Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nâng cao năng lực thích ứng của đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê với tình trạng thiếu nước tưới nghiên cứu tại xã ea tul, huyện cưmgar, tỉnh daklak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
--------------------------

NGUYỄN TÂY NGUYÊN

NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRỒNG CÀ PHÊ VỚI TÌNH TRẠNG THIẾU NƯỚC TƯỚI: NGHIÊN
CỨU TẠI XÃ EA TUL, HUYỆN CƯMGAR, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
---------------------------

NGUYỄN TÂY NGUYÊN

NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRỒNG CÀ PHÊ VỚI TÌNH TRẠNG THIẾU NƯỚC TƯỚI: NGHIÊN
CỨU TẠI XÃ EA TUL, HUYỆN CƯMGAR, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐINH CÔNG KHẢI

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các số liệu và các đoạn trích dẫn
tôi đã sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và độ chính xác trong phạm vi hiểu biết
của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Tây Nguyên


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn này, tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Chương trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp thu những kiến thức kinh tế, hiểu
được các chính sách và hành động của Chính phủ, địa phương để giải quyết những vấn đề
về kinh tế.
Tôi xin cảm ơn đến các bạn trong lớp MPP8 đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá
trình học tập, cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Và đặc
biệt tôi xin cảm ơn đến thầy Đinh Công Khải – Trưởng Khoa Quản lý Nhà nước - Viện

trưởng Viện Chính sách công, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng
dẫn và đã cho tôi những ý kiến góp ý quan trọng để tôi có thể hoàn thành luận văn của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Tây Nguyên


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................................ vi
DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................................................... vi
TÓM TẮT .............................................................................................................................................. vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................................................1
1.1 Bối cảnh chính sách ........................................................................................................................1
1.2 Vấn đề chính sách ...........................................................................................................................4
1.3 Câu hỏi chính sách ..........................................................................................................................4
1.4 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................................................5
1.5 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................5
1.6 Bố cục của luận văn ........................................................................................................................5
CHƯƠNG 2 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .......................................................................................................................7
2.1 Các khái niệm: ................................................................................................................................7

2.2 Khung phân tích về thích ứng với BĐKH:......................................................................................7
2.2.1 Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan n
(IMHEN và UNDP, 2015) ......................................................................................................... 8
2.2.2 Đánh giá kinh tế của hoạt động thích ứng BĐKH trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại
Việt Nam của Thân Thị Hiền và cộng sự năm 2010 .................................................................. 9
2.2.3 Mô hình của UNISDR năm 2004 về giảm nhẹ rủi ro thảm họa ...................................... 11
2.2.4 Phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào nội lực do người dân làm chủ
(phương pháp tiếp cận ABCD) ................................................................................................ 13
2.2.5 Khung phân tích xây dựng cho nghiên cứu ..................................................................... 14
2.3 Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cộng đồng dân tộc thiểu số trồng cà phê .15
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................................................19
3.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................................................19
3.2 Thiết kế bảng câu hỏi ....................................................................................................................20


iv

3.3 Cách thức chọn mẫu và địa điểm nghiên cứu ...............................................................................20
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRỒNG CÀ PHÊ ......23
4.1 Phân tích các nguồn lực của cộng đồng người dân trồng cà phê tại xã Ea Tul .............................23
4.1.1 Vốn con người ................................................................................................................. 23
4.1.2 Vốn tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................. 28
4.1.3 Vốn vật chất .................................................................................................................... 29
4.1.4 Vốn tài chính ................................................................................................................... 31
4.1.5 Vốn xã hội ....................................................................................................................... 35
4.1.6 Đánh giá tổng hợp các nguồn vốn của cộng đồng .......................................................... 38
4.2 Những tác động việc thiếu nước tưới đối với cây cà phê tại xã Ea Tul, về thu nhập của cộng
đồng, chi phí sản xuất, chất lượng cây trồng.......................................................................................38
4.3 Những chính sách của Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk hướng đến năng lực cộng đồng dân tộc thiểu
số trồng cà phê nhằm thích ứng với BĐKH ........................................................................................40

4.4 Tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của cộng đồng ..............................41
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................43
5.1 Kết luận .........................................................................................................................................43
5.1.1 Về năng lực cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê trên địa bàn tỉnh để thích
ứng với tình trạng thiếu nước tưới ........................................................................................... 43
5.1.2 Các giải pháp trong điều kiện của cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Ea Tul, huyện
CưMgar .................................................................................................................................... 43
5.2 Các kiến nghị ................................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................47
PHỤ LỤC................................................................................................................................................48


v

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ABCD

Tiếng Anh
Asset-Based Community

Phương pháp phát triển cộng đồng

Development

dựa vào nội lực

BĐKH
DFID


Tiếng Việt

Biến đổi khí hậu
Department for International

Bộ phát triển quốc tế Anh

Development
IMHEN

Viện khoa học và khí tượng thủy
văn và BĐKH

IPCC

Intergovernmental Panel on

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi

Climate Change

khí hậu

Sở TN&MT

Sở Tài Nguyên và Môi trường

UBND


Ủy ban nhân dân

UNDP

United Nations Development

Chương trình phát triển liên hiệp

Programme

Quốc

UNISDR

Cơ quan liên hiệp quốc về giảm
nhẹ rủi ro thảm họa

WMO

World Meteorological
Organization

Tổ chức khí tượng Thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân loại các hộ khảo sát ................................................................................. 21
Bảng 4.1 Quy mô lao động, giới tính, độ tuổi hộ gia đình ................................................ 23

