Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế đối với việt nam và lào tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.51 KB, 12 trang )

A. MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá là quá trình nhiều mặt vừa tích cực vừa tiêu cực,
vừa là thời cơ vừa là thách thức, vừa là hợp tác vừa là đấu tranh. Toàn
cầu hoá kinh tế là bước phát triển mới cao của quốc tế hoá kinh tế đã
hình thành và phát triển qua một chạng đường lịch sử khá dài, nó bắt
nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá
sản xuất trên phạm vi quốc tế. Hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu
hoá vượt lên mọi thử thách và nguy cơ do những biến cố chính trị.
Đưa đất nước Việt Nam đứng vững trên nền tảng lý luận Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa. đã tỉnh táo
phân tích đánh giá tình hình thế giới mở rộng đa dạng hoá đa phương
hoá để góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Từ đó đã
phản ánh quá trình tăng lên mạnh mẽ của toàn cầu hoá trong những
năm gần đây và đã tác động sâu sắc nền kinh tế Việt Nam theo hướng
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mở cửa.

1


B . NỘI DUNG
I. TOÀN CẦU HOÁ
Toàn cầu hoá là xu hướng phát triển mới nảy sinh trong thời đại
bùng nổ cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là cách mạng
thông tin. Theo từ điển bách khoa < tiếng Pháp > toàn cầu hoá là một
quá trình hay kết quả của một quá trình làm cho nó có “chiều kích”,
toàn cầu hoá là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân
bố tối ưu các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu là một quá trình ly tâm
và là một lực lượng kinh tế vĩ mô, toàn cầu hoá rút ngắn khoảng cách
kinh tế không những giữa các nước và khu vực, còn giữa các tác nhân
kinh tế với nhau, nhưng thời đại hiện nay của toàn cầu hoá có các tính
chất riêng biệt, toàn cầu hoá như là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế


ngày càng tăng lên của tổng thể các nước trên thế giới.
1. Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hoá kinh tế là dưới sự tác động của quốc tế hoá sản
xuất và cách mạng khoa học và công nghệ, không ngừng phát triển
tính dựa dẫm cho nhau, bổ sung cho nhau của nền kinh tế các nước
ngày càng gia tăng, sau đấu tranh đặc biệt sau những năm 1980 nó
được phát triển nhanh chóng và sẽ là xu thế quan trọng nhất của sự
phát triển kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX và trong thế kỷ XXI.
Toàn cầu hoá kinh tế là tự do hoá kinh tế và hội nhập quốc tế
trước hết là về ngoại thương, đầu tư, dịch vụ ... toàn cầu hoá kinh tế là
những mối quan hệ kinh tế vượt qua biên giới quốc gia vươn tới qui
mô toàn thế giới đạt trình độ và chất lượng mới.
2. Bản chất của toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hoá kinh tế có bản chất khách quan gắn liền với xu thế
vận động, phát triển khách quan của nền sản xuất xã hội là kết quả tất
2


yếu của sự phát triển của lực lượng sản xuất, toàn cầu hoá kinh tế là
xu hướng có tính tất yếu và tính tất yếu đó lại có nguyên do từ quá
trình quốc tế hoá có sự bắt đầu từ quốc tế hoá kinh tế. Bản chất khách
quan toàn cầu hoá được quy định bởi tính tất yếu khách quan của quá
trình quốc tế hoá kinh tế: ngay trong thực tiễn, trên một số mặt chủ
yếu của nền kinh tế thế giới, quốc tế hoá là cơ sở, tiền để cho toàn cầu
hoá kinh tế, còn lĩnh việc khác như tài chính tiền tệ sản xuất và đầu tư,
chế độ mậu dịch do đã được quốc tế hoá bằng việc ký hiệp định về
thuế quan và thương mại (GATT), việc nhiều nước thừa nhận tham gia
vào các tổ chức quốc tế như ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF) và những yếu tố của thông tin, siêu thị, hệ thống và mạng
lưới tái chính toàn cầu và việc mở cửa tự do hoá thị trường, tài chính

tiền tệ. Hiện nay tổng kim ngạch đầu tư trực tiếp ở nước ngoài nước
đạt gần 3.000 tỷ USD. Như vậy bắt nguồn từ sự phát triển lực lượng
sản xuất từ xã hội hoá sản xuất, toàn cầu hoá có vai trò to lớn trong
việc thúc đẩy quá trình sản xuất của toàn nhân loại.
3. Những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá kinh
tế đối với Việt Nam và Lào
a. Những tác động tích cực của toàn cầu hoá hoá kinh tế thế giới
đối với Việt Nam và Lào
Toàn cầu hoá kinh tế có tác động to lớn đối với sự phát triển
kinh tế của các nước trên thế giới: toàn cầu hoá thúc đẩy rất nhanh và
mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội lực lượng sản xuất, đưa lại tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, góp hần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế thế
giới đặc biệt làm tăng mạnh tỷ trọng hàng chế tác chiếm 21,4 % và
các dịch vụ làm tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các
nền kinh tế các nước và có thể trở thành một bộ phận của tổng thể,
3


