Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của một loài giảo cổ lam ở bắc sơn (lạng sơn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐẶNG DUY VIỆT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
MỘT LOÀI GIẢO CỔ LAM Ở
BẮC SƠN (LẠNG SƠN)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐẶNG DUY VIỆT
Mã sinh viên: 1301474

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
MỘT LOÀI GIẢO CỔ LAM Ở
BẮC SƠN (LẠNG SƠN)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. ThS. Nghiêm Đức Trọng
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực vật

HÀ NỘI – 2018




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến ThS. Nghiêm Đức Trọng, người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn
em trong suốt thời gian em thực hiện khoá luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo và các chị kĩ thuật viên
trong Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ em trong thời gian
thực hiện khoá luận tại trường.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ và góp ý
nhiệt tình của ThS. Phạm Tuấn Anh (Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà
Nội).
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, cổ vũ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá
luận này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đặng Duy Việt


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 2
1.1. Vị trí phân loại chi Gynostemma Blume ..................................................................... 2
1.2. Đặc điểm thực vật chi Gynostemma Blume ................................................................ 2
1.3. Phân bố chi Gynostemma Blume ................................................................................. 2

1.4. Khoá phân loại chi Gynostemma Blume ..................................................................... 3
1.5. Nhầm lẫn với các loài thực vật khác ........................................................................... 5
1.6. Thành phần hoá học một số loài trong chi Gynostemma Blume............................... 5
1.6.1. Saponin ................................................................................................................... 5
1.6.2. Flavonoid ................................................................................................................ 7
1.6.3. Các thành phần khác ............................................................................................... 7
1.1.8. Tác dụng sinh học và công dụng một số loài trong chi Gynostemma

Blume .... 8

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 10
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................. 10
2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu ............................................................................................. 10
2.2.1. Thuốc thử, dung môi, hóa chất ............................................................................. 10
2.2.2. Dụng cụ................................................................................................................. 10
2.2.3. Phương tiện và máy móc ...................................................................................... 10
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 11
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật .............................................................................. 11
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học............................................................................ 11

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................ 14
3.1. Thực nghiệm và kết quả............................................................................................. 14
3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật .............................................................................. 14
3.1.2. Nghiên cứu thành phần hoá học............................................................................ 19
3.2. Bàn luận....................................................................................................................... 25
3.2.1. Về thực vật ............................................................................................................ 25
3.2.2. Về hoá học ............................................................................................................ 25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

G.

Gynostemma

HPLC

High-performance liquid chromatography – Sắc ký lỏng hiệu năng cao

MeOH

Methanol

n-BuOH

n-Butanol

NXB


Nhà xuất bản

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

TLC

Thin layer chromatography – Sắc ký lớp mỏng

TT

Thuốc thử

YHCT

Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng so sánh đặc điểm của các loài/chi có hình thái giống với các loài trong
chi Gynostemma ......................................................................................................5
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất chính của Giảo cổ lam quả dẹt .................19
Bảng 3.2. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết MeOH khai triển với hệ dung môi
Cloroform - EtOAc - MeOH - Nước (25 : 40 : 22 : 5) ..........................................20
Bảng 3.3. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết MeOH khai triển với hệ dung môi

Cloroform - n-BuOH - MeOH - Nước (2 : 4 : 1 : 2) .............................................21
Bảng 3.4. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết BuOH ..............................................23
khai triển với hệ dung môi Cloroform - Methanol - Nước (7 : 3 : 0,4) .........................23
Bảng 3.5. Kết quả định lượng saponin toàn phần trong mẫu nghiên cứu .....................24


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc khung dammaran...............................................................................6
Hình 1.2. Công thức các dammaran saponin đã được phân lập từ G. compressum........7
Hình 2.1. Giảo cổ lam thu hái tại Bắc Sơn ....................................................................10
Hình 3.1: Đặc điểm hình thái của cây đực ....................................................................15
Hình 3.2: Đặc điểm hình thái của cây cái ......................................................................15
Hình 3.3. Đặc điểm vi phẫu thân cây Giảo cổ lam quả dẹt ...........................................16
Hình 3.4. Đặc điểm vi phẫu lá Giảo cổ lam quả dẹt......................................................17
Hình 3.5. Đặc điểm vi phẫu cuống lá Giảo cổ lam quả dẹt. ..........................................18
Hình 3.6. Đặc điểm bột Giảo cổ lam nghiên cứu ..........................................................18
Hình 3.7. Hình ảnh sắc kí đồ khai triển bằng hệ dung môi Cloroform - EtOAc - MeOH
- Nước (25 : 40 : 22 : 5) .........................................................................................21
Hình 3.8. Hình ảnh sắc kí đồ khai triển bằng hệ dung môi 8 ........................................22
Hình 3.9. Hình ảnh sắc kí đồ khai triển bằng hệ dung môi ...........................................24
Cloroform - Methanol - Nước (7 : 3 : 0,4) ....................................................................24


