất
đai, trong khi đó diện tích bình quân/người của nước ta rất thấp. Nhìn một cách tổng
quát thì diện tích đất dùng cho sản xuất của Việt Nam rất ít và hạn chế, điều này đòi
hỏi Việt Nam phải có những nghiên cứu và đánh giá cụ thể hơn đối với các mô hình sử
dụng đất để khắc phục những hạn chế và đề ra các giải phương sử dụng đấthiệu quả và
bền vững thì mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Nước ta có dân số đông và tập chung chủ yếu ở các khu vực nông thôn. Vì vậy
việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đất cần được quan tâm đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay nhằm để tránh tình trạng sử dụng đất sai mục đích không mang lại
hiệu quả cho người sử dụng. Từ thực tế trên đảng và nhà nước ta đã ban hành một số
luật và chính sách về việc quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất, từ năm 1945 cho đến
nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất: Từ
ngày 01/07/1980 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 201/CP về việc thống nhất quản
lý ruộng đất và và tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất trong cả nước. Luật đất đai
sửa đổi (2003), luật bảo vệ và phát triển rừng (2004). Nghị định 64/CP, của chính phủ
ngày 27/9/1993, ban hành quy định về giao đất nông lâm nghiệp cho hộ gia đình. Nghị
định 02/CP, của chính phủ ngày 16/11/1999, quy định về giao đất lâm nghiệp cho các
tổ chức cá nhân và hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích phát triển lâm nghiệp.
Ngày 29/11/2013 Quốc hội ban hành luật đất đai mới nhất. Điều đó góp phần ổn định
phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, đặc biệt là nhằm phát triển sản xuất
lâm nghiệp, từ đó mà thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ngày càng gần gũi và cụ thể
với người dân ở cấp thôn bản ( Trần Thị Thanh Tâm, 2010).
Đất nước đang trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh
mẽ cùng với sự gia tăng dân số thì diện tích đất lâm nghiệp ngày càng bị chuyển đổi
mục đích sử dụng. Nguyên nhân của việc suy giảm diện tích đất là do hiện tượng du

canh, du cư, phát nương làm rẫy, do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho
phát triển các khu công nghiệp các công trình thủy điện, thủy lợi, do nhu cầu cuộc
sống của con người về lương thực thực phẩm ngày càng tăng...
Đứng trước thực trạng trên, đất đai cần phải được sử dụng theo quy hoạnh của
nhà nước, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông
lâm nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất từ đó làm cơ sở
cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn
đề có tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia và của từng địa phương. Đối với từng
vùng, từng địa phương, từng loại đất cụ thể thì phải có những hình thức sử dụng khác
nhau sao cho phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế, sử dụng và quản lý một cách hợp lý.

Lớp: K552 ĐH QL TN&MT


Đây là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững
giữa Nông – Lâm – Công nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước.
Chiềng Sung có tổng diện tích tự nhiên là 4682ha, nằm ở phía Đông Bắc huyện
Mai Sơn. Xã Chiềng Sung cách trung tâm huyện Mai Sơn khoảng 17km, cách thành
phố Sơn La khoảng 45km. Dân cư phân bố tại 26 bản, gồm ba dân tộc chủ yếu Thái,
Kinh, Mông sống xen kẽ đoàn kết gắn bó với nhau. Chiềng Sung là một xã vùng cao
của huyện Mai Sơn, với địa hình đồi núi phức tạp, đi lại khó khăn. Người dân phần đa
là người dân tộc sống chủ yếu dựa vào canh tác nông- lâm nghiệp và phát triển kinh tế
hộ gia đình. Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, điều
kiện kinh tế xã hội chưa cao cùng với trình độ dân trí còn thấp dẫn đến việc sử dụng
đất của người dân có hiệu quả không cao. Ngoài ra còn do phong tục canh tác của
người dân còn mang tính tự cấp, sản xuất chủ yếu theo hình thức quảng canh làm cho
đất bị thoái hoá, bạc màu.Vì vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng của người dân sẽ
không tránh khỏi tình trạng sử dụng đất không hợp lý nên hiệu quả sử dụng đất mang
lại không cao.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của khoa Nông Lâm và thầy giáo hướng

dẫn, Vũ Văn Thuận, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sử dụng
đất tại xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” với mong muốn sẽ góp phần
khắc phục những khó khăn và yếu kém trong việc quản lý sử dụng đất đai, nâng cao
đời sống vật chất của người dân, giúp người dân hiểu được về tầm quan trọng trong
việc sử dụng đất, ổn định và bền vững lâu dài.

