Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây giảo cổ lam mèo vạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 59 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ QUỲNH PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY GIẢO CỔ LAM MÈO VẠC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ QUỲNH PHƯƠNG

Mã sinh viên: 1301326

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY GIẢO CỔ LAM MÈO VẠC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Trần Văn Ơn
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực vật

HÀ NỘI – 2018



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp dược sĩ này, em đã nhận được
sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, anh chị tại Bộ môn Thực vật –
Trường Đại học Dược Hà Nội, cũng như gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Văn Ơn
(Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội) – người thầy luôn quan tâm và
hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên và các
bạn sinh viên nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược
Hà Nội đã giúp đỡ em trong thời gian tham gia nghiên cứu khoa học và thực hiện
khóa luận tại bộ môn.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ và góp
ý nhiệt tình của ThS. Phạm Tuấn Anh (Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học
Dược Hà Nội).
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội đã
luôn tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận
tốt nghiệp dược sĩ.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè – những
người luôn động viên và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt quá trình học tập
và thực hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Lê Thị Quỳnh Phương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 2

1.1. Tổng quan về chi Gynostemma Blume........................................................ 2
1.1.1. Vị trí phân loại và phân bố chi Gynostemma Blume ........................... 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân loại chi Gynostemma Blume .................... 2
1.1.3. Thành phần hóa học trong chi Gynostemma Blume ........................... 9
1.2. Tổng quan về loài Gynostemma longipes C.Y.Wu................................... 13
1.2.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................... 13
1.2.2. Thành phần hóa học ............................................................................ 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 16
2.2. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................. 16
2.2.1. Hóa chất................................................................................................ 16
2.2.2. Phương tiện và máy móc...................................................................... 17
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 17
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật ............................................................. 17
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học......................................................... 18
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................. 27
3.1. Thực nghiệm và kết quả ............................................................................ 27
3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật ............................................................. 27
3.1.2. Nghiên cứu thành phần hóa học......................................................... 34
3.2. Bàn luận ...................................................................................................... 37
3.2.1. Về đặc điểm thực vật ............................................................................ 37
3.2.2. Về thành phần hóa học ........................................................................ 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Viết đầy đủ

EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

G.

Gynostemma

HPLC

High-performance liquid chromatography – Sắc ký lỏng
hiệu năng cao

MeOH

Methanol

n-BuOH

n-Butanol

NXB

Nhà xuất bản


SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

TLC

Thin layer chromatography – Sắc ký lớp mỏng

TT

Thuốc thử

UV

Ultra Violet – Tử ngoại


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

Tên bảng

Trang


Bảng 1.1. Đặc điểm chính của các loài trong chi Gynostemma Blume đã
xác định ở Việt Nam ..................................................................................... 4

2

Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất chính của Giảo cổ lam Mèo
Vạc .............................................................................................................. 34

3

Bảng 3.2. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết MeOH khai triển với hệ
1. ................................................................................................................. 36

4

Bảng 3.3. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết n-BuOH khai triển với hệ
5 .................................................................................................................. 37

5

Bảng 3.4. Kết quả định lượng saponin toàn phần trong mẫu nghiên cứu .. 37

6

Bảng 3.5. So sánh đặc điểm cơ quan sinh dưỡng ....................................... 38


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

1

Hình 1.1. Cấu trúc khung dammaran ...........................................................9

2

Hình 1.2. Cấu trúc saponin thường gặp trong G. pentaphyllum ................10

3

Hình 2.1. Giảo cổ lam thu hái tại Mèo Vạc................................................16

4

Hình 3.1. Đặc điểm dạng sống của mẫu nghiên cứu ..................................27

5

Hình 3.2. Đặc điểm thân của mẫu nghiên cứu ...........................................28

6

Hình 3.3. Đặc điểm lá của mẫu nghiên cứu ...............................................29

7


Hình 3.4. Đặc điểm vi phẫu thân của mẫu nghiên cứu ..............................30

8

Hình 3.5. Đặc điểm vi phẫu cuống lá của mẫu nghiên cứu........................31

9

Hình 3.6. Đặc điểm vi phẫu gân lá và phiến lá của mẫu nghiên cứu .........32

10

Hình 3.7. Đặc điểm bột của mẫu nghiên cứu .............................................33

11

Hình 3.8. Sắc ký đồ dịch chiết MeOH khai triển với hệ 1 .........................35

12

Hình 3.9. Sắc ký đồ dịch chiết n-BuOH khai triển với hệ 5 ......................36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Các loài thuộc chi Gynostemma Blume thuộc họ Bí (Cucurbitaceae) thường
được sử dụng trong dân gian để làm giảm cholesterol máu, điều hòa huyết áp, tăng
cường miễn dịch, điều trị viêm phế quản, đau dạ dày mãn tính và chống viêm [35].
Bên cạnh loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino đang được nghiên cứu
sâu và sử dụng rộng rãi trên thị trường, loài Giảo cổ lam bảy lá Gynostemma
longipes C.Y.Wu cũng đang là đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa

