Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CHÍNH SÁCH của NHÀ nước TRONG VIỆC QUẢN lý và PHỤC hồi RỪNG NGẬP mặn ỨNG PHÓ với BIẾN đổi KHÍ hậu ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.47 KB, 9 trang )

CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHỤC HỒI
RỪNG NGẬP MẶN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
Hoàng Anh Vũ, Lê Thị Hương Giang
Tóm tắt. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu,
trong đó vùng ven biển là nơi chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho
thấy rừng ngập mặn có vai trò to lớn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu như: chắn sóng, chắn gió,
bảo vệ đê biển,... Tuy nhiên, hệ thống chính sách của Nhà nước để trồng mới, phục hồi và bảo vệ rừng
ngập mặn ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý và còn nhiều khoảng trống. Đây chính là
nguyên nhân làm suy giảm cả quy mô và diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam trong những năm qua.
Từ khóa: Rừng ngập mặn, chính sách, biến đổi khí hậu.

1. MỞ ĐẦU
Với hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam là một nước chịu tác động mạnh của thiên tai và có
tính nhạy cảm cao đối với các rủi ro môi trường. Vùng ven biển là nơi chịu tác động nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu như: nước biển dâng, bão, lũ lụt và triều cường,... Ngoài ra, vùng ven
biển còn phải hứng chịu những hậu quả về môi trường của biển đổ vào và sông đổ ra. Rừng ngập
mặn (RNM) ở vùng ven biển nên thường xuyên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của các tác động nói
trên.
RNM là nguồn sống của một bộ phận khá lớn người dân Việt Nam, mang lại lợi ích và
giá trị to lớn về kinh tế – xã hội – văn hóa – môi trường, đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. RNM còn có vai trò quan trọng trong việc chống lại
biến đổi khí hậu như: nạp, tiết nước ngầm, lắng đọng trầm tích, độc tố, tích lũy chất dinh dưỡng,
điều hòa vi khí hậu, hạn chế lũ lụt, sản xuất sinh khối, duy trì đa dạng sinh học, chắn sóng, chắn
bão bảo vệ bờ biển.
Tuy nhiên, RNM ở Việt Nam đang ngày càng bị thu hẹp về diện tích và suy giảm về số
lượng loài. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do khai thác không hợp lý của người dân. Bên
cạnh đó, chính sách quản lý của Nhà nước còn thiếu, chưa hữu hiệu và chưa đáp ứng kịp thời với sự
phát triển kinh tế và diễn biến của biến đổi khí hậu. Việc thực hiện các chính sách của Nhà nước
cũng là vấn đề cần xem xét khi triển khai ở địa phương.
2. HIỆN TRẠNG RỪNG NGHẬP MẶN Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, những nguồn tài nguyên từ rừng ngập mặn đã được sử dụng bởi người dân


sống trong vùng biển nhiều thế kỷ không gây ra sự mất cân bằng sinh thái. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, sự gia tăng dân số (đặc biệt sự di dân), lợi tức của người dân địa phương
thấp, và sự phát triển nhanh chóng kinh tế đã gây ra sự khai thác quá mức và sự phá hoại gây hậu
quả cho những khu rừng ngập mặn.

