Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.2 KB, 6 trang )

1. Thách thức trong nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch
Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành thủy sản nước ta đã có những đóng góp
quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người
lao động nông thôn và đứng thứ 6 trong 10 nước xuất khẩu thủy sản mạnh trên
thế giới. Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), suốt giai đoạn
1990-2000, Thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 11 trên thế giới về xuất khẩu
thủy sản, đến năm 2007 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 về xuất khẩu thủy sản
trên thế giới, đứng thứ 5 về sản lượng nuôi trồng thủy sản (sau Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonexia, Philippin) và đứng thứ 12 về sản lượng khai thác hải sản trên thế
giới. Việt Nam đã có vị trí quan trọng trong nghề cá thế giới và được xác định là
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự tăng trưởng của ngành
thủy sản Việt Nam trong thời kỳ qua cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm có tác
động xấu đến sự phát triển bền vững cho tương lai.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu đi lên, sự phát triển
ngành Thủy sản của Việt Nam còn mang đầy những yếu tố bất cập, rủi ro cao
và không bền vững
Nghề cá nước ta mang đặc thù của một nghề cá nhân dân, qui mô sản xuất
nhỏ lẻ, quản lý theo ngư hộ, đầu tư ít cho công nghệ và môi trường, tính tuân thủ
pháp luật và quy hoạch “lỏng lẻo”...
Các cộng đồng làm nghề thủy sản nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư
và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
Số lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn rất nhiều hạn chế, do đó rất
khó khăn trong việc chuyển giao, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Ngành thủy sản manh mún của nước ta vấp phải những đòi hỏi khắt khe
của cơ chế thị trường đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu trong bối cảnh toàn
cầu hoá, đòi hỏi hàng hoá thủy sản phải có tính cạnh tranh cao. Trong khi đó thị
trường thủy sản nội địa chưa được chú ý đúng mức. Chênh lệch giữa trình độ
chế biến cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa còn quá lớn.
I.


Khai thác quá mức?

- tồn tại trong nghề khai thác cá ở nước ta
Cơ cấu tàu thuyền – nghề nghiệp đánh cá
Theo báo cáo của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, thì tính đến đầu
tháng 3/2009, tổng số tàu thuyền cả nước khoảng 130.000 chiếc, tương ứng với
tỏng công suất hơn 6 triệu cv, trong đó có hơn 102.000 tàu tham gia khai thác
hải sản.
Nhóm tàu có công suất lớn hơn 90 cv, tổng số 16.080 chiếc, trong đó: nghề lưới
kéo 7.778 chiếc (chiếm 48,38%), tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Kiên Giang và Bà


Rịa Vũng Tàu; nghề lưới vây 2.135 chiếc (chiếm 13,28 %), tập trung chủ yếu 5
tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Cà Mau và Quảng Ngãi; nghề
câu 2.187 chiếc (28,12%) các nghề khác 3.980 chiếc (chiếm 24,75%).
Nhóm tàu có công suất nhỏ hơn 90 cv, tổng số khoảng 85.920 chiếc, trong đó có
trên 63.000 tàu loại nhỏ hơn 20cv; các nghề tập trung chủ yếu: lưới rê, câu,
mành, vó, vây, chụp mực, lưới kéo: tập trung kéo tôm ở vùng biển ven bờ, tuyến
lộng và các nghề te, xiệp, các nghề cố định (đăng, đáy, mực…)
- nguyên nhân:
Một tình trạng của nước ta hiện nay là chưa kiểm soát được hoạt động tàu
thuyền trên biển, một số tàu khai thác xa bờ vẫn tham gia khai thác vùng ven bờ,
dẫn đến tăng áp lực khai thac và suy giảm nguồn lợi ven bờ. Cũng theo thống kê
của Cục KT&BVNL, sản lượng khai thác thủy sản vụ cá Bắc 2009 tuy tăng so
với cùng kỳ năm ngoái, nhưng năng suất đánh bắt, chất lượng và giá sản phẩm
giảm, hiệu quả khai thác của các nhóm tàu khai thác đạt thấp.
Tình trạng khai thác hải sản trái phép thường xuyên diễn ra ở nhiều địa phương
như: sử dụng chất nổ, kích điện, sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định,
khai thác không đúng vùng, tuyến quy định.
Số lượng tàu cá nhỏ đánh bắt ven bờ quá lớn, trên 50.000 tàu nhỏ đánh bắt hải

