Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

phân tích khả năng vận dụng các yếu tố của mô hình quản lý công mới vào cải cách hành chính ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.97 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Khoa học hành chính công ra đời tương đối muộn so với các ngành
khoa học xã hội khác. Trong cuốn sách “Nghiên cứu về Hành chính công”,
do Woodrow Wilon viết vào năm 1887 khẳng định: “Thực hiện Hiến pháp
khó hơn là xây dựng nên nó”. Woodrow Wilon là người đầu tiên đề cập đến
việc phát triển một lĩnh vực khoa học liên quan đến sự quản lý của Chính
phủ và vận dụng nguồn lực tri thức để thực hiện có hiệu quả công việc quản
lý của một quốc gia. Từ lúc khoa học Hành chính công ra đời cho đến nay đã
có nhiều mô hình lý thuyết khác nhau với các bước phát triển thăng trầm
khác nhau. Vào thập kỷ 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều quốc
gia đặt vấn đề xem xét lại khu vực công về quy mô và khả năng điều hành sự
phát triển của đất nước, nhất là một số nước phát triển. Các nước này đã đưa
ra mô hình “Quản lý công mới” (New Public Management - NPM) thay thế
cho mô hình “Hành chính công truyền thống” và hiện nay đang được áp
dụng tương đối rộng rãi ở các nước phát triển. Những người đưa ra ý tưởng
này và áp dụng vào thực tiễn hành chính đó là Magerete Thatcher – Thủ
tướng Anh và Ronald Reagan – Tổng thống Mỹ.
Mục tiêu chính của NPM là nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động
quản lí nhà nước, hướng tới xây dựng một nền hành chính năng động, linh
hoạt trong điều hành, giám sát và quản lí các chủ thể khác nhau của xã hội
nhằm phục vụ tốt hơn các quyền và lợi ích của khu vực công cộng.
Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh cải cách hành chính, trong
điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế,...đã có rất nhiều sự thay đổi, từ
nội dung, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, cho đến yêu
cầu về phẩm chất, năng lực của con người vận hành trong bộ máy hành
chính nhà nước. Để cải cách hành chính và hội nhập thành công, ngoài sự


quyết tâm về mặt chính trị, chúng ta cần phải xây dựng mô hình quản lý có
hiệu lực và hiệu quả.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu và “Phân tích khả năng vận dụng các


yếu tố của mô hình Quản lý công mới vào cải cách hành chính ở Việt
Nam” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình cải cách hành chính và
hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.


Chương 1
Khái quát về mô hình Quản lý công mới (NMP)
1.1 Quản lý công mới
“Quản lý công mới” là mô hình hành chính công theo các tiêu chí
hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các
yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị truờng phát
triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn
nhau. Trong khi đó, mô hình “Hành chính công truyền thống” là mô hình
hành chính công dựa trên cơ sở là những nguyên tắc, quy tắc nhất định với
bản chất chủ yếu thiên về tính “cai trị”. Phương thức hoạt động của mô hình
này dựa trên cơ sở thi hành các quy định một cách “cứng nhắc”, lấy tổ chức
thứ bậc chặt chẽ, trình tự, thủ tục và việc thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục
đó làm biện pháp tối ưu.
1.2 Các yếu tố của mô hình NMP
Một là, đẩy mạnh phân quyền chính sách
Phân quyền được thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau
như trao quyền, uỷ quyền, tản quyền, phân công, phân cấp, phân nhiệm,...
Tuy nhiên, xu hướng chung của phân quyền là việc Chính phủ trung ương
chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ nhiều hơn cho chính quyền địa
phương hay các cơ quan chuyên môn cấp dưới trong việc chủ động quản lý
và sử dụng các nguồn lực được phân bổ. Việc phân quyền giúp chính phủ
tập trung vào vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô, thay vì ôm đồm cả những
công việc sự vụ, các tác nghiệp vi mô như trước đây; đồng thời, đây cũng là
cơ sở để chính quyền địa phương chủ động, phát huy sáng tạo, đổi mới quản



