Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu tình hình sử dụng đất tại xã chiềng khoong, huyện sông mã, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 92 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu tình hình sử dụng đất
tại xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”.
Hoàn thành khóa luận này, cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn tới thầy ThS.Vũ
Văn Thuận người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành
bài báo cáo này, đồng thời em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Nông Lâm đã
giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn của UBND xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn
La đã cho phép em được thực tập khóa luận tại Ủy ban nhân dân.
Do thời gian thực hiện khóa luận có hạn cũng như kiến thức cá nhân còn hạn chế
nên báo cáo khóa luận không thoát khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận
được sự quan tâm của các thầy, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để bản khóa luận
này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sơn La, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lò Văn Quý


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................2
1.1. Trên thế giới .............................................................................................................2
1.2. Việt Nam...................................................................................................................3
1.3. Nhận xét chung .........................................................................................................5
PHẦN 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG


PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................6
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................6
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................6
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................6
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................6
2.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................6
2.3.1 Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoong .........................................6
2.3.2 Đánh giá một số mô hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoong ..............................6
2.3.3 Giải pháp sử dụng đất của xã Chiềng Khoong hiệu quả và bền vững ...................6
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................7
2.4.1. Kế thừa các số liệu, tài liệu....................................................................................7
2.4.2. Thu thập số liệu thực tế. ........................................................................................7
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu. ....................................................................................9
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU...................................................11
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường .....................................11
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................11
3.1.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................11
3.1.1.2 Địa chất, địa mạo ...............................................................................................11
3.1.1.3. Khí hậu .............................................................................................................11
3.1.1.4 Thủy văn ............................................................................................................12
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khác...............................................................................12
3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội .........................................................................13


3.2.1. Văn hóa - xã hội ..................................................................................................13
3.2.2. Kinh tế ................................................................................................................14
3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ...........................................17
3.3.1. Thuận lợi ..............................................................................................................17
3.3.2. Khó khăn..............................................................................................................17
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................18

4.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoong .........................................18
4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã ..............................................................18
4.1.2. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai ....................................................................20
4.1.2.1.Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp ..................20
4.1.2.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị,
xây dựng khu dân cư nông thôn. ...................................................................................21
4.1.2.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho phát triển du lịch .........................22
4.1.2.4. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc vận chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng ..............................................................................22
4.1.3. Đánh giá hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp thủy sản của xã.......................22
4.1.4. Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của xã ...................25
4.1.4.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sử dụng đất..............25
4.1.4.2. Ảnh hưởng của phong tục tập quán của người dân đến sử dụng đất ..............26
4.1.4.3 Ảnh hưởng của thị trường đến sử dụng đất ...........................................................26
4.1.4.4. Ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất huyện Sông Mã ..................................28
4.1.5. Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã ..........................................29
4.1.5.1. Lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày ..............................................................29
4.1.5.2. Lựa chọn Cây nông nghiệp dài ngày ...............................................................30
4.1.5.3. Lựa chọn cây lâm nghiệp..................................................................................30
4.1.5.4. Lựa chọn vật nuôi .............................................................................................31
4.2. Đánh giá một số mô hình sử dụng đất của xã.........................................................32
4.2.1. Mô tả các mô hình sử dụng đất ...........................................................................32
4.2.1.1 Mô hình cây nông nghiệp ngắn ngày ................................................................32
4.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái môi trường của các mô hình ......34


4.2.2.1 Mô hình cây nông nghiệp ngắn ngày ................................................................34
4.2.2.1 Mô hình cây nông nghiệp dài ngày ...................................................................34
4.2.2.1 Mô hình cây lâm nghiệp ....................................................................................37
4.2.3. Phân tích Ưu, nhược điểm của các mô hình sử dụng đất ....................................40

4.3. Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng đất của xã hiệu quả và bền vững .................44
4.3.1 Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với vấn đề sử dụng đất .....44
4.3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng đất của xã hiệu quả và bền vững ..............46
4.3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ......................................................................46
4.3.2.2 Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................46
4.3.2.3. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư ...........................................................46
4.3.2.4. Giải pháp về khoa học - công nghệ................................................................47
4.3.2.5. Giải pháp về Thị trường ...................................................................................47
4.3.2.6. Giải pháp về cải tạo đất và bảo vệ môi trường..............................................48
4.3.2.7. Giải pháp về tổ chức thực hiện ......................................................................48
4.3.2.8. Các giải pháp khác ..........................................................................................49
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ................................................50
5.1. Kết luận...................................................................................................................50
5.2. Tồn tại .....................................................................................................................51
5.3. Khuyến nghị ...........................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
SDĐ
QHSDĐ

Dịch là
Sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất

UBND


Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

SWOT

Thuận lợi (S), khó khăn (W), Cơ hội (O), thách thức (T)

MH

Mô hình

ÔTC

Ô tiêu chuẩn


DANH MỤC BIỂU
Biểu 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Chiềng Khoong năm 2017 ............................18
Biểu 4.2: Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày .............................................29
Biểu 4.3: Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp dài ngày ................................................30
Biểu 4.4: Đánh giá lựa chọn cây Lâm nghiệp ...............................................................30
Biểu 4.5: Kết quả đánh giá, lựa chọn cơ cấu vật nuôi. ..................................................31
Biểu 4.6: Mô hình cây nông nghiệp dài ngày................................................................32
Biểu 4.7: Mô tả mô hình cây Lâm nghiệp .....................................................................33
Biểu 4.8: Thu nhập và lợi nhuận các mô hình cây nông nghiệp ngắn ngày..................34
Biểu 4.9: Hiệu quả kinh tế của mô hình cây nông nghiệp dài ngày ..............................35
Biểu 4.10: Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình cây nông nghiệp dài ngày .........36