sản trong tổng số 63.000 tàu cá nhỏ hơn 20cv, đã gây áp lực lớn tới nguồn lợi
ven bờ, trong khi đó phần lớn tàu lắp máy cũ, kích thước nhỏ, trang thiết bị trên
tàu cá lạc hậu, nhất là thiếu thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị đảm bảo an toàn.
Nguyên nhân đó khiến cho khai thác ven bờ tăng l….
Ý thức của nhiều ngư dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa cao, chưa chấp
hành đúng theo quy định. Tình trạng khai thác trái phép, tranh chấp ngư trường
thường xuyên xảy ra.
+ chính sách
Số liệu, thông tin chưa đủ độ tin cậy để đánh giá nguồn lợi hải sản cũng như
nguồn lợi cá và việc xác định đối tượng, mùa vụ, xây dựng dự báo ngư trường
khai thác. Việc đầu tư trong công tác điều tra, thu thập, xử lý, đánh giá dự báo
ngư trường nguồn lợi còn rất hạn chedes nên chất lượng dự báo thấp.
Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển lực lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản
chưa đượcc quan tâm đúng mức, dẫn đến mất cân đối giữa lực lượng tàu thuyền
đánh bắt với khả năng ngư trường, nguồn lợi, số lượng tàu thuyền nhất là tàu
thuyền cỡ nhỉ tăng nhanh nhưng ngư trường khai thác không được mở rông.
Đầu tư cho khai thác cá chưa được qan tâm đúng mức, tín dụng cho khai thác
hải sản hạn chế, dư nợ ngân hàng lớn khả năng trả nợ và nguonf vốn tài sản bảo
lãnh nợ vay khó khăn nên các tổ chức tín dụng không muốn cho dân vay. Thiếu


vốn, thiếu trang thiết bị an toàn, ngư dân chỉ khai thác gần bờ--năng suất giảm,
ảnh hưởng nguồn lợi ven bờ.---chưa tương xứng với tiềm năng.
+ nguồn cán bộ
+ thông tin
+ ý thức
-

Khai thác quá mức ở ven bờ? chứ không thể dùng chung cho toàn ngành
khai thác cá: khai thác cá tạp….


-

thu hẹp và hủy hoại cảnh quan môi trường sống? do đâu? hủy hoại do
khai thác bằng chất nổ, hủy diệt ..

Tình trạng gia tăng về năng lực khai thác khá lớn, trong khi ngư trường khai
thác chưa mở rộng, dẫn đến áp lực khai thác vùng ven bờ tăng, nguồn lợi hải sản
duy giảm, làm cho năng suất à hiệu quả đánh bắt các đội tàu ven bờ giảm
Công tác kiểm soát hoạt động tà trên biển phức tạp, do hoạt động của tàu
thuyền nghề cá phân bố rộng trên các vùng biển, các cửa lạch, bãi ngang, các
đảo và sự di chuyển ngư trường giữa các vùng biển, thậm chí nhiều tàu đi khai
thác ở vùng biển quốc tế, vùng chống lấn, vùng biển của một số nước khi chưa
được cấp phép.
Hoạt động truyền thông, thông tin và dữ liệu nghề cá còn thiếu nên các dự
báo về tình hình và kết quả sản xuất để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo sản
xuất, xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển nghề cá khai thác hải sản
còn hạn chế.
Tình trạng thiếu cán bộ quản lý khai thác từ trung ương đến địa phương là
trở ngại lớn cho hoạt động quản lý và tổ chức sản xuất đánh bắt hái sản.
1. Công tác quy hoạch không kịp với tiến độ phát triển; phát triển khai thác,
nuôi trồng thủy sản còn nhỏ lẻ, tự phát và không theo quy hoạch
Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch theo còn xảy ra ở nhiều nơi,
nhiều địa phương; quy hoạch không căn cứ vào tiềm năng nguồn lợi, diện tích,
đối tượng nuôi, khả năng tiêu thụ sản phẩm và vấn đề cung/cầu; quy hoạch chi
tiết ở các địa phương thường tiến hành trước các quy hoạch phát triển tổng thể,
quy hoạch vùng…
2. khai thác quá mức
Tóm lại: Đầu tư dàn trải và không đồng bộ; cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai
thác và nuôi trồng thủy sản còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển,

