Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo thực tập tại văn phòng HĐND&UBND thị xã Phước Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.08 KB, 37 trang )

Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
PHẦN 1:
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Nội dung thực tập
- Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan thực tập.
- Quy trình công vụ trong cơ quan QLHCNN nơi thực tập.
- Thủ tục hành chính của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành chính liên quan
đến cơ quan nơi thực tập.
- Thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức
trong CQHCNN, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan đến thực tập giao cho.
2. Quá trình thực tập
2.1. Cơ quan thực tập: Văn phòng HĐND&UBND thị xã Phước Long
2.2. Thời gian thực tập:
- Thời gian thực tập: 02 tháng, keå từ ngày 15/3 đến ngày 15/5/2010.
2.3. Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán.
3. Tóm tắt quá trình thực tập:
- Tuần 1+2 (từ 16/3/2010 đến 27/3/2010): tìm hiểu và làm quen với tổ chức
bộ máy cơ quan nơi thực tập và cơ chế làm việc của văn phòng HĐND&UBND
thị xã Phước Long.
- Tuần 3+4 (từ 30/3/2010 đến 10/4/2010): Thực tập và nghiên cứu một số
văn bản của văn phòng HĐND&UBND thị xã Phước Long. Tìm hiểu chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các chức danh cán bộ, công chức văn
phòng HĐND&UBND thị xã Phước Long.
- Tuần 5+6 (từ 13/4/2010 đến 24/4/2010): Thực tập, học hỏi kinh nghiệm
trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của văn phòng HĐND&UBND thị
xã Phước Long. Tham gia đi thực tế cùng đoàn công tác của văn phòng HĐND&
UBND thị xã trong đợt kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ, tình hình sử dụng các
phương tiên phục vụ công tác văn phòng tại UBND các xã, phường
- Tuần 7+8+9 (từ 27/4/2010 đến 15/5/2010): Thu thập một số tài liệu chuẩn
bị viết báo cáo thực tập và tiến hành viết báo cáo thực tập, tham khảo ý kiến lãnh
đạo văn phòng sau khi viết báo cáo xong, sửa lỗi, bổ sung những thiếu sót của


báo cáo trên cơ sở tham khảo ý kiến thu được. Hoàn thành báo cáo thực tập gửi
cơ quan nơi thực tập và học viện.
SVTT: Lê Quang Trường Trang
1
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Tốn
4. Mục đích thực tập.
Thực tập là khoảng thời gian mà sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với
những cơng việc thực tế trong QLNN. Do đó, trong suốt q trình thực tập tơi cố
gắng lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm thực tế của các CBCC trong QLNN. Nắm
bắt các tác phong trong cơng sở, các tình huống xử lý cơng việc. Ngồi ra, tơi cố
gắng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để xác định được những điều
mình còn thiếu sót về kiến thức chuyện mơn cũng như những kiến thức thực tế.
Đảm bảo sau này, khi tốt nghiệp ra trường thì có khả năng nắm bắt và thích nghi
tốt hơn với mơi trường làm việc thật sự khi đi làm trong khơng chỉ các cơ quan
nhà nước mà còn ở các tổ chức tư nhân.
5. Kết quả đạt được.
Qua thời gian 02 tháng thực tập tại văn phòng HĐND&UBND thị xã Phước
Long đã giúp tơi có được một hệ thống kiến thức chun sâu hơn về hoạt động
QLNN. Nắm bắt và hiểu rỏ hơn các quy tắc, cách thức trong các hoạt động quản
lý. Bên cạnh đó, thơng qua q trình thực tập, giúp tơi biết được thêm những
kiến thức mình còn thiếu sót, các kiến thức và cách thức mà mình áp dụng các
kiến thức từ lý luận đến thực tiễn. Đã ứng dụng được một số kiến thức trong các
mơn như : Kĩ thuật xây dựng và ban hành văn bản, Hành chính cơng, Hành chính
văn phòng, Tâm lý học quản lý,…
6. Những bài học kinh nghiệm
- Là người cán bộ công chức cần có ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết
sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân.
- Trong cách thức giải quyết cơng việc nên có tinh thần cầu tiến. Phải
ln khiêm tốn, có tinh thần học hỏi khơng ngừng để nâng cao kiến thức trong
cơng việc và trong cuộc sống. Phải ln hòa đồng, chan hòa và giúp đỡ mọi