Biểu 4.11: Kết quả đánh giá hiệu quả sinh thái môi trường của các mô hình cây nông
nghiệp dài ngày..............................................................................................................36
Biểu 4.12: Đánh giá hiệu quả tổng hợp các mô hình trồng cây nông nghiệp dài ngày.37
Biểu 4.13: Kết quả đánh giá chỉ tiêu kinh tế của mô hình cây lâm nghiệp ...................38
Biểu 4.14: Đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình sử dụng đất của cây lâm nghiệp ............38
Biểu 4.15: Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình cây Lâm nghiệp................39
Biểu 4.16: Đánh giá hiệu quả tổng hợp của mô hình cây Lâm nghiệp .........................39
Biểu 4.17. Phân tích SWOT của xã Chiềng Khoong ....................................................44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ sở hạ tầng,văn hóa, xã hội , an ninh và quốc phòng.
Có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo vệ tổ
quốc . Đất là một trong những của cải qúy giá nhất của loài người, đất tạo điều kiện
cho sự sống của thực vật ,động vật và con người trên trái đất. Đất đai là tài nguyên vô
cùng qúy giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của con người. Đặc biệt
không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp.
Chính vì vậy, sử dụng đất nông lâm nghiệp là chiến lược phát triển nông nghiệp
bền vững và cân bằng sinh thái. Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đăc
biệt ý thức sử dụng đất của người dân, đất nông lâm nghiệp đang đứng trước nguy cơ
suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa
có biện pháp hợp lý để bảo vệ và khai thác đất đai một cách hiệu qủa và bền vững.
Thực tế hiện nay việc sử dụng và quản lý đất đai của ngành nông – lâm nghiệp chưa
hợp lý dẫn đến hiệu qủa kinh tế chưa cao. Vậy làm thế nào để đảm bảo lợi ích hài hòa
giữa kinh tế - xã hội - môi trường? Đó chính là vấn đề cấp bách của từng địa phương
nói riêng và của nhà nước nói chung.
Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông lâm nghiệp sạch,
sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đạt hiệu qủa kinh tế cao, đảm bảo môi trường
sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề nóng mang tính toàn cầu. Đứng

trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng
đất nông lâm nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất từ đó
làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền
vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia và của từng địa phương
Việc sử dụng đất xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập
quán, nguyện vọng của nhân dân mỗi địa phương, đồng thời nó cũng phải phù hợp với
định hướng phát triển của đất nước. Có như vậy mới đảm bảo được việc quản lý sử
dụng đất hiệu quả và bền vững.
Xã chiềng khoong là một trong những xã mà người dân chủ yếu dựa vào canh
tác nông- lâm nghiệp và phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhưng hiện nay tại xã chưa có
những nghiên cứu về kiểm tra đánh giá đưa ra giải pháp quản lý sử dụng đất, bố trí cơ cấu
cây trồng nông – lâm nghiệp. Trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận: “Nghiên
cứu tình hình sử dụng đất tại xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La” với
mong muốn sẽ tìm ra các giải pháp hiệu qủa trong viêc sử dụng đất giúp người dân biết sử
dụng đất hợp lý, bền vững và đạt hiệu qủa kinh tế cao, ổn định cuộc sống.
1


PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, mô hình sử dụng đất đầu tiên là do du canh đó là những hệ thống
nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn
thời gian bỏ hoá (Conk Lin, 1957) [4], du canh được xem là phương thức cổ xưa nhất,
nó ra đời vào thời kỳ đồ đá, khi con người đã tích luỹ được những kiến thức ban đầu
về tự nhiên. Loài người đã vượt qua thời kỳ này bằng những cuộc cánh mạng về kỹ
thuật và trồng trọt. “Tuy nhiên cho mãi tới gần đây du canh vẫn còn được vận dụng
trên các Vân San ở Bắc Âu” ( Cox và Atlinss , 1979; Ruddle và Manshard, 1981) [2].
“Quan điểm về du canh còn đang được xem xét mà một trong những góc nhìn mới coi
du canh là một chiến lược quản lí tài nguyên rừng trong đó đất đai được luân canh

nhằm khai thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của hệ thực vật – đất của hiện trường
canh tác” ( Mc Grath, 1978). Tuy nhiên , về chiến lược phất triển kinh tế bền vững du
canh không được nhiều chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng bởi du canh được coi
như là sự phí phạm với sức người, tài nguyên đất đai, là nguyên nhân chính gây xói
mòn và thoái hoá đất, dẫn đến tình trạng sa mạc hoá xảy ra nghiêm trọng [2].
Theo (Brinkman và Smyth) (1976), về mặt địa lý mà nói đất đai “là một vùng đất
chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu
kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí [5]
Ở Myanma, phương thức Taungya được bắt đầu vào năm 1856. Nhà nước đã cho
trồng cây gỗ Tếch kết hợp trồng cây lúa cạn, ngô trong 2 năm đầu khi rừng chưa khép
tán. Mục tiêu chính của hệ thống này là khôi phục lại rừng bị tàn phá, sản xuất lương
thực là thu nhập phụ. Đây là dạng mô hình chuyển tiếp từ canh tác nương rẫy sang
canh tác nông lâm kết hợp [1].
Dự đoán mức độ tăng dân số của thế giới có thể gấp đôi với khoảng 10 tỉ người
vào năm 2050 (UNFPA, 1992; trong FAO, 1993). Do đó, hầu hết các nhà khoa học và
chuyên gia trên thế giới đồng ý với nhau rằng cần thiết phải áp dụng những công nghệ
nông nghiệp tiên tiến cho việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai để cung cấp lương
thực đầy đủ, chất sợi, thức ăn gia súc, dầu sinh học và gổ lên gấp đôi [5].
Theo Dent (1988; 1993) QHSDĐ như là phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết
định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc
chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với
những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho
sử dụng đất đai [5]

2


Khi phân tích các mô hình sử dụng đất theo mô hình nông lâm kết hợp, chăn
thả… Agbool. A (1990) đã cho rằng hệ thống đa dạng hoá cây trồng là tốt nhất. Việc
sử dụng đất dốc để trồng các loài cây nào còn tuỳ thuộc vào các yếu tố khác như mưa

