Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY KIM PHÁT TÀI (Zamioculcas zamiifolia) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2004 – 2008 Sinh viên thực hiện: MAI VĂN ĐÀO Tháng 09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

-----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY
KIM PHÁT TÀI (Zamioculcas zamiifolia)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM

Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2004 – 2008
Sinh viên thực hiện: MAI VĂN ĐÀO

Tháng 09/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

-----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY
KIM PHÁT TÀI (Zamioculcas zamiifolia)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM


Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN THỊ KIM LINH

Tháng 09/2008

MAI VĂN ĐÀO


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả cố gắng của bản thân. Bên cạnh đó, nó cũng
là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá
nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay em xin:
Thành kính ghi ơn sâu sắc đến mẹ. Người đã sinh thành, nuôi dưỡng và hy sinh
cả cuộc đời để con bước tiếp con đường mà con đã chọn.
Chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Kim Linh đã tận tình hướng dẫn và
truyền đạt những kiến thức quý báu, hết lòng giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận.
Gửi đến TS. Lê Đình Đôn quan tâm và hướng dẫn em trong suốt thời thời gian
làm khóa luận.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ban chủ nhiệm Bộ
Môn Công Nghệ Sinh Học, các thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt bốn năm học vừa qua.
Cảm ơn các bạn lớp Công Nghệ Sinh Học 30 đã luôn đồng hành, chia sẽ vui
buồn, động viên và giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho tôi trong những lúc khó khăn
và trong suốt thời gian học tập và làm đề tài.
Cảm ơn chú Hùng (Thị xã Sađéc - Đồng Tháp) đã nhiệt tình giúp tôi tìm hiểu
thực tế về cây kim phát tài.

Sau cùng, tôi gửi lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình luôn là chỗ
dựa vững chắc về tinh thần cũng như vật chất. Những người bạn của tôi luôn cảm
thông, chia sẽ trong những lúc khó khăn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2008
Sinh viên
Mai Văn Đào.


NỘI DUNG TÓM TẮT
MAI VĂN ĐÀO, tháng 08 năm 2008. “Nghiên cứu nhân giống vô tính cây
kim phát tài (Zamioculcas zamiifolia) bằng phương pháp giâm”. Đề tài được thực
hiện tại trại Thực Nghiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học trường Đại học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2008.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ KIM LINH
Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước ta hiện nay, cây cảnh đã và
đang dần dần chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt giải trí của con người,
đặc biệt là các loại cây cảnh dùng trang trí nội thất. Với đặc tính ưa bóng, ít sâu bệnh
thì kim phát tài là một trong những cây đang được ưa chuộng không chỉ ở trong nước
mà nhu cầu loại cây này ở nước ngoài cũng đang tăng cao. Với tiềm năng to lớn về giá
trị kinh tế thì việc xây dựng quy trình nhân giống nhằm rút ngắn thời gian và nâng cao
sản lượng là cần thiết. Chúng tôi tiến hành nhân giống cây kim phát tài và sử dụng các
hocmon sinh trưởng để thúc đẩy nhanh quá trình tái sinh lại cây con.
Nội dung nghiên cứu:
1. Khảo sát nồng độ NAA và 2,4 D đến khả năng tạo rễ, khả năng sống, sinh
trưởng và phát triển của hom cây kim phát tài.
2. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng tạo rễ.
3. Ảnh hưởng vật liệu giâm đến thời gian tái sinh lại cây con.
4. Tác động của chế độ dinh dưỡng và diện tích lá đến sự bật chồi và phát triển
của hom giâm.
Kết quả đạt được:

1. NAA nồng độ 10 ppm cho kết quả tái sinh tốt nhất; 2,4 D nồng độ 20 ppm
kích thích rễ ra nhiều nhất.
2. Giá thể xơ dừa là môi trường thích hợp cho quá trình tạo rễ.
3. Vật liệu giâm là lá thuận lợi hơn đoạn thân lá cho quá trình tái sinh cây con.
4. BA tác dụng tốt lên sự bật chồi, lân giúp cây tăng trưởng về khối lượng.