người xung quanh.
SVTT: Lê Quang Trường Trang
2
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
- Cần linh hoạt trong việc áp dụng các kiến thức, không áp dụng một
cách máy móc những kiến thức được học trong trường vào thực tế vì nó còn phụ
thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi địa phương, mỗi cơ quan, mỗi ngành.
- Cần thiết phải tìm hiểu, cập nhật các văn bản pháp luật mới của nhà
nước vì QLNN chủ yếu thực hiện qua các vaên baûn QLNN.
SVTT: Lê Quang Trường Trang
3
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
PHẦN 2:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN NƠI THỰC TẬP
– VĂN PHÒNG HĐND&UBND THỊ XÃ PHƯỚC LONG
CHÖÔNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ PHƯỚC LONG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ XÃ PHƯỚC LONG
Thực hiện nghị quyết 35/NQ-CP ngày 11/8/2009 của Chính phủ v/v điều
chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thành, Bình Long,
Phước Long. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, Phước Long để
thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, thành lập các phường thuộc thị xã
Bình Long, Phước Long tỉnh Bình Phước.
Thị xã Phước Long được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2009. Với
diện tích tự nhiên là 11.883ha, tổng dân số 50.019 nhân khẩu với 5 dân tộc anh em
cùng sinh sống và có 5 tôn giáo chính.
Địa giới hành chính thị xã Phước Long: Đông giáp huyện Bù Đăng; Tây,
Nam, Bắc giáp huyện Bù Gia Mập
Cơ cấu hành chính của thị xã Phước Long gồm có 7 xã, phường(59 thôn, ấp,
khu phố), đó là các phường Long Thủy, Thác Mơ, Sơn Giang, Phước Bình, Long
Phước và các xã Long Giang, Phước Tín

SVTT: Lê Quang Trường Trang
4
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
- Khí hậu của thị xã Phước Long chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới và phân
hoá thành 2 mùa rõ rết (mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11). Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25-27
0
C.
- Thị xã Phước Long là trung tâm dịch vụ - công nghiệp của tỉnh bình
phước,được thành lập trên cơ sở thị trấn Thác Mơ, thị trấn Phước Bình và một số
xã khác của huyện Phước Long, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển công
nghiệp, dịch vụ. với lợi thế về du lịch sinh thái, thị xã Phước Long hứa hẹn sẽ trở
thành đô thị du lịch phát triển trong tương lai.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM
2009 TẠI THỊ XÃ PHƯỚC LONG
Tổng giá trị sản phẩm (GDP) ước đạt 357 tỷ đồng theo giá cố định,
823 tỷ đồng theo giá thực tế. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 10%.
Thu nhập bình quân đầu người 17.873.000đ/năm.
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - TTCN: 46,8%; Thương mại-Dịch vụ-Du lịch:
30%. Nông- lâm nghiệp: 23,2%
1. Về kinh tế:
1.1 Thương mại – dịch vụ và giao thông vận tải.
Thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã hiện có 2.160 cơ sở sản xuất
kinh doanh trong đó doanh nghiệp tư nhân 80 cơ sở, hộ cá thể 2.080 cơ sở,
gồm các thành phần kinh tế như sau: thương nghiệp 1.310 cơ sở, khách
sạn nhà hàng 375 cơ sở, vận tải hàng hoá 115 cơ sở và dịch vụ 360 cơ sở.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 1.266 tỷ
đồng theo giá thực tế, 550 tỷ đồng theo giá cố định. Sản phẩm chủ yếu hạt
điều nhân 14.669 tấn, đá xây dựng các loại 33.082m
3