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, xu thế sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để chăm sóc sức khoẻ,
điều trị và phòng ngừa các loại bệnh ngày càng gia tăng ở thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Tuy nhiên các loại sản phẩm này hầu hết được sử dụng dựa trên kinh
nghiệm dân gian hoặc y học cổ truyền, còn nhiều cây thuốc, bài thuốc chưa được
nghiên cứu, hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ, kĩ lưỡng. Giảo cổ lam là một trong số đó.
Giảo cổ lam là tên gọi chung của các loài trong chi Gynostemma Blume, được

sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam, với các tác dụng hạ glucose máu [18], chống oxy hoá
[13], giảm cholesterol máu [1]. Trong Y học cổ truyền (YHCT) cây được sử dụng điều
trị các bệnh về gan, viêm phế quản mạn tính [50]. Một số dạng bào chế từ Giảo cổ lam
cũng đã được sản xuất và lưu hành trên thị trường như trà túi lọc, viên nang cứng, viên
nén, viên bao film.
Trong một chuyến đi thực địa tại huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn, đoàn nghiên
cứu Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội đã phát hiện thấy một loài Giảo
cổ lam có nhiều đặc điểm thực vật khác các loài được sử dụng phổ biến, đặc biệt loài
này có vị ngọt dễ chịu chứ không đắng như các loài khác. Nhận thấy sự khác biệt về
đặc điểm thực vật và dự đoán sự khác biệt về thành phần hoá học, chúng tôi tiến hành
đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hoá học của một loài Giảo cổ
lam ở Bắc Sơn (Lạng Sơn)".
Đề tài có 2 mục tiêu chính:
- Mô tả đặc điểm thực vật và đặc điểm vi học mẫu nghiên cứu.
- Định tính các nhóm chất hoá học, định tính bằng sắc kí lớp mỏng và định
lượng saponin toàn phần trong mẫu nghiên cứu.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại chi Gynostemma Blume
Theo tài liệu hệ thống phân loại của Takhtajan [17], chi Gynostemma Blume
được xếp vào họ Bí (Cucurbitaceae), bộ Bí (Cucurbitales), liên bộ Hoa tím (Violanae),
phân lớp Sổ (Dilleniidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta).
1.2. Đặc điểm thực vật chi Gynostemma Blume
Cây thảo, lâu năm, dây leo, nhẵn hoặc có lông. Lá so le, kép chân vịt, 3 – 9 lá
chét, hiếm khi đơn; phiến lá chét hình trứng – mác. Tua cuốn chẻ đôi, ít khi đơn. Cây
đơn tính khác gốc, hiếm khi đơn tính cùng gốc. Hoa đơn tính, cụm hoa chùm hoặc

chùy, ở nách lá hoặc đầy cành; cuống của hoa có khớp; lá bắc con ở gốc. Hoa đực: ống
đài ngắn, 5 thùy; các mảnh hình mác hẹp; tràng màu xanh hoặc trắng, hình bánh xe, 5
thùy xẻ sâu; các thùy hình mác hoặc trứng – mác, mép cuộn vào trong khi là nụ; nhị 5,
đính vào gốc của ống bao hoa; chỉ nhị ngắn, hàn liền; bao phấn đứng, hình trứng, 2 ô,
nứt dọc, trung đới hẹp, nhưng không kéo dài; hạt phấn hình cầu hoặc elip, có gờ theo
chiều dọc hoặc nhẵn, tự mở bằng lỗ; nhụy hoa tiêu giảm hay không có (tiêu giảm hoàn
toàn). Hoa cái: đài và tràng giống hoa đực; nhị lép tồn tại; bầu hình cầu, 2 – 5 ô; vòi
nhụy 3, hiếm khi 2, 4 hoặc 5, rời nhau; núm nhụy 2 hoặc 1, hình lưỡi liềm hoặc xẻ
răng cưa không đều; noãn 2, treo trong mỗi ô. Quả mọng hình cầu, hình dàn và kích
thước giống hạt đậu Hà Lan, hoặc quả nang, có 3 thùy tử đinh, đinh có u hoặc 3 vòi
nhụy dài tồn tại. hạt 2 hoặc 3, hình trứng rộng, dẹt, có nhú hoặc gai nhú [9], [23].
1.3. Phân bố chi Gynostemma Blume
Hiện nay trên thế giới có khoảng 19 loài thuộc chi Gynostemma Blume, phân
bố từ vùng nhiệt đới châu Á tới Đông Á; từ Himalaya tới Nhật Bản, Malaysia và New
Guinea. Loài G. pentaphyllum (Thumb.) Makino phổ biến nhất, phân bố ở Ấn Độ,
Nepal, Bangladesh, Srilanca, Lào, Myanma, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Nơi
đa dạng Gynostemma nhất là ở Trung Quốc, hiện nay đã được ghi nhận 14 loài [23].
Theo quan điểm hiện nay, chi Gynostemma được chia thành 2 phân chi (Subgenus),
bao gồm: (i) Subg. Trirostellum, với dạng quả nang, tự mở bằng 3 van, và (ii) Subg.
Gynostemma, với dạng quả mọng không tự mở. Ở Subg. Trirostellum lại được chia
thành 2 loại (Section) là (i) Sect. Pentagyne và Sect. Trirostellae.

2


Ở Việt Nam, theo các tài liệu của tác giả Võ Văn Chi [8] và Phạm Hoàng Hộ
[12], chi Gynostemma Blume có 2 loài G. pentaphyllum (Thumb.) Makino (Giảo cổ
lam, Cổ yếm, Thư tràng năm lá) và G. laxum (Wall.) Cogn. (Cổ yếm lá bóng, Thư
tràng thưa). Năm 2009, có thêm một loài mới thuộc chi Gynostemma Blume được
công bố, bổ sung vào hệ thực vật Việt Nam là G. longipes C. Y. W. [30]. Năm 2015,

