Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vùng Du lịch Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.57 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
1. Giới thiệu chung về vùng
1.1. Vị trí địa lý
1.2. Dân cư
1.3. Kinh tế - xã hội

2
2
2
2

2. Giá trị tài nguyên phát triển du lịch của vùng
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

3
3
5

3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
3.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật
3.2. Cơ sở hạ tầng

7
7
8

4. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng
4.1. Sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên

10


10

nhân văn
4.2. Sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
4.3. Sản phẩm du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử, chiến tranh

10
11

cách mạng
5. Một số điểm, tuyến du lịch nổi tiếng của vùng
5.1. Một số điểm nổi tiếng của vùng
5.2. Một số tuyến du lịch nổi tiếng của vùng

12
12
13

VÙNG DU LỊCH
TÂY NGUYÊN
1. Giới thiệu chung về vùng
Tây Nguyên là khu vực cao nguyên, gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc
xuống Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; gắn với “tam giác
phát triển” Việt Nam - Lào - Campuchia.
0


Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành
vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam.
1.1. Vị trí địa lý

Tây Nguyên là vùng cao nguyên với vị trí tiếp giáp:
 Phía Bắc giáp Quảng Nam
 Phía Đông giáp các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận


Phía Nam giáp các tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước.

 Phía Tây giáp các tỉnh: Attapeu (Lào) và Ratanakiri, Mondulkiri (Campuchia)
Diện tích: 54.641,0 km² (2011).
Tây Nguyên chia thành ba tiểu vùng địa hình gồm: Bắc Tây Nguyên, Trung Tây
Nguyên, Nam Tây Nguyên
1.2. Dân cư
Tây Nguyên là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Kinh như:
Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông, Tày, Mông, Thái, Hoa, Ma, Mường,
Chu Ru, Giẻ Triêng,…
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, đến năm 2011, tổng dân số của 5 tỉnh Tây
Nguyên là khoảng 5.282.000 người.
1.3. Kinh tế - xã hội
So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có
nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung
đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp.
2. Giá trị tài nguyên phát triển du lịch của vùng
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
* Địa hình:
Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm 9 cao nguyên liền kề, đó là:
 Cao nguyên Kon Tum (cao khoảng 500m)
 Cao nguyên Kon Plông
 Cao nguyên Kon Hà Nừng
1



 Cao nguyên Plâyku (cao khoảng 800m)
 Cao nguyên M’Drăk (cao khoảng 500m)
 Cao nguyên Buôn Ma Thuột (cao khoảng 500m)
 Cao nguyên Mơ Nông (cao khoảng 800m - 1000m)
 Cao nguyên Lâm Viên (cao khoảng 1500m)
 Cao nguyên Di Linh (cao khoảng 900m - 1000m)
Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và
khối núi cao, chủ yếu là dãy Trường Sơn Nam.
* Khí hậu:
Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng những khí hậu phổ biến là nhiệt đới gió mùa cao
nguyên, chia thành hai mùa rõ rệt:
 Mùa khô: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu khô và lạnh, độ ẩm
thấp.
 Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát.
Nhiệt độ trung bình năm là 24 độ C.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.900 mm - 2.000 mm, tập trung chủ yếu vào
mùa mưa.
* Sông ngòi:
Tây Nguyên có mạng lưới sông ngòi dày đặc và cũng là nơi khởi nguồn của 4 hệ
thống sông chính gồm:
 Hệ thống sông Pô Kô - Sê San ở Kon Tum đổ vào sông Mê Kông
 Hệ thống sông Ba - Ayun ở Gia Lai dổ vào sông Đà Rằng chảy ra biển Đông
 Hệ thống sông Sêrêpôk ở Đắk Lắk đổ vào sông Mê Kông
 Hệ thống sông Đồng Nai ở Đắk Nông và Lâm Đồng chảy ra biển Đông
Ngoài ra còn có sông Ê Xan, Xrê Pôc… và nhiều thác ghềnh.
* Đất:
Đất đỏ Bazan ở độ cao khoảng 500m đến 600m so với mặt biển; Tây Nguyên có
khoảng 1,4 triệu ha, chiếm 2/3 diện tích của cả nước.