.
Giao thông vận tải: Khối lượng vận chuyển hàng hoá 183.790 tấn,
luân chuyển hàng hoá 25.537.090 tấn/Km.
Khối lượng vận chuyển hành khách 875.170 hành khách, luân chuyển
hành khách 203.645.440HK/Km.
Thực hiện xây dựng và nâng cấp các tuyến đường nội ô các phường.
Thực hiện công tác giải toả hành lang lộ giới đường ĐT 741, tuyến đường
Hồ Xuân Hương, Đinh Tiên Hoàng.
Công tác quản lý điện: Đến nay 100% tổ, thôn, ấp các xã, phường có
lưới điện và có 11.716/11.835 hộ sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất
đạt 99% tổng số hộ trên địa bàn.
1.2 Về sản xuất nông – lâm nghiệp:
SVTT: Lê Quang Trường Trang
5
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 293,7 tỷ đồng theo giá thực tế,
107,4 tỷ đồng theo giá cố định.
Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm là 397,5ha.
Diện tích cây lâu năm là 8.057,8ha gồm: Cây điều 5.929ha, cây cao su
1.481,8ha, cây cà phê 447,4 ha, cây hồ tiêu 62,6ha, cây ca cao 17ha và cây
ăn trái 120ha.
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc hiện có đàn trâu 23 con, đàn bò 986 con,
đàn heo 7.743 con và gia cầm 60.325 con.
Lâm nghiệp: Trên địa bàn Thị xã đang quản lý khu di tích lịch sử -
văn hoá núi Bà Rá với diện tích 1.056ha.
1.3 Công tác tài chính:
Thu NSNN 108.233 triệu đồng, thu ngân sách thị xã hưởng 104.118
triệu đồng, thu mới trên địa bàn 26.906 triệu đồng đạt 210,3% KH tỉnh
giao.
Chi ngân sách 58.269 triệu đồng đạt 71,8%KH tỉnh giao.

Nhìn chung thu chi ngân sách của các đơn vị và các xã - phường đã đi
vào ổn định, các đơn vị điều bám sát chính sách, chế độ tài chính hiện
hành.
2. Về văn hoá – xã hội:
2.1 Công tác giáo dục đào tạo:
Trên địa bàn Thị xã có 24 trường trong đó mầm non 7 trường, tiểu
học 9 trường, THCS 4 trường, THPT 2 trường, 1 trung tâm giáo dục
thường xuyên và 1 trường Dân tộc nội trú. Với tổng số 14.051 học sinh.
Tổng số giáo viên, cán bộ CNV ngành giáo dục 959 người.
Cơ sở vật chất 24 trường có 295 phòng học trong đó có 142 phòng lầu, 144
phòng cấp 4, tạm 6 phòng và mượn 3 phòng (gồm 2 phòng học mẫu giáo xã
Phước Tín, 1 phòng học mẫu giáo Sao Mai phường Long Phước).
Hiện có 4 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% xã phường được công
nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
2.2 Công tác y tế:
Cơ sở khám chữa bệnh thị xã hiện có 1 bệnh viện, 1 trung tâm y tế, 1 phòng
khám đa khoa khu vực, 4 trạm y tế trong đó có 2 trạm y tế đạt chuẩn.
Cán bộ CNV ngành y tế gồm: 184 người trong đó trình độ đại học và
sau đại học 28 người, trung cấp 121 người, sơ học 35 người.
SVTT: Lê Quang Trường Trang
6
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
2.3 Lao động thương binh - xã hội:
Tổng số hộ nghèo trên địa bàn thị xã hiện có 184 hộ 794 khẩu chiếm
1,6% tổ số hộ trên địa bàn. Số đối tượng chính sách đang quản lý 291
người. Số đối tượng bảo trợ xã hội 302 người. Số trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn và khuyết tật là 81 em.
3. An ninh quốc phòng:
Tình hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội nhìn chung ổn định.
Xây dựng lực lượng công an, quân sự từ xã - phường đến thị xã được đảm