1


Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.200 km nhưng tỉ lệ diện tích rừng ngập mặn lại không
tương xứng, có xu hướng giảm dần cả về diện tích lẫn chất lượng. Theo thống kê của Viện khoa
học Lâm Nghiệp Việt Nam năm 1943, nước ta có hơn 408.500 ha rừng ngập mặn, đến năm 2006
chỉ còn 209.740 ha và đến năm 2013 chỉ còn lại hơn 155.279 ha giảm 60% so với năm 1943.
3. VAI TRÒ CỦA RNM TRONG VIỆC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
RNM là hệ sinh thái quan trọng cho năng suất cao ở vùng cửa sông và ven biển các nước
nhiệt đới. RNM là nơi sống, nơi ươm mầm nhiều loài thủy sinh vật; là nơi cung cấp thức ăn và là
bãi đẻ của nhiều loại thủy sản; là nơi cung cấp các nguồn gen vô cùng quý giá nhằm duy trì tính
đa dạng sinh học (ĐDSH) của hệ động thực vật; có giá trị cao trong việc phát triển dịch vụ du
lịch sinh thái, giải trí, nghiên cứu và giáo dục. Ngoài ra, RNM còn có vài trò to lớn trong việc
bảo vệ môi trường và chống lại các tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể là:
3.1. Làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều
RNM có khả năng kiểm soát lũ do có hệ thống rễ chằng chịt và trải rộng, có thể chịu
được nước triều dâng và bảo vệ quá trình lắng đọng trầm tích. Nhờ có hệ thống rễ dày đặc trên
mặt đất như hệ rễ chống của các loài đước, rễ hình đầu gối của các loài vẹt, rễ thở hình chông
của các loài mắm, bần cản sóng các tích lũy phù sa cùng mùn bã thực vật tại chỗ cho nên chúng
có tác dụng làm chậm dòng chảy và thích nghi với mực nước biển dâng. Nhờ các trụ mầm (cây
con) và quả, hạt có khả năng sống dài ngày trong nước cho nên cây ngập mặn có thể phát tán
rộng vào đất liền khi nước biển dâng làm ngập các vùng đất đó.
3.2. Làm giảm mạnh độ cao của sóng, sóng thần
Theo nghiên cứu ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong thời gian có triều
cường từ ngày 17 đến 21/11/1994 cho kết quả: rừng trang trồng sáu tuổi với chiều rộng 1,5km đã

giảm độ cao của sóng từ 1m ở ngoài khơi xuống còn 0,05m khi vào tới bờ đầm cua và bờ đầm
không bị xói lở [2]. Còn nơi không có RNM ở gần đó, cùng một khoảng cách như thế thì độ cao
của sóng cách bờ đầm 1,5km là 1m, khi vào đến bờ vẫn còn 0,75m và bờ đầm bị xói lở.
Khả năng làm giảm sức mạnh của sóng thần phụ thuộc 2 quá trình vật lí của sóng thần: quá
trình tấn công của sóng và dòng chảy kéo theo sau đó. Ngoài ra còn phải kể đến đặc điểm của
RNM. Vai trò bảo vệ của RNM phụ thuộc vào đặc điểm thực vật (mật độ, chiều cao, đường kính rễ
cây và thân cây…) và đặc điểm sóng thần (chiều cao sóng, độ sâu nước…). Có chức năng như
barrier hay đê chắn sóng, làm giảm bớt sức mạnh và làm chậm dòng chảy của sóng do những cơn
bão lớn và sóng thần. Nếu RNM đủ cao, nó có thể đẩy lùi sóng ra phía biển.
Nếu không có RNM, sóng thần sẽ tiến thẳng vào bờ với sức mạnh và chiều cao tối đa. Nó
được xác định bởi độ lớn và cơn địa chấn tự nhiên tạo ra bởi sóng thần và các nhân tố địa
phương: đặc điểm vùng bờ, địa hình ngoài khơi, độ dốc bờ biển…

2


3.3. Bảo vệ đê biển
Từ đầu thế kỷ XX, dân cư ở các vùng ven biển phía Bắc đã biết trồng một số loài cây
ngập mặn như trang và bần chua để chắn sóng bảo vệ đê biển và vùng cửa sông. Mặc dù thời kỳ
đó đê chưa được bê tông hoá và kè đá như bây giờ nhưng nhờ có RNM mà nhiều đoạn đê không
bị vỡ khi có bão vừa (cấp 6 ÷ 8).
Theo một số nghiên cứu giá trị RNM bảo vệ bờ biển ở một số nơi trên thế giới được ước tính
khoảng 300.000 USD/km, căn cứ vào chi phí xây dựng bờ/kè nhân tạo [5]. Trồng 12.000 ha
RNM tiêu tốn 1,1 triệu USD nhưng tiết kiệm được 7,3 triệu USD duy tu đê biển [6].
3.4. Tác dụng của RNM trong việc bảo vệ đất bồi, hạn chế xâm nhập mặn
Rễ cây ngập mặn chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc
có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng
cửa sông ven biển. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng
thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Ví dụ như, hàng năm vùng cửa sông Hồng tại Ba Lạt
tiến ra biển 60 ÷ 70m, một số xã ở tỉnh Tiền giang, Bến tre đất bồi ra biển 25 ÷ 30m, Trà vinh,

