Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tieu luan phoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.41 KB, 16 trang )

Câu 1: Các giai đoạn phát triển buồng trứng cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)
Trứng cá rô phi vằn được chia thành 6 giai đoạn
Giai đoạn 1: Trứng vừa mới đẻ ra, hình quả lê, màu vàng nhat
Giai đoạn II: Trứng đã chuyển sang màu vàng sẫm
Giai đoạn III: Phôi đã phát triển nhưng chưa nở, có 2 điểm mắt màu đen
Giai đoạn IV: Cá bột vừa mới nở ra, bơi vòng tròn dưới bùng còn khối noàn hoàn to

Dựa theo các tài liệu hướng dẫn của các nhà nghiên cứu của Liên Xô (cũ), hiện
nay, sư phát triển của buồng trứng được chia thành 6 giai đoạn (Sakun & Butskaya,
1978).
Ở giai đoạn 1 : tuyến sinh dục còn non, tế bào sinh dục là những noãn nguyên bào
đang phát triển.
Giai đoạn 2: Các noãn nguyên bào đạt kích thước tới hạn, được gọi là kết thúc sự
lớn lên về nguyên sinh chất hoặc kết thúc sự sinh trưởng lần thứ nhất.
Giai đoạn 3: Đây là quá trình tạo noãn hoàng hay được gọi là sự lớn lên về chất
dinh dưởng hoặc là sự sinh trưởng lần thứ hai. Nang trứng được hình thành xung
quanh mỗi noãn bào khi giai đoạn 3 này bắt đầu để làm nhiệm vụ nội tiết và vận
chuyển chất noãn hoàng.
Giai đoạn 4: Bắt đầu khi quá trình tạo noãn hoàng kết thúc, kích thước noãn bào đã
tới hạn. Giai đoạn này kéo dài suốt quá trình di chuyển của nhân noãn bào từ trung
tâm ra ngoại biên (ở cực động vật), tạo nên sự phân cực của noãn bào. Phía đối
diện là cực thực vật hay còn gọi là cực sinh trưởng gồm toàn chất noãn hoàng. Khi
noãn bào chuyển sang pha chín, noãn hoàng thành một khối đồng nhất, nhiều giọt
mỡ nhỏ hợp lại thành các giọt mỡ to hơn.
Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn trứng chín và rụng. Trứng chín là trứng có túi mầm
tan biến và sự rụng trứng là sự tách và vỡ nang trứng. trứng bị đẩy vào xoang
buồng trứng hoặc xoang thân.
Giai đoạn 6: Là tinh trạng buống trứng cá cái ssau khi đẻ.


Câu 2: Vai trò của hormone trong quá trình điều khiển chu kỳ sinh sản của cá


xương và giải thích sơ đồ sau đây?
* Vai trò của hormone trong quá trình điều khiển chu kỳ sinh sản ở cá xương:
Quá trình sinh sản chịu sự chi phối rất nhiều của các tuyến nội tiết. Nói chung
trong thời gian cá hoạt động sinh sản thì các tuyến nội tiết ít nhiều đều có tác dụng nhất
định, nhưng ảnh hưởng trực tiếp vẫn là các loại hormone hướng sinh dục của não thùy.
- Hormone sinh dục đực và cái của các tuyến sinh dục nội tiết có tác dụng hình
thành và phát triển của cơ quan sinh dục phụ, thúc đẩy tuyến sinh dục phát triển bình
thường và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Các hormone hướng sinh dục của não thùy (FSH và LH).