SUMMARY
Mai Van Dao, August 2008. “Studying on Invivo Propagation of
Zamioculcas zamiifolia by Raising Method”. The thesis was implemented at the
experimental garden of Department of Biotechnology, Nong Lam University, Ho
Chi Minh City from March 2008 to August 2008.
The guide teacher: Lecturer Nguyen Thi Kim Linh
In the integration and development process of Vietnam, bonsai, especially many
kinds of indoor bonsai, has increasingly played an important part in many people’s
mental and entertaining lives. Because of its shade-loving characteristic and being hard
to catch diseases, Zamioculcas zamiifolia is one of species more and more loved by
domestic market as well as foreign market. Along with the growth on demand for
Zamioculcas zamiifolia, the economic potential of producing this kind of bonsai has
been in the rise. Therefore, completing of the process of Zamioculcas zamiifolia
propagation in order to reduce time and to improve output is necessary. In this thesis,
we have conducted to propagate Zamioculcas zamiifolia by using growth hormone to
promote the process of regenerating plantlets.
Research contents:
The research contents of the thesis are to survey:
1 The influences of NAA and 2.4 D concentration on root, alive ratio, growth
and development of cuttings.
2 The impacts of different raising environment on rooting
3 The impacts of different raising materials on the time of regenerating
plantlets.

4 The effects of different nutrient supply and leaf area on springing buds and
the development of cuttings.
Research results:
1 NAA concentration at 10 ppm gives the best result of regenerating; 2.4 D
concentration at 20 ppm has the strongest effect on stimulating rooting.
2 Coconut fiber is the suitable environment for rooting process.


3

Using leaves as the rasing materials is more advantageous than using bodies
in the process of regenerating plantlets.

4 BA growth hormone has positive impact on springing buds, phosphate
helps plantlets to increase in their mass.


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.............................................................................................................................. ii
Lời cảm tạ ...........................................................................................................................iii
Nội dung tóm tắt ................................................................................................................. iv
Sumary................................................................................................................................. v
Mục lục .............................................................................................................................. vii
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................................... x
Danh mục các bảng ............................................................................................................ xi
Danh mục các hình ...........................................................................................................xiii
Chương 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích – yêu cầu....................................................................................................... 2

1.2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3
2.1. Giới thiệu về cây kim phát tài ...................................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển................................................................................. 3
2.1.2. Đặc tính thực vật học................................................................................................. 3
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ................................................................................... 4
2.2. Loại hình sinh sản của cây trồng .................................................................................. 6
2.2.1. Sinh sản hữu tính ....................................................................................................... 6
2.2.2. Sinh sản vô tính ......................................................................................................... 6
2.2.2.1. Định nghĩa .............................................................................................................. 6
2.2.2.2. Đặc tính của cây trồng sinh sản vô tính.................................................................. 6
2.2.2.3. Ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính ............................................................... 7
2.3. Sinh trưởng và phát triển của thực vật ......................................................................... 7
2.3.1. Khái niệm chung về sinh trưởng và phát triển của thực vật...................................... 7
vii


2.3.2. Các chất điều hòa sinh trưởng ở thực vật .................................................................. 8
2.3.2.1. Auxin ...................................................................................................................... 8
2.3.2.2. Xytokinin ................................................................................................................ 9
2.3.3. Tác động của dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển trong cây......................... 10
2.3.3.1. Tương quan kích thích.......................................................................................... 10
2.3.3.2. Về dinh dưỡng ...................................................................................................... 11
2.3.4. Ý nghĩa .................................................................................................................... 12
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 13
3.1. Thời gian và địa điểm................................................................................................. 13
3.2. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm................................................................................... 13
3.3. Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................... 13
3.4. Nội dung và phương pháp thí nghiệm ........................................................................ 13

3.4.1. Chất điều hòa sinh trưởng ....................................................................................... 13
3.4.2. Giá thể...................................................................................................................... 16
3.4.3. Vật liệu giâm ........................................................................................................... 18
3.4.4. Chế độ dinh dưỡng .................................................................................................. 20
3.4.5. Sự tương quan sinh trưởng trong cây ...................................................................... 23
3.4.6. Chỉ tiêu theo dõi và phân tích thống kê................................................................... 24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................... 26
4.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây kim phát tài giâm lá .............................................................................................. 26
4.1.1. Đánh giá tác động của NAA lên quá trình hình thành rễ ........................................ 26
4.1.2. Đánh giá tác động của 2,4 D đến quá trình hình thành rễ ....................................... 30
4.1.3. So sánh tác dụng NAA và 2,4 D đến sự hình thành rễ của hom giâm .................... 33
4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến quá trình tạo rễ của hom giâm........................................ 34
4.3. Tính quyết định của vật liệu giâm đến khả năng tái sinh cây con.............................. 36
4.4. Nhu cầu dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây con ........................... 37
4.5. Ảnh hưởng diện tích lá đến sinh trưởng và phát triển của hom giâm ........................ 40
4.6. Tỷ lệ sống của hom giâm............................................................................................ 44

viii


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 45
5.1. Kết luận....................................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ....................................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 46
PHỤ LỤC