gây xói mòn, tính chất của đất và nhất là phụ thuộc vào các biện pháp canh tác được sử
dụng để chống xói mòn vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Trên các vùng đất
dốc thường người ta không gieo trồng độc canh một loại cây liên tục mà trồng gối,
trồng xen, luân canh [1].
Nông lâm kết hợp có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên,
mặt khác nông lâm kết hợp là phương thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu
cầu mở rộng đất nông nghiệp bằng khai hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác nông
lâm kết hợp sẽ làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá
rừng (Young, 1997)[7].
Những năm gần đây, các chương trình khoa học của Liên hợp quốc đang ứng
dụng một chế độ canh tác hợp lý trên đất dốc, nương rẫy theo hệ thống nông lâm kết
hợp và đề xuất kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc theo các mô hình:
- Mô hình SALT 1 : Đây là mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ
đất với sản xuất lương thực – kĩ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu : 25%
cây lâm nghiệp + 25% cây lưu niên (cây nông nghiệp) + 50% nhà ở và chuồng trại
- Mô hình SALT 2 : là mô hình kinh tế Nông – Lâm – Súc kết hợp đơn giản với
cơ cấu : 40% đất nông nghiệp + 20% đất cho lâm nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% nhà
ở và chuồng trại .
- Mô hình SALT 3 : Mô hình kĩ thuật canh tác nông lâm kết hợp bền vững , cơ
cấu sử dụng đất : 40% nông nghiệp + 60% lâm nghiệp. Mô hình này đòi hỏi sự đầu tư
cao cả về nguồn lực, vốn và kĩ thuật.
- Mô hình SALT 4 : Đây là mô hình nông lâm kết hợp với cây cây ăn quả quy
mô nhỏ, cơ cấu sử dụng đất : 60% lâm nghiệp +15% nông nghiệp + 25 % cây ăn quả.
Mô hình này đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực vốn và kĩ thuật canh tác [6].
1.2. Việt Nam
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có cách phân hạng ruộng đất thành ruộng tốt, ruộng
xấu. Đánh giá phân hạng ruộng đất là một đòi hỏi của thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
Từ thời phong kiến, các triều đại phong kiến nước ta đã thực hiện đo đạc, phân hạng
theo kinh nghiệm nhằm quản lý đất đai cả số lượng lấn chất lượng. Nước ta là một
nước chủ yếu là sản xuất nông nghiệp vì vậy vấn đề sử dụng đất được xem là mục tiêu

nhgiên cứu của các nhà khoa học với mục đích giúp nến sản xuất nông nghiệp của
nước ta hiệu quả bền vững.Cụ thể một số nghiên cứu nổi bật đó là:

3


Đối với tài nguyên đất dốc, tác giả Phạm Chí Thành, Lê Thanh Hà, Phạm Tiến
Dũng đã nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc ở Văn Yên, tỉnh Yên Bái,
công trình nghiên cứu đi vào hướng cải tiến hệ thống canh tác truyền thống: Chọn
giống cây trồng, chọn hệ thống canh tác, chọn luân kỳ canh tác, chọn phương thức
trồng xen, để tìm ra hệ thống trồng trọt tối ưu có nhiều lợi nhuận, bảo vệ môi trường.
Về luân canh tăng vụ, trồng xen, gối vụ để sử dụng hợp lý đất đai đã được nhiều
tác giả đề cập tới: Trần Đức Viên, Đỗ Văn Hoà, Trần Văn Diễn, Trần Quang Tộ. Phạm
Văn Chiểu (1964), Bùi Huy Đáp (1977), Vũ Tuyên Hoàng (1987), Lê Trọng Cúc
(1971), Nguyễn Trọng Bình (1987), Bùi Quang Toản (1991). Những mô hình cơ cấu
cây trồng chính được nghiên cứu như mô hình nương rẫy cải tiến, mô hình cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, NLKH, mô hình tổng hợp SDĐ theo quan điểm hệ
thống, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững.
Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) trong chương trình tập huấn hỗ trợ Lâm
nghiệp xã hội của Trường Đại học Lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm về hệ thống SDĐ
và đề xuất một số hệ thống, kỹ thuật SDĐ bền vững trong điều kiện Việt Nam. Trong
đó các tác giả đã đi sâu phân tích về:
- Quan điểm về tính bền vững.
- Khái niệm về tính bền vững và phát triển bền vững.
- Hệ thống SDĐ bền vững.
- Kỹ thuật SDĐ bền vững
- Chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống, kỹ thuật SDĐ.
Chương trình hợp tác về lâm nghiệp giữa Việt Nam và Thuỵ Điển (1991-1995)
đó là chương trình FCP ở 5 tỉnh: Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Hà Giang, Yên Bái và Lào
Cai, 5 dự án lâm nghiệp cấp trang trại tỉnh (FLFP) được thành lập trực thuộc sở Nông Lâm nghiệp tỉnh (AFD). Một số dự án hỗ trợ khác như: Phổ cập, quản lý SDĐ, phát

triển kinh doanh và nghiên cứu. Chương trình này được coi là một cách tiếp cận có sử
dụng đánh giá nhanh nông thôn có hiệu quả.
Quản lý hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai, sử lý kết quả, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất là nội dung của đề tái “ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS
xác ddingj hiện trạng sử dụng đất phục vụ kiểm kê đất đai” (do KS.Đinh Hồng Phong
làm chủ nhiệm 2007).
Năm 2008 .tiếp tục thực hiện theo kế hoạch chương trình đào tạo trao dồi nghiệp
vụ đưa dự án xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại Việt
Nam sử dụng vốn vay ODA của chính phủ pháp vào vận hành theo kế hoạch.

4


1.3. Nhận xét chung
Những dẫn chứng ở trên cho thấy đã có nhiều công trình trong nước cũng như
các địa phương nghiên cứu về vấn đề quản lí sử dụng đất dưới nhiều khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn chưa đủ, vấn đề tìm ra các giải pháp sử
dụng đất có hiệu quả cho từng vùng, từng khu vực và mỗi địa phương là việc làm quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nông thôn giai đoạn hiện nay bởi vì mỗi địa
phương có điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khác nhau sẽ có ảnh hưởng đến quản lý
sử dụng đất khác nhau.
Xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có diện tích đất đai chủ yếu là
đồi núi có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, chủ yếu là dân tộc thiểu số và sống chủ yếu
nhờ vào canh tác nông - lâm nghiệp nhưng cuộc sống của người dân còn nhiều khó
khăn do quá trình sử dụng đất của xã còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu, đề
xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hiệu quả với việc sử dụng đất hợp lý và chọn tạo
những loài cây trồng mang lại hiệu quả cao, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập,
mức sống của đại bộ phận người dân là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay.