+ FSH: cá tác dụng thúc đẩy tế bào trứng phát dục thành thục, kích thích tế bào
follicul hoạt động và sản sinh ra folliculin.
+ LH: làm tăng sự hoạt động của thể vàng, làm vỏ màng follicul, đồng thời kích
thích thể vàng sau khi trứng rụng sinh ra lutein. LH còn có vai trò làm tăng sự hoạt động
của men phospholipaza tồn tai trong tế bào follicul. Men này được hoạt động hóa sẽ có
lợi cho sự hấp thu và chuyển hóa của hormone, từ đó thúc đẩy quá trình rụng trứng.
* Giải thích sơ đồ sau đây:


- Hormone sinh dục cái của cá là estrogen do lớp màng trong của noãn sào cá tiết ra.
Lượng hormone thay đổi nhiều phụ thuộc vào độ thành thục của tuyến sinh dục. Trong
thời kỳ sinh dục yên tĩnh thì các hormone này tương đối ít, sang thời kỳ hoạt động sinh
dục lượng hormone tăng nên nhanh chóng.
- Các yếu tố môi trường bên ngoài như: nhiệt độ, ánh sáng, dòng chảy và lưu tốc,
hàm lượng chất khí, pH… là các tác nhân kích thích thông qua hệ thần kinh trung ương,
kích thích não thùy (qua vùng dưới đồi) sản sinh ra các hormone hướng sinh dục GnRH
và GRIF.
+ GnRH: có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra kích dục tố GTH II-Maturational
Ganadotropin kích thích nên tế bào nang trứng tiết ra C 21 Steroid (17, 20P). Các hormone
này kích thích tuyến sinh dục hoạt động làm cho nhân tế bào phát triển, lệch tâm dịch

chuyển dần về phía cực động vật của trứng do đó mà đạt tới sự rụng trứng và đẻ trứng.
+ GRIF: là hormone gây ức chế tuyến yên tiết ra các loại hormone kích thích cho
quá trình rụng và đẻ trứng.
* Trong sinh sản nhân tạo người ta có thể tiến hành tiêm vào các thời điểm sau:
+ Tiêm vào thời điểm trứng ở đầu giai đoạn 4: tiến hành tiêm GnRH-A (LHRH-A,
sGnRH-A, Buserelin) có tác dụng kích thích cho tuyến yên tiết ra hormone sinh dục tác
dụng lên tế bào trứng gây chín và rụng trứng, kết hợp với Dopamine antagonist
(Domperidone) có tác dụng ức chế sự tạo thành GRIF (Dopamin). Sau khoảng 12 - 24
giờ tiêm tùy theo loài thì cá sẽ bắt đầu đẻ trứng.
+ Tiêm kích dục tố (Não thùy thể cá, HCG, PMSG) có tác dụng nên nang trứng
kích thích tiết ra C21 Steroid (17, 20P) gây chín và rụng trứng nhanh hơn.


+ Tiêm hormone Steroid (P, 17P, 17,20P) có tác dụng rất nhanh nó tác dụng trực
tiếp nên noãn bào gây chín và rụng trứng sau 2- 4 giờ tiêm.
Như vậy, trong sinh sản nhân tạo để cho quá trình thành thục chín và rụng trứng
xảy ra nhanh ta nên tiến hành tiêm steroid.

Kết quả nhiều thí nghiệm cho thấy: các hormon có vai trò trong việc thúc đẩy quá
trình tạo trứng và chuyển hóa của trứng, thúc đẩy sự tạo noãn hoàng, kích thích
tuyến sinh dục nhanh thành thục, đồng thời kích thích sự chín và rụng trứng.
Giải thích sơ đồ sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự chín noãn bào (bên trái) và
những hoạt chất ngoại sinh có thể điều khiển quá trình này:


Hypothalamus có chức năng điều khiển sự tiết hormone. Hypothalamus ở cá chiếm
một không gian đáng kẻ trong não bộ, nằm giữa não trước và não giữa.
Hypothalamus nằm dưới thalamus và là nơi chứa toàn bộ các trung khu cao cấp,
đảm bảo sự thích nghi các chức năng khác nhau như TĐC, nội tiết,,,của một cơ thể
thống nhất.