bảo. Thường xuyên tuần tra kiểm soát tình hình an ninh trật tự xã hội, an
ninh văn hoá thông tin, quản lý nhân hộ khẩu và phòng chống các loại tội
phạm kinh tế, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông. Tổ chức tuyên truyền vận
động nhân dân tham gia tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
III. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2010
1. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2010
- Tăng trưởng kinh tế đạt 12% năm
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu/năm
- Cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, năm
2010 là: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 47,5%, Thương mại – Dịch vụ và
Du lịch 31%, Nông lâm nghiệp 21,5%.
- Thu ngân sách tăng từ 5% trở lên so với dự toán tỉnh giao.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1%.
- Giao quân đạt 100% KH trên giao.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
2.1 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản. Đầu tư nâng cấp,
láng nhựa các tuyến đường giao thông xã, phường của thị xã.
Tăng cường công tác quản lý và quy hoạch chi tiết các xã, phường gắn quy
hoạch với công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Đặc biệt chú trọng trong quản lý xây
dựng công trình điện dân dụng trên địa bàn
2.2 Thương mại và dịch vụ
Phát triển mạng lưới kinh doanh đa dạng, phong phú phù hợp với mọi thành
phần tham gia lưu thông hàng hoá nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển,
vận đông nhân dân thực hiện “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tạo điều kiện cho việc phát triển, mở mang sản xuất, thương mại trên địa bàn thị
xã.
Bưu chính viễn thông đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, đáp
ứng nhu cầu phát triền của nên kinh tế hiên nay. Phấn đấu năm 2010 có 18 máy
điện thoại trên 100 dân.

SVTT: Lê Quang Trường Trang
7
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
Đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình thuộc khu du lịch sinh thái Bà
Rá, lòng hồ Thác Mơ, các khu di tích lịch sử để đưa thị xã Phước Long thành thị
xã du lịch.
2.3 Lĩnh vực văn hoá xã hội
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng hình thức chuẩn hoá 100% đội
ngũ giáo viên. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung và chỉ
thị số 40/CT – BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dụ và Đào tạo về việc
phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Thực hiện tốt chủ đề năm học
“đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo”. Phối hợp với
Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường. Xây
dựng đề án thực hiện trường trường chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã và lập đề
án xây dựng các trường mầm non trên địa bàn các xã, phường mới chia tách.
Thực hiện tốt chế độ chính sách, đẩy mạnh phong trào “đền ơn đáp nghĩa,
uống nước nhớ nguồn” tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân chăm lo đở đầu
các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh lệt sĩ, người có công với
đất nước và xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương,… quy tập hài cốt liệt sĩ về
nghãi trang liệt sĩ.
Tiếp tục vận động, huy động nhiều nguồn vốn tham gia công tác xoá đói,
giảm nghèo, phát triển sâu rộng phong trào “á lành đùm lá rách” nhằm giúp nhau
trong việc xoá đói, giảm nghèo.
Công tác dân số: đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục tới các tầng
lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách pháp luật về dân số, kế hoạch hoá gia
đình.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường công tác chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho nhân dân, cũng cố mạng lưới y tế cơ sở. có kế hoạch đào tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn, y đức của đội ngũ y, bác sĩ, chú trọng công tác

đào tạo bác sĩ chuyên khoa. Từng bước chuẩn hoá về cơ sở vật chất và trang thiết
bị y tế cho bệnh viện đa khoa thị xã, trung tâm y tế và các trạm y tế xã, phường
để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
Chương II: TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG HĐND&UBND THỊ
XÃ PHƯỚC LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC
1. Vị trí
Văn phòng HĐND-UBND Thò xaõ Phước Long là cơ quan giúp việc cho
HĐND-UBND Thò xaõ, Văn phòng chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế
và công tác của Thường trực UBND Thò xaõ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Văn phòng HĐND-UBND của tỉnh.
SVTT: Lê Quang Trường Trang
8
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Tốn
2. Chức năng
Văn phòng HĐND-UBND Thò xã có chức năng tổng hợp, tham mưu phục
vụ cho cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của HĐND-UBND
Thò xã đảm bảo tính tồn diện, thống nhất, liên tục và có hiệu quả.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Văn phòng HĐND-UBND Thò xã tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt
động của UBND, tham mưu chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của chủ tịch
UBND Thò xã, cung cấp thơng tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND,
UBND và các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Thò xã, đảm bảo cơ sở vật chất,
phục vụ cho hoạt động của HĐND-UBND Thò xã.
- Tham mưu cơng tác thu thập và xử lý thơng tin kòp thời cho thường trực
HĐND-UBND Thò xã.
- Tham mưu cho Thường trực HĐND-UBND Thò xã và Chủ tịch UBND
Thò xã xây dựng chương trình làm việc hàng năm, hàng qúy, tháng, lịch làm việc
hàng tuần. Đồng thời theo dõi, đơn đốc các cơ quan chun mơn thuộc UBND
Thò xã, các xã - phường thực hiện cơng tác trên.
- Chuẩn bị các dự thảo báo cáo trình HĐND-UBND; biên tập và quản lý hồ