5



PHẦN 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
Góp phần sử dụng đất hiệu quả và bền vững cho người dân xã Chiềng Khoong,
huyện Sông mã, tỉnh Sơn La.
* Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá và phân tích tình hình sử dụng đất nông – lâm nghiệp của xã, trên cơ
sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho xã Chiềng Khoong,
huyện Sông mã, tỉnh Sơn La.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoong, huyện Sông mã, tỉnh Sơn La.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: xã Chiềng Khoong, huyện Sông mã, tỉnh Sơn La
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 3 nội dung chính liên quan đến quản lý sử dụng
nhóm đất của xã Chiềng Khoong, huyện Sông mã, tỉnh Sơn La, bao gồm: Đánh giá tình
hình sử dụng nhóm đất của xã; Đánh giá các mô hình sử dụng đất; Đề xuất các giải pháp.
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoong
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã
- Đánh giá tiềm năng đất đai của xã.
- Đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã.
- Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất của xã.
- Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã.
2.3.2 Đánh giá một số mô hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoong

- Mô tả các mô hình.
- Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình.
- Phân tích ưu - nhược điểm của các mô hình.
2.3.3 Giải pháp sử dụng đất của xã Chiềng Khoong hiệu quả và bền vững
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong vấn đề sử dụng
đất của xã.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất của xã hiệu quả và bền vững
6


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Kế thừa các số liệu, tài liệu
Kế thừa các số liệu, tài liệu có liên quan đến nội dung của chuyên đề nghiên cứu,
bao gồm:
- Các chuyên đề, khóa luận nghiên cứu có liên quan.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã.
- Văn bản pháp luật quy định liên quan đến quản lý sử dụng đất như: Luật đất
đai, luật bảo vệ tài nguyên rừng,...
- Tài liệu về quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện đối với xã.
- Thu thập các loại bản đồ của xã như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện
trạng tài nguyên rừng.
- Tài liệu về phát triển nông – lâm nghiệp, phát triển kinh tế của xã.
- Số liệu hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất của xã.
- Thiết kế kỹ thuật các mô hình sử dụng đất của xã
- Tài liệu về khuyến nông, khuyến lâm của xã.
- Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất của xã năm 2016 và năm 2017.
2.4.2. Thu thập số liệu thực tế.
a) Phương pháp nghiên cứu về tình hình sử dụng đất của xã.
* Phương pháp nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất của xã.
+ Kế thừa báo cáo hiện trạng sử dụng đất của xã.

+ Khảo sát hiện trạng thực tế các loại đất kết hợp với bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của xã để xác định hiện trạng sử dụng đất của xã.
* Phương pháp nghiên cứu tiềm năng đất đai của xã.
+ Khảo sát thực tế các loại đất để đánh giá tiềm năng về số lượng và chất lượng.
+ Từ việc nghiên cứu, phân tích các số liệu thu thập được sẽ đánh giá tiềm năng
đất của xã.
* Phương pháp đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã.
+ Kế thừa báo cáo hoạt động sản xuất của xã năm 2016 và năm 2017.
+ Kết hợp với số liệu phỏng vấn người dân của các bản.
* Phương pháp đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất
của xã.
+ Kế thừa tài liệu hoặc phỏng vấn để xác định những định hướng quy hoạch sử
dụng đất của cấp huyện đối với vấn đề sử dụng đất của xã.
+ Khảo sát thị trường giá cả ở khu vực nghiên cứu.
+ Tìm hiểu về giá cả thị trường bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chủ
hộ kinh doanh, buôn bán; nội dung phỏng vấn về giá cả các mặt hàng nông sản.
7


+ Tìm hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc có ảnh hưởng đến SDĐ về cách
thức quản lý, sử dụng, bảo vệ đất, khai thác đất bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
cán bộ xã, cán bộ bản, người dân.
+ Quá trình thực thi và ảnh hưởng các chính sách, pháp luật của nhà nước ảnh hưởng
đến SDĐ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ xã, cán bộ bản, người dân.
* Phương pháp đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã.
Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã bằng phương pháp Matrix
cho điểm.
Người thu thập thông tin gợi ý đưa ra các tiêu chí để lựa chọn đánh giá các cây
trồng vật nuôi, gồm một số tiêu chí (Dễ kiếm giống, dễ trồng, phù hợp với điều kiện
khu vực, chu kỳ kinh doanh ngắn, thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao …).

Trong đó ưu tiên các tiêu chí :(1) Phù hợp với điều kiện tự nhiên; (2) Hiệu quả kinh tế;
(3) Thị trường tiêu thụ ổn định.
Thảo luận cùng người dân để đưa ra các loại cây trồng vật nuôi cần đánh giá,
hướng dẫn cách chấm điểm trên cơ sở đó nhóm sẽ thảo luận để đưa ra số điểm đối với
từng chỉ tiêu cho từng loài cây.
Biểu đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng được thể hiện ở (phụ biểu 01)
b) Phương pháp nghiên cứu các mô hình sử dụng đất của xã.
Trên cơ sở xác định các kiểu sử dụng đất của xã, mỗi kiểu sử dụng đất sẽ lựa
chọn 1 mô hình để điều tra.
+ Khảo sát thực tế mô hình để mô tả mô hình, ngoài ra các mô hình cây dài ngày,
cây lâm nghiệp đánh giá về độ che phủ, độ tàn che, vật rơi rụng...
+ Phỏng vấn chủ các mô hình; nội dung phỏng vấn về chi phí, thu nhập, kỹ thuật
áp dụng, thuận lợi, khó khăn …của các mô hình: (Phụ biểu 02).
c) Phương pháp nghiên cứu các giải pháp sử dụng đất của xã hiệu quả và
bền vững.
* Phương pháp đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức sử dụng
đất của xã.
Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức sử dụng đất của xã bằng phương
pháp phân tích SWOT trên cơ sở phỏng vấn người dân, cán bộ bản và cán bộ xã trên
cơ sở tập hợp nhóm từ 10 đến 20 người đểthảo luận về vấn đề nghiên cứu được đưa ra
sau đó đưa ra ý kiến cho từng vấn đề cụ thể hoặc phỏng vấn trực tiếp các đối tượng, kết quả
được ghi trong biểu (Phụ biểu 03)

8


Mẫu biểu 03: Phân tích công cụ SWOT
Thuận lợi

Khó khăn


Cơ hội

Thách thức

* Phương pháp đề xuất các giải pháp sử dụng đất của xã hiệu quả và bền vững
Từ việc nghiên cứu, phân tích các tư liệu, số liệu thu thập được, sẽ tìm ra những
khiếm khuyết của việc sử dụng đất của địa phương trên cơ sở đó sẽ đề xuất những giải
pháp hợp lý để sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế theo 2 phương pháp:
+ Phương pháp tĩnh:
Coi các chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của các
nhân tố thời gian.
Các công thức tính:
Tổng lợi nhuận: P = TN - CP
Trong đó: P là lợi nhuận, TN là thu nhập, CP Là chi phí.
Kết quả tính toán được ghi trong mẫu biểu sau:
+ Phương pháp động:
Coi các yếu tố về chi phí và kết quả có mối quan hệ động với nhân tố thời gian.
Các chỉ tiêu kinh tế được tính toán bằng hàm: NPV, BCR, IRR.
♦ Giá trị hiện tại thuần tuý NPV (Net Present Value): Là hiệu số giữa giá trị thu
nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết
khấu để quy về thời điểm hiện tại.