Sự điều hòa của thần kinh nội tiết của hypothalamus được thể hiện bằng hai hệ
thần kinh và thể dịch, tức là qua các glycoprotein và andrenalin (epinephrin hay hệ
catecholamine).
GnRH là hocmon được tiết ra từ các neuron của vùng dưới đồi (Hypothalamus) có
tác dụng kích thích tuyến yên tăng cường tiết các hóc-môn gonadotropin (FSH và
LH) để kích hoạt và tăng cường sự phát triển của tế bào trứng, sự rụng trứng và sự
hình thành thể vàng.
Ngoài cơ chế tác dụng thuận chiều, GnRH còn đóng vai trò quan trọng trong việc
kiểm soát mối tác động ngược dương tính của estrogen để tăng cường tiết LH và
kiểm soát mối tác động ngược âm tính của progesteron để bảo đảm sự tồn tại của
thể vàng.
Dopamin (DA): ức chế tiết KDT tự phát (cơ bản), ức chế cả sự tiết KDT dưới ảnh
hưởng của GnRH. DA do nhóm tế bào thần kinh trong hốc trước thị giác tiết ra, từ
đây DA đi vào tuyến yên.DA là một chất có bản chất catecholamin.
Ứng dụng; khi tiêm cho cá một liều GnRH, người ta phải tiêm thêm môt liều DOM
(domeridone) là môt Anatgonist của DA. Nếu chỉ tiêm GnRH không thôi, GnRh có
thể bị ức chế. Vì thế khi tiêm cho cá, ngoài tiêm GnRH, phải tiêm thêm yếu tố
kháng DA là DA.Đây là cơ sở của phương pháp tiêm cho cá đẻ của LimPe
(GnRH+ AntiDA).
Có một số chất là antagonist của DA là: DOM, Pimogide, Metochopramine, là
những chất cạnh tranh thụ thể với DA.
Tuyến yên hay não thùy (hypophysis, pytuitary gland) của dộng vật có vú là cơ
quan nội tiết trung ương của cơ thể.


Cũng giống như động vật có vú, tuyến yên (pituitary hay hypophysis) của tuyến
yên được chia làm 2 thùy chính:
-não thùy tuyến: anterior pituitary hay adrenohypophysis

-não thùy thần kinh: posterior hay neurohyphophysis.
Một số loài cá còn có thêm một cấu trúc khác hẳn hai phần trên là thùy trung giancủa phần não thùy tuyến.
Não thùy tuyến hay phần trước tuyến yên lại tiếp tục được chia thành 3 phần:
+ Phần mõm não thùy tuyến: RPD (rostral Pars Distalis)
+Phần kề, nằm tiếp giáp với phần mõm (PPD-Proximal Pars Distalis)
+ Phần trung gian –PI (Pars intermedia) là phần nằm cạnh PPD và phần não thùy
thần kinh (posterior lobe hay pars nervosa).
Các hormone của tuyến yên: Não thùy tuyến hay thùy trước của tuyến yên tiết ra ít
nhất 8 hormone:
-kích dục tố: 2 H là GTH-1 (tương tự như FSH) và GTH-II (tương tự như LH)
-kích giáp tố: TSH (thyroid-stimulating H)
-GH: growth H, hay H sinh trưởng
-Prolactin (PRL)
-3 peptide có nguồn gốc từ proopiomelanocortin (POMC-drived peptides) là:
ACTH, LPH (lipotropic H), và β-endorphin.
Một đặc điểm về tổ chức học của tuyến yên ở cá khác hẳn với các động vật khác là
các tế bào tiết các hormone khác nhau không nằm rải rác khắp não thùy tuyến mà
tập trung lại thành các nhóm tế bào có chức năng đặc trưng (are clustered in
characteristically defined areas.
ví dụ :các tế bào PRL, tiết prolactin nằm ở phần mõm của thùy trước tuyến yên
- các tế bào tiết ACTH và GH nằm gần phần sau của tuyến
- các tế bào tiết GTH và TSH nằm ở ventral part (phần bụng) của thùy trước.
Ở cá xương, phần PI của não thùy tuyến thường nằm ở ventral part hoặc thậm chí ở