sơ các kỳ họp, phiên họp HĐND-UBND; kiểm tra và ký tắt các văn bản trước
khi trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND ký, ban hành; tổ chức soan thảo các đề
án do Thường trực HĐND-UBND; Chủ tịch UBND Thò xã trực tiếp giao.
- Theo dõi, kiểm tra, đơn đốc các cơ quan chun mơn thuộc UBND Thò xã
trong việc chuẩn bị các đề án (bao gồm: Dự thảo văn bản pháp quy, các dự án
kinh tế - xã hội – văn hố – giáo dục – y tế - quốc phòng – an ninh – dân tộc –
tơn giáo; và các dự án, chương trình ngắn hạn, dài hạn khác, có ý kiến về nội
dung trong q trình soạn thảo các đề án đó. Thẩm định các đế án của các cơ
quan chun mơn và UBND các xã, phường trình UBND Thò xã hoặc các cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan đơn vị; các ban của HĐND chuẩn bị nội dung
các kỳ họp HĐND và các điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan
đến kỳ họp để Thường trực HĐND-UBND Thò xã xem xét quyết định.
- Thống nhất quản lý việc bàn hành văn bản của HĐND-UBND Thò xã đảm
bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tổ chức triển
khai, truyền đạt kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của UBND Thò xã
SVTT: Lê Quang Trường Trang
9
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Tốn
đồng thời kiểm tra theo dõi đơn đốc việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết,
Quyết định đó.
- Tham mưu thực hiện tốt cơng tác xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất
của HĐND-UBND Thò xã để báo cáo với thường trực Thò uỷ và Thường trực
HĐND-UBND cấp trên.
- Tham mưu Thường trực HĐND-UBND Thò xã đảm bảo mối quan hệ với
Thò ủy, các sở, ban ngành của tỉnh, các tổ chức kinh tế - chính trị xã hội trên địa
bàn Thò xã .
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND Thò xã giao hoặc theo quy
định của Pháp luật.
- Văn phòng HĐND-UBND Thò xã ban hành quy định những vấn đề về chế

độ tiếp nhận, xử lý, phân phối, giải quyết và theo giõi giải quyết cơng văn giấy
tờ, quy trình soạn thảo văn bản, từ khâu soạn thảo, trình duyệt ký văn bản đến
khâu in ấn văn bản, chế độ hồ sơ, bảo quản, khai thác hồ sơ lưu trữ của UBND
Thò xã.
- Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan chun mơn thuộc UBND Thò xã và
UBND các xã – phường về cơng tác văn thư lưu trữ, nghiệp vụ hành chính thống
nhất theo quy định của Pháp luật, tổ chức quản lý cơng tác văn thư - lưu trữ,
hành chính của HĐND-UBND Thò xã; thực hiện nghiêm chế độ bảo mật văn
bản theo quy đònh.
- Đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động và
điều hành của Thường trực HĐND-UBND Thò xã; các ban HĐND Thò xã, Văn
phòng HĐND-UBND Thò xã .
- Quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất cơ quan, quản lý cán bộ cơng
chức và thực hiện đầy đủ chính sách đối với cán bộ, cơng chức trong cơ quan
theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho UBND Thò xã thực
hiện giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo.
- Đảm bảo cơng tác tổ chức đối nội, đối ngoại cho thường trực HĐND-
UBND Thò xã, tham mưu các trình tự thủ tục tiếp nhận các đồn nước ngồi đến
liên hệ cơng tác, các thủ tục xuất nhập cảnh cho lãnh đạo khi đi cơng tác ở nước
ngồi.
SVTT: Lê Quang Trường Trang
10
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
PHAÀN 3.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG
HĐND&UBND THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG
THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển đất nước đòi hỏi hoạt
động của nhà nước không ngừng được đổi mới và hoàn thiện. Hiện nay, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một quá trình khách quan, hợp
quy luật và là một nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới ở nước ta. Đây là một
quá trình khó khăn và phức tạp vì phải đổi mới cả cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý,
tổ chức bộ máy quản lý và con người, đổi mới tư duy, phong cách, và lối sống cũ
đã ăn sâu vào từng con người. Do đó, đổi mới thành công hay không lại phụ
thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. cải cách hành chính là
nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lục trong quản lý nhà
nước. Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Cả các nước
đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một
động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt
khác của đời sống xã hội
Thực hiện chương trình cải cách hành chính tổng thể theo quyết định số
136/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nghị quyết số
53/20070NQ-CP ngày 7/11/2007 của chính phủ về việc ban hanh chương trình
hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu
quả quản lý của bộ máy nhà nước là cơ sở quan trọng cho quá trình đổi mới
phương thức quản lý.
Văn phòng HĐND và UBND thị xã có chức năng tham mưu, tổng hợp,
phục vụ chỉ đạo điều hành của HĐND và UBND thị xã. Chọn đề tài này giúp tôi
hiểu đầy đủ hơn, sâu hơn về hoạt động của văn phòng, đánh giá những kết quả
đạt được, thiếu sót và phương thức nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng
nói riêng, cơ quan quản lý nhà nước nói chung.
Suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại học viện Hành chính đã trang bị cho tôi
những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước. Tuy nhiên, đó chỉ mới là điều kiện
cần, là những kiến thức cơ sở, làm nên tảng cho quá trình hoạt động và làm việc
sau này. Vì vậy đề cũng cố những kiến thức đã được học và bổ xung những kiến
thức còn thiếu sót, ban Giám đốc học viện đã tổ chức đợt thực tập cuối khoá cho