hình thành cục diện kinh tế thế giới, mới làm giảm thiếu các cản trở
trong việc lưu chuyển vốn hàng hoá, dịch vụ, nguồn nhân lực, chuyển
giao trên quy mô lớn; toàn cầu hoá gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về
cạnh tranh đối với mỗi nền kinh tế. Bởi nó làm thay đổi cách nghĩ
cách làm của mỗi nước mỗi nhá sản xuất.
b. Những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá hoá kinh tế thế giới
đối với Việt Nam và Lào
Trong mấy thập kỳ qua quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã bộc lộ
rõ những tác động tiêu cực đối với kinh tế, chính trị, xã hội ở mọi
nước. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra sự phân phối lại của cải theo hướng
“nước chảy chỗ trùng” làm chỗ khoảng cách giàu nghèo toàn thế giới
và từng quốc gia ngày càng mở rộng, toàn cầu hoá kinh tế cũng đào

sâu những mất bình đẳng ở ngay bên trong mỗi nước kể cả những
vương quốc phát triển nhất, gây ra sự suy giảm của tiền lương thực tế
ở Mỹ và sự mất an toàn về việc làm tăng thêm những khác biệt về thu
nhập, hậu quả là tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu cao và sự suy tàn nhà nước
phúc lợi chung: toàn cầu hoá kinh tế cũng làm xói mòn quyền lực nhà
nước, dân tộc trong khi lại làm cho quyền lực của các công ty xuyên
quốc gia không ngừng tăng lên, vai trò của quốc gia ngày càng mất đi
những ý nghĩa nhiều mặt của nó. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ mang
lợi ích cực lớn cho các nước lớn các nhà tài phiện đồng thời cũng thúc
đẩy các luồng vốn đầu cơ tăng mạnh dẫn dến sự hình thành các bong
bóng tài chính. Đó là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng trở
nên chầm trọng hơn gây lên những hậu quả hết sức nặng nề ngày càng
xảy ra bên ngoài nền kinh tế tách rời khỏi các hoạt động sản
xuất,thương mại lành mạnh làm lệch hướng trên quy mô toàn cầu.
II. TỔ CHỨC ASEAN
4


Hiệp hội các quốc gia ASEAN được thành lập vào ngày
8/8/1967 đầu tiên bao gồm 5 thành viên nhằm mục đích hợp tác kinh
tế cho đến năm 1984 có thêm Brunai và 1995 có thêm Việt Nam và
chiếm 2,5% diện tích và 7,3% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 2,1%
GNP của toàn thế giới. Vị trí và vai trò của ASEAN trên thị trường thế
giới chưa lớn, trừ Singgapô có công nghiệp chế biến hiện đại và tham
gia vào nhiều thị trường thế giới, còn phần lớn các nước thành viên
còn lại là các nông công nghiệp. Đến năm 1997, Lào và Miênma được
công nận là thành viên chính thức của hiệp hội ASEAN, và tháng 4
năm 1999 Cămpuchia gia nhập ASEAN. Đến nay ASEAN có 10 thành
viên chính thức và sẽ đoàn kết hỗ trợ cho nhau về mọi lĩnh vực đặc
biệt là lĩnh vực kinh tế.

1. Tác động của tổ chức ASEAN đối với Việt Nam và Lào
Việt Nam là một nước có vị trí vai trò khá quan trọng vì Việt
Nam đứng thứ hai về dân số và đứng thứ tư về quy mô lãnh thổ trong
khu vực, nền kinh tế đang đổi mới, sức sản xuất đang phát triển với
nhiều khả năng đuổi kịp trình độ chung của khu vực có sức mua lớn là
một thị trường tiêu thụ hàng hoá đáng kể. Việt Nam, Lào và các nước
ASEAN có lợi thế so sánh đồng dạng về các nông sản nhiệt đới và
một số khoáng sản lao động; tăng cường buôn bán với các nước láng
giềng mà cần thiết không chỉ vì có nhiều hiệu quả kinh tế mà còn tạo
thuận lợi cho các mối bang giao chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội.
Lịch sử phát triển của tổ chức ASEAN được chia làm 2 thời kỳ trước
và sau năm 1975. Thời đầu ASEAN còn non kém hoạt động theo quy
định của các hội nghị cấp bộ trưởng, chưa đến cấp nguyên thủ quốc
gia. Giai đoạn này hoạt động của tổ chức ASEAN mang đậm nét màu
sắc chính trị, tập trung vào giải quyết các bất động và xung đột khu
5