Bảng 4.2 Trình độ học vấn và ngôn ngữ .......................................................................... 24
Bảng 4.3 Thống kê số hộ vay và nguồn vay ...................................................................... 33
Bảng 4.4 Các nguồn thông tin của cộng đồng .................................................................. 36

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Khung phân tích về rủi ro thiên tai ...................................................................... 8
Hình 2.2 Khung phân tích tính dễ tổn thương và năng lực thích ứng ............................... 10
Hình 2.3 Mô hình giảm rủi ro tai biến của UNISDR ........................................................ 12
Hình 2.4 Khám phá nguồn lực cộng đồng bằng phương pháp ABCD ............................... 13
Hình 2.5 Khung phân tích của đề tài................................................................................ 14
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 19
Hình 4.1 Ma trận ảnh hưởng và tầm quan trọng của những người trong cộng đồng ........ 27
Hình 4.3 Nhu cầu nước tưới của các hộ dân ................................................................... 29
Bảng 4.2 Thống kê diện tích đất ...................................................................................... 30
Hình 4.4 Tài sản sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân ................................................... 31
Hình 4.5 Các ngành nghề ngoài trồng cà phê của các hộ gia đình .................................. 32
Hình 4.6 Thu nhập và chi tiêu hàng tháng của các hộ gia đình ....................................... 34
Hình 4.7 Mối quan hệ giữa các tổ chức, cơ quan liên quan đến cộng đồng ...................... 37
Hình 4.8 Tác động của việc thiếu nước tưới đến cộng đồng người dân trồng cà phê ........ 39

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 . Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Ea Tul ......................................... 48
Phụ lục 2 .Quy trình tưới nước cây cà phê ....................................................................... 51
Phụ lục 3. Thời điểm tưới nước của cây cà phê................................................................ 52
Phụ lục 4. Hạn hán năm 2015- 2016 tại tỉnh Đắk Lắk ..................................................... 54
Phụ lục 5 Bảng hỏi hộ gia đình........................................................................................ 56


vii


TÓM TẮT

Do những tác động động của BĐKH, hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk đã ảnh hưởng đến diện tích cà phê, gây ra tình trạng khô hạn, sản lượng,
năng suất và chất lượng của cây cà phê sụt giảm. Cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk là những đối tượng dễ bị tổn thương, thụ động trong việc thích nghi với
BĐKH, chờ đợi các giải pháp mang tính kỹ thuật đến từ chính quyền địa phương. Mặc dù
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 để giải quyết vấn đề
này, tuy nhiên việc triển khai đến địa phương là chưa hiệu quả.
Để giúp cộng đồng dân tộc thiểu số trồng cà phê trên địa bàn tỉnh nhận ra năng lực của
cộng đồng mình để thích ứng với nguồn nước sụt giảm, tác giả nghiên cứu đề tài “Nâng
cao năng lực thích ứng của đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê với tình trạng thiếu
nước tưới: nghiên cứu tại xã Ea Tul, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk” .Tác giả dùng khung
phân tích tổng hợp của khung sinh kế bền vững của DIFD đã qua chỉnh sửa của Thân Thị
Hiền và cộng sự năm 2010 để phân tích năng lực cộng đồng dân tộc thiểu số, và mô hình
giảm thiểu rủi ro tai biến của UNISDR năm 2004 để phân tích các giải pháp nhằm thích
ứng với BĐKH.
Nghiên cứu cho thấy năng lực nổi bật của cộng đồng tộc thiểu số là sự đoàn kết, chia sẻ
nguồn thông tin và tài nguyên thiên nhiên với đất đỏ bazan phù hợp với cây cà phê. Tuy
nhiên, năng lực thích ứng của cộng đồng còn những hạn chế do trình độ học vấn, kỹ năng
của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, thiếu đất và phương tiện để sản xuất, hạn chế trong
việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.
Qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của năng lực cộng đồng
dân tộc thiểu số để thích ứng với tình trạng thiếu nước tưới, tác giả đề xuất ba nhóm giải
pháp: (1) hệ thống cảnh báo sớm, (2) nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH và (3)
sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với BĐKH gồm những chính sách về vĩ mô và vi
mô.


1


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh chính sách
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi trạng thái của khí hậu bởi những thay đổi giá trị
trung bình hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó trong một khoảng thời gian dài hoặc lâu hơn.
Hạn hán là một trong những thiên tai phổ biến, tác động lớn đến kinh tế - xã hội, chính trị
và sức khỏe của con người. Trong tương lai, dưới tác động của BĐKH, hạn hán có khả
năng sẽ xuất hiện với tần suất cao hơn, khắc nghiệt hơn, số ngày khô hạn kéo dài hơn đặc
biệt tại những khu vực thường xảy ra hạn hán như Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Ở Việt
Nam nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng được ghi nhận bao gồm: hạn hán năm 1997-1998,
năm 2004-2005, năm 2010 và gần đây nhất là đợt hạn hán năm 2015-2016 (IMHEN và
UNDP, 2015).
Đắk Lắk nằm ở phía tây của dãy Trường Sơn với địa hình cao nguyên ở phía Đông và phía
Nam, vùng trung tâm của tỉnh tương đối bằng phẳng. Địa hình của tỉnh Đắk Lắk đa dạng
với các dạng địa hình núi, địa hình cao nguyên, địa hình bán bình nguyên Ea Súp, địa hình
vùng đồng bằng trũng Krông Pắc – Lắk – Buôn Trấp. Đắk Lắk có địa chất phức tạp, đất
bazan được phân bổ rộng khắp trong vùng nhờ có macma phun trào. Khí hậu của vùng vừa
chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất của cao nguyên nên vùng có khí
hậu mát dịu. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa
chiếm từ 80%-90%, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 với gió Đông Bắc và độ ẩm thấp nên
thường xảy ra khô hạn. Lượng mưa trung bình của tỉnh Đắk Lắk nằm khoảng 1.450mm –
2.100 mm/năm, với các hệ thống sông Srêpôk, lưu vực sông Ea H’leo và lưu vực sông Ba.
Hàng năm tỉnh Đắk Lắk nhận 35 tỷ m3 nước từ những cơn mưa, lượng mưa trung bình
khoảng 1.745 mm/năm với dòng chảy khoảng 14 tỷ m3. Nước dưới lòng đất của tỉnh chủ
yếu tồn tại dưới hai dạng nước lỗ hổng (nước dưới đất chứa và vận động trong các khe nứt
của đất đá), nước khe nứt (nước dưới đất chứa và vận động trong các khe nứt của đất đá).
Nước lỗ hổng chủ yếu tồn tại dọc theo các thung lũng, sông suối nhưng không trở thành
một hệ thống liên tục. Nước khe nứt tồn tại trong các khối đá nứt nẻ để hình thành nên các
tầng chứa nước quan trọng, hoặc tồn tại trong các trầm tích, trầm tích phun trào (hình
thành nên các tầng chứa nước kém và trung bình) (Sở TN&MT, 2014).