lý, khai thác hết tiềm năng của cơ sở. Phân quyền, ở một khía cạnh phát triển
nữa, còn tạo điều kiện cho “khách hàng” của nhà nước tham gia vào các hoạt
động quản lý công và đặc biệt là giám sát quá trình thực thi công vụ.
Hai là, tư nhân hoá một số nhiệm vụ của nhà nước diễn ra mạnh mẽ
Tư nhân hoá chính là cách thức huy động mọi nguồn lực trong xã hội
tham gia vào quản lý và phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội
thông qua các hình thức đa dạng như đấu thầu, hợp đồng công vụ, hợp đồng
lao động, cổ phần hoá, tập đoàn hoá. Bản chất tối ưu của tư nhân hoá là
nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong thực thi công vụ, cung cấp dịch vụ
công cho khu vực công cộng - yếu tố mà trước đây chưa từng được thừa
nhận trong khu vực nhà nước. Vấn đề cơ bản và cốt lõi của các nhà nước
trong điều hành, quản lý là cần nghiên cứu để tìm được biện pháp tư nhân
hoá tối ưu nhất, nhất là trong các dịch vụ công ít mang lại mục tiêu lợi
nhuận; và bất kể khi nào, nhà nước cũng phải là người chịu trách nhiệm
chính trong vấn đề bảo đảm chất lượng các dịch vụ được cung ứng.
Ba là, tăng khả năng cạnh tranh
Việc đưa các yếu tố của thi trường như khuyến khích cạnh tranh vào
hoạt động cung cấp dịch vụ của nhà nước khiến cho các hàng hóa và dịch vụ
công được cung cấp tốt hơn, với giá rẻ hơn và đáp ứng yêu cầu xã hội. Cạnh
tranh trong cung cấp dịch vụ công có thể diễn ra không chỉ giữa các tổ chức
tư nhân mà còn có thể được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước và tư nhân
hay giữa cơ quan nhà nước với nhau. Bên cạnh đó, hoạt động cung cấp dịch
vụ theo hình thức hợp tác công – tư cũng được thực hiện.


Thứ tư, xây dựng một hệ thống cơ chế quản lý mềm dẻo, linh hoạt, có
khả năng thích nghi cao đối với những sự thay đổi
Một hệ thống các thể chế, quy định nghiêm ngặt, cứng nhắc, máy móc
trong điều hành, quản lý của nền hành chính công truyền thống được xây

dựng và phát triển. Tính cứng nhắc, máy móc trong cơ chế quản lý một thời
gian dài đã làm xuất hiện trong bộ máy hành chính nhà nước cơ chế “xin –
cho” - một yếu tố cản trở sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và làm xấu đi
mối quan hệ giữa nhà nước với công dân. Sự thay đổi của NPM chính là ở
chỗ, các nguyên tắc quản lý vẫn giữ được tính tôn nghiêm và uy quyền cần
thiết, song cách thức để thực hiện các nguyên tắc đó lại linh hoạt, mềm dẻo
và thích nghi với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mới, với những thay đổi
trong tổ chức bộ máy nền hành chính. Bản chất của vấn đề này là loại bỏ bớt
các thể chế, các quy định, thủ tục của chính phủ để người dân dễ hiểu và
thực hiện; cho phép các cơ quan hành chính nhà nước và công chức có nhiều
quyền tự do hơn trong quá trình ra quyết định giải quyết các yêu cầu của
công dân và xã hội.
Thứ năm, vận dụng nhiều phương pháp quản lý của khu vực tư vào
quản lý công
Trong một số lĩnh vực, phương pháp quản lý của tư nhân là một mẫu
hình tốt cho nhà nước học tập, nhất là phương pháp quản lý doanh nghiệp.
Trong quản lý công mới, các co quan cung cấp dịch vụ của nhà nước áp
dụng các phương pháp quản lý của doanh nghiệp để tăng hiệu quả, chất
lượng và sự linh hoạt trong đáp ứng các dịch vụ cho yêu cầu ngày càng cao
của xã hội. Song, do quản lý nhà nước có những nét đặc thù riêng, khác với


quản lý của doanh nghiệp nên không phải bất cứ phương pháp nào có hiệu
quả của khu vực tư cũng có thể áp dụng vào khu vực công được.