Lớp: K553 ĐH QL TN&MT


PHẦN 1
TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy nhu cầu
ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển dân số là sự
phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao, nhiều
hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn tài nguyên
đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo được. Do đó, việc đánh giá tài nguyên thiên
nhiên làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững là một nhiệm
vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao là vấn đề quan tâm hàng đầu
trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử
dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người
sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ đó có những quyết định đúng đắn, phù hợp
trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ
thích hợp tài nguyên đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp là một việc làm
tất yếu của bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa phương nào đó là
rất cần thiết.
1.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu về đất trên thế giới xuất hiện khá sớm. Cách đây hơn bốn nghìn
năm, người Trung Quốc đã có sơ đồ thổ nhưỡng và đã biết sử dụng để làm cơ sở cho
việc đánh thuế (Nycle C. Brady, 1974). Nhưng mãi đến thế kỷ XIV sau Công nguyên,

việc đánh giá đất mới được đi sâu, nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước châu Âu.
Đến giữa thế kỷ XIX, Do-cu-trai-ep đã đưa ra cơ sở phân hạng đất theo quan
điểm phát sinh, từ đó nhiều nhà thổ nhưỡng học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra
nhiều quan điểm và phương pháp đánh giá đất khác nhau. Các phương pháp đánh giá
đất mới đã dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính chất hệ
thống nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và mục đích sử dụng đất.
Vì vậy, có các luận điểm đánh giá đất của một số nước và tổ chức trên thế giới
như sau:
- Luận điểm đánh giá đất của Do-cu-trai-ep
Đánh giá đất đai của Do-cu-trai-ep cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu quả cần
nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông, khả năng tự nhiên của đất là yếu tố
quyết định giá trị của đất và sự thu nhập từ đất.
- Luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự

Lớp: K554 ĐH QL TN&MT


Tại hội nghị Quốc tế về Đánh giá đất lần thứ 10 tổ chức tại Matscova (1974),
một luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã được trình bày và nhất
trí cao. Nội dung luận điểm của Rozop bao gồm những điểm sau:
+ Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau có các yếu
tố đánh giá đất khác nhau.
+ Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm của cây trồng.
+ Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn toàn
những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.
+ Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
+ Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng.
Trường hợp
không có sự tương quan giữa năng suất cây trồng và chất lượng đất là do:
Trình độ thâm canh khác nhau; trong quá trình sản suất, tiềm năng của đất chưa

có điều kiện thuận lợi để biểu hiện cụ thể bằng năng suất.
- Luận điểm đánh giá đất ở Anh
Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì:“ Đánh giá đất theo năng suất
cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu biết của
người sử dụng đất. Bởi vậy đánh giá đấttheo năng suất chỉ được sử dụng để sơ bộ đánh
giá độ phì của các loại đất khác nhau”.
- Luận điểm đánh giá đất của FAO
Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo “Đề cương đánh giá
đất” và công bố vào năm 1973. Năm 1975, Hội nghị đánh giá đất ở Rome dự thảo đề
cương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học đất hàng đầu bổ sung và công bố
vào năm 1976.
Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác
nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, bền vững, ổn định và hợp lý. Vì vậy khi
đánh giá đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện
tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính
chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như không khí, loại
đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những tác động trước đây và hiện nay
của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc
sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong tương lai.[8]
Theo (Brinkman và Smyth) (1976), về mặt địa lý mà nói đất đai “là một vùng đất
chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu
kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí. [6]

Lớp: K555 ĐH QL TN&MT


Ở Myanma, phương thức Taungya được bắt đầu vào năm 1856. Nhà nước đã cho
trồng cây gỗ Tếch kết hợp trồng cây lúa cạn, ngô trong 2 năm đầu khi rừng chưa khép
tán. Mục tiêu chính của hệ thống này là khôi phục lại rừng bị tàn phá, sản xuất lương
thực là thu nhập phụ. Đây là dạng mô hình chuyển tiếp từ canh tác nương rẫy sang

canh tác nông lâm kết hợp.[10].
Theo Dent (1988; 1993) QHSDDĐ như là phương tiện giúp cho lãnh đạo
quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho
việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với
những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho
sử dụng đất đai. [6]
Khi phân tích các mô hình sử dụng đất theo mô hình nông lâm kết hợp, chăn
thả… Agbool. A (1990) đã cho rằng hệ thống đa dạng hoá cây trồng là tốt nhất. Việc
sử dụng đất dốc để trồng các loài cây nào còn tuỳ thuộc vào các yếu tố khác như mưa
gây xói mòn, tính chất của đất và nhất là phụ thuộc vào các biện pháp canh tác được sử
dụng để chống xói mòn vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Trên các vùng đất
dốc thường người ta không gieo trồng độc canh một loại cây liên tục mà trồng gối,
trồng xen, luân canh.[10]
Nông lâm kết hợp có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên, mặt
khác nông lâm kết hợp là phương thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu
mở rộng đất nông nghiệp bằng khai hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác nông lâm
kết hợp sẽ làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng
(Young, 1997).[5]
Những năm gần đây, các chương trình khoa học của Liên hợp quốc đang ứng
dụng một chế độ canh tác hợp lý trên đất dốc, nương rẫy theo hệ thống nông lâm kết
hợp và đề xuất kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc theo các mô hình:
- Mô hình SALT 1 : Đây là mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp
bảo vệ đất với sản xuất lương thực – kĩ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc
với cơ cấu : 25% cây lâm nghiệp + 25% cây lưu niên (cây nông nghiệp) + 50%
nhà ở và chuồng trại
- Mô hình SALT 2 : là mô hình kinh tế Nông – Lâm – Súc kết hợp đơn giản với
cơ cấu : 40% đất nông nghiệp + 20% đất cho lâm nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% nhà
ở và chuồng trại .
- Mô hình SALT 3 : Mô hình kĩ thuật canh tác nông lâm kết hợp bền vững , cơ
cấu sử dụng đất : 40% nông nghiệp + 60% lâm nghiệp. Mô hình này đòi hỏi sự đầu tư

cao cả về nguồn lực, vốn và kĩ thuật.