Trong đó: Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng);
Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng);
r : Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất(%)
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình hay các phương thức

canh tác.
NPV < 0 thì mô hình lỗ.
NPV = 0 thì mô hình hoà vốn.

9


NPV > 0 thì mô hình có lãi, NPV càng cao thì hiệu quả sản xuất càng cao và
ngược lại.
♦ Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR (Interal rate of return): Đây là chỉ tiêu đánh giá khả
năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR
chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi đó tỷ lệ chiết khấu i
được xác định là tỷ lệ thu hồi nội bộ ( NPV = 0 thì i = IRR)
IRR được tính theo tỷ lệ %, chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả
năng thu hồi vốn của các hoạt động sản xuất. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả
năng thu hồi vốn càng nhanh.
♦ Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR (Benefit to Cost Ration):
BCR: là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu
nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

Trong đó: BPV (Benefit Present Value): Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng).
CPV (Cost Present Value): Giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng);
Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng);
r : Tỷ lệ chiết khấu hay lãi xuất(%)
Nếu mô hình canh tác nào có:
BCR >1: Mô hình có hiệu quả kinh tế, giá trị BCR càng lớn hơn 1 thì giá trị kinh
tế càng cao.
BCR <1: Kinh doanh không hiệu quả
- Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp.

Hiệu quả tổng hợp được đánh giá trên 3 mặt hiệu quả kinh tế, hiệu quả thị trấn
hội, hiệu quả môi trường. Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh
tác chỉ số hiệu quả tổng hợp các phương thức canh tác (Ect) của W.Rola (1994).

Trong đó Ect là chỉ số hiệu quả tổng hợp. Nếu Ect = 1 thì phương thức canh tác
có hiệu quả tổng hợp cao nhất. Phương thức nào có Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng
hợp càng cao.
f là các chỉ tiêu tham gia vào tính toán.
n là tổng số các tham gia vào tính toán

10


PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trƣờng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Chiềng Khoong là một xã vùng 2, nằm ở phía Đông Nam huyện Sông Mã,
cách trung tâm huyện 7 km. Tổng diện tích tự nhiên là 11.112 ha, gồm 46 bản và 6 đội
thuộc Lâm trường Sông Mã, có vị trí giáp ranh như sau;
- Phía Đông giáp với xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã
- Phía Tây giáp với xã Huổi Một, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã.
- Phía Nam giáp với xã Mường Cai, xã Mường Hung, huyện Sông Mã.
- Phía Bắc giáp xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn.
3.1.1.2 Địa chất, địa mạo
Do hoạt động kiến tạo độc đáo với dòng Sông Mã chảy chính giữa địa bàn nên xã
Chiềng Khoong giống như một lòng chảo ở giữa trũng sâu, hai bên độ cao tương đối.
Địa hình bao gồm bốn dạng chính sau:
- Dạng đia hình đồi núi cao: độ cao từ 1.000 – 1.367m so với mực nước biển, tập

trung ở các bản: Huổi Mòn, Nộc Kỷ, Bó Chạy, Xi Lô.
- Dạng địa hình đồi núi thấp: độ cao từ 350 – 600m so với mực nước biển, phân
bố dọc theo Sông Mã và đoạn hạ nguồn các suối Huổi Hào, Nặm Sọi, Huổi Xim, tập
trung ở các bản như: Nặm Sọi, bản Mòn, bản Hồng Nam, bản Pìn…
- Dạng địa hình bằng phẳng, bãi: xuất hiện ở các một số đoạn thuộc sông Mã do
phù sa bồi đắp như ở các bản Mòn, bản Púng Kiềng, bản Pìn…
- Dạng địa hình đồi núi trung bình: 600 – 1.000 m so với mực nước biển bao gồm
các bản như bản Lè, bản Púng, bản Hải Sơn, bản Tân Hưng, bản Lướt, bản Hua Na…
3.1.1.3. Khí hậu
Xã Chiềng Khoong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt.
Mùa đông lạnh và mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau với
hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Tây Nam, lượng mưa nhỏ chỉ
chiếm 12% cả năm. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 9,
hướng gió thịnh hành là gió đông nam, lượng mưa chiếm 88% lượng mưa cả năm tập
trung vào các tháng 7, 8, 9.
Nhiệt độ không khí trung bình cả năm 21,7ºC, tháng cao nhất trung bình 30ºC
(tháng 5), thấp nhất nhất trung bình 12ºC, (tháng 12).

11


Độ ẩm không khí trung bình đạt 78% và thay đổi theo mùa, mùa mưa lượng bốc
hơi lớn, độ ẩm cao; mùa khô lượng bốc hơi nhỏ, không khí khô và lạnh.
Lượng mưa trung bình đạt 1190 mm/năm.
3.1.1.4 Thủy văn
Xã Chiềng Khoong có một hệ thống thủy văn dày đặc với các sông, suối, khe
lớn, nhỏ phân bố ở khắp các bản:
- Sông Mã chảy qua xã Chiềng Khoong với chiều dài khoảng 10 km đã tạo ra rất
nhiều thuận lợi cho địa phương, nhất là nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Bên cạnh đó là hệ thống các suối lớn như: Huổi Hào; Nặm Sọi; Huổi Mòn; Huổi

