Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giáo án tích hợp hóa 8 tiết 17 bài 12 sự biến đổi chất 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 24 trang )

Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
Ngày soạn: 15/10/2018
CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
TIẾT 17
BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban
đầu.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
- Biết phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tư duy logic và suy luận vấn đề, kỹ năng thực hành
hóa học, làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm.
- Kỹ năng quan sát thí nghiệm cũng như một số hiện tượng cụ thể trong thực tế,
rút ra nhận xét về hiện tượng xảy ra là vật lí hay hóa học.
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề.
- Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác vidieo cũng như các thông tin.
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học trong bộ môn Sinh học, Địa lí, Vật lí ,
Công Nghệ, GDCD để giải thích về sự biến đổi chất, giải thích được một số hiện
tượng vật lí, hiện tượng hóa học trong đời sống thực tiễn.
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học trong bộ môn Sinh học, Vật lí, Giáo dục
công dân, Mĩ thuật, Công nghệ để đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái
đất, bảo vệ sức khỏe con người trong an toàn thực phẩm.
- Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm, tích cực


trong học tập, hợp tác nhóm.
- Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu và giả thích các hiện tượng trong đời sống.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
/>
1


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên
- Video thí nghiệm Sắt bột tác dụng với lưu huỳnh bột. Hiện tương băng tan, hiện
tượng thủy triều
- Hóa chất: dd Na2SO4, dd BaCl2 , Zn , dd HCl.
- Dụng cụ: Ông nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, ống hút. 5 tờ giấy, bật lửa,
nến.
- Máy chiếu, máy tính.
2. Học sinh:
- Vở ghi, vở bài tập, SGK, đọc trước bài ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp sử dụng thí nghiệm trực quan.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp. (1 phút).
GV chia nhóm 4 nhóm
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình:
Hoạt động 1: Khởi động ( 2 phút)
GV: Trong chương trước các em đã học về chất, chương này sẽ học về phản ứng.
Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Chất có ở khắp mọi nơi nhưng thế giới vật chất
luôn biến đổi không ngừng. Vậy làm sao xác định được những biến đổi ấy thuộc
loại hiện tượng nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được các câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Khái niệm (12 phút)
1. Mục tiêu.
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban
đầu.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
2. Phương pháp
- Thí nghiệm nghiên cứu, trực quan, hỏi đáp, làm việc nhóm.
3. Hình thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động nhóm
/>
2


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
4. Phương tiện
- 3-5 tờ giấy, bật lửa, nến, cốc thủy tinh, khăn ướt
Chiếu Slide 1. Phiếu học tập 1:
TT


Cách tiến hành

Tờ giấy bị biến đổi như thế nào

Phiếu học tập 2:
Trong các quá trình kể sau đây, đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa
học? Giải thích?
a. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
b. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit)
c. Cho viên đá lạnh vào cốc nước.
d. Dây sắt bị cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.
e. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit)
và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS từ các mẫu vật có sẵn trên bàn
của từng tổ hãy làm biến đổi tờ giấy và ghi lại
cách tiến hành và kết quả tờ giấy sau khi bị biến
đổi.
Lưu ý: Thí ngiệm đốt tờ giấy có thể gây nguy
hiểm cho các em, nên chúng ta sẽ làm sau cùng và
cô sẽ mời 1 bạn lên phía trên làm thí nghiệm.
HS: Nhận nhiệm vụ và nhận các mẫu vật dụng
cụ của tổ mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Thảo luận thực hiện các bước biến đổi tờ
giấy, ghi vào phiếu học tập.
/>
NỘI DUNG CHÍNH