có thêm 2 loài là Gynostemma burmanicum King ex Charkav. (Giảo cổ lam Miến
điện) và Gynostemma compressum X. X. Chen & D. R. Liang (Giảo cổ lam quả dẹt)
được công bố và bổ sung vào hệ thực vật Việt Nam [3]. Tính đến nay đã có 5 loài
được công bố ở Việt Nam.
1.4. Khoá phân loại chi Gynostemma Blume
Khoá phân loại chi Gynostemma Blume ở Trung Quốc [23] như sau:
1a. Quả nang hình chuông, khi chín tự mở theo đường quanh thân bầu nhuỵ, có 3 thuỳ;
3 (-5) vòi nhuỵ tồn tại, dạng mỏ dài
2a. Hoa cái đơn độc hoặc mọc thành từng đôi một ở nách lá, cuống hoa nhỏ dài
3-4 cm, bầu 5 ô, mẫu 5 ..............................................................1. G. pentagynum
2b. Hoa cái mọc nhiều trên cành hoặc dạng chùm ở nách lá hoặc đầu cành,
cuống hoa ngắn hơn 5 mm, bầu 3 ô, mẫu 3
3a. Hoa cái mọc thành chùm thưa; cuống quả dài 8-10 mm
............................................................................................2. G. laxiforum
3b. Hoa cái mọc trên cành thành dạng spiciform; cuống quả ngắn hơn 5 mm
4a. Núm nhuỵ hình lưỡi liềm có răng không đều, vòi nhuỵ dài
2,5-3 mm, hoặc dày và ngắn vào khoảng 0,5 mm
5a. Vòi nhuỵ mỏng và dài, 2,5-3 mm, có thể dài đến 5 mm;
không rụng; mép hạt không có rãnh và không có cánh
.....................................................................3. G. yixingense
5b. Vòi nhuỵ ngắn và dày; dạng mo và không rụng; hạt
hình tim rộng, mép hạt có rãnh không đều và có cánh hẹp
.............................................................4. G. cardiospermum
4b. Núm nhuỵ chia 2 thuỳ, không bao giờ có hình lưỡi liềm, vòi
nhuỵ ngắn hơn 0,5 mm
6a. Đường kính quả khoảng 3 mm, nhẵn, có đốm đen. Lá
kép với 5 lá chét hình elip ...................5. G. microspermum

3



6b. Đường kính quả 5-6 mm, có lông trắng, không có đốm
đen. Lá kép với 5-7 lá chét hình elip rộng
..................................................................6. G. aggregatum
1b. Quả mọng hình cầu hay hình cầu dẹt, không tự mở; vòi nhuỵ ngắn không rụng, có
mấu, không bao giờ hình giống mỏ chim
7a. Lá đơn ..............................................................................7. G. simplicifolium
7b. Lá kép chân vịt
8a. Cuống lá 3 cạnh, với cánh hẹp ................................8. G. caulopterum
8b. Cuống lá hình trụ, với vân dọc, không có cánh
9a. Lá kép với 3-5 lá chét
10a. Lá có cả hai bề mặt đều trơn nhẵn, có thể có lông dọc
theo gân chính; có lông thưa ở các mấu; thuỳ tràng hình
mũi mác hẹp dài 2-3 mm ...................................9. G. laxum
10b. Phiến lá và thân cây có nhiều lông; thuỳ tràng elip
thuôn dài khoảng 2 mm .........................10. G. burmanicum
9b. Lá kép với (3) 5-7 (-9) lá chét
11a. Vỏ quả nhiều lông; cuống lá mập
..............................................................11. G. pentaphyllum
11b. Vỏ quả nhẵn; cuống lá thanh mảnh
12a. Cuống quả ngắn hơn 5 mm; lá có lông thưa
thớt hoặc dày đặc ......................11. G. pentaphyllum
13a. Hoa đơn tính cùng gốc; quả 3 cạnh rộng
hoặc dẹt ...........................12. G. guangxiense
13b. Hoa đơn tính khác gốc; quả hình cầu
hoặc hình tam giác ngược
14a. Quả hình tam giác ngược dẹt; lá kép
với 5-7 lá chét hình elip hoặc trứng dẹt
...............................13. G. compressum
14b. Quả hình cầu; lá kép với 7-9 lá

chét, hình elip hẹp hoặc mũi mác rộng
.....................................14. G. longipes

4


1.5. Nhầm lẫn với các loài thực vật khác
Một số chi như Neoalsomitra, Gomphogyne (Cucurbitaceae), Cayratia,
Tetrastigma (Vitaceae) có đặc điểm hình thái gần giống với chi Gynostemma nên
trong thực tế thu hái và sử dụng có thể gây nhầm lẫn. Điểm giống và khác nhau giữa
các chi này được thể hiện trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Bảng so sánh đặc điểm của các loài/chi có hình thái giống với các loài
trong chi Gynostemma
Đặc điểm
1 Thân
2 Lá kép

3

Tua cuốn

4
5

Cụm hoa
Hoa

6

Bộ nhị


7

Quả

Neoalsomitra
Dây leo gỗ
Lá kép, 3-5 lá
chét, mép lá
nguyên,

tuyến ở gốc lá.
Mọc cùng phía
với lá
Chùm
- Mẫu 5
- Đơn tính
Chỉ
nhị
rời/dính nhau
thành cột ở
trung tâm
Quả nang, hình
chuỳ hay hình
trụ cụt ở đỉnh,
mở bằng 3 van
ở đỉnh

Gomphogyne
Dây leo

Lá kép, 3-5
lá chét, mép
răng cưa

Gynostemma
Dây leo
Lá kép, 1-3-5-79 lá chét, mép
răng cưa

Cayratia
Dây leo
Lá kép, 3-57-9 lá chét,
mép
răng
cưa
Mọc
cùng Mọc cùng phía Mọc đối diện
phía với lá
với lá
với lá
Chùm
Chùm (chuỳ)
Tán ngù
- Mẫu 5
- Mẫu 5
- Mẫu 4
- Đơn tính
- Đơn tính
- Lưỡng tính
Chỉ nhị rời