học. Loài này hiện đã được nghiên cứu ở Việt Nam với tác dụng giảm cholesterol
[2], chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan [18].
Qua khảo sát sơ bộ, một loài Giảo cổ lam mọc tại Mèo Vạc – Hà Giang có
nhiều đặc điểm thực vật giống với loài G. longipes C.Y.Wu nhưng bên cạnh đó
cũng có một số đặc điểm khác biệt. Cùng với đó, loài Giảo cổ lam Mèo Vạc được
dùng với tác dụng chống lão hóa, chống mất cơ và tăng cường trí nhớ [50].
Nhận thấy sự khác biệt về đặc điểm thực vật và tác dụng sinh học, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học
của cây Giảo cổ lam Mèo Vạc” với 2 mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm hình thái thực vật, đặc điểm vi học của mẫu nghiên cứu;
- Định tính các nhóm chất hữu cơ, định lượng nhóm chất chính trong mẫu
nghiên cứu.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Gynostemma Blume
1.1.1. Vị trí phân loại và phân bố chi Gynostemma Blume
Theo các tài liệu [6], [11], [13], chi Gynostemma Blume được xếp vào họ Bí
(Cucurbitaceae). Trong hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan [19], vị trí của
chi Gynostemma Blume được tóm tắt dưới đây:
Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida
Phân lớp Sổ – Dilleniidae
Liên bộ Hoa tím – Violanae
Bộ Bí – Cucurbitales
Họ Bí – Cucurbitaceae
Chi Gynostemma
Trên thế giới có khoảng 19 loài thuộc chi Gynostemma Blume đã được xác

định, phân bố từ vùng nhiệt đới châu Á tới Đông Á, từ Himalaya tới Nhật Bản,
Malaysia và New Guinea [24]. Loài G. pentaphyllum (Thunb.) Makino là loài phổ
biến nhất, phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Srilanca, Lào, Myanma, Hàn
Quốc, Nhật Bản và Việt Nam [23]. Ở Trung Quốc đã ghi nhận được 14 loài thuộc
chi này [24].
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân loại chi Gynostemma Blume
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Chi Gynostemma được mô tả đầu tiên bởi Blume vào năm 1825 dựa trên các
đặc điểm hình thái của loài G. simplicifolium Blume [24], có đặc điểm chung như
sau [24]:
Cây thảo, lâu năm, dây leo, nhẵn hoặc có lông. Lá so le, kép chân vịt, 3 – 9
lá chét, hiếm khi đơn; phiến lá chét hình trứng – mác. Tua cuốn chẻ đôi, ít khi đơn.
2


Hoa đơn tính khác gốc, ít khi cùng gốc. Cụm hoa chùm hoặc chùy, ở nách lá hoặc
đầu cành; cuống của hoa có khớp; lá bắc con ở gốc. Hoa đực: ống đài ngắn, 5 thùy;
các mảnh hình mác hẹp; tràng màu xanh hoặc trắng, hình bánh xe, 5 thùy xẻ sâu;
các thùy hình mác hoặc trứng – mác, mép cuộn vào trong khi là nụ; nhị 5, đính vào
gốc của ống bao hoa; chỉ nhị ngắn, hàn liền; bao phấn đứng, hình trứng, 2 ô, nứt
dọc, trung đới hẹp, nhưng không kéo dài; hạt phấn hình cầu hoặc elip, có gờ theo
chiều dọc hoặc nhẵn, tự mở bằng lỗ; nhụy hoa tiêu giảm hay không có (tiêu giảm
hoàn toàn). Hoa cái: đài và tràng giống hoa đực; nhị lép tồn tại; bầu hình cầu, 2 – 5
ô; vòi nhụy 3, hiếm khi 2, 4 hoặc 5, rời nhau; núm nhụy 2 hoặc 1, hình lưỡi liềm
hoặc xẻ răng cưa không đều; noãn 2, treo trong mỗi ô. Quả mọng hình cầu, hình
dạng và kích thước giống hạt đậu, hoặc quả nang, có 3 thùy từ đỉnh, đỉnh có u hoặc
3 vòi nhụy dài tồn tại. Hạt 2 hoặc 3, hình trứng rộng, dẹt, có nhú hoặc gai nhú.
Đặc điểm một số loài trong chi Gynostemma Blume ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, tính đến nay đã có 5 loài thuộc chi Gynostemma Blume được
công bố là G. pentaphyllum (Thunb.) Makino, G. laxum (Wall.) Cogn. [10], [11],

[13], G. longipes C.Y.Wu [33], G. burmanicum King ex Chakrav. và G.
compressum X.X.Chen & D.R.Liang [4]. Đặc điểm chính của các loài này được thể
hiện ở Bảng 1.1 [4].

3


Bảng 1.1. Đặc điểm chính của các loài trong chi Gynostemma Blume đã xác định ở Việt Nam
STT Đặc điểm
G. pentaphyllum
G. laxum
G. longipes
1
Đặc điểm Mảnh, có góc – Mảnh, nhiều nhánh, Có lông tơ
thân
rãnh, nhẵn hoặc có nhẵn hoặc có lông tơ rải
lông tơ rải rác
rác
Tua cuốn
Dạng chỉ, chia 2
Mảnh, chia 2
2
Đặc điểm
Mỏng

Loại lá
Cuống lá

Bề mặt lá


2 nhánh

Kép chân vịt, (3 –) Kép chân vịt, 3 lá chét
5 – 7 lá chét
Cuống lá chét 1 – 5 Cuống lá kép 1,5 – 4
mm
cm; cuống lá chét (2 –)
5 – 7 mm