2

Tỉnh Đắk Lắk chịu nhiều tác động của BĐKH thể hiện qua nhiệt độ tăng và lượng mưa có
xu hướng giảm cho nhu cầu sử dụng nguồn nước trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, lượng
nước ngầm có xu hướng sụt giảm. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Tây
Nguyên lượng mưa trong năm 2015 thấp (khoảng 1.200-1500mm), đã làm cho mùa khô tại
Tây Nguyên và Đắk Lắk trở nên khắc nghiệt với nắng nóng, thiếu nước sinh hoạt và nước
tưới cho hoa màu, các cây công nghiệp. Trong năm 2016 khô hạn làm diện tích cà phê bị
hạn khoảng 68.780 ha, trong đó mất trắng khoảng 5.570 ha và làm giảm sản lượng khoảng
gần 70.000 tấn. Để chống lại việc thiếu nước sinh hoạt, sản xuất rất nhiều gia đình đã đào
giếng để sử dụng mạch nước ngầm. Theo nghiên cứu sơ bộ của Quy hoạch tài nguyên
nước của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2025và tầm nhìn đến năm 2035, cả tỉnh có trên 2650
giếng đào với lượng nước khai thác trong mùa khô lên đến 1,528 triệu m3/ngày. Tình trạng
trên đã kéo mực nước ngầm ngày càng xuống thấp, nhiều nơi người dân phải đào giếng
thêm vài chục mét so với trước đây để có nước sử dụng, dòng chảy cũng không đều như
trước, thường xuyên xảy ra tình trạng giếng thiếu nước (phải 2-3 tiếng sau nước mới phục
hồi). Diện tích cà phê không đủ nước để tưới lên đến 80.000 ha, số người dân thiếu nước
sinh hoạt 25.000 hộ tại các huyện Buôn Đôn, CưMgar, Krông Búk, Krông Bông và Krông
Năng. Số liệu của Trung tâm quy hoạch điều tra tài nguyên nước cho thấy nguồn nước
ngầm của tỉnh Đắk Lắk đang sụt giảm một cách nhanh chóng, đặc biệt tại một số khu vực
có diện tích cà phê lớn như Krông Búk, Krông Pắk, mực nước giảm từ 3m đến 5m so với
trước đây. Hiện tượng nước ngầm suy giảm có nguyên nhân từ nhiệt độ tăng, thiếu mưa
trong thời gian dài trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Sở TN&MT, 2014).
Cà phê là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk với diện tích 203.357 ha,
chiếm 70% diện tích cây công nghiệp dài ngày toàn tỉnh và 33% diện tích cà phê toàn
quốc. Cà phê không những giải quyết việc làm cho đại đa số người làm nông nghiệp trên
địa bàn mà còn là nguồn xuất khẩu chính của tỉnh với sản lượng xuất khẩu trong niên vụ cà
phê 2015-2016 là 196.391 tấn, thu về khoảng 7.129 tỷ đồng cho tỉnh. Hàng năm, Đắk Lắk

sử dụng hơn 1039 triệu m3 nước nhằm phục vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cây cà phê
có nhu cầu sử dụng nước khoảng 2640 m3/ha/5 tháng mùa khô, với lượng nước hồ đập và
sống suối chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của gần 50% diện tích cà phê, phần còn lại phải sử
dụng nguồn nước trong lòng đất (Sở TN&MT, 2014).


3

Nghiên cứu sinh kế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk của Phan Xuân
Lĩnh, Quyền Đình Hà năm 2003 cho thấy Đắk Lắk là một tỉnh có 47 dân tộc thiểu số, trong
đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số cao hơn so với tỷ lệ hộ nghèo của toàn
tỉnh Đắk Lắk. Dân tộc Êđê, M’nông, Gia Rai chiếm đến hơn 50% các dân tộc thiểu số.
Ngành nghề chính của các dân tộc thiểu số chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt có
95% các hộ đồng bào dân tộc Êđê có ngành nghề là trồng trọt. Nghiên cứu cũng chỉ ra
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là trồng trọt các cây công
nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, các cây ăn quả, hoa màu. Nông nghiệp với cây cà phê là
thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk có vai trò rất lớn trong sinh kế của người đồng bào dân tộc
thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số là những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai
và BĐKH. Theo nghiên cứu tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách
(nghiên cứu trường hợp đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc) của Mai Thanh Sơn
và đồng sự năm 2011 nói về vấn đề nghèo đói và đồng bào dân tộc thiểu số, Việt Nam
những thập kỷ trở lại đây đã có những thành công lớn trong việc xóa đói giảm nghèo đặc
biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy vậy, mức thu nhập của các dân tộc khác nhau
trong cùng một khu vực là khác nhau, các nhóm dân tộc có số lượng dân cư ít thì có mức
thu nhập ít hơn, các nhóm dân tộc Tày, Thái, Mường, Nùng có tỷ lệ đói nghèo thấp hơn.
Phân tích của nghiên cứu cũng cho thấy việc xóa đói giảm nghèo ở khu vực dân tộc thiểu
số trung bình từ 3% đến 4% vẫn chưa tương xứng với tổng mức đầu tư vào công tác xóa
đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số. Một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số là có sự bất bình đẳng trong việc

