Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 181 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU DŨNG

THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TỪ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ
SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng
2. TS. Lưu Đức Hải

Hà Nội - 2018
ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN
1.1. Một số trường phái, mô hình lý thuyết và cách tiếp cận
1.2. Lợi ích và vai trò của ODA
1.3. Viện trợ ODA từ các tổ chức quốc tế
1.4. Thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam


1.5. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của các nước trên thế giới
1.6. Các nhận xét rút ra từ tình hình nghiên cứu của các đề tài liên quan
1.7. Khung nghiên cứu của luận án
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VÀ SỬ
DỤNG ODA TỪ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
2.1. Tổng quan về ODA
2.1.1. Khái niệm ODA
2.1.2. Phân loại ODA
2.2. Chính sách thu hút và sử dụng ODA
2.2.1. Đổi mới phương thức vận động
2.2.2. Công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực ưu tiên kêu gọi ODA
2.2.3. Quản lý, giám sát và quy trình thủ tục thu hút và sử dụng ODA
2.3. Tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA
2.3.1. Tiêu chí đánh giá thu hút
2.3.2. Tiêu chí đánh giá sử dụng ODA
2.4. Yếu tố ảnh hưởng thu hút và sử dụng ODA
2.4.1. Những yếu tố từ bên viện trợ
2.4.2. Những yếu tố từ bên nhận viện trợ
2.5. ODA từ các tổ chức quốc tế
2.5.1. Khái niệm thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế
2.5.2. Giới thiệu sơ lược về các tổ chức quốc tế
2.5.3. Đặc điểm ODA từ các tổ chức quốc tế
2.5.4. Lĩnh vực viện trợ ODA từ các tổ chức quốc tế

iv

1
8
8

10
12
17
20
22
24
25
26
26
26
32
35
35
35
36
36
36
36
38
38
39
40
40
41
43
45


2.5.5. Các điều kiện tiếp nhận ODA từ các tổ chức quốc tế
2.5.6. ODA từ các tổ chức quốc tế trước và sau khủng hoảng tài chính và

suy thoái kinh tế toàn cầu
2.6. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của một số nước và bài học cho
Việt Nam
2.6.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
2.6.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
2.6.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TỪ CÁC
TỔ CHỨC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU
3.1. Chính sách thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam
3.1.1. Quan điểm thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam
3.1.2. Chính sách thu hút ODA
3.1.3. Chính sách sử dụng ODA
3.2. Tổng quan về viện trợ ODA cho Việt Nam
3.2.1. Tình hình cam kết
3.2.2. Tình hình ký kết
3.2.3. Tình hình giải ngân
3.2.4. Đánh giá cam kết, ký kết và giải ngân ODA của Việt Nam trước và
sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
3.3. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt
Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
3.3.1. Thực trạng thu hút ODA từ các tổ chức quốc tế
3.3.2. Thực trạng sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế
3.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế
của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
3.3.4. Đánh giá thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt
Nam
3.3.5. Đánh giá chung
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


v

46
48
49
49
51
53
56
57

57
57
58
62
66
66
67
68
71
72
72
77
91
95
104
114



CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TỪ CÁC TỔ
CHỨC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế
4.1.1. Bối cảnh trong nước
4.1.2. Bối cảnh quốc tế
4.2. Chiến lược viện trợ ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam
4.2.1. Ngân hàng thế giới
4.2.2. Ngân hàng phát triển châu Á
4.2.3. Chương trình phát triển Liên hợp quốc
4.3. Quan điểm và định hướng của Việt Nam về thu hút và sử dụng ODA từ
các tổ chức quốc tế
4.3.1. Một số quan điểm thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế
4.3.2. Định hướng của Việt Nam về thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức
quốc tế
4.4. Giải pháp thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam
4.4.1. Huy động và sử dụng ODA phải đảm bảo nợ công ở mức an toàn
4.4.2. Hoàn thiện chính sách đối với ODA
4.4.3. Chống tham nhũng và lãng phí
4.4.4. Công khai, minh bạch thông tin về ODA
4.4.5. Đẩy mạnh giải ngân ODA
4.4.6. Hài hòa các thủ tục giữa các đối tác và của Việt Nam
4.4.7. Kiện toàn bộ máy quản lý ODA và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
chuyên trách về ODA
4.4.8. Tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải
phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

116
116
116
117
118
118
122
123
125
125
126
130
130
132
135
137
139
140
141
142
144
145
148
149


DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ HỘP

Bảng 2.1. Quy định về việc cung cấp ODA của IDA
Bảng 2.2. Các khoản tiền nhận thực phẩm thông qua GARIOA
Bảng 3.1. Các diễn đàn vận động ODA của Việt Nam qua các thời kỳ
Bảng 3.2. ODA cam kết, ký kết và giải ngân từ 2006-2015
Bảng 3.3. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2006 – 2010
Bảng 3.4. ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2011-2015
Bảng 3.5. ODA cam kết của các TCQT cho Việt Nam thời kỳ 1994 - 2007
Bảng 3.6. ODA cam kết của các TCQT cho Việt Nam thời kỳ 2008 - 2015
Bảng 3.7. ODA giải ngân của các TCQT cho Việt Nam thời kỳ 1994 - 2007
Bảng 3.8. ODA giải ngân của các TCQT cho Việt Nam thời kỳ 2008 - 2015
Bảng 3.9. Cơ cấu ngành được tài trợ của WB cho Việt Nam giai đoạn 20062010
Bảng 3.10. Cơ cấu ngành được tài trợ của WB trên thế giới giai đoạn 20062010
Bảng 3.11. Cơ cấu tài trợ theo ngành của WB thông qua các phương thức tài
trợ cho Việt Nam, giai đoạn 2006-2010
Bảng 3.12. Cơ cấu ODA của ADB tài trợ cho Việt Nam theo ngành giai đoạn
1993 – 2010
Bảng 3.13. Cơ cấu ODA của ADB tài trợ cho Việt Nam theo ngành giai đoạn
2011 – 2015
Bảng 3.14. Tài trợ của ADB cho Việt Nam giai đoạn 1993 – 2015
Bảng 3.15. Cơ cấu viện trợ của UNDP cho Việt Nam theo lĩnh vực thời kỳ
1992 – 2014
Bảng 3.16. Cơ cấu giải ngân ODA của UNDP theo lĩnh vực thời kỳ 2006 2015
Bảng 3.17. Các quốc gia nhận viện trợ ODA
Bảng 3.18. Thời gian từ khi nhà tài trợ phê duyệt đến khi dự án có hiệu lực
của một số nhà tài trợ
Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án
Hình 4.1. Tỷ lệ nợ công của Việt Nam giai đoạn 2010-2015
Hộp 3.1. Những thành quả phát triển từ các dự án do ADB tài trợ tại Việt
Nam giai đoạn 2004–2010


vii

47
50
61
68
69
71
73
74
75
76
77
78
79
83
84
85
89
90
94
111
24
132
87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ


Viết tắt
ADB
CAS

Asian Development Bank
Country Assistance Strategies

CG

Consulting Group

CPS

Country partnership strategies
Development Assistance
Committee
International Bank for
Reconstruction and Development
International Development
Association
International Monetary Fund

DAC
IBRD
IDA
IMF
LHQ
MDGs
OCR

ODA
OECD
PPP
TCQT
UNDP
VDF
VDPF
WB

Ngân hàng phát triển châu Á
Chiến lược hỗ trợ quốc gia
Hội nghị Nhóm tư vấn các
nhà tài trợ cho Việt Nam
Chiến lược đối tác quốc gia
Ủy ban viện trợ phát triển
Ngân hàng phát triển và tái
thiết quốc tế
Hiệp hội phát triển quốc tế

Quỹ tiền tệ quốc tế
Liên hợp quốc
Millennium Development Goals
Mục tiêu thiên niên kỷ
Ordinary Capital Resources
Vốn vay thương mại
Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức
Organization for Economic CoTổ chức Hợp tác và phát
operation and Development
triển kinh tế
Private public partnership

Hợp tác công tư
Tổ chức quốc tế
United Nations Development
Chương t nh phát triển Liên
programme
hợp quốc
Diễn đàn phát triển Việt
Vietnam Development Forum
Nam
Vietnam Development Partnership Diễn đàn đối tác phát triển
Forum
Việt Nam
World Bank
Ngân hàng thế giới

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển đều cần đến các
nguồn lực cơ bản là đất đai, nhân lực, vốn và khoa học công nghệ để phát triển
kinh tế - xã hội. Trong đó vốn là yếu tố quan trọng và trở nên cấp bách hơn đối
với các quốc gia đang phát triển. Từ thực tế đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) ra đời đã giúp các nước đang phát triển giải quyết tình trạng thiếu
vốn. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư vào những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu
của nền kinh tế như: cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, cải cách thể chế, phát triển
nguồn nhân lực; từ đó kéo theo sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp
phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cả về chất và lượng. Sau
chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhờ vào nguồn vốn viện trợ của Mỹ, châu Âu đạt

được sự tăng trưởng ngoạn mục, thậm chí còn phát triển hơn trước. Bên cạnh
châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là những minh chứng rõ nét nhất về vai trò
của nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Kết quả là
sau một khoảng thời gian nhất định, Nhật Bản và Hàn Quốc đều trở thành những
nước công nghiệp phát triển ở châu Á và trên thế giới, trở thành quốc gia viện
trợ ODA ngược trở lại cho các nước khác.
Đối với Việt Nam, sau một thời gian bị gián đoạn, từ năm 1993 đến nay các
nhà tài trợ ODA bắt đầu tái khởi động lại cung cấp ODA cho Việt Nam. Tính
đến hết năm 2015 các nhà tài trợ đã ký kết cho Việt Nam 74.368 triệu USD và
giải ngân được 52.689 triệu USD [38], trong đó ODA của các tổ chức quốc tế
như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Chương
trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt WB và
ADB luôn là những nhà tài trợ lớn nhất và sát cánh cùng Việt Nam suốt chặng
đường từ 1993 đến nay. Những dự án của các tổ chức quốc tế này tập trung chủ
yếu vào giải quyết những vấn đề lớn có tính chiến lược quốc gia như: phát triển
hạ tầng cơ sở, xóa đói giảm nghèo; cải cách thể chế, cải cách hành chính; cải

1


thiện y tế, giáo dục; biến đổi khí hậu; phát triển nguồn nhân lực. Do đó, hiệu quả
của ODA từ các dự án/chương trình này đã giúp Việt Nam hoàn thành các mục
tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà điển hình như chuyển từ một nước
nông nghiệp, lạc hậu thành một nước có thu nhập trung bình thấp năm 2010,
thực hiện thành công và trước thời hạn một số mục tiêu thiên niên kỷ, trở thành
thành viên của nhiều tổ chức lớn trong khu vực và trên thế giới, giúp nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bước sang giai đoạn khủng hoảng từ 2008 đến nay, tình hình trong nước và
quốc tế có nhiều biến đổi, khiến cho việc thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam
cũng thay đổi theo. Đó là nguồn cung ODA của thế giới sẽ bị tác động từ cuộc

khủng hoảng, dẫn đến sự cung cấp ODA của các nước sẽ bị ảnh hưởng. Quá
trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ sắp hoàn thành và đặt nền tảng vững
chắc cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát
triển bền vững (SDGs). Đồng thời chiến lược viện trợ của đối tác mà điển hình
như WB, ADB và UNDP cũng luôn thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của
Việt Nam. Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010,
việc tiếp nhận ODA có sự thay đổi cả về cách thức, mục tiêu, cơ cấu nguồn vốn
và các lĩnh vực viện trợ. Chuyển đổi căn bản từ quan hệ viện trợ phát triển sang
quan hệ đối tác. ODA của WB sẽ chuyển từ nguồn cung cấp của IDA sang IBRD
hoặc vốn vay của ADB cũng chuyển từ ADF sang OCR. Với mức vay ưu đãi
kém hơn có thể gây một số khó khăn cho Việt Nam trong việc sử dụng ODA
trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo…mà trước đây sử
dụng nhiều vốn ODA ưu đãi lớn. Việc chuyển đổi từ nước có thu nhập thấp sang
nước có thu nhập trung bình thấp khiến cho nguồn vốn ODA của các nhà trợ như
WB, ADB chưa giải ngân hết và bị ứ đọng trong khi Việt Nam luôn coi nguồn
vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài vẫn tiếp tục đóng vai
trò quan trọng. Điều này được khẳng định rõ ràng và mạnh mẽ trong Đề án
“Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay
ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 – 2015 và 2016 - 2020”