sau phần não thùy thần kinh (posterior to neurohypophysis), thậm chí một vài đầu
mút của sơin trục thuộc phần não thùy thần kinh xâm lấn phần mô của PI. Phần PI
này có thể sỉnh a mọt hormone độc nhất vô nhị là có đặc điểm cấu trúc của cả GH
(somatotropin)




của

PRL

(prolactin),

nên



được

gọi



SL

(SOMATOLACTIN). Cho đến nay, người ta chỉ tìm thấy SOMATOLACTIN ở cá
xương,mà không tìm thấy ở nhóm cá hay các động vật khác. Các tiền chất
(precursor) của POMC biến đổi ở phần PI thành các hormone khác nhau. Melaninconcentrating hormone (MCH) cũng được dự trữ ở phần xâm lấn của não thùy
Estrogen là các hormon sinh dục cái, tiết ra các sản phẩm nội tiết của buồng trứng
tham gia vào sự tạo noãn bào và các đặc điểm sinh dục thứ cấp.
Kích dục tố GTH II-Maturational Gonadotropin có tác dụng kích thích tạo noãn
hoàng và gây chín trứng.. Sự tiết kích dục tố được điều hòa bằng nhiều yếu tố gồm
các steroid, các chất dẫn truyền thần kinh có nguồn gốc là các cơ quan trung ương
và ngoại vi.
Các yếu tố môi trường bên ngoài như: Nhiệt độ, chế độ dinh dưởng, quang kỳ, tốc

độ dòng chảy của nước … cũng có tác dụng kích thích cá thành thục và đẻ tốt.
Antiestrogen là những hợp chất nhân tạo có khả năng cạnh tranh với estrogen để
chiếm chỗ liên kết trên các thụ thể của esrogen.
Ovaprim (chế phẩm của Syndel, Laboratories, Vancouver, BC, V6P 6R5, Canada)
là hỗn hợp của 2 hoạt chất có thành phần : 20 mcg sGnRH-A và 10 mg donperidon
trong khoảng 1 ml propylen glycol, dành riêng để kích thích cá sinh sản (Nguyễn
Tường Anh, 1997).


Các GnRH-A () là các chất tổng hợp, có thành phần là các aminoacid (aa) trên cơ
bản giống với các GnRH tự nhiên
Các kích dục tố: Não thùy cá, HCG (kích dục tố nhau thai), PMSG ( kích dục tố
huyết thanh ngựa chửa) có tác dụng là làm cho túi mầm di chuyển ra biên tức là
làm cho cá chuyển sang thành thục hoàn toàn.
Steroid là những hợp chất hữu cơ phức tạp, có tác dụng gây chín noãn bào và gây
rụng trứng, đặc biệt là chất có 21 nguyên tử C trên bộ khung steroid (C21).
Nang noãn phát triển được phải nhờ vào sự kích thích của các hormon vùng dưới
đồi - tuyến yên (nằm ở đáy não). Từ vùng dưới đồi, các hormon tiết ra kích thích
tuyến yên bài tiết FSH, chất này làm cho nang noãn ở buồng trứng phát triển và
trưởng thành (chín). Khi nang noãn phát triển, chất estrogen, một hormon của
buồng trứng tiết ra mỗi ngày một tăng lên nhưng khi lượng estrogen tăng cao lại ức
chế tuyến yên làm nó giảm bài tiết FSH (cơ chế hồi tác) và khi ấy vùng dưới đồi tuyến yên lại tiết ra một hormon khác là LH để gây phóng noãn và tạo nên và duy
trì hoàng thể (tuyến nội tiết hình thành từ nơi noãn vừa được phóng ra). Hoàng thể
lúc này sẽ vừa bài tiết estrogen vừa bài tiết thêm một hormon khác là progesteron
để duy trì thai nghén. Nếu noãn không được thụ tinh thì hoàng thể sẽ teo đi vào
khoảng ngày 21-22 của chu kỳ kinh (28 ngày), còn nếu noãn được thụ tinh, phát
triển thành phôi thì hoàng thể sẽ tồn tại trong vòng 4 tháng sau mới biến đi (duy trì
cho hoàng thể tồn tại lúc đó là một hormon thai nghén hCG do các tế bào của phôi
đã làm tổ trong tử cung tiết ra. Chất này tương tự như hormon LH của tuyến yên).
Như vậy nếu buồng trứng có cấu trúc bình thường nhưng không phóng noãn được

