Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Moi lien quan giua KTXH va PT thuy san vung du an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.37 KB, 36 trang )

Phân tích mối liên quan giữa điều kiện phát triển Kinh tế xã
hội vùng Dự án và tình hình phát triển thuỷ sản
1.Mô tả chung:............................................................................................................3
1.1.Bối cảnh chung của lưu vực sông Mê kông................................................3
1.2.Về Dự án cải tạo tuyến giao thông thuỷ trên sông Lan Thương - thượng
nguồn sông Mê kông........................................................................................4

2.Đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản vùng Dự án và hạ lưu Dự án.............4
2.1. Trung Quốc...............................................................................................4
2.2. CHDCND Lào.............................................................................................6
2.3. Myanmar...................................................................................................7
2.4 Thái Lan.....................................................................................................7
2.5. Campuchia................................................................................................8
2.6. Đồng bằng sông Cửu Long-Việt Nam........................................................8
2.6.1. Tài nguyên sinh vật vùng sinh thái nước ngọt....................................9
2.6.2. Tài nguyên sinh vật vùng cửa sông ven biển......................................9
2.6.3. Hệ sinh thái vùng triều.....................................................................10
2.6.4. Các đặc trưng sinh vật vùng cửa sông.............................................10
2.6.4.1. Thực vật phù du (Phytoplankton)...............................................10
2.6.4.2. Động vật phù du (Zooplankton).................................................11
2.6.4.3. Động vật đáy (Zoobenthos)........................................................12
2.6.4.4. Khu hệ cá (Fish fauna)................................................................13

3. Đặc tính di cư của nguồn lợi cá trong lưu vực sông Mê kông..........................14
3.1. Đặc điểm di cư của cộng đồng cá sông Mê Kông....................................14
3.2. Các hệ sinh thái quan trọng đối với sự di cư của cá trong sông Mê kông
......................................................................................................................15
3.2.1. Các vùng nước sâu và ghềnh thác trong phạm vi dòng chảy chính
của sông Mê kông.......................................................................................15
3.2.2. Các đồng bằng cửa sông do nước lũ tạo thành................................16


4. Đặc điểm kinh tế xã hội liên quan đến phát triển thuỷ sản vùng Dự án và hạ
lưu Dự án...................................................................................................................17
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.6.

Trung Quốc.............................................................................................18
CHDCND Lào...........................................................................................19
Thái Lan..................................................................................................22
Campuchia..............................................................................................24
Việt Nam.................................................................................................28

5. Sơ bộ phân tích một số ảnh hưởng của Dự án cải tạo giao thông thuỷ đối với
nguồn lợi thuỷ sản của sông Mê kông và các điều kiện phát triển kinh tế xã hội
nghề cá ở lưu vực sông Mê kông.............................................................................30
5.1 Ảnh hưởng của dự án tới tốc độ dòng chẩy và nguồn lợi cá của sông.....31
5.2. Ảnh hưởng lên tính nhậy cảm sinh thái của dòng sông..........................31
5.3. Ảnh hưởng về mặt kinh tế xã hội............................................................33

6. Kết luận và Kiến nghị...........................................................................................35
Trang:1


7. Tài liệu tham khảo................................................................................................36

Trang:2



Mô tả chung:

1.

1.1. Bối cảnh chung của lưu vực sông Mê kông
Xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng của Trung quốc, sông Mê kông chẩy qua sáu quốc gia của
châu Á, bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái lan, Campuchia và Việt nam. Với diện tích lưu
vực 2,330,000 m2, hàng năm sông Mê kông trở 475.000 tấn phù sa ra biển Đông và có vai trò quan
trọng về mặt đa dạng sinh học cũng như hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của các cộng đồng dân cư
ven sông.
Như vậy, với tổng chiều dài 4.880 km, sông Mê kông là một tuyến liên kết tự nhiên, đường đi
lại và hành lang kinh tế của nhiều dân tộc, nối liền các cộng đồng, các nền kinh tế và văn hoá của
sáu nước ven sông. Đây là lưu vực sông giàu về các nguồn tài nguyên như nguồn lợi thuỷ sản, lâm
nghiệp, tài nguyên cho phát triển du lịch, thuỷ điện, khoáng sản và vận tải thuỷ. Trong đó, phát
triển vận tải thuỷ là nguồn đầu tư tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng đồng thời
cũng gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi tự nhiên ở sông và lưu vực sông, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ
sản.
Về nguồn lợi thuỷ sản, lưu vực sông Mê kông là nơi sinh sống của khoảng 1.200 loài cá, rất
nhiều loài trong số này vẫn đang ở trong giai đoạn phân loại loài. Về mặt đa dạng sinh học (tính
trên một đơn vị diện tích), sông Mê kông là nơi có thành phần đa dạng sinh học lớn nhất so với các
lưu vực sông khác.
Trong thực tế, sông Mê kông không chỉ đặc trưng về mặt đa dạng sinh học mà lưu vực của nó
còn là nơi tạo ra ngành khai thác thuỷ sản nội địa có quy mô lớn nhất trên thế giới. Tổng sản lượng
đánh bắt hàng năm của lưu vực sông Mê kông (bao gồm Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam)
được ước lượng vào khoảng 1 tỷ tấn mỗi năm (Jensen, 1996).
Về mặt kinh tế xã hội, ước khoảng 60 triệu người sống trong phạm vi lưu vực sông, mà phần
lớn trong số họ đều phụ thuộc trực tiếp hay gián tiếp vào nguồn lợi thuỷ sản của sông Mê kông,
chủ yếu trong việc tạo thu nhập và đảm bảo an ninh lương thực cho các cộng đồng này.
Như vậy, dự án cải tạo tuyến giao thông thuỷ trên thượng nguồn sông Lan Thương do 4 quốc
gia thượng nguồn thực hiện (Trung Quốc, Myanmar, Lào và Thái Lan) sẽ loại bỏ một số ghềnh thác

và bãi cát ngầm dọc theo dòng sông, từ cột mốc 243 biên giới Trung Quốc-Myanmar tới bản Houei
Sai của Lào, để tạo thuận lợi cho tàu thuyền 100 – 500 tấn vận chuyển bên cạnh việc giúp phát
đường giao thông kinh tế giữa các quốc gia ven sông, sẽ gây ra các ảnh hưởng đáng chú ý đến
nguồn lợi thuỷ sản, sự phát triển của ngành thuỷ sản và qua đó sẽ ảnh hưởng đến các điều kiện kinh
Trang:3


tế xã hội của các cộng đồng dân cư của các quốc gia ven sông. Bởi vậy, báo cáo này sẽ tập trung
phân tích các điều kiện kinh tế xã hội và sự phát triển của ngành thuỷ sản của các quốc gia lưu vực
sông và phân tích sơ bộ các ảnh hưởng của dự án lên các điều kiện dòng chẩy của sông cũng như
lên nguồn lợi thuỷ sản và qua đó ảnh hưởng lên điều kiện phát triển kinh tế thuỷ sản cũng như kinh
tế xã hội của các cộng đồng dân cư ven sông.

1.2.

Về Dự án cải tạo tuyến giao thông thuỷ trên sông Lan Thương - thượng

nguồn sông Mê kông
Dự án cải tạo giao thông thuỷ trên sông Lan Thương - thượng nguồn sông Mê kông với nội
dung loại bỏ một số thác, ghềnh trên sông để tạo điều kiện cho tàu thuyền tải trọng 100 - 500 tấn
qua lại được thực hiện dựa trên cơ sở của Hiệp định 4 bên về Giao thông thuỷ thương mại trên sông
Lan Thương, ký bởi Bộ Giao thông Vận tải của 4 quốc gia ven sông Trung Quốc, Miến Điện, Thái
Lan và CHĐCN Lào ngày 20 tháng 4 năm 2000. Theo điều 2 của Hiệp định quốc tế này, thì sau
ngày ký 1 năm, tàu thuyền các nước tham gia được quyền đi lại tự do giữa cảng Si-Mao của Trung
Quốc và cảng Luang Prebang của Lào theo quy định của Hiệp định 4 bên và theo các quy định và
luật lệ thông thường thích hợp được các bên tham gia áp dụng. Ngay sau khi Hiệp định được ký
kết, 4 nước đã lập nhóm chuyên viên kỹ thuật để giúp triển khai Hiệp định và Dự án cải tạo luồng
lạch trên sông Lan Thương để tạo thuận lợi cho giao thông thuỷ được triển khai. Nội dung chính
của Dự án là cải tạo 11 ghềnh đá và 10 bãi đá ngầm trong đoạn sông dài 331 km (từ cột mốc 243
biên giới Trung Quốc-Miến Điện đến bản Huai-xay thuộc Lào), để đảm bảo cho tàu, thuyền 150

tấn hoạt động theo chuẩn tắc luồng lạch thiết kế (chiều rộng luồng 30 m, chiều sâu dòng chẩy 1,5
m và bán kính cong 260 m). Dự án được chia làm 3 giai đoạn, và hiện nay đã hoàn thành xong giai
đoạn 1 (tức là cải tạo luồng lạch để đảm bảo cho tầu thuyền cỡ 100 – 150 tấn đi lại). Dự án đã gây
nên những tranh cãi về các tác động của nó tới nguồn lợi thuỷ sản và môi trường trong sông cũng
như các ảnh hưởng tới các quốc gia ở hạ lưu sông như Campuchia và Việt nam.