2


Tuy nhiên, việc ứ đọng nguồn vốn IDA của WB không chỉ do quá độ sang
nền kinh tế thu nhập trung bình mà còn nhiều nguồn vốn ODA chưa được giải
ngân hết do năng lực hấp thu, công tác giải ngân, hài hòa thủ tục với đối tác của
Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn chế. Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối
ngoại (Bộ Tài chính), tính đến hết năm 2015, vốn ODA đã ký nhưng chưa giải
ngân hiện còn khoảng 22 tỷ USD. Điều này dấy lên những lo ngại về hiệu quả sử
dụng vốn ODA của Việt Nam nói chung, trong đó ODA của WB và ADB luôn

giữ tỷ trọng lớn trong tổng vốn ODA của Việt Nam
Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu để định hướng chính sách và đề ra những
giải pháp đảm bảo huy động và sử dụng ODA của các tổ chức quốc tế như WB,
ADB, UNDP, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 2020. Trong bối cảnh đó, vấn đề: “Thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức
quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế mang tính lý
luận và thực tiễn cao.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải các cơ sở khoa học và phân tích thực trạng thu hút và
sử dụng ODA từ tổ chức quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu, từ đó luận án có mục tiêu đề xuất định hướng và giải pháp
nhằm thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam đến 2025 và
tầm nhìn đến 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về ODA từ các tổ chức quốc tế của
Việt Nam.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức
quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

3


+ Đề xuất giải pháp thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của
Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn đến 2030.
* Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1. Thực trạng thu hút ODA từ các tổ chức của Việt Nam sau khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu như thế nào?
Câu hỏi 2. Thực trạng sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam

sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu như thế nào?
Câu hỏi 3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA từ
các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu như thế nào?
Câu hỏi 4. Việt Nam có định hướng và giải pháp gì để thu hút và sử dụng
ODA từ các tổ chức quốc tế trong thời gian tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế
của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào 02 nội dung chính: (i) Thu hút
ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu; (ii) Sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam
sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
+ Phạm vi không gian: ODA của các tổ chức quốc tế gồm: Ngân hàng thế
giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Chương trình phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu 02 giai đoạn 1994 – 2007, 2008 – 2015 và
tầm nhìn đến 2030, trong đó trọng tâm là giai đoạn 2008 - 2015. Năm 2008 là năm
đánh dấu bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dẫn đến suy thoái kinh tế
thế giới, làm ảnh hưởng đến các nước có tự do hóa thương mại cao. Điều này có
ảnh hưởng đến nguồn cung cấp ODA cho các nước nhận và các tổ chức đa
phương. Ngoài ra, giai đoạn này đánh dấu mốc quan trọng khi Việt Nam thoát

4


khỏi nước thu nhập thấp và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp từ năm
2010.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

- Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp định tính
bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích thống kê, phân
tích kinh tế. Các phương pháp được sử dụng và cho ra kết quả cụ thể như sau:
+ Chương 1: Sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu thứ cấp, phân tích
tìm ra những nội dung đã nghiên cứu trong các công trình trong và ngoài nước
có liên quan đến đề tài. Kết quả đạt được: Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã
có trong và ngoài nước và tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án.
+ Chương 2: Sử dụng các phương pháp tiếp cận về hỗ trợ phát triển chính
thức; sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp, so sánh và đối
chiếu các quan điểm, khái niệm khác nhau của các nhà khoa học và các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan đến ODA. Đồng thời phân tích, chọn lọc những
vấn đề mang tính thực tiễn gắn với cơ sở lý luận của luận án; qua đó thể hiện
tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn tại Việt Nam. Kết quả đạt được: (i) Xây
dựng một khung lý luận về ODA của các tổ chức quốc tế; (ii) Kinh nghiệm
thành công của Nhật Bản và Hàn Quốc trong thu hút và sử dụng ODA; từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những nội dung này làm cơ sở
định hướng và dẫn dắt nghiên cứu phân tích thực trạng và các đề xuất giải
pháp ở các chương sau.
+ Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phân tích thống
kê, mô tả, so sánh và tổng hợp. Kết quả đạt được: Mô tả bức tranh thực trạng
về thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam nói chung và ODA từ các tổ chức
quốc tế nói riêng; phân tích và chỉ rõ những kết quả tốt cần được kế thừa,
những hạn chế cần khắc phục, các vấn đề đặt ra cần giải quyết để thu hút và
sử dụng trong thời gian tới.

5



+ Chương 4: Sử dụng phương pháp dự báo, quy nạp, khái quát, kết hợp
phân tích và tổng hợp các tài liệu thứ cấp, các nhận định, đánh giá từ các công
trình khác, các văn bản pháp luật của các cơ quan chức năng, các tổ chức liên
quan về ODA. Kết quả đạt được: Dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế; định
hướng, giải pháp thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế trong thời
gian tới.
- Nguồn dữ liệu và số liệu được thu thập trong giai đoạn 2008 và dữ liệu từ
1994 – 2007 nhằm đánh giá, chỉ ra sự thay đổi, khác biệt giữa trước và sau giai
đoạn 2008 – 2015. Các số liệu và dữ liệu này được thu thập từ:
+ Các văn bản pháp luật, văn kiện liên quan đến ODA;
+ Các tài liệu về ODA của các nhà tài trợ tại Việt Nam như ADB, WB,
UNDP.
+ Báo cáo, kết quả thực hiện của các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của Việt Nam ở các cấp quốc gia, cấp ngành, khu vực.
+ Các văn bản, tài liệu về hợp tác của các nhà tài trợ đối với Việt Nam như
Chiến lược đối tác với Việt Nam của ADB, WB, Kế hoạch phát triển chung của
UNDP, báo cáo thường niên của ADB, WB; báo cáo phát triển con người thường
niên của Liên hợp quốc..
+ Kết quả nghiên cứu của một số công trình đã công bố liên quan đến luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án chỉ ra: (i) các nhân tố tác động đến thu hút và
sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong đó phải kể đến các điều kiện cho vay
của từng tổ chức khác nhau khi các điều kiện mới phát sinh như khi Việt Nam
chuyển từ một nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình, hoặc khi
suy thoái kinh tế thế giới tác động đến nguồn cung ODA của các tổ chức quốc tế;
(ii) hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sử dụng ODA.
- Về mặt thực tiễn: Luận án: (i) trình bày và phân tích chính sách thu hút và
sử dụng ODA của Việt Nam qua các thời kỳ nhằm thích ứng với những biến đổi