Chỉ nhị dính Chỉ nhị rời
thành cột ở
trung tâm

Tetrastigma
Dây leo
Lá kép, 3-57 lá chét,
mép
răng
cưa
Mọc
đối
diện với lá
Tán ngù
- Mẫu 4
- Lưỡng tính
Chỉ nhị rời

Quả
nang,
hình
con
quay, tự mở
thành 3 mảnh
ở đỉnh

Quả mọng, hình Quả mọng, Quả mọng,
cầu, không tự có khi nạc
hầu như khô
mở hoặc quả

nang,
hình
chuông, tự mở

1.6. Thành phần hoá học một số loài trong chi Gynostemma Blume
Theo các tài liệu đã công bố trong nước và trên thế giới, thành phần hoá học
của chi Gynostemma gồm các nhóm chất chính là saponin, flavonoid, ngoài ra còn có
sterol, carotenoid, polysaccharid, alcaloid và acid hữu cơ.
Các nghiên cứu về hoá học của chi Gynostemma Blume chủ yếu ở loài
Gynostemma pentaphyllum (Thumb.) Makino.
1.6.1. Saponin
Phần aglycol của các saponin thuộc nhóm dammaran, là một nhóm triterpenoid
có 4 vòng (triterpenoid tetracyclic) [39].
5


Hình 1.1. Cấu trúc khung dammaran
- Saponin trong Gynostemma pentaphyllum (Thumb.) Makino
Saponin là thành phần chính trong cây, còn được gọi là gynosaponin. Hơn 100
saponins đã được phân lập và xác định trong cây bởi các nhà khoa học Nhật Bản và
Trung Quốc từ 1976 đến nay. Trong đó 8 saponin là ginsenoside có trong Panax
ginseng [39]. Các ginsenosides trong G. pentaphyllum chiếm gần 25% tổng
gynosaponin trong cây. Phần còn lại hầu hết là các gypenosides được phát hiện chỉ
trong G. pentaphyllum [35]. Hàm lượng saponin toàn phần chiếm khoảng 2,4% dược
liệu khô. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng saponin đạt tối đa khi cây đang ra
hoa [47].
Khung cấu trúc dammaran của G. pentaphyllum có 4 vòng và một mạch nhánh
có 8 carbon, 4 vòng gồm 3 vòng 6 cạnh và 1 vòng 5 cạnh [20]. Phần aglycol có cấu
trúc gần giống với cấu trúc aglycol của ginsenoside trong nhân sâm [26].
Các saponin trong G. pentaphyllum (Thumb.) Makino đa số ở dạng vô định

hình [35], chỉ một số ít ở dạng tinh thể là gypenoside A [35], gynogenin II [36] và
gynosaponin TN1 [39].
- Saponin trong Gynostemma longipes C. Y. WU
Đã phân lập được các saponin là glycoside A, glycoside B, gylonggiposide 1,
ginsenoside Rb1, gypenosid XLIX [41] và vinagynosteside A [19] từ G. longipes.
- Saponin trong Gynostemma burmanicum King ex Chakrav.
Bằng phương pháp sắc ký cột đã phân lập được hai dammaran saponin, ký hiệu
là GB.Bu-02 và GB.Bu-01. Đã nhận dạng được GB.Bu-01 là: 3-O-β-Dglucopyranosyl-20-O-[β-D-glucopyranosyl(1→6)-α-L-arabinopyranosyl]-3β,12β,20β6


trihydroxydammar-24-en;

GB.Bu-02

là:

3-O-[β-Dglucopyranosyl(1→2)-β-D-

glucopyranosyl]-20-O-[β-D-glucopyranosyl(1→6)-α-L-arabinopyranosyl]3β,12β,20β-trihydroxydammar-24-en hay còn gọi là ginsenosid Rb2 [16].
- Saponin trong Gynostemma compressum X. X. Chen. & D. R. Liang
Saponin là thành phần chính trong cây Giảo cổ lam quả dẹt. Bốn saponin,
gycomoside I-IV, được phân lập từ phần trên mặt đất của cây. Cấu trúc các chất được
xác

định



1,3,12,20(S),26-pentahydroxy-dammar-24(25)-en-20(S)-O--D-


glucopyranosyl-(1-6)--D-glucopyranoside

(gycomoside

I);

1,3,12,20(S)-

tetrahydroxy-dammar-24(25)-en-3-O--D-glucopyranosyl-20(S)-O--Dglucopyranosyl-(1-6)--D-glucopyranoside (gycomoside II); 1,3,12,20(S), 26pentahydroxy-dammar-24(25)-en-20(S)-O--D-glucopyranoside (gycomoside III) và
1,3,12,20(S),26-pentahydroxy-dammar-24(25)-en-3-O--D-glucopyranosyl-20(S)O--D-glucopyranosyl1-6--D-glucopyranoside (gycomoside IV) [27].