Lớp: K556 ĐH QL TN&MT


- Mô hình SALT 4 : Đây là mô hình nông lâm kết hợp với cây cây ăn quả quy
mô nhỏ, cơ cấu sử dụng đất : 60% lâm nghiệp +15% nông nghiệp + 25 % cây ăn quả.
Mô hình này đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực vốn và kĩ thuật canh tác.[3]
Trên đây là những luận điểm, những nghiên cứu nổi bật trên thế giới có liên
quan đến đánh giá đất và vấn đề sử dụng đất nông lâm nghiệp, hệ thống sử dụng đất,
hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng cùng phương pháp tiếp cận trong sử dụng đất.
Điều đó chứng tỏ rằng vấn đề đánh giá đất và sử dụng đất đã được các nước, các tổ
chức thế giới, các nhà khoa học nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng cùng
chung mục địch đó là sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
1.2. Ở Việt Nam
Từ thời phong kiến, các triều đại phong kiến nước ta đã thực hiện đo đạc, phân
hạng theo kinh nghiệm nhằm quản lý đất đai cả số lượng lẫn chất lượng.
Năm 1954, đất nước ta chia làm hai miền: Ở miền Bắc cùng với công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, việc đánh giá đất đai bắt đầu được nghiên cứu, chủ yếu là việc
nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ theo trường phái Do cu - trai - ep. Ở thập kỷ 70 Nguyễn Văn Thân (Viện thổ nhưỡng nông hóa) đã tiến
hành nghiên cứu phân hạng đất với một số cây trồng trên một số loại đất. Sau đó
những tiêu chuẩn xếp hạng ruộng đất được xây dựng và thực hiện ở Thái Bình năm
1980 – 1982.
Vào đầu những năm 1990, nước ta tiến hành nghiên cứu ứng dụng phương pháp
đánh giá đất đai của FAO trong dự án quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long
năm 1990 của Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
Từ năm 1992 đến nay, phương pháp đánh giá đất đai của FAO bắt đầu được thực
hiện nhiều ở nước ta. Đánh giá đất đai theo FAO được triển khai rộng khắp ở nhiều
mức độ chi tiết và tỷ lệ bản đồ khác nhau.
Tài liệu “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững’’của Nguyễn Xuân Quát năm 1996,

tác giả đã nêu ra những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất đai
cũng như các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, mô hình khoanh nuôi và
phục hồi rừng Việt Nam. Đồng thời tác giả đã đưa ra các hệ thống sử dụng đất và cách
tiếp cận, bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất
tổng hợp bền vững.
Đối với tài nguyên đất dốc, tác giả Phạm Chí Thành, Lê Thanh Hà, Phạm Tiến
Dũng đã nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc ở Văn Yên, tỉnh Yên Bái,
công trình nghiên cứu đi vào hướng cải tiến hệ thống canh tác truyền thống: Chọn
giống cây trồng, chọn hệ thống canh tác, chọn luân kỳ canh tác, chọn phương thức
trồng xen, để tìm ra hệ thống trồng trọt tối ưu có nhiều lợi nhuận, bảo vệ môi trường.
Lớp: K557 ĐH QL TN&MT


Về luân canh tăng vụ, trồng xen, gối vụ để sử dụng hợp lý đất đai đã được nhiều
tác giả đề cập tới: Trần Đức Viên, Đỗ Văn Hoà, Trần Văn Diễn, Trần Quang Tộ. Phạm
Văn Chiểu (1964), Bùi Huy Đáp (1977), Vũ Tuyên Hoàng (1987), Lê Trọng Cúc
(1971), Nguyễn Trọng Bình (1987), Bùi Quang Toản (1991). Những mô hình cơ cấu
cây trồng chính được nghiên cứu như mô hình nương rẫy cải tiến, mô hình cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, nông lâm kết hợp, mô hình tổng hợp sử dụng đất theo
quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững.
Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) trong chương trình tập huấn hỗ trợ Lâm
nghiệp xã hội của Trường Đại học Lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm về hệ thống sử
dụng đất và đề xuất một số hệ thống, kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện
Việt Nam. Trong đó các tác giả đã đi sâu phân tích về:
- Quan điểm về tính bền vững.
- Khái niệm về tính bền vững và phát triển bền vững.
- Hệ thống sử dụng đất bền vững.
- Kỹ thuật sử dụng đất bền vững
- Chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống, kỹ thuật sử dụng đất.
Chương trình hợp tác về lâm nghiệp giữa Việt Nam và Thuỵ Điển (1991-1995)

