Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Caro phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.38 KB, 14 trang )

Tìm hiểu về cá rô phi và mô hình nuôi xen giữa tôm
sú – cá rôphi.
Nuôi trồng thủy sản đã tạo nhiều mặt hàng đa dạng góp phần phát triển kinh
tế, tăng thu nhập người lao động, ổn định an ninh xã hội thông qua việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhưng đi kèm theo nó là
sự ô nhiễm môi trường và dịch bệnh làm cho nghề nuôi ngày càng trở nên khó
khăn và tính rủi ro ngày càng cao. Vấn đề đặt ra ngày càng thúc bách là làm sao
vừa tăng năng suất sản lượng, tăng thu nhập nhưng bình ổn được sản xuất và giảm
thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế và dần tiến tới khống chế dịch
bệnh.
Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, lớn nhanh sau 4-5 tháng nuôi nếu được cho ăn
đầy đủ sẽ đạt trọng lượng 0,4-0,6kg/con. Chúng sử dụng được hầu hết các loại thức
ăn tự nhiên, các mùn bã hữu cơ, các Ditrit trong môi trường ao nuôi. Do đó nếu
được nuôi trong ao, cá rô phí vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang
mần bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị .
Gần đây cá đại phương có nghề nuôi cá trong cả
nước đã đưa đối tượng cá rô phi vằn O.niloticus đã
được chuyển hoá giới tính (cá rô phi đơn tính đực ) vào
nuôi luân canh, xen trong ao nuôi tôm và bước đầu
chứng tỏ có hiệu quả cao. Từng bước đưa đối tượng cá
rô phi đơn tính vào nuôi trong ao nuôi tôm, nhằm thay
thế con tôm trong cá vụ phụ và theo yêu cầu của bà con nuôi tôm địa phương.
1. Đặc điểm về hình thái:
Cá rô có thân hình mùa hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song
nhau từ lưng xuống bụng.
Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân
bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen.
Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.
2. Thức ăn của cá rô phi:
Tính ăn của cá rô phi thay
đổi theo giai đoạn phát triển và


môi trường nuôi. Cá rô phi là loài
cá ăn tạp nghiêng về thực vật, thức
ăn chủ yếu là tảo và 1 phần thực
vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. ở
giai đoạn cá con từ cá bột lên cá
hương, thức ăn chủ yếu là động
vật phù du (ÐVPD) và 1 ít thực
vật phù du (TVPD). Từ giai đoạn
cá hương đến cá trưởng thành thức
ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và
TVPD.
Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các


loài tảo xanh, tảo lục mà 1 số loài cá khác không có khả năng tiêu hoá (hình 2).
Ngoài ra cá rô phi còn ăn được thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, các loại phụ
phẩm nông nghiệp khác.
Ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất có hiệu quả thức ăn tinh như: cám gạo,
bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá ... và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Trong
nuôi thâm canh nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (18-35% Protein).
Cá rô phi có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá chép về thành phần tinh
bột (dưới 40%), canxi (1,5- 2%), P (1- 1,5%), K, Na chỉ có một điều khác là thức
ăn của cá rô phi yêu cầu về hàm lượng đạm thấp hơn. Ðiều này rất có ý nghĩa khi
chế biến thức ăn công nghiệp cho cá rô phi.
4. Thu hoạch cá rô phi thưởng phẩm.
Sau khi cá nuôi được 5-6 tháng, trọng lượng cá đạt trung bình trên 500g/con
có thể thu hoạch. Ðánh hết những cá thể đạt trọng lượng thương phẩm
(>500g/con), những cá thể nhỏ có thể nuôi tiếp 1 tháng nữa sẽ đạt trọng lượng
thương phẩm vì nuôi ở mật độ thưa cá lớn rất nhanh.
Ðể hạn chế mùi bùn, trước khi thu hoạch 1-2 tuần nên tích cực thay nước

sạch, hạn chế sự phát triển của tảo cá sẽ có thịt trắng và hạn chế được mùi bùn.
Cá rô phi trước xuất cho các cơ sở chế biến có thể được đánh bắt, phân cỡ và
cho vào các hệ thống bể nước chảy liên tục để cá thải hết chất thải trong bụng,
nâng cao chất lượng sản phẩm cho chế biến.

Hình ảnh: Thu hoạch cá rôphi thương phẩm.