Kép chân vịt, 7 – 9
lá chét
Cuống lá kép 4 – 8
cm

Có lông tơ hoặc Nhẵn
nhẵn

Mặt dưới có lông
xồm xoàm – lông
tơ ở gân, mặt trên
có lông tơ rải rác
Hình thoi – elip
hoặc trứng ngược
– mác
Lá chét giữa 5 –
12 × 2 – 4,5 cm; lá
chét bên nhỏ hơn

Hình dạng Hình trứng – thuôn Lá chét giữa hình thuôn


hoặc mác
– mác, đôi khi hình thoi;
lá chét bên hình trứng
Kích thước Lá chét giữa 3 – 12 Lá chét giữa 5 – 10 × 2

× 1,5 – 4 cm; lá – 3 cm; lá chét bên 4 – 7
chét bên nhỏ hơn
× 2 – 3,5 cm
Gân lá
Gốc lá

G. burmanicum
G. compressum
Có góc – rãnh, có lông Mảnh, có rãnh, nhẵn
tơ dày đặc ở các nốt

Gân bên 6 – 8 đôi
Hẹp dần vào cuống

Hình nêm rộng

Hẹp

4

dần

Dạng chỉ, chia 2
Mặt dưới màu xanh
lục xám, mặt trên màu

xanh lục
Kép 3 lá chét
Kép lông chim, 7 lá
chét
Cuống lá kép 3 – 6,5 Cuống lá kép 5 – 12
cm, có lông tơ dày đặc; cm, nhẵn; cuống lá
cuống lá chét giữa 5 – chét 3 – 5 mm
6mm, lá chét bên gần
như không cuống
Cả hai mặt có lông
Mặt dưới có lông
cứng rải rác

Lá chét giữa hình thoi

Hình elip – trứng

Lá chét giữa (6 –) 9 – Lá chét giữa 3,6 – 6,5
12 × 3 – 3,5 cm; lá chét × 2 – 2,25 cm, lá chét
bên 4 – 9 × 4 cm
bên nhỏ hơn, phía
ngoài không đối xứng
Gân bên 8 hoặc 9
vào Gốc lá chét giữa hình Hình nêm


STT

Đặc điểm


Mép lá
Ngọn lá

3

Cụm hoa

4

Hoa đực
Lá bắc
Cuống hoa
Đài

G. laxum

G. longipes
cuống

Lượn sóng – khía tai
bèo
Nhọn hoặc có mũi Nhọn hoặc có mũi nhọn
nhọn ngắn
ngắn
Khía tai bèo

G. burmanicum
G. compressum
nêm rộng, gốc lá chét
bên hẹp dần vào cuống

bèo Khía tai bèo
Khía tai bèo nhỏ

Khía
tai
không đều
Đỉnh lá chét giữa Có mũi nhọn ngắn
có mũi nhọn ngắn,
đỉnh lá chét bên tù
Hình chùy, cuống Hình chùy, mọc ở đầu Hình chùy, 10 – Hình chùy
cụm hoa dạng chỉ, cành hoặc nách lá, có 20 cm, trục và
10 – 15 (– 30) cm, lông tơ
nhánh có lông tơ
rất nhiều nhánh

Nhị

Mọc thành cụm
Hình dùi
Dạng chỉ, 1 – 4 mm
Ống đài rất ngắn;
thùy đài hình tam
giác, 0,7 mm, đỉnh
nhọn
Xanh lá cây nhạt
hoặc trắng; thùy
tràng hình trứng –
mác, 2,5 – 3 × 1
mm, 1 gân, đỉnh có
mũi nhọn dài

Nhị lép 5, ngắn

Hoa cái

Mọc thành cụm

Tràng

5

G. pentaphyllum

Nhọn hoặc có mũi
nhọn

Hình chùy, mọc ở
nách lá, 2 – 5 cm,
cuống cụm hoa dạng
chỉ, 8 – 16 mm (đực),
5 – 9 mm (cái), nhẵn
Mọc thành cụm
Mọc thành cụm
Mọc thành cụm
Mọc thành cụm
Hình dùi – mác, 1 mm
Hình tuyến, 2 mm
Hình dùi, 1,5 mm
Hình chỉ, 3 – 7 mm
Dạng chỉ, 4 mm
2 – 5 mm

Thùy đài hình tam giác Thùy đài hình Thùy đài hình thuôn, Thùy đài hình tam
– trứng hẹp, 0,5 mm
trứng, 1 × 0,5 mm, 0,75 × 0,3 mm, đỉnh tù giác, 0,8 × 0,5 mm
nhọn
Vàng – xanh lá cây;
thùy tràng hình trứng –
mác hẹp, 1,5 × 0,5 mm,
nhẵn, 1 gân, nguyên,
đỉnh có mũi nhọn

Mọc thành cụm

Trắng; thùy tràng Xanh lá cây; thùy ± Xanh lục nhạt; đường
hình trứng – mác hình elip, đỉnh nhọn kính ca. 1,5 mm
hẹp, 2,5 × 1 mm, hoặc có mũi nhọn
có lông, 1 gân,
đỉnh có mũi nhọn
dài
1 mm, nhẵn
Chỉ nhị rất ngắn, hợp
sinh
Mọc thành cụm
Chưa rõ
Đơn độc hoặc từng