tiếp cận giáo dục, người dân tộc thiểu số ít linh hoạt, ít năng động hơn, hạn chế trong việc
tiếp cận với các nguồn lực tài chính, ít đất sản xuất hơn và phụ thuộc nhiều vào du canh du
cư, khả năng tiếp cận thị trường còn yếu, thu nhập từ các thị trường còn thấp, vẫn có nhiều
quan điểm tiêu cực, quan niệm sai lầm.
Nghiên cứu của Mai Thanh Sơn (2011) cho thấy đồng bào dân tộc thiểu số là đối tượng dễ
bị tổn thương trước BĐKH vì những yếu tốt liên quan đến tiếp cận giáo dục, linh hoạt
trong việc vận dụng các khoa học công nghệ, nguồn lực tài chính và chính những quan
điểm, tiêu cực, sự mặc cảm của người đồng bào dân tộc thiểu số. Wisner và cộng sự (2004)
và Janos (2006) cho rằng tác động của BĐKH đến các nhóm xã hội là khác nhau tùy thuộc


4

vào tính dễ bị tổn thương của họ. Người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và
trẻ em là những người dễ bị tổn thương nhất khi bị tác động của thiên tai và BĐKH.
Sự quan tâm của Chính phủ đến phát triển năng lực cộng đồng thể hiện thông qua Quyết
định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án
nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Chính phủ đã
quan tâm đến sự phát triển của cộng đồng nhằm nâng cao nhận thực của cộng đồng, chính
quyền địa phương để đảm bảo sự phát triển bền vững, hạn chế thiệt hại về tài sản, hạn chế
sự phá hoại các tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đồng thời, Chính phủ đã quan tâm
đến việc lập kế hoạch nhằm thực hiện đề án “nâng cao đến nhận thức cộng đồng và quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” và xem xét nguồn kinh phí để thực hiện đề án cho 39
tỉnh, thành phố trên cả nước.
Đã có nhiều nghiên cứu về BĐKH, quy hoạch tài nguyên nước, tài nguyên đất, dự báo các
kịch bản BĐKH,.. .tuy nhiên tỉnh chưa quan tâm đến năng lực cộng đồng thiểu số để thích
nghi với BĐKH khi chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
1.2 Vấn đề chính sách
Người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là dân tộc thiểu số luôn bị động trước sự thay đổi của
khí hậu, tâm lý mong chờ vào các giải pháp công trình như như làm hồ đập, kênh thủy lợi

để đủ nước tưới cho cây cà phê, cây trồng chủ lực của người đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc nhận ra năng lực, các nguồn lực đang có của cộng đồng mình, phối hợp giữa các hộ
dân nhằm nâng cao việc thích ứng với việc thiếu nước tưới cho cây cà phê hầu như chưa
có. Đồng bào dân tộc thiểu số là những người dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH,
đòi hỏi cần có những chính sách nhằm nâng cao được nhận thức, thúc đẩy năng lực cộng
đồng của nhóm người này thúc đẩy sự thích nghi của cộng đồng với BĐKH đang diễn ra
phức tạp hiện nay trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
1.3 Câu hỏi chính sách
Để đánh giá năng lực cộng đồng dân tộc thiểu số trồng cà phê để thích ứng với tình trạng
thiếu nước tưới, nghiên cứu đưa ra hai câu hỏi chính sách:
(i) Nguồn lực của dân tộc thiểu số trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để thích ứng với
tình trạng thiếu nước tưới là gì?


5

(ii) Các giải pháp để nâng cao năng lực thích ứng của dân tộc thiểu số trồng cà phê với tình
trạng thiếu nước tưới là gì?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là năng lực cộng đồng thiểu số trồng cà phê của tỉnh Đắk Lắk nhằm
thích ứng với tình trạng thiếu nước tưới.
Đối tượng khảo sát là cộng đồng dân tộc thiểu số trồng cà phê tại xã Ea Tul huyện
CưMgar, tỉnh Đắk Lắk và những cá nhân, tổ chức liên quan đến việc trồng cà phê của xã
như cán bộ khuyến nông, UBND xã, hội nông dân, hội phụ nữ,….
1.5 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá những thiệt hại của việc thiếu nước tưới đến người đồng bào dân tộc thiểu số
trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Phân tích các nguồn lực của dân tộc thiểu số để thích ứng với tình trạng thiếu nước tưới.
Đề xuất các giải pháp cho các nhà hoạch định nhằm giúp dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
thích ứng với tình trạng thiếu nưới tưới.