2.

Đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản vùng Dự án và hạ lưu Dự án

2.1. Trung Quốc
Sông Lan Thương - Mê kông xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, chẩy qua Trung Quốc ở
địa phận tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam của Trung Quốc.
Về mặt điều kiện tự nhiên: tỉnh Vân Nam trải dài 910 km từ Bắc đến Nam và 885 km từ
Đông sang Tây, có khí hậu đặc trưng gió mùa với khí hậu lục địa khô, lạnh trong mùa đông và khí
hậu nóng ẩm trong mùa hạ. Tỉnh này có điều kiện địa hình và địa lý tương đối phức tạp với các khu
vực núi non, đồng bằng và thung lũng xen kẽ. Điều kiện thuỷ văn trong tỉnh được đặc trưng với
Trang:4


180 sông, suối lớn nhỏ, trong đó có các sông suối thuộc hệ thống sông Lan Thương-Mê Kông.
Sông Lan Thương được tiếp nước bởi 96 nhánh nhỏ, lưu tốc dòng chẩy trung bình là 1803,9
m3/giây.
Về nguồn lợi cá: Sông Lan Thương là một hệ thống sông đặc hữu của tỉnh Vân Nam, hiện
tại có khoảng 153 (??) loài và phân loài cá trong phạm vi sông này, trong đó có 28 loài đặc hữu,
chiếm 70% số loài đặc hữu của cả tỉnh. Nguồn lợi cá của sông Mê kông – Lan Thương thuộc 18 họ
và 54 chi, chiếm khoảng 69% trong tổng số các loài của tỉnh Vân Nam. Trong phạm vi 18 họ cá, họ
cá trôi (Cyprinidae) và Loach là những họ lớn nhất: Họ Cyprinidae bao gồm 27 chi và 52 loài; họ
cá Loach bao gồm 5 chi và 13 loài. Các loài khác thuộc họ Akysis, Siluridae,…
Các loài di cư chủ yếu bao gồm Cyprinidae, Loach (Botia sp.), Danio (Daino pulcher),

Hemibagrus bocourti, các loài thuộc nhóm cá tra, cá trê. Các loài cá có giá trị kinh tế bao gồm Tor
tor sinensis Wu, Abeo dyocheilus, Bagarius yarrelli Sykes, Pseudechenis sulcatoldes Zheuetchn và
Wallago attu. Các loài cá quý hiếm bao gồm: Macrochirichthys sp và Puntioplites sp thuộc họ
Cyprinidae, Gyrinocheilus sp của họ Gyrinocheilindae và Pangasius sanitwangsei Smith của họ
Pangasiidae. Đặc biệt là loài Pangasius sanitwangsei Smith của họ Pangasiidae được gọi là cá Vua
trong sông Lan Thương - Mê Kông, và rất hiếm xuất hiện vì loài cá này chỉ di cư ngược dòng khi
mức nước sông lên cao vào thời kỳ đỉnh lũ.
Mặc dù, trong sông Lan Thương - Mê Kông có tới 153 loài cá, nhưng hầu hết các loài này
đều cư trú ở các nhánh sông nhỏ và các vùng lõm sâu. Thời điểm di cư ngược dòng để sinh sản của
các loài cá là: từ tháng Tư đến tháng Sáu, và di cư xuôi dòng là từ tháng 9 đến tháng 10.
Thực vật nổi: Trong sông Mê kông có khoảng 10 ngành thực vật nổi với 126 loài, mật độ
trung bình 0.37 mg/lít. Trong đó, nhóm tảo đỏ có 16 họ, chiếm 12.7% trong tổng số các loài thực
vật nổi, với số lượng 405.6 cá thể/lít. Nhóm tảo silic có 58 họ, chiếm 46% của tổng số các loài sinh
vật nổi, nhóm tảo lục có 36 họ, chiếm 28,6% của tổng số, nhóm tảo lam có 6 họ, số lượng không
đáng kể. Các loài tảo khác như tảo đỏ, tảo vàng, … rất hạn chế về số lượng.
Động vật nổi trong sông có 23 họ và 51 loài với mật độ trung bình 1361,8 cá thể/lít, rotifer
có 7 họ và 28 loài, chiếm 26.7% tổng số loài và 12.6% về mặt số lượng cá thể, các loài bọ nước
bao gồm 3 họ, với mật độ 31,25 cá thể/lít. Các loài thực động vật nổi nhỏ khác chỉ gồm có 7 họ,
với mật độ trung bình 100.7 mg/lít.
Theo nghiên cứu của FAO (1995) Trung Quốc có tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng
thuỷ sản nước ngọt với tổng diện tích các loại hình mặt nước ngọt là 173330 km2, trong đó 39770
km2 đã được đưa vào sử dụng: 14720 km2 là ao, hồ nhỏ, 7010 km2 là các diện tích hồ tự nhiên,
3210 km2 sông suối và 14260 km2 hồ chứa. Riêng loại hình mặt nước sông, suối chủ yếu được đưa
Trang:5


vào để khai thác, đánh bắt cá, tôm tự nhiên và nuôi cá theo hình thức lồng bè. Tổng sản lượng nuôi
trồng thuỷ sản Trung Quốc năm 1992 là 7.760.000 tấn.

2.2. CHDCND Lào

Đất nước Lào nằm trong vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới với khí hậu được chia ra 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô và lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2
năm sau. Nhiệt độ giữa các vùng có sự biến động lớn, nhiệt độ lớn nhất trong sông Mê Kông có thể
lên đến 40oC vào tháng 4 hàng năm, trong khi ở vùng núi cao nhiệt độ có thể xuống dưới 5 0C.
Lượng mưa trung bình đạt 1 780 mm/năm.
Sông Mê kông chẩy qua đất nước Lào từ Bắc đến Nam, qua hai vùng đồng bằng lớn là Viên
Chăn và Savanakhet. Dòng sông chính và các nhánh của nó chia cắt vùng phía Bắc của Lào thành
các khu vực, tạo ra các vùng lưu vực sông bao phủ 1/3 diện tích lãnh thổ của đất nước Lào (tương
đương 1.987 km). Đoạn sông Mê Kông chẩy qua Lào được tiếp nước từ các sông nhánh với lượng
nước tương đương 25% lượng nước trong sông chính. Mùa nước lũ bắt đầu từ tháng 5 và tháng 6
với sự xuất hiện của gió mùa. Nước lũ lớn nhất từ tháng Tám đến tháng Chín, mùa nước cạn bắt
đầu từ tháng 12 và giảm chậm dần trong mùa khô cho tới cuối tháng 4. Do Lào là nước nội địa,
không có biển nên sông Mê kông đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như xã hội của
quốc gia. Khoảng 4/5 dân số Lào (4,5 triệu người) sinh sống dọc theo sông Mê kông, khai thác
nước sông phục vụ cho thuỷ lợi nông nghiệp và khai thác nguồn lợi thuỷ sản phục vụ nhu cầu thực
phẩm và tạo thu nhập (FAO, 1995).
Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Lào chủ yếu được thực hiện ở các ao, hồ nhỏ và nuôi
kết hợp với cấy lúa. Bởi vậy, chất lượng nguồn nước cung cấp cho các khu vực sản xuất nông
nghiệp và các khu vực nuôi trồng thuỷ sản ao hồ nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì
hoạt động nuôi có hiệu quả. Các sông lớn ở Lào như sông Mê kông là những nguồn cung cấp nước
chính. Theo nghiên cứu của FAO (1995), các đối tượng nuôi chủ yếu của Lào thường là những loài
nhập nội (từ Ấn Độ hoặc từ Trung Quốc) như cá trôi, cá rô phi. Các loài nuôi bản xứ bao gồm
Probarbus jullieni, Morulius chrysophekadion, Trichogaster pectoralis, Osphronemus goramy,
Osteochilus prosemion, Puntius gonionotus, Anabas testudineus, Cirrhinus microlepis, Notopterus
chitala, Notopterus notopterus và Pangasius pangasius. Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản nội địa đang
ngày càng được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, sản lượng khai thác thuỷ sản nội địa ở các sông
lớn như sông Mê kông lại có xu hướng giảm xút. Qua Hội thảo của FAO (1995) đã cho thấy sản
lượng cá khai thác từ sông Mê kông tại các cảng cá ở Viên Chăn, Savannakhet và Pakse bị giảm
khoảng 20% trong những năm 1990s. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do sự khai thác
Trang:6



quá mức và sử dụng các phương tiện huỷ diệt trong khai thác, cũng như việc đánh bắt các loài cá di
cư trong mùa sinh sản với quy mô lớn ở nhiều điểm di cư quan trọng trên sông Mê kông.

