Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.97 KB, 1 trang )
Phát hiện bất ngờ về Vạn Lý Trường Thành
Dự án nghiên cứu chi tiết đầu tiên bằng công nghệ hiện đại cho thấy, chiều dài của tòa thành vĩ đại
được xây dựng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc còn lớn hơn rất nhiều so với các ước đoán trước đây.
Chương trình nghiên cứu vẽ bản đồ Vạn Lý Trường Thành kéo dài 2 năm của chính phủ Trung Quốc
phát hiện rằng, bức tường thành này trải dài tới 8.850 km. Trong khi những tài liệu quen thuộc từ
trước đến nay đều ghi rằng công trình dài khoảng 5.000 km và ước tính này thường chủ yếu dựa trên
những ghi chép lịch sử.
Trong khi đó, dự án nghiên cứu mới sử dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS và công nghệ hồng
ngoại, giúp xác định vị trí một số khu vực tòa thành bị vùi lấp qua thời gian bởi những trận bão cát.
Dự án tìm ra những đoạn tường thành dài tổng cộng 6.259 km cùng 359 km đường hào và 2.232 km
đường phòng ngự tự nhiên như đồi núi và sông ngòi.
Dự án nghiên cứu trên do Cơ quan quản lý quốc gia về di sản văn hóa và Cục đo đạc bản đồ nhà nước
Trung Quốc thực hiện. Các chuyên gia cho biết, những đoạn tường thành mới phát hiện được xây
dựng từ thời nhà Minh (1368-1644). Còn đoạn đường hào nằm trải dài từ dãy núi Hu ở tỉnh miền bắc
Liêu Ninh tới đèo Jiayu ở tình miền tây Giang Tô.
Chương trình nghiên cứu Vạn Lý Trường Thành sẽ được tiếp tục thêm 18 tháng nữa, nhằm vẽ bản đồ
các đoạn tường thành xây dựng từ thời nhà Tần (221-206 TCN) và nhà Hán (206 TCN - 9 SCN). Bức
tường thành này là công trình nhân tạo vĩ đại nhất thế giới, được xây dựng nhằm bảo vệ biên với phía
bắc của các triều đại Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ học đã vận động để thực hiện dự án này, nhằm cung cấp cho giới nghiên cứu hiểu
biết chính xác về quy mô của Vạn Lý Trường Thành. Công trình này gồm nhiều đoạn khác nhau bắt
đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 Trước Công nguyên (TCN) và được nối lại lần đầu tiên dưới thời
Tần Thủy Hoàng, khoảng năm 220 TCN.
Năm 1987, UNESCO công nhận đây là một di sản văn hóa thế giới.