I. Khái niệm

3


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
GV: Theo dõi và nhắc nhở và giúp đỡ HS.
Bước 3: Thảo luận trao đổi, báo cáo.
HS: 4 nhóm lên báo cáo kết quả. HS các nhóm
khác nhận xét hoạt động và kết quả của nhóm
bạn.
HS: 1 em lên làm thí nghiệm, các HS khác theo
dõi hiện tượng.
GV: Dùng phương pháp vấn đáp để dẫn dắt HS
? Tờ giấy sau khi đốt bị biến đổi như thế nào
HS: Tờ giấy bị biến đổi thành tro
? Các cách biến đổi đó có điểm gì giống và khác
nhau
GV : Chốt lại kiến thức:
- Cách vò, xé, gấp tờ giấy thành các vật khác
nhau làm tờ giấy bị biến đổi những không tạo
thành chất mới đó là biến đổi vật lí hay gọi là hiện
tượng vật lí.
- Cách đốt tờ giấy bị biến đổi thành tro, ở đây
tro là chất sinh ra nên đó là biến đổi hóa học hay
là hiện tượng hóa học.
GV: Qua các thí nghiệm ở trên em hãy cho biết Hiện tượng vật lí: Hiện
như thế nào là hiện tượng vật lí, như thế nào là tượng chất bị biến đổi mà vẫn
hiện tượng hóa học?

giữ nguyên là chất ban đầu.
HS: Trả lời
Hiện tượng hóa học: Hiện
GV: Chốt lại kiến thức
tượng chất biến đổi có sinh ra
GV: Chiếu Slide 2: Liên hệ thực tế việc vứt rác chất mới.
bừa bãi gây ô nhiễm môi trường yêu cầu HS liên
hệ nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không bị
ô nhiễm do rác thải.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
GV: yêu cầu HS vận dụng khái niệm đã học ở
trên để làm bài tập 1 (Chiếu slide 3)
Trong các quá trình kể sau đây, đâu là hiện
tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học? Giải
/>
4


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
thích?
Bài tập 1:
a. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
Hiện tượng vật lí là : a, c, d.
b. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất Hiện tượng hóa học là : b, e.
khí mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit)
c. Cho viên đá lạnh vào cốc nước.
d. Dây sắt bị cắt nhỏ thành từng đoạn và tán
thành đinh.
e. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển

dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon
đioxit thoát ra ngoài.
HS: Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 1
Các nhóm báo cáo kết quả. nhận xét kết quả của
tổ bạn
GV: Đánh giá nhận xét hoạt động của các nhóm
và đưa ra đáp án đúng.
- Bằng kiến thức vừa học HS giải thích được
hiện tượng vật lí là a,c,d (Hiện tượng a,c chỉ thay
đổi về trạng thái, còn hiện tượng d chỉ thay đổi về
hình dạng, kích thước của chất không có chất
mới). Vận dụng kiến thức môn Vật lí lớp 6, bài
24: Sự nóng chảy và đông đặc. Hiện tượng hóa
học là b,e ( Vì ở đây có chất mới tạo thành Hiện
tượng b là khí lưu huỳnh điôxit; Hiện tượng e là
vôi sống và khí cacbon điôxit)
GV: Dùng phương pháp vấn đấp, nêu vấn đề
chuyển sang hoạt động 2.
GV: Chiếu slide 4
Dùng phương pháp thuyết trình nêu trong quá
trình chất bị biến đổi có giai đoạn là hiện tượng
vật lí, có giai đoạn là hiện tượng hóa học. Vậy dấu
hiệu nào cho biết đó là hiện tượng vật lí, dấu hiệu
nào là hiện tượng hóa học cô mới các em chuyển
sang phần II
/>
5


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công

dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
Hoạt động 2: ( 17 phút)
Làm thế nào để nhận biết hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
1. Mục tiêu.
- Nhận biết một số dấu hiệu của hiện tượng vật lí
- Nhận biết một số dấu hiệu của hiện tượng hóa học.
2. Phương pháp
- Thí nghiệm nghiên cứu, trực quan, hỏi đáp, làm việc nhóm
3. Hình thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động nhóm
4. Phương tiện
- Vidieo: Thí nghiệm bốt sắt tác dụng với bột lưu huỳnh
- Hóa chất: Na2SO4 , BaCl2 .
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đũa thủy tinh, kẹp gỗ
Phiếu học tập 3:
Thí nghiệm 1: Sắt tác dụng với lưu huỳnh
- Sau khi đun nóng đỏ hỗn hợp có hiện tượng gì xảy ra? Hỗn hợp có bị nam châm
hút nữa không? Tại sao?
..................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................
.
- Vậy quá trình đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh là hiện tượng vật lí
hay hóa học?
..................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................
.