2.3. Myanmar
Myanmar là một quốc gia có diện tích tự nhiên lớn trong khu vực Đông Nam Á với đặc
trưng địa hình đồi núi. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Myanmar có 3 mùa đặc trưng:
mùa hè, mùa lạnh và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng
10 đến giữa tháng 1 năm sau và mùa hạ từ tháng 1 đến đầu tháng 5. Nhiệt độ trung bình năm từ 20
- 250C. Quốc gia này có một số hệ thống sông lớn như Ayeyarwady, Chindwin, Thanlwin và
Sittoung. Các sông này tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ và lưu vực sông rộng. Diện tích hồ
chứa và hồ tự nhiên của nước này khoảng 59.130 ha, tổng chiều dài sông trên toàn quốc là 4684
km. Đây là những tiềm năng quan trọng cho việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản nội địa
của Myanmar.
Nguồn lợi cá sông của Myanmar tương đối lớn, chủ yếu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng nội
địa. Sản lượng khai thác của Myanmar trong những năm 1990 vào khoảng 600.000 tấn.
Nhìn chung, ngành thuỷ sản đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của Myanmar.
Đây là ngành xuất khẩu, thu nhập ngoại tệ lớn thứ tư của nước này (sau gỗ, khai khoáng và gạo).
Về mặt tiêu dùng nội địa, cá đóng góp một phần đáng kể vào nguồn dinh dưỡng Protein của người
dân. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Myanmar những năm 1992 và 1993 ước khoảng 53000 tấn
và 64.500 tấn.
Các loài cá nuôi và khai thác phổ biến bao gồm: Clarias sp., Catla catla, Cirrhinus
mrigala,

Ctenopharyngodon

idellus,

Cyprinus


carpio,

Hypophtholmichthys

molitrix,

Hypophtholmichthys nobilis, Oreochromis mossambica, Oreochromis niloticus, Labeo rohita và
một số loài nhuyễn thể nước ngọt Macrobrachium rosenbergii.

2.4 Thái Lan
Thái Lan nằm ở vùng mũi phía Nam của vùng Đông Nam Á, trải dài 1770 km từ Bắc xuống
Nam, 800 km từ Đông sang Tây với địa hình đồi núi phức tạp. Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chia thành 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ biến động giữa các vùng và các mùa, từ 13
- 330C. Lượng mưa cũng biến động lớn, lượng mưa trung bình năm là 1520 mm ở vùng phía Tây,
2540 mm ở mũi Malay và 1270 mm ở cao nguyên Korat. Thái Lan có nguồn lợi cá phong phú, gồm
những loài snake head, alking catfish, Climbing perch, Thai carp, Tilapia, Common carp, Sepat
Trang:7


siam, Pangasius, Swamp eel, Macrobracium, Shrimp. Ngành thuỷ sản đóng góp một tỷ lệ đáng kể
trong nền kinh tế quốc gia. Sản lượng thuỷ sản những năm 1990 vào khoảng 3,1 tấn, bao gồm tôm,
các loại cá nước ngọt và cá biển.

2.5. Campuchia
Campuchia có diện tích tự nhiên khoảng 181 000 km2. Quốc gia này nằm ở giữa vùng đất
liền được bao quanh bởi 3 nước: Thái Lan (ở phía Tây và Tây Bắc), Lào (ở phía Bắc) và Việt Nam
ở phía Đông Nam. Vùng nội địa của đất nước này tương đối bằng phẳng, ngoại trừ một số vùng bị
chia cắt bởi các dãy núi và cao nguyên. Sông Mê kông chẩy qua vùng phía Đông của Campuchia,
cùng với sông Tonle Sap chia cắt địa hình Campuchia theo chiều ngang. Sông Mê kông tạo ra vùng

lưu vực với các loại hình đất đai khác nhau như đất ngập nước, rừng ngập nước, vùng đầm lầy và
bãi bồi. Phần lớn dân cư Campuchia phân bố dọc theo vùng lưu vực của sông Mê kông với nhiều
nghề nghiệp sinh sống khác nhau như đánh bắt thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp.
Do lưu vực sông Mê kông chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của Campuchia nên sự hình
thành của các loại hình diện tích ngập nước (tiềm năng cho phát triển thuỷ sản) phụ thuộc rất nhiều
vào chế độ lũ của dòng sông này. Vào mùa lũ, diện tích ngập nước thường lớn hơn nhiều so với
mùa khô. Cụ thể: trong mùa lũ, diện tích ngập nước lên tới 23400 km2, nhưng đến mùa khô, chỉ
khoảng 22490 km2 diện tích các loại hình đất nước có khả năng phát triển thuỷ sản. Trong đó, hệ
sinh thái rừng và cây bụi ngập nước do các sông và hồ lớn tạo ra là 17208 km2, chiếm khoảng 77%
tổng diện tích mặt nước.
Về mặt nguồn lợi thuỷ sản: Campuchia có nguồn lợi cá nước ngọt phong phú. Khoảng 500
loài cá nước ngọt đã được xác định ở Campuchia, trong đó có khoảng 100 loài đang được khai thác
phổ biến trong khu vực lưu vực của hồ Tonle Sap (Van Zalinge và CTV, 2000b). Sự đa dạng của
các loài cá được giải thích là do sự đa dạng của các loài hình sinh thái ngập nước như đã trình bày
ở trên. Các hệ sinh thái giầu dinh dưỡng này đã cung cấp thức ăn và bãi đẻ cho các loài động vật
thuỷ sinh, đặc biệt là những khu vực có năng suất sinh học cao đã trở thành nhưng bãi đẻ và sinh
trưởng quan trọng của rất nhiều loài cá di cư.

2.6. Đồng bằng sông Cửu Long-Việt Nam
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long Việt nam được hình thành và bồi đắp nhờ hai nhánh
sông chính trong hệ thống sông Mê kông là sông Tiền và sông Hậu. Hệ thống sông Cửu Long đổ ra
biển bằng 9 cửa ở khu vực đồng bằng này đã tạo ra tính đa dạng và phong phú của nguồn lợi và tài
nguyên thuỷ sản cả trong nước ngọt và vùng triều cửa sông.
Trang:8


2.6.1. Tài nguyên sinh vật vùng sinh thái nước ngọt
Toàn vùng sinh thái nước ngọt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 250 loài thực
vật phù du, 49 loài động vật phù du và 47 loài động vật đáy. Mật độ thực vật phù du đã thống kê
được lên tới 29.950-674.670 tế bào/lít, mật độ động vật phù du đạt được 885-8.662 tế bào/m3 và

sinh vật lượng động vật đáy đã tính toán được biến động trong khoảng 3,5-25,8g/m2.
Nguồn sinh vật lượng phong phú chủ yếu từ sinh vật phù du, động vật đáy, là cơ sở thức ăn
tự nhiên thích hợp cho nhiều loài động vật ở bậc dinh dưỡng tiếp theo, là cơ sở cho sự đa dạng về
thành phần loài và giàu có về sản lượng của các loài cá nơi đây.
Khu hệ cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long đã định loại được 225 loài thuộc 43 họ,
130 giống trong đó có 55 loài cá có giá trị kinh tế cao (chiếm 24,4% tổng loài). Trong số 43 họ cá
nước ngọt thì Cyprinidae là họ có mức độ đa dạng sinh học cao nhất, với 83 loài (chiếm 36,8%
tổng loài). Về mặt sinh thái, các họ Cyprinidae, Schibeidae, Siluridae và Bagridae thường được tìm
thấy phân bố trong các thủy vực nước chảy như sông lớn và các phụ lưu của chúng, trong khi đó
các loài thuộc họ Ophicephalidae, Anabantidae và Claridae lại thường xuất hiện trong các thuỷ
vực nước tĩnh, vùng có độ pH và DO thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và
rừng tràm.
Riêng đối với hệ sinh thái rừng tràm U Minh đã tìm thấy có 14 loài cá, trong đó có các loài
có giá trị kinh tế như cá lóc (Ophiocephalus siviatus), trê vàng (Clarias macrocephalus), cá dày
(Ophiocephalus lucius), cá rô (Anabas testudineus), cá sặc rằn (Tricogaster pectoralis).

