Phân tích bài thơ: Tiếng hát con tàu -
Chế Lan Viên
I. Mở bài
Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ kiệt xuất của phong trào thơ hiện đại
Việt Nam. Trải qua 50 năm miệt mài lao động nghệ thuật và sáng tác, Chế Lan Viên
để lại cho đời một kho tàng thơ đậm chất triết lý và có sự biến đổi qua nhiều giai
đoạn. Nếu như trước cách mạng, thơ ông hướng về một thế giới siêu thực, bí ẩn và từ
chối cuộc đời thì ánh sáng của cách mạng đã đưa ông trở lại với cuộc sống cùng
những sáng tác hướng về cuộc đời, về nhân dân, về cách mạng. Đánh dấu cho sự thay
đổi này là tập thơ “Ánh sáng và phù sa ‘’, mà “ Tiếng hát con tàu ‘’ là một trong số
những bài tiêu biểu cho tập thơ đó.
Bài thơ là lời kêu gọi mọi người đi đến xây dựng những vùng đất xa xôi của Tổ
quốc, cũng như thể hiện sâu đậm tình cảm của tác giả đối với quê hương nói chung, và
miền đất Tây Bắc nói riêng.
II. Thân bài
Tác giả:
Chế Lan Viên tên thật là Nguyễn Ngọc Hoan, ông sinh năm 1920 tại Quãng
Trị, nhưng ông đã trải qua phần lớn thời ấu thơ và trưởng thành ở miền quê thứ hai,
Bình Định. Ông làm thơ từ rất sớm. Tập thơ đầu tay “Điêu tàn ‘’ xuất bản khi ông vừa
mười bảy tuổi, đạt thành công vang dội đã đưa ông vào hàng ngũ những nhà thơ tiêu
biểu của phong trào mới. Ông từng tham gia kháng chiến, làm báo và đi khắp mọi
miền đất nước. Trong suốt cuộc đời mình, ông nhiều năm ở cương vị ban lãnh đạo hội
nhà văn Việt Nam, tham gia những diễn đàn quốc tế về văn học. Chế Lan Viên mất
vào năm 1989. Sau đó bảy năm, tức năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học-nghệ thuật (đợt I ).
Hoàn cảnh sáng tác:
Trong những năm sáu mươi, miền Bắc tưng bừng không khí nhộn nhịp đi dựng
xây những miền đất tươi đẹp của tổ quốc, đặc biệt là miền Tây Bắc. Trên tinh thần đó,
nhà thơ sáng tác nên “ Tiếng hát con tàu ‘’.
Ý nghĩa tựa đề:
Thực ra, vào thời điểm ấy thì vẫn chưa có con tàu nào để lên Tây Bắc. Do đó,
‘’ con tàu ‘’ ở đây là hình ảnh lãng mạn, tượng trưng cho ý nguyện đi đến dựng xây
Tây Bắc cùng mọi miền đất nước. “ Tíếng hát ‘’ ở đây có thể là bài vè, câu hò, bài thơ
mang âm điệu tươi vui, giục giã mọi người lên đường về Tây Bắc.
Phân tích:
Khổ đề từ: Lời đề từ cho một tác phẩm , ngoài việc mở đầu cho tác phẩm thì nó
còn nêu bật nội dung ẩn chứa bao quát trong bài. Và “ khổ đề từ ‘’ trong “ Tiếng hát
con tàu ‘’ cũng không phải là ngoại lệ:
“ Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu ‘’
Khổ thơ bắt đầu bằng một câu hỏi tu từ “ Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc ‘’, mà
nội dung là khẳng định tấm lòng yêu nước của tác giả hướng về khắp mọi miền đất xa
xôi, hẻo lánh của tổ quốc, chứ nào có riêng gì Tây Bắc.
Mạch thơ tiếp tục bằng hai sự hóa thân của chủ tể tác giả:
“ Khi lòng ta đã hóa những con tàu ‘’
và “ Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu ‘’
“ Con tàu ‘’, như đã nói ở trên, là hình ảnh lãng mạn, tượng trưng cho ước
nguyện đi khắp mọi miền của tổ quốc. Và một khi “ Tâm hồn ta là Tây Bắc ‘’, tức là
tác giả đã tự khẳng định mục tiêu đến của mình là những miền đất xa xôi của tổ quốc-
Tây Bắc. Cả hai sự hóa thân này đều làm toát lên một điều rằng: tác giả-, đại diện cho
cả một thế giới trẻ thanh niên và văn nghệ sĩ đều đang hướng về những miền đất xa
xôi diệu vợi của quê nhà.
Tâm trạng này rất khác so với tâm trạng tự cô lập mình trong những tác phẩm
trước đây của tác giả Chế Lan Viên, khi mà ông tuyệt vọng thốt lên rằng:
“ Với tôi tất cả đều vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau ‘’
Tác giả đã nhìn thấy trong đất nước một tương lai tươi sáng hơn, với tiếng hát
vang khắp “ tổ quốc bốn bề ‘’.
