Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các chương trình quản lý nhu cầu (DSM) và những lợi ích đối với ngành điện lực việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHU CẦU ( DSM )
VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI NGÀNH ĐIỆN LỰC
VIỆT NAM
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:

NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN BÌNH

HÀ NỘI 2005


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Văn
Bình, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các Thầy Cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý đã trang bị
cho tôi những kiến thức trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin trân thành cảm ơn các Anh Chị công tác tại phòng Kinh tế Năng
lượng - Viện Năng lượng - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã có những chỉ
bảo quý báu giúp tôi thực hiện bản luận văn của mình.
Tôi xin cảm ơn Trung tâm bồi dưỡng và đào tạo sau đại học - Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho lớp chúng tôi hoàn thành


khóa học.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý hoàn thiện nội dung từ các thầy
cô, các chuyên gia, bạn bè đồng nghiệp nhằm nâng cao tính khả dụng của bản
luận văn này.


MỤC LỤC
Trang
Trang 1 ................................................................................................................
Lời cảm ơn ..........................................................................................................
Mục lục ................................................................................................................
Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................
Danh mục các bảng .............................................................................................
Danh mục các hình vẽ ..........................................................................................
Đặt vấn đề ................................................................. .................................... ...1
Chương 1.Cơ sở lý thuyết về quản lý nhu cầu và những bài học kinh nghiệm 4
1.1 Khái niệm về quản lý nhu cầu ( DSM ) ............................................ ........4
1.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện .. ............... 4
1.1.1.1 Sử dụng các thiết bị có hiệu năng cao ............................................4
1.1.1.2 Hạn chế tối đa việc tiêu thụ điện năng vô ích ................................5
1.1.2 Điều khiển nhu cầu điện năng phù hợp với khả năng cung cấp điện ..5
1.1.2.1 Điều khiển trực tiếp dòng điện .......................................................5
1.1.2.2 Lưu trữ nhiệt ................................................................................. 8
1.1.2.3 Điện khí hóa .................................................................................. 8
1.3.2.4 Chính sách giá điện năng .................................... .......................... 9
1.2 Ích lợi của việc thực hiện DSM ............................................................ 10
1.3 Tổng quan kết quả thực hiện DSM trên thế giới .................................... 12
Chương II. Hiện trạng sản xuất và nhu cầu điện và tiềm năng áp dụng các kỹ

thuật DSM ở Việt Nam .................................................................................. 22
2.1 Hiện trạng hệ thống điện Việt Nam........................................................ 22
2.1.1 Tình hình nhu cầu phụ tải ................................................................ 22


2.1.2 Tình hình hệ thống nguồn cung cấp ................................................. 23
2.2 Cơ cấu tiêu thụ điện năng theo ngành và đồ thị phụ tải hệ thống điện Việt
Nam ..............................................................................................................24
2.2.1 Cơ cấu tiêu thụ điện năng theo ngành ............................................... 24
2.2.2 Đồ thị phụ tải hệ thống điện .............................................................. 24
2.3 Chương trình phát triển của hệ thống điện Việt Nam

........................ 28

2.3.1 Chương trình phát triển nguồn điện .................................................. 28
2.3.2 Chương trình phát triển lưới điện ( 1999-2020 ) ................................ 28
2.4 Cơ cấu đầu tư của Điện lực Việt Nam ................................................... 28
2.5 Đánh giá tiềm năng DSM của các thành phần công nghiệp, dân dụng và
dịch vụ thương mại ...................................................................................... 30
2.5.1 Hiện trạng sử dụng điện năng của các thành phần công nghiệp, dân
dụng và dịch vụ thương mại ..................................................................... 30
2.5.1.1 Khu vực công nghiệp ................................................................. 30
2.5.1.2 Khu vực dân dụng ...................................................................... 32
2.5.1.3 Khu vực dịch vụ thương mại ...................................................... 35
2.5.2 Đánh giá tiềm năng DSM của các thành phần công nghiệp, dân dụng
và dịch vụ thương mại ... ...... .................................................................. 37
2.5.2.1 Khu vực công nghiệp ................................................................. 37
2.5.2.2 Khu vực dân dụng ...................................................................... 42
2.5.2.3 Khu vực dịch vụ thương mại ...................................................... 47
Chương III. Một số dự án đang được triển khai tại Việt Nam và đánh giá ích

lợi đối với ngành Điện lực ............................................................................. 51
3.1 Các chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng ...................................... 51
3.1.1 Chương trình kiểm toán năng lượng ................................................. 51


3.1.2 Dự án Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao ....................................... 53
3.1.3 Chương trình tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ( MoSTE ) .......................... 56
3.1.4 Các chương trình bổ trợ .................................................................... 58
3.1.4.1 Các chương trình IDA của Ngân hàng thế giới ( WB ) .............. 58
3.1.4.2 Tổng sơ đồ phát triển các chương trình bảo tồn và hiệu quả năng
lượng ( EC&E ) ...................................................................................... 59
3.2 Các chương trình DSM và đánh giá ích lợi đối với ngành Điện lực ..... 61
3.2.1 Chương trình DSM giai đoạn 1 ......................................................... 62
3.2.2 Chương trình DSM giai đoạn 2 ......................................................... 63
3.2.2.1 Mục tiêu chương trình DSM giai đoạn 2 ..................................... 63
3.2.2.2 Nội dung chương trình DSM giai đoạn 2 .................................... 63
3.2.3 Đặc điểm và quy mô các chương trình DSM ................................... 66
3.2.3.1 Chương trình đèn huỳnh quang ống gầy ( TFTL ) ...................... 66
3.2.3.2 Chương trình chấn lưu hiệu suất cao ( EB ) ................................. 72
3.2.3.3 Chương trình quản lý trực tiếp phụ tải bằng kỹ thuật điều khiển
sóng ( DLC ) ........................................................................................... 77
3.2.3.4 Chương trình biểu giá điện theo thời gian ( TOU ) ..................... 86
3.2.3.5 Chương trình đèn Compact ( CFL ) ............................................. 92
3.2.4 Các chương trình hỗ trợ .................................................................... 99
3.2.4.1 Chương trình nghiên cứu phụ tải ................................................. 99
3.2.4.2 Chương trình các cơ hội kinh doanh DSM ................................ 101
3.2.4.3 Chương trình phân tích đánh giá và giám sát ............................ 102
3.2.4.4 Chương trình nhân viên, cơ sở và phương tiện, thiết bị ............ 103