đó là chương trình FCP ở 5 tỉnh: Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Hà Giang, Yên Bái và Lào
Cai, 5 dự án lâm nghiệp cấp trang trại tỉnh (FLFP) được thành lập trực thuộc sở Nông Lâm nghiệp tỉnh (AFD). Một số dự án hỗ trợ khác như: Phổ cập, quản lý sử dụng đất,
phát triển kinh doanh và nghiên cứu. Chương trình này được coi là một cách tiếp cận
có sử dụng đánh giá nhanh nông thôn có hiệu quả.
Quản lý hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai, sử lý kết quả, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất là nội dung của đề tái “ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS
xác ddingj hiện trạng sử dụng đất phục vụ kiểm kê đất đai” (do KS.Đinh Hồng Phong
làm chủ nhiệm 2007).
Năm 2008, tiếp tục thực hiện theo kế hoạch chương trình đào tạo trao dồi nghiệp
vụ đưa dự án xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại Việt
Nam sử dụng vốn vay ODA của chính phủ pháp vào vận hành theo kế hoạch.
Nghiên cứu về chuyển đổi hệ thống canh tác trên vùng sinh thái đồi núi dốc tỉnh
Sơn La của Nguyễn Tiến Mạnh và Lê Thế Hoàng - Viện kỹ thuật nông nghiệp đã nhấn
mạnh cần đưa hệ thống canh tác tiến bộ và sử dụng hợp lý đầy đủ đất đồi núi dốc dưới
góc độ bảo vệ, bồi dưỡng đất và môi trường sinh thái gắn liền với hệ thống nông
nghiệp bền vững đồng thời phải xem xét dưới góc độ xã hội.
Năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã nghiên cứu về cơ sở khoa học phục hồi hệ
sinh thái vùng cao núi đá Cao Bằng bằng các cây gỗ quý bản địa, kết quả nghiên
Lớp: K558 ĐH QL TN&MT


cứu tác giả đã đưa ra giải pháp xây dựng mô hình là phục hồi cây chè Khôm quy
mô vườn rừng trên núi đá vôi và phục hồi sinh thái rừng suy thoái trên núi đá vôi
bằng cây Mắc Rặc.
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Bá Ngãi đã nghiên cứu về cơ sở khoa học và thực
tiễn cho quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía
Bắc Việt Nam. Qua kết quả nghiên cứu tác giả đã xác định được khả năng áp dụng
trình tự và phương pháp qui hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã cho vùng trung
tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó phương pháp PRA (Participatory Rural
Appraisal) thường được áp dụng phổ biến trong quy hoạch sử dụng đất.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Dơn (1999) các điều kiện để thực hiện PRA:
Cơ chế chính sách của Chính phủ và địa phương cho phép sử dụng phương pháp có sự
tham gia; các thành viên trong nhóm PRA phải hiểu biết lẫn nhau, cảm nhận thoải mái
và thân thiện; các thành viên trong nhóm gặp gỡ người dân, tạo mối quan hệ qua lại để
có thể hoà nhập, học hỏi về phong tục tập quán, cách sống và thói quen; cần phải giải
thích rõ ràng để người dân nắm được mục đích và yêu cầu của công việc và tham gia
tích cực vào hoạt động đó. Trước khi thực hiện PRA nhất thiết phải thu thập và nghiên
cứu kỹ các tài liệu sẵn có của thôn bản.
Những dẫn chứng ở trên cho thấy đã có nhiều công trình trong nước cũng như
các địa phương nghiên cứu về vấn đề quản lí sử dụng đất dưới nhiều khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn chưa đủ, vấn đề tìm ra các giải pháp sử
dụng đất có hiệu quả cho từng vùng, từng khu vực và mỗi địa phương là việc làm quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nông thôn giai đoạn hiện nay bởi vì mỗi địa
phương có điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khác nhau sẽ có ảnh hưởng đến quản lý
sử dụng đất khác nhau.
Xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có diện tích đất đai chủ yếu là đồi
núi có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, chủ yếu là dân tộc thiểu số và sống chủ yếu nhờ
vào canh tác nông - lâm nghiệp nhưng cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn
do quá trình sử dụng đất của xã còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu, đề xuất
giải pháp quản lý sử dụng đất hiệu quả với việc sử dụng đất hợp lý và chọn tạo những
loài cây trồng mang lại hiệu quả cao, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập, mức sống
của đại bộ phận người dân là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay.

Lớp: K559 ĐH QL TN&MT


PHẦN 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát
Góp phần sử dụng đất hiệu quả và bền vững cho người dân xã Chiềng Sung,
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Mục tiêu cụ thể
Đánh giá và phân tích tình hình quản lý sử dụng đất của xã, trên cơ sở đó đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
2.2. Đối tƣợng nghiên cƣ́u
Tình hình sử dụng nhóm đất xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
- Nội dung nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 3 nội dung chính liên quan đến tình hình sử
dụng đất của xã Chiềng Sung bao gồm: Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã;
Đánh giá các mô hình sử dụng đất của xã; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng đất của xã.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1 Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã;
- Đánh giá tiềm năng đất đai của xã;
- Đánh giá các hoạt động sản xuất của xã;
- Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của xã;
- Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã.
2.4.2. Đánh giá một số mô hình sử dụng đất của xã
- Đánh giá hiệu quả kinh tế;
- Đánh giá hiệu quả môi trường;
- Đánh giá hiệu quả xã hội.
2.4.3. Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng đất của xã Chiềng Sung hiệu quả và
bền vững
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức sử dụng đất của xã.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của xã bền vững.