thì phải dùng các thuốc kích thích nó, nghĩa là phải làm sao cung cấp đủ các


hormon của vùng dưới đồi - tuyến yên để buồng trứng tiếp nhận theo cơ chế sinh
lý đã nói ở trên. Để làm được điều này người ta có thể dùng các thuốc kích thích
cho vùng dưới đồi - tuyến yên tiết ra nhiều hormon chỉ huy buồng trứng hơn hoặc
có thể dùng những thuốc chính là những hormon vùng dưới đồi - tuyến yên đưa
vào cơ thể để bổ sung hoặc thay thế lượng hormon của tuyến yên bị thiếu hay
không có.
Để giúp vùng dưới đồi - tuyến yên tăng bài tiết FSH và LH có thể dùng các biện
pháp sau:
- Dùng clomifen citrate (với nhiều biệt dược như: ovofar, profertil, serophene,
clostilbegyt...). Clomifen citrate là thuốc có tính kháng estrogen, có khả năng tranh
chấp vị trí các thụ thể của estrogen ở vùng dưới đồi làm cho vùng này không bị
estrogen

ức

chế

nữa

nên

sẽ

tăng

bài


tiết

FSH



LH.

- Một cách điều trị khác, tuy ít được dùng cho người phụ nữ không phóng noãn là
dùng viên thuốc tránh thai kết hợp (loại có cả estrogen và progestin) để thuốc này
ức chế vùng dưới đồi - tuyến yên trong 3 tháng liền rồi ngừng. Sau khi ngừng
thuốc, nhờ vào “hiệu ứng nhảy vọt”, vùng dưới đồi - tuyến yên có thể tiết ra nhiều
hormon (FSH, LH) để tác động lên buồng trứng gây phóng noãn.
- Người ta cũng có thể dùng hormon của vùng dưới đồi (Gn-RH) tiêm để kích thích
tuyến yên tiết ra FSH và LH.
- Trong những trường hợp tuyến yên bài tiết quá nhiều prolactin (là loại hormon
gây bài tiết sữa) thì hormon này cũng ức chế bài tiết FSH và LH nên có thể dùng
thuốc (bromocriptin) làm giảm prolactin sẽ giúp cho tuyến yên tăng chế tiết FSH
và LH.
Trường hợp muốn dùng các thuốc thay thế FSH và LH để tiêm nhằm tăng thêm
nồng độ của các hormon này, người ta có thể dùng những biệt dược có FSH như
puregon (mỗi ống 50 đơn vị), metrodin hoặc các thuốc như humegon, pergonal,
neo-pergonal là dạng phối hợp cả FSH và LH (mỗi ống humegon có 75 đơn vị FSH


và 75 đơn vị LH). Trong khi dùng thuốc phải thường xuyên theo dõi tình trạng
người bệnh, làm các xét nghiệm đánh giá các hormon, theo dõi siêu âm đánh giá sự
phát triển của nang noãn... để quyết định thời điểm tiêm hCG gây phóng noãn.
Nang trứng có chức năng tiết ra steroid gây chín noãn bào.
Khi kích thích sự rụng trứng bằng kích dục tố đã gây ra sự hình thành 17, 20 P

trong các tế bào nang trứng và 17, 20P gây chín noãn bào trước khi noãn bào phản
ứng với kích dục tố.
Khi nói về một số vấn đề về nội tiết học sinh sản của cá, Nguyễn Tường Anh
(1999) có nhận xết là 17, 20P là một trong những steroid gây chín mạnh nhất và
trong nhiều trường hợp thì steroid có ảnh hưởng mạnh nhất đối với noãn bào của
nhiều loài cá.
Trong hệ thống trục : hypothalamus – tuyến yên – các tuyến nội tuyến ngoại biên
ta đã nói về ảnh hưởng xuôi chiều, nhưng trong thực tế thì những cơ quan chịu tác
dụng kích thích (hoặc ức chế), thường được gọi là cơ quan đích, có tác dụng ngược
lại với cơ quan kích thích (hoặc ức chế). Quan hệ ngược như thế của cơ quan đích
lên tuyến nội tiết điều khiển nó gọi là feedback.