Sóc trăng 15 ÷ 30m, Bạc liêu, Cà mau 30 ÷ 40m [7].
Ngoài ra, RNM còn có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn. Nhờ có RNM mà quá trình xâm
nhập mặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao, nước đã đã lan toả vào trong những
khu RNM rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây
hạn chế tốc độ gió.
3.5. Điều hòa khí hậu, tích tụ cacbon
Rừng ngập mặn có vai trò hấp thụ CO2 làm giảm hiệu ứng nhà kính. Một hecta rừng ngập
mặn tích tụ trung bình 1,5 tấn Carbon/ha/năm đối với rừng Đước 30 tuổi, trầm tích ở rừng ngập
mặn là 700 tấn Carbon ở độ sâu 1m [3, 4].
Theo nghiên cứu khí hậu và vi khí hậu rừng, đã có nhận xét: các quần xã RNM là một tác
nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và giảm biên độ nhiệt. Hệ sinh thái RNM
giúp cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hoà khí hậu địa phương (nhiệt độ, luợng mưa) và
giảm thiểu khí nhà kính [1]. Nhờ các tán lá hút CO2 mạnh nên hàm lượng khí CO2 nơi có rừng
giảm mạnh, qua dó làm cho pH của nuớc phù hợp với điều kiện sống của thủy sinh vật.
3.6.Tạo sinh kế cho người dân địa phương
Hệ sinh thái RNM trước hết cung cấp sự đa dạng về các loại hình kinh tế, bổ sung cho sự
phát triển vùng duyên hải với các giá trị kinh tế trực tiếp như khai thác gỗ, củi, lá, cành cây từ cây
RNM, các loài thủy sản đặc biệt là nguồn giống tôm, cua con trong hệ sinh thái RNM và các giá trị
khác như dược phẩm, ngọc trai, mật ong,…Nhờ vào sự đa dạng của HST RNM sẽ tạo ra sinh kế

3


cho người dân địa phương trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu. Những cây gỗ (5 – 6 loài
phổ biến) và cho trữ lượng lớn, thuộc các chi mắm, vẹt đước, cóc.
Thảm thực vật, ngoài việc che phủ và bảo vệ đất, chống lở bờ, rửa trôi, điều hoà khí hậu,
tạo nơi trú ngụ và sinh sống của nhiều loài động vật v.v... còn là nguồn cung cấp tài nguyên rất
quý phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế. Chất ta-nanh trích ly từ các vỏ cây đước,
vẹt của rừng ngập mặn là nguyên liệu cần cho công nghiệp. Nước ngọt lấy từ buồng dừa nước có
thể chế thành nước giải khát lên men, hoặc cất thành cồn. Gỗ bạch đàn, bần, lau, sậy, tre, rơm, rạ

là nguyên liệu làm bột giấy.
Rừng ngập mặn không những mang lại những giá trị tạo sinh kế cho người dân địa phượng
dựa vào sự đa dạng của hệ động thực vật phong phú có trong rừng, mà còn bảo vệ mùa màng, tài
sản, bảo vệ chính cuộc sống của người dân. Vì vậy trong công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu của
cộng đồng ven biển không thể thiếu vai trò to lớn của rừng ngập mặn.
4. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN RNM Ở VIỆT
NAM
4.1. Những văn bản quy định của pháp luật
 Luật Thủy sản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, 2003.
 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, 2004.
 Luật bảo vệ môi trường của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, 2005.
 Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013.
 Quyết định số 327/CT ngày 15-9-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ
trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước.
 Quyết định số 773/TTg ngày 21-12-1994 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình khai
thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng.
 Nghị định 01/NĐ - CP của Chính phủ ngày 4/1/1995 về việc Giao đất nông, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản cho các lâm, nông trường.
 Nghị định số 109/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/9/2003 về Bảo tồn và phát triển bền
vững các vùng đất ngập nước.
 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/3/2006 về việc Thi hành Luật bảo vệ
và phát triển rừng.
 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 845/TTg ngày 22/12/1995 phê duyệt “Kế hoạch
hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam”.
 Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 11/1/2001 về Quy chế
quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