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Kế thừa các số liệu, tài liệu
Kế thừa các số liệu, tài liệu có liên quan đến nội dung của chuyên đề nghiên cứu,
bao gồm:
Lớp: K55
10ĐH QL TN&MT


- Các chuyên đề, khóa luận nghiên cứu có liên quan
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
- Văn bản pháp luật qui định liên quan đến quản lý sử dụng đất như: Luật đất đai,
luật bảo vệ tài nguyên rừng...
- Tài liệu về quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện đối với xã
- Thu thập các loại bản đồ của xã như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện
trạng tài nguyên rừng
- Tài liệu về phát triển nông – lâm nghiệp, phát triển kinh tế của xã
- Số liệu hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất của xã
- Thiết kế kỹ thuật các mô hình sử dụng đất của xã
- Tài liệu về khuyến nông, khuyến lâm của xã
- Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất của xã năm 2017, 2017.
2.5.2. Thu thập số liệu thực tế
2.5.2.1. Phương pháp nghiên cứu về tình hình sử dụng đất của xã
* Phương pháp nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất của xã
+ Kế thừa báo cáo hiện trạng sử dụng đất của xã
+ Khảo sát hiện trạng thực tế các loại đất kết hợp với bản đồ hiện trạng sử dụng
đất để xác định hiện trạng sử dụng đất của xã
* Phương pháp nghiên cứu tiềm năng đất đai của xã
+ Khảo sát thực tế các loại đất để đánh giá tiềm năng về số lượng và chất lượng
+ Từ việc nghiên cứu, phân tích các số liệu thu thập được sẽ đánh giá tiềm năng
đất của xã

* Phương pháp đánh giá các hoạt động sản xuất của xã
+ Kế thừa báo cáo hoạt động sản xuất của xã năm 2017, 2017.
+ Kết hợp với số liệu phỏng vấn, sử dụng công cụ đanh giá nhanh nông thôn có
sự tham gia của người dân RRA. Đối tượng phỏng vấn là cán bộ xã, người dân
* Phương pháp đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất
của xã
+ Đánh giá ảnh hưởng quy hoạch sử dụng đất của cấp trên đối với xã.
- Kế thừa tài liệu có liên quan.
- Sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân RRA.
Đối tượng phỏng vấn là cán bộ xã.
+ Đánh giá ảnh hưởng của Thị trường đến sử dụng đất của xã.
- Khảo sát thị trường giá cả ở khu vực nghiên cứu.
- Sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân RRA.
Đối tượng phỏng vấn là các chủ hộ kinh doanh, buôn bán; nội dung phỏng vấn về giá
cả các mặt hàng nông sản.
+ Đánh giá ảnh hưởng của phong tục, tập quán của người dân đến sử dụng đất
của xã.
Lớp: K55
11ĐH QL TN&MT


- Tìm hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc có ảnh hưởng đến SDĐ về cách
thức quản lý, sử dụng, bảo vệ đất.
- Sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân RRA.
Đối tượng phỏng vấn là cán bộ xã, cán bộ bản, người dân.
+ Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đến sử dụng đất của xã
- Tìm hiểu quá trình thực thi và ảnh hưởng các chính sách, pháp luật của nhà
nước ảnh hưởng đến SDĐ.
- Sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân RRA.
Đối tượng phỏng vấn là cán bộ xã, cán bộ bản, người dân.

* Phương pháp đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã.
Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã theo phương pháp Matrix
cho điểm.
Bằng cách tập hợp nhóm từ 10 đến 20 người, gồm cán bộ xã, cán bộ bản, người
dân để thảo luận đưa ra vấn đề nghiên cứu hoặc phỏng vấn trực tiếp cán bộ xã, cán bộ
bản, người dân.
Người thu thập thông tin gợi ý đưa ra các tiêu chí để lựa chọn đánh giá các cây
trồng vật nuôi, gồm một số tiêu chí (Dễ kiếm giống, dễ trồng, phù hợp với điều kiện
khu vực, chu kỳ kinh doanh ngắn, thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao …).
Trong đó ưu tiên các tiêu chí (1) Phù hợp với điều kiện tự nhiên; (2) Hiệu quả kinh tế;
(3) Thị trường tiêu thụ ổn định …
Thảo luận cùng người dân để đưa ra các loại cây trồng vật nuôi cần đánh giá,
hướng dẫn cách chấm điểm trên cơ sở đó nhóm sẽ thảo luận để đưa ra số điểm đối với
từng chỉ tiêu cho từng loài cây.
Biểu đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng được thể hiện ở (phụ biểu 01)
2.5.2.2. Phương pháp nghiên cứu các mô hình sử dụng đất của xã
Trên cơ sở xác định các kiểu sử dụng đất của xã, mỗi kiểu sử dụng đất sẽ lựa
chọn 1 mô hình để điều tra.
+ Khảo sát thực tế mô hình để mô tả mô hình, ngoài ra các mô hình cây dài ngày,
cây lâm nghiệp đánh giá về mức độ chấp nhận của người dân, độ che phủ, độ tàn che,
chỉ số đa dạnh loài (số loài cây trong mô hình).
+ Phỏng vấn chủ các mô hình; nội dung phỏng vấn về chi phí, thu nhập, kỹ thuật
áp dụng, thuận lợi, khó khăn… của các mô hình: (Phụ biểu 02).
2.5.2.3. Phương pháp nghiên cứu các giải pháp sử dụng đất của xã hiệu quả và bền vững
* Phương pháp đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức sử dụng
đất của xã.
Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức sử dụng đất của xã bằng phương
pháp phân tích SWOT trên cơ sở sử dụng công cụ RRA để phỏng vấn người dân, cán
bộ bản và cán bộ xã.
* Phương pháp đề xuất các giải pháp sử dụng đất của xã hiệu quả và bền vững