Thí ngiệm 2: dd Na2SO4 tác dụng với dd BaCl2 .
- Nhận xét hiện tượng xảy ra ?
..................................................................................................................................
.
/>
6


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
..................................................................................................................................
.
- Quá trình dd Na2SO4 tác dụng với dd BaCl2 là hiện tượng vật lí hay hóa học?
..................................................................................................................................
.
..................................................................................................................................
.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV: Chiếu slide 5,6 yêu cầu HS đọc cách
tiến hành thí nghiệm và theo dõi hiện tượng
xảy ra trong phản ứng bột sắt tác dụng với
bột lưu huỳnh, cùng với dụng thí nghiệm 2,
phát phiếu học tập cho các tổ.
HS: Nhận nhiệm vụ và theo dõi vidieo thí
nghiệm, tiến hành thí nghiệm theo hướng
dẫn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Theo dõi, thảo luận vidieo thí nghiệm
và hoàn thành vào phiếu học tập 3, tiến hành

thí nghiệm cho dd Na2SO4 tác dụng với dd
BaCl2
GV: Chiếu slide 7,8 phiếu học tập cho HS
hoàn thành, theo dõi, giúp đỡ HS khi gặp khó
khăn.
Bước 3: Thảo luận trao đổi, báo cáo.
HS: 4 nhóm lên báo cáo kết quả. HS các
nhóm khác nhận xét hoạt động và kết quả
của nhóm bạn.
GV : Chốt lại kiến thức:
Chiếu Slide 9,10 dùng phương pháp vấn
đáp đàm thoại để hoàn thành phiếu học tập
Thí nghiệm 1
- Khi đun nóng, hỗn hợp nóng đỏ lên và

NỘI DUNG CHÍNH
I. Làm thế nào để nhận biết
hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa
học?
1. Thí nghiệm 1: Bột sắt tác dụng
với bột lưu huỳnh
+ Hiện tượng:
- Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển
dần sang màu xám đen.
- Hỗn hợp không bị nam châm
hút.
+ Kết luận:
Quá trình đun nóng đỏ hỗn hợp
bột sắt và bột lưu huỳnh là hiện
tượng hóa học do có chất mới sinh

ra - Sắt (II) sunfua. (Chất màu
xám đen)
=> có sự thay đổi về chất.
2. Thí nghiệm 2: dd Na2SO4 tác
dụng với dd BaCl2 .
+ Hiện tượng:
có chất rắn màu trắng xuất hiện
+ Kết luận:
Quá trình cho dd Na2SO4 tác dụng
với dd BaCl2 là hiện tượng hóa học
do có chất mới tạo thành, đó là Bari
clora và một dung dịch không màu

/>
7


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
chuyển dần sang màu xám đen.
là Natri sunfat.
- Hỗn hợp không bị nam châm hút nữa do
có chất rắn màu xám đen tạo thành không có
tính từ ( Đó là FeS) => Quá trình đun nóng
đỏ hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh là hiện
tượng hóa học do có chất mới sinh ra.
Thí nghiệm 2
- Khi cho 2 dung dịch tác dụng với nhau có
chất rắn màu trắng xuất hiện đó là Bari clora
và một dung dịch không màu là Natri sunfat