vực tìm kiếm lập trường chung về chính trị. Năm 1991 các nước
ASEAN đã tổ chức hội nghị cấp cao tại Kua la lăm pơ và đưa ra tuyên
bố xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình tự do và trùng lập
về hợp tác kinh tế trong giai đoạn này chủ yếu mới dừng lại ở cái hình
thức thăm dò tìm hiểu khả năng hợp tác.
Giai đoạn hai sau năm 1975: ASEAN bắt đầu từ hội nghị cấp
cao của các nước ASEAN được tổ chức tại Ba li (In đô nê xia) vào
tháng 2 năm 1976 và tại Kua la lăm pơ năm 1977 thông qua 2 hội nghị
ngày thiết chế của ASEAN đã nâng lên cấp nguyên thủ quốc gia. Các
văn kiện của các 2 hội nghị khẳng định lại lập trường của ASEAN về
khu vực hoà bình tự do và chung lập, đồng thời định ra chương trình
hành động về hợp tác kinh tế-xã hội; cơ cấu tổ chức mới của ASEAN

đã được thành lập sau 2 hội nghị cấp cao. Năm 1987 hội nghị cấp cao
các nước ASEAN được tổ chức tại Ma ni la (Phi lip pin) hội nghị này
không đạt được mong muốn do nhiều nguyên nhân và diễn ra khá
căng thẳng, vội vàng. Hội nghị này không tạo ra được bước ngoặt mới
những cam kết tiếp tục và phát triển các chương trình hợp tác và đi
sâu hơn vào từng lĩnh vực hợp tác. Tháng 1 năm 1992 hội nghị cấp
cao ASEAN lần thứ 4 đã tiến hành tại Xing ga pô do với các hội nghị
trước đây là hội nghị thành công nhất thông qua hội nghị các vị đứng
đầu các nước thành viên ASEAN đã ký kết bản tuyên bố chung.
2. Những khó khăn khi gia nhập ASEAN của Việt Nam và Lào
Nền kinh tế hướng về sản xuất ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn
và nguồn vốn, kỹ thuật và thị trường của thế giới tư bản chủ nghĩa nền
kinh tế một số nước ASEAN vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo
nàn, lạc hậu mất cân đối, các nước ASEAN đang đứng trước những
vấn đề kinh tế-xã hội gay gắt cán cản thương mại và thanh toán thiếu
6


vụ, nợ nước ngoài tăng, tình hình chính trị xã hội chưa ổn định, trình
độ phát triển của các quốc gia trong khu vực còn thấp và rất chênh
lệch nhau còn có sự khác biệt giữa các quốc gia trong nội bộ ASEAN
về dân tộc tôn giáo hệ tư tưởng.
Trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam, Lào và ASEAN còn
lớn hậu hết các ngành công nghiệp còn non yếu xuất khẩu chủ yếu là
ở dạng nguyên liệu thô, thuê nhập khẩu còn là một nguồn thu quan
trọng của ngân sách nhà nước như mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
cũng tương tự như của các nước ASEAN vì vậy việc cạnh tranh để
xuất khẩu rất khó khăn và quyết liệt. Cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư
cũng diễn ra gay gắt trong nội bộ ASEAN và các nước trong khu vực,
quan hệ mậu dịch Việt Nam, Lào giữa ASEAN còn đơn giản mất cân

đối lớn lực lượng của cán bộ có trình độ nhiệm vụ đầy đủ và khả năng
giao tiếp tiếng Anh của Việt Nam, Lào còn bất cập.
3. Những thuận lợi khi gia nhập ASEAN
Việt Nam gia nhập ASEAN mang lại lợi ích không phải chỉ
riêng của Việt Nam mà còn cho cả khu vực, vì vậy Việt Nam gia nhập
ASEAN là có ý nghĩa chính trị và quốc tế to lớn.
a. Những thuận lợi về kinh tế
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với
ASEAN và các nước đối thoại của ASEAN. Quan hệ mậu dịch được
tăng cường thị trường buôn bán được mở rộng, tăng thêm các dự án
đầu tư, mở rộng xuất khẩu tạo việc làm thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá Việt Nam có điều kiện nhanh chóng hội nhập và môi
trường kinh doanh khu vực và quốc tế có thuận lợi hơn trong việc tiếp
cận với các tổ chức, các bạn hàng quốc tế, ngoài khu vực.