2.6.2. Tài nguyên sinh vật vùng cửa sông ven biển
Vùng ven cửa sông, ven biển có tính chất đặc trưng là môi trường luôn biến động theo cả
không gian và thời gian. Thông số môi trường của hệ sinh thái này có tính chất quyết định lên đời
sống sinh vật đó là độ muối. Về mặt thời gian, độ muối biến động, có lúc ngọt (vào mùa lũ), có lúc
mặn (vào mùa kiệt). Nếu cố định biến thời gian, độ muối lại biến đổi theo không gian, tăng theo
phương từ cửa sông ra biển, theo chiều từ trên xuống dưới.
Kết quả là, nhiều nhóm loài sinh vật khác nhau đã thay nhau tồn tại và phát triển thịnh
vượng trong vùng cửa sông, tạo nên một hệ sản xuất có năng suất sinh học cao. Chúng bao gồm
nhóm sinh vật nước ngọt (khi vùng bị hoàn toàn ngọt hoá vào mùa lũ), sinh vật nước lợ (khi tương
tác sông biển tương đối cân bằng), sinh vật nước mặn (khi quá trình xâm nhập mặn xảy ra vào mùa

Trang:9



khô) và cuối cùng là nhóm loài sinh vật rộng sinh thái, đặc biệt là rộng muối đã thích nghi hoàn
toàn với môi trường đầy biến động đó.

2.6.3. Hệ sinh thái vùng triều


Bãi triều lầy có thuỷ văn nước mặn: Đây là một dạng sinh cảnh phổ biến. Bãi triều
lầy có thực vật nước mặn ở Đồng bằng sông Cửu long rất phát triển với các loài cây
nước mặn có kích thước lớn, cao, có giá trị khai thác gỗ. Nhìn chung bãi triều lầy vùng
cưả sông hình phễu tương đối ổn định, thực vật nước mặn phát triển.



Bãi triều thấp không có rừng ngập mặn: Các bãi triều thấp bằng phẳng từ 0 hải đồ
đến mực nước trung bình. Cảnh quan này bị ngập nước thường xuyên vào những ngày
nước kém. Đây là sinh cảnh có rất nhiều nhóm động vật vùng triều phân bố và là nơi có
giá trị để phát triển nghề nuôi các động vật thân mềm.



Cảnh quan vùng cát trên vùng triều cửa sông: Cảnh quan này rất phổ biển ở cửa
sông Tiền và sông Hậu. Các nguồn cát do sông đưa ra và do tác động của sóng và dòng
ven bờ di chuyển về hai phía Bắc và Nam các cưả sông hình thành nhiều hệ cồn cát
song song với bờ như ở Trà Vinh, Tiền Giang. Trung bình các cửa sông có 3 – 5 cồn cát
lấn ra biển. Cảnh quan kiểu này cũng là nơi sinh sống của động vật thân mềm và là bãi
đẻ của nhiều nhóm tôm, cua, cá và nhuyễn thể.



Bãi triều lầy nhiều dừa nước: Cảnh quan này phát triển chủ yếu ở các bãi triều cao

dọc theo hai bên bờ sông và kênh rạch, chịu sự chi phối của cả nước ngọt và nước mặn.
Khu vực này là môi trường thuận lợi cho nhiều nhóm thuỷ sản nước lợ và hải sản.



Cảnh quan hệ lạch triều: Hệ lạch triều của các kênh dẫn và trao đổi nước của biên độ
triều. Chúng có ý nghĩa là kênh truyền tải nguồn dinh dưỡng, cung cấp nguồn giống từ
cả sông và biển cho các hệ sinh thái vùng triều.

2.6.4. Các đặc trưng sinh vật vùng cửa sông
2.6.4.1. Thực vật phù du (Phytoplankton)
Đến nay, khu hệ tảo vùng cửa sông ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã định danh
được 383 loài thuộc 7 ngành tảo, trong đó tảo Silic (Bacillarophyta) chiếm tới 68,4%. Hai ngành
tảo lục (Chlorophyta) và tảo mắt (Euglenophyta) là các ngành tảo nước ngọt, xuất hiện chủ yếu vào
thời kỳ mùa lũ, khi vùng cửa sông bị ngọt hoá hoàn toàn.
Nhóm loài cơ bản tạo nên khu hệ tảo cửa sông gồm nhiều loài, trong đó có đại diện của tảo
Silic lông chim (Pennateae), tảo Silic trung tâm (Centriceae) chiếm lĩnh ở các phần có độ muối
khác nhau, thay nhau phát triển, tạo nên mật độ sinh khối cao như Chaetoceros pseudocurvisetus,
Ch. Compressus, Ch. Affinis, Skeletonema costatum, Leptocylindrus dannicus, Thalassionema
nitzchioides, Thalassiothrix frauenfldi...

Trang:10


Tuy s hin din v s loi thc vt ni ti mi vựng ca sụng ven bin nc ta phong phỳ
nhng sinh vt lng chung ca thc vt ni vựng ca sụng ven bin thng gii hn trong 15-20
loi thuc cỏc ging nh Skeletonema, Coscinodiscus, Chaetoceros, Thallassiothrix, Nitzschia,
Ditylum, Biddulphia... trong ú Skeletonema costatum gp ph bin mi bng mui v thng
chim 40-45% s lng t bo trong mu. Vựng ca sụng ven bin ng bng sụng Cu Long
cng khụng phi l mt h ngoi l.

Bng 1: Mt t bo thc vt ni mt s vựng ca sụng cu long (V:tb/m3)
TT

a im

Tờn loi
1

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Cách bờ Ba

Tri 10 km
Biển giữa
cửa Đại và
C.Tiểu
Biển trớc
cửa Đại
Giữa dòng
cửa Đại
Cửa Đại
(Ngan
Định Trờng)
Cửa Hàm
Luông
Trên sông
Hàm
Luông
Cửa Bà Tri
(giữa
dòng)
S.Ba Lai
(gần bờ An
Thịnh)
S. Cổ
Chiên
Rạch Khâu
Băng
Rạch ớt
Rạch Băng
Cung
Rạch Cổ

Rach Bà T
Rạch Vũng
Luông
Rạch Trũng
Rạch Kênh
Ngoài
Rạch Bà Tri

2

11000

444000

35010
0

286000

60600
0
14660
0
88900

710400

3

4


5

6

7

8

9

10

Tng
cng

11600
0
70200

7400

44500

3700

88950

1485


7840

-

123700

66500

33200
0

57100

31100

17850

8500

8500

1123700

10000
0
77800

93330
0
37750

0
12800

33500

66800

99000

11000

281800

51100
0
5600

55360
0
15700

22200

3103300

336000

36800
0
46670

0
77450

5550

631000

11600

77650

7050

88850

88900

17250

22200

66700

44500

35600

77600

133400


60000
0
22300
88900

377800

1200
7450
13330
0
7250
3850

4450
111200
177800
15600
20000

3850

28900

155600

7650

933000


1089000
44000

22000

14850
44700

22300

6450

130200
195000
8900

114300

3350
7650
3900
7400

4150

3800

7450
4000

11100

110700

4100

245600
988900

3700
3450

3850
3680

1126500
148000
19500
122380
318500

7400
7250
3100

7200

33900
27000
192200


Ngun: V Trung Tng, 1994 (trớch trong bỏo cỏo Quy hoch ca Vin Kinh t v Quy hoch Thu sn)
Ghi chỳ: 1 - Coscinodiscus, 2- Skeletonema, 3-Biddulphia, 4-Ditylum, 5- Thalassionema, 6- Rhizosolenia, 7Chaetoceros, 8-Nitzschia, 9-Asterionella, 10 Pleurosigma

2.6.4.2. ng vt phự du (Zooplankton)
Cỏc nghiờn cu ó xỏc nh c 313 loi ng vt phự du vựng ca sụng ven bin ng
bng sụng Cu Long. 202 loi (chim 64,5% tng loi) thuc v ngnh chõn khp. Trong ngnh
chõn khp (Arthropoda), phõn lp giỏp xỏc chõn chốo (Copepoda) cú ti 145 loi chim 46,32%
Trang:11


tng s loi ng vt phự du ca vựng. Vo mựa ma, do cú s phỏt trin mnh m ca khu h
ng vt phự du nc ngt, nờn tng s loi cú mt ti vựng ca sụng ven bin tng cao hn trong
mựa khụ. Mt cỏ th ng vt phự du cng bin ng theo mựa v theo tng phõn vựng khỏc
nhau.