2


Có tầng đất phân hóa sâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, phân bổ tập trung thành
những mặt bằng rộng lớn, phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao,
hồ tiêu, dâu tằm, điều.
* Sinh vật:
Thảm thực vật:
Tây Nguyên có thể coi là mái nhà của miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.
Có trên 3000 loài bậc cao, trong đó có hơn 1000 loài cây cảnh, gần 1000 loài dược liệu, 600
loài cây gỗ lớn.
Một số nơi có địa hình cao từ 1000m - 2000m có nhiều loài cây lớn như thông ba lá,
thông nàng, vù hương,…
Trên địa bàn một số huyện ở tỉnh Đắk Lắk hiện còn loài thủy tùng cực kì quý hiếm,
được xem là “hóa thạch sống” cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Tây Nguyên là vùng trông cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và cũng là khu vực ở
Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong
phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn.
Động vật:
Hệ thống sinh thái động vật ở Tây Nguyên có thể coi là phong phú bậc nhất Đông
Nam Á với:
o 93 loài thú thuộc 26 họ và 16 bộ
o 197 loài chim thuộc 46 họ và 18 bộ
o Gần 50 loài bò sát
o 25 loài lưỡng thể
o Hàng ngàn loài côn trùng và động vật đất
Trong số 56 loài động vật có xương sống ở cạn được coi là hiếm ở Đông Dương, có
17 loài được Hiệp hội Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) xếp vào danh sách các loài
quý hiếm cần được bảo vệ như: tê giác, voi, gấu, bò rừng, bò xám, bò tót, hươu vàng, nai cà
toong, vượn đen, gà lôi, công, trĩ,…

2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
* Các di tích lịch sử văn hóa:

3


Di sản văn hóa Thế giới - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (kiệt tác truyền
khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại): Trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai,
Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân
các dân tộc như: Ba Na, Xê đăng, Mnông, Cơ Ho, Ê đê, Gia Rai, Rơmăm.
Di tích khảo cổ học - Di chỉ thánh địa Cát Tiên: Từng là khu đền tháp tín ngưỡng của
Vương quốc Phù Nam. Đây là một quần thể di tích rộng lớn nằm rải rác dọc theo tả ngạn
sông Đồng Nai với chiều dài hơn 15km từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên.
Di tích lịch sử - Quần thể Tây Sơn Thượng: thuộc vùng rừng núi An Khê, thị xã An Khê,
tỉnh Gia Lai; gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Quang
Trung - Nguyễn Huệ.
Di tích kiến trúc nghệ thuật:


Làng cổ K’Tu - Kon Tum: Đây là ngôi làng cổ còn giữ được những nét nguyên sơ
nhất của văn hóa dân tộc Ba Na. Đứng ở Kon K’Tu, phóng tầm mắt về hướng Đông,
đỉnh Kong Muk sừng sững in bóng xuống dòng Krông BLả hiền hòa. Dọc theo bờ
sông Đắk Bla chừng 5km là bãi cát phẳng lì ôm lấy Kon K’Tu.



Chùa Khải Đoan - Đắk Lắk: Nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Chùa bắt
đầu được xây dựng từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, còn chính điện thì
đến năm 1953 mới khởi công xây dựng. Người có công lớn trong việc xây dựng chùa
này là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.


Danh lam thắng cảnh:
 Các khu rừng nguyên sinh Chư Môn Ray, Sa Thầy, Vườn quốc gia Yok Đôn, Khu
lâm viên Ea Kao,…
 Buôn Đôn nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi
 Núi Ngọc Linh, Khu du lịch Đắk Trê, Suối nước nóng Đắk Tô.

* Lễ hội:
Lễ hội đua voi ở Bản Đôn: thường được tổ chức hàng năm vào tháng 3, là sự kiện văn hóa
lớn ở Tây Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nông - những người dũng
cảm, có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