Chương 2 Khả năng vận dụng các yếu tố của mô hình NMP
vào cải cách hành chính ở Việt Nam
2.1 Cải cách hành chính ở Việt Nam
2.1.1 Cải cách hành chính
Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt

mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước
(thể chế, cơ cấu tổ chức, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức...) nhằm xây
dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu
lực, hiệu quả và hiện đại.
Nói tóm lại, cải cách hành chính là sự thay đổi có kế hoạch nền hành
chính nhà nước phù hợp với tình hình mới.
2.1.2 Sự cần thiết phải cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
mở cửa và hội nhập với khu vực và trên thế giới, chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa (kinh tế thị trường định hướng XHCN). Đây là
nhiệm vụ mới, khó khăn, phức tạp, nếu bản thân Nhà nước, nhất là bộ máy
hành chính nhà nước không đổi mới tổ chức và hoạt động nâng cao hiệu quả
quản lý thì không thể hoàn thành nhiệm vụ trên. Do đó, yêu cầu tất yếu phải
đổi mới để phù hợp với đổi mới kinh tế.
Thực tiễn tổ chức, hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bên cạnh
những thành tựu trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã


hội chủ nghĩa còn tồn tại những yếu kém, hạn chế như: bệnh quan liêu, xa
dân, quản lý thiếu tập trung thống nhất, trật tự kỷ cương buông lỏng, bộ
máy cồng kềnh, giảm sút hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: Trước tháng 11/1986 Trung ương có 76 bộ, ngành, cơ quan
thuộc Chính phủ; đến trước 9/2002 Trung ương có 46 bộ ngành và cơ quan
thuộc Chính phủ; đến nay giảm chỉ còn 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ; hoặc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gồm: Nông nghiệp, lương thực
thực phẩm, lâm nghiệp, thuỷ lợi và tổng cục cao su Việt Nam. Nhập Bộ điện
than, cơ khí luyện kim, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và tổng cục hoá
chất thành Bộ Công nghiệp, hiện nay các bộ này hoạt động bình thường, có
hiệu quả.

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ trên thế giới hiện
nay phát triển rất nhanh chóng, to lớn đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của nhà nước dẫn đến thích ứng kịp thời với diễn biến
tình hình và nhịp điệu phát triển của thời đại.
Do đó, cải cách hành chính là một đòi hỏi tất yếu mang tính khách
quan nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính trong giai đoạn
mới.
2.3 Khả năng vận dung các yếu tố của mô hình NMP vào cải cách hành
chính ở Việt Nam
Mô hình NMP đã được triển khai và ứng dụng ở hầu hết các nước
phát triển và mang lại những kết quả tương đối khả quan. Đối với các nước
đang phát triển hoặc các nước chuyển đổi như Việt Nam, do sự khác biệt về
đặc điểm phát triển của nền hành chính, về chính trị - xã hội, về văn hóa và
truyền thống hành chính, thực trạng của hệ thống pháp luật,...nên việc vận
dụng mô hình NMP gặp một số khó khăn, thách thức nhất định. Tuy nhiên,
để phát huy tốt ưu điểm của nó, chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng các yếu


tố nhất định của mô hình NMP vào thực tiễn cải cách hành chính ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
2.3.1 Về đẩy mạnh phân quyền chính sách
Hiện nay, mặc dù bộ máy của Chính phủ nước ta đã được giảm quy
mô so với trước đây, tuy nhiên bộ máy của Chính phủ vẫn còn quá lớn, cồng
kềnh, chi phí cho việc duy trì bộ máy đó ngày càng tăng, trong khi đó hiệu
lực và hiệu quả hoạt động của nó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của
đất nước. Do đó, trong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
cần phải xem xét lại quy mô và vai trò của Chính phủ. Theo mô hình NMP,
vai trò của Chính phủ chuyển từ “việc thực hiện” sang “việc chỉ đạo”. Nhà
nước nên phân quyền mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản
lý của mình, không nên ôm đồm làm hết mọi dịch vụ, công việc sự vụ, các