ix



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ctv

Cộng tác viên

NAA

Naphtil axetic axit

2,4 D

2,4 – Diclorophenoxiaxetic

BA

Benzyl Adenin

CV

Coefficient of Variation

ns

no significant

ppm

parts per million

mm


milimet

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1A. Bố trí thí nghiệm giâm lá cây kim phát tài của các nghiệm thức ở các
nồng độ NAA khác nhau ................................................................................................... 14
Bảng 3.1B. Bố trí thí nghiệm giâm lá cây kim phát tài của các nghiệm thức ở các
nồng độ 2,4 D khác nhau................................................................................................... 14
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm giâm lá cây kim phát tài của các nghiệm thức ở các giá
thể khác nhau ..................................................................................................................... 16
Bảng 3.3. Bố trí thí nghiệm cây kim phát tài ở các vật liệu giâm khác nhau.................... 18
Bảng 3.4. Bố trí thí nghiệm cây kim phát tài của các nghiêm thức ở các chế độ
dinh dưỡng khác nhau ....................................................................................................... 20
Bảng 3.5. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng diện tích lá đến quá trình phát sinh chồi............ 22
Bảng 4.1. Tác động của NAA đến số rễ mới, chiều dài và thể tích mô sẹo của hôm
15 ngày sau giâm ............................................................................................................... 26
Bảng 4.2. Số rễ, chiều dài và thể tích mô sẹo của lá giâm sau 30 ngày dưới tác
động NAA.......................................................................................................................... 27
Bảng 4.3. Số rễ, chiều dài và thể tích mô sẹo của lá giâm sau 45 và 60 ngày dưới
tác động của NAA ............................................................................................................. 28
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của 2,4 D đến số rễ và chiều dài rễ ở 30 ngày sau giâm................ 31
Bảng 4.5. Tác động của 2,4 D đến số lượng rễ, chiều dài rễ và thể tích mô sẹo ở 45
và 60 ngày sau giâm .......................................................................................................... 32
Bảng 4.6. Thể tích mô sẹo, số rễ và chiều dài rễ sau 20 ngày giâm trên các giá thể
khác nhau........................................................................................................................... 34
Bảng 4.7. Thể tích mô sẹo, số rễ và chiều dài rễ ở 40 ngày sau giâm ở các giá thể

khác nhau........................................................................................................................... 35
Bảng 4.8. Thể tích mô sẹo, số rễ và chiều dài rễ ở các vật liệu giâm ở thời điểm
khác nhau........................................................................................................................... 36

xi


Bảng 4.9. Phản ứng của hom với các chế độ dinh dưỡng khác nhau sau 20 ngày ra
bầu ..................................................................................................................................... 38
Bảng 4.10. Sự phát sinh chồi của hom sau 40 ngày cung cấp chất dinh dưỡng ............... 38
Bảng 4.11. Số chồi mới, chiều cao chồi, thể tích mô sẹo khi diện tích lá thay đổi ở
20 và 40 ngày ra bầu.......................................................................................................... 41

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cây kim phát tài (Zamioculcas zamiifolia) ......................................................... 3
Hình 2.1. Quá trình nhân giống cây kim phát tài ở Sađéc, Đồng Tháp .............................. 5
Hình 3.1. Sơ đồ cách tiến hành thí nghiệm chất điều hòa sinh trưởng.............................. 15
Hình 3.1. Các loại giá thể .................................................................................................. 17
Hình 3.3. Vật liệu giâm ..................................................................................................... 19
Hình 3.4. Sơ đồ tiến hành thí nghiêm phân bón và đường kính mô sẹo 30 ngày tuổi ...... 22
Hình 3.5. Sơ đồ tiến hành thí nghiệm sự tương quan sinh trưởng trong cây .................... 24
Hình 4.1. Đồ thị diễn biến số rễ các nghiệm thức xử lí NAA sau thời gian giâm ............ 28
Hình 4.2. Đồ thị diễn biến chiều dài rễ các nghiệm thức xử lí NAA sau thời gian
giâm ................................................................................................................................... 29
Hình 4.3. Số rễ, chiều dài rễ và thể tích mô sẹo sau các thời gian giâm khác nhau
được xử lí NAA ở nồng độ 10 ppm................................................................................... 29