sinh viên khoá VII. Đợt thực tập này giúp cho sinh viên tiếp cận với thực tế, vận
SVTT: Lê Quang Trường Trang
11
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
dụng lý thuyết vào thực tiển, trang bị kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.
Được sự giới thiệu của Học viện cùng sự đồng ý của lãnh đạo HĐND và
UBND thị xã Phước Long, tôi đã đến thực tập tại văn phòng HĐND và UBND
thị xã Phước Long với mong muốn học hỏi thêm kinh nghiệm và tìm hiểu thêm
cơ cấu tổ chức, bộ máy và hoạt động của văn phòng HĐND và UBND thị xã,
cũng như của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã.
Trong thời gian thực tập là cơ hội để cho tôi học hỏi thêm nhiều kiến thức
từ thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và cho nghiệp vụ chuyên môn
của mình sau này. Thời gian thực tập còn là dịp để tôi làm quen với môi trường
làm việc nơi công sở, rèn luyện tác phong làm việc của một công chức
2. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo chuyên đề sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống
như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp
với các quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về
Cải cách hành chính;
Báo cáo chuyên đề còn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, điều tra thống kê, thu thập thông tin tài liệu, phân tích đánh giá.
3. Mục đích nghiên cứu và đề xuất giải pháp
Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng
HĐND&UBND thị xã Phước Long . Làm rõ cơ cấu tổ chức, đồng thời xác định
rõ quyền hạn, nhiệm vụ của các chức danh công chức trong văn phòng
HĐND&UBND thị xã Phước Long.
Nêu và đánh giá kết quả hoạt động của văn phòng HĐND&UBND thị xã
Phước Long trong quá trình thực hiện cải cách hành chính. Qua đó, đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng HĐND&UBND

thị xã Phước Long và hiệu quả trong công tác cải cách hành chính như sau:
- Tăng cường sự lạnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính.
- Cải cách thể chế hành chính nhà nước.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ công chức
- Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.
- Sử dụng mạng tin học nội bộ
- Tuyên truyền cải cách hành chính.
SVTT: Lê Quang Trường Trang
12
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
Chương I:
LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
1. Quan điểm của Đảng về cải cách hành chính
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000 do Đại hội VII
thông qua đã khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức về nền hành chính nhà
nước. Cương lĩnh đã nêu: về Nhà nước “phải có đủ quyền lực và có đủ khả năng
định ra luật pháp về tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật.
Sửa đổi hệ thống tổ chức nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các
cơ quan lập pháp để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Nhà nước”.
Chiến lược cũng nêu trọng tâm cải cách “nhằm vào hệ thống hành chính với nội
dung chính là xây dựng một hệ thống hành chính và quản lý hành chính nhà
nước thông suốt, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu quả”.
Với tinh thần đẩy mạnh cải cách hành chính được đề ra trong Nghị quyết
Trung ương 8 (khoá VII) một cách tích cực theo chương trình, kế hoạch, Nghị
quyết Đại hội VIII nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp
với cơ chế mới; cải tiến quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của
Chính phủ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, và sắp xếp
lại bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, hợp nhất một số cơ quan