1.6 Bố cục của luận văn
Bố cục của Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu. Giới thiệu về bối cảnh, thực trạng BĐKH tại tỉnh Đắk Lắk, vấn đề
chính sách, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, bố cục luận văn.
Chương 2. Khung phân tích và kinh nghiệm nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH. Gồm
các định nghĩa, lược khảo các tài liệu, giải pháp đưa ra và khung phân tích liên quan để đưa
ra khung phân tích cho đề tài.
Chương 3. Thiết kế nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu, xây dựng bảng hỏi, mẫu khảo sát.
Chương 4. Đánh giá năng lực cộng đồng dân tộc thiểu số trồng cà phê. Đánh giá năng lực
của cộng đồng từ đó đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của cộng đồng, Phân tích những
tác động của hạn hán đến cộng đồng.


6

Chương 5. Kết luận và kiến nghị. Tổng kết những kết quả nghiên cứu và đưa ra kiến nghị
đối với Chính phủ, UBND tỉnh và UBND xã.


7

CHƯƠNG 2 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1 Các khái niệm:
Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm những con người sống với nhau ở một địa
bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội và cùng chia sẻ lợi ích vật chất hoặc tinh thần.
Có thể phân ra hai loại cộng đồng, gồm cộng đồng địa lý và cộng đồng chức năng. Cộng
đồng địa lý là những người cùng cư trú trong một địa bàn, có chung đặc điểm kinh tế xã
hội, có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Cộng đồng chức năng có thể cư trú gần hoặc xa

nhau nhưng có chung lợi ích, sự liên kết của cộng đồng này dựa trên nghề nghiệp, sở thích,
sự hợp tác hay các hiệp hội (Lê Chí An, 2005).
Nâng cao năng lực cộng đồng là giúp cộng đồng nhận ra được những tài sản của cộng
đồng như đất đai, cơ sở, con người,… từ đó có thể sử dụng, quản lý các nguồn lực này một
cách hiệu quả (Lê Chí An, 2005).
Dân tộc thiểu số được định nghĩa là dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số. Dân tộc
đa số là dân tộc có số dân lớn hơn 50% số dân của cả nước (Nghị định 05/2011/NĐ-CP).
Thích ứng là quá trình điều chỉnh theo hiện tại để từ đấy hạn chế những thiệt hại do BĐKH
hoặc tận dụng các cơ hội để phát triển. Thích ứng với BĐKH thường đi đôi với quản lý rủi
ro nhằm giải quyết bền vững các vấn đề liên quan đến xã hội, kinh tế và môi trường
(IMHEN và UNDP, 2015).
Năng lực thích ứng là khả năng, hay những tiềm năng mà một hệ thống, một cộng đồng
điều chỉnh thành công với BĐKH nhằm giảm nhẹ những tác động, tận dụng các cơ hội
hoặc đương đầu với BĐKH (IMHEN và UNDP, 2015).
2.2 Khung phân tích về thích ứng với BĐKH:
Để phân tích năng lực cộng đồng của dân tộc thiểu số trồng cà phê với tình trạng thiếu
nước tưới và hình thành khung phân tích cho đề tài, tác giả nghiên cứu 3 khung phân tích
và các đề tài về BĐKH, sinh kế, đồng bào dân tộc thiểu số.


8

Các nghiên cứu để tác giả hình thành nên khung phân tích của đề tài gồm: Báo cáo đặc biệt
của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thích ứng với
BĐKH của IMHEN và UNDP năm 2015; Đánh giá kinh tế của hoạt động thích ứng BĐKH
trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam của Thân Thị Hiền và cộng sự năm 2010;
Nghiên cứu về khái niệm và các khung mô hình đánh giá tổn thương do thiên tai trên thế
giới – đánh giá khả năng áp dụng tại Việt Nam của Nguyễn Thị Vĩnh Hà năm 2016.
2.2.1 Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực
đoan nhằm thích ứng với BĐKH của Chương trình môi trường liên hiệp Quốc và Bộ

Tài nguyên môi trường năm 2015 (IMHEN và UNDP, 2015)
IMHEN và UNDP (2015) đã đưa ra khung phân tích về việc hình thành những thiên tai
như hình 2.1. Theo đó, thiên tai được hình thành do sự tương tác giữa thời tiết khí hậu cực
đoan, mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương của cộng đồng. Vì vậy để
quản lý rủi ro tốt tại địa phương, từng bước thích ứng với BĐKH của một cộng đồng cần
xác định rõ được mức độ phơi bày trước hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương đồng thời
xác định được hiểm họa thiên tai thực sự mà địa phương đang hoặc có thể sẽ gặp phải.
Hình 2.1 Khung phân tích về rủi ro thiên tai

Nguồn: IMHEN và UNDP, 2015


9

Trong đó, khí hậu cực đoan được nghiên cứu định nghĩa là sự xuất hiện cao hơn hoặc thấp
hơn gia trí ngưỡng của một yếu tốt thời tiết.
Mức độ phơi bày trước hiểm họa chỉ vị trí của con người, sinh kế, dịch vụ môi trường, tài
nguyên, cơ sở hạ tầng, tài sản kinh tế, xã hội, văn hóa ở những nơi chịu ảnh hưởng bởi các
hiện tượng thời tiết tự nhiên, vì thế đó là những đối tượng của tồn tại và hư hỏng tiềm tàng
trong tương lai.
Tính dễ bị tổn thương là xu hướng hay khuynh hướng bị ảnh hưởng xấu. Khuynh hướng
này cấu thành nên đặc tính bên trong của nhóm bị ảnh hưởng. Tình trạng dễ bị tổn thương
là kết quả của nguồn lực xã hội, điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, thể chế, tài
nguyên thiên nhiên, môi trường và quy trình.
Thiên tai là các hiểm họa tự nhiên tương tác với với các điều kiện dễ bị tổn thương của xã
hội làm thay đổi nghiêm trọng chức năng bình thường của một cộng đồng hay một xã hội,
ảnh hưởng bất lợi đến con người, vật chất, đòi hỏi phải có những đối phó khẩn cấp.
Ưu nhược điểm của khung phân tích của IMHEN và UNDP (2015)
Khung phân tích của IMHEN và UNDP (2015) đã chỉ rõ những yếu tố hình thành nên
thiên tai với người dân, ta thấy rủi ro thiên tai xảy ra với người dân như hạn hán, lũ

