Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo tổng kết hoạt động giáo dục thường xuyên năm 2017 2018 và phương hướng 2018 2019 huyện Tháp Mười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.98 KB, 5 trang )

UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 370/BC-PGDĐT.NV

Tháp Mười, ngày 29 tháng 05 năm 2018

BÁO CÁO
Tổng kết giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018
Và phương hướng nhiệm vụ năm 2018-2019
I. Tình hình chung
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm sâu sát, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Huyện uỷ, Uỷ
ban nhân dân huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp; Sự phối hợp chặt
chẽ giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan
và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tháp Mười trong việc
thành lập và tổ chức hoạt động của các Trung tâm Văn hoá - Học tập cộng đồng
(TTVH-HTCĐ); Nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn phát triển mạnh trên
nhiều lĩnh vực, ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Trường Trung cấp nghề - Giáo dục thường xuyên huyện Tháp Mười hằng
năm đã đào tạo được nhiều ngành, nghề cho thanh thiếu niên và nghề nông thôn
cho người dân.
2. Khó khăn
Cơ sở vật chất của tất cả các Trung tâm còn thiếu so với yêu cầu phát
triển. Trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, giao
lưu… còn thiếu, kinh phí hoạt động của một số Trung tâm chưa được cấp kịp
thời do nhiều nguyên nhân khác nhau; Đội ngũ cán bộ quản lý của các Trung
tâm chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, xây dựng kế hoạch và tổ


chức các hoạt động để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; tài liệu, tủ sách
phục vụ cho hoạt động học tập của các Trung tâm còn thiếu nhiều.
II. Đánh giá
1. Việc triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; triển khai Kế hoạch của ngành giáo dục thực hiện Chương trình
hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT
Thường xuyên quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết nhằm nâng cao nhận
thức và năng lực cho đội ngủ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên. Đẩy
mạnh tuyên truyền, vận động việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh lồng ghép thông qua các lớp học, thông qua các buổi hội họp,
học tập Nghị quyết… tại trung tâm. Phối hợp với các trường học trên địa bàn
xây dựng đội ngủ báo cáo viên để thực hiện các nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng
nâng cao nhận thức của người dân, đáp ứng được nhu cầu học tập và tổ chức các
lớp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và người lao động; tuyên truyền, phổ
1


biến cho người dân về các phong trào học tập trong cộng đồng cũng như những
đổi mới về giáo dục và đào tạo.
2. Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng xã hội học tập
Cuối năm 2017, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã tổ chức thẩm định và
công nhận các “Danh hiệu học tập” và “Cộng đồng học tập” khóm, ấp. Ủy ban
nhân dân huyện thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá, công nhận “Cộng đồng học
tập” cấp xã của 13/13 xã, thị trấn. Kết quả: Có 07/13 xã được công nhận “Cộng
đồng học tập” cấp xã gồm (xã Đốc Binh Kiều, Mỹ Đông, Mỹ An, Mỹ Qúi, Phú
Điền, Trường Xuân, Láng Biển).
Đầu năm 2018 Phòng GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Hội Khuyến học
huyện yêu cầu các Chi Hội Khuyến học tổ chức cho đăng ký và phấn đấu đạt 04
“Danh hiệu học tập” trong năm 2018. Tiếp tục triển khai đại trà việc thực hiện

“Cộng đồng học tập” cấp xã.
Phòng GD&ĐT phối hợp với các Ban ngành, đoàn thể huyện và các xã,
thị trấn để thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra theo Kế hoạch của UBND huyện về
việc xây dựng xã hội học tập đến năm 2020.
Hội Khuyến học cấp huyện cung cấp tài liệu tuyên truyền về khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cho cơ sở và các chi, tổ hội.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: phối hợp các cơ
quan thông tin đại chúng địa phương để tuyên truyền công tác khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đến cộng đồng.
Phối hợp lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học
tập trong các cơ quan, tổ chức chính trị- xã hội, các doanh nghiệp, đơn vị lực
lượng vũ trang …
Thông qua các phong trào thi đua, các mô hình của Hội tăng cường đẩy
mạnh công tác phát triển hội viên khuyến học; củng cố kiện toàn tổ chức Hội
Khuyến học, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Chi, tổ hội …
Phát huy vai trò tham mưu với Cấp ủy, Chính quyền về công tác khuyến
học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
3. Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 30/KH-UBND, ngày 05 tháng 3 năm
2015 của UBND huyện Tháp Mười, Kế hoạch về việc thực hiện Đề án “Xóa mù
chữ đến năm 2020” trên địa bàn huyện Tháp Mười.
- Hiện tại huyện đã đạt chuẩn xoá mù chữ, số người mù chữ còn lại rất ít
và là đối tượng lớn tuổi, là lao động chính trong gia đình, thường không tập
trung nên việc vận động mở lớp xoá mù chữ chưa thực hiện được.
- Số liệu thống kê mù chữ (Có bảng thống kê kèm theo).
4. Tình hình hoạt động của các Trung tâm Văn hoá - Học tập cộng
đồng cấp xã
4.1. Tổ chức hoạt động
2