5


STT


Đặc điểm

7

G. laxum

G. longipes

Đài

Giống hoa đực

Giống hoa đực

Tràng

Giống hoa đực

Thùy tràng hình tam Giống hoa đực
giác hẹp

Bầu

Hình cầu, 2 hoặc 3 Hình cầu, đường kính 1 Hình cầu, 2 ô, mỗi
ô
mm
ô chứa 1 noãn, bề
mặt có lông
Vòi nhụy 3; núm Vòi nhụy 3, rời nhau, Vòi nhụy 2, núm
nhụy 2 thùy

đỉnh chẻ 2
nhụy 3 – 4 thùy

Nhụy
6

G. pentaphyllum

G. burmanicum

Vòi nhụy 2, rời; núm
nhụy 2 thùy
Đỉnh có bao hoa và
vòi nhụy tồn tại

Quả
Loại quả
Không tự mở
Bề mặt quả Nhẵn hoặc có lông
cứng và lông tơ dày
đặc
Màu sắc
Đen khi trưởng
thành
Hình dạng Hình cầu
Kích thước 5 – 6 mm
Hạt
2 – 3 hạt/quả
Bề mặt hạt Hai mặt có nhú
Màu sắc

Nâu
Hình dạng Trứng – tim, dẹt;
gốc tim, đỉnh tù
Kích thước 4 mm

Không tự mở
Nhẵn

Nhẵn

Có lông thưa

Vàng – xanh lá cây

Vàng – xanh lục

Xanh

Hình cầu
8 – 10 mm

Hình cầu
6 – 7 mm

Hình cầu
5 – 10 mm
Thường 3 hạt/quả

Cả hai mặt có nhú
Xám nhạt

Xám nhạt/nâu
Hình trứng rộng, dẹt, Hình tim dẹt
gốc tròn, đỉnh nhọn
4 mm
3 × 3 × 1 mm

6

G. compressum
đôi, ở nách lá
Thùy đài 1,3 × 0,4
mm
Thùy tràng hình tuyến
– mác, 2 – 3 × 0,4
mm, đỉnh có đuôi –
mũi nhọn
2 ô, mỗi ô 1 noãn

Nhẵn

Nâu đen
Hình tim

Dẹt, tam giác ngược
5 – 8 × 5 – 7 mm
Mép khía tai bèo/rãnh
Cả hai mặt có nốt
Nâu nhạt
Hình tam giác ngược


Dày 3 mm

3 mm


1.1.2.2. Phân loại chi Gynostemma Blume
Khóa phân loại chi Gynostemma Blume trong Thực vật chí Trung Quốc [24]
có 14 loài, được thể hiện như sau:
1a. Quả nang hình chuông, khi chín tự mở theo đường quanh thân bầu nhụy,
có 3 thùy; 3 (– 5) vòi nhụy tồn tại, dạng mỏ dài
2a. Hoa cái đơn độc hoặc mọc thành từng đôi một ở nách lá, cuống
hoa nhỏ dài 3 – 4 cm; bầu 5 ô, mẫu 5 ................................... 1. G. pentagynum
2b. Hoa cái mọc nhiều trên cành hoặc dạng chùm ở nách lá hoặc đầu
cành, cuống hoa ngắn hơn 5 mm; bầu 3 ô, mẫu 3
3a. Hoa cái mọc thành chùm thưa; cuống quả dài 8 – 10 mm....
....................................................................................... 2. G. laxiflorum
3b. Hoa cái mọc trên cành thành dạng hình thoi; cuống quả ngắn
hơn 5 mm
4a. Núm nhụy hình lưỡi liềm có răng không đều, vòi
nhụy dài 2,5 – 3 mm, hoặc dày và ngắn khoảng 0,5 mm
5a. Vòi nhụy mỏng và dài, 2,5 – 3 mm, có thể dài
đến 5 mm; không rụng; mép hạt không có rãnh và không
có cánh ......................................................3. G. yixingense
5b. Vòi nhụy ngắn và dày; dạng mỏ và không rụng;
hạt hình tim rộng, mép hạt có rãnh không đều và có cánh
hẹp .................................................... 4. G. cardiospermum
4b. Núm nhụy chia 2 thùy, không có hình lưỡi liềm, vòi
nhụy ngắn hơn 0,5 mm
6a. Đường kính quả khoảng 3 mm, nhẵn, có đốm
đen. Lá kép với 5 lá chét hình elip .... 5. G. microspermum


7


6b. Đường kính quả 5 – 6 mm, có lông trắng,
không có đốm đen. Lá kép với 5 – 7 lá chét hình elip rộng
................................................................ 6. G. aggregatum
1b. Quả mọng hình cầu hay hình cầu dẹt, không tự mở; vòi nhụy ngắn không
rụng, có mấu, không có hình giống mỏ chim
7a. Lá đơn ............................................................... 7. G. simplicifolium
7b. Lá kép chân vịt
8a. Cuống lá 3 cạnh, với cánh hẹp .................. 8. G. caulopterum
8b. Cuống lá hình trụ với vân dọc, không có cánh
9a. Lá kép 3 – 5 lá chét
10a. Lá có cả hai bề mặt đều trơn nhẵn, có thể có
lông dọc theo gân chính; có lông thưa ở các mấu; thùy
tràng hình mũi mác hẹp dài 2 – 3 mm ............. 9. G. laxum
10b. Phiến lá và thân có nhiều lông; thùy tràng
hình elip thuôn dài khoảng 2 mm ....... 10. G. burmanicum
9b. Lá kép (3) 5 – 7 (– 9) lá chét
11a. Vỏ quả nhiều lông; cuống lá mập…………….
............................................................11. G. pentaphyllum
11b. Vỏ quả nhẵn; cuống lá thanh mảnh
12a. Cuống quả ngắn hơn 5 mm; lá có lông
thưa thớt hoặc dày đặc .............11. G. pentaphyllum
12b. Cuống quả dài 7 – 25 mm
13a. Hoa đơn tính cùng gốc; quả 3
cạnh rộng hoặc dẹt.......... 12. G. guangxiense
13b. Hoa đơn tính khác gốc; quả hình
cầu hoặc hình tam giác ngược