3.2. Các giai đoạn phát triển ấu trùng Zoea của cua biển (Scylla serrata).
Ấu trùng Zoea bơi lội khỏe mạnh và có tính hướng quang. Cơ quan bơi lội là các đôi
chân hàm. Thức ăn của Zoea là các tảo đơn bào, luân trùng và Nauplius của Artemia. Ở
nhiệt độ 26 – 30oC, nồng độ muối 25 – 30 ppt, ấu trùng Zoea trải qua 5 lần lột xác (Z 1 –
Z5) với khoảng thời 17 -19 giờ ngày để nở thành ấu trùng Megalops.
* Giai đoạn I:
Đôi mắt kép màu đen chưa có cuống mắt, thời gian phát triển từ 5 – 6 ngày. Kích
thước ấu trùng 1,23 mm.


Hình 3.5. Ấu trùng Zoea giai đoạn I
* Giai đoạn II:
Giống như Zoea 1 nhưng khác nhau về kích thước, thời gian phát triển từ 4 – 5
ngày. Kích thước ấu trùng khoảng 1,56 mm.

Hình 3.6. Ấu trùng Zoea giai đoạn II
* Giai đoạn III:
Mắt lớn hơn, đã hình thành cuống mắt nhưng chưa phân đốt, chưa có mầm chân

bụng, thời gian phát triển từ 3 – 4 ngày, kích thước 2,16 mm.

Hình 3.7. Ấu trùng Zoea giai đoạn I
* Giai đoạn IV:
Hình thành mầm chân bụng, cuống mắt đã phân đốt, thời gian từ 3 -4 ngày. Kích
thước 3,26 mm.


Hình 3.8. Ấu trùng Zoea giai đoạn I
* Giai đoạn V:
Chân bụng phát triển chẻ đôi thành 2, mắt ngoài chân bụng có lông tơ, thời gian
phát triển từ 3 – 4 ngày. Kích thước 4,3 mm.

Hình 3.9. Ấu trùng Zoea giai đoạn IV
3.3. Tình hình sản xuất giống cua biển (Scylla serrata) ở nước ta.

Ở Việt Nam, cua biển (Scylla serrata) được nuôi từ rất lâu ở một số địa phương như
Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Bạc Liêu, Cà Mau… Hầu hết các
diện tích nuôi đều nuôi theo hình thức quảng canh cổ truyền năng suất thấp (khoảng
137kg/ha), cua giống thả nuôi hoàn toàn dựa vào khai thác tự nhiên.
Mặc dầu Việt Nam hiện nay có công nghệ sản xuất cua giống được nhiều nước đánh
giá cao, là nước có nhiều trại sản xuất cua giống nhất trong khu vực Đông Nam Á

khoảng trên 100 trại sản xuất cua giống phong trào xây dựng trại sản xuất cua giống hiện
nay đang phát triển rộng khắp ở các tỉnh ven biển trong cả nước, nhưng khả năng cung
cấp cua giống khai thác ngoài tự nhiên và giống sản xuất nhân tạo mới đáp ứng được
khoảng trên 100 triệu cua con để thả nuôi khoảng 115.276 ha hiện đang nuôi cua và
khoảng 390.180 ha nuôi cua kết hợp với tôm và một số đối tượng khác. Sản lượng cua
thương phẩm hàng năm ước tính vào khoảng 480 đến 800 tấn cua xuất khẩu. So với nhu
cầu thực tế số lượng cua giống từ 133 triệu đến 220 triệu con (chưa tính nhu cầu cua

giống thả nuôi ở diện tích rừng ngập mặn). Nếu chuyển khoảng 2.600 trại sản xuất tôm sú
giống sang sản xuất cua giống (vừa sản xuất tôm, vừa sản xuất cua) thì hàng năm có thể


sản xuất được 1 tỷ con cua giống, đủ đáp ứng nhu cầu nuôi cua xuất khẩu và tiêu thị nội
địa.