4


Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên: được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các
địa phận có văn hóa cồng chiêng, trong đó, Đắk Lắk là một địa điểm quan trọng và hay
được lựa chọn nhất.
Lễ mừng cơm mới: Lễ hội ăn cơm mới của Tây Nguyên được tổ chức vào thời gian cuối
năm âm lịch, khi mà người dân thu hoạch xong lúa (khoảng tháng 11 tới tháng 1 năm sau
theo lịch dương). Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân Tây Nguyên thường ăn uống,
hát hò thâu đêm với cơm lam, gà nướng, lợn quay và rượu cần.
* Ẩm thực:
Cơm ống: thường dùng gạo nếp, gạo nương đựng trong ống nứa tươi. Đặt những ống ấy lên
đống lửa, xoay trong để cơm chín đều. Khi thấy ống nứa cháy đều hết lớp màu xanh bên
ngoài và có mùi thơm, lúc đó, cơm đã chín.
Gà nướng bản Đôn: Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân bản
Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách chế biến món riêng. Sau khi làm xong, gà để
nguyên con rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm chút mật ong rừng. Con gà thường được kẹp
vào thanh tre rồi quay đều trên lửa than. Ăn gà nướng ở bản Đôn thì phải chấm với muối ớt

hoặc muối sả mới cảm nhận hết được hương vị của món ăn này.

3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
3.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật
* Cơ sở lưu trú du lịch:

5


Cả vùng có hơn 179 khách sạn, nhà nghỉ từ 1 đến 5, tập trung chủ yếu ở tỉnh
Lâm Đồng. Ngoài ra, tại tỉnh Lâm Đồng còn có 5 resort với tiêu chuẩn 3 trở lên.
Đà Lạt là điểm đến trung tâm với trên 40 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có hai cơ sở
đạt chuẩn 5.
Một số khách sạn:
o Kon Tum: Indochine Hotel Kon Tum và Nhà khách tỉnh ủy Kon Tum , Khách sạn

Family Kon Tum, Khách sạn Bình Minh
o Buôn Mê Thuột: Bach Ma Hotel, Eden Hotel, Cao Nguyen Hotel
o Pleiku, Gia Lai: Duc Long Hotel, Queen Hotel
o Đà Lạt: Khách sạn Mai Vàng, Nice Dream, Rum Vàng, Le Petit Paris
o Ngoài ra, còn có một số Homestay trong các khu làng văn hóa như làng văn hóa Kon

K’lor, Kon K’Tu.
* Các cơ sở phục vụ ăn uống và dịch vụ thương mại:
Nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ những món đặc sản, truyển thống. Bên cạnh đó còn
có đặc sản của nhiều vùng miền khác trong và ngoài nước.
Tập trung chủ yếu ở những điểm du lịch hấp dẫn như: Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Kon
Tum,…
Khi ghé thăm những buôn làng, khách du lịch có cơ hội thưởng thức đặc sản địa
phương như: rượu cần, gỏi lá, cơm lam gà nướng, cà đắng núc nắc xào, dọt mây hầm chân

giò, canh lá bép,…
* Các cơ sở du lịch chữa bệnh - y tế:
Các cơ sở y tế chữa bệnh có mục đích phục vụ khách du lịch khi ghé thăm Tây
Nguyên vẫn đang trong giai đoạn tiềm năng, mới phát triển.
Khu du lịch suối nước khoáng Đắk Mol (Buôn Mê Thuột) là một trong những khu du
lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh nổi tiếng của Tây Nguyên.
Hiện tỉnh Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng Măng Đen thành một vùng nghỉ
dưỡng, chữa bệnh, tham quan, giải trí,... đúng với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái.
* Các cơ sở vui chơi - giải trí, hoạt động thông tin văn hóa:
 Tây Nguyên có các khu tổ hợp vui chơi giải trí tại Khu du lịch Buôn Đôn, Ea Khao ở
Đắk Lăk.
6


 Công viên Đồng Xanh, Biển Hồ ở Gia Lai.
 Khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử Nâm Nung.
 Khu du lịch cụm thác Đray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ ở Đắk Nông.
3.2. Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông vận tải:
Chỉ các tuyến giao thông trục dọc được quan tâm đầu tư xây dựng, các tuyến giao
thông trục ngang vẫn quá sơ khai.
Nhiều tuyến đường đã xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn chưa được khắc phục, sửa
chữa.
Tây Nguyên có 9 tuyến đường và quốc lộ đi qua với tổng chiều dài hơn 2200km và
tuyến dài nhất là quốc lộ 14.
* Mạng lưới hàng không:
Tây Nguyên có 2 sân bay nội địa là sân bay Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) và sân bay
Plâyku (Gia Lai) với tổng hiệu suất 1 triệu - 1,5 triệu khách mỗi năm.
Có đường bay đến các trung tâm du lịch lớn của cả nước.
* Hệ thống điện:

Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước nên tài nguyên thủy năng của vùng lớn.
Tây Nguyên có 11 nhà máy thủy điện lớn đang vận hành với tổng công suất hơn 5.000 MW.
Trong đó có những công trình trọng điểm như: Công trình thủy điện Yaly, Đa Nhim và Đray
H’inh.
* Hệ thống nước:
Hệ thống cung cấp nước vẫn còn nhiều hạn chế. Đến mùa hạn hán, nhiều nơi không
có đủ nước sinh hoạt.
Biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái và quan trọng hơn là nạn khai thác, sử dụng
bừa bãi đã khiến nguồn nước ngầm cũng như nước mặt ở đây kiệt dần, không duy trì được
yếu tố bền vững nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
* Hệ thống thông tin liên lạc:
7


Đài Viễn thông Tây Nguyên trực thuộc Trung tâm Viễn thông Liên tỉnh khi vực 3 có
mạng lưới nằm trải rộng trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông với
tuyến cáp trải dài 432km dọc theo các quốc lộ 14 và 19.

4. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng
4.1. Sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa, tài nguyên nhân văn
* Tham quan tìm hiểu tập quá đời sống văn hóa cộng đồng, khám phá nghề truyền thống,
săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, du lịch trên lưng voi, đám cưới sử dụng voi, thăm bảo
tàng voi và trung tâm biểu diễn voi tại Buôn Đôn:
8


Du lịch trên lưng voi: Đối với người dân Tây Nguyên, voi là con vật rất thiêng liêng và
không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người.
Làng nghề thổ cẩm Tây Nguyên: Người phụ nữ Tây Nguyên luôn tự hào về truyền thống
của mình bởi đây là bản sắc văn hóa như đã trong máu thịt, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nhà mồ, Tượng mồ: Nhà mồ và Tượng mồ là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây
Nguyên. Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Tượng mồ là
loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này.
Nhà Rông: Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện
trọng đại của buôn làng, nơi thực hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ
nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống...
* Du lịch lễ hội, tìm hiểu truyền thống lịch sử văn hóa các dân tộc, trò chơi dân gian trong
các dịp lễ hội như: lễ hội đua voi, lễ hội đâm trâu,...
Lễ hội đâm trâu: là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ
trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các
sự kiện quan trọng khác.
* Văn hóa ẩm thực: Thưởng thức rượu cần, cơm lam gà nướng, cà đắng và các món ăn đặc
sản của đồng bào dân tộc.
Rượu cần: Đối với đồng bào Tây Nguyên, rượu cần trước hết và vật để dâng hiến cho các
thần, sau đó đến nhu cầu của con người, đó chính là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Qua đó, con người xích lại gần nhau hơn, thêm thương yêu đùm bọc nhau hơn.
4.2. Sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí


Du lịch tham quan làng văn hóa, sinh thái quanh các hồ bằng thuyền độc mộc hoặc
các phương tiện khác, du lịch vượt sông Sêrêpôk bằng hệ thống cầu treo bắt qua rặng
si, tham quan thắng cảnh, các thác nước đẹp nhất Tây Nguyên.

 Du lịch mạo hiểm trên hồ, du lịch leo núi.
 Du lịch tham quan nghiên cứu rừng và động vật rừng quý hiếm phục vụ công tác bảo
tồn tại Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên và động vật bán hoang dã phụ vụ săn
bắn du lịch.

9



 Du lịch vui chơi giải trí câu cá thư giãn trên hồ Ea Kao, Ea Chư Cáp... Xem văn
nghệ, biểu diễn xiếc thú, đi các khu vui chơi.


Du lịch cà phê: Tham quan vườn cà phê, tìm hiểu quá trình chăm sóc, thu hoạch, chế
biến và uống cà phê Buôn Ma Thuột ngay tại vườn cà phê.