3.2.5 Đánh giá lợi ích đối với ngành Điện lực khi triển khai các dự án
DSM ........................................................................................................ 104
3.2.5.1 Phương pháp phân tích ............................................................. 104
3.2.5.2 Phân tích kinh tế-tài chính chương trình đèn compact ( CFL )..105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong mười năm vừa qua sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho các
ngành kinh tế và dân dụng của nhân dân không ngừng tăng. Năm 2004, tổng điện
năng thương phẩm đạt 39,6 tỷ kWh, tăng 3,54 lần so với năm 1995, tốc độ tăng
trung bình 15,1%/năm giai đoạn 1995 - 2004.
Về chế độ tiêu thụ điện, hiện nay hệ thống lưới điện của ta đang gặp phải sự
mất cân bằng giữa cung và cầu vào thời gian cao điểm. Điện năng không dự trữ
được nên đòi hỏi phải có tổng công suất nguồn bằng với phụ tải cực đại ( Pmax )
hệ thống. Trong khi đó, khả năng cung cấp nguồn bị hạn chế do một số tiến độ
nguồn đưa vào bị chậm.
Ngoài ra, do nhu cầu phụ tải biến đổi liên tục theo thời gian, biểu đồ phụ tải
không đồng đều có sự chênh lệch lớn giữa cao và thấp điểm từ 2-2,5 lần đã tạo ra
rất nhiều khó khăn cho công tác vận hành hệ thống điện. Điện được sản xuất từ
các dạng nhà máy với nhiên liệu sử dụng khác nhau có đặc tính kinh tế - kỹ thuật
rất khác nhau. Trong thời gian cao điểm ( từ 18h - 22h ) thường phải huy động
tối đa các nguồn phát kể cả các nguồn phát không kinh tế, thậm chí có những
ngày vào mùa khô năm 2000 theo báo cáo tổng kết của EVN đã phải tiết giảm

cao điểm tối tới 300 - 500 MW ( Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, tháng 8/2001 ).
Ngược lại, ở các giờ thấp điểm, nhiều nhà máy điện và các trạm biến áp làm việc
rất non tải. Tình trạng đó đã làm gia tăng tổn thất điện năng, lãng phí vốn đầu tư
cũng như năng lượng sơ cấp.
Để đáp ứng được nhu cầu điện và đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn cung cấp
cũng như mạng lưới truyền tải và phân phối điện hiện có, cần phải có các biện
pháp san bằng biểu đồ phụ tải, và cụ thể là các biện pháp cắt đỉnh cần được thực


-2-

thi ngay trong nhng nm ti. Qun lý nhu cu in (Demand Side Management
- DSM) l gii phỏp tt cho phộp qun lý s tng trng nhu cu in, gim sc
ộp v vn u t phỏt trin ngun v li in, giỳp gii quyt nhanh chúng
cỏc vn nờu trờn.
nhiu nc trờn th gii, chng trỡnh DSM ó v ang c thc hin,
bc u em li nhng thnh cụng nht nh. Vit Nam, cỏc chng trỡnh
nghiờn cu ng dng DSM trong ngnh in cng ang c thc hin trong
giai on u. Trong nhiu nm ti, nghiờn cu ng dng v trin khai thc hin
cỏc chng trỡnh DSM ti Vit Nam s l ti rt c quan tõm.
2. Mc tiờu ca lun vn
Xut phỏt t nhng yờu cu thc t ú, tụi ó chn ti Cỏc chng trỡnh
qun lý nhu cu ( DSM ) v nhng li ớch i vi ngnh in lc Vit Nam
lm lun vn tt nghip cao hc ca mỡnh. Bn lun vn c nghiờn cu trờn c
s khoa học và thực tiễn l các kỹ thuật về quản lý nhu cầu và các ch-ơng trình
dự án Quốc tế đang triển khai tại Việt Nam, nghiên cứu khả năng ứng dụng
các kỹ năng quản lý nhu cầu vào các điều kiện cụ thể của Việt Nam và đánh giá
lợi ích của nó đối với ngành Điện lực.
3. i tng v phng phỏp tin hnh nghiờn cu
i tng nghiờn cu: Cỏc ph ti tiờu th in ln ( cụng nghip, dõn dng,

thng mi v dch v ) trờn ton b h thng in Vit Nam.
Phng phỏp tin hnh nghiờn cu:
- Tham kho ti liu.
- Tớnh toỏn phõn tớch ỏnh giỏ kt hp vi thc nghim.
4. Ni dung ca lun vn
Bn lun vn gm cỏc phn chớnh:


-3-

Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản lý nhu cầu và những bài học kinh
nghiệm
Chương II: Hiện trạng sản xuất và nhu cầu điện và tiềm năng áp dụng các
kỹ thuật DSM ở Việt Nam
Chương III: Một số dự án đang được triển khai tại Việt Nam và đánh giá
ích lợi đối với ngành Điện lực
Kết luận và kiến nghị