tác nghiệp vi mô như trước đây; và đây cũng là cơ hội để các ngành, các cấp
chủ động, phát huy sáng tạo, đổi mới quản lý, khai thác hết tiềm năng của
mình.
Thực hiện vấn đề phân quyền chính sách hiện nay, Chính phủ, ngành,
địa phương đã, đang áp dụng và đạt được một số thành tựu bước đầu. Một số
Bộ, ngành đã được tinh gọn, giảm bớt sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ
trong hoạt động của mình; các cấp, các ngành phát huy được tính chủ động,
sáng tạo của mình trong thực thi công vụ, làm cho hiệu lực và hiệu quả của
các hoạt động quản lý hành chính được nâng lên. Trong thời gian tới, vấn đề
này hoàn toàn có khả năng vận dụng vào việc cải cách hành chính ở Việt
Nam cả về lý luận và thực tiễn.
2.3.2 Về tư nhân hoá một số nhiệm vụ của nhà nước
Tư nhân hoá chính là cách thức huy động mọi nguồn lực trong xã hội
tham gia vào quản lý và phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội


trong khi nguồn lực của nhà nước còn khó khăn như hiện nay. Thực chất của
tư nhân hoá là nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong thực thi công vụ, cung
cấp dịch vụ công cho khu vực công cộng có chất lượng hơn. Đồng thời, với
sự tham gia của tư nhân vào hoạt động của nhà nước sẽ làm cho các quyết
định và chính sách của nhà nước được ban hành sát với thực tế hơn nên hiệu
quả và hiệu lực được cải thiện hơn, lòng tin của nhân dân đối với nhà nước
được tăng lên. Để làm được điều đó, nhà nước cần có những chính sách,
biện pháp để thu hút tư nhân tham gia, như chính sách đất đai, giảm miễm
thuế, cho vay lãi suất thấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính..., nhất là trong
các dịch vụ công ít mang lại mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, với đặc thù quản
lý nhà nước là không hướng tới tìm kiếm lợi nhuận nên tư nhân hóa chỉ là
một trong các giải pháp mà không phải là giải pháp duy nhất để đảm bảo
hoạt động của nhà nước có hiệu lực và hiệu quả.
Do đó, trước mắt cần thu hút tư nhân hóa một số dịch vụ công nhằm

chia sẽ những khó khăn về nguồn lực của nhà nước trong giai đoạn hiện nay,
nhà nước tập trung vào những vấn đề mang tầm chiến lược để quản lý và
điều hành đất nước có hiệu lực và hiệu quả; về lâu dài, với bản chất tốt đẹp
của mình, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải đáp ứng đầy
đủ các dịch vụ công để nhân dân hưởng thụ một cách tốt nhất, tránh tình
trạng thương mại hóa các dịch vụ công làm mất đi hình ảnh, bản chất tốt đẹp
của nhà nước ta đối với nhân dân.
2.3.3 Về tăng khả năng cạnh tranh
Theo mô hình NMP, nhiều yếu tố của thị trường được áp dụng trong
cung cấp dịch vụ công trong đó có yếu tố cạnh tranh, và do đó, công dân
được đáp ứng một số dịch vụ công với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, có
nhiều lựa chọn hơn. Đồng thời, trong nội bộ các cơ quan hành chính cũng
phải nâng cao năng lực trong các dịch vụ công của mình để cạnh tranh với


nhau, không những cạnh tranh trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà
nước mà còn cạnh tranh với tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công cho
công dân. Như vậy, để tạo lập năng lực và uy tín của mình đối với công dân
trong việc cung cấp các dịch vụ công, đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà
nước không ngừng hoàn thiện về tổ chức bộ máy, nhân sự và cơ sơ vật chất,