=> Quá trình cho dd Na2SO4 tác dụng với dd
BaCl2 là hiện tượng hóa học do có chất mới
tạo thành.
GV? Qua 2 thí nghiệm trên và thí nghiệm
tờ giấy diệu kì hãy cho biết
- Dấu hiệu nào để nhận biết đó là hiện
tượng vật lí?
- Dấu hiệu nào cho biết đó là hiện tượng
hóa học?
HS: Hiện tượng vật lí: có thay đổi về hình
dạng, trạng thái, kích thước, màu sắc ...
Hiện tượng hóa học: Có thay đổi về trạng 3. Dấu hiện để nhận biết:
thái, màu sắc, có sủi bọt khí, có chất rắn ...
Hiện tượng vật lí: có thay đổi về
GV: Có một số dấu hiệu mà cả vật lí và hóa hình dạng, trạng thái, kích thước,
học đều có thì chúng ta phải xem lại khái màu sắc ...
niệm đó là có chất mới sinh ra hay không.
Hiện tượng hóa học: Có thay đổi
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
về trạng thái, màu sắc, có sủi bọt
- GV: Mở rộng liên hệ thực tế:
khí, có chất rắn ...
1. Lạc bị mốc là hiện tượng vật lí hay hiện => Dấu hiệu chính để phân biết
tượng hóa học? Giải thích?
hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa
2. Sấm chớp là hiện tượng vật lí hay hiện học là : Có chất mới tạo thành
tượng hóa học? Giải thích?
3. Dùng vôi bôi vào chỗ đau khi bị ong đốt,
kiến đốt là hiện tượng vật lí hay hóa học?
/>

8


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
Giải thích?
- HS sử dụng kiến thức Sinh học 6, bài 51:
"Nấm", kết hợp Công nghệ 6, bài 16 "An
toàn thực phẩm" để trả lời câu hỏi 1.
Lạc bị mốc là hiện tượng hóa học. Vì lạc
mốc là do một loại vi khuẩn nấm mốc phát
triển trong điều kiện thuận lợi ( nhiệt độ 25300C, độ ẩm 85%), lấy chất hữu cơ có chứa
trong hạt lạc làm mất giá trị dinh dưỡng,
mặt khác một số loài vi khuẩn gây mốc
trong quá trình trao đổi chất còn thải ra cả
chất độc
- Giáo viên đưa thêm thông tin: Độc tố
vi nấm có tên là aflatoxin, rất bền vững ở
nhiệt độ cao. Rang hay luộc chỉ có thể làm
chết các tế bào tử mốc và làm giảm được
phần nào độc tính chứ không phá hủy được
hoàn toàn độc tố. Ăn phải lạc mốc sẽ bị
nhiễm độc thần kinh, biểu hiện bằng các triệu
chứng như: co giật, rối loạn vận động, tổn
thương thận, xuất huyết, hoại tử và thoái hóa
gan. Ăn thường xuyên, ít một cũng gây rối
loạn chức năng gan, dẫn đến xơ và ung thư
gan. Chỉ cần hấp thu phải 2,5 miligam
aflatoxin trong 89 ngày thì sau hơn một năm
đã có thể khởi phát bệnh ung thư gan. Độc tố

nấm aflatoxin không chỉ có trong lạc mốc mà
còn có trong thực phẩm khô đã lên mốc. Mặt
khác một số thực phẩm sử dụng chất phụ gia
trong quá trình chế biến, nếu sử dụng chất
phụ gia vượt quá nồng độ cho phép gây ảnh
hưởng lớn tới sức khỏe con người. Có những
chất phụ gia dù chỉ dùng ở nồng độ cho phép
khi người dân sử dụng không gây ngộ độc
/>
9


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
ngay, nhưng nếu sử dụng nhiều có thể gây tổn
thương thận, rối loạn chức năng, ung thư ...
( Ví dụ hàn the). Do đó các em cần chú ý tới
nguyên nhân và những biện pháp an toàn thực
phẩm đã học trong Công nghệ lớp 6 để thực
hiện và tuyên truyền về vấn đề bảo vệ an toàn
thực phẩm. Chiếu Slide 11,12
(Giáo viên thuyết trình tác hại khi sử dụng
lạc mốc, giáo dục "An toàn thực phẩm" cho
học sinh)
- HS liên hệ kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống để dự đoán hiện tượng, trả lời câu hỏi 2:
Giáo viên dẫn dắt mở rộng kiến thức để
chốt kiến thức đúng: kết hợp kiến thức vật lí
7 bài 17: Sự nhiễm điện do cọ sát để giải
thích. Chiếu sile 13