nhất là hạ tầng thủy lợi
Vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng những năm qua còn nhiều hạn chế, được
cấp nhỏ giọt, dàn trải và chậm, chưa tuân thủ theo quy trình công nghệ, chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển. Cho đến năm 2007, Nhà nước mới chỉ cân đối được ngân
sách với lượng vốn rất ít (chỉ hơn 22% so với yêu cầu). Hơn nữa các cơ quan
quản lý vốn còn thụ động trong việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư làm cho hiệu quả
đầu tư giảm.


Thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản là vấn đề bức xúc đã được đặt ra, song
đầu tư cho lĩnh vực này trong thời gian qua còn rất khiêm tốn. Cơ sở hạ tầng
thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở nhiều nơi chưa được quan tâm, nhất là hệ
thống cấp, thoát nước chủ động cho các vùng nuôi tập trung. Hệ thống xử lí
nước thải và chất thải rắn cho các vùng nuôi tập trung chưa được xây dựng và
thực hiện theo qui định.
Việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án thuộc Chương trình chưa thống nhất.
Trong đầu tư chưa chú ý đến tính liên tục của dự án đầu tư từ khâu xây dựng đến
khâu quản lý vận hành sau đầu tư. Do đó khi kết thúc đầu tư, việc đưa các dự án
vào sử đụng thường chậm, hạn chế hiệu quả..
. Hệ thống chính sách và thiết chế tổ chức để triển khai phát triển bền vững
trong ngành còn thiếu và chưa đồng bộ. Cơ chế chính sách hiện hành chưa
phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư dân. Năng
lực cán bộ làm công tác quản lí thủy sản còn thiếu, còn yếu
Chưa có các chính sách thích hợp để chuyển đổi nghề nghiệp trong khai
thác thủy sản ven bờ và giao quyền sử dụng lâu dài các vùng biển, nhất là vùng
bãi triều, vùng biển gần bờ, các mặt nước lớn (sông ngòi, hồ chứa) cho các cá
nhân, cộng đồng (xác định rõ các thành viên cụ thể của từng cộng đồng) để họ
có định hướng đầu tư, khai thác, tổ chức sản xuất và quản lý một cách hợp lý.
Nói chung nguồn vốn tín dụng chính thức phục vụ phát triển nông thôn và
nghề cá nói riêng, còn hạn chế và chưa đủ đáp ứng nhu cầu.

Đối với những người nông dân nghèo muốn đầu tư vào lĩnh vực thủy
sản thì việc tiếp cận vay vốn là một khó khăn do không có tài sản thế chấp
+ Xây dựng cỏc khu Bảo tồn cỏc bãi Nghêu, sò huyết giống.
+ Xây dựng cỏc khu Bảo tồn bãi đẻ và tôm hùm giống.
+ Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lưu giữ giống qua đông đồng
thời, xây dựng các trung tâm lưu giữ qua đông một số loài thủy sản không chụi
lạnh ở các vùng gần các suối nước nóng, đề ra các tiêu chuẩn cho con giống qua
đông.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển giống thủy sản
tới các vùng núi, vùng sâu, vùng xa.