6


của đất nước; (ii) đánh giá thực trạng thu hút ODA từ các tổ chức quốc tế của
Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; (iii)
đánh giá thực trạng sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; (iii) đánh giá những thành
công và hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc
tế của Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
(iv) đề xuất các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc
tế của Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ODA từ
các tổ chức quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh sau cuộc khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Ý nghĩa về thực tiễn: Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà
quản lý, nhà làm chính sách tham khảo trong việc đưa ra các chính sách, chủ
trương thu hút ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam như WB, ADB, UNDP
trong thời gian tới. Ngoài ra, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu lĩnh vực ODA nói riêng và kinh
tế quốc tế nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 04 chương.
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút và sử dụng ODA từ các tổ
chức quốc tế
Chương 3. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của
Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
Chương 4. Giải pháp thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của

Việt Nam trong thời gian tới

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN
1.1. Một số trường phái, mô hình lý thuyết và cách tiếp cận
Các mô hình lý thuyết và cách tiếp cận về ODA
- Khi nghiên cứu về ODA, một số mô hình lý thuyết đã được sử dụng để
chứng minh rằng ODA có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và qua đó giúp mang
lại sự phát triển ở các nước tiếp nhận. Các nước đang phát triển chấp nhận dòng
tài chính này bởi vì phần lớn họ bị thiếu vốn mà nguyên nhân do không có khả
năng tiết kiệm đủ. Tiếp nhận nguồn vốn ODA sẽ giúp các nước này tránh khỏi
thắt nút cổ chai về vốn trong đầu tư.
Các mô hình được sử dụng phổ biến là mô hình Harrod – Domar. Mô hình
này ban đầu được dùng để giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất
nghiệp ở các nước phát triển. Sau đó nó được sử dụng để giải thích về tăng
trưởng kinh tế dựa trên tiết kiệm và đầu tư, nhất là vấn đề các nước nghèo có thể
huy động vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế. Tiếp theo là mô hình Hai
khoảng cách (Two gap model) của Chenery B.H & A.M. Strout (1966): Hai
khoảng cách ở đây là khoảng cách giữa đầu tư và tiết kiệm (thiếu hụt tiết kiệm)
và khoảng cách giữa lượng ngoại tệ xuất khẩu và lượng ngoại tệ cho nhu cầu
nhập khẩu (thiếu hụt thương mại). Mô hình Hai khoảng cách cho rằng nếu muốn
đạt được tỷ lệ tăng trưởng dự kiến thì phải thu hút dòng vốn từ nước ngoài lấp
đầy các khoảng cách trên [31].
Mô hình Harrod – Domar và mô hình Hai khoảng cách được đề cập bởi
Chenery B.H & A.M. Strout (1966), Foreign Assistance and Economic
Development; Conchesta K. (2008), Foreign Aid and Economic Growth: the

Case of Tanzania; Ajayi Ayobami Elizabeth (2013), Foreign aid and economic
development in Sub Saharan Africa: the Role of institutions (1996-2010);
Nguyễn Thị Huyền (2008), Khai thác nguồn vốn ODA trong sự nghiệp công

8


nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Lê Thanh Nghĩa (2009), Nâng cao hiệu
quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Conchesta K. (2008), Foreign Aid and Economic Growth: the
Case of Tanzania bổ sung thêm một mô hình nữa là mô hình Ba khoảng cách
(Three gap model). Mô hình này đề cập đến khoảng cách đầu tư – tiết kiệm,
thâm hụt thương mại và thâm hụt tài chính (Conchesta, 2008). Thâm hụt tài
chính đề cập đến thâm hụt giữa thu và chi tiêu chính phủ. Để khỏa lấp khoản
thâm hụt này chính phủ cần huy động nguồn lực tài chính bên ngoài để bù đắp
vào ngân sách chính phủ. Nhưng viện trợ nước ngoài không làm tăng tổng mức
tiết kiệm và làm giảm đầu tư trong nước (Ajayi Ayobami Elizabeth, 2013).
- ODA được tiếp cận/hiểu theo nhiều cách khác nhau. Cơ bản chia thành
các trường phái, quan điểm sau. Shahriar Rahman Kibriya (2011), Aid and
Peace: A critique of foreign assistance, conflict and development, đã đưa ra cách
hiểu về ODA theo ba quan điểm chính, đó là quan điểm lạc quan (optimistics),
thực dụng (realistic) và bi quan (pessimistic). Quan điểm lạc quan nhấn mạnh
đến tác động tích cực của ODA đối với phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội ở các
nước đang phát triển. Gương mặt tiêu biểu cho quan điểm này là Jeffrey Sachs,
với cuốn sách có tiêu đề: “The end of poverty: Economic possibilties for our time
(2005)”, cùng với thông điệp của ông là "chấm dứt nghèo đói" khi các nước phát
triển cung cấp thêm ODA với mức bình quân 135-195 tỷ USD cho thập kỷ tới.
Quan điểm thực dụng nhấn mạnh đến yếu tố hiệu quả trong viện trợ, do đó
đòi hỏi phải có sự lựa chọn kỹ càng hơn khi cung cấp viện trợ cho bên hưởng lợi
và đưa ra các đề xuất để tạo ra một thị trường viện trợ hiệu quả hơn. Trong “Aid,

Policies, and Growth”, Burnside và Dollar (2000) phát hiện ra rằng viện trợ có
tác động tích cực đến tăng trưởng ở các nước đang phát triển mà có chính sách
tài chính, tiền tệ và thương mại tốt. Trong khi thực hiện chính sách tồi, viện trợ
không có tác dụng tích cực đối với sự phát triển.
Quan điểm bi quan cho rằng cải cách và thực hiện các khoản viện trợ là vô
ích và bị tham những. Trong cuốn sách “The White man’s burden: Why the
West’s efforts to aid the rest have done so much III and so little good” của