lụt,…tác động được đến người dân là sự kết hợp giữa hiện tượng khí hậu cực đoan với đặc
tính bên trong của nhóm cộng đồng và vị trí của nhóm cộng đồng, những nơi dễ bị tác
động của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Phân tích những tác động của BĐKH cần chú ý
đến vị trí, các đặc tính bên trong của nhóm cộng đồng này, để từ đó đề ra các giải pháp
nhằm giảm thiểu rủi ro và thích ứng với BĐKH.
Khung phân tích của IMHEN và UNDP (2015) chưa thể hiện được phương pháp để phân
tích nội lực bên trong của cộng đồng, vị trí dễ bị tổn thương cũng như các phương pháp để
thích ứng với BĐKH.
2.2.2 Đánh giá kinh tế của hoạt động thích ứng BĐKH trong lĩnh vực nuôi trồng thủy
sản tại Việt Nam của Thân Thị Hiền và cộng sự năm 2010
Để đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH, Thân Thị Hiền và cộng sự (2010) đã đưa ra
khung phân tích tập trung vào 5 nguồn lực bao gồm: nguồn lực con người, nguồn lực tài


10

nguyên thiên nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất, và nguồn lực tài chính (Hình
2.2).
Hình 2.2 Khung phân tích tính dễ tổn thương và năng lực thích ứng

Nguồn: Thân Thị Hiền và cộng sự năm 2010
Trong đó, nguồn lực con người được đánh giá thông qua kiến thức, sự nhận thức của con
người về các rủi ro BĐKH, các kỹ năng của con người, kỹ năng của cộng đồng, thành phần
của cộng đồng, sức khỏe và số lượng người lao động trong cộng đồng. Nguồn lực xã hội
được thể hiện thông qua vai trò của những tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội nông
dân,…Sự liên kết của các cá nhân trong cộng đồng và những thông tin của cộng đồng
nhằm thích ứng với BĐKH và có được các thông tin cảnh báo sớm. Nguồn lực tài nguyên
thiên nhiên được đánh giá thông qua những tiềm năng về hệ sinh thái, đất đai, nguồn
nước,… Nguồn lực vật chất, phương tiện được đánh giá thông qua những vật dụng,
phương tiện sản xuất của người dân đặc biệt chú ý đến những vật dụng thuận lợi trong

BĐKH, các công trình hỗ trợ để chống lại BĐKH của cộng đồng. Nguồn lực về tài chính
được thể hiện thông qua khả năng đa dạng hóa thu nhập, nguồn lợi và độ lớn của thu nhập,
sự tác động đến các thu nhập này khi xảy ra BĐKH.


11

Ưu nhược điểm của khung phân tích
Khung phân tích năng lực thích ứng của Thân Thị Hiền (2010) đã phân tích được những
năng lực, nguồn lực có sẵn và tiềm năng của cộng đồng để thích ứng với BĐKH đó là vốn
con người, vốn xã hội, nguồn lực tài chính, vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn phương tiện
vật chất. Khung phân tích đã phân tích được tính dễ tổn thương và mức độ phơi bày trước
hiểm họa qua khung sinh kế bền vững của DFID. Sinh kế bền vững có quan hệ chặt chẽ
với với ứng phó và phục hồi sau các cú sốc để duy trì các nguồn lực tự nhiên nên việc sử
dụng khung phân tích sinh kế bền vững trong đánh giá tính dễ tổn thương và năng lực thích
ứng được đánh giá là phù hợp và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về thích ứng với
BĐKH (Nguyễn Thị Vĩnh Hà, 2016).
Tuy nhiên khung phân tích của Thân Thị Hiền (2010) chưa thể hiện rõ được sự hình thành
nên thiên tai đối với cộng đồng cũng như chưa đề cập đến phương pháp để thích ứng với
BĐKH sau khi phân tích được năng lực hiện có của cộng đồng.
2.2.3 Mô hình của UNISDR năm 2004 về giảm nhẹ rủi ro thảm họa
UNISDR (2004) đã đặt các yếu tố dễ bị tổn thương và các phương pháp giảm thiểu rủi ro
đối với BĐKH trong một bối cảnh phát triển bền vững. Khung phân tích đã đưa ra được
các giải pháp mang tính lâu dài nhằm thích ứng với BĐKH là hệ thống cảnh báo sớm, sự
chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với BĐKH,… Khung phân tích phù hợp với đề tài ở khía
cạnh đưa ra các giải pháp mang tính bền vững để thích ứng với BĐKH.
Khung phân tích đã chỉ ra các giải pháp giảm rủi ro tai biến, thích ứng với BĐKH sau khi
đã xác định được rủi ro và phân tích tác động của BĐKH đến cộng đồng là nâng cao nhận
thức của cộng đồng, tích lũy kiến thức, các cam kết chính trị, áp dụng các biện pháp giảm
rủi ro, cảnh báo sớm (Nguyễn Thị Vĩnh Hà, 2016).