Gycomoside I

Gycomoside II

Gycomoside III

Gycomoside IV

Hình 1.2. Công thức các dammaran saponin đã đƣợc phân lập từ G. compressum
1.6.2. Flavonoid
Đã xác định được trong G. pentaphyllum có ombuin, ombuoside, rutin [28],
quercitin [14], quercetin-di-(rhamno)-hexosid, quercetin-rhamno-hexosid, kaempferolrhamno-hexosid và kaempferol-3-O-rutinosid [32].
1.6.3. Các thành phần khác
7


- Polysaccharid: Đã phân lập được heteropolysaccharid với thành phần chính là
glucose, galactose, arabinose, rhamnose, xylose, ... [46] và một polysaccharid trung
tính với các thành phần: mannose, glucose, arabinose, rhamnose, galactose, acid

glucuronic [34].
- Sterol: được xác định có mặt trong G. pentaphyllum và chiếm một lượng nhỏ
(khoảng 0,0001%) bao gồm ergostanol, sitosterol, stigmasterol [39].
- Carotenoid: đã xác định 25 carotenoid có mặt G. pentaphyllum bằng phương
pháp HPLC, trong đó nhiều nhất là trans- Lutein, kế tiếp là cis- Lutein [33].
- Acid hữu cơ: đã xác định được sự có mặt của một số loại acid hữu cơ là acid
malonic [28], acid benzoic, acid vanillic [3].
1.1.8. Tác dụng sinh học và công dụng một số loài trong chi Gynostemma
Blume
1.1.8.1. Tác dụng sinh học
- Tác dụng hạ đường huyết: Nhiều nghiên cứu in vivo được tiến hành để đánh
giá tác dụng này của Giảo cổ lam. Các saponin được cho là gây nên tác dụng hạ đường
huyết của Giảo cổ lam qua mô hình điều trị cho chuột đã được kích thích tăng đường
huyết bởi streptozocin [39], các gypenosid cũng làm giảm glucose ngoại sinh trên
chuột tiểu đường béo phì bằng cách cải thiện sự nhạy cảm của các receptor insulin
[37]. Phanoside, một dammaran saponin phân lập từ G. pentaphyllum được chứng
minh kích thích giải phóng insulin từ các tế bào đảo tuỵ và tăng dung nạp glucose
[Norberg 2004].
- Tác dụng hạ lipid máu: Các nghiên cứu cho thấy sử dụng dịch chiết thô và các
gypenosid ở các liều khác nhau đều có khả năng làm giảm mức triglycerid và
cholesterol trên động vật thí nghiệm và người. Những thành phần mang lại hoạt tính
này được báo cáo là gynosaponin E, G, K, progypenosid A2, I, J, M, N và O [39].
- Tác dụng trên hệ tim mạch: G. pentaphyllum có khả năng làm giảm áp lực
máu, giảm nhịp tim, tăng độ bền mạch ngoại vi, động mạch não và động mạch vành
[38], chống huyết khối do kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu và làm đẩy nhanh quá trình làm
tan cục máu đông [42]. G. compressum có tác dụng bảo vệ trên tổn thương gốc oxy
hoá tự do tại động mạch nền [45].
- Tác động lên tế bào ung thư: Một số saponin trong G. pentaphyllum có hiệu
quả trong việc điều trị các khối u [44], [48]. Nhiều thử nghiệm in vitro và in vivo được
8



tiến hành chứng minh tác dụng này. Các gypenosides ức chế hoạt động của Nacetyltransferase (NAT), sự hình thành AF-DNA và biểu hiện của gen NAT trong một
dòng tế bào ung thư cổ tử cung [25]. Dịch chiết G. pentaphyllum đảo ngược loạn sản
biểu mô trong ung thư túi má ở chuột hamster vàng [49]. Gypenoside ức chế khả năng
tăng sinh của các dòng tế bào gan người (Hep3B và HA22T) phụ thuộc vào liều bằng
apoptosis [22].
1.1.8.2. Công dụng theo y học cổ truyền
Theo Võ Văn Chi, Giảo cổ lam có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, giải
độc, chữa ho và long đờm [8].
Theo YHCT Trung Quốc, Giảo cổ lam có vị đắng, tính ôn trung, bổ âm, trợ
dương và làm thuốc tăng cường sức đề kháng với vi khuẩn và các tác nhân gây viêm
[21]. Giảo cổ lam đã được sử dụng lâu đời ở Trung Quốc như một loại rau, một loại
thức ăn từ khoảng 500 năm trước [24]. Giảo cổ lam quả dẹt được người dân Quảng
Tây (Trung Quốc) dùng chữa bệnh viêm gan và viêm phế quản mạn tính [50].
Ở Nhật Bản, Giảo cổ lam được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu ra máu, làm
thuốc chống viêm và thuốc bổ [43].

9


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phần trên mặt đất của cây Giảo cổ lam thu hái tại xã
Nhất Hoà huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn vào ngày 8 tháng 3 và ngày 18 tháng 4 năm
2018. Dược liệu sau khi thu hái được hong khô, sau đó cắt thành từng đoạn có kích
thước dưới 5 cm và sấy ở nhiệt độ 60oC trong tủ sấy có quạt thông gió. Sau khi sấy
khô, dược liệu được bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.

Hình 2.1. Giảo cổ lam thu hái tại Bắc Sơn

a, Ảnh thực địa

b, Tiêu bản cây cái c, Tiêu bản cây đực

2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu
2.2.1. Thuốc thử, dung môi, hóa chất
Các thuốc thử, dung môi, hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích theo quy định của
Dược điển Việt Nam V.
2.2.2. Dụng cụ
Nghiên cứu sử dụng các bộ dụng cụ tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Thực vật
– Trường Đại học Dược Hà Nội.
2.2.3. Phương tiện và máy móc
- Chụp ảnh mẫu nghiên cứu bằng máy ảnh kỹ thuật số Canon 60D.
- Sấy dược liệu bằng tủ sấy WiseVen và tủ sấy Shellab.
- Kính hiển vi soi nổi Nikon SMZ 745T kết nối camera Nikon DS-Fi2 và máy
tính.
- Kính hiển vi Nikon Eclipse Ci-L kết nối camera Nikon DS-Fi2 và máy tính.
10


- Cân kỹ thuật Sartorius.
- Cân phân tích hiện số Shimadzu AY 220.
- Bể siêu âm Daihan Scientific.
- Thu hồi dung môi bằng máy cất quay Buchi Rotavapor R-210.
- Xác định độ ẩm dược liệu bằng máy xác định độ ẩm Ohaus (Mỹ).
- Sắc ký lớp mỏng sử dụng bản mỏng tráng sẵn TLC Silica gel 60 F254.
- Bản mỏng sắc ký được hoạt hóa trong tủ sấy Viettronics ở nhiệt độ 110oC
trong 15 phút.
- Hệ thống sắc ký bản mỏng hiệu năng cao HPTLC: thiết bị phun mẫu Linomat
5 CAMAG, buồng chụp ảnh TLC Visualizer CAMAG.

