Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích tác phẩm tiếng hát con tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.39 KB, 2 trang )

TIẾNG HÁT CON TÀU
Chế Lan Viên
I. Giới thiệu:
1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ lớn của văn học hiện đại Việt
Nam. Con đường thơ của Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường từ “thung lũng
đau thương đến cánh đồng vui”. Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo giàu
chất suy tưởng triết lí, vẻ đẹp trí tuệ, thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú đầy
sáng tạo.
2. Tác phẩm:
Bài thơ rút từ tập “Ánh sáng và phù sa”, tập thơ kết tinh tư tưởng và nghệ thuật
thơ Chế Lan Viên trên con đường Cách mạng. Tiếng hát con tàu được gợi cảm
hứng từ một sự kiện kinh tế-chính trị: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây
dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958-1960.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
Lời đề từ:
+ Con tàu: khát vọng lên đường
+ Tây Bắc: một địa danh cụ thể, những miền xa xôi của Tổ quốc, ngọn nguồn
của cảm hứng sáng tạo.
Sự trăn trở mời gọi lên đường: Nhiều câu hỏi được sử dụng, nhân vật trữ tình tự
phân thân hướng lòng mình đến với Tây Bắc, tạo ra hàng loạt sự đối lập, thôi thúc
lên đường.
Hồi tưởng về những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến. Để diễn tả niềm
hạnh phúc, niềm vui tột cùng khi được trở về với nhân dân, Chế Lan Viên đã sử
dụng phép tu từ so sánh, mỗi đối tượng gợi một ý nghĩa: con nai, cây cỏ, chim én
khao khát trở về với cuộc sống quen thuộc, bộc lộ niềm vui và hạnh phúc, “trẻ thơ
đói..” là mong mỏi trở về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của hạnh phúc
trong sự nuôi dưỡng và cưu mang.
Trong phần hai hình ảnh nhân dân hiện về thể hiện sự gắn bó và lòng biết ơn
sâu nặng. Hình ảnh người anh du kích, người em liên lạc, đặc biệt là người mẹ



kháng chiến, tất cả gợi lại những hình ảnh tiêu biểu của sự hy sinh và nghĩa tình
thắm thiết kết hợp giữa bút pháp tả thực với những liên tưởng bất ngờ làm nên hình
ảnh mới lạ, nhiều hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng đã nâng cảm xúc thơ thành suy
nghĩ tiết lí, những câu thơ cô đúc như những châm ngôn diễn tả quy luật tình cảm
con người và nghệ thuật.
Khúc hát lên đường được diễn tả bằng giọng điệu âm hưởng lôi cuốn khắc sâu
nhận thức về mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật với đời sống, giữa nghệ sĩ với
nhân dân đất nước.
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và suy tưởng; sáng tạo hình ảnh độc đáo, mới
lạ mang đậm sắc thái Tây Bắc.
3. Ý nghĩa: Bài thơ là tiếng hát tâm hồn say mê, sôi nổi của người nghệ sĩ trên
hành trình trở về với đất nước, nhân dân, với ngọn nguồn sáng tạo của nghệ thuật.



×