Hình 4.4. Tác động của 2,4 D lên quá trình tạo rễ ............................................................ 30
Hình 4.5. Sự tổn thương và phục hồi của hom khi xử lí 2,4 D trước khi giâm................. 31
Hình 4.6. Đồ thị diễn biến chiều dài rễ ở các nghiệm thức xử lí 2,4 D sau thời
gian giâm ........................................................................................................................... 32
Hình 4.7. Đồ thị diễn biến số rễ ở các nghiệm thức xử lí 2,4 D sau thời gian giâm ......... 33
Hình 4.8. Đồ thị diễn biến chiều dài và số rễ sau khi xử lí hocmon sinh trưởng
khác nhau ở nồng độ 10 ppm sau thời gian giâm .............................................................. 34
Hình 4.9. Thể tích mô sẹo, số rễ, chiều dài rễ của lá ở giá thể giâm khác nhau sau
20 và 40 ngày sau giâm ..................................................................................................... 35
Hình 4.10. Ảnh hưởng của vật liệu giâm đến quá trình tái sinh cây con .......................... 37
Hình 4.11. Biểu hiện của hom khi cung cấp chất dinh dưỡng .......................................... 39
Hình 4.12. Sự phát sinh chồi sau 40 ngày ra bầu ở các chế độ dinh dưỡng khác nhau .... 40
Hình 4.13. Sự phát sinh chồi sau 40 ngày ra bầu ở các diện tích lá khác nhau ................ 42
Hình 4.14. Sơ đồ qui trình nhân giống vô tính cây kim phát tài bằng phương pháp
giâm ................................................................................................................................... 43
xiii


1

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của con người được nâng cao thì
nhu cầu giải trí cũng ngày càng tăng. Cây cảnh là một trong những loại hình giải trí
được quan tâm và ưa thích hiện nay. Do tốc độ gia tăng dân số nhanh, nhu cầu về diện
tích đất ở ngày càng tăng dẫn đến không gian dành cho cây cảnh ngoài trời thu hẹp lại,
cho nên việc lựa chọn những loại cây kiểng ưa bóng râm để trưng bày trong nhà là một
lựa chọn hợp lí. Với đặc điểm ít sâu bệnh, ưa bóng, lá màu xanh đậm tác dụng làm

trong lành không khí. Vì vậy cây kim phát tài đang được thế giới ưa chuộng, đặc biệt
là thị trường châu Á.
Được đưa vào nước ta từ năm 2000, kim phát tài ngày càng chứng minh là loại
cây kiểng mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Đặc biệt từ đầu năm 2007 đến
nay, nhu cầu về loại cây này từ các công ty nước ngoài như: Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore tăng mạnh và làm cho giá trị kinh tế của loại cây kiểng này tăng gấp 5 lần
so với trước năm 2004 (Hoàng Anh, 2008). Tuy nhiên qua khảo sát thực tế tại các
vùng trồng nhiều kim phát tài ở nước ta như Đồng Tháp, Bến Tre thì việc nhân giống
loại cây này chỉ dựa trên kinh nghiệm là chính, quy trình nhân giống ở đây chưa kết
hợp giữa kinh nghiệm và ứng dụng khoa học vào thực tế. Điều đó dẫn đến hiệu quả và
năng suất thấp, thời gian tạo ra sản phẩm dài. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên
cứu khả năng nhân giống cây kim phát tài (Zamioculcas zamiifolia) bằng phương
pháp giâm” được thực hiện nhằm nâng cao tỷ lệ sống và rút ngắn thời gian từ hom
giâm đến cây trưởng thành góp phần xây dựng quy trình nhân giống để nâng cao hiệu
quả kinh tế của nghề trồng cây kim phát tài.


2
1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình nhân giống vô tính cây kim phát tài bằng phương pháp giâm.
1.2.2. Yêu cầu
 Xác định hocmon sinh trưởng và nồng độ thích hợp cho quá trình tạo rễ.
 Đưa ra vật liệu giâm và giá thể phù hợp cho thích nghi ban đầu của hom giâm.
 Xác định chế độ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát sinh chồi và sau đó phát triển
thành cây con.
 Nắm được tương quan giữa sinh trưởng và phát triển trong cây để từ đó điều
chỉnh chúng theo ý muốn.



3

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây kim phát tài
2.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Cây kim phát tài (Zamioculcas zamiifolia) là một loài hiếm thuộc họ Araceae
được tìm thấy trong tự nhiên, xuất hiện đầu tiên ở phía Đông Châu Phi, có nhiều ở
Tanzania và Zanizibar. Chúng sống ở những đồng cỏ khô ráo, phổ biến dưới những
cánh rừng thấp có bóng râm. Trước đây, cây kim phát tài được biết đến nhờ vào đặc
điểm nổi bật là lá non rơi xuống đất xuất hiện rễ và củ, sau đó là cây con mới được
hình thành. Đây là loài ít bị côn trùng, sâu bọ gây hại, ưu bóng râm và được con người
đem về sử dụng làm cây cảnh để trong nhà như trên bàn làm việc, trang trí trong
phòng, cơ quan,… (Joseph A. M. Holtum và ctv, 2007)