4



 Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/9/2003 về Chiến
lược quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đến 2010.
 Quyết định số 256/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/12/2003 về Chiến lược bảo
vệ môi trường Quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020.
 Quyết định số 1857/QĐ-BNN- LN ngày 23/6/2006 về việc phê duyệt Kết quả rà soát quy
hoạch hệ thống rừng phòng hộ ven biển Theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của
Thủ tướng Chính phủ.
 Quyết Định số 100/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của QĐ 661/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 58 ngày 02/5/2008 về Hướng
dẫn thực hiện QĐ của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực
hiện Dự án 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007-2010.
 Quyết Định số 57/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế
hoạch bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.
 Đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008- 2015 đã được đã
được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt tại Văn bản số 405/TTg ngày 16/3/2009.
4.2. Chính sách kinh tế về lâm nghiệp của Nhà nước
Trong những năm qua, đi đôi với quy hoạch và luật pháp, Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách kinh tế nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia quản lý, bảo vệ và tổ
chức sản xuất kinh doanh rừng.
 Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất; cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ
chức, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 24/09/2010 về chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng.
 Quyết định số 661/TTg ngày 29/05/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách tổ chức thực hiện dự án 5 triệu hecta rừng. Trong quyết định có ghi rõ các chính sách
về đất đai (điều 5); chính sách đầu tư tín dụng (điều 7); chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản
phẩm (điều 7); chính sách thuế (điều 8).
 QĐ 178/2001/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, ngh a vụ của hộ
gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp
 QĐ số 186/2006/QĐ của TT Chính phủ về Quy chê quản lý rừng: Được sử dụng đất

không có rừng trong khu rừng phòng hộ để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp theo quy
hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ rừng là hộ gia định cá nhân
được sử dụng không quá 40% diện tích đất không có rừng trên đất rừng ngập mặn để sản xuất
nông nghiệp ngư nghiệp kết hợp.

5


 Quyết định số 60 ngày 30/9/2010 của Thủ tướng chính phủ Ban hành các nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 20112015.
5. ĐÁNH GIÁ CHUNG
5.1. Việc thực hiện quản lý ở Trung ương
Theo Nghị định số 109/2003/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý các vùng
đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia liên quan đến nhiều ngành và nhiều tỉnh. Diện
tích đất ngập nước còn lại do các Bộ khác (Bộ NN & PTNT; Bộ Thủy sản) trực tiếp quản lý,
nhưng mối quan hệ sinh thái của nhiều kiểu đất ngập nước (ĐNN) lại khá chặt chẽ và phụ thuộc
lẫn nhau. Hiện chưa có ủy ban quốc gia quản lý ĐNN trong khi việc quản lý hệ sinh thái RNM
liên quan tới nhiều Bộ, ngành. Sự phối hợp trong quản lý giữa các Bộ, ngành ở Trung ương và
đặc biệt ở địa phương còn thiếu chặt chẽ.
Ở Trung ương và địa phương hầu như không có bộ phận riêng theo dõi và giám sát RNM
trừ một số tỉnh có diện tích RNM lớn. Điều quan trọng là chưa có những văn bản quy định về cơ
chế phối hợp giữa các ngành ở Trung ương và địa phương trong việc quản lý hệ sinh thái RNM.
Việt Nam chưa có luật riêng về đất ngập nước nói chung và RNM nói riêng, còn thiếu các
quy định, pháp luật về quản lý, bảo tồn, sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững RNM và thiếu
các chế tài để thi hành. Những quy định điều chỉnh trực tiếp hoạt động quản lý và bảo tồn đất
ngập nước chủ yếu do Bộ và các địa phương ban hành, còn thiếu các văn bản mang tính pháp lý
cao như Nghị định của Chính phủ. Hiện nay, mới chỉ có Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính
phủ ban hành là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất liên quan trực tiếp đến phân công trách
nhiệm quản lý đất ngập nước và RNM. Các văn bản do Uỷ ban Nhân dân các địa phương ban
hành còn nặng nề về biện pháp hành chính, thiếu các chế tài huy động sự tham gia của cộng