-4-

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHU CẦU VÀ
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ NHU CẦU ( DSM )
DSM là chữ viết tắt của “ Demand side Management ”. Có khá nhiều định
nghĩa về DSM. Sau đây là một trong các định nghĩa DSM tương đối tổng quát,
đã nêu trong một số nghiên cứu gần đây về DSM tại Việt Nam.
DSM là tập hợp các giải pháp Kỹ thuật - Công nghệ - Kinh tế - Xã hội nhằm
quản lý và sử dụng điện năng có hiệu quả và tiết kiệm nhất. DSM nằm trong
chương trình tổng thể quản lý nguồn cung cấp ( SSM ) - Quản lý nhu cầu sử

dụng điện năng ( DSM ).
DSM được xây dựng dựa trên hai chiến lược chủ yếu sau:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện.
- Điều khiển nhu cầu tiêu dùng điện năng cho phù hợp với khả năng cung
cấp một cách kinh tế nhất.
1.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng ở các hộ dùng điện
Chiến lược này nhằm giảm nhu cầu điện năng của các hộ tiêu thụ nhờ việc sử
dụng các thiết bị có hiệu năng cao, giảm tổn thất và hạn chế sử dụng năng lượng
một cách vô ích. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng rất đa dạng
mà chủ yếu bao gồm:
1.1.1.1 Sử dụng các thiết bị có hiệu năng cao
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã nâng cao hiệu năng của những thiết
bị dùng điện trong khi giá lại tăng không đáng kể. Vì vậy, một lượng điện năng
lớn sẽ được tiết kiệm trong một loạt các lĩnh vực sản xuất và đời sống như:
- Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao.


-5-

- Sử dụng các động cơ điện hay các thiết bị dùng động cơ điện có hiệu suất
cao.
- Sử dụng các thiết bị điện tử đã được sản xuất theo các tiêu chuẩn hiệu
năng cao thay thế các thiết bị điện cơ.
1.1.1.2 Hạn chế tối đa việc tiêu thụ điện năng vô ích:
Có thể tiết kiệm được một lượng điện năng đáng kể nhờ hạn chế được việc sử
dụng điện năng vô ích. Một số biện pháp phổ biến bao gồm:
- Sử dụng các hệ thống tự động đóng ngắt nguồn điện, tự động điều chỉnh
công suất tiêu thụ cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thiết bị.
- Cải tiến các lớp cách nhiệt chống thất thoát nhiệt của các thiết bị giữ nhiệt
liên quan đến sử dụng điện năng.

- Thiết kế kiến trúc hợp lý các tòa nhà theo hướng sử dụng hiệu quả năng
lượng để giảm thiểu nhu cầu dùng điện.
- Tối ưu hóa các quá trình vận hành thiết bị dùng điện trong công nghiệp.
1.1.2 Điều khiển nhu cầu điện năng phù hợp với khả năng cung cấp điện
Trong khi sử dụng hiệu quả điện năng là chiến lược phần lớn được thực hiện
bởi các hộ dùng điện, không có sự can thiệp từ phía các nhà cung cấp điện, thì
điều khiển nhu cầu điện năng là chiến lược của DSM mà các giải pháp của nó
thực hiện với sự chủ động nhiều hơn từ phía các nhà cung cấp điện nhằm làm
thay đổi nhu cầu sử dụng điện năng phù hợp với khả năng cấp điện của hệ thống.
Các giải pháp cơ bản của chiến lược này bao gồm:
1.1.2.1 Điều khiển trực tiếp dòng điện
Bằng cách điều khiển trực tiếp dòng điện phụ tải theo những yêu cầu nhất
định, giải pháp này làm thay đổi các hệ số của đồ thị phụ tải ( ĐTPT ) hộ tiêu thụ
điện như sau:


-6-

P
P
K =P
P

K

dk

tb

=


max

min

kdd

max

Trong đó:

K



P

,

dk

max

K

kdd

P

tb




: Hệ số điền kín và hệ số không đồng đều của ĐTPT

P

min

: Công suất cực đại, trung bình và cực tiểu của ĐTPT hệ thống

điện.
Các biện pháp chính điều khiển trực tiếp dòng điện là:
A. Cắt giảm đỉnh
Biện pháp cắt giảm đỉnh được thực hiện nhằm giảm nhu cầu phụ tải trong các
giờ cao điểm của hệ thống điện. Điều này có thể làm trì hoãn đưa thêm vào
những nguồn phát mới. Hiệu quả thực là giảm cả nhu cầu đỉnh và tổng năng
lượng tiêu thụ.
Biện pháp này có thể thực hiện bằng cách:
• Kiểm soát trực tiếp các thiết bị sử dụng cuối cùng. Các phụ tải sẽ tự động bị
cắt ra khỏi hệ thống hoặc giảm về độ lớn bởi các thiết bị đóng cắt tự động
hoặc từ xa.
• Công tơ biểu giá theo thời gian cũng có thể thực hiện cắt đỉnh.
B. Lấp thấp điểm
Lấp thấp điểm là biện pháp nâng cao nhu cầu sử dụng điện năng trong các giờ
công suất thấp điểm của ĐTPT. Đây là điều mong muốn khi chi phí biên dài hạn
nhỏ hơn giá điện trung bình. Thường là trường hợp khi mà ngành Điện có thể
vận hành nhà máy ở chi phí nhiên liệu thấp. Hiệu quả thực tế là tăng tổng nhu
cầu tiêu thụ nhưng không tăng nhu cầu đỉnh.