5. Sinh trưởng của cá rô phi.


Tốc độ lớn của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ
thả và kỹ thuật chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh hơn khi nuôi bán thâm
canh hay là nuôi ghép.
Giai đoạn cá hương, trong ao nuôi cá từ hương lên giống, cá rô phi vằn có
tốc độ sinh trưởng khá nhanh từ 15- 20 gam/tháng. Từ tháng nuôi thứ 2 đến tháng
nuôi thứ 6 tăng trưởng bình quân ngày có thể đạt 2,8-3,2g/con/ngày. Cá rô phi vằn
có thể đạt trọng lượng bình quân trên 500g/con sau 5-6 tháng nuôi.
Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn
chế biến, cá rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6.
Trong điều kiện ao nuôi tôm ( Đầm Nại- Ninh thuận ), cá rô phi vằn sau 5,6
tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 0,5-0,6 kg/con từ cá giống (0,65g/con).
6. Đặc điểm môi trường: Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái
gần giống nhau.
6.1-Nhiệt độ : Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-320C,
thích hợp nhất là 25-320C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao
từ 8-420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì
cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.
6.2-Độ mặn : Cá rô phi là loài rộng muối, chúng có khả năng sống được
trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn
có độ muối từ 0-40%.

Trong môi trường nước lợ ( độ mặn 10-25‰) cá
tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.
6.3 - Độ HP: Môi trường có độ HP từ 6,5-8,5 thích
hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi
trường nước có độ PH thấp bằng 4.
6.4 – Oxy hoà tan: Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước
đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng
oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú.
7. Lợi ích của việc nuôi cá rô phi xen với nuôi tôm:
Hiện nay nuôi luân canh, xen canh một số đối tượng khác vào trong ao nuôi
tôm đã và đang được đặc biệt chú trọng. Cá rôphi được lựa chọn làm đối tượng
nuôi với tôm sú do các ưu điểm sau:
∗ Cá rôphi có khả năng thích ứng với độ mặn cao một khi đã được thuần hóa
nên có thể nuôi được trong ao nuôi tôm sú.
∗ Vì tôm không thể ăn hết một lần lượng thức ăn được tính cho một lần cho
ăn nên số còn lại sẽ lắng xuống đáy, tan trong nước và các vi khuẩn, virus có điều
kiện phát triển dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, mất cân bằng sinh
thái khiến tôm dễ bị bệnh hoặc tăng trưởng kém. Lợi dụng tính ăn để sử dụng cá rô
phi như ”một công cụ dọn dẹp” các chất thải như thức ăn dư thừa, phân tôm...như
vậy sẽ giảm được một phần ô nhiễm môi trường.


∗ Bên cạnh đó cá rôphi có thể sử dụng xác chết của tôm để làm thức ăn và
như vậy sẽ hạn chế được sự lây lan dịch bệnh do sự phát tán của sinh vật gây bệnh
khi xác chết bị phân hủy hoặc bị chính những con tôm khỏe mạnh làm thức ăn.
∗ Hiệu quả của việc nuôi cá rôphi không thể hiện trên việc tăng thu nhập mà
chính là khả năng cải thiện môi trường mà nó đem lại ngoài sức mong đợi: lượng
chất thải tích tụ vụ nuôi chính được cá rôphi sử dụng làm thức ăn đã làm sạch đáy
ao, việc dọn tẩy ao vốn là một việc làm nặng nhọc và mất nhiều thời gian nhất đã
được giảm nhẹ, bên cạnh đó là khả năng làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh,

làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm.
8. Một số mô hình nuôi kết hợp cá rô – tôm sú.
Mô hình nuôi kết hợp cá rôphi - tôm sú được triển khai tại một số nơi với hai
hình thức: nuôi cá rôphi trong đăng quầng trong ao nuôi tôm và nuôi lẫn cá rôphi
với tôm sú.
∗ Hình thức nuôi cá rôphi đăng quầng trong ao nuôi tôm sú: Được triển khai
tại điểm trình diễn của Trung tâm khuyến ngư ( Hưng Hòa – Thành phố Vinh ) và
Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An ( Quỳnh Bảng- Quỳnh Lưu). Kết quả thu được
như sau:
• Tại điểm trình diển của Trung tâm khuyến ngư do Kỹ sư Mạch Duy Luân
phụ trách. Mô hình này sử dụng 2 ao mỗi ao có diện tích 2.500m2 thả 100.000 con
tôm giống P15 ( mật độ 20con/m2). Sau 1 tháng nuôi tôm sú tiến hành thả 400 con
cá rôphi (kích cỡ 6cm/con) đã được thuần hóa độ mặn vào ao đã lắp đặt hệ thống
đăng quầng ( đăng quầng có diện tích 200 m2 được vây bằng lưới có mắt lưới
2a=1cm tại nơi sẽ tích tụ các chất thải của ao nuôi do quá trình quạt nước gom vào)
còn ao kia làm ao đối chứng. Cùng sử dụng một quy trình chăm sóc tôm sú cho cả
2 ao thả cá rôphi và ao đối chứng, riêng cá rôphi trong đăng quầng sử dụng chất
lắng tụ làm thức ăn. Sau 110 ngày nuôi, thu hoạch được 1.4 tấn tôm sú đạt kích cỡ
40-42 con/kg và 150 kg cá rôphi ( 0.3- 0.4 kg/con). Lượng thức ăn sử dụng hết 1.6
tấn, hệ số chuyển đổi thức ăn là: 1.14. Lãi ròng 50 triệu đồng.
• Tại điểm trình diễn của Trung tâm giống thủy sản do Kỹ sư Lưu Anh
Lực phụ trách: ao nuôi có diện tích 6000m2 , diện tích đăng quầng là 300m2 thả
120.000 con giống P15 (mật độ 20con/m2. Sau 1 tháng nuôi tôm thả 600 cá rôphi
kích cỡ 6-8cm vào đăng quầng . Thu hoạch được1.8 tấn tôm và 1.3 tạ cá rôphi.
Doanh thu 145 triệu, lãi ròng 60 triệu.
∗ Hình thức nuôi cá rôphi xen tôm sú: Được triển khai tại trại sản xuất giống
rôphi nước lợ - Công ty Cp giống NTTS Nghệ An ( Quỳnh Bảng- Quỳnh Lưu) do
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Dương phụ trách. Ao nuôi có diện tích 8000m2 , thả 150.000
con tôm giống P15. Sau khi nuôi tôm được 45 ngày thả 400 con cá rôphi kích cỡ
67con/kg vào ao nuôi tôm sú ( cá rôphi được sinh sản tại chỗ nên không phải trải

qua quá trình thuần hóa độ mặn). Quá trình chăm sóc diễn ra bình thường, khẩu
phần ăn chỉ tính cho tôm sú theo lượng quy định. Sau 110 ngày nuôi thu được 1,2
tấn tôm và 250 kg cá rôphi. Lãi 25 triệu đồng.
9. Nhận xét về kết quả đạt được của hai mô hình nuôi trên:


Nhận xét chung của những người thực hiện mô hình và ý kiến của những hộ
dân xung quanh các điểm trình diễn thì nuôi kết hợp tôm sú-cá rôphi với hình thức
nào thì màu nước của ao nuôi luôn được duy trì ổn định, kể cả khi thay nước với
khối lượng lớn thì chỉ 1-2 ngày sau màu tảo lại trở lại bình thường là màu xanh mà
không cần bất cứ một biện pháp nào để gây màu lại, trong khi đó những ao không
thả cá rôphi vẫn thỉnh thoảng mất màu và quá trình gây màu lại vẫn gặp khó khăn
( có khi phải 6-7 ngày nước ao mới có màu trở lại).
Nuôi tôm là nuôi nước,
điều đó được thể hiện cụ thể
qua quá trình duy trì màu
nước và độ trong, những yếu
tố này ổn định sẽ giúp cho
các yếu tố khác như pH, các
khí độc như NH3, H2S..duy trì
ở mức độ không gây hại cho
tôm, có nghĩa là không gây
stress cho tôm như vậy tôm
sẽ có điều kiện phát triển tốt
hơn, tôm khỏe không bị các
loại bệnh thông thường như
mòn phụ bộ, đen mang...
10. Kết luận:
Cá rô phi dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường.
Chúng ăn các loại tảo, động vật nhỏ, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường trong ao

nuôi.
Nuôi cá rô phi đơn tính trong ao nuôi tôm vụ đông xuân vừa tạo ra thu nhập
cho người nuôi tôm, đồng thời tạo sản phẩm ý nghĩ cho xã hội, đó là nguồn đạm
tươi sống cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nuôi cá rô phi trong ao, đìa nuôi tôm cần chú ý :
*Nên tận dụng lại các nguồn nước thải ra từ các ao nuôi tôm vì nguồn nước
này chứa nhiều loại tảo là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá rô phi.
*Có thể nuôi cá rô phi trong ao nước ngọt hoặc ao ương 1-2 tháng với mật
độ dày (15-20 con/m2) vào thời điểm tháng 6,7. Đến khi thu tôm ( tháng 9,10 )
chuyển số cá này sang ao nuôi tôm, cá sẽ lớn nhanh, rút ngắn.

Kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm.


Cua biển phân bố nhiều ở vùng biển nước ta, trong đó là cua xanh có tên khoa
học là Scylla serrata (Forskal) là loài có kích thước tương đối lớn, có giá trị
kinh tế cao...

I. Đặc Điểm sinh học của cua biển :
Cua biển phân bố nhiều ở vùng biển nước ta, trong đó là cua xanh có tên
khoa học là Scylla serrata (Forskal) là loài có kích thước tương đối lớn, có giá trị
kinh tế cao.
1. Tính ăn của cua biển :
Cua biển là loài ăn tạp nghiên về động vật. Giai đoạn ấu trùng thức ăn là
những loài động vật phù du (luân trùng, moina, artemia…). Giai đoạn từ cua con
đến cua trưởng thành thức ăn là cá, ốc, tép tươi sống.
2. Sinh trưởng của cua biển :
∗ Từ ấu trùng đến trưởng thành cua phải qua nhiều lần lột xác và qua mỗi
lần lột xác thì thay đổi về kích thước và hình thái cấu tạo thực thụ của cua.
∗ Ở giai đoạn ấu trùng và cua bột thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn

từ 2-3 ngày hoặc 3-5 ngày. Ở giai đoạn cua trưỏng thành thường lột xác vào chu
kỳ của thuỷ triều (đầu con nước).
3. Điều kiện môi trường sống :
• pH :Cua sống vùng nước lợ có độ pH trong khoảng 7.5 – 9.5, thích hợp
nhất là 7.5 – 8.2. Tuy nhiên cua có thể chịu đựng được trong nước có độ pH thấp
hơn 6.5
• Độ mặn :Cua có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi độ mặn của
nước. Cua có thể sống trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn 33 %0.


• Nhiệt độ nước :Cua biển phân bố rất rộng và ở những vùng vĩ tuyến cao
cua chịu đựng nhiệt độ nước thấp tốt. Ở vùng biển phía nam nước ta cua biển thích
nghi với nhiệt độ nước từ 25 – 29 0C. Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các
hoạt động sinh lý của cua, là một trong nhưng nguyên nhân gây chết.
• Nơi cư trú :Cua thích sống ở nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh, có những
vùng bán ngập, có bờ để đào hang, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác. Vùng
rừng ngập mặn cửa sông ven biển có nhiều cua sinh sống.
II.Kỹ Thuật Nuôi :
1. Xây dựng ao nuôi :
∗ Ao nuôi cua con thành cua thương phẩm thường có diện tích từ 500m 2 đến
5000m2. Đây là hình thức nuôi thâm canh : thả giống, cho ăn tích cực, chăm sóc
quản lý chặt chẽ.
∗ Địa điểm : Ao nuôi cần được xây dựng ở vùng dễ thay nước nhờ vào thuỷ
triều để giảm chi phí. Ở những vùng có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm công
nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, ít sóng gió mạnh và dòng chảy lớn. Bờ ao được
đắp bằng đất (cũng có thể xây gạch nếu có khả năng đầu tư), bờ cần được nén kỹ
để chóng mội, rò rỉ và sạt lỡ. Chân bờ ao rộng từ 3-4m, chiều cao từ 1.5 đến 2m,
cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0.5m. Mỗi ao nuôi nên có hai cống ở hai
đầu đối diện nhau, nếu ao hình chữ nhật thì hai cống sẽ đặt ở hai bờ thuộc chiều
rộng. Cống thoát đặt sát đáy và thông với kênh trong ao. Phía trong ao, cách bờ 23m đào một kênh rộng 3-4m bao quanh ao. Ở giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt

nước ao 0.2-0.3m. Trong kênh nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp. Làm đăng chắn
quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài, có thể dùng lưới mùng loại thưa bao
quanh, đăng tre, ….Đăng chắn phải nghiêng về phía trong ao một góc 60 0, đăng
phải cao từ 0.8-1m.
∗ Tuỳ theo độ phèn của đáy ao mà có cách xử lý cho phù hợp, nếu pH của
đất dưới 6 thì rải vôi bột (CaCO 3) cho đáy ao: tháo cạn nước rải vôi đều trên đáy
ao, cả lòng kênh và mép bờ ao. Lượng vôi rải từ 7-10 kg/100m 2 ao. Phơi đáy ao 23 ngày, sau đó cho nước ra vào 3-4 lần xả sạch nước phèn.