Lớp: K55
12ĐH QL TN&MT


Từ việc nghiên cứu, phân tích các tư liệu, số liệu thu thập được, sẽ tìm ra những
khiếm khuyết của việc sử dụng đất của địa phương trên cơ sở đó sẽ đề xuất những giải
pháp hợp lý để sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế theo 2 phương pháp:
+ Phương pháp tĩnh:
Coi các chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của các
nhân tố thời gian.
Các công thức tính:
Tổng lợi nhuận: P = TN - CP
Trong đó: P là lợi nhuận, TN là thu nhập, CP Là chi phí.
Kết quả tính toán được ghi trong mẫu biểu sau:
+ Phương pháp động:
Coi các yếu tố về chi phí và kết quả có mối quan hệ động với nhân tố thời gian.
Các chỉ tiêu kinh tế được tính toán bằng hàm: NPV, BCR, IRR.
♦ Giá trị hiện tại thuần tuý NPV (Net Present Value): Là hiệu số giữa giá trị thu
nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết
khấu để quy về thời điểm hiện tại.

Trong đó:
Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng);
Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng);
r : Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất(%)
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình hay các phương thức
canh tác.

NPV < 0 thì mô hình lỗ.
NPV = 0 thì mô hình hoà vốn.
NPV > 0 thì mô hình có lãi, NPV càng cao thì hiệu quả sản xuất càng cao và
ngược lại.
♦ Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR (Interal rate of return): Đây là chỉ tiêu đánh giá khả
năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR
chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi đó tỷ lệ chiết khấu i
được xác định là tỷ lệ thu hồi nội bộ (NPV = 0 thì i = IRR)
IRR được tính theo tỷ lệ %, chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả
năng thu hồi vốn của các hoạt động sản xuất. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả
năng thu hồi vốn càng nhanh.

Lớp: K55
13ĐH QL TN&MT


♦ Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR (Benefit to Cost Ration):
BCR: là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu
nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

Trong đó:
BPV (Benefit Present Value): Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
CPV (Cost Present Value): Giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng);
Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng);
r : Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất(%)
Nếu mô hình canh tác nào có:
BCR >1: Mô hình có hiệu quả kinh tế, giá trị BCR càng lớnhơn 1 thì giá trị kinh
tế càng cao.
BCR <1: Kinh doanh không hiệu quả

- Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp.
Hiệu quả tổng hợp được đánh giá trên 3 mặt hiệu quả kinh tế, hiệu quả thị trấn
hội, hiệu quả môi trường.Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác
chỉ số hiệu quả tổng hợp các phương thức canh tác (Ect) của W.Rola (1994).

Trong đó Ect là chỉ số hiệu quả tổng hợp. Nếu Ect = 1 thì phương thức canh tác
có hiệu quả tổng hợp cao nhất. Phương thức nào có Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng
hợp càng cao.
f là các đại lượng tham gia vào tính toán.
n là tổng số đại lượng tham gia vào tính toán

Lớp: K55
14ĐH QL TN&MT


PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trƣờng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Chiềng Sung có tổng diện tích tự nhiên là 4.682 ha, nằm ở phía Đông Bắc huyện
Mai Sơn, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp xã Mường Bú huyện Mường La.
- Phía Nam giáp xã Chiềng Chăn, xã Mường Bon huyện Mai Sơn.
- Phía Đông giáp xã Chiềng Chăn huyện Mai Sơn, xã Mường Chùm huyện
Mường La.
- Phía Tây giáp xã Mường Bằng huyện Mai Sơn.
Xã Chiềng Sung cách trung tâm huyện Mai Sơn khoảng 17 km, cách thành phố
Sơn La khoảng 45 km. có tuyếnđường nhựa tỉnh lộ 109 đi lại thuận tiện, là một xã nằm
trong vùng gồm các xã có tốc độ phát triển kinh tế mạnh nên có điều kiện thuận lợi

cho việc phát triển kinh tế và trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận.