Các tai biến được đưa ra ở đây là địa lý, khí tượng thủy văn, sinh học, kỹ thuật và môi
trường. Sự tương tác của các tai biến với khả năng dễ bị tổn thương tạo ra những ảnh
hưởng đến cộng đồng.
Nhận thức được thể hiện là các hành động để thay đổi những hành vi trước đây không phù
hợp với BĐKH. Tích lũy kiến thức của người dân được đề cập thông qua các giải pháp về
giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và thông tin đến người dân. Cam kết chính trị thể hiện sự


12

quyết tâm của quốc tế, quốc gia, địa phương, những quy định về BĐKH và về hoạt động
cộng đồng. Việc áp dụng các biện pháp giảm rủi ro cũng là một trong những giải pháp mà
UNISDR (2004) đưa ra khi nhấn mạnh và quản lý môi trường, quy hoạch sử dụng đất, bảo
vệ các công trình thiết yếu, mạng xã hội, các công cụ tài chính. Hệ thống cảnh báo sớm là
một giải pháp giúp người dân sẵn sàng cũng như giúp địa phương có thể quản lý rủi ro
thiên tai tốt hơn.
Hình 2.3 Mô hình giảm rủi ro tai biến của UNISDR

Nguồn: Nguyễn Thị Vĩnh Hà, 2016 trích trong UNISDR, 2004.
Ưu nhược điểm của khung phân tích
Khung phân tích của UNISDR đã đưa các yếu tố khả năng tổn thương, giảm thiểu rủi ro và
một bối cảnh phát triển bền vững. Khung phân tích đã đưa ra các bước sơ bộ của thích ứng
với BĐKH từ khả năng tổn thương, phân tích, giám sát cũng như các phương pháp để thích
ứng BĐKH. Khung phân tích nhấn mạnh vào sự chuẩn bị, giáo dục, hệ thống cảnh báo
sớm để giảm thiên tai. Tuy nhiên khung phân tích lại chưa chỉ rõ cách thức để đánh giá khả
năng tổn thương khi chỉ liệt kê ra những yếu tố có thể gây ra khả năng tổn thương là xã


13


hội, kinh tế, chính trị, môi trường nhưng chưa chỉ rõ chúng tác động như thế nào đến năng
lực của cộng đồng (Nguyễn Thị Vĩnh Hà, 2016).
2.2.4 Phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào nội lực do người dân làm chủ
(phương pháp tiếp cận ABCD)
Phương pháp tiếp cận ABCD (Asset-Based Community Development) do Nguyễn Đức
Vinh và Đinh Thị Vinh biên soạn năm 2012 là phương pháp không tiếp cận từ những nhu
cầu của cộng đồng mà tiếp cận đến việc phát huy nội lực của cộng đồng là một bổ sung
cho khung phân tích của Thân Thị Hiền và cộng sự năm 2010, chủ yếu là các yếu tố về con
người, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, tài chính.
Phương pháp tiếp cận theo nhu cầu giúp cho những nhà chính sách, nhà tài trợ sử dụng các
biện pháp kỹ thuật để tác động vào cộng đồng như tài chính, kỹ thuật,…. Phương pháp tiếp
cận ABCD để thấy các điểm mạnh, các điểm tiềm năng của cộng đồng nhằm làm đòn bẩy
cho người dân để phát triển cộng đồng. Qua phương pháp này, các yếu tố con người, xã
hội, tài nguyên thiên nhiên, tài chính được làm rõ thông qua các bản phân tích cụ thể về
cộng đồng (Hình 2.4).
Hình 2.4 Khám phá nguồn lực cộng đồng bằng phương pháp ABCD

`


14

2.2.5 Khung phân tích xây dựng cho nghiên cứu
Để nghiên cứu năng lực cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê nhằm thích
ứng với tình trạng thiếu nước tưới tác giả đưa ra khung phân tích dựa trên 3 khung phân
tích ở trên và bổ sung phương pháp phân tích nội lực cộng đồng ABCD.
Hình 2.5 Khung phân tích của đề tài
Vốn con người
- Kiến thức và
nhận thức hiểm

họa;
- Kỹ năng, kỹ
thuật;
- Sức khỏe.

Vốn xã hội
- Các tổ chức
nhóm hội
- Tính liên kết
cộng động
- Mạng lưới
thông tin sớm.

HẠN HÁN
(giảm mạch
nước ngầm)

Vốn tài chính
- Nguồn thu
nhập đa dạng;
- Khả năng huy
động vốn;
- Khả năng dự
trữ;

Năng lực thích
ứng của cộng
đồng dân tộc thiểu
số


Sinh kế của cộng đồng người dân tộc
- Diện tích cà phê hạn hán;
- Chi phí sản xuất;
- Chất lượng cây trồng

Vốn tài nguyên
nhiên nhiên, vật
chất
- Cơ sở hạ tầng;
- Tài nguyên
nước, đất.
- Hệ sinh thái.
- Trang thiết bị.

Thể chế
- Chính sách;
- Kế hoạch.