Lời kêu gọi lên đường:
Và để biến suy nghĩ thành hành động thực tế, ông đã mời gọi rằng:
“ Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng ‘’
Sau đó ông lại thuyết phục rằng:
“ Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ở ngoài kia, tàu đối những vành trăng ‘’
Dường như, ông tự hỏi và cũng tự động viên mình, nhân vật “ anh ‘’ lên đường
về Tây Bắc. Và lý do lớn nhất để đi là do “tàu đói những vành trăng ‘’, tức là ông
muốn ra đi để tìm cảm hứng nghệ thuật.
Mạch thơ lại tíếp tục với:
“Đất nước mênh mông, anh nhỏ hẹp.
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ‘’
Một lý lẽ mới được đưa ra, đó là “ảnh ‘’ nên đi để nhìn thấy đất nước, để nhìn
thấy những miền đất lạ trước đây chưa biết đến. Ý tưởng này y hệt với ý đưa ra trong:
“ Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giâc mơ con đè nát cuộc đời con ‘’
(Người đi tìm hình đất nước) - của chính tác giả.
Và một lần nữa, nguyện vọng ra đi tìm cái đẹp của nghệ thuật chân chính lại
được nhắc đến:
“ Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia ‘’
Kết hợp với những câu ở khổ trên, hai câu thơ này đã cho ta thấy nhận thức của
tác giả về cái đẹp nghệ thuật&vẻ đẹp của sự lao động, hy sinh, cống hiến, giống như
Bác đã từng nói: “ Lao động là vinh quang ‘’.
Nỗi nhớ của tác giả:
Mìền núi Tây Bắc:
Mạch thơ đột nhiên chuyển sang trầm lắng, nhớ nhung, đầy sự hoài cảm:
“ Trên Tây Bắc, ôi mười năm Tây Bắc,
Xứ thiêng liêng, rừng núi đã anh hùng ‘’
Hai câu thơ tồn tại song hành với nhau thành một cặp câu cảm thán, không thể
tách rời nhau, hệt như hai chiếc của một đôi đủa vậy. “ Mười năm ‘’ ở đây là chỉ thời
gian diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong tâm trí tác giả,
Tây Bắc là miền đất linh thiêng, rừng núi Tây Bắc, tượng trưng cho chính con người
Tây Bắc cũng thật anh hùng. Tây Bắc tồn tại trong hồn Chế Lan Viên, hệt như là một
miền đất với nhiều giá trị thiêng liêng, cao quý. Nếu Chế Lan Viên nhớ Tây Bắc bằng
nỗi nhớ da diết, nể trọng thì Quang Dũng lại nhớ rừng với những hồi ức đẹp:
“ Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lái hoa về trong đêm hơi ‘’
(Tây tiến)
Mạch thơ tiếp tục với:
“ Nơi máu rỏ, tâm hồn ta thấm đất
Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân ‘’
Chế Lan Viên nhớ Tây Bắc vì đây là nơi “ máu rỏ ‘’, tức là nơi mà ông và đồng
đội đã từng chiến đấu. Và mảnh đất bị tàn phá ngày xưa đã tự hồi phục lại, khi mà nó
“ chín trái đầu xuân ‘’.
Nhớ về cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ gian khổ, nhà thơ lại xúc
động, bồi hồi thổ lộ:
“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường‘’
Tác giả tự ví cuộc kháng chiến rực rỡ, sục sôi như “ ngọn lửa ‘’- ngọn lửa
niềm tin sắt đá của người chiến sĩ vào chiến thắng ngày mai, ngọn lửa yêu nước
bừng cháy trong lòng của mỗi con người Việt Nam. Và sức mạnh của ngọn lửa đó đủ
soi đường cho bao thế hệ mai sau, hệt như kim chỉ nam của chân lý lòng yêu nước, hệt
như Tố Hữu đã nói “Mặt trời chân lý chói qua tim” ( Từ ấy ).
Nổi nhớ người dân Tây Bắc:
Hai câu thơ chuyển ý:
“ Con đã đi nhưng con cần vượt nữa,
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương ‘’
đã sử dụng cách xưng hô mới, thân mật hơn bằng từ “ con ‘’ và “ mẹ ‘’.
Ở đây, “ con ‘’ và “ mẹ ‘’ đều là nhân vật trữ tình, khi tác giả bày tỏ tình cảm
của mình qua đoạn đối thoại. “ Mẹ ‘’, theo cảm nhận của một số người, là đại diện cho
cả mìền núi và nhân dân Tây Bắc yêu thương của tác giả.
Nhớ Tây Bắc, trước tiên là nhớ đến người dân nơi đây:
“ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ,
Cỏ gặp giêng hai, chim én gặp mùa ‘’