4.3. Sản phẩm du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử, chiến tranh cách mạng
Nhà đày Buôn Ma Thuột: không những là chứng tích về tội ác của bọn Thực dân, Đế quốc
mà nó còn là trường học lớn đào tạo và rèn luyện nên những chiến sĩ cách mạng kiên cường
của cách mạng Việt Nam.
Đồn điền cà phê Cada: là di tích lịch sử cách mạng, là địa chỉ đỏ của tỉnh Đắk Lắk, đón
hàng ngàn du khách ghé thăm và tìm hiểu hàng năm.
Tháp Chăm Yang Prong: Là tháp Chàm duy nhất ở Tây Nguyên, thuộc huyện Ea Súp, cách
Buôn Ma Thuột 100 km; xây dựng vào cuối thế kỉ XIII để thờ thần Siva dưới dạng Mukha
linga, cầu mong sự nảy nở của giống nòi và ấm no, hạnh phúc.
Ngục Kon Tum: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum đã được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia,
di tích nằm trên địa bàn thị xã Kon Tum. Đây là nơi Thực dân Pháp đã giam giữ các chiến sĩ
cách mạng của ta trong thời kì năm 1930 - 1931.

5. Một số điểm, tuyến du lịch nổi tiếng của vùng
5.1. Một số điểm nổi tiếng của vùng
* Bảng thống kê các điểm đến thu hút du khách nhất của 5 tỉnh Tây Nguyên:
Tỉnh
Kon Tum

Các điểm du lịch nổi tiếng
Cột mốc biên giới Campuchia – Lào – Việt Nam, Nhà thờ gỗ Ba Na, Tòa
10



giám mục Kon Tum, Nhà Rông, Ngục Kon Tum, Khu sinh thái Măng
Gia Lai

Đen, Thác Yaly,...
Biển Hồ (T’Nưng), Chùa Minh Thành, Quảng trường Đại Đoàn Kết, Nhà tù
Pleiku, Biển Hồ chè, Núi lửa Chư Đăng Ya, Thủy điện Yaly, Thác Phú

Đắk Lắk

Cường,...
Buôn Đôn, Đồi Tâm Linh, Mộ vua săn bắt voi Khunjunob, Vườn quốc gia
Yok Đôn, Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Hồ Lắk, Buôn Jun - Buôn Lê,
Thác Dray Sap - Thác Dray Nur, Thác Gia Long, Thác Krông

Đắk Nông

K’mar,...
Hồ Tà Đùng, Thác Đắk G’lun, Đồi chè Gia Nghĩa, Hồ Tây Đắk Mil, Vườn

Lâm Đồng

quốc gia Yok Đôn,...
Thác Dambri, Thác Pongour, Thác Datanla, Làng K’Long, Khu du lịch sinh
thái Đa Mê,
* Thành phố Đà Lạt: Thung lũng tình yêu, Hồ Xuân Hương, Vườn hoa Đà
Lạt, Đồi mộng mơ, Nhà thờ con gà, Hồ than thở, Dinh Bảo Đại, Ga xe
lửa Đà Lạt, Chợ âm phủ, Chùa Linh Phước, Viện sinh học Tây
Nguyên,...


* Các điểm đến đặc trưng:
Huyền thoại hồ Lắk – Buôn Jun (Đắk Lắk): Hồ Lắk là một trong những hồ nước ngọt tự
nhiên lớn mang vẻ đẹp tự nhiên thơ mộng của núi rừng. Buôn Jun ở thị trấn Liên Sơn
của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; tựa mình bên hồ Lăk thơ mộng, có vẻ đẹp nguyên sơ
của buôn làng Tây Nguyên. Nơi đây luôn giữ cho mình những bản sắc truyền thống đã
được bảo tồn qua nhiều thế hệ.
Cột mốc biên giới Campuchia – Lào – Việt Nam (Kon Tum): Cột mốc biên giới – địa danh
Ngã ba Đông Dương ở Kon Tum gắn liền một thời oanh liệt trong các thời kỳ cách
mạng kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn
của Tây Nguyên thu hút du khách trong hành trình đến điểm cực bắc Tây Nguyên
Việt Nam.
Núi Langbiang (Lâm Đồng): Núi Langbiang ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng là khu du
lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến dã ngoại. Trên đỉnh Langbiang vẫn
còn có tấm bia đá kể về câu truyện huyền thoại Langbiang.
Nhà rông Kon Klor (Kon Tum): Nhà rông Kon Klor là nhà rông lớn nhất Kon Tum, đây
không những là một biểu tượng của văn hoá các tộc người ở Tây Nguyên mà còn
11