-7-

Biện pháp này có thể thực hiện bằng cách:
• Tạo ra các phụ tải điện lúc thấp điểm trước đây sử dụng các nhiên liệu khác,
như là dự trữ nhiệt năng.
• Hấp dẫn tiêu thụ điện năng bằng giá điện năng thấp trong các giờ thấp điểm.
C. Chuyển dịch phụ tải
Chuyển dịch phụ tải gồm dịch chuyển việc sử dụng điện năng lúc cao điểm
sang lúc thấp điểm của ĐTPT. Hiệu quả thực là giảm nhu cầu đỉnh nhưng không
làm thay đổi tổng năng lượng tiêu thụ.
Biện pháp này được thực hiện bằng cách:
• Công tơ biểu giá theo thời gian.
• Sử dụng các thiết bị dự trữ có thể chuyển thời gian vận hành của các thiết bị
điện truyền thống.
D. Biện pháp bảo tồn
Bảo tồn là chiến lược giảm tiêu thụ năng lượng cuối cùng. Hiệu quả thực tế là
giảm cả nhu cầu đỉnh ( phụ thuộc vào hệ số đồng thời ) và tổng năng lượng tiêu
thụ.
Biện pháp này thực hiện giảm nhu cầu của phụ tải thông qua nâng cao hiệu
suất sử dụng năng lượng của các thiết bị và quá trình.
E. Tăng trưởng phụ tải chiến lược
Tăng phụ tải chiến lược là biện pháp làm tăng thêm số lượng khách hàng dùng
điện mới không chỉ giới hạn trong giai đoạn nhu cầu thấp điểm, làm tăng toàn bộ
sản lượng điện thương phẩm. Hiệu quả thực là tăng cả ở nhu cầu đỉnh và tổng
năng lượng tiêu thụ.
Biện pháp này được thực hiện bằng việc tăng lượng điện bán hay tăng số
lượng khách hàng, mở rộng điện khí hóa nông thôn.



-8-

G. Đồ thị phụ tải linh hoạt
Dạng phụ tải linh hoạt chỉ những thay đổi trong độ tin cậy hay chất lượng dịch
vụ. Ngành Điện có thể có những giải pháp ngừng cung cấp điện khi cần thiết.
Hiệu quả thực là có thể giảm nhu cầu đỉnh và thay đổi một ít trong tổng năng
lượng tiêu thụ.
Biện pháp này được thực hiện bằng việc xem xét việc thay đổi độ tin cậy của
hệ thống theo thời gian, thực hiện đóng cắt thay đổi linh hoạt cấu trúc tiêu thụ
điện năng thích hợp theo tính chất và yêu cầu hoạt động của phụ tải sẽ đem lại sự
thay đổi điện năng và công suất đỉnh của ĐTPT. Bên cạnh đó, công tơ ba biểu
giá cũng có thể cắt điện.
1.1.2.2 Lưu trữ nhiệt
Đây là giải pháp hiệu quả của DSM cho phép dịch chuyển nhu cầu sử dụng
điện năng từ thời gian cao điểm đến thời gian thấp điểm, nâng cao đường cong
phụ tải trong giai đoạn thấp điểm. Động lực chính của giải pháp này là giá điện
năng. Nhờ đó, nhu cầu điện năng không giảm nhưng giảm chi phí sử dụng điện
cho các hộ tiêu thụ và đồng thời nhà cung cấp điện cũng đạt được mục tiêu san
bằng ĐTPT, tiết kiệm vốn phát triển nguồn và lưới điện. Nó thường được áp
dụng với các thiết bị có khả năng thay đổi thời điểm cung cấp điện năng ở đầu
vào mà vẫn đảm bảo lịch trình cung cấp năng lượng ở đầu ra theo yêu cầu sử
dụng. Đun nước nóng và dịch vụ điều hòa không khí được xem là hai đối tượng
chủ yếu của giải pháp này. Trong khoảng thời gian cao điểm, các nhu cầu sử
dụng nước nóng sẽ được cung cấp từ các kho này. Cũng tương tự với các kho
lạnh sẽ cung cấp mọi nhu cầu điều hòa không khí trong thời gian cao điểm mà
không cần sử dụng điện năng.
1.1.2.3 Điện khí hóa


-9-


Điện khí hóa là việc áp dụng các công nghệ điện mới và sử dụng rộng rãi điện
năng để bổ sung và thay thế các dạng năng lượng khác. Mở rộng điện khí hóa
nông thôn, điện khí hóa các hệ thống giao thông hoặc dùng điện để thay thế việc
đốt xăng dầu trong các thiết bị động lực, đây có thể là giải pháp DSM làm tăng
công suất đỉnh và điện năng tổng của hệ thống. Song đó là việc làm cần thiết bởi
nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.
1.1.2.4 Chính sách giá điện năng
Thực hành biểu giá điện năng hợp lý là giải pháp động lực làm thay đổi đặc
điểm tiêu dùng điện năng của hệ thống giúp cho san bằng ĐTPT hệ thống.
Nhu cầu sử dụng điện năng của các phụ tải điện thường phân bố không đều
theo thời gian. Một cách tự nhiên, theo tập quán sinh hoạt, làm việc và sản xuất
sẽ xuất hiện các cao điểm và thấp điểm trong ĐTPT của HTĐ. Vấn đề này tạo ra
nhiều bất lợi trong việc đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành HTĐ đối với nhà
cung cấp điện.
Các bất lợi nêu trên đối với nhà cấp điện sẽ cơ bản được khắc phục theo
hướng sử dụng hiệu quả điện năng nhờ thay đổi chính sách giá điện. Các giải
pháp DSM đều bị tác động bởi ba loại biểu giá sau:
-

Giá tính theo thời điểm sử dụng ( TOU ): Mục tiêu chính của biểu giá

TOU là kích thích hộ tiêu thụ thay đổi thời điểm sử dụng điện năng cho phù hợp
với khả năng cấp điện đem lại lợi ích cho cả ngành điện lẫn khách hàng. Do vậy
nó phải có tính linh hoạt cao bởi muốn đạt mục tiêu trên TOU phụ thuộc rất
nhiều yếu tố: thời điểm dùng điện; khoảng thời gian dùng điện liên tục; độ lớn và
sự biến động công suất cũng như điện năng yêu cầu; mùa và thời điểm trong một
mùa; vùng; loại khách hàng; định hướng phát triển kinh tế và ngành điện… Từ
đó dễ dàng nhận thấy việc lập được một TOU là việc không đơn giản. Nhưng ít