Độ mặn của nước : cua con trong giai đoạn sinh trưởng sống ở vùng nước lợ mặn
15- 25%0. Tuy vậy cua chịu sự thay đổi độ mặn rất lớn, cua sống và phát triển tốt ở
độ mặn 5%0 đến 30%o.
2.Thả giống :
∗ Nguồn cua giống cung cấp cho nghề nuôi cua chủ yếu dựa vào nguồn
giống tự nhiên. Nguồn cua giống thu được ở hàng đáy, ghe cào ở các cửa sông,
tìm bắt ở các bãi sình vùng ngập mặn.
∗ Cua giống có các cỡ :
 Loại nhỏ 60-120 con/kg
 Loại vừa 25-50 con/kg
 Loại lớn 10-15con/kg
 Tốt nhất là nên thu mua cua giống từ vùng lân cận và sau khi đã đánh
bắt được chuyển nhanh về nơi thả nuôi. Tính toán số lượng cần thả đặt
mua trong mấy ngày liên tục để thả cua vào ao nuôi trong thời gian
tương đối ngắn.
Trong từng ao nên thả cua cùng cỡ. Cũng có thể chọn cỡ cua theo mong
muốn ngay ở nơi cung cấp cua giống, hoặc tuyển chọn trước lúc thả nuôi.
3.Mật độ thả:
∗ Cua nhỏ 3-5 con/m2, loại vừa 2-3 con/m2, cỡ lớn 0.5-1 con/ m2. Thả giống
ở nhiều điểm khác nhau trong ao.
∗ Cắt bỏ dây buộc, buông từ từ cua trên mép bờ để cua tự bờ xuống nước.

Đây là cách để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của cua : những con khoẻ mạnh nhanh
chóng chạy xuống nước, những con yếu thường nằm tại chổ hoặc bò chậm. Những
con như vậy thu lại cho vào giai để theo dõi, nếu phục hồi thì thả xuống ao. Mỗi ao
nên thả giống trong một hai ngày cho đủ số lượng.
4. Quản lý, chăm sóc :
∗ Cho ăn : cua nuôi trong ao chủ yếu dựa vào thức ăn cung cấp hàng ngày,
lượng thức ăn tự nhiên trong ao không có nhiều. Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi
sống : cá vụn, còng, ba khía, đầu cá … Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 – 6%


trọng lượng cua, cua thường hoạt động bắt mồi vào buổi tối. Mỗi ngày cho cua ăn
một lần vào thời gian từ 17 – 19h. Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi
tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Định kỳ thu mẫu để
tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ. Sau 2-3
giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng thì có thể tăng
lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn.
∗ Hàng ngày phải cho cua ăn, không được để cua đói. Những cua lớn bị đói
sẽ giết những cua nhỏ ăn thịt. Vì vậy nuôi cua phải có thức ăn dự trữ. Những ngày
không có thức ăn tươi sống thì cho cua ăn thức khô : cá vụn, tép, moi phơi khô.
Trước lúc rải xuống ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào nước vài chục phút cho cá
mềm ra.
∗ Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trọng đối với cua, nhất
là nuôi mật độ dày cho ăn thức ăn tươi sống. Ở những nơi có thuỷ triều lên xuống
hằng ngày cần thay nước thường xuyên. Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước
trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần. Khi thay nước nên lấy nước
ở tầng dưới và tầng giữa tránh lấy nước ở tầng mặt hay bị ô nhiễm. Nước mới
trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.
∗ Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.
∗ Trong thời gian nuôi khoảng 2 tuần một lần bắt cua cân đo để xem sinh
trưởng của cua, xem xét tình trạng của cua : cua nhanh nhẹn, không bị ký sinh

ngoài vỏ, xem trong xoang mang có bị ký sinh hay không. Nếu có hiện tượng bị
nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.
∗ Thời gian cuối của vụ nuôi trọng lượng cua trong ao tăng lên, cho ăn thức
ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Cho nên việc thay nước thường
xuyên kiểm tra môi trường rất có ý nghĩa. Trong một số trường hợp, đáy ao tích tụ
nhiều thức ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn, gạn cua và làm vệ sinh đáy ao :
cào bỏ lớp bùn trên mặt và thức ăn thừa thối rữa đi.
5.Thu hoạch :