là điểm du lịch nổi tiếng của Tây Nguyên. Với kiểu nhà rông điển hình được lợp
bằng nứa, tre, lá và được làm rất tỉ mỉ bằng gỗ, nhà rông Kon Klor là nơi để du khách
khám phá văn hoá của đồng bào nơi đây.
Thác Đray Nur (Đắc Lắk): Thác Đray Nur là thác hùng vĩ nhất ở Tây Nguyên, nơi này là sự
kết hợp giữa dòng sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực). Hai dòng
sông này hoà trộn bên nhau đã tạo thành dòng sông Sêrêpốk huyền thoại ở Tây
Nguyên nối liền đôi bờ hai tỉnh Đắk Lắk và Đăk Nông.
5.2. Một số tuyến du lịch nổi tiếng của vùng
* Tuyến du lịch nội vùng:
Kon Tum - Đắk Lắk. Đây là tuyến du lịch hấp dẫn với những du khách muốn tìm hiểu những

nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Các điểm đến đặc trưng như:
 Nhà Rông
 Nhà thờ gỗ Ba Na
 Buôn Đôn và các điểm lân cận
 Buôn Jun - Buôn Lê
Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông. Đây là tuyến du lịch dành cho những du khách
muốn hòa mình vào thiên nhiên núi rừng hùng vĩ với các điểm đến như:
 Thác Yaly
 Biển Hồ (T’Nưng)
 Núi lửa Chư Đăng Ya
 Thủy điện Yaly
 Vườn quốc gia Yok Đôn
 Vườn quốc gia Chư Yang Sin
 Thác Dray Sap - Thác Dray Nur
 Hồ Tây Đắk Mil
Kon Tum - Lâm Đồng. Đây là tuyến du lịch dành cho những du khách muốn tận hưởng
những giấy phút thư giãn, nghỉ dưỡng với không chỉ cảnh sắc núi rừng hùng vĩ mà còn
với những điểm đến thơ mộng. Các điểm đến đặc trưng:
 Khu sinh thái Măng Đen
12


 Thành phố Đà Lạt: Thung lũng tình yêu, Hồ Xuân Hương, Vườn hoa Đà Lạt, Đồi
mộng mơ,...
* Tuyến du lịch liên vùng trong nước:
Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang (quốc lộ 1A và 20).
Đây là tuyến du lịch hấp dẫn không chỉ trong vùng mà còn đối với cả nước bởi sản
phẩm du lịch theo tuyến này tương đối phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Các điểm tham
quan chính bao gồm:
 Khu du lịch Suối Tiên

 Cảnh quan sông Đồng Nai, cù lao Phố
 Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
 Bảo Lộc - thác Đambri
 Thành phố Đà Lạt

 Bãi biển Ninh Chữ và tháp Chăm Poklong Giarai
 Biển Nha Trang
Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Buôn Ma Thuột - Pleiku - Kon Tum (765 km). Đây là
tuyến du lịch nối trung tâm du lịch của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là TP. Hồ Chí
Minh với tiểu vùng Tây Nguyên, nơi có các sản phẩm du lịch rất đặc sắc là du lịch
sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa. Các điểm tham quan chính bao gồm:
 Thành phố Đà Lạt và cao nguyên Lâm Viên
 Hồ Lắk
 Buôn Đôn
 Vườn quốc gia Yok Đôn
 Biển Hồ
 Chiến trường Đắc Tô - Tân Cảnh
Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Kon Tum - Đà Lạt - Ninh Chữ - Nha Trang - Quy Nhơn.
* Tuyến du lịch liên vùng quốc tế:
Tuyến du lịch Việt Nam - Lào: Lâm Đồng - Đắk Lắk - Gia Lai - Kon Tum - Cửa khẩu Quốc
tế Bờ Y - Savannakhet - Ubon Ratchathani - Pakse (QL 14, QL 27, QL 13 Lào).
13


Tuyến du lịch Việt Nam - Nam Lào - Campuchia.
Tuyến du lịch Việt Nam -Nam Lào - Đông Bắc Thái Lan.
Tuyến du lịch “Hành lang kinh tế Đông Tây” Việt Nam - Lào - Thái Lan - Myanma (gần
1.500 km): đi qua nhiều di sản văn hóa Thế giới và các giá trị như thiên nhiên, lịch sử,
văn hóa, kí ức, hành hương,...


14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×