Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích tác phẩm người lái đò sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.55 KB, 4 trang )

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
( Trích – Nguyễn Tuân)
I. Tìm hiểu chung:
- Tác giả: Nguyễn Tuân ( SGK)
- Người lái đò sông Đà rút từ tập tuỳ bút Sông Đà (1960) kết quả của chuyến
đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Nội dung:
- Hình ảnh con sông Đà hiện lên như một “ nhân vật” có 2 tính cách trái
ngược:
 Vẻ hung bạo, dữ dằn: Đó là cảnh đá “ dựng vách thành”, lòng sông bị
thắt lại như cái yết hầu, là cảnh “ nước xô đá, đá xô song, sóng xô gió cuồn cuộn
luồng gió gùn ghè”; là những “hút nước” sẵn sàng nhấn chìm, đập tan chiếc thuyền
nào lọt vào; là những thạch trận, phòng tuyến, luồng thác,… sẵn sàng “ ăn chết”
con thuyền và người lái đò. Nó như một loài thủy quái khổng lồ, nham hiểm mang
“diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một” của con người.
 Vẻ trữ tình, thơ mộng: Con sông có dòng chảy uốn lượn như “áng tóc trữ
tình” của thiếu nữ kiều diễm; nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẽ
đẹp riêng; bờ sông mang một vẽ đẹp nguyên sơ “hoang dại như một bờ tiền sử,…
như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”, sông Đà “đằm đằm ấm ấm” như một cố nhân,

Qua hình tượng sông Đà Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu tha thiết đối với quê
hương, đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song
của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa,
uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn
vinh vẽ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
- Hình ảnh người lái đò:
 Ông là người trí dũng tuyệt vời. Ông sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh
phục mọi “ cửa tử”, “cửa sinh”, vượt qua trận thủy chiến ác liệt với đá nổi đá chìm,
với những “ trùng vi thạch trận” và những phòng tuyến đầy nguy hiểm. Người lái
đò đã vượt qua chúng bằng những động tác táo bạo, chuẩn xác; bằng sự ngoan


cường, dũng cảm. Ông hiện lên như một vị chỉ huy dày dặn kinh nghiệm và tài trí.


 Ông là người tài hoa nghệ sĩ. Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng
sự tự tin, ung dung nghệ sĩ. Do nắm chắc “binh pháp” của thần sông, quy luật phục
kích của đá, ông rất bình tĩnh vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và nhìn thử
thạch bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn. Sauk hi đọ trí, đọ tài với con sông thủy
quái, ông lại ung dung đốt lửa nướng cơm lam, say sưa nói về những loài cá mà
không hề bận tâm tới chuyện vượt thác.
- Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới:
Những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “ vang
bóng một thời” mà là người lao động bình thường – chất “ vàng mười của tây
bắc”. Qua đây nhà văn muốn phát biểu quan niệm: Người anh hung không chỉ có
trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
2. Nghệ thuật:
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu; lúc thì hối hả, gân guốc khi
thì chậm rãi, trữ tình, ….
3. Ý nghĩa văn bản:
- Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao
động ở miền Tây Bắc của tổ quốc; thể hiện tình yêu mến và sự gắn bó thiết tha của
Nguyễn Tuân với đất nước, con người Việt Nam.

NGUYỄN TUÂN
I. Tìm hiêu chung:
1. Con người:
- Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước. Tình cảm đó được thể
hiện qua tình yêu đối với những giá trị cổ truyền của dân tộc: Tiếng việt, dân ca
Việt, văn chương Việt, phong tục Việt……

- Nguyễn Tuân cũng là con người có ý thức cá nhân rất cao: Độc đáo, phóng
túng, kiêu bạc, tài hoa…. Ông am hiểu nhiều ngành nghệ thuật khác để hỗ trợ cho
sáng tác văn chương.


- Nguyễn Tuân rất coi trọng sự nghiệp văn chương. Ông coi đó là một nghề
khổ hạnh nhưng đầy hạnh phúc bởi tính trung thực và khổ luyện. Ông ghét thói bán
mua giả dối, nhợt nhạt và phàm tục của văn chương.
2. Sự nghiệp văn học:
- Đề tài trước cách mạng của Nguyễn Tuân rất phong phú nhưng chung quy
ông đi tìm vẻ đẹp đã mất, những vẻ đẹp bị vùi lấp trong lớp bụi của thời gian.
Hành trình văn chương của Nguyễn Tuân là hành trình tìm kiếm cái đẹp, cái đẹp
đích thực, cái đẹp trường cửu.… Vì vậy, Nguyễn Tuân từng được coi là nghệ sĩ tiêu
biểu của trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”.
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tuân đoạn tuyệt với những
đề tài quái lạ, rùng rợn, trụy lạc để đến với cuộc sống mới, người lao động mới.
Ông vẫn đi và viết, kiếm tìm, khẳng định những thỏi vàng ròng của đất nước. Văn
chương sau cách mạng của Nguyễn Tuân có thêm nhiều cảnh đẹp và kỳ thú. Qua
văn chương ông đã khơi dậy những niềm tự hào chân chính của con người Việt
Nam.
3. Phong cách nghệ thuật:
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân gói gọn trong một chữ Ngông. Đó
chính là sự ngang tàn – kiêu bạc – độc đáo.
- Trước cách mạng cái Ngông của ông là sự phủ nhận cái xã hội Tây – Tàu
nhố nhăng. Sau cách mạng cái Ngông của ông là sự kiếm tìm không mệt mỏi để
khẳng định những vẽ đẹp, những giá trị tuyệt vời của xã hội mới.
- Đọc văn của Nguyễn Tuân ta được đến với một trầm tích văn hóa với
nhưng hiểu biết sâu xa, uyên bác về nhiều mặt của cuộc sống. Mỗi trang văn của
Nguyễn Tuân đưa đến cho ta một cái đẹp lạ lùng, độc đáo trên nhiều phương diện.
- Cái đẹp đối với Nguyễn Tuân bao giờ cũng phải mang chất tài hoa và nghệ

sĩ. Bởi thế, người ta mệnh danh Nguyễn Tuân là một định nghĩa của cái đẹp.
Một số đặc trưng về tư tưởng và phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân sau
Cách mạng:
 Thể hiện lòng yêu nước thiết tha, găn với lòng yêu thiên nhiên, niềm tự
hào những người dân trí dũng, tuyệt vời.
 Có cảm hứng đặc biệt đối với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan
nghệ sĩ ( Sông Đà hung bạo và trữ tình, dữ dội nhưng đầy chất thơ; cuộc vật lộn
căng thẳng của người lái đò với con thác dữ…)


 Thể hiện sự tài hoa, uyên bác khi mô tả con sông bằng tri thức của nhiều
ngành văn hóa, nghệ thuật ( Văn học, Lịch sử, Hội họa, Võ thuật…) và tả triệt để
đến “ Sơn cùng thủy tận”.
 Vốn ngôn ngữ giàu có, sắc sảo tung ra như để thi tài với tạo hóa.
 Sử dụng thể tùy bút: kết cấu phóng túng thể hiện cái tôi của tác giả. (Sau
bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc luôn hiện diện một cái tôi nghệ sĩ tài
hoa, giác quan tinh nhạy, trí tưởng tượng dồi dào ).



×