Bng 2: Mật độ động vật đáy vùng cửa sông ven biển B sụng Cu Long
T
T

Vựng

1
2
3

Vựng 1
Vựng 2
Vựng 3


Mt trong mựa khụ
(t bo/m3)

Mt trong mựa ma (t bo/m3)

24.025
57.540
82.955

72.940
120.831

Ngun : Trn Kim Hng, H Ngc Hu (trớch trong bỏo cỏo Quy hoch ca Vin Kinh t v Quy hoch
Thu sn)
Chỳ thớch : Vựng 1 t Soi Rỏp n ụng mi C Mau, nam ca B ; vựng 2 t ụng mi C Mau n
ca ng Cựng; vựng 3 t ca sụng By Hỏp n ca H Tiờn;
- cha thng kờ.

2.6.4.3. ng vt ỏy (Zoobenthos)
Khu h ng vt ỏy vựng ca sụng ven bin ng bng sụng Cu Long ó xỏc nh c
375 loi thuc 9 ngnh. Ngnh chõn khp (Arthropoda) cú s loi phong phỳ nht (138 loi, chim
36,8% tng loi), ngnh thõn mm (Mollusca) cú mc a dng sinh hc ng th 2 (116 loi,
chim 30,93% tng loi), tip theo l ngnh giun t (Annelida)...
Mc a dng sinh hc cng ch tp trung vo mt s lp nht nh (xem bng trc)
nh, lp giỏp xỏc (Crustacea) ca ngnh chõn khp (arthopoda), lp giun nhiu t (Polychaeta)
thuc ngnh giun t (Annelida), lp thõn mm hai mnh v (Bivalvia), lp thõn mm chõn bng
(Gastropoda) thuc ngnh thõn mm (Mollusca). Cỏc ngnh ng vt ỏy khỏc, mi ngnh ph
bin ch cú 3-4 loi.

Bng 3: Cu trỳc phõn loi hc ca cỏc ngnh ng vt ỏy vựng ca sụng ven bin ng bng sụng

Cu Long
Ngành

Arthopoda
Annelida
Mollusca
Mollusca

Lớp

Crustacea
Polychaeta
Bivalvia
Gastropoda

Số lợng loài

135
83
60
56

% so với tổng số loài

36,00
22,13
16,00
14,93

Ngun: Nguyn Sinh Hựng, Trn Quang Minh (c trớch trong Quy hoch Tng th phỏt trin Nuụi trng thu sn

ng bng Sụng Cu Long, 2001).

Sinh vt lng ca ng vt ỏy khu vc ng bng sụng Cu Long nhỡn chung khụng
cao, c bit khi so sỏnh vi cỏc vựng ca sụng ven bin khỏc nh vựng ca sụng Hng, vựng triu
ca sụng vựng Hi Phũng - Qung Ninh. Vớ d, sinh vt lng vựng ca sụng Ninh C t 101,6
Trang:12


g/m2 (tương ứng 172 con/m2) vào mùa mưa và 120,2 g/m 2 (tương ứng với 204 con/m 2) vào mùa
khô. Sinh vật lượng của động vật đáy thấp nhất cũng đạt 53,65 g/m 2, trung bình đạt 393,7 g/m 2 và
cao nhất lên tới 3.982,07 g/m 2. Trong khi đó, sinh vật lượng động vật đáy vùng cửa sông ven biển
Đồng bằng sông Cửu Long trung bình chỉ đạt được 27,363 g/m 2, tương ứng với mật độ 21,53
con/m2. Sinh vật lượng động vật đáy vùng triều chủ yếu thuộc về các loài thuộc ngành thân mềm
(Mollusca), chiếm 68,59% về sinh khối và 88,53% về mật độ.
Xu thế biến đổi chung là vào mùa khô, sinh vật lượng động vật đáy thường cao hơn thời kỳ
mùa mưa. Trung bình, sinh vật lượng động vật đáy Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô đạt
33,6 g/m2, tương ứng với mật độ 386,3 con/m2, trong mùa mưa đạt 21,06 g/m2.
Qui luật về sự biến đổi sinh vật lượng theo mùa luôn đúng với mọi vùng triều cửa sông. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính làm suy giảm sinh vật lượng vào mùa mưa là do độ
muối giảm xuống quá thấp, các loài sinh vật đáy vùng triều trong đó chủ yếu là thân mềm với khả
năng di động kém, đã không thích nghi được và bị chết. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cho thấy,
sinh vật đáy chết nhiều vào mùa mưa còn do sự biến động của nền đáy, độ đục tăng lên quá cao.
Qua đó thấy rằng, sinh vật lượng của vùng tuy không bằng các vùng khác như tại cửa sông Hồng,
cửa sông ven biển vùng Hải Phòng, Quảng Ninh, song thay vào đó, nơi đây lại đặc biệt giàu có
nguồn mùn bã hữu cơ do tảo và thực vật ngập mặn đem lại. Chỉ tính riêng lượng mùn bã do thực
vật ngập mặn cung cấp trung bình đã đạt được 0,973-5,545 g/m 2/ngày. Nguồn vật liệu này chính là
động lực cho sự phát triển của thuỷ sinh vật trong vùng.

2.6.4.4. Khu hệ cá (Fish fauna)
Các khảo sát đã chỉ ra rằng, khu hệ cá cửa sông Cửu Long gồm 155 loài, thuộc 58 họ, 15

bộ. Cấu trúc nên khu hệ cá này gồm chủ yếu là các loài cá có nguồn gốc biển, trước hết là các loài
thuộc bộ cá vược, sau đó đến bộ cá trích, cá bơn, cá đối. (bảng dưới).
Phần lớn các loài cá gặp trong vùng cửa sông là những loài rộng nhiệt và rộng muối. Các
loài tạo nên sản lượng khai thác cao như cá khoai (Harpodon nehereus), cá đối (Mugil), cá nhụ
(Polynemtus), cá bống (Glossogobius, Tripauchen), cá bơn (Cynoglossus), cá lẹp (Thrissa), cá lành
canh (Coilia). Có thể kết luận rằng thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản nước lợ của Đồng bằng sông
Cửu Long là đối tượng tôm và các loài nhuyễn thể, các loài thuỷ sản ưa nước lợ.

Bảng 4: Số lượng các bộ, các họ và các loài cá vùng cửa sông ven biển Đồng bằng sông Cửu Long
TT

1

2
3

Tªn c¸c bé

Orectolobiformes
Dasyatiformes
Torpediniformes

Sè hä

Sè loµi
Sè lîng

%

1


1

0,7

3
1

7
1

4,4
0,7
Trang:13


4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Clupeiformes

Myctophiformes
Anguilliformes
Cypriniformes
Beloniformes
Gadiiformes
Gasterosteiformes
Mugiliformes
Polynemifrmes
Perciformes
Pleuronectiformes
Tetrodontiformes

4
2
4
3
1
1
1
2
1
28
4
2

19
3
5
5
1

1
1
7
3
87
9
5

12,2
1,9
3,2
3,2
0,7
0,7
0,7
4,5
1,9
56,1
5,8
3,3

Nguồn : Vũ Trung Tạng, 1994, (trích trong báo cáo Quy hoạch của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản)

3. Đặc tính di cư của nguồn lợi cá trong lưu vực sông Mê kông
3.1. Đặc điểm di cư của cộng đồng cá sông Mê Kông
Sự di cư của các cộng đồng cá trên sông là một chỉ tiêu và cấu trúc quan trọng trong hệ sinh
thái sông của hầu hết các dòng sông nhiệt đới.
Về mặt khoảng cách di cư: Các cộng đồng cá trong sông thường thực hiện các chuyến di cư
dài hàng trăm km để đến được các bãi sinh sản phù hợp, giàu dinh dưỡng (Bayley, 1973), trong
một số trường hợp đặc biệt, sự di cư này có thể diễn ra ở những khoảng cách hàng nghìn cây số