9


Easterly (2006) đặt ra câu hỏi liệu những đồng tiền viện trợ thực sự đến được tay
người nghèo không. Lí do đưa ra quan điểm này vì ông cảm thấy đó là do quản
lý không dân chủ và chính quyền tham nhũng tại các nước nhận viện trợ này.
Theo Jin-Wook Choi (2011), “From A Recipient To A Donor
State:Achievements And Challenges Of Korea’s ODA”, ODA được hiểu dưới
góc độ lý tưởng và thực dụng. Theo cách tiếp cận lý tưởng, coi viện trợ ODA
xuất phát từ lợi ích của nước tiếp nhận hơn là nước viện trợ (Lumsdaine và
Schopf, 2007). Điều này phù hợp với bản chất của ODA là nhằm mục đích nhân
đạo (Maizels và Nissanke, 1984). Còn cách tiếp cận thực dụng có xu hướng tập
trung vào lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia của nước cung cấp viện trợ ODA
(Arnold, 1985; Morgenthau, 1962; Noël và Thérien, 1995).
Theo Anne Maurits van der Veen (2000), “Ideas and In terests in Foreign
Policy: The Politics of Official Development Assistance”, ODA hiểu theo bốn
cách khác nhau. Cách thứ nhất hiểu ODA theo cách thực dụng (realist) giống với
quan điểm của của Jin-Wook Choi (2011); cách thứ hai hiểu ODA theo thuyết
thể chế (institutionalist), nhấn mạnh vai trò của các tổ chức quốc tế như DAC
trong việc đưa ra các nguyên tắc, chuẩn mực để ràng buộc các nước cùng chấp
nhận và chia sẻ cùng nhau về các vấn đề quốc tế như: viện trợ ODA; cách thứ ba
là hiểu ODA theo thuyết tự do (liberal), tập trung vào nhóm lợi ích trong nước

để tối đa hóa ảnh hưởng và lợi ích riêng của họ; cách thứ tư là hiểu ODA theo
thuyết kiến tạo (constructivist), nói đến đa mục tiêu trong viện trợ ODA như: ổn
định quốc tế, thúc đẩy dân chủ, và bảo vệ môi trường toàn cầu.
1.2. Lợi ích và vai trò của ODA
Theo Whitaker (2006), có một mối quan hệ tích cực giữa viện trợ nước
ngoài và tăng trưởng kinh tế đặc biệt là ở những nước có chính sách hợp lý tạo
điều kiện cho thương mại và nền kinh tế. Điều này cũng được hỗ trợ bởi
Burnside và Dollar (2000, 2004), Farah Abuzeid (2009) và Durbarry và cộng
sự (1998). Viện trợ nước ngoài cũng dẫn đến tăng trưởng kinh tế nếu các chính
sách tài chính tốt và các thể chế mạnh cùng tồn tại. Theo World Bank (1998),
Assessing Aid: What Works, What Doesn't, and Why, các nước có chính sách

10


tiền tệ, tài chính và thương mại tốt (gọi chung là môi trường chính sách tốt) ghi
nhận tác động tích cực của viện trợ cao.
Điều này thể hiện rất rõ trong các công trình như: Chenery B.H & A.M.
Strout (1966), Foreign Assistance and Economic Development; Burnside, C., và
Dollar, (2000), Aid, Policies, and Growth; SIMON FEENY (2005), The Impact
of Foreign Aid on Economic; Arjun Chandar (2007), Aid Effectiveness and
Growth in the Developing World: Does Institutional Quality Matter?;
Conchesta K. (2008), Foreign Aid and Economic Growth: the Case of Tanzania;
Tun Lin Moe (2008), An empirical investigationof relationships between official
development assistance (ODA) and human and educational development; Sang
Ki Jin And Cheol H. Oh (2012), Revising effects and strategies ofofficial
development assistance (ODA): A panel analysis; Ajayi Ayobami Elizabeth
(2013), Foreign aid and economic development in sub saharan africa: the Role
of institutions (1996-2010); Ömer EROĞLU và Ali YAVUZ, The role of foreign
aid in economic development of developing countries; Vũ Ngọc Uyên (2007),

Tác động của ODA đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; Nguyễn Thị Huyền
(2008), Khai thác nguồn vốn ODA trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam; Phạm Thị Túy (2008), Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển
hạ tầng ở Việt Nam; Hà Thị Thu (2014), Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam:
Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung, đặc biệt trong bài viết “Nhìn lại 20
năm thu hút vốn ODA” của Hương Giang (2013) nêu bật vai trò của ODA đối
với phát triển kinh tế Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc đưa Việt Nam ra
khỏi danh sách những nước kém phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình
thấp. Các công trình này nêu bật vai trò của ODA đối với các nước tiếp nhận trên
các khía cạnh: Bổ sung nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, quản lý, xóa đói
giảm nghèo, cải cách thể chế, bảo vệ môi trường.
Điều đáng chú ý là nhiều công trình như: Sumi, Kazuo (1990). ODA Enjo
no Genjitsu (A Reality of ODA); Alberto Alesina and David Dollar (1998), Who
gives foreign aid to whom and why?; Fuke, Yôsuke and Fujibayashi, Yasushi

11


(eds) (1999), Nihonjin no Kurashi no Tame Datta ODA (ODA was in Aid of
Japanese livelihoods); Zhang, Guang (2002), Foreign aid, national interest, and
economic development, the case of China, 1949-2000; Geon Woo Park (2014), A
Study on the Determinants of FDI from Korea: Does ODA Attract FDI? đã nhìn
nhận vai trò của ODA không chỉ mang lại lợi ích cho nước nhận viện trợ mà cho
cả chính nước viện trợ. Lợi ích này là động lực để các nước phát triển bỏ ra
nguồn vốn khá lớn cho các nước nghèo. Đó là khả năng sinh lời từ ODA như:
mở rộng thị trường, sự ủng hộ về chính trị, nâng cao vai trò của nước cung cấp
viện trợ.
Bên cạnh những tác động tích cực của ODA, có ý kiến cho rằng ODA cũng
có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng/phát triển kinh tế của nước nhận vì

nó khuyến khích tham nhũng, khuyến khích các hành vi lợi dụng và làm xói mòn
thể chế quản lý (Knack, 2001) nếu như những nước này thực thi những chính
sách tồi. Điển hình là công trình của Boone (1995) phát hiện ra rằng trong những
năm 1970 và năm 1980, các nước châu Phi nhận nhiều viện trợ mà không đạt
được sự tăng trưởng kinh tế nào. Hậu quả là ODA đã trở thành gánh nặng nợ
nần, lệ thuộc vào ODA, làm suy yếu nền kinh tế. Đặc biệt, cần cảnh giác với
những ODA có ràng buộc thường đi kèm những điều kiện bất lợi cho nước tiếp
nhận. Điều này được các tác giả nghiên cứu trong các công trình như: Boone, P
(1994), The Impact of Foreign Aid on Savings and Growth; Lerrick, A (2005),
The debt of the poorest nations: A gold mine for development aid; Easterly, W
(2006), The White Man’s Burden: Why the West’s efforts to aid the rest have
done so much ill and so little good?; Riddell, Roger (2007), “Does Foreign Aid
Really Work?”; Richard Ilorah (2013), Is Africa trapped between foreign aid
dependency and failed growth initiatives?); Đức Hạnh (2006), Đừng để vốn
ODA trở thành gánh nặng tương lai; Ngô Thế Chi (2014), Vốn ODA với nguy
cơ Việt Nam vỡ nợ.
1.3. Viện trợ ODA của các tổ chức quốc tế
Luận văn “Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam”
của Nguyễn Hữu Dũng năm 2008. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh

12


nghiệm quốc tế về thu hút và sử dụng vốn ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức)
của Ngân hàng thế giới ở một số nước và bài học cho Việt Nam. Phần cơ sở lý
luận nhấn mạnh đến đặc điểm ODA của WB với tư cách là ODA đa phương,
khác với ODA song phương. Các đặc điểm như ODA mang tính toàn cầu, chung
mục đích và tôn chỉ, không yêu cầu chỉ định nhà thầu vì là ODA đa phương…
Ngoài ra, Luận văn đưa ra bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ODA với tư
cách nước tiếp nhận. Các tiêu chí như phù hợp với kế hoạch mục tiêu phát triển

của nước nhận, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, làm chất xúc tác thúc đẩy thu
hút FDI… Từ việc đánh giá thực trạng về thu hút và sử dụng ODA của WB,
Luận văn đề xuất nhóm giải pháp ODA của Ngân hàng thế giới, cụ thể là: Việt
Nam cần nắm bắt và hiểu rõ những thay đổi trong chiến lược hỗ trợ của WB
trong từng giai đoạn; tăng cường quan hệ với WB, không chỉ coi WB đơn thuần
là nguồn hỗ trợ tài chính vào Việt Nam mà WB còn là nguồn kiến thức và tư vấn
chính sách; chủ động, có những nỗ lực cần thiết để cùng WB tháo gỡ, giải quyết
khó khăn về tốc độ cải cách; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa Chính
phủ, các Bộ, ngành liên quan đến quản lý, sử dụng ODA và tốc độ giải ngân
ODA; tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, đảm bảo quản lý, sử dụng ODA
của WB; tăng cường hiệu quả của các đầu mối quản lý và điều phối ODA …
nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng ODA của WB thời gian tới.
Báo cáo “Ngân hàng thế giới đồng hành cùng Việt Nam trên chặng đường
phát triển” năm 2011. Báo cáo đã đánh giá toàn bộ quá trình hợp tác của Việt
Nam với Ngân hàng thế giới từ năm 1976 đến 2011.
Ngân hàng Thế giới là một trong những định chế tài chính quốc tế có uy tín
cao trên thế giới với sứ mạng giúp các nước xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là
thông qua con đường cải cách chính sách, thể chế, điều chỉnh cơ cấu phát triển
kinh tế và xã hội, cũng như tài trợ các chương trình, dự án đầu tư phát triển…
Hoạt động tại Việt Nam trong thời gian qua, Ngân hàng Thế giới đã đồng hành
với Việt Nam trên đường phát triển với những đóng góp to lớn không những
cho các nỗ lực của Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình từ một nước
nghèo, thu nhập thấp, mà còn hỗ trợ Việt Nam thực hiện được hai phần ba

13


chặng đường để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ ngay từ năm
2010. Báo cáo đánh giá tổng thể mối quan hệ đối tác giữa hai bên trong suốt
chiều dài lịch sử phát triển quan hệ song phương trong hơn ba thập kỷ vừa qua,

chỉ ra những tác động tích cực của quan hệ đối tác này đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam, và trên cơ sở đó
tổng kết những kinh nghiệm, rút ra những bài học hữu ích cho việc phát triển
quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn
phát triển mới của Việt Nam.
Báo cáo “Ngân hàng Thế giới đồng hành cùng Việt Nam trên đường phát
triển” được xây dựng dựa trên những kết quả nghiên cứu và tổng hợp các văn
bản, tài liệu, phân tích và đánh giá những hoạt động của Ngân hàng tại Việt Nam
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và
một số bộ, cơ quan và địa phương, của Ngân hàng Thế giới cũng như Văn phòng
quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, và những ý kiến tham vấn của
chuyên gia về mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
Bài tạp chí “Kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Chương trình phát triển
Liên hợp quốc (UNDP)” của tác giả Nguyễn Hải Lưu năm 2012 đã khái quát hóa
qúa trình hợp tác giữa Việt Nam và UNDP từ năm 1978 đến 2012. Trong giai
đoạn này, UNDP đã thông qua 7 chương trình viện trợ, trị giá 560 triệu USD.
Đặc biệt, nguồn viện trợ của UNDP có tính chất không hoàn lại nên nó không có
nguy cơ trở thành gánh nặng nợ công cho Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng giải
ngân của nguồn viện trợ này khá khiêm tốn so với nguồn viện trợ khác cùng loại
(giai đoạn 2006 – 2010 chiếm chưa đầy 0,6%). Cuối cùng bài viết rút ra một số
bài học kinh nghiệm từ việc thu hút và sử dụng viện trở của UNDP; trên cơ sở
đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị và phương hướng hợp tác giữa Việt Nam và
UNDP nhằm thu hút và và sử dụng viện trợ từ UNDP.
Luận án “Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) tại
Việt Nam” của Lê Hải Hà được bảo vệ năm 2016. Luận án này đã đánh giá viện
trợ ODA của LHQ cho Việt Nam giai đoạn 2006-2013. Các tổ chức LHQ tham
gia bao gồm UNDP, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNFPA, UNICEF,