∗ Đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng. Cua thường phẩm phải đạt 250g/con
trở lên. Cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái). Khi thấy cua đã đạt tiêu chuẩn,
được giá thì thu hoạch cua để bán.
∗ Những cua chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch
nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời
gian đạt tiêu chuẩn thu hoạch bán sẽ được giá hơn.
∗ Nuôi cua thương phẩm từ cua con, thời gian từ 3 – 8 tháng thường tỉ lệ hao
hụt tương đối lớn (40 – 60%) nhưng trọng lượng cua tăng từ 3 – 4 lần (tăng từ 6080g/con lên 250-350g/con). Tổng trọng lượng của cua thương phẩm tăng từ 1.5 – 2
lần tổng trọng lượng cua giống.
III.Một số điểm cần chú ý để nuôi cua thành công :
- Cua giống phải đồng cỡ, thả cùng một lúc;
- Phải có đủ nguồn nước trong sạch để thay thường xuyên;
- Phải có đủ nguồn thức ăn tươi sống;
- Phải có đăng chắn ở trên bờ ao;
- Trong ao phải có các ụ chà làm nơi trú ẩn cho cua.
IV. Kết luận.
Từ quá trình tìm hiểu về nuôi cua biển ta nhận thấy việc nuôi xen giữa tôm
sú và cua là ít hợp lý. Mô hình nuôi này chỉ phù hợp với những nơi nhất định mặc
dù theo một số nghiên cứu thì nuôi tôm xen với cua có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên
mô hình nuôi xen đó vẫn còn một số nhược điểm sau:

 Do tập tính của cua, chúng hay đào lỗ, hay lẩn trốn do đo việc thu hoạch gặp
rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó chúng đào lỗ làm lựong nước trong hồ thất
thoát.
 Trong ao phải có các ụ chà làm nơi trú ẩn cho cua, và phải luôn cung cấp
nguồn nước sạch, và phải đủ nguồn thức ăn tươi sống.


Tìm hiểu về vẹm xanh.
Vẹm xanh là lòai nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sống ở các vùng ven biển,
ven đảo. Tên khoa học là Perna viridis ( Linné , 1758), địa phương thường
gọi là con “dòm xanh”.
Chúng thuộc nhóm ăn lọc, thức ăn ưa thích là
thực vật phù du và các chất hữu cơ lơ lửng. Trong tự
nhiên, vẹm xanh sống ở vùng nước cạn, có độ mặn
ổn định, lưu tốc nước vừa phải và hay bám vào các
vật cứng như : cọc cây, trụ nhà sàn, chân cầu, bè nuôi
và bãi đá ngầm… Chúng thường bám lẫn vào nhau
tạo thành một đám lớn. Tuy nhiên khi gặp điều kiện
bất lợi ( môi trường xấu, thức ăn thiếu, chỗ ở chật
hẹp, địch hại nhiều … ) chúng có thể di chuyển đến
nơi khác nhờ vào chân ngòai và tơ bám.
Các nhà khoa học cho rằng, vẹm xanh là một
trong những lòai động vật thủy sản có giá trị dinh
dưỡng cao. Theo phân tích và tính toán, hàm lượng
đạm và một số chất khác có trong thịt vẹm xanh còn
cao hơn trong thịt gà, thịt heo và trứng … Hơn nữa,
nó được chế biến tươi sống và mùi vị thơm ngon nên
được rất nhiều người trên thế giới ( đặc biệt là Châu
Âu, Châu Á ) ưa dùng, xem như một món ăn
truyền thống.