Xim; Huổi Púng. Với hệ thống này, bà con biết tận dụng nguồn nước vào việc trồng
lúa nước, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và sử dụng nước cho sinh hoạt gia đinh.
Ngoài ra còn có các khe, suối nhỏ như: Huổi Không; Huổi Nóng; Huổi Xổm…
phân bố rải rác ở nhiều nơi.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khác
 Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp từ bản đô thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.000, trên địa
bàn xã Chiềng Khoong có loại đất sau;
- Đất đỏ trên đá măcma trung tính và bazơ (F). Diện tích khoảng 4,950ha, chiếm
44,67% diện tích tự nhiên.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (F): Diện tích khoảng 4,180 ha, chiếm 37,72% diện
tích tự nhiên.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (F): Diện tích khoảng 700 ha,chiếm khoảng
6,32% diện tích tự nhiên.
- Đất vàng trên đá măcma axit (F): Diện tích khoảng 950 ha, chiếm 6,32% diện
tích tự nhiên.
- Đất Feralit mùn nâu đỏ trên đá măcma trung tính và bazơ (FH): Diện tích
khoảng 150 ha, chiếm 1,35% tổng hợp diện tích tự nhiên.
- Các loại đất khác (đất Feralit biến đổi do trồng lúa; đất dốc tụ không trồng lúa;
đất thung lũng chua…): Diện tích 150,31 ha, chiếm 1,36% tổng hợp diện tích tự nhiên.
 Tài nguyên nƣớc
- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân. Hệ thống sông, suối, khe của Chiềng Khoong dày đặc, nguồn nước ổn
định, hầu hết các bản đều phân bố ở nơi gần nguồn nước sinh hoạt và sản xuất là tương
đối đảm bảo.
- Nước ngầm: Hiện nay chưa có số liệu điều tra về trữ lượng nước ngầm của xã
Chiềng Khoong thực thế cho thấy ở nhiều bản như Hải Sơn I, Hải Sơn II, Liên
12



Phương, Hoàng Mã, Hồng Nam… người dân cũng có thể đào giếng để lấy nước. Tuy
nhiên cho đến nay, do rừng bị chặt phá nhiều nên nước ngầm đang khan hiếm dần, đặc
biệt như bản Hoàng Mã nhiều giếng đã không sử dụng được nữa.
 Tài nguyên rừng
Xã Chiềng Khoong hiện có 4.426,24 ha rừng, độ che phủ đạt 39,83% phần lớn
diện tích rừng của xã là rừng tự nhiên, rừng hỗn giao với các loài cây chính như: Thồ
Lộ (Vối Thuốc), Dẻ, Tre, Nứa… phân bố ở các bản vùng cao như Ta Bay, Bó Chạy,
Nộc Kỷ, Huổi Mòn… Hiện nay công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi
rừng đã và được các cấp chính quyền quan tâm.
Hệ động vật rừng thưa thớt do nạn săn bắt trước đây, đến nay động vật rừng chỉ
còn các động vật nhỏ như: Cáo, Chồn, Nhím và các loài chim… số lượng không nhiều.
Hiện nay công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng đã và đang được các
cấp chính quyền quan tâm nhằm nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng.
 Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã Chiềng Khoong hiện chưa có số liệu điều tra về tài nguyên
khoáng sản.
Tuy vậy, thực tế cho thấy xã vẫn duy trì việc khai thác đá, cát ở quy mô vừa và
nhỏ tại các bản dọc dòng Sông Mã và các suối lớn.
3.2 . Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội
3.2.1 . Văn hóa - xã hội
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể duc – thể thao được quan tâm chăm lo, chỉ đạo
phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tích cực củng cố và phát triển thêm các đội
văn nghệ ở các cụm bản. Toàn xã hiện có 12 đội văn nghệ quần chúng, 12 đội bóng đá,
4 đội bóng chuyền, các môn thể thao khác như cầu lông, kéo co, ném còn, đẩy gậy,
bắn nỏ được duy trì đều đặn. Xã cũng thường xuyên tổ chúc giao lưu văn hóa – văn
nghệ nhân các ngày lễ tết nhằm giữ gìn các bản sắc văn hóa các dân tộc và đẩy lùi các
tệ nạn xã hội. Năm 2010 đã có 75% số hộ gia đình được công nhậnn là gia đình văn
hóa, 01 bản được công nhận là bản văn hóa cấp huyện.
 Dân tộc.
Xã Chiềng Khoong có 55 bản và 5 dân tộc anh em cùng sinh sống như, Mông,

Thái, Kinh, Sinh Mun, Khơ Mú, tổng số khẩu là: 13750 nhân khẩu/ 2632 hộ.
Trong đó:
- Dân tộc Mông; 2602 nhân khẩu/ 405 hộ
- Dân tộc Thái; 6132 nhân khẩu/ 1084 hộ
- Dân tộc Sinh Mun; 618 nhân khâu/ 102 hộ
- Dân tộc Kinh 3294 nhân khẩu / 617 hộ
13


- Dân tộc Khơ Mú 1104 nhân khẩu / 207 hộ
 Dân số
Năm 2017, dân số của xã có 13.750 nhân khẩu với 2.415 hộ gia đình. Ngoài ra
trên địa bàn xã còn có 6 điểm định cư của các hộ gia đình thuộc Lâm trường Sông Mã
do xã quản lý về mặt con người với khoảng 158 hộ và 517 nhân khẩu.. Các bản có dân
số đông như: Bản Lè, Bản Hải Sơn I, bản Hải Sơn II, Bản Púng. Các bản có dân số
thấp như: bản Nặn Sọi, bản Co Hạy, bản Ít Lốc.
- Lao động và việc làm
Tổng số lao động trong toàn xã là 8534 người chiếm 62.07% dân số. Trong đó,
chỉ có một phần nhỏ lao động trong các đơn vị được bổ túc chuyên môn, còn lại nhìn
chung trình độ còn thấp, lực lượng lao động nông nhàn lúc kết thúc mùa vụ còn nhiều,
số lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 7241 người.
- Thu nhập và mức sống
Năm 2017, bình quân thu nhập trên đầu người đạt 6,5 triệu đồng/người/năm.
Số hộ nghèo của xã năm 2016 theo tiêu chí mới là 619 hộ bằng 25.63%, tỉ lệ số hộ
được xem truyền hình 95%, tỉ lệ dùng nước sạch 70%, tỉ lệ số hộ được dùng điên
lưới quốc gia 75%.
3.2.2 Kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế của xã Chiềng Khoong có những chuyển biến
đáng kể. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên, cơ sở hạ tầng
từng bước được cải thiện như: hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, các