7


- Về nông nghiệp cải cách ruộng đất đều nhằm tiếp tục duy trì
chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ đều thực hiện chế độ bồi
thưởng cao đối với ruộng đất bị thu hồi. Vì vậy một số ít địa chủ
được bồi thưởng khoản tiền rất lớn, cải cách ruộng đất và một số
biện pháp khác đã đem lại quyền lợi cho tầng lớp trên ở nông thôn
và tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông
nghiệp về việc trồng trọi và chăn nuôi có sự kết hợp với kỹ thuật và
phương pháp canh tác mới, phát triển thuỷ lợi, lai tạo giống mới
tăng đầu tư cho nông nghiệp.
- Về công nghiệp
Thực hiện thúc đẩy công nghiệp hoá đất nước có những tiến bộ
và thành tựu đáng kể trong sản xuất công nghiệp nền công nghiệp
truyền thống dần dần biến đổi theo hướng đa ngành đa dạng hoá sản

phẩm trên cơ sở mở rộng và tăng cường công nghiệp chế biến. Khai
tác các mỏ quặng kim loại màu như: đồng, bộ xít cũng được tiến hành
ở nhiều nước, công nghiệp hoá học cơ khí chế tạo có chuyển biến
đáng kể các ngành công nghiệp như dệt - may, giấy – da đã có sự tăng
trưởng nhanh, ngành chế biến thực được chú ý phát triển.
- Về giao thông vận tải và thông tin
Giao thông vận tải ở các ASEAN chưa phát triển mạnh, vận tải
đường sắt đóng vai trò quan trọng gần đây chú ý mở rộng và thiết lập
đường sắt liên vận các nước ASEAN đã hoà mạng thông tin viễn
thông liên lạc trực tiếp, sử dụng hệ thống vệ tinh Pa la pa. Dự án hiện
đại hoá, dự án lục giác kinh tế đang được triển khai.
- Về tài chính, ngân hàng và kinh tế dịch vụ
Hệ thống ngân hàng, tín dụng ở các nước ASEAN phát triển
nhanh chóng và đã thực hiện chính sách hối đuối tự do, mở rộng thị
8


trường tư bản tiền tệ, tăng cường kinh tế đô thị và dịch vụ trên cơ sở
thực hiện mở cửa rộng rãi.
Gần đây hợp tác các nước ASEAN, trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng thuế quan và bảo hiểm đóng vai trò quan trọng cho các hoạt
động thương mại, đầu tư và hợp tác công nghiệp trong khu vực.
- Về thương mại:
Đây là hoạt động nổi bật và có hiệu quả nhất trong hợp tác khu
vực ASEAN. Buôn bán trong nội bộ ASEAN ngày càng được đẩy
mạnh, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển hơn nữa, đồng thời
thực hiện tự do hoá thương mại nội bộ, các nước ASEAN đã từng
bước nới lòng hàng rào thuế quan và các ràng buộc thương mại khác.
Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV tại Xing ga po năm 1992, các
nước ASEAN đã ra tuyên bố chung về thành lập khu vực thương mại

tự do và khung thuế quan ưu đãi hiệu quả chung, còn đẩy mạnh hoạt
động thương mại đối với các nước và các khu vực khác trên thế giới.
Ngoại thương của ASEAN chủ yếu đối với các nước tư bản phát triển,
trước hết là Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra các nước ASEAN còn có quan
hệ buôn bán với nhiều nước và tổ chức khu vực khác như các nước
Tây Âu, Ôxtraylia, các nước Trung Đông và các nước đang phát triển
khác.

9


10


C. KẾT LUẬN
Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế và hiệp hội các nước ASEAN có
vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế của nhà
nước. Bởi vì một đất nước không thể phát triển được nếu thiếu sự hợp
tác với nhiều nước giàu kinh nghiệm. Hiện nay vấn đề toàn cầu hoá
kinh tế thế giới và tổ chức ASEAN là hai vấn đề được các nước rất
quan tâm nhất là đối với các nước đang phát triển thúc đẩy nền kinh tế
phát triển và có như thế mới đưa đất nước tiến theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá. Việt Nam – Lào gia nhập ASEAN là một cơ
hội lớn để hợp tác phát triển kinh tế trong khu vực, mở rộng thị trường
trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, ASEAN giúp chúng ta cải
cách và phát triển kinh tế trong nước, giúp cho Việt Nam – Lào có
những bài học kinh nghiệm để củng cố phát triển kinh tế, văn hoá-xã
hội bảo đẩm trật tự an ninh quốc phòng đoàn kết quốc gia dân tộc và
sức mạnh thời đại tạo nên thể lực mới để đưa quốc gia dân tộc vững
bước tiến vào thời kỳ mới thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.


11


MỤC LỤC

12



×