Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.37 KB, 4 trang )

Chiếc thuyền ngoài xa
1.Tóm tắt
- Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven
biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn
lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sỹ đã phát hiện và chụp
được “một cảnh đắt trời cho”- đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện
trong biển sớm mờ sương.
- Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến từ
chính chiếc thuyền đó cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã
man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh
tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sỹ đã ra tay can thiệp...
- Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn
bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây người phụ nữ đã từ chối sự giúp đỡ của
Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về
cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên.
- Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào
bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên mỗi lần đứng
trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương
mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ,
lam lũ ấy bước ra từ bức tranh
* Ý nghĩa nhan đề
- Chiếc thuyền: là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu
tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài
- Chiếc thuyền ngoài xa một hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp
bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước.
- Chiếc thuyền ngoài xa biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất đỗi bình dị của những con
người lam lũ, vất vả trong cuộc sống thường nhật.
2. Hai phát hiện của người nghệ sĩ
* Phát hiện thứ nhất:
- Cảnh: “Mũi thuyền in...cánh một con dơi”


+ Cảnh tượng tuyệt đẹp, kì diệu
+ Sản phẩm quý hiếm của hoá công mà trong đời người nghệ sĩ không phải lúc
nào cũng “chộp” được
+ Qua cảm nhận của người nghệ sĩ “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ
thời cổ”
- Tâm trạng người nghệ sĩ:


+ “Bối rối”, “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”→ rung động thật sự và
xúc cảm thẩm mĩ đang dấy lên. Hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo
+ “Khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh
khắc trong ngần của tâm hồn” → đã cảm nhận được cái chân - thiện của cuộc đời,
tâm hồn được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi→ Cái đẹp có tác dụng thanh lọc
tâm hồn con người
*Phát hiện thứ hai: cuộc sống của gia đình hàng chài
- Cảnh:
+ Một cảnh tượng phi thẩm mĩ: người đàn bà xấu xí, mệt mỏi (ngoài 40, thân
hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô
kệch. Mụ rỗ mặt. khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và
dường như đang buồn ngủ, nửa thân dưới ướt sũng); một gã đàn ông to lớn, dữ dằn
(Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ..hai con mắt
đầy vẻ độc dữ)
+ Một cảnh phi nhân tính: Gã chồng đánh đập người vợ một cách thô bạo (lão
trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng
người đàn bà...). Đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha (dướn thẳng người vung
chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực) để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã
dúi xuống cát
- Thái độ của người nghệ sĩ: kinh ngạc đến thẫn thờ “Cứ đứng há mồm ra mà
nhìn" anh không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hoá kia lại có cái
ác, cái xấu đến không thể tin được

→ Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đầy nghịch lí. Cuộc sống luôn
tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn giữa cái đẹp – cái xấu, cái thiện – cái
ác.
Nhà văn khẳng định: đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, hình thức bên
ngoài với nội dung bên trong. Không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ
bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong
3.Nhân vật người đàn bà hàng chài
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- NMC được xem là một trong những nhà văn có công đầu trong việc đổi mới
văn học, là “nhười mở đường tài năng và tinh anh” cho nền văn xuôi hiện đại VN
- CTNX là một trong những truyện ngắn đặc sắc của NMC. Tác phẩm tiêu biểu
cho đề tài đời tư thế sự
- Qua tác phẩm, người đọc thấy được những vấn đề phức tạp của đời sống.
Người đàn bà là trọng tâm phản ánh và nhận thức của tác phẩm
*Phân tích
- Hiện thân cho những mảnh đời tối tăm cơ cực vẫn còn tồn tại trong cuộc sống
quanh ta.
+ Không tên→ đại diện, tiêu biểu cho những phụ nữ hàng chài nghèo, cam chịu


+ Ngoại hình: in hằn dấu ấn của cuộc sống
▪ Thô kệch, xấu xí: ngoài 40, thân hình cao lớn với những đường nét thô
kệch, rỗ mặt
▪ Lam lũ, vất vả: khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái
ngắt và dường như đang buồn ngủ, nửa thân dưới ướt sũng
▪ Nghèo đói: tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới
- Nhưng dù cuộc sống riêng có phải chịu trăm nỗi cơ cực, tủi nhục vẫn thấy thấp
thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu,
bao dung, giàu lòng vị tha và đức hy sinh.
+ Thương con:

▪ Lúc con còn nhỏ - đánh trên thuyền, khi con lớn thì xin lên bờ đánh→sợ làm
tổn thương tâm hồn những đứa trẻ
▪ Không thể bỏ chồng vì “để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con”, “Đàn
bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”
▪ Niềm hạnh phúc là lúc “ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”
+ Hiểu chồng
▪ Vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn→ đánh vợ để giải
toả tâm lí
▪ Bị chồng đánh: cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không
chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn→ người vợ thấu hiểu, cảm thông, chia
sẻ
▪ Trước kia: cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập vợ >< hiện tại:
bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, 3 ngày một trận nhẹ, năm
ngày một trận nặng → nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt (nghèo khổ, túng
quẫn đi vì trốn lính; giá tôi đẻ ít đi; thuyền lại chật)
▪ Trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng con cái sống hoà thuận, vui vẻ...
→ Chị là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, biết chắt chiu những hạnh phúc đời
thường
- Nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật: chân thực, tinh tế, sâu lắng. Bộc lộ cái
nhìn thấu hiểu, tấm lòng nặng trĩu yêu thương và nỗi lo âu cho con người; đồng
thời tác giả đã có cái nhìn không sơ lược và đơn giản về cuộc sống và con người
4.Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
- Bức ảnh:
+ Hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai→chất thơ của cuộc sống, là
vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật
+ Người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh→hiện thân của những lam lũ, khốn
khó của đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh
- Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời : Nghệ thuật chân chính không bao giờ
rời xa cuộc đời. Nghệ thuật là chính cuộc đời và phải luôn luôn vì cuộc đời





×