- 10 -

nhất TOU phải mang tính tích cực nghĩa là thúc đẩy kinh tế phát triển và khuyến
khích sử dụng điện năng một cách hiệu quả. Với các khách hàng mà chi phí điện
năng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm do họ sản xuất ra thì đôi
khi họ cũng ít quan tâm đến TOU.
- Giá cho phép cắt điện khi cần thiết: Biểu giá này được áp dụng để khuyến
khích các khách hàng cho phép cắt điện trong các trường hợp cần thiết, phù hợp
với khả năng cung cấp điện kinh tế của ngành Điện. Số lần cắt và thời gian cắt
phụ thuộc vào sự thỏa thuận với khách hàng và số tiền khách hàng được nhận
thêm từ dịch vụ này.
- Giá điện dành cho các mục tiêu tiêu thụ đặc biệt: Biểu giá đặc biệt nhằm
khuyến khích khách hàng thực hiện DSM hoặc thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế của Chính phủ. Ví dụ các khách hàng có đặt các hệ thống lưu nhiệt hoặc
đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm công suất đỉnh của hệ thống
có thể được hưởng mức giá đặc biệt.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi thiết lập và thực hiện các biểu giá đặc biệt sao
cho nó thực sự có tính thuyết phục, hợp lý theo quan điểm hiệu quả tổng của cả
chương trình DSM. Nếu khoản tiền trả cho khách hàng khi cho phép cắt điện
hoặc tham gia tích cực vào chương trình DSM lớn hơn lợi ích do DSM mang lại
có thể làm tăng giá cả cho những khách hàng không tham gia vào chương trình.
Đổi mới giá điện với tư cách như một giải pháp của DSM cần phải được thực
hiện với các hoạt động đồng bộ của các lĩnh vực khác nhau có tác động trong hệ
thống năng lượng và nền kinh tế. Ngoài các biện pháp kỹ thuật cần có sự hỗ trợ
của luật pháp, chính sách kinh tế và tuyên truyền giáo dục.
1.2 ÍCH LỢI CỦA VIỆC THỰC HIỆN DSM


- 11 -


Chương trình DSM bao gồm các hoạt động gián tiếp hay trực tiếp của các
khách hàng sử dụng điện ( phía cầu ) và quá trình đó được khuyến khích bởi các
công ty điện lực ( phía cung cấp ) với mục tiêu giảm công suất phụ tải cực đại
(công suất đỉnh ) và điện năng tiêu thụ của hệ thống. Việc thực hiện DSM mang
lại những lợi ích thiết thực cho các bên như:
- Đối với ngành Điện: giảm công suất đỉnh, chi phí biên sản xuất điện - giảm
chi phí đầu tư xây dựng nguồn, lưới truyền tải và phân phối trong quy hoạch phát
triển hệ thống điện trong tương lai.
- Đối với hộ tiêu thụ: giảm chi phí tiêu thụ năng lượng, lựa chọn được thiết bị
hiệu quả ( chương trình dán nhãn sản phẩm ).
- Đối với các ngành cung cấp thiết bị: khuyến khích các công ty nghiên cứu
cung cấp các thiết bị hiệu suất cao.
- Đối với lợi ích kinh tế - xã hội: giảm công suất nguồn điện và khối lượng lưới
điện là giảm phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường như SOx, NOx và CO2
do nguồn nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hữu cơ phát ra, giảm sử dụng đất đai, di
dân tái định cư do xây dựng nguồn thủy điện và lưới điện gây ra, giảm nhu cầu
và chi phí nhiên liệu cho sản xuất điện, giảm chi tiêu ngoại tệ.
DSM bao gồm nhiều hoạt động do Chính phủ cũng như ngành Điện đề xướng
nhằm khuyến khích các hộ tiêu thụ tự nguyện thay đổi cách thức tiêu thụ điện
của họ. Nói chung, DSM thường được thực hiện thông qua một sự kết hợp các
chương trình quản lý ( như quản lý thời gian xuất hiện các tiêu dùng về điện,
quản lý phụ tải, nâng cao các công nghệ có hiệu quả về năng lượng, trợ giúp kỹ
thuật và khuyến khích tài chính ), các bộ luật thuộc phạm vi quản lý của nhà
nước và các tiêu chuẩn thiết bị nhằm đề ra những đòi hỏi đối với các hiệu suất
năng lượng phải cải tiến trong các tòa nhà mới và đối với những quyết định của


- 12 -


nhà chế tạo nhằm bán ra những trang thiết bị hoặc công nghệ kiểm tra quản lý
năng lượng với hiệu suất năng lượng cao hơn.
1.3 TỔNG QUAN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DSM TRÊN THẾ GIỚI
Hơn 30 nước trên thế giới đã áp dụng thành công DSM để nâng cao hiệu quả
tiết kiệm năng lượng, giảm nhu cầu tăng thêm các nhà máy điện mới, cải thiện
tính kinh tế và độ ổn định vận hành hệ thống điện, kiểm soát trượt giá biểu giá
điện, tiết kiệm nguồn tài nguyên và cải thiện môi trường. DSM đã trở thành một
chiến lược quan trọng nhằm đạt được phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc áp
dụng và sự thành công của các chương trình DSM phụ thuộc nhiều vào điều kiện
từng nước. Sau đây là một tổng kết sơ lược về các chương trình DSM thành công
cũng như là việc áp dụng mô hình quy hoạch nguồn tổng thể ( IRP - là quá trình
xem xét đồng thời tất cả các giải pháp tiết kiệm năng lượng và cung cấp năng
lượng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực và tối thiểu hóa chi phí có xét
đến ảnh hưởng môi trường ) đã được thực hiện ở một số nước điển hình trên thế
giới.
Mỹ: Hiệu suất năng lượng đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Mỹ từ
khi các cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong thập kỷ 70. Trong năm 2000, Mỹ tiêu
tốn hơn 600 tỷ USD cho tổng năng lượng tiêu thụ. Hai thập kỷ gần đây, nhiều
bang ở nước Mỹ đã sử dụng IRP để so sánh giữa lợi ích và chi phí của DSM với
chi phí sản xuất điện tăng thêm. Các chương trình IRP này đưa ra một hệ thống
các chương trình DSM giúp các bang tránh được nhu cầu đầu tư khoảng 100 nhà
máy công suất 300 MW. Các công ty điện lực báo cáo rằng việc thực hiện DSM
tốn khoảng 2 cent/KWh trong khi chi phí sản xuất điện của các nhà máy hiện tại
lớn hơn 5 cent/KWh. Giữa những năm 1985 và 1995, hơn 500 công ty điện lực