Có nhiều phương pháp nuôi cũng như xây dựng công trình nuôi tùy điều
kiện từng vùng và thói quen. Trên thế giới và Việt Nam tựu trung có các cách được
áp dụng nhiều nhất như :
 Nuôi dưới đáy,
 Nuôi trên cọc trụ,
 Nuôi theo bè, nuôi giăng dây,
 Nuôi trong lồng lưới …
Cách nào cũng dễ áp dụng và không tốn nhiều chi phí. Vẹm giống được thu ngòai
tự nhiên bằng cào chuyên dụng hoặc bằng cách xây dựng công trình để vẹm giống
tự bám vào. Sau đó, kiểm tra và phân bố mật độ vẹm con bám đều trên các dụng
cụ làm giá thể ( dây, lồng lưới, cọc cây… ). Định kỳ 1,5 – 2 tháng tiến hành san
thưa và di chuyển đến nơi có điều kiện thích hợp để vẹm mau lớn. Trong quá trình
nuôi cần chú ý kiểm tra tình trạng sức khỏe vẹm cũng như hạn chế các đối tượng là
địch hại như : cá, cua, hàu … xâm nhập vào vùng nuôi. Các hiện tượng ngọt hóa,
phèn đỗ từ các kênh thóat lũ hay xuất hiện triều đỏ … ảnh hưởng rất lớn đến sự
sống của Vẹm xanh, lòai sinh vật vốn nhạy cảm với những biến động môi
trường.


Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi
1.Hàm lượng oxy hòa tan:
∗ Trong ao nuôi tôm hay trong ao nuôi thủy sản nói chung thì lượng oxy hòa
tan trong nước có được do quá trình quang hợp của tảo, xâm nhập từ không khí
vào và trao đổi nước ao. Tuy nhiên, lượng oxy trong ao thường không ổn và dao
động lớn giữa ngày và đêm. Trong ao oxy mất đi là do sự hô hấp của tôm cá, to
vào ban đêm và quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Oxy hòa tan trong ao phải
lớn hơn 3,5mg/l.
∗ Duy trì tốt lượng oxy trong ao có thể là nhờ quá trình trao đổi nước thường
xuyên, mặt ao thoáng giúp cho quá trình khuếch tán oxy từ môi trường không khí
vào dễ dàng nhờ sóng gió và cần lưu ý điều chỉnh lượng phiêu sinh vật trong ao để

tránh không cân bằng oxy giữa ngày và đêm (theo màu nước).
2. Quản lý pH nước ao:
∗ Trong ao nuôi pH luôn luôn có sự biến động theo sự nở hoa của tảo (pH
tăng cao khi to quang hợp mạnh) và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ ở đáy ao (pH
thấp tầng đáy), do mưa rửa phèn từ bờ ao xuống hay nguồn nước bị nhiễm phèn
(pH thấp). Tất c sự biến động tăng gim pH của nước ao nuôi (> 9 hay < 7) luôn có
sự nh hưởng đến đời sống của tôm. Phương án xử lý là thay nước hay sử dụng vôi
điều chỉnh sự thay đổi pH nước trong ao.
∗ Dùng vôi với lượng 8-10kg/10m2, xử lý phần xung quanh ao trước những
cơn mưa lớn nhằm tránh sự rửa trôi phèn từ bờ vào ao. Đo pH nước sau khi mưa.
Nếu pH nước xuống nhỏ hơn 7 thì dùng vôi với lượng 1-1,5kg/100m2 pha với nước
tạt khắp ao để nâng pH nước.
3.Quản lý độ đục và độ trong của nước ao:
∗ Sau những cơn mưa; nguồn nước lấy vào ao chứa nhiều hạt phù sa làm
nước vẫn đục hay sự phát triển quá mức của tảo có thể gây trở ngại đối với tôm
nuôi. Có thể làm cho nước trong ao trở nên trong lại bằng cách dùng vôi pha nước
và tạt khắp ao để lắng tụ các hạt mùn bã (1kg/100m2).
∗ Độ trong của ao thấp thì cần phải thay nước và giữ trong phạm vi 25-40
cm, nếu độ trong thấp, màu nước vẫn đục thì thay 20- 30% và điều chỉnh lại lượng
thức ăn sử dụỹng. Ao có màu nước sẫm và trong thì phải thay nhiều nước, và phải
bón vôi 5-10 kg/ 1.000m3, trường hợp độ trong vượt quá 40 cm thì phải bón thêm
phân hữu cơ, hoặc vô cơ để tăng màu nước (10- 15 kg/ 100m2 phân heo, gà).
4.Quản lý các khí độc:
∗ Quá trình phân hủy các chất thải của tôm, thức ăn thừa, chất hữu cơ từ
ngoài vào, tảo chết...sẽ tạo nhiều chất dinh dưỡng cho ao và cũng tạo nhiều khí độc
khác có tác hại đối với tôm mà chủ yếu là khí ở tầng đáy như H2S, NH3, NO2-.
∗ H2S trong nước tồn tại dưới dạng H2S, HS- và S2-, trong nhóm này H2S là
khí độc nhất và hàm lượng sẽ nhiều khi pH, Oxy hòa tan thấp, nhiệt độ cao.