đồng trong khai thác đất ngập nước và RNM. Do đó, các văn bản pháp luật chưa đáp ứng yêu
cầu của việc bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước cũng như RNM hiện nay.
Hệ thống chính sách và pháp luật để quản lý RNM còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện.
Các điều khoản qui định pháp lý có liên quan đến RNM bị phân tán, chồng chéo trong nhiều văn
bản quy phạm pháp luật khác nhau, thiếu cụ thể, chưa đảm bảo được tính khoa học và đồng bộ,
chưa tính hết các yếu tố kinh tế – xã hội nên rất khó thực thi hoặc thực thi kém hiệu quả. Nhiều
thuật ngữ và khái niệm liên quan đến đất ngập nước, RNM đã không được quy định thống nhất và
giải thích rõ ràng trong các văn bản pháp luật và chính sách của Việt Nam
Thiếu chính sách, qui định cụ thể về sử dụng RNM liên quan đến các l nh vực thuỷ sản, các
ngành kinh tế khác. Hầu hết các văn bản mới tập trung vào khai thác sử dụng các giá trị kinh tế
Rừng ngập mặn, chưa coi trọng vai trò phòng hộ của Rừng ngập mặn, đặc biệt bảo vệ Hệ sinh
thái RNM và đa dạng sinh học RNM.

6


5.2. Việc thực hiện các thể chế chính sách ở địa phương
Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Luật, Quyết định và Nghị định của Nhà nước và Chính
phủ ở địa phương còn khá nhiều bất cập. Các chính sách, quy định của Nhà nước đã bị cắt xén nội
dung nên hiệu quả của việc bảo vệ và phục hồi RNM vẫn còn rất thấp. Cụ thể như sau:
- Việc thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ở một số địa
phương chưa được triển khai đúng và đầy đủ, người dân được phân công chăm sóc rừng ở nhiều
nơi không nhận được nguồn lợi từ việc chi trả dịch vụ rừng theo nội dung Nghị định đã quy định.
- Một số địa phương vận dụng sai lệch văn bản của Nhà nước (Quyết Định 773) trong việc
sử dụng đất bồi mặt nước ven biển. Họ không quan tâm đúng mức đến việc trồng, bảo vệ rừng
phòng hộ và chỉ coi RNM là vùng đất ngập nước ít giá trị nên có qui hoạch phá một số RNM để
mở rộng diện tích nuôi tôm (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hoá, tỉnh Hà
T nh, tỉnh Khánh Hoà...).
- Thiếu quy hoạch liên ngành có cơ sở khoa học và tính pháp lý về sử dụng đất trong đó có
RNM ở địa phương (cấp tỉnh, huyện); thiếu những quy hoạch tổng thể và chi tiết ở cấp tỉnh và

huyện đã dẫn đến việc phá RNM khá tùy tiện.
- Việc quản lý hệ sinh thái RNM chưa được coi trọng đúng mức, nhất là ở địa phương có
diện tích RNM không lớn và chưa chú trọng xây dựng một hệ thống quản lý RNM từ trung ương
tới địa phương.
- Đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương không những thiếu mà còn có nhiều hạn chế về kiến
thức hệ sinh thái RNM dẫn đến hạn chế năng lực nghiệp vụ trong việc giải quyết các vấn đề thực
tiễn. Do vậy ở nhiều địa phương đã xảy ra việc chặt phá RNM trên diện rộng để phát triển nuôi
trồng thủy sản.
- Ngoài ra, chính quyền địa phương ở các vùng miền khác nhau có cách quản lý RNM khác
nhau, vì vậy, hiệu quả thu được cũng khác nhau: RNM ở miền Bắc chủ yếu do xã trực tiếp quản lý,
hầu hết không giao cho các hộ mà thông qua các tổ bảo vệ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách đóng
chốt ở rừng. Như vậy, vai trò của cộng đồng trong xã chưa được chú ý đúng mức trong quản lý bảo
vệ rừng. Các thể chế chính sách riêng cho RNM hầu như rất ít, chủ yếu theo các chính sách chung
của Nhà nước. Ở miền Nam, các chính sách về RNM đa dạng và cụ thể hơn như thực hiện giao
đất, khoán rừng cho người dân theo Nghị định 01/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4/1/1995 về việc
Giao đất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho các lâm, nông trường, các chính sách hưởng
lợi được tăng cường hơn. Ví dụ: ở Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau có qui định rõ diện tích nuôi tôm
và rừng theo trường hợp cụ thể, lợi ích nuôi tôm dân được hưởng hoàn toàn. Đối với rừng sau khai
thác được chia sản phẩm có thể lên tới 60-70%.
6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