- 13 -

thực hiện DSM, cắt được 29 GW công suất đỉnh. Giữa những năm 1990, đầu tư
vào DSM các năm ngày càng tăng, từ 900 triệu USD năm 1990 lên đến 2700

triệu USD năm 1994, tương ứng với 0,71,0 % doanh thu.
Achentina: Achentina phi điều tiết và tư nhân hóa ngành điện năm 1992. Các
công ty phân phối tự nhiên là động lực cho DSM, với việc liên hệ trực tiếp với
khách hàng và tìm kiếm tài trợ. Một thành công lớn trong việc thực hiện DSM là
nâng cấp hệ thống chiếu sáng ở thủ đô Buenos Aires mà không tăng năng lượng
tiêu thụ.
Australia: Hơn nửa điện năng sản xuất ở Australia đến từ nguồn than nội địa
rẻ. Cường độ năng lượng cao và hiệu suất năng lượng thấp do giá điện thấp. New
South Wales, bang lớn nhất của Australia, đã giới thiệu vài cơ chế DSM tiến bộ,
bao gồm cả việc cấp phép cho các công ty cung cấp và phân phối điện. Những
cấp phép này đòi hỏi các đơn vị này phát triển và thực hiện DSM và các chiến
lược môi trường.
Brazil: Brazil đã cải tổ ngành điện để cung cấp cạnh tranh cho phát điện và
bán lẻ trong khi vẫn điều tiết chức năng truyền tải và phân phối. Luật pháp kêu
gọi các công ty đầu tư 1% doanh thu thuần vào các dự án hiệu quả năng lượng.
Chính phủ thiết lập một cơ quan chuyên trách để quản lý các chương trình DSM,
bao gồm các dự án thí điểm của các công ty điện lực. Tổng đầu tư DSM trong
hai năm 1998-1999 là 112,7 triệu USD.
Đan Mạch: Đan Mạch sản xuất 72% lượng điện từ than, và đang chuyển đổi
từ than sang khí và các nguồn năng lượng tái tạo. Các công ty điện lực phải thực
hiện IRP và chuẩn bị các kế hoạch DSM hàng hai năm, cũng như là kế hoạch 20
năm cho việc sử dụng hiệu quả điện năng. Đan Mạch đã thiết lập Quỹ Tiết kiệm
Điện ( Electricity Savings Fund ), được cấp vốn từ phần trích ( 0,006 DKK/KWh


- 14 -

) từ giá điện sinh hoạt và thương mại. Quỹ này, với tổng 90 triệu DKK một năm,
nhận dạng và hỗ trợ các dự án hiệu quả năng lượng.
Liên minh Châu Âu: Hội đồng Liên minh Châu Âu đang soạn thảo một

hướng dẫn về Hiệu suất Năng lượng - Quản lý Nhu cầu ( EE - DSM ). Hướng
dẫn này đòi hỏi các nước thành viên đạt được một lượng tối thiểu hiệu quả năng
lượng nhất định thông qua các chương trình hiệu suất năng lượng. Hướng dẫn
khuyến nghị các nước thành viên mỗi năm phải giảm được tiêu thụ năng lượng ở
mức 1% so với năm trước và phải dành tối thiểu 2% doanh thu của các công ty
điện lực và khí đốt để đầu tư vào các chương trình DSM.
Pháp: Pháp đã thực hiện 19 chương trình DSM thí điểm ở cấp vùng và 3
chương trình ở cấp Quốc gia. Những chương trình này xúc tiến các thiết bị hiệu
suất năng lượng và bóng đèn compact, kiểm toán năng lượng trong công nghiệp,
chiếu sáng công cộng và động cơ hiệu suất cao.
Hy Lạp: Hy Lạp có 64% điện năng sản xuất từ than, 12% từ FO và 10,5% từ
thủy điện. Hy Lạp có ngành điện độc quyền dọc và đang sử dụng IRP để phát
triển kế hoạch chi phí tối thiểu trung hạn cho tất cả các ngành năng lượng và
khám phá tiềm năng của DSM cũng như các dạng năng lượng mới.
Hồng Kông: Chính phủ thiết lập một cơ chế cho việc thực hiện DSM vào
tháng 5/2000. Mục tiêu của chương trình này là để tác động mức và thời gian của
nhu cầu điện công cộng và tối ưu hóa sử dụng các nhà máy điện. Hồng Kông
nhận thức được việc giảm nhu cầu đỉnh sẽ làm giảm nhu cầu các nhà máy mới,
biểu giá điện thấp hơn trong dài hạn và giúp bảo vệ môi trường.
Có ba loại chương trình DSM chính ở Hồng Kông. Các chương trình hiệu suất
năng lượng khuyến khích khách hàng giảm nhu cầu đỉnh và tiêu thụ năng lượng
thông qua chế độ tiêu thụ và sử dụng các thiết bị hiệu suất cao. Các chương trình