∗ NH3 (ammonia) tồn tại trong nước ao dưới dạng ion (NH3) và dạng kết hợp
NH3, NH3 độc đối với tôm nuôi và nhất là trong điều kiện pH cao.
∗ CO2 là khí độc đối với tôm nuôi khi hàm lượng cao, nhất là vào ban đêm,
khi quá trình hô hấp xảy ra.
KL: Quản lý các yếu tố này qua trao đổi nước tích cực sẽ giúp loại bỏ các chất khí độc này ra
khỏi ao nhất là tầng nước dưới đáy ao. Ngoài ra, tảo chết cũng sinh ra một lượng khí độc
đáng kể. Công việc điều chỉnh mật độ tảo (qua màu nước) không chỉ giúp hấp thu các khí
độc mà còn hạn chế phát sinh khí độc.

Vẹm xanh là lòai nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sống ở các vùng ven biển,
ven đảo. Tên khoa học là Perna viridis ( Linné , 1758), địa phương thường
gọi là con “dòm xanh”.
Chúng thuộc nhóm ăn lọc, thức ăn ưa thích là
thực vật phù du và các chất hữu cơ lơ lửng. Trong tự
nhiên, vẹm xanh sống ở vùng nước cạn, có độ mặn
ổn định, lưu tốc nước vừa phải và hay bám vào các
vật cứng như : cọc cây, trụ nhà sàn, chân cầu, bè nuôi
và bãi đá ngầm… Chúng thường bám lẫn vào nhau
tạo thành một đám lớn. Tuy nhiên khi gặp điều kiện
bất lợi ( môi trường xấu, thức ăn thiếu, chỗ ở chật
hẹp, địch hại nhiều … ) chúng có thể di chuyển đến
nơi khác nhờ vào chân ngòai và tơ bám.
Các nhà khoa học cho rằng, vẹm xanh là một
trong những lòai động vật thủy sản có giá trị dinh
dưỡng cao. Theo phân tích và tính toán, hàm lượng
đạm và một số chất khác có trong thịt vẹm xanh còn
cao hơn trong thịt gà, thịt heo và trứng … Hơn nữa,
nó được chế biến tươi sống và mùi vị thơm ngon nên
được rất nhiều người trên thế giới ( đặc biệt là Châu
Âu, Châu Á ) ưa dùng, xem như một món ăn

truyền thống.
Có nhiều phương pháp nuôi cũng như xây dựng công trình nuôi tùy điều
kiện từng vùng và thói quen. Trên thế giới và Việt Nam tựu trung có các cách được
áp dụng nhiều nhất như :
 Nuôi dưới đáy,
 Nuôi trên cọc trụ,
 Nuôi theo bè, nuôi giăng dây,
 Nuôi trong lồng lưới …
Cách nào cũng dễ áp dụng và không tốn nhiều chi phí. Vẹm giống được thu ngòai
tự nhiên bằng cào chuyên dụng hoặc bằng cách xây dựng công trình để vẹm giống
tự bám vào. Sau đó, kiểm tra và phân bố mật độ vẹm con bám đều trên các dụng
cụ làm giá thể ( dây, lồng lưới, cọc cây… ). Định kỳ 1,5 – 2 tháng tiến hành san
thưa và di chuyển đến nơi có điều kiện thích hợp để vẹm mau lớn. Trong quá trình


nuôi cần chú ý kiểm tra tình trạng sức khỏe vẹm cũng như hạn chế các đối tượng là
địch hại như : cá, cua, hàu … xâm nhập vào vùng nuôi. Các hiện tượng ngọt hóa,
phèn đỗ từ các kênh thóat lũ hay xuất hiện triều đỏ … ảnh hưởng rất lớn đến sự
sống của Vẹm xanh, lòai sinh vật vốn nhạy cảm với những biến động môi
trường.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×