quản lý chuyên ngành về kinh tế trên cơ sở xác định rõ và thực hiện đúng chức
năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Theo đó, 4 điểm bổ sung quan trọng
trong định hướng cải cách được Nghị quyết đề ra là:
- Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp hành chính;
- Tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hoá sự phân cấp quản lý nhà nước giữa các cơ
quan của Chính phủ với chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đổi mới chế độ công chức và công vụ (bao gồm sửa đổi quy chế thi tuyển,
bồi dưỡng, đào tạo mới và trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức, kiên quyết xử lý và
sa thải những người thoái hoá, biến chất; tăng cường biện pháp và phối hợp lực
lượng đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, cửa quyền trong bộ máy
quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước);
- Thành lập Toà án hành chính và thực hiện xã hội hoá đối với một số hoạt
động thuộc lĩnh vực dịch vụ công.
Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) họp tháng 6
năm 1997 ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây
dựng nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một trong những chủ
trương và giải pháp lớn về cải cách hành chính được nhấn mạnh trong Nghị
quyết quan trọng này là bảo đảm thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị của xã
hội, giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước, phát huy quyền làm
SVTT: Lê Quang Trường Trang
13
Báo cáo thực tập Giảng viên hướng dẫn: GV Nguyễn Ngọc Toán
chủ của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ nhà nước, trong giám sát hoạt động
của bộ máy nhà nước và hoạt động của cán bộ, công chức. Từ đó, Chính phủ ban
hành các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trong việc xây dựng chiến lược về cán bộ cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020, Nghị quyết Trung ương 3 đặc biệt
nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng
lực, coi đó là yếu tố quyết định đến chất lượng bộ máy nhà nước. Cán bộ lãnh
đạo phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, được bố trí, điều động

theo nhu cầu và lợi ích của đất nước.
Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII), đã
biểu thị một quyết tâm chính trị rất lớn về việc tiếp tục tiến hành cải cách hành
chính, đặt cải cách hành chính trong tổng thể của đổi mới hệ thống chính trị.
Từ việc kiểm điểm tình hình và rút kinh nghiệm thực tiễn, Đảng đã đi đến
khẳng định, trong điều kiện một đảng cầm quyền, sự đổi mới chưa đồng bộ các
tổ chức trong hệ thống chính trị là trở ngại lớn của công cuộc cải cách hành
chính trong thời gian qua. Không thể tiến hành cải cách riêng nền hành chính
tách rời sự đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới tổ chức
và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân. Cũng không thể cải cách
hành chính một cách biệt lập mà không đồng thời đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt
động của các cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp.
Từ nhận thức đó, Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII) đề ra chủ trương tiến
hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị gắn
liền với cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả. Đồng thời, với việc kiên quyết sắp xếp một bước bộ máy các tổ chức trong
hệ thống chính trị, thực hiện tinh giảm biên chế, cải cách chính sách tiền lương.
Đại hội IX (năm 2001) bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành
chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá đã đưa
ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành
chính thời gian tới như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động
của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân
cấp; tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công;
tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tách rõ chức năng quản lý nhà nước với
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính;
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ
cương, chống quan liêu, tham nhũng.
Cải cách hành chính ở Việt nam được tiến hành nhiều năm nay với những
bước đi - lộ trình khác nhau từ thấp tới cao. Bắt đầu là việc cải cách một bước
thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến

cải cách một bước nền hành chính nhà nước với ba nội dung là: cải cách thể chế
hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ,
SVTT: Lê Quang Trường Trang
14

×