- 15 -

cắt đỉnh khuyến khích giảm phụ tải đỉnh, và các chương trình chuyển dịch phụ
tải chuyển tiêu thụ từ cao điểm sang thấp điểm. Các hoạt động DSM cũng bao
gồm các chương trình giáo dục thông tin và biểu giá theo thời gian cho các
khách hàng thương mại lớn. Các chương trình này được chuẩn bị thực hiện theo

các kế hoạch 3 năm một lần.
Ấn Độ: Ấn Độ hiện giờ đang phải đối mặt với thiếu hụt công suất đỉnh 13%
và xấp xỉ 10% tổng nhu cầu điện không thể cung cấp. Nước này xem DSM như
một động lực để có thêm công suất phát cho khách hàng. Mặc dầu một số các
công ty điện lực ở Ấn Độ bắt đầu thực hiện DSM, kinh nghiệm và khả năng thực
hiện DSM rất hạn chế. Kế hoạch hành động DSM của Ấn Độ bao gồm cả việc
nâng cao năng lực và các báo cáo nghiên cứu khả thi để nhận dạng các dự án
DSM và mở rộng các chương trình này ra cả nước.
Indonesia: Chương trình DSM của Indonesia tập trung vào cắt giảm phụ tải
đỉnh, chủ yếu do sự đóng góp của chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng đường phố và
thiết bị điện dân dụng. Chính phủ tin rằng việc thực hiện DSM và dán nhãn sản
phẩm sẽ tiết kiệm hơn việc xây dựng công suất phát điện. Tuy nhiên những
vướng mắc về tài chính đã hạn chế DSM. Bộ Điện và Năng lượng đang dự định
và thực hiện các chương trình để lắp đặt đèn hiệu suất cao ở các hộ gia đình và
chiếu sáng đường phố, đồng thời nâng cao nhận thức công cộng về DSM. Dự
tính lượng công suất tránh được trong 5 năm là 160 MW.
Italia: Các công ty phân phối được đòi hỏi thực hiện các biện pháp cải thiện hiệu
suất tiêu thụ để đạt được những mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Lượng tiết kiệm
bởi một nhà phân phối đơn lẻ tỷ lệ với tỷ trọng điện năng nó phân phối trên tổng
điện năng Quốc gia. Nếu nhà phân phối không thực hiện được mục tiêu sẽ phải
chịu phạt.


- 16 -

Italia cũng đang phát triển khái niệm giao dịch hiệu suất năng lượng, một cơ
chế thị trường được thiết kế để kết hợp lợi ích của điều tiết và hiệu quả kinh tế
của cơ chế thị trường. Bao gồm trong đó là các tiêu chuẩn thực hiện DSM và các
điều kiện để cấp phép DSM, có thể dẫn tới sự phát triển của các đơn vị tiết kiệm
năng lượng có thể giao dịch trên thị trường.

Nhật Bản: Nhật Bản lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch ( 52% ) và nguyên tử (
40% ) cho sản xuất điện. Hiện tại, những mối lo ngại chính của Nhật Bản là giảm
chi phí và giảm phát thải khí nhà kính. Do vậy chuyển dịch phụ tải đỉnh và các
hoạt động quản lý phụ tải được xem là cần thiết. Các công ty điện lực thường sử
dụng doanh thu của nó để cung cấp dịch vụ tư vấn hiệu suất năng lượng, thuê
thiết bị và cung cấp trợ giúp cho các đầu tư vào thiết bị hiệu suất năng lượng.
Mục tiêu của các hoạt động này là để cải thiện cả hệ số phụ tải và hình ảnh công
cộng về các công ty điện lực.
Năm 1998, Nhật Bản chọn lựa ngẫu nhiên 800 hộ tiêu thụ để lắp công tơ thời
gian thực, các hiển thị cả tiêu thụ điện và chi phí. Những hộ này đã giảm tiêu thụ
điện trung bình 20% so với năm trước. Dựa trên thành công này, Nhật Bản đã
thiết lập ủy ban DSM để nghiên cứu các biện pháp khả thi, đặc biệt dành cho khu
vực dân dụng và thương mại. Ủy ban này đang nghiên cứu những biện pháp để
khuyến khích hộ tiêu thụ lắp đặt các công tơ chính xác hơn, những hệ thống
khuyến khích bảo tồn năng lượng, như chính sách biểu giá theo thời gian và
chính sách khuyến khích đầu tư vào thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Malaysia: Các hoạt động DSM do các công ty điện lực tài trợ, đặc biệt là
những khuyến khích về biểu giá, có những ảnh hưởng hiệu quả đến sử dụng và
tiêu thụ năng lượng. Các chương trình DSM hiện nay dựa trên các nguyên tắc
thương mại tập trung vào các dịch vụ thông tin, làm việc với khách hàng và nhận


- 17 -

những lợi ích từ dịch vụ DSM. Công ty điện lực Quốc gia, Tenaga Nasional
Berhad ( TNB ) thực hiện một chương trình DSM hướng đến nâng cấp các ngành
kinh tế sử dụng các công nghệ hiệu suất năng lượng tiên tiến nhất, xây dựng lòng
tin của công chúng và tạo một thị trường cho các thiết bị và dịch vụ hiệu suất
năng lượng, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cung cấp các sản phẩm
hiệu suất cao để hỗ trợ và duy trì chương trình, và chuyển giao các lợi ích từ