Tình hình nghiên cứu và khai thác cua biển
Trước năm 1949, tất cả các loài cua biển thuộc giống Scylla serrata (Forsk). Nhà
nghiên cứu Estampador (1949) trog khi xeeos chia thành 4 dạng, được phân biệt
bằng các đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau (từ lâu các ngư dân ven biển
nước ta cũng thường phân biệt chúng như vậy).
Trong các loài cua sống ở môi trường nước mặn-lợ ven biển, thì cua biển có giá trị
co tiêu dùng và xuất khẩu. Cua biển thường có kích thước lớn, dễ nuôi và có tốc độ
tăng trưởng nhanh được nuôi phổ biến ở Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật,
Philippin, Malaysia, Singapo, Ấn Độ, Sri Lanka... Ở Việt Nam, nhân dân thường
nuôi cùng với tôm cá, rong biển kinh tế. Con giống có trong nguồn nước ngoài bãi
triều, được lấn qua cửa cống và ap đầm nuôi. Sau đó được nuôi nhốt, quản lý và
chăm sóc vài ba tháng rồi thu tỉa dần hay dùng lưới dọn thu hoạch lẫn cùng với
tôm cá vào lúc cuối vụ. Do trước đây, chỉ tiêu dùng nội địa và giá trị chưa cao nên
việc đầu tư cho nuôi cua có nhiều hạn chế và thực tế cua chỉ được xem là các sản
phẩm phụ.
Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây do có sự thay đổi về nhu cầu và cơ cấu các mặt
hàng thủy sản cũng như thay đổi về giá, cua biển trở thành măt hàng có giá trị cả ở
thị trường trong và ngoài nước. Điều này đã khuyến khích người dân vùng ven
biển đầu tư và chuyển dịch nhiều diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi
trồng thủy sản với nhiều hình thức nuôi khác nhau, trong đó có nuôi chuyên canh,
thâm canh cua biển. Lợi ích đem lai từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản này là tạo
ra một số lượng coog việc lớn, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo và đa
dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu ở nhiều vùng ven biển nước ta.

Có thể nói rằng từ năm 1998 trở về trước, ở Việt Nam có rấ ít công trình nghiên
cứu đầy đủ về nuôi cua xanh thương phẩm để tạo ra nguồn ngguyeen liệu lớn cho
xất khẩu, đặc biệt là nuôi cua từ nguồn cua giống sinh sản nhân tạo, chưa có quy
trình công nghệ nuôi cua xanh dạ năng suất cao và ổn định.
XUất phát từ nhu cầu thực tế về cua giống phục vụ sản xuất, trong giai đoạn 98 –
2003, thông qua chương trình KC.06, Nhà nước đã đầ tư kinh phí để nghiên cứu
sinh sản nhân tạo cua xanh và thực hiện dự án sản xuất thử cua giống nhân tạo
nhằm hoàn thiện dự án sản xuất thử cua gióng nhân tạo nhằm hoàn thiện quy trình
kỹ thuật sản xuất cua giống. Hiện tại ở Việt Nam đã hình thành một nghề sản xuất
mới đó là: nghề sản xuất cua giống nhân tạo
Ngề nuôi cua xanh ở nước ta đã có từ rát lâu ở một số dịa phương như Hải Phòng,
Quảng Ninh, Thái bình, Nam Định, Thanh hóa, Nghệ An, Huế, Bạc liêu, Cà
Mau...Song, hầu hết diện tích đều nuôi theo hình thức quảng canh cổ truyền, năng
xuất thấp (khoảng 137kg/ha), cua giống that nuôi hoàn toàn dựa vào khai thác tự