- Hiện tượng sấm chớp là hiện tượng
Vật lí: Vì sấm chớp là hiện tượng phóng
điện trong tự nhiên. Khi hai đám mây
mang điện tích trái dấu tiến sát lại gần với
nhau sẽ xảy ra sự phóng tia lửa điện xuống
mặt đất -> đó là tia chớp. Sự phóng tia lửa
điện với nhiệt độ cao làm dãn nở đột ngột
không khí xung quanh -> gây ra tiếng nổ
lớn gọi là sấm => Hiện tượng sấm chớp
không sinh ra chất mới.
GV: Đưa thêm thông tin. Khi hai đám mây
tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế
giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn.
Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia
lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài
giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm
(do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của
tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước).
/>
10


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất
tới những khu vực trống trải, gặp một vật có
độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng...
thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa
đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét
đánh. Ngày 16/5, sấm sét khiến 6 nông dân ở

huyện Yên Thành, Nghệ An chết tại chỗ, 7
người khác bị thương nặng. TS Anh cũng cho
rằng: “Phòng chống sét tuyệt đối là điều
không thể đối với loài người hiện nay. Không
chỉ Việt Nam mà ngay cả trên thế giới cũng
chỉ có thể nghiên cứu để giảm thiếu tác hại
của loại hình thiên tai này”.
- HS sử dụng kiến thức Sinh học 7 bài 27
- Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sau bọ
hướng tới, Hóa học 9: Bài 13 "Một số bazo
quan trọng - Canxi hiđroxit” để giải thích.
Hiện tượng bôi vôi vào chỗ đau khi bị ong
đốt, kiến đốt là hiện tượng hóa học: Do
trong nọc độc của các côn trùng trên có 1
lượng axitfomic, gây bỏng da và đồng thời
gây rát ngứa. Ngoài ra trong nọc độc của
ong còn có HCl, H3PO4 .... nên khi bị đốt sẽ
phồng rộp lên và rất rát vì vậy khi bôi vôi Canxi hiđroxit- vào có tính bazo sẽ làm
trung hòa tính axit trong nọc độc của côn
trùng nên giảm đau và rát ngứa => Hiện
tượng bôi vôi vào chỗ đau khi bị ong, kiến
đốt có sinh ra chất mới là muối.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 10 phút)
1. Mục tiêu
- HS vận dụng kiến thức đa học nhận biết và giải thích được hiện tượng vật lí,
hiện tượng hóa học trong đời sống thực tiễn bằng các gói câu hỏi
/>
11



Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
2. Phương pháp
Trao đổi nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
3. Hình thức hoạt động nhóm.
- Hoạt động nhóm
4. Phương tiện.
Vidieo về hiện tượng băng tan, các tranh ảnh tuyết rơi ở Việt Nam và thế giới,
tranh về ô nhiễm môi trường, về sự nóng lên của trái đất vv..
Phiếu học tập 4: Các gói câu hỏi
+ Gói câu hỏi 1:
Câu 1: Quá trình quang hợp ở cây xanh là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa
học? Giải thích?
Câu 2: Dựa vào kiến thức sinh học 6 đã học, hãy cho biết vì sao phải tích cực
trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng?
+ Gói câu hỏi 2:
Câu 1: Hiện tượng băng tan là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải
thích?
Câu 2: Nguyên nhân nào khiến cho trái đất nóng lên? Hãy lấy ví dụ về hiện tượng
ô nhiễm không khí hằng ngày quanh em. Các khí này gây ra hậu quả gì với môi
trường và sức khỏe con người? Nêu biện pháp bảo vệ môi trường?
+ Gói câu hỏi 3:
Câu 1: Hiện tượng triều cường là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải
thích?
Câu 2: Ở nước ta hiện tượng triều cường xảy ra ở đâu? Hiện tượng đó ảnh hưởng
như thế nào đến đời sống của người dân?
+ Gói câu hỏi 4:
Câu 1: Trong các quá trình kể dưới đây, đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện
tượng hóa học? Giải thích?
1. Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ, tạo thành chất rắn màu đỏ.