DSM đến các ngành thích hợp.
Mexico: Với sự hỗ trợ từ GEF, công ty điện lực Quốc gia Mexico ( CFE ) đã
thực hiện thành công chương trình chiếu sáng hiệu suất cao. CFE thiết lập một
quỹ tín dụng để mua đèn compact chất lượng cao với giá chiết khấu và bán
chúng trực tiếp cho khách hàng với giá rẻ. Điện lực xây dựng các tiêu chuẩn để
đảm bảo các đèn chất lượng cao tại mức giá có thể so sánh với các đèn kém chất
lượng. Kết quả của dự án này chỉ rằng các chương trình DSM có thể phân phối
một lượng lớn đèn compact thông qua các chi nhánh điện lực, mua buôn có thể
làm giảm chi phí, và các chương trình lớn có thể khuyến khích việc áp dụng
DSM sau này.
Philipin: Philipin đang trong quá trình cải tổ ngành Điện, và hiện có hơn một
trăm công ty phân phối bao gồm cả tư nhân. Chính phủ đưa ra hướng dẫn đối với
các công ty để trình kế hoạch DSM để cơ quan có thẩm quyền thông qua. Tuy
nhiên do những ràng buộc về tài chính, không phải tất cả thực hiện theo hướng
dẫn này.
Singapore: Ngoài chương trình dán nhãn sản phẩm tự nguyện, Singapore định
ra một chương trình thuế tăng tốc khấu hao một năm. Chương trình này tập trung
vào thay thế các thiết bị tòa nhà cơ bản như hệ thống làm mát, nồi hơi và bơm.


- 18 -

Các doanh nghiệp có thể tăng tốc khấu hao các thiết bị này và hưởng lợi từ việc
tiết kiệm thuế.
Hàn Quốc: Hàn Quốc phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch ( 65% ) và điện
nguyên tử ( 27% ) cho sản xuất điện. Chính phủ đặt trọng tâm vào các chính sách
bảo tồn năng lượng để cải thiện cán cân thương mại và giảm sự lệ thuộc vào
nhiên liệu nhập khẩu. Hàn Quốc đang đưa cạnh tranh vào một số bộ phận của
ngành Điện. Điều này khuyến khích các hoạt động DSM bằng cách cho phép các
công ty Điện lực phân phối coi chi phí DSM như là phần chi phí trong chi phí

vận hành nhằm bù đắp phần doanh thu tổn thất.
Tổng công ty Điện lực Hàn Quốc ( KEPCO ) đã thực hiện một số chương
trình quản lý phụ tải bao gồm cắt đỉnh, chuyển dịch phụ tải và hệ thống giá
DSM. KEPCO đã tổ chức thành công các hệ thống giảm giá cho các thiết bị hiệu
suất cao. KEPCO cũng có một số chương trình để khuyến khích hiệu quả tiêu
thụ, bao gồm kiểm toán, dịch vụ thông tin và các khảo sát chính.
Đài Loan: Các chương trình quản lý phụ tải của Đài Loan cho phép giảm phụ
tải đỉnh 4336 MW vào năm 2000. Đài Loan cung cấp các khuyến khích tài chính
cho các đầu tư vào các thiết bị hiệu suất cao, bảo tồn năng lượng bao gồm tín
dụng thuế, các khoản vay lãi suất thấp và tăng tốc khấu hao.
Thái Lan: Từ năm 1993 - 2000, chương trình DSM với tài trợ từ GEF,
Australia và Nhật Bản và một phần từ cơ chế điều chỉnh giá, đã thành công trong
việc giảm phụ tải đỉnh 556 MW với năng lượng tiết kiệm là 3140 GWh, gấp đôi
mục tiêu dự kiến.
Dự án DSM đã giúp gây dựng thị trường đèn huỳnh quang, tăng thị phần từ 40
đến 100% trong thời gian dự án. Ngoài ra thị phần tủ lạnh hiệu suất cao cũng
tăng từ 12 lên 96%, điều hòa hiệu suất cao tăng từ 19 lên 38%.


- 19 -

Ngoài các chương trình hướng đến khách hàng, Văn phòng DSM đã đề xuất
ba chương trình phụ trợ: nghiên cứu phụ tải, quy hoạch nguồn tổng thể (IRP) và
cơ sở dữ liệu thông tin DSM.
Chương trình Chiếu sáng Hiệu quả đa quốc gia GEF: Tập đoàn Tài chính
Quốc tế ( IFC ) và GEF khởi sự chương trình Chiếu sáng Hiệu quả (ELI ) năm
1999 để mở rộng chiếu sáng hiệu quả ở một số nước. Công ty điện lực một số
nước tham gia vào chương trình, bán và cho thuê đèn compact, cung cấp khoản
cho vay đến các nhà chế tạo. Kết quả chương trình này đã chỉ ra các công ty
Điện lực ở các nước đang phát triển có thể sẵn lòng và quan tâm đến các đối tác

trong các chương trình thị trường. Mặc dầu sự tham gia của các công ty điện lực
không phải là điều kiện tiên quyết nhưng các công ty điện lực có thể là các đối
tác giá trị vì họ có thể vươn đến các hộ tiêu thụ một cách hiệu quả, cung cấp
thông tin giáo dục và trợ giúp tài chính.
NHẬN XÉT
Trên đây là những kinh nghiệm và các biện pháp của một số nước trên thế giới
đã áp dụng thành công DSM để nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng, giảm
nhu cầu tăng thêm các nhà máy điện mới, cải thiện tính kinh tế và độ ổn định vận
hành hệ thống điện, kiểm soát trượt giá biểu giá điện, tiết kiệm nguồn tài nguyên
và cải thiện môi trường. DSM đã trở thành một chiến lược quan trọng nhằm đạt
được phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc áp dụng và sự thành công của các
chương trình DSM phụ thuộc nhiều vào điều kiện từng nước.
Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, để thực hiện có hiệu quả các chương
trình DSM với các mục tiêu đề ra, một mình Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (
EVN ) không thể nào triển khai thành công được nếu như thiếu sự kết hợp và


×