Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Báo cáo thực tập thủy văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 8 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP THUỶ VĂN
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Khái niệm về thuỷ văn:
Thuỷ văn là một ngành khoa học nghiên cứu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều
nhân tố trong tự nhiên như: mưa, gió, thuỷ triều... tới sự hình thành dòng chảy sông
ngoài và ảnh hưởng tới sự phát triền nói chung và các công trình xây dựng nói riêng.
2. Đặc điểm các hiện tượng thuỷ văn:
- Hiện tượng thuỷ văn là kết quả của sự tác động nhiều nhân tố tự nhiên
- Các hiện tượng thuỷ văn mang tính chất chu kỳ của các xu thế bình quân theo thời
gian như: chu kỳ năm, chu kỳ nhiều năm...
- Các hiện tượng thuỷ văn bị chi phối theo quy luật không gian bởi các yếu tố khu
vực, địa hình, kinh vĩ độ...
- Các hiện tượng thuỷ văn mang tính chất ngẫu nhiêu rõ rệt.
3. Nhiệm vụ và vai trò của thuỷ văn:
a. Đối với ngành khí tượng thuỷ văn: Phục vụ cho việc dự báo thời tiết
b. Đối với ngành xây dựng nói chung và ngành xây dựng công trình thuỷ nói riêng
cung cấp những kiến thức về:
- Tính toán và đánh giá tài nguyên nguồn nước
- Đối với thuỷ văn công trình: không đi sâu vào nghiên cứu những quy luật của quá
trình dòng chảy chỉ nghiên cứu các phương pháp tính toán xác định các đặc trưng thuỷ
văn ứng với tần suất thiết kế dựa vào số liệu đo đạc thống kê tổng hợp nhiều năm.
4. Các phương pháp đo đạc thu thập số liệu:
Có 2 phương pháp đo chủ yếu là:
- Đo bằng phương pháp thủ công: có sự tham gia của con người
- Đo bằng phương pháp tự động: hoàn toàn tự động hoá


PHẦN 2: LÝ THUYẾT:
 Thực tập tại trường, phòng thủy lực công trình
Tại đây, với mô hình thu nhỏ hệ thống phun nước xuống coi như mưa, ở
dưới là mô hình thảm thực vật nhân tạo coi như một bề mặt lưu vực. Mô hình


cho ta được số liệu đầu vào và đâu ra là lượng nước rơi trong mô hình, dòng
chảy ra sông trên một lưu vực nhất định trên bề mặt.
 Cách sử dụng phần mềm phục vụ thủy văn công trình
-

Có các phần mềm sau:
 HEC-HMS
 HEC- ResSim
 HEC- DSSV
1. Phần mềm HEC- HMS: Mô phỏng lượng mưa bình quân lưu vực
 Mô hình hệ thống thủy văn phản ánh gần đúng của một h ệ th ống th ủy
văn có thật.
 Ứng dụng mô hình để tính toán dòng chảy trên nhánh sông Bung- A
Vương.

Quá trình mưa tại trạm Hiên
2009
2. Phần mềm HEC- ResSim: Sử dụng trong bài điều tiết lũ
 Phần mềm dùng để nghiên cứu quy hoạch nguồn nước, kiểm soát lũ,
xác đinh dung tích hiệu dụng và mô phỏng hệ thống điều hành và ki ểm
soát lũ bằng hồ chứa đơn và hệ thống hồ chứa nối tiếp hoặc song song.


Ứng thiết lập mô
phỏng hồ chứa, thủy
điện A Vương.

PHẦN 3: NỘI DUNG THỰC TẬP THỦY VĂN:
Tiến hành thăm quan và tìm hiểu một số trạm khí tượng, thuỷ văn ở Đà Nẵng và
Quảng Nam.

A. Trạm thủy văn hội an
1. Giới thiệu chung:
 Nằm ở hạ lưu sông thu bồn , là trạm thủy văn cấp 3 , các thông số đo được
gồm : mực nước , lượng mưa , gió và độ mặn . Lúc trước tiến hành đo 1
tiếng 1 lần (24/24) nhưng hiện nay thì đo bằng máy tự động nên cán bộ chỉ
kiểm tra máy và còn có cả máy tự báo nên việc ghi lại thông tin đo được là
tự động hoàn toàn . Mực
 Cán bộ trại trạm quan trắc : 3 cán bộ
 Thời gian trực : 24/24
2. Tổng quan về thiết bị:
a) Đo vận tộc và xác định hướng gió

Máy gió giăng của Mỹ dùng để đo và định
hướng gió


 Gió là khối không khí chuyển động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất
thấp.
 Dụng cụ đo gió: bộ phận định hướng gió, cánh quạt, cột, máy đo tốc độ.
 Cách đó đo: khi có gió bộ phận đo tốc độ sẽ xác định số vòng quay của cánh
quạt để xác định vận tốc gió, đồng thời bộ phận xác định hướng gió sau cánh quạt sẽ
chỉ theo chiều của gió thổi.
 Kết quả sẽ được máy tự động gửi vào thiết bị nhận kết quả đặt ở trong nhà.
b) Đo lượng mưa
 Thời gian đo ( 1 ngày ) :
 Mùa nắng : Quan trắc 2 lần vào 7h sáng và 7h tối và được ghi chép lại trong sổ.
 Mùa lũ : Đo theo nhu cầu
c) Quan trắc gió và sóng :
 Thời gian đo :7h sáng đến 7h tối và từ 7h tối đến 7h sáng nên được chia ra làm
2 lần