Hình 2.1. Cây kim phát tài (Zamioculcas zamiifolia)
Zamioculcas zamiifolia được các nhà khoa học biết đến và mô tả từ năm 1905
và đưa vào thương mại hóa năm 2000. Từ đó loài cây này dần chiếm lĩnh thị trường
cây cảnh để trong nhà, đặc biệt là thị trường châu Á với các nước như: Hàn Quốc,
Trung Quốc, Singapor, Đài Loan, Việt Nam,… (Michael Hesse và các ctv, 2001)
Zamioculcas zamiifolia được đưa vào Việt Nam năm 1999 bởi công ty thương
mại và sản xuất Lục Sinh Hoá và đặt tên là “Kim Phát Tài”. Năm 2003, kim phát tài


4
được nhập vào Việt Nam từ Thái Lan và các vườn kiểng bắt đầu nhân giống để bán
(Đặng Sông Nước, 2008). Ở nước ta, cây kim phát tài được trồng nhiều nhất: huyện
Chợ Lách (Bến Tre), Thị xã Sađéc (Đồng Tháp).
2.1.2. Đặc tính thực vật học

Tên khoa học: Zamioculcas zamiifolia
Họ Ráy: Araceae
Tên thông dụng: Zz plant
Tên Việt Nam: Kim Phát Tài
Theo Dr. Simon Mayo và các ctv (2007), kim phát tài là loại cây ưa bóng râm,
có thể sống trong mát không cần ánh sáng mặt trời, sống ở nhiệt độ trên 20 – 28oC. Lá
hình lông chim, bóng và có màu xanh đậm, cuốn lá thon thon hình trụ, thân mọng
nước.
- Rễ: thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ mọc ra từ củ gọi là thân chính.
- Thân: thuộc loại thân mọng nước có 2 dạng thân gồm: thân chính gọi là củ rễ
và thân trên gọi là thân giả, trên thân giả có nhiều lá và thân giả được gọi là chồi cây.
Các thân giả gắn vào thân chính.
- Lá: hình bản dày, dạng hình thoi hai đầu thon nhọn, lá thuộc dạng lá đơn mọc
đối xứng, gân lá hình mạng lưới chân chim, có độ dày 2 mm bóng và có màu xanh
đậm.
- Hoa: thuộc loại hoa lưỡng tính.
- Hạt: còn non có màu xanh, khi chín có màu đen dạng tròn.
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
a. Tình hình sản xuất
Ở nước ta, vùng trồng nhiều kim phát tài nhất là thị xã Sađéc - Đồng Tháp và ở
làng hoa kiểng Cái Mơn (Vĩnh Thành - Chợ Lách - Bến tre). Tại đây, người dân nhân
giống bằng đoạn thân lá và nhân giống bằng lá. Trong đó, hình thức nhân giống dùng
đoạn thân lá là chủ yếu và được minh hoạ bằng hình 2.2 dưới đây:


5

Hình 2.2. Qui trình nhân giốn cây kim phát tài ở Sađéc - Đồng Tháp
Bước 1: Chọn những cành còn non, khỏe và cắt ra thành nhiều đoạn (mỗi đoạn
từ 2 đến 3 lá).

Bước 2: Giâm vào giá thể là xơ dừa (hoặc trấu) và tro. Các giá thể này được
đựng trong các bịch nilong có đương kính khoảng 12 cm và chiều cao 16 cm.
Bước 3: Với chế độ nước tưới là 2 lần/ngày, 5 phút/lần, tưới bằng vòi phun
môtơ. Được che một lớp lưới ( ngăn được 50% ánh sáng).
Với qui trình nhân giống như trên thì tỷ lệ sống đạt khoảng 80% đến 90%, mất
khoảng 6 tháng hom mới lên được 2 lá mầm dài khoảng 20 cm, mất 14 tháng mới cho
ra cây hoàn chỉnh.