(Barthem và Goulding, 1997). Theo nghiên cứu của UB sông Mê kông (2003), trong hệ thống sông
Mê kông, 2 hình thức di cư chủ yếu của các cộng đồng cá đã được phát hiện. Thứ nhất, sự di cư
diễn ra trong phạm vi của dòng sông chính và các nhánh sông thường được gọi là sự di cư theo
chiều dọc. Ngược lại, sự di cư của cá từ dòng sông chính và các dòng sông nhánh vào trong các
khu đồng bằng châu thổ trong mùa lũ và sau đó quay trở lại dòng sông chính trong mùa khô được
gọi là sự di cư theo chiều ngang hoặc di cư sang bên.
Ngoài ra, một dạng di cư khác của các cộng đồng cá sông Mê kông cũng được xác định, đó
là sự di cư bị động, xuôi theo dòng nước hay sự trôi dạt của các loại ấu trùng cá. Trong mùa lũ, ấu
trùng của một số loài cá có thể trôi dạt hàng trăm km từ các bãi đẻ ở thượng nguồn xuống các bãi
nở trứng ở hạ lưu trong các cánh đồng châu thổ. Tất cả các xu hướng di cư khác nhau này là một
chuỗi trong vòng đời tự nhiên của các loài cá sông. Rất nhiều loài, tại các thời điểm và giai đoạn
khác nhau trong vòng đời, đã thực hiện tất cả các loại di cư như vừa liệt kê ở trên. Ví dụ, với nhiều
loài, sự di cư theo chiều dọc trong phạm vi dòng sông chính thường xảy ra tiếp theo sự di cư theo
chiều ngang từ các đồng bằng châu thổ quay trở về các dòng sông chính. Về bản chất, những sự di
cư này thể hiện sự thích nghi của các cộng đồng cá sông đối với cuộc sống trong các dòng nước

Trang:14


chẩy. Trong phạm vi mỗi hệ thống sông, cá đã thích nghi với các điều kiện thuỷ văn đặc trưng của
hệ thống sông đó.
Ở lưu vực sông Mê kông, vòng đời của rất nhiều loài cá đã được tiến hoá và phát triển để
đảm bảo rằng các ấu trùng cá mới nở và cá con được đưa vào trong các cánh đồng châu thổ mầu
mỡ có năng suất sinh học cao vào thời điểm bắt đầu mùa lụt. Như vậy, vòng đời của cá di cư được
kết nối một cách sinh thái với các bãi đẻ, cũng như các địa điểm khác nhau của quá trình di cư và
kết nối với các hệ sinh thái khác thuộc hệ thống sông. Bởi vậy, nếu xét từ quan điểm của các loài cá
di cư, lưu vực sông Mê kông có chức năng như là một hệ sinh thái lớn.
Trong sông Mê kông, sự di cư của cá có những ảnh hưởng nhất định đến ngành thuỷ sản bởi
vì một phần sản lượng quan trọng của ngành thuỷ sản được dựa trên việc đánh bắt các loài cá di cư.
Ví dụ, sản lượng đánh bắt cá di cư trên sông Mê kông bằng đăng (lot) ở Campuchia đã đóng góp

một phần quan trọng trong sản lượng khai thác thuỷ sản ở nước này (Lieng và CTV, 1995); hoặc
hoạt động khai thác nguồn lợi cá di cư trên sông Mê kông tại khu vực thác Khone của Lào là một
trong những lĩnh vực và địa điểm khai thác thuỷ sản quan trọng của nước này (Baird, 1998;
Singanouvong và CTV, 1996a và 1996b). Tuy nhiên, các hình thức khai thác này cũng là một trong
những nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi thuỷ sản của sông Mê kông, do đã đánh bắt cả các
đoàn ấu trùng cá trôi nổi trong dòng nước, gây thiệt hại cho nguồn lợi cá di cư. Ví dụ, trong khu
vực đồng bằng sông Mê kông của Việt nam, hàng triệu ấu trùng của cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) đã bị bắt hàng năm để đưa vào nuôi trong các ao hoặc lồng (MRC, 2003).

3.2. Các hệ sinh thái quan trọng đối với sự di cư của cá trong sông Mê kông
3.2.1. Các vùng nước sâu và ghềnh thác trong phạm vi dòng chảy chính của sông Mê
kông
Theo ý kiến của các ngư dân sống dọc sông Mê kông, các vùng nước sâu và ghềnh, thác
trong phạm vi dòng chẩy chính của hệ thống sông Mê kông đóng vai trò như những nơi sinh sống
và trú ẩn cho các loài cá di cư trong mùa khô. Đặc biệt, các phần mở rộng và các đoạn sông nối dài
của sông Mê kông từ Kratie thuộc Campuchia đến khu vực thác Khone thuộc Lào đóng vai trò rất
quan trọng trong việc cung cấp nơi sinh cư cho hầu hết các loài cá di cư thuộc sông Mê kông. Phần
lớn các hồ sâu được phân bố trong phạm vi những đoạn sông nối dài này. Hơn thế nữa, các vùng
sông chứa các ghềnh, thác và các thảm thực vật ngập nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp nơi ở và thức ăn cho các loài cá di cư, đặc biệt là ở phía thượng nguồn của sông. Hầu hết
các loài cá di cư có kích cỡ lớn đều cư trú trong các hồ, vũng sâu trong vùng thượng nguồn sông
này trong suốt thời gian của mùa khô (UB sông Mê kông, 2003). Trong cuộc khảo sát của UB sông
Mê kông về nguồn lợi cá di cư, năm 2003, hầu hết các ngư dân dọc sông được hỏi đều nhận thức
Trang:15


được tầm quan trọng của các vũng, hồ sâu và các thác, ghềnh này đối với nguồn lợi cá đã cung cấp
thực phẩm và thu nhập cho họ. Bởi vậy, đa số họ đều biết rất rõ vị trí của các ghềnh, thác cũng như
các vùng nước sâu trong sông và thậm chí họ còn biết được mức độ sâu của từng nơi. Bởi vậy, việc
loại bỏ các ghềnh, thác này trên thượng nguồn sông Lan Thương-Mê kông trong Dự án cải tạo giao

thông thuỷ (do 4 quốc gia thượng nguồn thực hiện) như đã đề cập ở trên sẽ gây nên các ảnh hưởng
bất lợi cho nguồn lợi cá di cư, cũng như ảnh hưởng lên điều kiện sinh sống và thu nhập của các
cộng đồng ngư dân sống ven sông, đặc biệt là các cộng đồng người nghèo có thu nhập phụ thuộc
chủ yếu vào nghề khai thác thuỷ sản trên sông.

3.2.2. Các đồng bằng cửa sông do nước lũ tạo thành
Với một vài ngoại lệ, các loài cá di cư của sông Mê kông thường có đời sống phụ thuộc vào
các khu vực ngập nước lũ trong một số giai đoạn trong vòng đời của chúng, đặc biệt là ở giai đoạn
ấu trùng hoặc giai đoạn cá con. Như đã đề cập ở trên, sự di cư theo chiều ngang trong sông Mê
kông xuất hiện như là một biểu hiện của sự thích ứng của cá đối với dòng chẩy để đảm bảo rằng
các con cái của các loài cá di cư này cuối cùng cũng đi đến được các khu vực đồng bằng sinh sống
màu mỡ, ngập nước lũ. Như vậy, các khu vực đồng bằng ngập nước trong mùa lũ có năng suất sinh
học cao là những nơi sinh cư rất quan trọng của ấu trùng hoặc cá con trong quần đàn cá di cư, đó là
nơi các cộng đồng cá di cư sinh sống một quãng đời nhất định của chúng. Trong lưu vực sông Mê
kông, các loại cánh đồng này tập trung chủ yếu ở khu vực trung và hạ nguồn sông, đặ biệt ở phía
Nam của Campuchia và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi dòng chẩy đổ vào tại thời điểm
đầu mùa lũ và dòng chẩy chẩy ra khi đến mùa kiệt. Cấu trúc dòng chẩy này là một đặc trưng quyết
định dạng hình di cư của hầu hết các loài cá di cư của khu vực này.
Đặc tính của các cánh đồng ngập lũ này có sự khác nhau giữa vùng hạ lưu và trung lưu của
sông Mê kông. Ở vùng hạ lưu (bao gồm phần phía Nam của Campuchia, hồ Tonle Sap và đồng
bằng sông Cửu Long của Việt Nam), vùng đồng bằng ngập lũ có mối liên hệ trực tiếp với dòng
sông chính, trong khi đó ở phía trung lưu, các cánh đồng này lại liên hệ với các nhánh của sông Mê
kông. Bởi vậy, ở vùng trung lưu của sông Mê kông, cộng đồng cá di cư chỉ có thể tới được các
cánh đồng ngập nước thông qua các nhánh sông và các dòng suối nhỏ. Sự di cư ở vùng trung lưu
sông này xuất hiện ngay tại thời điểm nước lũ bắt đầu lên - khi mức nước của các nhánh sông nhỏ
và các dòng suối tăng lên, nhờ vậy, các cộng đồng cá này mới có thể tiến tới được các cánh đồng
ngập lũ. Ngược lại, ở vùng hạ lưu sông, sự di cư của cá tới các cánh đồng này diễn ra khá dễ dàng,
đơn giản chỉ là sự chuyển động xuôi dòng nước cho tới khi tới được các phần ngập của khu vực
đồng bằng.