14



UNIDO, UNIFEM, UNODC, WHO. Luận án làm rõ cơ sở lý luận về viện trợ
không hoàn lại. Trước hết luận án đưa ra các lý thuyết về quan hệ quốc tế, giải
thích việc viện trợ quốc tế như viện trợ không hoàn lại là có căn cứ khoa học và
thực tiễn. Các lý thuyết đưa ra gồm lý thuyết quan hệ quốc tế và lý thuyết kinh
tế phát triển. Lý thuyết quan hệ quốc tế được thể hiện qua thuyết chức năng,
thuyết hiện thực, thuyết phụ thuộc. Lý thuyết về kinh tế phát triển chủ yếu luận
giải về nguồn gốc, bản chất và những nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế,
kinh tế phát triển cổ điển và hiện đại như các lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ
điển (thế kỷ XVII) của A.Smith và D.Ricardo; lý thuyết tăng trưởng của
K.Marx (thế kỷ XIX); lý thuyết tăng trưởng của trường phái Keynes (những
năm 30 của thế kỷ XX); mô hình Harrod-Domar (những năm 40 của thế kỉ XX)
và một số mô hình và lý thuyết khác. Bên cạnh đó, luận án làm rõ khái niệm,
bản chất, phân loại của viện trợ không hoàn lại. Viện trợ không hoàn lại được
coi như một nguồn thu của ngân sách nhà nước dùng để phục vụ cho các nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chương 3 về thực trạng nhấn mạnh đến sáng kiến Một Liên hợp quốc, viện
trợ của các tổ chức LHQ tập trung hỗ trợ hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ,
thúc đẩy phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Lợi thế này cần
được khai thác và sử dụng hiệu quả, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu
vốn và nợ công tăng cao. Nhờ đó nguồn viện trợ không hoàn lại này đã giúp Việt
Nam đạt được nhiều các thành tựu kinh tế - xã hội như trở thành nước có thu
nhập trung bình, thực hiện thành công một số mục tiêu Thiên niên kỷ trước thời
hạn, tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào hoạt động của LHQ tại Việt Nam
thông qua sáng kiến cải tổ LHQ, giúp LHQ đẩy nhanh để phê duyệt đề cương dự
án. Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra một số hạn chế trong việc thu hút và sử dụng
vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức LHQ. Các hạn chế bao gồm chưa
nhận thức hết vai trò, vị trí của nguồn viện trợ đối với phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam, dẫn đến hiệu quả sử dụng chưa cao; năng lực hấp thụ nguồn vốn
như giải ngân còn chậm; đặc biệt một số lĩnh vực nhạy cảm như cải cách thế chế,

quản trị dân chủ cũng được đưa vào nội dung viện trợ.

15


Luận án “Viện trợ phát triển chính thức của Liên minh châu Âu cho châu
Phi từ năm 2000 đến nay (2013)” của Kiều Thanh Nga bảo vệ năm 2016. Luận
án làm nổi bật cơ sở thực tiễn về viện trợ ODA của Liên minh châu Âu (EU) cho
châu Phi. Cơ sở thực tiễn cho việc cung cấp viện trợ này là sự ra đời của Mục
tiêu Thiên niên kỷ (MDGs). MDGs gồm 8 mục tiêu cần đạt được. Để đạt được
các mục tiêu này cần có sự chung sức đóng góp của công đồng quốc tế, cụ thể
nhóm nước thuộc OECD. Cơ sở thứ 2 là xu hướng hợp tác với châu Phi ngày
càng tăng. Nguyên nhân bởi châu Phí không những giàu có về tài nguyên thiên
nhiên mà các nước lớn đều muốn gây ảnh hưởng và cần tiếng nói ủng hộ từ châu
Phi về nhiều vấn đề có tính quốc tế và khu vực. Đặc biệt, các nước như Mỹ, châu
Âu, Nhật Bản đều đầu tư lớn vào châu Phi thông qua các dự án hợp tác. Điển
hình gần đây là Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn vượt qua cả Mỹ
và Nhật Bản. Cơ sở thứ ba đó là châu Phi có vị trí tiếp giáp với châu Âu. Các
vấn đề kinh tế, chính trị của châu Phi nếu không được giải quyết sẽ tác động trực
tiếp đến EU như vấn nạn di cư, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bệnh truyền
nhiễm, chiến tranh... Vừa qua vấn nạn di cư từ châu Phi đã làm rung chuyển
châu Âu do các cuộc nội chiến, xung đột gây ra từ Syria, Lybi, Somalia,
Ethiopia...
Trên cơ sở thực tiễn đó, luận án cũng trình bày các khuôn khổ chính sách
viện trợ, nội dung chính sách viện trợ. Khuôn khổ chính sách thể hiện rõ trong
các văn kiện chính thức bao gồm Hiệp định Cotonou giai đoạn 2000-2020 giữa
EU và các nước châu Phi, Caribean, Thái Bình Dương; Chiến lược chung EU Châu Phi năm 2007 được coi là cách tiếp cận mới trong quan hệ EU với toàn
châu Phi. Từ căn cứ pháp lý đó, nội dung các chính sách hướng đến thúc đẩy an
ninh, hòa bình, dân chủ và nhân quyền; thúc đẩy xóa đói giảm nghèo , phát triển
kinh tế - xã hội và hội nhập khu vực ở châu Phi; thúc đẩy việc giải quyết các vấn

đề di cư, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố và hợp tác khoa học. EU viện trợ
cho châu Phi dưới các hình thức khác nhau trong từng giai đoạn. Cụ thể, giai
đoạn 1960-1980 hỗ trợ theo dự án, giai đoạn 1981-1999 hỗ trợ chương trình và
từ 2000 đến 2013 nhấn mạnh vào hỗ trợ ngân sách. Điểm đáng lưu ý là luận án

16


chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt khi so sánh ODA của EU cho Việt Nam và
châu Phí; từ đó hàm ý chính sách cho Việt Nam. Điểm tương đồng bao gồm thời
điểm viện trợ, chính sách viện trợ; còn điểm khác biệt tập trung vào hướng ưu
tiên trong chính sách viện trợ, sự tham gia của các nhà tài trợ trong hoạch định
chính sách.
1.4. Thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam
Thời gian vừa qua có nhiều công trình đề cập đến tình hình thu hút và sử
dụng ODA của Việt Nam. Trong quá trình thu hút và sử dụng ODA các công
trình đề cập đến khối lượng, cơ cấu, lĩnh vực tài trợ, nhà tài trợ, khu vực được
viện trợ. Lĩnh vực, ngành nghề được thu hút và sử dụng chủ yếu vào phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo, cải cách thể chế. Những
lĩnh vực này giống như đầu tàu của nền kinh tế để thúc đẩy cả nền kinh tế tăng
trưởng và phát triển theo. Đồng thời, qua đó các công trình cũng chỉ ra những
mặt hạn chế làm giảm hiệu quả thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam. Các hạn
chế chủ yếu tập trung vào công tác quản lý và phân bổ ODA, hài hòa thủ tục,
vốn đối ứng…
Luận án “Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt
Nam” của Phạm Thị Túy năm 2008 . Luận án nêu vai trò của ODA đối với phát
triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam, với tư cách là một nước đang phát triển cần
nhiều vốn cho nhiệm vụ này. ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng để xây
dựng, phát triển kết cấu hạ tầng. Từ đó luận án đánh giá các thành tựu, hạn chế
thu hút và sử dụng ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam. Kết cấu hạ