6
b. Tình hình tiêu thụ
Với những đặc điểm thực vật học như trên, cây kim phát tài ngày càng được ưa
chuộng bởi thị trường trong và ngoài nước. Minh chứng cụ thể, nhu cầu về kim phát
tài từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore tăng mạnh trong những năm gần
đây. Theo thống kê từ đầu năm 2007 đến nay, các công ty Hàn Quốc đã vào nước ta ký
hợp đồng nhập khẩu 5 triệu cây kim phát tài 2 lá mầm trở lên, ngoài ra kim phát tài
còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan gần 1 triệu cây (Hoàng Anh, 2008).
Đối với thị trường trong nước, kim phát tài ngày càng được ưa chuộng ở các
thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp.
2.2. Loại hình sinh sản của cây trồng
2.2.1. Sinh sản hữu tính
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực (n)
và giao tử cái (n) tạo nên hợp tử (2n) thông qua quá trình thụ tinh (thụ phấn), từ đó
hình thành cá thể mới.
2.2.2. Sinh sản vô tính
2.2.2.1. Định nghĩa
Sinh sản vô tính là phương pháp nhân giống bằng cơ quan của cây trồng, ở
những nơi mà sự hình thành giao tử bình thường và sự thụ tinh không xảy ra, thành
phần di truyền của cây con được nhân ra hoàn toàn giống hệt như cây mẹ.
2.2.2.2. Đặc tính của cây trồng sinh sản vô tính

Theo Chahal và Gosal (2002), cây trồng sinh sản vô tính có những đặc điểm
chung như sau:
- Phần lớn thuộc nhóm cây đa niên như mía đường, cây ăn quả; Cây hàng niên
thuộc về cây có củ như: khoai tây, khoai lang.
- Biểu hiện dị hợp tử rất cao chứng tỏ sự thuận lợi về tiến hóa. Chúng sẽ có mức
độ suy giảm do cận giao rất lớn, nếu chúng ta gia tăng đồng hợp tử lên bằng cách tự
giao phối.
- Nhiều loài cây trồng sinh sản vô tính là con lai giữa hai loài và đa bội thể như
mía đường và chuối.
- Thường là cây trồng thụ phấn chéo với mức độ rất rộng.
- Hầu hết chúng đều thể hiện sự trổ hoa suy yếu, thậm chí có loài không trổ hoa.
Hạt có hiện tượng thụ tinh bình thường, sẽ có sức sống kém.


7
- Do bản chất dị hợp tử của nó, thế hệ đầu tiên của việc lai giữa hai giống sẽ
biểu hiện sự biến dị khổng lồ, trong đó có rất nhiều con lai không thích nghi và yếu ớt.
2.2.2.3. Ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính
Ưu điểm
- Phương pháp nhanh nhất để khai thác biến dị di truyền bằng cách chọn lọc cá
thể xuất sắc có khả năng nhân ra bằng con đường sinh sản vô tính, mà không thay đổi
về di truyền.
- Nhân giống thuần chủng từ một cá thể, tiết kiệm thời gian và nguyên liệu cần
cho trắc nghiệm dòng con và ổn định di truyền so với sản xuất bằng hạt giống.
- Đây cũng là phương pháp nhân giống rất nhanh của cây sinh sản hữu tính
thông qua nuôi cấy mô.
Hạn chế
- Nó tạo ra sự đồng nhất di truyền tuyệt đối trong các dòng vô tính nên sâu bệnh
có thể bộc phát trên nền tảng đa dạng di truyền hẹp, hoặc có thể ảnh hưởng đến môi
trường do cân bằng sinh học không ổn định.

- Sự xuất hiện những đột biến nhỏ chưa được khám phá sẽ tích tụ dần dần và
làm thay đổi thành phần di truyền của dòng vô tính.
2.3. Sinh trưởng và phát triển của thực vật
2.3.1. Khái niệm chung về sinh trưởng và phát triển của thực vật
- Sinh trưởng: Là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch
của tế bào, mô, toàn cây và kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích,
sinh khối của chúng. Nói chung sinh trưởng là sự tăng trưởng về mặt lượng.
Ví dụ về sự sinh trưởng như sự phân chia và sự giãn của tế bào, sự tăng kích
thước của quả, lá, hoa…, sự nảy lộc, đâm chồi, sự đẻ nhánh… Các biểu hiện này
không thể đảo ngược được.
- Phát triển: Là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây để
dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Nói chung phát triển là phạm
trù biến đổi về chất.
Ví dụ về sự phát triển như sự nảy mầm của một hạt là quá trình phát triển vì từ
hạt chuyển thành cây con là có sự biến đổi rõ rệt về hình thái cũng như thay đổi cơ bản
về chức năng hoặc sự ra hoa là một bước ngoặt chuyển từ giai đoạn sinh trưởng các cơ
quan sinh dưỡng sang giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản.