7


RNM có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, chống lại BĐKH, bảo tồn đa
dạng sinh học, phát triển sinh kế của người dân và nhiều lợi ích khác mà chúng ta chưa chú ý như
lưu trữ cacbon, bảo vệ cả hệ thống sản xuất nông nghiệp sau đê,... Chính vì vậy, việc bảo vệ và
phục hồi hệ sinh thái RNM trong giai đoạn hiện nay là hướng làm đúng đắn nhằm duy trì điều kiện
môi trường – kinh tế - xã hội cho thế hệ sau.
Trong tình hình hiện nay, Chính sách của Nhà nước là một trong những nhân tố quan

trọng quyết định thành công của việc quản lý, bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước, bảo vệ RNM ở
cấp trung ương. Nhất là những chính sách, thể chế của Nhà nước phải theo kịp sự phát triển kinh
tế và diễn biến phức tạp của BĐKH hiện nay. Vì vậy, Nhà nước phải có những thể chế, chính
sách đi kèm để khuyến khích sử dụng đất ngập nước nói chung và hệ sinh thái RNM nói riêng.
Đặc biệt, trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, những khái niệm nghiên cứu, quản lý,
khai thác và sử dụng đất ngập nước, RNM phải được đưa vào luật tương ứng. Nghiên cứu đất
ngập nước và hướng tới sử dụng bền vững cần thiết phải được quan tâm bởi đây là nền tảng cho
các hoạt động chính sách, kế hoạch, quy hoạch và tuyên truyền và có một dữ liệu cần thiết để cập
nhật, sử dụng và chia sẻ. Ngoài ra, cần có những dự báo các kịch bản biến đổi khí hậu ảnh hướng
đến đất ngập nước như nước biển dâng một số RNM bị mất đi, một số rạn san hô bị biến mất, đất
nhiễm mặn tăng lên,...
Bên cạnh đó, việc đào tạo con người có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện công việc
quản lý và quy hoạch RNM cũng là công việc quan trọng có tính chất quyết định thành công
trong công cuộc trồng mới, quản lý và bảo vệ RNM ở địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]

Blasco F. (1975), Climatics factors and the biology of mangrove plants, Snedaker S.C, Mangrove
ecosystem research methods, UNESCO, Paris: 18-35.
Mazda, Y.; Phan Nguyen Hong (1997), Mangroves as a coastal protection from waves in the
Tonkin delta, Vietnam, Mangroves and Salt Marshes, vol.1, pp. 127-135.
Ong, J.E (1993), Mangroves - a carbon source and sink, Chemosphere 27, pp. 1097-1107.
Ong, J.E (2002), The hidden costs of mangrove services: Use of mangroves for shrimp
aquaculture, International Science Roundtable for the Media; 4 June 2002, Bali, Indonesia.

Othman, M.A. (1994), Value of mangroves in coastal protection, Hydrobiologia, 285, pp. 277282.
Reid,H. & Huq,S. (2005), Climate change - biodiversity and livelihood impacts. Tropical forests
and adaptation to climate change, Turrialba, Costa Rica, March 2004, pp. 57-70.
Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ (2006), Báo cáo Dự án Rà soát quy hoạch hệ thống
rừng phòng hộ ven biển đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến 2020.

8


9



×