2. Hiện tượng tuyết rơi.
Câu 2: Ở nước ta có hiện tượng tuyết rơi hay không ? và thường xảy ra ở đâu?

ảnh hưởng như thế nào đến con người và động vật ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ
/>
NỘI DUNG CHÍNH
12


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
GV: Yêu cầu 4 nhóm lên bắt thăm các
gói câu hỏi, mỗi gói câu hỏi có nội
dung khác nhau về các hiện tượng vật lí
và hóa học xảy ra trong thực tế và đồng
thời liên hệ kiến thức mở rộng các môn
Vật lí, Sinh học, Địa lí, GDCD, Công
nghệ để trả lời
HS: Lên bốc thăm gói câu hỏi và hoàn
thành vào phiếu học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Nhớ lại kiến thức về khái niệm về
hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học
cùng các kiến thức liên hệ giữa các môn
để hoàn thành
Bước 3: Thảo luận trao đổi, báo cáo.
HS: 4 nhóm lên báo cáo kết quả.
thuyết trình trên phiếu học tập, các

nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ xung
Nhóm lên trả lời gói câu hỏi 1 GV
chiếu Slide 14,15
Nhóm lên trả lời gói câu hỏi 2 GV
chiếu Slide 16,17,18,19,20,21,22,23,
24
Nhóm lên trả lời gói câu hỏi 3 GV
chiếu Slide 25,26
Nhóm lên trả lời gói câu hỏi 4 GV
chiếu Slide 27,28,29,30,31,32,33,34
GV: Theo dõi, nhắc nhở và giúp đỡ
các nhóm khi gặp khó khăn.
GV: Chốt lại kiến thức đúng qua các
gói câu hỏi của từng nhóm
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
GV: Nhận xét cho điểm hoạt động của
các nhóm
/>
13


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
ĐÁP ÁN GÓI CÂU HỎI CỦA HỌC SINH
I. GÓI CÂU HỎI SỐ 1.
Câu hỏi:
Câu 1: Quá trình quang hợp của cây xanh là hiện tượng hóa học hay hiện tượng
vật lí? Giải thích?
Câu 2: Dựa vào kiến thức Sinh học lớp 6 đã học, hãy cho biết vì sao phải tích
cực trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng?

Trả lời:
Câu 1:
- HS vận dụng kiến thức Sinh học lớp 6, bài 21: Quang hợp để giải thích.
- Quá trình quang hợp của cây xanh là hiện tượng hóa học, vì có sinh ra chất
mới.
Chất ban đầu: Lá cây sử dụng chất diệp lục, ánh sáng, khí cacbonic, hơi nước.
Chất mới sinh ra: Tinh bột, khí oxi.
Câu 2: -HS vận dụng kiến thức Sinh học lớp 6, bài 46: Thực vật
góp phần điều hòa khí hậu
.
+ Cần phải trồng nhiều cây
xanh vì thực vật có tác dụng
điều hòa lượng khí CO2 và O2
trong không khí giúp không khí
trong lành.
+ Thực vật giúp điều hòa khí
hậu.
+ Làm giảm môi trường ô
nhiễm: Lá cây có tác dụng ngăn
bụi, một số thực vật tiết ra chất
tiêu diệt một số vi khuẩn gây
bệnh.

II. GÓI CÂU HỎI SỐ 2.
Câu hỏi:
Câu 1: Hiện tượng triều cường là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? giải
thích?
Câu 2: Ở nước ta hiện tượng triều cường hay xảy ra ở đâu? Hiện tượng đó ảnh
hưởng như thế nào đến đời sống của người dân?
Trả lời:

Câu 1: HS dựa vào kiến thức môn Địa lí lớp 6, bài 24: Biển và đại
dương, phần 2, Sự vận động của nước biển và đại dương để giải thích.
/>
14


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
- Hiện tượng thủy triều
là hiện tượng vật lí, vì
không có chất mới sinh
ra.
- Nguyên nhân sinh ra
thủy triều là do sức hút
của mặt Mặt trăng và Mặt
trời.