2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
- Đặc điểm hình thái: Lấy mẫu có hoa quả, quan sát bằng mắt thường, qua kính
hiển vi soi nổi và mô tả theo phương pháp mô tả phân tích [5]. Mẫu tiêu bản được lưu
tại Phòng Tiêu bản Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội với mã số tiêu
bản HNIP/18522/18.
- Xác định tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái các mẫu dựa theo
các mẫu tiêu bản trong các phòng tiêu bản (Phụ lục 3), các tài liệu về thực vật [23].
- Đặc điểm vi học:
+ Đặc điểm vi phẫu: Tiêu bản vi phẫu được thực hiện bằng phương pháp
nhuộm kép. Các đặc điểm cấu tạo giải phẫu của thân, cuống lá và lá được mô tả phân
tích theo nguyên tắc nghiên cứu tiêu bản vi phẫu [5]. Tiêu bản được soi và chụp ảnh
qua kính hiển vi kết nối camera ở các vật kính 4x, 10x và 40x.
+ Đặc điểm bột: Dược liệu sau khi sấy khô đem xay nhỏ thành bột mịn, làm
tiêu bản bằng phương pháp giọt ép, quan sát và chụp ảnh các đặc điểm của bột qua
kính hiển vi ở các vật kính 10x và 40x [5].
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
2.3.2.1. Định tính bằng phản ứng hoá học đặc trưng
Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ có mặt trong dược liệu theo phương pháp
thường quy ghi trong tài liệu “Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc” [11].

11


Chuẩn bị mẫu: Dược liệu tươi thu hái về được hong khô, cắt nhỏ thành đoạn 5
cm, sấy trong tủ sấy có quạt gió ở nhiệt độ 60oC. Sau khi sấy khô, dược liệu được xay
thành bột thô, bảo quản trong túi kéo mép, để chỗ thoáng mát, khô ráo.
2.3.2.2. Định tính bằng sắc kí lớp mỏng
- Nguyên liệu: Thân và lá Giảo cổ lam tươi thu hái về được hong khô, cắt nhỏ
thành đoạn 5 cm, sấy trong tủ sấy có quạt gió ở nhiệt độ 60oC. Sau khi sấy khô, dược

liệu được xay thành bột thô, bảo quản trong túi kéo mép, để chỗ thoáng mát, khô ráo.
- Chiết xuất:
+ Dịch chiết MeOH chiết theo phương pháp chiết xuất bằng siêu âm:
Cân khoảng 3,0 g bột dược liệu cho vào cốc có mỏ, thêm 10 ml MeOH, chiết
siêu âm 2 lần mỗi lần 20 phút, giữa 2 lần rút dịch chiết và thêm 10 ml MeOH mới.
Gộp dịch chiết 2 lần, để nguội, lọc lấy dịch, đem cô cách thủy còn 1 ml, dịch này được
đem chấm sắc ký.
+ Dịch chiết n-BuOH chiết theo phương pháp chiết xuất bằng n-BuOH bão hòa
nước [2], [15].
Cân khoảng 2 g bột dược liệu, chiết hồi lưu cách thủy bằng 15 ml EtOH 70%
trong 10 phút. Lọc lấy dịch chiết EtOH 70%, bốc hơi cách thủy còn 5 ml, cho vào bình
gạn lắc với 5 ml n-BuOH bão hòa nước. Dịch chiết n-BuOH được bốc hơi cách thủy
còn 1 ml đem chấm sắc ký.
- Lựa chọn điều kiện triển khai sắc ký:
+ Pha tĩnh: Bản mỏng TLC Silica gel 60 F254 hoạt hóa ở nhiệt độ 110oC trong 1
giờ.
+ Pha động: Lựa chọn hệ dung môi thích hợp để các chất được tách tốt nhất.
Bình sắc kí rửa sạch, sấy khô, lót một lớp giấy lọc cao gần miệng và kín 3 mặt thành
trong của bình. Rót hệ dung môi đã pha từ từ theo thành bình, đậy nắp, để yên cho
dung môi bão hoà trong 15 phút.
+ Chấm sắc kí: Đưa mẫu lên bản mỏng: mẫu được đưa lên bản mỏng bằng thiết
bị phun mẫu Linomat 5. Vị trí tiêm mẫu cách mép dưới bản mỏng 10 mm. Khoảng
cách giữa vết ngoài cùng và mép ngoài bản mỏng là 7 mm. Khoảng cách giữa 2 vết
chấm cạnh nhau là 5 mm. Độ rộng băng chấm là 7 mm. Thể tích tiêm mẫu: 3µl.