8


14a. Quả hình tam giác ngược
dẹt; lá kép 5 – 7 lá chét hình elip hoặc
hình trứng dẹt ....... 13. G. compressum
14b. Quả hình cầu; lá kép 7 – 9
lá chét, hình elip hẹp hoặc mũi mác
rộng ............................. 14. G. longipes
Theo đó, các đặc điểm chính được dùng để nhận biết là loại lá (đơn, kép), số
lượng lá chét, cuống lá (có cạnh, hình trụ), bề mặt phiến lá (nhẵn, có lông), loại hoa
(đơn tính cùng gốc, đơn tính khác gốc), cách mọc và hình dạng của cụm hoa cái,
hoa cái (vòi nhụy, núm nhụy), loại quả (quả nang, quả mọng), bề mặt quả (nhẵn, có
lông), hình dạng quả (hình chuông, hình tam giác ngược, hình cầu), cuống quả (dài,
ngắn),…
1.1.3. Thành phần hóa học trong chi Gynostemma Blume
1.1.3.1. Saponin

Hình 1.1. Cấu trúc khung dammaran
Thành phần hóa học chính và được nghiên cứu nhiều nhất ở chi Gynostemma
Blume là saponin. Các saponin có mặt trong chi này thuộc nhóm dammaran (Hình
1.1). Dammaran là một nhóm saponin triterpenoid tetracyclic, trong đó cấu trúc
phần genin của saponin triterpenoid có 30 carbon, cấu tạo bởi 6 đơn vị hemiterpen
nối với nhau theo quy tắc đầu đuôi tạo thành 4 vòng: A, B, C (6 cạnh), D (5 cạnh)
9


và một mạch nhánh 8 carbon. Đại diện cho nhóm này là các saponin của Nhân sâm
(Panax ginseng C.A. Meyer, họ Nhân sâm – Araliaceae) và một số dược liệu khác

như hạt Táo (Ziziphus jujuba Mill., họ Táo – Rhamnaceae), Rau đắng biển (Bacopa
monnieri (L.) Wettst., họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae),… [9].
Các saponin trong chi Gynostemma Blume thường được đặt tên là các
gypenosid hay gynosaponin. Trên 100 gypenosid đã được phân lập từ loài G.
pentaphyllum (Thunb.) Makino [40], trong đó có 10 saponin có trong chi Panax là
ginsenosid-Rb2 [29], -Rg3 [39], -Rc [37], -Rb1, -Rb3, -Rd, -F2 [42],
malonylginsenosid-Rb1, -Rd [32] và Rf (proto-panaxatriol) [37]. Các ginsenosid
này chiếm 25% saponin toàn phần trong cây và là bằng chứng đầu tiên cho các
ginsenosid được tìm thấy ngoài họ Nhân sâm (Araliaceae). Hình 1.2 cho thấy cấu
trúc saponin thường gặp trong G. pentaphyllum (Thunb.) Makino. [40]

R1 (1 – 3)
arabinose
glucose
rhamnose
xylose

R2

R3

R4

R5

R6

-H

-CH3


-H

-OH

-CH3

-OH

-CH2OH

-OH

-O-đường

-CH2OH

-CHO

=O

R7
a–i

-CH2O-glucose
-OH

Hình 1.2. Cấu trúc saponin thường gặp trong G. pentaphyllum
Các gypenosid khác bao gồm gylongiposid I, gypenosid XLVIII, LXIX và
các


chất

19-oxo-3β,20S,21-trihydroxy-25-hydroperoxydammar-23-en-3-O-α-L-

rhamnopyranosyl

(1→2)-[β-D-xylopyranosyl
10

(1→3)]-α-L-arabinopyranosid;


3β,12β,23S,25-tetrahydroxy-20S,24S-epoxydammaran
(1→2)]-β-D-glucopyranosid;

3-O-[β-D-xylopyranosyl

3β,20S,21-trihydroxy-25-methoxydammar-23-en-3-

O-α-L-rhamnopyranosyl (1→2)-[β-D-xylopyranosyl (1→3)]-β-D-glucopyranosyl21-O-β-D-xylopyranosid [48].
Ngoài ra, còn có các saponin với phần genin là epoxydammaran: 3β,12β,25trihydroxy-20(S),24(S)-epoxydammaran 3-O-β-D-glucopyranosyl (1→2)-β-D-xylopyranosid;

