Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích tác phẩm Rừng xà nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.56 KB, 3 trang )

Rừng xà nu
- Tác giả: Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng
thành trong hai cuộc k/c, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên
- Tác phẩm: Được viết 1965, đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Trung
Trung bộ (số 2-1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng
Điện Ngọc

1. Giải thích ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu
- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý
nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô
Man
- Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của người dân Xô Man

2. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu
- Cây xà nu xuất hiện trong tác phẩm trước hết với ý nghĩa tả thực:
+ Giới thiệu cây xà nu
+ Gắn liền với sinh hoạt trong đời sống hằng ngày: có trong bếp lửa của mỗi
nhà, xông bảng đen cho Tnú và Mai học chữ
+ Gắn với những sự kiện quan trọng của dân làng Xô Man: đuốc lửa soi rừng
đêm, đống lửa trong đêm đồng khởi
- Ý nghĩa biểu tượng về sức sống mãnh liệt và phẩm chất anh hùng, bất khuất của
đồng bào Tây Nguyên:
+ Rừng xà nu phải hứng chịu lấy những thương tích trên mình bởi sự tàn
phá, huỷ diệt của kẻ thù (Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu. Cả rừng
xà nu hàng vạn cây..), cũng như dân làng Xô Man phải chịu nhiều đau thương, tàn
khốc trong những ngày đen tối. Dân làng Xô Man cũng như cả rừng xà nu không
có cây nào không bị thương (anh Xút, bà Nhan, tấm lưng T Nú, anh Quyết, Mai,
đứa con )
+ Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời Cũng có ít loại cây ham ánh nắng mặt
trời. Nó phóng ... , chẳng khác gì con người Tây Nguyên tha thiết yêu tự do, tha


thiết với cách mạng và một lòng hướng về ánh sáng chân lí (bị đàn áp, bị khủng bố
dã man - treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan treo lên ngọn súng, để con Dít đứng
giữa sân lên đạn bắn xung quanh - nhưng con người Tây Nguyên vẫn sống, bền
bỉ, kiêu hùng)
+ Cây xà nu có sức sống mãnh liệt “ cạnh một cây mới ngã có bốn năm cây
con mọc lên...vết thương chóng lành...” cũng giống như sức sống và tinh thần bất


khuất, không gì có thể tiêu diệt nổi của người dân Tây Nguyên. Các thế hệ ở đây
nối tiếp nhau đứng lên trong cuộc chiến đấu với kẻ thù (sự sống không thể nào dập
tắt: thanh niên→ông bà già→con nít, anh Quyết - Tnú, Mai – Dít, các thế hệ: cụ
Mết – Tnú- Dít –Heng, vết thương của Tnú: tinh thần + thân thể)
- Ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu, rừng xà nu được thể hiện thông qua thủ pháp
miêu tả, đối sánh, nhân hoá, kết cấu hô ứng...Thủ pháp nghệ thuật ấy cho ta hiểu
rằng rừng xà nu chính là một ẩn dụ, cây xà nu chính là hình ảnh tượng trưng cho số
phận, phẩm chất và sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên trung dũng,
kiên cường
3. Hình tượng Tnú
- Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí
+ Gan góc: dám làm những việc mà không ai dám làm (bất chấp hành động
khủng bố: treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan Tnú vẫn tích cực đi nuôi giấu cán bộ,
làm liên lạc), dám đi những chỗ không ai dám đi (xé rừng mà đi, lựa chỗ thác
mạnh mà bơi ngang)
+ Mưu trí: nuốt luôn cái thư
+ Sáng tạo: giặc vây các ngã đường - xé rừng mà đi, lọt qua tất cả các vòng vây.
Qua chỗ nước êm, thằng Mĩ - Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ
+ Dũng cảm: bị giặc tra tấn bắt khai ai là cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình,
nói “ở đây này”
- Là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng
+ Ba năm đi lực lượng, rất nhớ bản làng, cấp trên cho về 1 đêm không ở lâu hơn

+ Trung thành: vượt ngục trở về làng, sống với niềm tin “cán bộ là Đảng…còn”
bị tra tấn quyết không khai : máu anh mặn chát ở đầu lười, răng anh đã cắn nát môi
anh rồi. Trong h/cảnh ấy Tnú không hề hé răng kêu van nửa lời, bởi anh đã thấm
nhuần lời dạy của Đảng
-Là người có trái tim yêu thương, tình nghĩa, sôi sục lòng căm thù và mang trong
tim ba mối thù:
+ Cá nhân: bị giặc bắt, đánh đập, tra tấn dã man, dọc lưng anh đầy những vết dao
chém của kẻ thù. 10 đầu ngón tay bị thiêu cháy, mỗi ngón chỉ còn 2 đốt. Đó là mối
thù của bản thân mà Tnú phải mang trong mình suốt cả đời
+ Gia đình: vợ con anh bị giết hại dưới cây sắt – đó là mối thù anh quyết không đội
trời chung, anh từng tâm niệm “còn thằng Mĩ thì không còn thằng Tnú này”
+ Buôn làng Xô Man với biết bao nhiêu con người anh yêu thương, từng nuôi
dưỡng anh từ tấm bé đã bị giặc tàn sát, giết hại, có người bị chặt đầu cột tóc treo
lên ngọn súng, có người bị treo cổ lên cây vả đầu làng. Cánh rừng xà nu thân thiết
đã bị bom đạn kẻ thù cày xới, băm vằm- đó là mối thù mà của buôn làng mà Tnú
không bao giờ nguôi ngoai


=>Tnú là hình ảnh tiêu biểu của dân làng Xô Man, của đồng bào Tây Nguyên.
Giọng văn trang trọng, hùng tráng, say mê. Tnú là hình tượng giàu tính nghệ thuật,
mang ý nghĩa thẩm mĩ đại diện cho số phận và con đường đấu tranh của các dân
tộc Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.
Nghệ thuật.
- Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở
ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa
mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (cụ Mết, Tnú, Dít...)
- Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu - một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang
nghiêm....

Ý nghĩa văn bản.
- Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc
- Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân,
không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.



×