12


+ Triển khai sắc ký: Đưa bản mỏng đã chấm mẫu và làm khô vào bình sắc ký
đã bão hòa dung môi. Sau khi triển khai lấy bản mỏng ra và để khô tự nhiên trong tủ

hốt hoặc sấy nhẹ cho bay hơi hết dung môi.
+ Phát hiện vết: Hiện vết bằng cách phun thuốc thử hiện màu Vanilin/H2SO4
rồi sấy ở 110oC trong vài phút cho đến khi hiện màu. Soi đèn tử ngoại ở bước sóng
254 nm và 366 nm trước khi phun thuốc thử. Soi dưới ánh sáng trắng sau khi phun
thuốc thử.
2.3.2.3. Định lượng saponin toàn phần
Định lượng saponin toàn phần trong dược liệu bằng phương pháp cân được ghi
trong Dược điển Việt Nam V [7].
Cách tiến hành:
Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu (qua rây số 355) đã xác định độ ẩm
cho vào túi giấy lọc, đặt túi vào bình Soxhlet, chiết bằng cloroform đến khi dịch chiết
không còn màu xanh. Loại bỏ dịch chiết cloroform. Sau đó chiết bằng methanol trong
2 giờ. Lọc, lấy dịch lọc cô đến còn khoảng 20 ml, rót từ từ vào 100 ml aceton, khuấy
đều, sẽ xuất hiện tủa. Lọc lấy tủa, hòa tan tủa vào 50 ml nước nóng, đun cách thủy cho
tan hết. Lọc lấy dịch lọc vào bình gạn, chiết saponin bằng n-BuOH 8 lần, mỗi lần 25
ml cho đến khi kiệt saponin. Gộp dịch chiêt, cất thu hồi dung môi, cô trên cách thủy
đến khô. Sấy cắn ở 60°C đến khối lượng không đổi.
Cân và tính hàm lượng saponin trong dược liệu theo công thức sau:
× 100 × 100

X (% ) =

Trong đó: a là khối lượng cắn khô saponin (g);
m là khối lượng dược liệu đem định lượng (g); d là độ ẩm dược liệu (%).

13


CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực nghiệm và kết quả

3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
3.1.1.1. Đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu
Dây leo. Tua cuốn mọc ở nách lá, hình chỉ mảnh, dài khoảng 7,5 cm, thường
chia 2 nhánh ở đầu, đoạn chia nhánh khoảng 2 cm, có trường hợp không xẻ hoặc xẻ
ba. Thân nhẵn, mảnh, có rãnh, mọc bò lan trên mặt đất, rễ thường mọc từ đốt ra. Thân
5 cạnh, ít lông, lông thường tập trung ở đốt. Lá so le, mỏng, kép lông chim 7 lá chét;
cuống lá dài 4-8 cm; lá chét hình thoi hoặc trứng ngược; lá chét giữa kích thước 3-4,7
cm x 1,3-2,2 cm, lá chét bên nhỏ hơn lá chét giữa, cuống lá chét 2-5 mm, mép lá khía
tai bèo nhỏ, số tai bèo 6-8, đỉnh có mũi nhọn ngắn; mặt dưới có lông ở gân, mặt trên
lông rải rác ở phiến lá, lông đa bào. Cây đơn tính khác gốc. Hoa đực trong cụm hoa
dạng chuỳ, mọc ở nách lá, cuống cụm hoa dạng chỉ 9-13 mm, cuống hoa 1,5-4 mm, lá
bắc khoảng 1,5 mm; hoa thường mẫu 5, đường kính khoảng 1,5 mm, đài hoa và tràng
hoa màu trắng hơi xanh, hình tam giác; 5 nhị hàn liền thành 1 cột, chiều dài cột
khoảng 0,3 mm, bao phấn hình trứng. Hoa cái thành cụm từ 1-6 hoa, thường mẫu 5, có
trường hợp mẫu 4, 6; vòi nhuỵ từ 2-3, trên đỉnh chia 3; bầu 2 ô mỗi ô 1 noãn. Quả dẹp;
hình tam giác ngược 5-7 x 4-6 mm, vỏ rất mỏng; đỉnh có bao hoa và vòi nhuỵ, cuống
quả dạng chỉ 1,1 - 1,8 cm. Hạt nâu nhạt, hình tam giác ngược, đường kính đỉnh khoảng
3,5 mm, cả 2 mặt đều có nốt, mép kía tai bèo hoặc khía rãnh. Hoa tháng 3-4, quả tháng
3-5. Có khi gặp đến tháng 9-10 (Hình 3.1, Hình 3.2).

14


1. Một đoạn thân mang lá, hoa, quả; 2. Cách mọc hoa; 3. Lá; 4, 5. Lông mặt dưới
và trên lá chét; 6. Tua cuốn; 7. Nụ; 8. Cụm hoa đực; 9, 10, 11. Hoa đực
Hình 3.1: Đặc điểm hình thái của cây đực

1. Một đoạn mang lá, hoa, quả; 2. Cách mọc lá, hoa; 3,4,5. Hoa cái;
6. Cụm quả; 7. Quả; 8,9. Mặt cắt ngang, dọc quả; 10. Hạt
Hình 3.2: Đặc điểm hình thái của cây cái