8
2.3.2. Các chất điều hòa sinh trưởng ở thực vật
Các chất điều hòa sinh, trưởng phát triển thực vật là các chất hữu cơ có bản chất
hoá học khác nhau nhưng điều có tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây từ khi tế bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho đến khi cây hình thành cơ
quan sinh sản, cơ quan dự trữ và kết thúc chu kì sống của mình.
2.3.2.1. Auxin
- Giới thiệu về auxin
Auxin là phitohocmon đầu tiên trong cây được phát hiện vào năm 1934. Đó
chính là axit β-indol axetic (IAA). Con người đã tổng hợp rất nhiều hợp chất hoá học
khác nhau nhưng chúng có hoạt tính sinh lí tương tự như IAA gọi là auxin tổng hợp

được sử dụng rộng rãi trong sản xuất là α-NAA, IBA,…
IAA và những dẫn xuất của nó thấy trong nhiều cây và nói chung tác dụng
giống nhau, có lẽ vì thế sự chuyển hóa lẫn nhau tương đối dễ dàng.
Auxin hoạt hóa sự sinh tổng hợp những hợp chất cao phân tử (protein,
xenluloza, chất pectin) và ngăn cản sự phân giải chúng. Bởi vậy auxin trì hoãn sự rụng
lá và của những cơ quan khác, xúc tiến sự sắp xếp của những rễ bất định.
- Vai trò sinh lí của auxin
Auxin có tác dụng điều chỉnh rất nhiều quá trình sinh trưởng của tế bào cơ quan
và toàn cây. Cụ thể:
+ Auxin có tác dụng kích thích mạnh lên sự dãn của tế bào, làm cho tế bào
phình to chủ yếu theo hướng ngang dẫn đến sự tăng trưởng của cơ quan và toàn cây.
+ Auxin có tác dụng điều chỉnh tính hướng quang, hướng địa, hướng thuỷ,…
+ Auxin điều chỉnh ưu thế ngọn
+ Điều chỉnh sự hình thành rễ: Trong sự hình thành rễ, đặc biệt là rễ bất định
phát sinh từ cơ quan sinh dưỡng thì hiệu quả của auxin rất đặc trưng. Có thể xem auxin
là hocmon hình thành rễ. Trong kĩ thuật nhân giống vô tính cây trồng, muốn tạo rễ
nhanh cho cành chiết, cành giâm và nuôi cây mô trong ống nghiệm, người ta phải xử lí
auxin ngoại sinh.
- Naphtil axetic axit (α-NAA)
Công thức phân tử: C12H11O2.
Trọng lượng phân tử: 187 đvC.
Công thức cấu tạo:


9

- 2,4-Diclorophenoxiaxetic axit (2,4D)
Công thức phân tử: C8H6O3Cl2.
Trọng lượng phân tử: 220 đvC.
Công thức cấu tạo:


2.3.2.2. Xytokinin
- Giới thiệu về xytokinin
Xytokinin là phitohocmon thứ ba được phát hiện vào năm 1963. Xytokinin
trong cây chủ yếu là chất zeatin. Các xytokinin tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong
nuôi cấy mô tế bào là kinetin và benzyl ademin (BA). Xytokinin là chất hoạt hóa sự
phân chia tế bào, ngăn cản sự mất màu diệp lục của lá. Vì vậy có tác dụng lên sự tạo
chồi, kích thích sự sinh trưởng của cây trồng
- Vai trò sinh lí của xytokinin
Hiệu quả đặc trưng nhất của xytokinin là hoạt hóa sự phân chia tế bào. Hiệu quả
này có được là do nó kích thích sự tổng hợp axit nucleic, protein và có mặt trong ARN
vận chuyển.
Xytokinin là hocmon hình thành chồi vì nó kích thích mạnh mẽ lên sự phân hoá
chồi. Chính vì vậy mà cùng với auxin, nó điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn, giải
phóng các chồi bên khỏi sự ức chế tương quan của chồi ngọn. Hiệu quả này của
xytokinin là đối kháng với auxin.


10
Xytokinin là hocmon trẻ hóa. Nó có tác dụng kìm hãm sự hóa già và kéo dài
tuổi thọ của cây. Nó ức chế các quá trình thuỷ phân, tăng quá trình tổng hợp, đặc biệt
là tổng hợp protein, axit nucleic và diệp lục.
Xytokinin có hiệu quả lên sự phân hóa giới tính cái.
Xytokinin có tác dụng kích thích sự nảy mầm của hạt, củ và cũng có tác dụng
phá sự ngủ của cây.
- Benzyl Adenin
Công thức phân tử: C12H11N5
Trọng lượng phân tử: 225 đvC
Công thức cấu tạo:


2.3.3. Tác động của dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển trong cây
2.3.3.1. Tương quan kích thích
Xảy ra khi bộ phận này sinh trưởng sẽ kích thích bộ phận khác sinh trưởng
theo. Ví dụ điển hình là hệ thống rễ sinh trưởng tốt sẽ kích thích thân lá sinh trưởng
mạnh và ngược lại.
2.3.3.2. Về dinh dưỡng
a. Các nguyên tố khoáng thiết yếu
+ Nitơ (N)
Là nguyên tố quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, hình thành năng
suất đối với cây trồng và là một trong những chất dinh dưỡng thường bị thiếu
nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Nitơ là nguyên tố đặc thù của protein mà protein là thành phần chủ yếu
cấu tạo nên vật chất của tế bào và là thành phần bắt buộc của các enzim. Nitơ
vừa có vai trò cấu trúc vừa có vai trò chức năng:


11
 Có trong thành phần axit nucleic và chức năng duy trì và truyền thông
tin.
 Là thành phần quan trọng của diệp lục và thực hiện chức năng quang
hợp.
 Cấu tạo nên một số phitohocmon như auxin và xytokinin là hocmon
quan trọng nhất trong quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào.
Vì vậy, khi được cung cấp đủ Nitơ, cây sinh trưởng phát triển mạnh về chiều
cao, diện tích lá, đẻ nhiều nhánh và tăng sinh khối. Quá trình trao đổi chất và năng
lượng được tăng cường. Xúc tiến các hoạt động sinh lí như quang hợp, hô hấp, dinh
dưỡng khoáng,…
+ Lân (P)
Chức năng quan trọng nhất của lân trong cây là dự trữ và trao đổi năng lượng
sinh học. Lân tham gia vào thành phần của lớp photpholipit là hợp chất rất quan trọng

cấu tạo nên hệ thống màng sinh học tế bào. Có mặt trong thành phần của axit nucleic,
vai trò trong quá trình di truyền của cây.
Lân là yếu tố cần thiết để tạo thành ATP và ADP. ATP là nguồn năng lượng
kiểm soát các quá trình sinh học cần năng lượng trong cây. Tham gia vào nhóm hoạt
động của các enzym oxi hoá khử là NAD, NADP, FAD, FMN. Đây là các enzym cực
kì quan trọng trong quá trình quang hợp, hô hấp, quá trình đồng hoá,…
Cây trồng hấp thu lân dưới hai dạng ion orthophosphate H2PO4- và HPO42-, sự
hấp thụ H2PO4- lớn nhất ở pH thấp và ngược lại hấp thu HPO42- lớn nhất khi pH cao.
Do đó, khi được bón đủ phân lân cây sinh trưởng tốt, hệ thống rễ phát triển.
Quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra mạnh mẽ. Ngoài ra còn xúc tiến quá
trình quang hợp và hô hấp.
+ Kali (K)
Kali trong cây trồng không tham gia hình thành bất kỳ một hợp chất nào nhưng
vai trò sinh lí của K đối với cây cực kì quan trọng là điều chỉnh các hoạt động trao đổi
chất và các hoạt động sinh lí của cây như: điều chỉnh các đặc tính lí hóa của keo
nguyên sinh chất, sự đóng mở của khí khổng, dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong
mạch libe, hoạt hóa enzim, tăng tính chống chịu,…


12
Vì thế, cung cấp đủ K sẽ làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với điều
kiện bất lợi của ngoại cảnh, tăng quá trình vận chuyển các chất hữu cơ tích lũy nên
làm tăng năng suất, giúp phát huy tối đa hiệu quả của đạm và lân.
b. Các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng có hàm lượng nhỏ hơn 0,1% chất khô, bao gồm các
nguyên tố: Fe, Cu, Mn, B, Mo, Ni, Co,… Tuy hàm lượng rất thấp nhưng không thể
thiếu được vì chúng có vai trò điều chỉnh các hoạt động sống của cây như:
- Hoạt hóa hệ thống enzim. Đây là vai trò quan trọng nhất của các nguyên tố vi
lượng
- Làm thay đổi đặc tính lí hóa của nguyên sinh chất, ảnh hưởng đến tốc độ và

chiều hướng của phản ứng hóa sinh.
- Có khả năng làm thay đổi tính chống chịu của cây đối với điều kiện không
thuận lợi của môi trường.
c. Hocmon
Rễ là cơ quan tổng hợp xytokinin và vận chuyển lên cung cấp cho sự sinh
trưởng của các chồi, làm trẻ hóa các bộ phận trên mặt đất. Và ngược lại, chồi ngọn và
lá non là nguồn auxin và cả giberelin cho sự hình thành và sinh trưởng của hệ thống rễ.
2.3.4. Ý nghĩa
Vận dụng sự hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển cùng với
tác dụng của các nguyên tố khoáng cho phép chúng ta điểu chỉnh được cây trồng theo
hướng có lợi. Biết được nhu cầu của cây trồng và từ đó cung cấp thích hợp.


×