tầng tập trung vào các lĩnh vực giao thông, năng lượng, bưu chính viễn thông,
Đây là những ngành lĩnh vực đầu tàu của nền kinh tế. Bên cạnh thành tựu, vẫn
còn nhiều hạn chế sau đó luận án đưa ra các kiến nghị giải pháp thu hút và sử
dụng có hiệu quả ODA trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng ở Việt Nam.
Luận án chia nhóm giải pháp thành giải pháp thu hút và sử dụng. Đối với giải
pháp thu hút, luận án nhấn mạnh đến nhận thức đúng đắn ODA, nghĩa là ODA
không phải là của “cho không”, quà “biếu tặng” từ các nước phát triển, cùng với
đó là cần xây dựng cơ chế vận động hiệu quả, phù hợp với tình hình mới. Đối

17


với giải pháp sử dụng, luận án tập trung vào công tác quản lý, theo dõi, đánh giá
dựa trên các nguyên tắc chặt chẽ, có tính pháp lý cao nhằm tránh lãng phí, thất
thoát ODA.
Luận án “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên
hải miền Trung” của Hà Thị Thu năm 2014 về cơ sở lý luận đã chỉ ra vai trò của
ODA đối với nông nghiệp và nông thôn, quy trình và tiêu chí đánh giá và các
nhân tố ảnh hưởng. Phần thực trạng luận án chỉ ra ODA dành cho lĩnh vực nông
nghiệp chỉ chiếm khoảng 18% (tương đương số vốn ký kết khoảng 8,85 tỷ USD
giai đoạn 1993-2012), thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực giao thông vận tải –
bưu chính viễn thông, năng lượng và công nghiệp. Trong tổng số vốn ký kết đó
số vốn của WB 27%, tương đương 1.592,3 triệu USD, của ADB chiếm tỷ lệ
28%, tương đương 1.653,7 triệu USD. Như vậy, hai tổ chức này (WB và ADB)
vẫn luôn là những tài trợ lớn nhất cho Việt Nam về ODA nói chung và ODA
trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, ODA dành cho duyên hải miền
Trung trong nông nghiệp chỉ chiếm 15% trong tổng vốn ODA của cả nước về
lĩnh vực này, đứng thứ 4 (tương đương 884 triệu USD ký kết), sau vùng Đông
Bắc, Bắc Trung Bộ, và Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đánh giá thành

công và hạn chế của việc thu hút và sử dụng ODA vào duyên hải miền Trung
vào nông nghiệp, luận án đưa ra hai nhóm giải pháp gồm giải pháp vĩ mô và giải
pháp về tổ chức, thực hiện, cùng với đó là đưa ra kiến nghị về phía Nhà nước, và
nhà tài trợ.
Luận án “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam” của Nguyễn Thị Lan Anh năm 2015 đã sử dụng
02 mẫu phiếu khảo sát dành cho đối tượng thụ hưởng (480 phiếu) và cán bộ quản
lý (185 phiếu) tại 03 tỉnh Tây Bắc gồm Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. Nội
dung phiếu khảo sát tập trung đánh giá hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây
Bắc với 05 tiêu chí đánh giá gồm tính phù hợp, tính hiệu quả, tính hiệu suất, tính
tác động và tính bền vững. Trong đó, tính bền vững được đánh giá ở mức cao
nhất cho các dự án ODA, lần lượt 3,64 và 3,68 điểm; tiếp theo là mức phù hợp

18


với điểm trung bình là 3,59 và 3,66; tính tác động tích cực được đánh giá ở mức
3,57 điểm; tính hiệu suất đạt dược là 3,5 và 3,64 điểm. Các mức điểm đánh giá
chỉ đạt mức trung bình khá, điều này cho thấy đánh giá chung của các cán bộ
quản lý dự án về 05 yếu tố thể hiện sự hiệu quả của các dự án ODA là chưa cao,
đặc biệt tính hiệu suất đang có mức điểm thấp trong số các yếu tố.
Luận án “Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi Việt Nam
trở thành nước có mức thu nhập trung bình” của Bùi Đình Viên (2016) đã
chỉ ra tác động của nguồn vốn ưu đãi đến một số ngành, lĩnh vực quan trọng của
kinh tế Việt Nam, trong đó phải kể đến giao thông vận tải, y tế giáo dục, môi
trường và phát triển đô thị, năng lượng và công nghiệp. Đây là những ngành
mũi nhọn, đầu tàu của nền kinh tế, kéo theo các ngành lĩnh vực khác phát
triển. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi trong luận án còn được đánh giá theo
năm tiêu chí. Các tiêu chí này được thực hiện thông qua phỏng vấn, phát phiếu
khảo sát từ kết quả thực hiện của Bộ Tài chính. Bộ số liệu thứ cấp này đã thể

hiện rõ tính hiệu quả, tác động và bền vững từ các dự án sử dụng nguồn vốn ưu
đãi. Quan trọng hơn, luận án đã phản ánh bối cảnh khi Việt Nam thành nước
thu nhập trung bình. Đây là một quá trình chuyển biến về chất của Việt Nam
trong quá trình phát triển từ một nước có thu nhập thấp, kém phát triển. Thành
quả này có sự đóng góp quan trọng từ hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi của
Việt Nam [45b].

Tương tự, luận án “Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh
Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC)” của Trần Thị Hồng
Thủy (2015) đã nêu rõ các đặc điểm mới trong việc huy động và sử dụng vốn
ODA trong điều kiện quốc gia có thu nhập trung bình (MIC), theo đó việc
chuyển từ quan hệ viện trợ sang quan hệ đối tác phát triển, đòi hỏi sự nỗ lực
với tinh thần chủ động của Việt Nam để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
này mà không chịu sức ép “khát vốn” và đi tới “từ chối” ODA ưu đãi trong
tương lai. Ngoài ra, Luận án đã làm rõ nội hàm của viện trợ phát triển chính
thức trong điều kiện Việt Nam là nước thu nhập trung bình (MIC) không chỉ bao

19


×