Trang:16


Như vậy, bản chất di cư của cộng đồng cá ở lưu vực sông Mê kông chính là sự thích nghi
của chúng đối với các sự thay đổi của các yếu tố thuỷ văn học, đặc biệt là sự thay đổi của tốc độ
dòng chẩy và mức độ ngập nước của các hệ sinh thái giữa các mùa khô và lụt. Hai thời điểm chủ
yếu của sự di cư (xuôi dòng và ngược dòng) chính là hai thời điểm nước lên và nước xuống của
mùa lụt (thời điểm bắt đầu của mùa lụt và bắt đầu của mùa khô). Dự án cải tạo giao thông thuỷ trên
thượng nguồn sông Mê kông sẽ làm thay đổi mức độ ngập nước của dòng sông cũng như thời điểm
xuất hiện của các mốc quan trọng này, nên sẽ gây nên các ảnh hưởng đối với hoạt động di cư sinh
sản và dinh dưỡng của các cộng đồng cá di cư này.

4. Đặc điểm kinh tế xã hội liên quan đến phát triển thuỷ sản vùng Dự
án và hạ lưu Dự án
Từ xa xưa, các cộng đồng dân cư dọc sông Mê kông, đặc biệt là ở vùng hạ lưu sông Mê
kông ở 4 nước Việt nam, Campuchia, Lào và Thái Lan đã thể hiện một sự phụ thuộc lâu dài và sâu
sắc vào nguồn lợi thuỷ sản trong sông. Cá và các sản phẩm từ cá ở vùng hạ lưu sông thể hiện giá trị
kinh tế và dinh dưỡng cao cho các cộng đồng dân cư dọc sông. Đây là nguồn dinh dưỡng quan
trọng thứ hai sau lúa nước trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây, và là nguồn cung cấp
dinh dưỡng Protein chủ yếu - tỷ lệ Protein được cung cấp từ cá là 40 – 80% trong bữa ăn hàng ngày
của người dân (Caldwell, 1972 được trích dẫn trong FAO, 1976). Lượng cá tiêu thụ bình quân hàng
năm đầu người dao động từ 12 – 22 kg/năm/người trong cả 4 quốc gia. Xét trên phương diện tổng
thu nhập quốc nội của các quốc gia ven sông, ngành khai thác thuỷ sản trên sông Mê kông đã đóng
góp từ 2 – 8% vào tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia này trong những năm 1970s (FAO,
1976).
Những năm gần đây, mặc dù sự phát triển của công nghiệp thực phẩm và tiến bộ khoa học
kỹ thuật đã có ảnh hưởng tích cực đến đời sống và chế độ dinh dưỡng của người dân nông thôn,
nhưng các sản phẩm thuỷ sản vẫn có vai trò nhất định đến đời sống dinh dưỡng và nghề nghiệp của
các cộng đồng dân cư các quốc gia ven sông. Sverdrup-Jensen (2002 được trích trong FAO, 2002)
đã thống kê cho thấy sản lượng sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ ở khu vực lưu vực sông Mê kông vào

khoảng 2,033 triệu tấn hàng năm cho một cộng đồng dân cư khoảng 56,3 triệu người. Như vậy,
bình quân tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản trên đầu người là 36 kg/người/năm, mức dao động là 10 –
89 kg/người/năm.Nghiên cứu của Kent G.Hortle và Simon R. Bush (trích trong FAO, 2002) lại cho
thấy, sản lượng thuỷ sản tiêu thụ tại các cộng đồng dân cư ven sông Mê Kông cao hơn, khoảng 3
triệu tấn/năm. Điều này đã thể hiện được tầm quan trọng của nguồn lợi thuỷ sản trong các hệ sinh
thái của sông Mê kông tới đời sống kinh tế và xã hội của người dân trong vùng lưu vực. Bởi vậy,
bất cứ một tác động tiêu cực nào tới nguồn lợi này đều sẽ dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực tới nghề

Trang:17


cá sông và qua đó sẽ ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư này. Sản lượng tiêu thụ của các cộng
đồng dân cư ở một số quốc gia ven sông được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5 : Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người ở các cộng đồng dân cư ven sông
(kg/người/năm)
Các cộng đồng dân cư

Bình quân tiêu thụ các
sản phẩm thuỷ sản

Bình quân tiêu thụ
nhuyễn thể

Bình quân tiêu thụ cá

Campuchia

31,2

20,2


11

Hạ Lào

42,2

19,7

22,4

12,9

5,5

7,4

57,4

34,7

22,7

Thượng
Hmong)

Lào

(người


Việt Nam

Nguồn: Sverdrup-Jensen và Simon R. Bush, 2002, trích trong FAO, 2002

Ngoài nguồn thực phẩm cho người dân, nguồn lợi cá sông Mê kông còn là nguồn xuất khẩu
cung cấp ngoại tệ cho các quốc gia ven sông. Đặc biệt, các sản phẩm xuất khẩu của khu vực hạ lưu
sông Mê kông như cá tra, cá ba sa đông lạnh của Việt Nam sang Mỹ, Nhật, EU và cá ba sa, cá tra
tươi sống của Campuchia sang Thái Lan và các nước khác đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu
ngoại tệ của các quốc gia này.
Đặc điểm kinh tế-xã hội của ngành thuỷ sản nội địa, đặc biệt là nghề cá sông của các quốc
gia lưu vực sông Mê kông sẽ được phân tích trong phần tiếp theo để có thể thấy rõ được các mối
liên hệ giữa các điều kiện phát triển kinh tế này với sự phát triển ngành thuỷ sản của các quốc gia.

4.1. Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử phát triển ngành thuỷ sản lâu đời trong khu vực.
Hoạt động sản xuất thuỷ sản nội địa đã xuất hiện cách đây trên 3000 năm. Hiện nay, sản xuất thuỷ
sản nước ngọt (trong ao, hồ, sông suối) đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản đã có những bước tiến đáng
kể và đạt đến trình độ sản xuất tiến bộ. Từ năm 1991, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong các thuỷ
vực nước ngọt tăng rất nhanh so với khai thác nội địa. Theo số liệu của FAO (1995), tổng sản
lượng nuôi trồng thuỷ sản Trung Quốc năm 1992 mới đạt 7,76 triệu tấn. Loại hình mặt nước sông,
suối chủ yếu được đưa vào để khai thác, đánh bắt cá, tôm tự nhiên và nuôi cá theo hình thức lồng
bè. Đến năm 1999, tổng sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đã tăng lên 41 triệu tấn, trong đó có
16,5 triệu tấn từ thuỷ sản nước ngọt với 2,28 triệu tấn từ đánh bắt nước ngọt (chủ yếu từ các sông,
suối, hồ lớn) và 14,2 triệu tấn từ nuôi nước ngọt (FAO, 2002). Từ số liệu thống kê năm 1999, các
hoạt động nuôi trong các ao, hồ nhỏ chiếm khoảng 30% trong sản lượng nuôi thuỷ sản nước ngọt
nội địa, khoảng 28% là nuôi cá kết hợp trong các cánh đồng lúa và 22% là từ các hồ chứa.