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí xã Chiềng Sung
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Chiềng Sung có độ cao trung bình so với mặt nước biển 750m, có địa hình
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung địa hình của xã tương đối bằng
phẳng, đồi bát úp và phiêng bãi, đây là địa hình rất thuận lợi để nhân dân phát triển
trồng hoa màu và cây công nghiệp.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Xã Chiềng Sung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây
bắc. Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thuỷ văn khu vực Sơn La, các yếu
tốkhí hậu thời tiết có những đặc trưng sau:
Lớp: K55
15ĐH QL TN&MT


- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,90C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào khoảng
tháng 5 là 28,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 2 là 13,70C. Nhiệt độ
cao tuyệt đối về mùa khô đạt 380C, nhiệt độthấp tuyệt đối vào tháng 2 đạt khoảng 10C.
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 80,8 % tháng có độ ẩm trung bình cao
nhất là tháng 2 đạt 88 %, tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 5 đạt 40 %.
- Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1414,4mm, phân bố không đều trong
năm và phân thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm 92 % tổng lượng mưa cả năm,
tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 đạt khoảng 332,7mm.
+ Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 8 % tổng lượng
mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 11 và tháng 12 chỉ đạt khoảng 6,5mm.

- Chế độ nắng
Trung bình số giờ nắng dao động khoảng 1935 giờ/năm, nắng tập trung từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau.
- Chế độ gió
Xã Chiềng Sung chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc thổi
vào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng.
+ Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và gió
Đông Bắc, tốc độ gió từ 2-4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt. Mỗi đợi kéo dài
từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6,
thời tiết lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khoẻ con người.
+ Gió Đông Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình cấp 2
đến cấp 3, gió thổi nhẹ tạo nên không khí mát mẻ.
- Bão, lũ
Vào mùa mưa nhất là tháng 7, tháng 8 thường hay có lũ, mưa lớn, tốc độ gió từ
cấp 8 đến cấp 10, giật trên cấp 10, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân.
3.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn xã địa hình dạng cao nguyên đồi bát úp có suối Phát là suối chính
chảy qua có chiều dài khoảng 4 km, bắt nguồn từ bản Bó chảy hết địa giới xã chảy qua
xã Chiềng Chăn ra sông Đà. Ngoài ra còn có các khe, mạch ngầm chảy từ các thung
lũng, chân núi ở khắp các thôn bản ra các suối cạn, vào mùa khô lượng nước ở các
suối giảm, đôi khi bị cạn kiệt gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Lớp: K55
16ĐH QL TN&MT


3.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100 000 trên địa
bàn xã Chiềng Sung có các nhóm đất chính sau:

a. Đất đỏ nâu
Nhóm đất này hình thành và phát triển trên sa phiên thạch tím hạt mịn. Đất có
phản ứng chua, pHkcl ở tầng mặt là 4,4, hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt giầu và rất
nghèo ở tầng dưới. Đạm tổng số tầng mặt trung bình và giảm dần theo chiều sâu, lân
tổng số dễ tiêu nghèo, kali tổng số giầu nhưng kali dễ tiêu lại nghèo, thành phần cơ
giới thịt nặng đến sét.
Loại đất này phù hợp với trồng hoa màu ở độ dốc <8 o, trồng cây lâu năm ở độ
dốc trên 8-15o, phát triển nông lâm kết hợp ở độ dốc trên 25o.
b. Đất đỏ vàng
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến thịt nhẹ, mức độ phong hóa feralit từ
trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao. Đất có phản ứng chua đến
ít chua pHkcl từ 4,72 đến 5,05. Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt đạt khá đến giàu,
hàm lượng mùn giảm dần theo độ sâu. Kali tổng số và dễ tiêu trung bình, lân tổng số
trung bình, thích hợp cho các loại cây trồng cạn và các loại cây ăn quả.
c. Đất feralit
Được hình thành dưới các thung lũng và khe suối nên lượng mùn tầng mặt rất
giàu đạm, lân, kali tổng số từ khá đến giàu. Đây là loại đất được nhân dân cải tạo để
trồng màu.
3.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân trong xã. Do địa hình dốc, chia cắt nên khả năng giữ nước hạn chế, mặt khác
nguồn nước mặt phân bố không đồng đều trên toàn địa bàn xã nên về mùa khô, nguồn
nước rất nghèo nàn.
- Nguồn nước ngầm: Được nhân dân sử dụng qua hệ thống ống dẫn về các bể
chứa đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng Chiềng Sung hiện có 1547,06 ha, độ che phủ rừng đạt 25,79 %.
Trong đó đất rừng sản xuất có 1129,42ha, đất rừng phòng hộ 417,64 ha. Tuy vậy thảm
thực vật tự nhiên của xã có trữ lượng không cao, phân bố không đều trên toàn xã, các
vùng rừng tập trung ở những nơi hiểm trở giáp ranh với xã Mường Bằng. Các quần thể

thực vật ở xã phân bố theo các độ cao khác nhau, trữ lượng gỗ không nhiều, đây là
nguồn tài nguyên cần được bảo vệ để giữ cân bằng môi trường sinh thái.
Lớp: K55
17ĐH QL TN&MT