4. Công tác khuyến ngư và thú y thủy sản chưa đủ mạnh, yếu kém cả về năng
lực, kinh nghiệm, kiến thức, nhất là ở tuyến cơ sở
Mặc dù có sự đầu tư đáng kể từ các cơ quan bộ, chính quyền tỉnh/thành và
các cơ quan nghiên cứu, nhưng công tác khuyến ngư vẫn còn là một điểm yếu
trong chuỗi thông tin đến người nông dân. Thực tế thiếu nhân lực khuyến ngư ở
các cấp để có thể phục vụ đông đảo người nông dân vẫn là một hạn chế to lớn.
Trong một số trường hợp ngoại lệ, khuyến ngư được thực hiện chỉ trên nguyên
tắc hơn là thực hiện dựa vào nhu cầu của người dân. Phát triển các dịch vụ hậu
cần, các hệ thống và mạng lưới thông tin liên lạc cần thiết, đặc biệt là thông tin
về thị trường để hỗ trợ phát triển nghề cá quy mô nhỏ ở những vùng trọng điểm
là một thử thách to lớn.
+ Cán bộ khuyến ngư thủy sản vừa thiếu về số lượng vừa yếu về trình độ,
nhiều nơi lấy cán bộ thú y hoặc kỹ thuật nông nghiệp kiêm nhiệm.
+ Khuyến ngư mang tính chất rải đều không có trọng tâm cho từng vùng
sinh thái, chẳng hạn, việc nuôi tôm càng xanh hoặc cá rô phi đơn tính đem đi
“rải” khắp mọi nơi làm cho sản xuất đã manh mún ngày càng thêm manh mún,
khó kiểm soát.
5. Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập

Quản lý hoạt động khai thác thủy sản, đặc biệt là khai thác gần bờ gặp rất
nhiều khó khăn và bất cập; việc chuyển đổi nghề nghiệp khu vực ven bờ chưa có
giải pháp rõ ràng, khả thi; vẫn còn nhiều trường hợp khai thác những giống loài
thủy sản quý hiếm bị cấm khai thác; hiện tượng sử dụng hóa chất, xung điện,
chất nổ,… hủy hoại nguồn lợi và gây ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra ở nhiều
nơi.


Quản lý môi trường nuôi thủy sản còn rất yếu; việc phối hợp giữa các
ngành trong công tác bảo vệ môi trường gần như chưa thực hiện, hoặc chỉ thực
hiện qua loa, thủ tục.
Hoạt động cảnh báo môi trường còn nhiều hạn chế; các trung tâm quan
trắc cảnh báo môi trường chỉ hoạt động theo hạn mức kinh phí được cấp và
không thường xuyên, tần suất thu mẫu ít, không đại diện…, hạn chế hiệu quả
cảnh báo cho người dân về biến động của các yếu tố môi trường trong nuôi
trồng thủy sản. Mặt khác, do cơ chế phối hợp chưa rõ ràng, các cơ quan quản lý
chưa sử dụng kịp thời kết quả quan trắc của hệ thống này trong công tác chỉ đạo
sản xuất của địa phương.
Các hoạt động giám sát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, kiểm dịch
thủy sản còn nhiều hạn chế. Nhiều địa phương chưa lập chốt kiểm dịch; người
dân chưa tự giác khai báo kiểm dịch; lực lượng làm công tác kiểm dịch của các
địa phương còn mỏng, thiếu trang thiết bị; hệ thống thanh tra thủy sản chưa đi
vào hoạt động; tình trạng thiếu tính thống nhất trong hệ thống kiểm dịch giữa
các tỉnh cũng hạn chế hiệu quả của công tác kiểm dịch thủy sản, có nhiều lô
hàng nhập không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng nhận có tính chất
đối phó.
Các quy định và các quy chế quản lý chất lượng sản phẩm nuôi trồng,
chất lượng con giống, quản lý vùng nuôi theo hướng tạo sản phẩm an toàn vệ
sinh thực phẩm chậm được ban hành.
Chưa xây dựng được thương hiệu giống thủy sản; công tác đăng ký chất

lượng cũng như kiểm soát chất lượng giống lưu thông trên thị trường chưa tốt.
Nhiều tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chưa được xây dựng.
Vấn đề truy suất nguồn gốc sản phẩm thủy sản đã được đưa vào Chương
trình, tuy nhiên, việc thực hiện còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức do cơ sở
chưa tuân thủ nghiêm túc theo quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý.
Do đó thiếu căn cứ để định giá một cách rõ ràng minh bạch, dẫn đến những khó
khăn trong tiêu thụ cả trên thị trường trong nước và quốc tế, nảy sinh gian lận
thương mại, doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm đình trệ sản xuất



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×