3.1.1.2. Tên khoa học của mẫu nghiên cứu
Căn cứ vào đặc điểm hình thái mẫu nghiên cứu, đối chiếu với khoá phân loại và
đặc điểm các loài trong chi Gynostemma Blume [23], mô tả trong các tài liệu tham
15


khảo [3] [50], các tiêu bản của các phòng tiêu bản trên thế giới (Phụ lục 3) cùng với sự
giúp đỡ của ThS. Nghiêm Đức Trọng, giảng viên Bộ môn Thực vật - Trường Đại học
Dược Hà Nội, tên khoa học của mẫu nghiên cứu được xác định là Gynostemma
compressum X. X. Chen & D. R. Liang, họ Bí (Cucurbitaceae). Loài này được gọi là
Giảo cổ lam quả dẹt.
3.1.1.3. Đặc điểm vi học của Giảo cổ lam quả dẹt.
 Vi phẫu thân
Mặt cắt ngang thân có hình 5 cạnh. Từ ngoài vào trong gồm các phần: Ngoài
cùng là biểu bì (1), gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, phía ngoài phủ cutin bắt màu
xanh. Dưới sát lớp biểu bì là mô dày góc (2), gồm các tế bào hình đa giác nhỏ, dày lên
ở góc tế bào, tập trung ở 5 góc của thân. Kế đến là mô mềm vỏ (3) gồm các tế bào
thành mỏng hình trứng hoặc đa giác xếp đều đặn từ 3-4 hàng. Tiếp theo là vòng mô
cứng (4) gồm nhiều cung mô cứng xếp liên tiếp sát nhau, kích thước các cung lớn nhỏ
khác nhau, mỗi cung gồm 4-5 hàng tế bào hình đa giác, thành dày hoá gỗ, kích thước
không đều nhau, bắt màu xanh. Bên trong là mô mềm (5) gồm 2-3 hàng tế bào thành
mỏng, kích thước nhỏ hơn mô mềm ruột. Tiếp đến là các bó libe-gỗ cấp 2 kích thước
khác nhau xếp liên tiếp nhau vòng xung quanh thân cây, bó libe-gỗ dạng chồng kép
với libe phía ngoài và trong (6) (8) bắt màu đỏ, các mạch gỗ (7) giữa 2 lớp libe bắt
màu xanh. Trong cùng là mô mềm ruột (9) gồm các tế bào hình đa giác, có thành
mỏng (Hình 3.3).

1. Biểu bì; 2. Mô dày góc; 3. Mô mềm vỏ; 4. Mô cứng;
5. Mô mềm; 6,8. Libe; 7; Gỗ; 9. Mô mềm ruột
Hình 3.3. Đặc điểm vi phẫu thân cây Giảo cổ lam quả dẹt

16


 Vi phẫu lá
Phần phiến lá
Gân lá: Biểu bì trên (1) và dưới (8) cấu tạo bởi các tế bào tròn nhỏ, đều đặn xếp
sít nhau, phía ngoài phủ cutin bắt màu xanh. Trên lớp biểu bì dưới (phần gân mặt dưới
lá) là lông che chở đa bào (9). Sát dưới biểu bì trên và dưới là các tế bào hình tròn kích
thước không đều nhau, có thành dày, bắt màu đỏ, xếp lộn xộn tạo thành mô dày góc
tập trung nhiều ở các vị trí lồi ra của gân lá tạo thành mô dày trên (2) và mô dày dưới
(7). Mô mềm (6) là các tế bào thành mỏng hình tròn hoặc đa giác, kích thước không
đều nhau, bắt màu đỏ. Bó libe-gỗ tạo thành vòng cung lớn ở giữa gân lá. Libe (4) gồm
2 lớp trên và dưới bắt màu đỏ, bao quanh gỗ. Gỗ (5) ở giữa 2 lớp libe, gồm các mạch
gỗ nối tiếp nhau thành từng dãy (Hình 3.4).
Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới giống như biểu bì trên và biểu bì dưới
phần gân lá. Sát biểu bì trên là một lớp mô giậu (3) gồm các tế bào hình chữ nhật xếp
vuông góc với bề mặt lá (Hình 3.4).

1. Biểu bì trên; 2. Mô dày trên; 3. Mô giậu; 4. Gỗ; 5. Libe;
6. Mô mềm; 7. Mô dày dưới; 8. Biểu bì dưới; 9. Lông che chở
Hình 3.4. Đặc điểm vi phẫu lá Giảo cổ lam quả dẹt
Phần cuống lá
Mặt cắt ngang cuống hơi lõm phía trên. Từ ngoài vào trong lần lượt là: Ngoài
cùng là một hàng tế bào biểu bì (1) gồm những tế bào hình chữ nhật xếp sít nhau, phía
ngoài phủ cutin. Dưới lớp biểu bì là các tế bào mô dày góc (2) hình đa giác kích thước
không đều nhau, dày lên ở góc tế bào, bắt màu đỏ tập trung tại những chỗ lồi trên
cuống. Các bó libe-gỗ nằm rải rác trong mô mềm ruột thành hình vòng cung, libe (3)
17



bắt màu đỏ bao quanh gỗ (4) bắt màu xanh. Mô mềm ruột (5) gồm các tế bào hình tròn
hoặc đa giác, thành mỏng (Hình 3.5).

1. Biểu bì; 2. Mô dày; 3. Libe; 4. Gỗ; 5. Mô mềm ruột
Hình 3.5. Đặc điểm vi phẫu cuống lá Giảo cổ lam quả dẹt.
 Đặc điểm bột dược liệu
Bột màu vàng nâu, mùi đặc trưng. Soi dưới kính hiển vi thấy: hạt tinh bột hình
tròn, trứng hoặc dị dạng, tập trung thành đám (1) hay riêng lẻ (2), kích thước 25-40
µm; Tinh thể calci oxalat (3); Mảnh biểu bì mang lỗ khí (4); Đám sợi (5) (6); Lông che
chở đa bào (7) (8), Mảnh mạch xoắn (9); Mảnh mô mềm (10) (11), (Hình 3.6).

Hình 3.6. Đặc điểm bột Giảo cổ lam nghiên cứu
18


×