 Hình thức đo : Tự động bằng máy và kết quả được ghi lại tự động bằng máy.

d) Một số tài liệu được ghi chép lại tự động bằng máy

Giản đồ tự ghi mực nước tại trạm được ghi lại
hoàn toàn tự động bằng máy

B. TRẠM THUỶ VĂN THÀNH MỸ-QUẢNG NAM:


1. Giới thiệu chung:
 Trạm Thủy văn Thành Mỹ thuộc Thị trấn
Thành Mỹ Huyện Nam Giang, Quảng Nam,
được đặt bên dòng sông Vu Gia, thuộc hệ
thống sông Vu Gia. Trạm thuỷ văn Thành Mỹ
có chức năng nhiệm vụ đo đạc và thu thập
số liệu thuỷ văn của sông Vu Gia và truyền
dữ liệu về trung tâm khí tượng khu vực Đà
Nẵng để xử lý.
 Trạm Thành Mỹ gồm 5 quan trắc viên .
 Các số liệu trạm đo được bao gồm: Đo
mực nước sông, vận tốc dòng chảy, lưu lượng nước, độ phù sa, nhiệt
độ của nước, nhiệt độ không khí, đo lượng mưa,...
2. Tổng quan về thiết bị:
a) Đo tốc độ dòng chảy
- Máy lưu tốc kế LS 25-1A
 Xuất xứ: Trung quốc
 Nguyên lý hoạt động: Máy được hoạt động trên
nguyên lý đếm vòng quay cánh quạt để tính tốc
độ dòng chảy

 Chức năng: đo tốc độ dòng chảy bằng vận tốc
của cánh quạt. Số liệu sẽ được hiện ra ở màn
hình hiện thị.
 Cách đo:Gắn thiết bị vào thanh sào hoặc cáp
treo thả xuống nước sau đó đọc số liệu báo về
máy.
 Đặc tính Kỹ thuật:
Đầu đo lưu tốc LS 25-1A
Máy lưu tốc kế
Dải đo: 0,06m/s – 5,0/s
Ngưỡng: 0.05m/s
- Máy đo lưu lượng dòng chảy ADCP




















Xuất xứ: Teledyne-Mỹ
Thông số kỹ thuật: Góc mở chùm tia: 20º
Cấu hình: 4 chùm tia, mặt lồi
Dải vận tốc: ±5m/s(mặc định) ±20m/s (tối đa)
Độ chính xác của vận tốc: 0.3% vận tốc nước so
với ADCP ±0.3cm/s
Độ phân giải vận tốc: ±0.1cm/s
Số ô đo: 1 ~ 128 ô
Nguồn vào DC: 20 ~ 50VDC, tích hợp pin : 42VDC
Độ chính xác: 0.8%
Tần suất ensemble: 5; 6; 10; 20; 30 phút
Tần suất ping: 1 ~ 7 giây
Định dạng dữ liệu đầu ra: PDO
Máy đo lưu lượng dòng chảy
Bộ nhớ trong: bao gồm thẻ nhớ 256Mb
Cáp nối: đầu cắm chịu nước
Chức năng: đo các số liệu nước bằng hệ thống cảm biến trên máy
Cách đo: Đặt máy xuống dưới nước và đọc các thông số xuất hiện trên
màn hình.

- Máy đo mưa, gió, nhiệt độ của công ty CAE
 Phương thức đo: Hoàn toàn tự động
 Sử dụng ăng lượng mặt trời và thu phát vệ tinh.
b) Một số bảng và tài liệu ghi chép thông số thủy văn
đo được tại trạm

Máy đo tự động CAE



Sổ ghi đo lượng nước và
các bảng theo dõi

c) Một số dụng cụ đo khác
 Dụng cụ đo độ sâu và độ phù sa: Làm bằng sắt có khối lượng từ 10 - 100
kg dùng gắn vào đầu dây sắt của cáp đo với mục đích để cho dây cáp
được giữ theo phương thẳng đứng. Vì hình dạng tải trọng thường được
mô phỏng theo hình dạng con cá nên nó còn được gọi là cá s ắt.
 Dụng cụ đo mức nước sống dâng: cầu thang có các bậc được đánh s ố
thực tự và có mốc độ cao để đặt thước đo.

Thang đo mực nước sông dâng

PHẦN 3: KẾT LUẬN:


Với các yêu cầu của môn học Thuỷ văn công trình và việc quan sát các thi ệt
bị khí tượng thuỷ văn ở chuyến đi thực tập đã giúp cho các các sinh viên bước
đầu hiểu và hình dung được quy trình vận hành và cách xử lý s ố li ệu đ ầu vào
phục vụ cho ngành nghề xây dự thuỷ lợi sau này, tuy thực sự chưa đầy đủ và chi
tiết nhưng qua đợt thực tập đã củng cố cho phần lý thuyết thuỷ văn công trình
và các môn học về sau.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã giúp chúng em hoàn thành t ốt quá trình
thực tập. Bản báo cáo trên chưa thực sự đầy đủ do thời gian quan sát và thực
hành chưa được nhiều. Mong thầy cô giúp đỡ cho lần thực tập sau được tốt hơn.



×