Câu 2:
- Ở nước ta hiện tượng triều
cường thường xảy ra nhiều nhất ở
khu vực Nam Bộ và gây ra hậu quả
nghiêm trọng đối với đời sống của
người dân nơi đây.
-Người dân phải di
chuyển chỗ ở, ô nhiễm môi
trường nước, ảnh hưởng
tới sức khỏe, tới đời sống
sinh hoạt, tới sản xuất
nông nghiệp …


III. GÓI CÂU HỎI SỐ 3.
Câu hỏi:
Câu 1: Hiện tượng băng tan là hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lí? Giải
thích.
Câu 2: + Nguyên nhân nào khiến Trái đất nóng lên?
+ Hãy lấy ví dụ về hiện tượng ô nhiễm không khí xảy ra hằng ngày quanh
em. Các khí này gây ra hậu quả gì với môi trường và sức khỏe con người? Nêu
biện pháp bảo vệ môi trường?
Trả lời.
Câu 1: HS vận dụng kiến thức môn Vật lí lớp 6, Bài 24: Sự nóng chảy và
đông đặc để giải thích.

/>
15


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
. - Hiện tượng băng tan là
hiện tượng vật lí. Vì hiện tượng
“Băng tan”, dưới tác dụng của nhiệt độ
do Trái đất nóng lên khiến cho diện
tích các dòng sông băng tan chảy
không ngừng, chỉ có sự biến đổi về
trạng thái không có sự tạo thành chất
mới.
Câu 2:
* HS dựa vào kiến thức Địa lí 6, Bài 17: Lớp vỏ khí; Địa lí 7, Bài 17: Ô nhiễm
môi trường đới ôn hòa để giải thích nguyên nhân khiến Trái đất nóng lên. Lấy
được các ví dụ ô nhiễm môi trường không khí. Nêu được hậu quả do ô nhiễm

không khí với môi trường. Kết hợp kiến thức Sinh học 6, Bài 46: thực vật góp
phần điều hòa khí hậu; kiến thức môn GDCD 7, Bài 14: Bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên; hướng tới kiến thức Vật lí 9 , Bài 62: Điện gió- Điện
mặt trời- Điện hạt nhân để đưa ra được các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường sống.
* Dựa vào kiến thức Sinh học lớp 8, Bài 22: Vệ sinh hô hấp, nêu được
tác hại tới sức khỏe con người do không khí bị ô nhiễm.
- Do hàm lượng khí CO2 trong tầng khí quyển tăng lên gây thủng tầng ozon,
tạo thành hiệu ứng nhà kính. Kết quả mặt trời chiếu xuống mặt đất nhưng
nhiệt độ của mặt đất không bức xạ được vào vũ trụ làm cho Trái đất nóng lên.
- Ví dụ về hiện tượng ô nhiễm môi trường:
Đốt than, khói từ các nhà máy, khói bụi và khí thải từ các phương tiện giao
thông, rác thải sinh hoạt…

/>
16


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.

- Hậu quả :
+ Tác hại tới môi trường:
Thủng tầng ozon.
Tăng hiệu ứng nhà kính, khiến Trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến
đổi.
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Tăng bệnh về đường hô hấp, bệnh ung
thư da, đục thủy tinh thể….

- Biện pháp bảo vệ môi trường:

/>
17


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
+ Cắt giảm lượng khí thải ô nhiễm bằng cách: Các chất khí thải từ các nhà
máy phải được xử lí trước khi đưa ra môi trường. Không đổ và đốt rác thải bừa
bãi không đúng nơi qui định… Trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng…
+ Sử dụng năng lượng sạch: Sử dụng năng lượng gió biến đổi thành điện
năng; Sử dụng pin mặt trời chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành
điện năng.