3β,12β,25-trihydroxy-20(S),24(R)-epoxydammaran

3-O-β-D-

glucopyranosyl (1→2)-β-D-xylopyranosid và 3β,12β,23β,25-tetrahydroxy-20(S),24
(S)-epoxydammaran 3-O-β-D- glucopyranosyl (1→2)-β-D-xylopyranosid [36]; các
saponin loại ocotillon có vòng epoxy ở vị trí C-17: (20S,24S)-20,24-epoxy-12,25dihydroxydammaran-3-yl


O-β-D-glucopyranosyl

(1→2)-β-D-xylopyranosid;

(20S,24S)-20,24-epoxy-12,25-dihydroxydammaran-3-yl

O-β-D-glucopyranosyl

(1→2)-β-D-glucopyranosid; (20S,24R)-20,24-epoxy-12,25-dihydroxydammaran-3yl

O-β-D-glucopyranosyl

(1→2)-β-D-xylopyranosid;

12,23β,25-trihydroxydammaran
xylopyranosid;

3β-yl

(20S,24S)-20,24-epoxy-

O-β-D-glucopyranosyl

(1→2)-β-D-

(12R,20S,24S)-20,24;20,12-diepoxy-25-hydroxydammaran-3β-yl

O-β-D-glucopyranosyl (1→2)-β-D-xylopyranosid [35].
Những loài khác trong chi Gynostemma Blume cũng phân lập được một số

saponin như ginsenosid-Rb2; 3-O-β-D-glucopyranosyl 20-O-[β-D-glucopyranosyl
(1→6)-α-L-arabinopyranosyl]-3β,12β,20β-trihydroxydammar-24-en từ loài G.
burmanicum King ex Chakrav.

[16]; gycomosid I (1β,3β,12β,20(S),26-

pentahydroxydammar-24(25)-en-20(S)-O-β-D-glucopyranosyl

(1→6)-β)-D-

glucopyranosid) từ G. compressum X.X.Chen & D.R.Liang [26]; ginsenosid-Rh1, F1, -Rc, -Rg2, -Rd, gypenoside XLVI và amarantholidosid IV từ G. yixingense
(Z.P.Wang & Q.Z.Xie) C.Y.Wu & S.K.Chen [44]; 6 dammaran glycosid trong đó
có 5 saponin có nhóm –COOH ở vị trí C-29 từ G. cardiospermum Cogn. ex Oliv.
[49].
11


1.1.3.2. Flavonoid
Ngoài saponin, flavonoid cũng là một trong những nhóm chất chính trong
các loài thuộc chi Gynostemma Blume nhưng ít được nghiên cứu hơn.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy sự có mặt của một số flavonoid như rutin [27],
ombuosid [27], [29], isorhamnetin, quercetin [45], ombuin [45], [47], vitexin [48]
trong G. pentaphyllum (Thunb.) Makino.
- Những flavonoid này (trừ vitexin) cũng đã được phân lập từ G. laxiflorum
C.Y.Wu & S.K.Chen [31].
- Từ dịch chiết cồn của cây G. cardiospermum Cogn. ex Oliv., người ta đã
phân lập được 3 flavonoid là rutin, kaempferol và quercetin [49].
1.1.3.3. Các chất khác
- G. pentaphyllum (Thunb.) Makino được xác định là không chứa alcaloid
[22] nhưng G. burmanicum King ex Chakrav. lại cho phản ứng dương tính với

thuốc thử chung của alcaloid [1].
- Một nghiên cứu của Huang và cộng sự đã phân lập và xác định được 15
loại clorophyll và dẫn chất từ G. pentaphyllum (Thunb.) Makino, bao gồm:
pheophytin a và a′, chlorophyll a và a′, hydroxypheophytin a và a′, pyropheophytin
a,

hydroxychlorophyll

a,

pheophytin

b



b′,

chlorophyll

b



b′,

hydroxychlorophyll b, hydroxypheophytin b và b′ [30].
- Tổng cộng có 25 carotenoid trong G. pentaphyllum (Thunb.) Makino đã
được xác định bằng HPLC, trong đó nhiều nhất là trans-lutein, sau đó đến cislutein [34].
- Sterol trong G. pentaphyllum (Thunb.) Makino bao gồm các loại βsitosterol và isofucosterol [38], stigmasterol, chodrillasterol, spinasterol, ergostanol