nhiên. Từ khi có cua giống nhân tạo, ngề nuôi cua xanh phát trển ở nhiều dạng
hình như: nuôi cua ghép với tôm sú, nuôi cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn,
nuôi chuyên cua đạt năng suất từ 1,5 - 2 tấn/ha.
Ở Việt Nam, hệ thống sông Hồng và sông Mê Kong tạo nên vùng ngập nước mặn
lợ rộng lớn. Theo kết quả điều tra của chúng tôi và tổ chức ACIAR cho thấy: tổng
diện tích mặt nước có khat năng sử dụng để nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vào
khoảng 858.000ha. Diện tích mặt nước sử dụng nuôi tôm, cua tập trung vào một số
tỉnh như sau:
Ở các tỉnh phía Bắc, do điều kiện khí hậu thời tiết và giá tiêu thụ ca thương phẩm
thuận lợi nên nghề nuôi cua xuất khẩu ở đây rất phát triển, hầu hết diện tích vùng
nước lợ mặn rất thích hơp nuôi một vụ tôm sú một vụ cua xanh đạt hiệu quả kinh tế
cao, sản lượng hàng năm có thể đạt 480 tấn đến 800 tấn cua xuất khẩu (Bob
Lindner, 2005).
Ở các tỉnh miền Nam thuộc vùng châu thổ sông Mê Koong, diện tích nuôi trồng

thủy sản nước lợ mặn rất lớn, điều kiện khí hâu tự nhiên thuận lợi để phát triển
nuôi trồng thủy sản nói chung và cua nnois riêng, tuy nhiên giá cua thương phẩm ở
cùng này thường thấp hơn so với các tỉnh phía Bắc nên phần nào ảnh hưởng đến
khả năng phát triển.
Khu vực ven biển miền Trung, diện tich mặt nước lợ mặn nhỏ cấu tạo chất đáy
phần lớn là cát bùn, độ mặn thường dao động từ 30 – 35%, các yếu tố đó không
phù hợp để phát triển nuôi cua nhưng lại rất thuận lợi để phát triển nghề sản xuất
cua giống nhân tọ
Khó khăn:
Tính đến cuối năm 2004, cả nước có 540.000ha diện tích nuôi tôm, nhiều địa
phương nuôi tôm bị dchj bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn vì thế người dân dang
chuyển dần diện tích nuôi chuyên tôm sang mô hình nuooikeet hợp tôm
+ cua, tôm + cá... Song khó khăn lớn nhất hiện nay lf khả năng cung cấp cua giống
cho các hộ nuôi cua, nếu chuyển ½ diện tịch hiện có sang nuôi 1 vụ cua thì hàng
năm lương cua giống cần phải đáp ứng từ 133 triệu – 220 triệu con (tính mật độ từ
0,5 đến 1 con/m2
Thuận lợi:
Mặc dầu Việt nam hiện nay có công nghệ sản xuất cua giống được nhiều nuwcs
đánh giá cao, là nước có nhiều trại sản xuất cua giống nhất trong khu vực Đông
Nam Á (có khoảng trên 100 trại sản xuát cua giống), phong trào xây dựng trại sản
xuất cua giống hiện nay đang phát triển rộng khắp ở các tỉnh ven biển trong cả
nước, nhưng khả năng cung cấp cua giống khai thác ngoài tự nhiên và cua giống
sản xuất nhân tạo mới đáp ứng được khoảng trên 100 triệu con, so với nhu cầu từ
133 – 220 triệu con (chưa tính nhu cầu cua giống that nuôi ở diện tích rừng ngập
mặn). Nếu chuyển khoảng 2.600 trại sản xuất tôm sú giống sang sản xuất cua


giống (vừa sản xuất tôm vừa sản xuất cua) thì hàng năm có thể sản xuất được 1 tỷ
con cua giông, đủ đáp ứng cho nhu cầu nuôi cua xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Câu 4: Các giai đoạn phát triển ấu trùng của tu hài




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×