/>
18


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
IV. GÓI CÂU HỎI SỐ 4:
Câu 1: Trong các quá trình kể dưới đây, đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện
tượng hóa học? Giải thích?
1. Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ tạo thành chất rắn màu đỏ.
2. Hiện tượng tuyết rơi.
Câu 2: Ở nước ta có hiện tượng tuyết rơi hay không? Và thường xảy ra ở đâu?
Có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người và động vật?
Trả lời:
Câu 1:
1. Hiện tượng Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ có chất rắn màu đỏ là
hiện tượng hóa học, vì có sinh ra chất mới.

Chất ban đầu: Sắt
Chất mới sinh ra: chất rắn màu đỏ
2. HS dựa vào kiến thức môn Vật lí lớp 6, bài 24: Sự nóng chảy và đông
đặc để giải thích.
Hiện tượng tuyết rơi là hiện tượng vật lí vì Không khí trên cao, nhiệt độ thấp
điều này khiến hơi nước ở những đám mây kết dính lại với nhau tạo thành
những bông tuyết nhỏ. Tuyết cơ bản được hình thành từ những hạt nước nhỏ li
ti kết tủa thành. Như vậy chỉ có sự thay đổi về trạng tháo, không có chất mới
sinh ra

/>
19


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.

Câu 2: Ở Việt Nam cũng cố tuyết rơi vào mùa đông và thường ở những nơi
không khí trên cao nhiệt độ thấp như:

Sapa - Lào Cai

/>
Mẫu Sơn - Lạng Sơn

20


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.


Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Ba Vi - Hà Nội

Mường Lý - Mường Lát - Thanh
Hóa
Mường Luống - Nghệ
An
Hậu quả: Việt Nam thuộc nước nhiệt đới, tuyết rơi ảnh hưởng rất nhiều đến
cuộc sống con người về sức khỏe, và sản xuất.
Thật vậy, với những hình ảnh tuyết rơi tuyệt đẹp thì kéo theo đợt rét đậm, rét
hại đã gây hậu quả nghiêm trọng đó là : Cục chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp Phát
/>
21


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
triển Nông thôn đưa ra thống kê cho thấy có hơn 8900 trâu, bò các tỉnh miền núi
phía bắc và bắc trung bộ chết do lạnh cóng, gần 6000 hecta lúa, 81 hecta mạ, 4600
hecta rau màu và hơn 80 ngàn hecta rừng bị tuyết phủ.

Trâu bò chết tại SaPa - Lào Cai

Trâu bò chết tại Mường Luống - Nghệ An

/>
22



Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.

Tuyết phủ trắng rau tại Ba Vì

Mẫu Sơn - Lạng Sơn

Nhiều trẻ em và người già phải nhập viện vì khí hậu lạnh dẫn đến viêm đường hô
hấp cấp dẫn đến lượng bệnh nhân tăng cao gây quá tải cho các bệnh viên và y bác
sỹ điều trị.
V. CỦNG CỐ VÀ TỔNG KẾT ( 4 phút)
1. Củng cố. (2 phút)
- Yêu cầu học sinh nêu lại các kiến thức của bài.
+ Thế nào là hiện tượng vật lí ? Thế nào là hiện tượng hóa học?
+ Dấu hiệu cơ bản nào để phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học ?
/>
23


Tích hợp kiến thức các môn Vật lí, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công
dân, Mĩ thuật vào giảng dạy bài " Sự biến đổi chất" môn Hóa học lớp 8.
2. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích những hiện tượng trong đời sống thường
ngày. Nhận biết chúng thuộc loại hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học như:
a, Hiện tượng sắt thép để lâu ngày trong không khí bị gỉ .
b, Dây tóc bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua.
c, Về mùa hè thức ăn thường bị ôi, thiu.
d, Vắt chanh vào nước đậu thấy nước đậu nổi váng.
- Làm bài tập 2, 3 – SGK trang 47, bài tập 12.2, 12.3, 12.4 SBT.

- Đọc trước bài: Phản ứng hóa học.
VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:

/>
24



×