3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Hiện tại, tài nguyên khoáng sản nhìn thấy là các núi đá có thể khai thác để làm
nguyên liệu xây dựng, làm đường và làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến xi măng.
3.1.3. Thực trạng cảnh quan môi trường
Chiềng Sung có một cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng, có dãy núi cao
chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam và các bãi bằng, đồi bát úp kết hợp với nhau tạo
nên một bức tranh thiên nhiên hấp dẫn mang đặc trưng riêng của cảnh quan vùng núi
Tây Bắc.
Chiềng Sung có môi trường không khí trong lành, nguồn nước ít bị ảnh hưởng ô
nhiễm, song quá trình khai thác sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên trong những
thập kỷ qua người dân chưa quan tâm đến việc bảo vệ cảnh quan môi trường như:Đất
đai không được bồi bổ, cải tạo, thảm thực vật bị suy thoái cộng với tập quán sinh hoạt
lạc hậu của người dân đã làm cho cảnh quan thiên nhiên mất dần tính đa dạng và môi
trường bị ô nhiễm. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa nhiều về cơ bản vẫn giữ được sắc
thái tự nhiên, đây là vấn đề cần có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp chính
quyền nhằm bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
3.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội.
3.2.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã
Chiềng Sung về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn thời kì 2005-2010
về kết quả bước đầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp
của xã đã phần nào thay đổi diện mạo. Với hai mũi nhọn là nông nghiệp và chăn nuôi.
Sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa,
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được trú trọng, định hướng bố trí

các loại cây trồng được xây dựng phù hợp.
3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng phát triển dịch vụ buôn bán, vận
tải, vận chuyển hàng hóa nông sản, vật tư nông nghiệp, vật liệu cây dựng phát triển
mạnh như sản xuất gạch, ngói, đá tại địa bàn xã.
Toàn xã có 5 cơ sở sơ chế nông sản ( lò sấy ngô), 68 xe vận tải các loại, 02
máy xúc, 06 chiếc máy cày bừa phục vụ sản xuất, 250 hộ buôn bán kinh doanh
chiếm 10,6% số hộ dân trong xã, hàng năm đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế
của xã 20.7%.
Bên cạnh đó dịch vụ tiểu thủ công nghiệp khác cũng phát triển như: Sửa chữa ô
tô, xe máy, gò hàn và rèn đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Lớp: K55
18ĐH QL TN&MT


3.2.3. Tài chính
Thu chi ngân sách được tập trung chỉ đạo sát với thực tế và nhiệm vụ kế hoạch
trên giao, quản lý thu, chi đúng luật ngân sách.
Thu ngân sách: Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm ước đạt 1.945.613.000
đồng, đạt 43,12%KH.
Chi ngân sách: Chi ngân sách kịp thời, chính xác, tiết kiệm, đảm bảo các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội của xã. Trong 6 tháng đầu năm, chi ngân sách trên địa
bàn đạt 1.243.820.000 đồng, đạt 22% kế hoạch.
Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân Thị
trấn Hát Lót cho 1168 hộ vay khoảng 126 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, giảiquyết việc
làm và học sinh, sinh viên nghèo có điều kiện học tập.
3.2.4. Thương mại - dịch vụ, du lịch
Các hoạt động dịch vụ, thương mại được duy trì; hàng hóa đa dạng, phong phú,
giá cả bình ổn, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các mặt hàng

thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Các hoạt động dịch vụ bưu điện, thông tin, tín dụng trên địa bàn tiếp tục duy trì
hoạt động tốt, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội xã.
Hiện tại trên địa bàn xã Chiềng Sung chưa có điểm du lịch do địa hình, diện tích
hạn chế và tiềm năng để phát triển du lịch trên địa bàn xã.
3.2.5. Dân số, lao động việc làm và thu nhập
* Dân số
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2017 dân số của xã Chiềng Sung có 6.304 người
với 1.469 hộ. Mật độ dân số trung bình là 123 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
năm 2017 là 2,2 %.
Dân cư phân bố tại 26 bản, gồm ba dân tộc chủ yếu Thái, Kinh, Mông sống xen
kẽ đoàn kết gắn bó với nhau, trong đó dân tộc Thái 3.767 người chiếm 59,75 %; dân
tộc kinh có 1.752 người chiếm 27,79 %; dân tộc Mông có 785 người chiếm 12,45 %.
Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá truyền thống,
hoà nhập làm phong phú đa dạng bản sắc dân tộc, hàng năm có các lễ hội theo truyền
thống riêng của mỗi dân tộc.
Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ cha ông, ngày nay
Đảng bộ và nhân dân xã Chiềng Sung đang ra sức phấn đấu xây dựng xã phát triển
mạnh về mọi mặt, bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, được Uỷ ban nhân
dân huyện tặng bằng khen, giấy khen về công tác thi đua trong thời kỳ đổi mới. Hướng
tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.

Lớp: K55
19ĐH QL TN&MT


×