công trình văn hóa phúc lợi công cộng được nâng cấp và xây dựng mới, sức khỏe,
trình độ, dân chí không ngừng được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
giai đoạn 2005 – 2017 đạt khoảng 13 – 14%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm
12%, thương mại, dịch vụ chiếm 18,1%.
 Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở giáo dục
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo, những năm
qua, sự nghiệp giáo dục ở xã Chiềng Khoong đã có những bước phát triển và tiến bộ.
Cơ sở vật chất cho các cụm trường được chăm lo xây dựng, đảm bảo đủ phòng
học, bàn ghế ngồi cho học sinh.
Xã đã huy động được 100% số cháu đến tuổi đi học đến trường. Hiện nay, toàn
xã có 3 bậc học gần 4 trường học trong đó bậc mầm nom 1; trường tiểu học 2; trường
THCS 1; 102 lớp với tổng số học sinh 2.491 trong đó: mầm non 22 lớp với 464 cháu;
Tiểu học 58 lớp với 1.296 học sinh; THCS 22 lớp với 731 học sinh.

14


Công tác phổ cập giao dục THCS đã được hoàn thành. Về cơ sở vật chất, hiện
nay đã xây dựng được hệ thống trường lớp khang trang với một trường THCS 2 tầng,
một trường tiểu học 2 tầng, trương tiểu học ở Hải Sơn, một số trường mầm non ở bản
Pìn. Ngoài ra còn có hệ thống các trường lớp cắm bản ở các bản hoặc cụm bản.
- Cơ sở y tế
Trong những năm qua, công tác chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân
được thực hiện thường xuyên. Hiện tại, xã đã được đầu tư xây dựng một trạm y tế quy
mô 6 giường bệnh với 1 bác sỹ, 2 y sỹ và 100% bản có y tế phụ trách.
Trong năm 2017 trạm y tế đã khám và điều trị được cho 6.160 lượt người.
Chương trình y tế quốc gia, tiêm phòng, tiêm chủng được mở rộng được thực hiện theo
đúng quy định, riêng năm 2017 đã thực hiện tiêm phòng cho 257 cháu.
Công tác phòng bệnh được duy trì trong năm 2017 không có dịch bệnh xảy ra

trong địa bàn.
- Giao thông
+ Giao thông trong những năm gần đây, hệ thống giao thông của xã Chiềng
Khoong thường xuyên được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở mới. tính đến năm 2016,
toàn xã có 35/55 bản có đường ô tô đến trung tâm bản . Tổng chiều dài các tuyến
đường trên địa bàn toàn xã khoảng 80 km, bao gồm:
+ Quốc lộ 4G, đoạn chạy qua xã dài 9 km, mặt đường giải nhựa rộng 10 m.
+ Đường tái định cư Huổi Một – Mường Hung chạy qua xã khoảng 11km mặt
đường rộng khoảng 6m.
+ Đường liên xã Chiềng Khoong – Mường Cai dài 5km, mặt đường đất rộng 4m.
Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã là tương đối đảm bảo. Tuy vậy
vẫn còn một số tuyến đường chất lượng còn kém, các tuyến lên các bản vùng cao còn
hẹp, phải qua nhiều khe, suối, nhiều dốc, cua hiểm trở.
- Thủy lợi
Với điều kiện có hệ thống sông ngòi, khe, suối dày đặc, nguồn nước ổn định,
thêm vào các khu vực gần sông, khe, suối, địa hình tương đối thuận lợi cho khai hoang
nên diện tích lúa nước của xã Chiềng Khoong khá nhiều (233,09 ha năm 2017). Chính
vì vậy trong những năm gần đây, xã đã được tỉnh và huyện đầu tư nhiều cho xây dựng
hệ thống kênh mương.
Tính đến năm 2017 toàn xã có khoảng 22 km mương đã được bê tông hóa và hàng
chục km mương đất cùng hệ thống cầu, cống, thủy lợi phục vụ cho sản xuất lúa nước.
Đặc biệt theo chương trình đầu tư cho các bản tái định cư, huyện đang chuyển
khai xây dựng tuyến mương lớn thuộc công trình thủy lợi Nậm Sọi trong đó chiều dài
khoảng gần 20 km chạy qua địa phận xã Chiềng Khoong. Tuyến mương này cộng với
15


tuyến đường tái định cư Huổi Một – Mường Hung đã tạo ra bước ngoặt lớn trong việc
thúc đẩy kinh tế - xã hội cho xã.
Năm 2017 tỉ lệ dân dùng nước sạch từ công trình do nhà nước đầu tư đạt 70%.

Ngoài ra ở hầu hết các bản doc theo Sông Mã, nhân dân còn đào giếng để lấy nước
sinh hoạt.
 Tình hình sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp
Nông nghiệp: Sản xuất nông nghệp trong thời gian qua có sự tăng trưởng khá.
Giá trị sản xuất nông nghiêp liên tuc tăng. Cơ cấu kinh tế nghành nông nghiệp có sự
chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng nghành trồng trọt, tăng tỷ trọng chăm nuôi.
Lâm nghiệp: Tổng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã có 4.426,24 ha, chiếm 39.83%
tổng diện tích đất tự nhiên.
Công tác quản lý bảo vệ rừng được thực hiện khá tốt. Tổng diện tích chăm sóc
bảo vệ rừng: 3.039,70 ha (trong đó: Diện tích chăm sóc rừng trồng: 15 ha, bảo vệ rừng
dự án 661: 1.920ha, khoanh nuôi tái sinh: 1.104,70 ha)
- Cây lƣơng thực.
Luôn đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nhưng cây trồng chính
gồm: cây hàng năm như lúa, ngô, khoai, sắn, rau màu các loại.
Năm 2017 tổng diện tích gieo trồng cây lương thực trên địa bàn toàn xã đạt
2.645ha.
- Đất lâm nghiệp.
Diện tích đất lâm nghệp có rừng trong những năm qua đã được chú trọng đầu tư
bằng các biện pháp khoanh nuôi phục hồi và trồng mới rừng tỷ lệ che phủ hàng năm
đều tăng năm 2017 diện tích đất lâm nghiệp toàn xã xuất hiện có 4455.73ha chiếm
40.09% tổng diện tích tự nhiên tăng 936.49 ha so với năm 2005; tuy nhiên diện tích
rừng trên địa bàn chủ yếu là rừng tái sinh, trữ lượng thấp, vì vậy cần phải tăng cường
hơn nữa các biện pháp bảo vệ rừng, khoanh nuôi, tái sinh, trồng mới rừng, phát triển
mạnh về kinh tế vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Đất phi nông nghiệp.
Diện tích đất phi nông nghiệp của xã hiện có 391.28 ha chiếm 3.52% tổng diện
tích tự nhiên. Trên diện tích này chưa đủ đáp ứng cho các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn xã, các công trình xây dựng còn mang tính tạm thời, chắp
vá, chưa có kế hoạch bền vững và lâu dài, do vậy mà hiệu quả sử dụng chưa cao,
gây lãng phí đất đai.