[43].
12


- Bằng phương pháp điện di mao quản, người ta đã xác định thành phần
polysaccharid tan trong nước của G. pentaphyllum (Thunb.) Makino là một
heteropolysaccharid không tinh bột điển hình có glucose là monosaccharid chính
(23,2%) bên cạnh các monosaccharid khác như galactose, arabinose, rhamnose,
acid galacturonic, xylose, mannose và acid glucuronic [46].
- Một số chất khác được tìm thấy trong chi Gynostemma Blume như vitamin,
muối khoáng, acid amin [25], acid hữu cơ (acid malonic [27]), acid béo [47] (acid
palmitic [45]), vomifoliol, 24-ethyl-5α-cholesta-7,22(E)-dien-3-on, 24-ethyl-5αcholesta-7,22(E)-dien-3-3β-ol [45], allantion [48], linalool 3-O-β-D-glucopyranose
[49].
1.2. Tổng quan về loài Gynostemma longipes C.Y.Wu
Tên thường dùng: Giảo cổ lam bảy lá
1.2.1. Đặc điểm hình thái
Cây dây leo. Thân cành mảnh, có 5 góc hình ngũ giác; mỗi gióng dài 10 – 20
cm, đường kính 0,2 – 0,3 cm, lông dày ở mấu. Lá kép chân vịt. Cuống lá dài 7 – 10
cm, rộng 2,5 – 3,5 cm; gốc hình nêm; mép lá răng cưa to có gai nhỏ ở đỉnh răng;
ngọn lá nhọn thuôn dài; mặt trên có lông cứng rải rác, mặt dưới nhẵn, gân bên 9
cặp hình lông chim, có lông tơ thưa. Lá bên nhỏ dần. Tua cuốn mảnh, rẽ đôi muộn.
Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực kép 3 lần chùm, mảnh, dài khoảng 5 – 15 cm.
Hoa đực rất nhỏ, tỏa tia màu trắng. Cuống 2,3 – 2,5 mm. Đài 5 rời, hình tam giác,
dài 0,5 – 0,7 mm. Tràng 5, hình tam giác, rời, dài 1,2 – 1,4 mm, rộng 0,8 – 1 mm,
ngọn thường quăn. Nhị 5, chỉ nhị dính thành một cột ở trung tâm, phần trên tách 5,
hình sao; bao phấn 2 ô, hướng ngoài. Cụm hoa cái kép 3 lần chùm, dài 10 – 18 cm.
Hoa cái cuống dài 1,8 – 2,0 mm, đài và tràng giống như hoa đực, bộ nhụy cấu tạo
bởi 3 lá noãn hàn liền, 2 – 3 vòi nhụy mập, rời, núm nhụy chia 2 – 3; bầu giữa, 3 ô,
mỗi ô có 1 hạt. Quả mọng, khi chín màu vàng xanh, đường kính 6 – 7 mm, cuống
13



quả dài 8 – 15 mm. Hạt hình tim, rộng 3 – 4 mm, dài 3 – 4 mm, màu xám nhạt,
cạnh hạt lõm vào phía trong, viền hạt có răng cưa, 2 mặt có hoa văn dạng cục.
Đặc điểm sinh thái: ra hoa vào tháng 8 – 10, quả tháng 11 – 12.
Ở Việt Nam, Giảo cổ lam bảy lá phân bố ở một số tỉnh như Hòa Bình, Lào
Cai, Hà Giang, Cao Bằng. [33]
1.2.2. Thành phần hóa học
Các nhóm chất xuất hiện trong G. longipes C.Y.Wu bao gồm saponin,
flavonoid, acid amin, acid hữu cơ, đường khử, sterol và polysaccharid, trong đó
saponin là thành phần chính [20].
Năm 1993, Sun và cộng sự đã phân lập được 2 saponin từ G. longipes
C.Y.Wu là gylongosid A và B có cấu trúc lần lượt là: (18-norfurostan-19-al,23hydroxy-4,4,8,14,24-pentamethyl-3-[(2-O-β-D-xylopyranosyl β-D-xylopyranosyl)
oxy]-(3β,16ξ,21β)-(9CI))



(18-norfurostan-19-al,3-[(O-6-deoxy-β-L-

mannopyranosyl (1→2)-O-β-D-xylopyranosyl (1→2)-β-D-xylopyranosyl)oxy)-23hydroxy-4,4,8,14, 24-pentamethyl-(3β,16ξ,21β)-(9CI)) [41].
Sau đó 4 năm, Guo và cộng sự phân lập được 3 saponin nhân dammaran từ
G. longipes C.Y.Wu, trong đó có một chất mới là gylongiposid I có cấu trúc là 19oxo-3β,20(S),21-trihydroxydammar-24-en-3-O-{[α-L-rhamnopyranosyl (1→2)] [βD-xylopyranosyl (1→3)]} α-L-arabinopyranosid và hai chất đã được biết đến trước
đó là gypenosid XLIX và ginsenosid Rb1. [28]
Ở Việt Nam, có một vài nghiên cứu phân lập và tinh chế được saponin
nhưng chưa xác định được cấu trúc mà mới chỉ nhận diện trong công thức có 2 – 3
đường [15], [17].
Những nghiên cứu đã phân lập và xác định được cấu trúc saponin có thể kể
đến như: nghiên cứu phân lập vinagynosteside A có cấu trúc (20S,24R)-3β,12β,25trihydroxy-20,24-epoxydammaran

3-O-{[α-L-rhamnopyranosyl

14

(1→2)][α-L-


rhamnopyranosyl (1→3)][β-D-xylopyranosyl (1→6)]}-β-D-glucopyranosid [20],
nghiên cứu phân lập 2 saponin nhân dammaran mới gylongiposide II-III và 1 hợp
chất đã được biết đến là 23S)-3β,20ξ,21ξ-trihydroxy-19-oxo-21,23-epoxydammar24-en

3-O-α-L-rhamnopyranosyl

(1→2)-[D-xylopyranosyl

(1→3)]-α-L-

arabinopyranosid [21] của nhóm tác giả trường Đại học Dược Hà Nội.
Bên cạnh những nghiên cứu phân lập, một nghiên cứu của Huang và cộng sự
nhằm định lượng saponin trong 3 loài G. pentaphyllum (Thunb.) Makino, G.
pubescens (Gagnep.) C.Y.Wu và G. longipes C.Y.Wu đã được tiến hành. Kết quả
cho thấy hàm lượng saponin cao nhất vào tháng 7, thấp nhất vào thời kì tạo hạt. Khi
so sánh 3 loài thì hàm lượng saponin trong G. longipes C.Y.Wu là thấp nhất, G.
pentaphyllum (Thunb.) Makino là cao nhất. [51]

15


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phần trên mặt đất của cây Giảo cổ lam thu hái tại thị trấn Mèo Vạc, huyện
Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang vào ngày 24 tháng 01 và ngày 06 tháng 04 năm 2018.