- Hầu hết các Trung tâm đều chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện. Thường xuyên điều tra nhu cầu học tập của người dân để kịp thời
mở các lớp chuyên đề đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Các lớp chuyên đề
được trải đều ở các lĩnh vực như: văn hoá, y tế, sức khoẻ, dinh dưỡng, gia đình, dân
số, môi trường, thời sự, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước, chuyển giao
khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp, học nghề, văn nghệ, thể dục thể thao, … Tổ chức
nhiều chuyên đề về xây dựng nếp sống văn hoá, thành lập câu lạc bộ đàn ca tài tử,
câu lạc bộ dưỡng sinh và một số câu lạc bộ thể dục thể thao khác, thực hiện chương
trình y tế cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, tổ chức tuyên
truyền vận động trong nhân dân về phòng ngừa dịch bệnh,… Cụ thể: (Có bảng
thống kê kèm theo).
- Các TT VH-HTCĐ thường xuyên liên hệ với Trường Trung cấp nghề GDTX Tháp Mười để được tư vấn, hỗ trợ về tài liệu học tập, tập huấn cho cán
bộ quản lý, báo cáo viên của TT VH-HTCĐ; mở lớp dạy nghề ngắn hạn, dài
hạn, trung cấp nghề tại Trung tâm.
- Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp luôn quan tâm
và chỉ đạo sâu sát về hoạt động của Trung tâm, thông qua các hoạt động của
Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và nâng cao nhận thức của nhân
dân nhằm phát triển kinh tế-xã hội. Việc tổ chức hoạt động và phát triển Trung
tâm đã được đưa vào nghị quyết hàng năm để thực hiện.
4.2. Kết quả kiểm tra, đánh giá, chấm điểm Trung tâm Văn hoá - Học
tập cộng đồng theo hướng dẫn số 14/HDLN-SGDĐT-SVHTTDL ngày
28/7/2014 của Sở GD&ĐT và Sở VHTT&DL
- Cuối năm 2017 Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện thành lập
Đoàn kiểm tra, đánh giá, chấm điểm, xếp loại TTVH-HTCĐ gồm: Phòng
GD&ĐT, Phòng VHTT, Phòng LĐTB&XH, Trung tâm VHTT huyện, Hội
Khuyến học huyện.
- Đa số các Trung tâm đều có Quy chế và Kế hoạch hoạt động hằng năm,
có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Kết
quả có 13/13 Trung tâm đều đạt từ 85 điểm trở lên.

- Kết quả cụ thể: có 12/13 xã, thị trấn được xếp loại Tốt; 01 xã xếp loại
Khá do khống chế Nội dung 1.
III. Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018-2019
1. Tích cực triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục thực hiện hiểu quả
mục tiêu Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020" và Đề án "Xoá
mù chữ đến năm 2020".
2. Tăng cường chỉ đạo các TTVH-HTCĐ cấp xã đa dạng hoá các mô hình
hoạt động hiệu quả đáp ứng yêu cầu học tập và học tập suốt đời của người dân
tại địa phương.
3. Mở rộng việc dạy văn hoá kết hợp với dạy nghề góp phần phân luồng
học sinh sau trung học cơ sở.
3


4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các Trung tâm,
Trường và xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán để thực hiện các nhiệm vụ tổ
chức bồi dưỡng thường xuyên và tổ chức các lớp giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh và người lao động.
5. Đổi mới công tác quản lý, tăng cường nền nếp, kỉ cương, nâng cao hiệu
quả hoạt động của các TTVH-HTCĐ. Tổ chức họp lệ, họp định kỳ Ban Giám
đốc của các Trung tâm VH-HTCĐ trong toàn huyện.
IV. Giải pháp thực hiện
Ban Giám đốc các xã, thị trấn cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch
năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Các Tổ chuyên môn cũng bám sát tình hình
thực tế địa phương và kế hoạch của Trung tâm để triển khai, tổ chức thực hiện; Các
đơn vị cần xây dựng quy chế phối hợp, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá
nhân và tập thể, tùy theo mức độ công việc để thực hiện nhiệm vụ. Căn cứ Quy chế
mẫu và Kế hoạch tổ chức hoạt động của TTVH-HTCĐ, Trung tâm mở rộng các
loại hình hoạt động nhằm đa dạng hóa các hình thức học tập. Ngoài việc tổ chức

các chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, giao lưu văn hóa, các
Trung tâm cần phải tổ chức mở rộng loại hình học tập nhằm đáp ứng nhu cầu
học tập của nhân dân địa phương. Vận động quyên góp sách, phát động phong
trào đọc sách và tham gia học tập tại Trung tâm.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học
tập; tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về PCGD mầm non cho trẻ
5 tuổi, củng cố kết quả PCGD tiểu học và THCS, đẩy mạnh công tác phân luồng
học sinh sau tốt nghiệp THCS, dạy và học GDTX trong nhà trường phổ thông và
xoá mù chữ cho người lớn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng
bước đạt chuẩn PCGD Trung học;
Thông qua các hoạt động học tập và giao lưu, các tổ chuyên môn nên
lồng ghép các nội dung tuyên truyền đến toàn thể cán bộ và nhân dân nhằm tạo
thành một phong trào học tập trong cộng đồng. Tuyên truyền bằng nhiều hình
thức mới lạ gây ảnh hưởng lớn làm thay đổi nhận thức của đại bộ phận người
dân về ý nghĩa của việc học tập. Luôn tạo được một môi trường thuận lợi cho
các hoạt động giao lưu và sinh hoạt của người dân; Trung tâm phải là một kênh
thông tin góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân, góp phần tuyên truyền
về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; các Trung tâm cần
phải linh động, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong và
ngoài địa phương để phục vụ cho việc tổ chức các lớp học và các hoạt động
khác, đặc biệt là vai trò của Hội Khuyến học với mô hình tổ dân phòng khuyến
học.
Các Trung tâm chưa có cơ sở riêng cần tận dụng tối đa các nguồn lực sẳn có
của địa phương như Hội trường của UBND xã, trường học, nhà văn hoá, nhà dân để
hoạt động; tranh thủ các nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục và phối hợp với các
công ty, nhà tài trợ để mở được nhiều lớp đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
Những Trung tâm đã có cơ sở riêng, đề nghị lưu ý thêm về vấn đề tạo môi trường
xanh - sạch - đẹp tại trung tâm.
4



Trong năm phải tạo được nhiều phong trào vui chơi giải trí thu hút mọi tầng
lớp nhân dân cùng tham gia; thành lập nhiều câu lạc bộ vui chơi, giải trí lành mạnh
có cơ chế quản lý và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; hoạt động phong trào phải
thường xuyên nhằm tạo một môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, giảm tệ nạn xã
hội, nâng cao hiệu suất lao động.
V. Đề xuất, kiến nghị.
1. Đối với Sở GD&ĐT Đồng Tháp.
Thường xuyên có văn bản liên ngành giữa Sở GD&ĐT, Sở VHTT&DL,
Hội Khuyến học tỉnh hướng dẫn chuyên môn về tổ chức hoạt động cho các
Trung tâm VH-HTCĐ cấp xã.
2. Uỷ ban nhân dân huyện.
Chỉ đạo các Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn kịp
thời về chuyên môn đối với các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của TTVHHTCĐ, đặc biệt là việc hướng dẫn thực hiện kinh phí hoạt động của Trung tâm
để các trung tâm hoạt động ngày càng có hiệu quả.
3. Đối với UBND các xã, thị trấn.
Đảng ủy, HĐND, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn tạo điều kiện cho Ban
Giám đốc Trung tâm thực hiện đầy đủ các nội dung và chương trình, đáp ứng
nhu cầu học tập của cộng đồng trên địa bàn; Phân bổ kinh phí kịp thời và đầy đủ
cho Trung tâm VH-HTCĐ; Tạo điều kiện cho các đối tượng trong độ tuổi phổ
cập giáo dục, xoá mù chữ tham gia các hình thức học tập, góp phần nâng cao
mặt bằng dân trí trong nhân dân; Tạo phong trào học tập sôi nổi trong cộng đồng
dân cư; Đưa chỉ tiêu giáo dục và hoạt động của Trung tâm vào chỉ tiêu thi đua
cơ sở.
Nơi nhận:
- Sở GD&ĐT;
- UBND huyện;
- Ban tuyên giáo HU;
- Phòng VH&TT huyện;
- Hội Khuyến học huyện;

- Trung tâm VH&TT huyện;
- TCN - GDTX huyện;
- TTVH-HTCĐ các xã, thị trấn;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lãnh đạo Phòng;
- Tổ trưởng các tổ Phòng GDĐT;
- Lưu: VT, NV (Ch).

KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Người ký: Phòng Giáo
dục và Đào tạo
Email:
pgd.thapmuoi.dongtha

Cơ quan: Huyện Tháp
Mười, Tỉnh Đồng Tháp
Chức vụ: Phó Trưởng
phòng
Thời gian ký:
30.05.2018 10:28:40
+07:00

Hồ Phú Trường

5




×