- Đất chưa được sử dụng.
Đất chưa sử dụng được khai thác chủ yếu vào sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó
phần lớn là mục đích khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới rừng. Diện tích khai thác nhiều
16


hay ít theo năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nguồn vốn đóng vai trò quan
trọng nhất. Diên tích đất chưa được sử dụng được khai thác trong kỳ kế hoạch là
2743.41ha chiếm 24.69% diện tích đất chưa được sử dụng
3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
3.3.1. Thuận lợi
- Xã Chiềng Khoong nằm ở vị trí địa lý cách trung tâm huyện 7 km về phía đông
nam, có quốc độ 4G chạy qua dài 9km đó là điều kiện thuận lợi làm tăng khả năng
giao lưu, thông thương văn hóa.
- Sự đa dạng về yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai cũng có nguồn tài nguyên sinh
học phong phú cho phép sản xuất phát triển nền nông – lâm nghiệp đa dạng, thâm canh
theo hướng hàng hóa, tập trung thành những vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, cây
công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả …
- Là trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của huyện. Đây là cơ
hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, nắm bắt cơ hội này sẽ tạo ra những
đột biến về tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tỷ trọng các
ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
- Là xã có thành phần dân tộc đa dạng (5 dân tộc anh em cùng sinh sống là Thái,
Mông, Kinh, Khơ Mú và Sinh Mun), nguồn lao động dồi dào, đội ngũ lao động trong
các lính vực quan trọng như giáo dục, y tế, hành chính sự nghiệp đều đã được đào tạo
cơ bản hoặc được nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn. Đây sẽ là một
nguồn lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội.
3.3.2. Khó khăn
- Địa hình chia cắt và dốc gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng các công trình
cũng như khó khăn trong việc đi lại vận chuyển hàng hóa của người dân.

- Do địa bàn rộng, số lượng bản nhiều, nhiều bản ở vị trí xa trung tâm xã nên
trong công tác quản lý của chính quyền gặp nhiều không ít khó khăn, cho bản ở xa
việc giao lưu buôn bán cũng hạn chế.
- Đời sống nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, tuy là địa bàn có nguồn
lao động dồi dào song chất lượng lao chưa cao. Dân số đông, xã lại nằm gần với thị
trấn và cách biên giới không xa nên vẫn thường xảy ra việc sử dụng, buôn bán trái
phép ma túy qua biên giới cũng như tình trạng học và truyền đạo trái phép gây mất ổn
định về an ninh, xã hội.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, thủy lợi và hạ tầng xã hội như: y tế, văn
hóa, giáo dục tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương.

17


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Chiềng Khoong
4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã
Biểu 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Chiềng Khoong năm 2017

Loại đất

Stt



Tổng (ha)

Tỷ lệ (%)
so với tổng

DT tự
nhiên

(1)

(2)

(3)

Tổng diện tích đất tự nhiên

(4)

(5)

11.112,00

100

1

Tổng diện tích đất nông nghiệp

NNP

7.977,31

71.79

1.1


Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

3487.58

31.39

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

1217.51

10.96

1.1.1.1 Đất trồng lúa

LUA

480.73

4.33

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC


1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

1789.34

16.10

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

4455.73

40.09

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX


3740.44

33.66

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

715.29

6.43

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

34.00

0.31


1.4

Đất làm muối

LMU

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

391.28

3.52

2.1

Đất ở

OTC

96.99


0.87

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

96.99

0.87

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

128.68

1.16

2.2.1


Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp

CTS

59.56

18


2.2.2

Đất quốc phòng, an ninh

CQA

2.2.3

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp

CSK

8.87

2.2.4

Đất có mục đích công cộng


CCC

60.25

2.3

Đất tôn giáo tín ngƣỡng

TTN

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

36.82

0.33

2.5

Đất sông suối và mặt nƣớc
chuyên dùng

SMN

128.79

1.16


2.6

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

3

Đất chƣa sử dụng

CSD

2743.41

24.69

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

2743.41


24.69

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

(Nguồn: Báo cáo thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Chiềng Khoong năm 2017 )
Theo số liệu tổng kiểm kê 2017, tổng diện tích tự nhiên toàn xã có: 11.112,00 ha,
Bao gồm những nhóm đất sau:
a. Đất nông nghiệp:
Tính đến năm 2017, tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn xã là 7.977,31 ha
chiếm 71.79% diện tích tự nhiên của xã, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Có diện tích là 3487.58 ha chiếm 31.39% diện tích
tự nhiên của xã.
+ Đất trồng cây hàng năm
Năm 2017 diện tích là 1217.51 ha; chiếm 10.96 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
+ Đất trồng lúa
Năm 2017 diện tích là 480.73 ha; chiếm 4.33% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
+ Đất trồng cây lâu năm
Năm 2017 diện tích là 1789.34 ha; chiếm 16.10% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
- Đất lâm nghiệp: có diện tích là 4455.73ha chiếm 40.09% tổng diện tích tự nhiên
toàn xã
+ Đất rừng sản xuất: Diện tích trên địa bàn xã là 3740.44 ha; chiếm 33.66% tổng
diện tích tự nhiên toàn xã.
+ Đất rừng phòng hộ: Diện tích trên địa bàn xã là 715.29 ha; chiếm 6.43 % tổng
diện tích đất tự nhiên toàn xã.
- Đất trồng nuôi thủy sản:

Diện tích toàn xã là 34.00ha; chiếm 0.31% tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung
đất nuôi trồng thủy sản của toàn xã còn nhỏ lẻ, chưa có quy mô lớn..

19


×