Mẫu tiêu bản được làm bằng phương pháp khô [7], lưu trữ tại Phòng tiêu bản
Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP). Mã hiệu tiêu bản
HNIP/18524/18.
Dược liệu sau khi thu hái được hong khô, sau đó cắt thành từng đoạn có kích
thước dưới 10 cm và sấy ở nhiệt độ 60oC trong tủ sấy tĩnh. Sau khi sấy khô, dược
liệu được bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.

Hình 2.1. Giảo cổ lam thu hái tại Mèo Vạc
Chú thích: 1. Mẫu ngoài thực địa; 2. Mẫu tiêu bản.
2.2. Phương tiện nghiên cứu
2.2.1. Hóa chất
- Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích.
- Dung môi chiết xuất: cloroform, ether dầu hỏa, EtOH 96%, MeOH, nBuOH, nước cất.
16


- Dung môi dùng cho SKLM: acid acetic, cloroform, dicloromethan, EtOAc,
MeOH, n- BuOH, nước cất.
- Thuốc thử Vanilin/H2SO4 pha trong EtOH 96%.
2.2.2. Phương tiện và máy móc
- Chụp ảnh mẫu nghiên cứu bằng máy ảnh kỹ thuật số Sony ILCE-6000.
- Sấy dược liệu bằng tủ sấy WiseVen và tủ sấy Shellab.
- Kính hiển vi soi nổi Nikon SMZ 745T kết nối camera Nikon DS-Fi2 và
máy tính.
- Kính hiển vi Nikon Eclipse Ci-L kết nối camera Nikon DS-Fi2 và máy tính.
- Cân kỹ thuật Sartorius.
- Cân phân tích hiện số Shimadzu AY 220.
- Bể siêu âm Daihan Scientific.
- Thu hồi dung môi bằng máy cất quay Buchi Rotavapor R-210.
- Xác định độ ẩm dược liệu bằng máy xác định độ ẩm Ohaus (Mỹ).

- Máy ly tâm lạnh Eppendorf Centrifuge 5415 R.
- Sắc ký lớp mỏng sử dụng bản mỏng tráng sẵn TLC Silica gel 60 F254.
- Bản mỏng sắc ký được hoạt hóa trong tủ sấy Viettronics ở nhiệt độ 110oC
trong 60 phút.
- Hệ thống sắc ký bản mỏng hiệu năng cao HPTLC: thiết bị phun mẫu
Linomat 5 CAMAG, buồng chụp ảnh TLC Visualizer CAMAG.
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
- Đặc điểm hình thái: Quan sát bằng mắt thường, qua kính hiển vi soi nổi và
mô tả theo phương pháp mô tả phân tích [7].
- Đặc điểm vi học:
17


+ Đặc điểm vi phẫu: Tiêu bản vi phẫu được thực hiện bằng phương pháp
nhuộm kép. Các đặc điểm cấu tạo giải phẫu của thân và lá được mô tả phân tích
theo nguyên tắc nghiên cứu tiêu bản vi phẫu [7]. Tiêu bản được soi và chụp ảnh
qua kính hiển vi kết nối camera ở các vật kính 4x, 10x và 40x.
+ Đặc điểm bột: Dược liệu sau khi sấy khô đem xay nhỏ, làm tiêu bản, quan
sát và chụp ảnh các đặc điểm của bột qua kính hiển vi ở các vật kính 10x và 40x.
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
2.3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phương pháp hóa học
Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ có mặt trong dược liệu theo phương
pháp thường quy theo các tài liệu “Thực tập Dược liệu” và “Phương pháp nghiên
cứu hóa học cây thuốc” [5], [12].
a. Định tính đường khử tự do, acid amin, acid hữu cơ
Cho 5 g bột dược liệu vào cốc có mỏ, thêm 30 ml nước cất, đun sôi trong 7
phút. Để nguội, lọc lấy dịch lọc đem làm phản ứng định tính.
- Định tính acid amin:
Cho 2 ml dịch lọc vào ống nghiệm nhỏ. Nhỏ vài giọt TT Ninhydrin 3% vào,

sau đó đun cách thủy vài phút. Xuất hiện màu xanh tím thì kết luận phản ứng
dương tính.
- Định tính acid hữu cơ:
Cho 2 ml dịch lọc vào ống nghiệm nhỏ, thêm ít tinh thể Na2CO3. Quan sát
nếu thấy có bọt khí nổi lên thì kết luận phản ứng dương tính.
- Định tính đường khử tự do:
Cho 2 ml dịch lọc vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 0,5 ml TT Fehling A và 0,5 ml
TT Fehling B. Đun sôi cách thủy vài phút. Xuất hiện tủa màu đỏ gạch thì kết luận
phản ứng dương tính.
b. Định tính alcaloid
18


×