So với mô hình quản lý công truyền thống, xem vai trò của nhà nước
là “cai trị”, nền kinh tế thị trường đặt vấn đề tư duy lại vai trò của nhà nước
với tư cách là người phục vụ. Công dân không còn là người đi cầu xin nhà
nước ban cho dịch vụ này nọ, mà họ là “khách hàng” của nhà nước, có
quyền yêu cầu, đòi hỏi được phục vụ. Trong bộ máy nhà nước, hệ thống
hành chính nhà nước là bộ máy trực tiếp thực thi quyền hành pháp, là cầu
nối giữa nhà nước với công dân, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý việc
công hàng ngày của nhà nước. Cải cách hành chính cũng chính là cải cách
phương thức phục vụ dân, nhằm tôn trọng và đề cao quyền công dân trong

một xã hội dân chủ, chuyển nền hành chính từ cai trị sang phục vụ.
Do đó, trong cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay chúng ta hoàn
toàn có thể vận dụng yếu tố tăng khả năng cạnh tranh tranh theo mô hình
NMP. Nó tạo điều kiện để công dân được hưởng thụ một số dịch vụ công
một cách tốt nhất, đồng thời cũng làm cho các cơ quan hành chính nhà nước
linh động, sáng tạo, nâng cao năng lực phục vụ của mình; tạo cơ hội cho một
số cơ quan, cán bộ, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước phát
huy hết tiềm năng của mình. Tạo sự cạnh tranh trong đội ngũ công chức,
trong nội bộ các tổ chức hành chính và ngoài xã hội là động lực thúc đẩy
công chức hành chính nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước phải nỗ lực
tự hoàn thiện bản thân để có thể phục vụ xã hội tốt nhất.


Tuy nhiên, để vận dụng tốt yếu tố này trong cải cách hành chính hiện
nay cần phải có sự kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng và người đứng
đầu cơ quan hành chính nhà nước. Tránh tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh, vi phạm quy chế, quy định trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cung cấp dịch vụ công.
2.3.4 Về xây dựng một hệ thống cơ chế quản lý mềm dẻo, linh hoạt, có
khả năng thích nghi cao đối với những sự thay đổi
Theo mô hình hành chính công truyền thống, hệ thống cấu trúc thứ
bậc, nhiều tầng nấc khiến bộ máy hành chính trở nên quan liêu, rườm rà,
kém linh hoạt. Các hoạt động hành chính diễn ra chậm chạp và cứng nhắc do
phải tuân thủ quy trình, thủ thục chặt chẽ. Và do đó, công chức buộc phải
làm việc theo quy trình và thời gian chặt chẽ, dẫn tới suy giảm tính sáng tạo
và phát triển.
Trong khi đó, theo mô hình NMP, hệ thống bộ máy hành chính nhà
nước được tổ chức gọn nhẹ, các quy trình, thủ tục được giảm bớt; trách
nhiệm của công chức và nhà quản lý chủ yếu là bảo đảm thực hiện mục đích,
đạt kết quả tốt, hiệu quả cao; những quy định, điều kiện để công chức thực

thi nhiệm vụ có hình thức linh hoạt, mềm dẻo hơn; thời gian làm việc linh
hoạt hơn, có thể họ làm việc trong một thời gian nhất định, có thể làm chính
thức hoặc hợp đồng,...Và do đó, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính
được nâng lên.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và tình hình quốc tế có nhiều biến
đổi như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có khả năng vận dụng và việc vận dụng
yếu tố trên có ý nghĩa rất quan trọng trong cải cách hành chính ở Việt Nam,
làm cho nền hành chính của chúng ta đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị


trường và tình hình thế giới. Tuy nhiên, việc vận dụng yếu tố này trong cải
cách hành chính ở Việt Nam hiện nay cũng gặp một số khó khăn nhất định.
Đó là, sự lệ thuộc quá lớn vào các quyết sách mang tính chính trị, định
hướng tư tưởng của đảng cầm quyền; các quy định, thủ tục, quy trình mang
tính nguyên tắc, cứng nhắc,...nên việc xây dựng một hệ thống cơ chế quản lý
mềm dẻo, linh hoạt, có khả năng thích nghi cao đối với những sự thay đổi
theo mô hình NMP là điều không thể.
2.3.5 Về vận dụng nhiều phương pháp quản lý của khu vực tư vào quản
lý công
Về nguyên tắc, quản lý hành chính nhà nước bằng các phương pháp
như: Phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành
chính và phương pháp kinh tế. Nhưng trong một số trường hợp, phương
pháp quản lý của tư nhân là một mẫu hình tốt cho nhà nước học tập, nhất là
phương pháp quản lý doanh nghiệp. Theo mô hình NMP, các cơ quan hành
chính nhà nước có thể nước áp dụng các phương pháp quản lý của doanh
nghiệp để tăng hiệu quả, chất lượng và sự linh hoạt trong đáp ứng các dịch
vụ cho yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Do đó, chúng ta có thể vận dụng
yếu tố này trong cải hành chính ở Việt Nam. Vì trong giai hiện nay, chức
năng của nhà nước ta không đơn thuần là công cụ để trấn áp mà còn làm
chức năng tổ chức, quản lý điều hành xã hội. Cho nên, một cách thức tổ

chức tốt, một phương pháp quản lý hiệu quả của khu vực tư chúng ta hoàn
toàn có thể vận dụng vào trong quản lý hành chính nhà nước nếu nó mang
lại hiệu lực và hiệu quả.
Tuy nhiên, do quản lý nhà nước có những nét đặc thù riêng, khác với
quản lý của doanh nghiệp nên không phải bất cứ phương pháp nào có hiệu


quả của khu vực tư cũng có thể áp dụng vào khu vực công được. Mặt khác,
khi vận dụng phương pháp quản lý của khu vực tư vào quản lý công chúng
ta cũng phải rất chú ý đến bản chất của nhà nước, nếu không quyền lực của
nhân dân mà nhà nước đại diện sẽ dần bị thu hẹp.
Tóm lại, từ các phân tích trên, chúng ta hoàn toàn có khả năng vận
dụng các yếu tố của mô hình NMP vào cải cách hành chính ở Việt Nam. Để
có thể áp dụng NPM trong điều kiện Việt Nam, chúng ta cần có sự tính toán
đầy đủ và sâu sắc trên nhiều chiều hướng, trên nhiều lĩnh vực và phương
diện khác nhau. Cần căn cứ vào đặc trưng thể chế nhà nước và đặc thù chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở các giai đoạn lịch sử khác nhau để đảm bảo
tính thích ứng của hành chính công.


KẾT LUẬN
Mô hình NMP với các yếu tố đẩy mạnh phân quyền chính sách; tư
nhân hoá một số nhiệm vụ của nhà nước diễn ra mạnh mẽ; tăng khả năng
cạnh tranh; xây dựng một hệ thống cơ chế quản lý mềm dẻo, linh hoạt, có
khả năng thích nghi cao đối với những sự thay đổi; vận dụng nhiều phương
pháp quản lý của khu vực tư vào quản lý công là mô hình hành chính mới
xuất hiện nhằm khắc phục những yếu kém không phù hợp của mô hình hành
chính công truyền thống. Vận dụng những yếu tố hợp lý của mô hình Quản
lý công mới để xây dựng một mô hình hành chính công phù hợp với đặc
điểm phát triển của nền hành chính, về chính trị - xã hội, về văn hóa và

truyền thống hành chính, thực trạng của hệ thống pháp luật,... của Việt Nam.
Đẩy mạnh cải cách hành chính theo kịp cải cách kinh tế, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao và đa dạng của công dân đang là câu hỏi đặt ra đối với các
nhà lãnh đạo, quản lý và các nhà khoa học hành chính.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị
trường và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế
Việt Nam đã có những sự đổi mới sâu sắc. Cùng với sự đổi mới đó, chức
năng của Chính phủ chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức của thị
trường trong nước và thị trường thế giới. Vì vậy, vận dụng những nhân tố
hợp lý của mô hình NMP để xây dựng một mô hình hành chính công phù
hợp với Việt Nam, đẩy mạnh cải cách hành chính theo kịp cải cách kinh tế
đang là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.



×