Nâng cao Năng
lực thích ứng
Nâng cao nhận thức

Thể chế
- Cam kết ở cấp độ
quốc tế, quốc gia, địa
phương;
- Phối hợp các quy
hoạch phát triển
KTXH;
- Quản lý rủi ro; môi

trường, các hoạt
động cộng đồng;
- Các công cụ tài
chính
Hệ thống cảnh báo

Nguồn: Tác giả xây dựng trên các khung phân tích trước


15

Khung phân tích của tác giả đưa ra gồm 3 phần là phần xác định thiên tai đến cộng đồng,
cách thức phân tích năng lực của cộng đồng, và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cộng đồng để thích ứng với BĐKH.
Phần xác định thiên tai đến cộng đồng, tác giả tập trung nghiên cứu những tác động của
hậu quả của BĐKH đối với tỉnh Đắk Lắk, với ngành trồng cà phê trên địa bàn tỉnh để
chứng minh rằng đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi tác động của hạn hán. Qua
phần này, tác giả xác định được khả năng dễ bị tổn thương, mức độ phơi bày trước hiểm
họa của cộng đồng.
Để phân tích các yếu tố cấu thành nên năng lực cộng đồng, tác giả phân tích 5 yếu tố về
vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính, vốn tài nguyên thiên nhiên – vật chất và thể chế,
các chính sách về BĐKH, về đồng bào dân tộc thiểu số. Qua phân tích tác giả sẽ tổng hợp
thành điểm mạnh, điểm yếu của cộng đồng để có thể đưa ra các giải pháp tốt nhằm thích
ứng với BĐKH.
Phần các giải pháp, tác giả tập trung nghiên cứu nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, hệ
thống cảnh báo sớm và thể chế, chính sách dựa vào các nghiên cứu và phân tích điểm
mạnh yếu của cộng đồng.
2.3 Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cộng đồng dân tộc thiểu số
trồng cà phê
JANI (2015) đã sử dụng khung phân tích của UNISDR (2004) khi đưa ra các giải pháp về

hệ thống cảnh báo sớm, nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực quản lý rủi ro, công cụ
đánh giá và kế hoạch quản lý thiên tai, thành lập các nhóm nòng cốt.
Về hệ thống cảnh báo sớm JANI (2015) đưa ra 4 bài học kinh nghiệm về trang thiết bị và
cách sử dụng cơ sở hạ tầng. Đầu tiên, (i) đối với hệ thống cảnh báo sớm, sử dụng các công
nghệ cần có thời gian kiểm chứng tính hiệu quả ở vùng vào, (ii) sự tham gia của cộng đồng
trong việc lựa chọn thiết bị rất quan trọng, quan trọng hơn cả công nghệ đang áp dụng, (iii)
kết hợp giữa truyền thông và (iv) tăng cường những kinh nghiệm dân gian trong công tác
cảnh báo.
Trong kinh nghiệp phòng ngừa và chuẩn bị trước thiên tai, vai trò của công tác dự báo đặc
biệt quan trọng nhằm giúp cộng đồng nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của các hiểm


16

họa phía trước, chủ động trong công tác huy động và phát huy các nguồn lực tại chỗ. Hệ
thống cảnh báo sớm đã được quan tâm ở nhiều nơi, ở Yên Bái đã lắp đặt được 290 thiết bị
đo đơn giản (sử dụng 01 bình đo lượng mưa), tuy nhiên thiết bị này chưa đảm bảo hiệu quả
khi mưa thường xảy ra vào ban đêm. Thiết bị công nghệ cao đo mưa tại Lào Cai, tuy nhiên
các cán bộ địa phương chưa đủ năng lực để theo dõi, bão dưỡng và duy trì thiết bị này.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, sự theo dõi của người dân cần kết hợp với trung tâm khí tượng
thủy văn của quận, huyện để tổng hợp các thông tin, tuyên truyền và phổ biến đến người
dân. Các phương pháp truyền thông cần đa dạng, sử dạng thông qua các bảng cảnh báo, loa
đài và thông qua các tổ chức tình nguyện. Những kinh nghiệm dân gian được đúc kết từ
thực tế cần được chia sẻ trong công tác cảnh báo. Có các ví dụ điển hình như người dân
Kon Tum phát hiện khi cây Sơ Tốc nở hoa, 1 tuần sau sẽ có mưa lớn, người dân huyện Bác
Ái, Ninh Thuận khi nghe tiếng chim Pesbik Clao kêu 3 tiếng thì 1 tháng sau có mưa, kêu 1
tiếng thì 15 ngày có mưa.
Để nâng cao nhận thức và năng lực quản lý rủi ro của cộng đồng cần (i) sử dụng ngôn ngữ
của địa phương trong công tác tập huấn và tuyền thông, (ii) tận dụng các nguồn lực văn
hóa địa phương để tập huấn, truyền thông, (iii) lựa chọn các công cụ truyền thông thích

hợp cho miền núi, (iv) sử dụng hệ thống tình nguyện viên để truyền thông, (v) chọn cách
tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Để nâng cao nhận thức của cộng đồng điều quan trọng nhất là sử dụng chính ngôn ngữ của
họ, thông qua nhiều hình thức tuyên truyền đến từng nhóm đối tượng khác nhau. Các
phương pháp tuyên truyền như: tập huấn, truyền thông, các bảng lật, băng video, hệ thống
loa đài của địa phương, các tờ rơi, lịch….Nghiên cứu cũng chỉ ra đối với người đồng bào
dân tộc thiểu số vùng cao, họ tin tưởng mọi thứ thuộc về Thượng đế, tất cả mọi người đều
tin rằng con người, cây cỏ, muông thú đều có linh hồn. Và vai trò quan trọng của những
người có uy tín trong làng như già làng, trưởng bản, sư thầy, linh mục.
Trong công tác xây dựng công cụ đánh giá và quản lý rủi ro thiên tai JANI (2015) nhấn
mạnh đến các công cụ đánh giá tính dễ tổn thương, đánh giá đến điểm mạnh điểm yếu của
cộng đồng và xác định được vai trò của các tổ chức có liên quan. Những kỹ năng, trình độ
của các tập huấn viên cấp tỉnh, huyện sẽ giúp những tình nguyện viên của xã, thôn trong
công tác tập huấn, đánh giá năng lực của cộng đồng, mức độ tổn thương của thôn, bản. Các


×