Trang:18



Cũng giống như các quốc gia khác ở khu vực châu Á nói chung và lưu vực sông Mê kông
nói riêng, ngành thuỷ sản nội địa của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh
dưỡng và các cơ hội việc làm cho người dân, đặc biệt là cư dân nông thôn. Theo số liệu của FAO
(2002), ước khoảng 20 triệu người sống dựa vào nghề cá ở Trung Quốc. Do các vấn đề về môi
trường và các luật lệ về bảo vệ môi trường và nguồn lợi, ngành khai thác và đánh bắt thuỷ sản trên
các sông, suối, hồ đã bị hạn chế, và một số lượng lớn các ngư dân đánh bắt đã được chuyển nghề
sang nuôi trồng thuỷ sản. Đối tượng cá khai thác trên các sông lớn bị hạn chế về số lượng, kích cỡ
và chủng loại nhằm mục đích bảo tồn nguồn lợi, tuy nhiên, sản lượng khai thác trên các sông, hồ
vẫn tăng trong thời gian qua. Năm 1999, sản lượng khai thác trong các hồ lớn ở Trung Quốc đạt 50
– 198 kg/ha. Sự khai thác quá mức nguồn lợi, đặc biệt là nguồn lợi cá di cư sinh sản, cùng với sự ô
nhiễm của các nguồn nước sông đã làm suy giảm nguồn lợi cá sông. Các thống kê đã cho thấy, kích
cỡ cá khai thác ở các sông và hồ lớn đã giảm đi so với trước kia, mật độ cá con trong sông giảm.
Các loài thuỷ sản được nuôi trồng và khai thác nội địa chủ yếu ở Trung Quốc bao gồm:
Carassius carassius, Cirrhinus molitorella, Ctenopharyngodon idella, Hypophthalmichthys
molitrix, Hypophthalmichthys nobilis, Mylopharyngodon piceus, Parabramis pekinensis,
Oreochromis niloticus, Oreochromis aureus, Cyprinus carpio, Megalobrama amblycephala,
Oncorhynchus mykiss, Clarias fuscus, Clarias batrachus, Ictalurus punctatus, Labeo rohita,
Micropeltes salmoides, Monopterus albus, Misguinus anguillicandatus, Anguilla japonica, Trionys
sinensis, Cuora trifasciata, Eriocheir sinensis, Rana catesbiana.

4.2. CHDCND Lào
Do Lào là một nước nội địa, không có bờ biển nên ngành thuỷ sản nội địa, đặc biệt là các
hoạt động khai thác diễn ra trên các sông, hồ lớn như sông Mê kông và các nhánh sông của nó
đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, phục vụ nhu cầu dinh dưỡng và tạo việc
làm cho người dân địa phương. Sản lượng thuỷ sản được tiêu thụ phần lớn trong nội địa, là nguồn
protein quan trọng và đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Tỷ trọng của sản xuất thuỷ sản
trong tổng thu nhập GDP của Lào vào khoảng 8% (FAO, 2002).
Lào là một nước ven sông Mê kông có diện tích lưu vực sông chiếm khoảng 97% tổng diện
tích tự nhiên toàn quốc, tương đương 202 000 km2. Vùng lưu vực này của Lào đóng góp 35% lưu
lượng nước chẩy của sông Mê kông. Năm 2000, khoảng 254.150 ha mặt nước của sông Mê kông

và 14 nhánh sông phụ đã được tiến hành khai thác và đánh bắt thuỷ sản. Sản lượng đánh bắt trên
sông này đạt 17.790 tấn, chiếm 25% tổng sản lượng thuỷ sản của toàn quốc. Sông Mê Kông và các
hệ sinh thái của nó cung cấp hầu hết các loại cá tiêu dùng của Lào (bảng ..). Ngoài ra, còn có các
loại hình mặt nước có khả năng khai thác thuỷ sản như ruộng trũng, đập thuỷ lợi, hồ chứa, hồ tự
Trang:19


nhiên. Các đối tượng thuỷ sản và các loại hình mặt nước được khai thác được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 6 : Các đối tượng và loại hình mặt nước khai thác
Các loại hình mặt nước
Các nhánh của Hồ chứa
Ruộng
sông Mê kông
và hồ tự
trũng
nhiên
×
×
×

Tên khoa học

Họ

Akysis variegatus

Akysidae

Sông


kông
×

Đập thuỷ
lợi

Amblyrhynehiehthys
truncatus

Cyprinidae

×

×

×

×

×

A. bantamensis

Babinae

×

×


×

×

×

Acantopsis
choirorhynchos

Cobitinae

×

×

×

-

-

Anabas testudineus

Anabantidae

×

×

×


×

×

Amphotistius
laosensis

Dasyatidae

×

×

-

-

-

Amyda spp

×

×

×

-


-

Aaptosyax grypus

Soft-shelled
turtle
Cyprinidae

×

×

×

-

-

Acantopsis sp

Cobitinae

×

×

×

-


-

Arius stomi

Artidae

×

×

×

×

×

Achiroides sp

Soleidae

×

×

×

-

-


Annamia normani

×

×

×

-

-

Barbichthys laevis

Homalopterid
ae
Barbinae

×

×

×

-

-

Bagrarius bagrarius


Sisoridae

×

×

×

-

-

Botia hymenophysa

Cobitinae

×

×

×

-

-

Bagroide macropterus

Bagridae


×

×

×

-

-

Bangana behri

Cyprinidae

×

×

×

-

-

Barbichthys nitidus

Cvprinidae

×


×

×

-

-

Chitala blanci

Notopteridae

×

×

×

-

-

C. ornata

Notopteridae

×

×


×

-

-

Catlocarpio siamensis

Cvprinidae

×

×

×

-

-

C. enoplos

Cyprinidae

×

×

×


-

-

Cirrhinus jullieni

Cvprinidae

×

×

×

×

×

C. molitorella

Cvprinidae

×

×

×

-


-

C. microlepis

Cyprinidae

×

-

-

-

-

Cirrhinus lineatus

Barbinae

×

×

×

×

×


Clarias batrachus

Clariidae

×

×

×

×

×

×

Trang:20


C. macrocephalus

Clariidae

×

×

×

×


×

Channa marulius

Channidae

×

×

×

×

×

C. micropettes

Channidae

×

×

×

-

-


C. orientalis

Channidae

×

×

×

-

-

C. striata

Channidae

×

×

×

×

×

Discherodontus

ashmendi

Cyprinidae

×

×

×

×

×

Dngila spilopleura

Cyprinidae

×

×

×

×

×

Euryglossa panoides


Soleidae

×

×

×

-

-

Hypsibarbus lagleri

Cyprinidae

×

×

×

×

×

H. mekongensis

Siludae


×

×

×

-

-

Heterobagrus bocourti

Bagridae

×

×

×

-

-

K. apogon

Siluridae

×


×

×

-

-

K. schilbeides

Siluridae

×

×

×

-

-

K. cheveyi

Siluridae

×

×


×

-

-

Labeo erythrurus

Barbinae

×

×

×

-

-

L. dyocheilus

Barbinae

×

×

×


-

-

Mekongina
erythrospila

Cyprinidae

×

×

×

-

-

Morulius
chrysophekadion

Cyprinidae

×

×

×


-

-

M. nemurus

Bagrinae

×

×

×

-

-

Nguồn: Phòng Chăn nuôi và Thuỷ sản Lào, 2001 (được trích trong FAO, 2002)

Hoạt động khai thác thuỷ sản trên sông chủ yếu mang tính chất tự cung tự cấp, chỉ một số ít
địa điểm có hoạt động đánh bắt mang tính thương mại như hồ chứa Nam Ngum. Ngư dân địa
phương sử dụng khoảng 20 loại ngư cụ đánh bắt khác nhau, các loại phổ biến bao gồm đăng, đáy,
lưới rê, câu vàng, chài, bẫy, câu tay, te, xúc. Hiện trạng sản xuất thuỷ sản của CHDCND Lào năm
2000 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 7: Hiện trạng sản xuất thuỷ sản Lào năm 2000
Loại hình sản
xuất

Khai thác thuỷ

sản

Nuôi trồng thuỷ
sản

Loại hình mặt nước
Sông Mê kông và 14
nhánh phụ
Hồ chứa
Các hồ chứa và hồ thuỷ
lợi nhỏ
Đầm lầy và đất ngập nước
Ao nhỏ
Cá – lúa
Ruộng trũng ngập nước
Hồ, đập, thùng đấu nhỏ

Diện tích (ha)
254.150

Sản lượng
(tấn/năm)
17.790

Tỷ trọng (%)

57.025
34.460

3.421

5.169

4
7.4

95.686
10.300
3.050
477.176
12.934

2.870
10.300
475
23.850
7.441

4
15
0.6
34
10

25

Trang:21


Tổng cộng
944.781

71.316
100
Nguồn: Bounkhouang SOUVANNAPHANH, Somphanh CHANPHENDXAY, Xaypladeth CHOULAMANY, Bộ Nông
Nghiệp và Lâm nghiệp Lào, trích trong FAO, 2002.

Tình hình tiêu thụ cá của người dân Lào
Kết quả điều tra của Trung tâm Thống kê Quốc gia Lào về tình hình tiêu thụ cá và các sản
phẩm thuỷ sản của người dân Lào năm 1993 và năm 1998 đã cho thấy, từ năm 1992 đến năm 1998
người dân Lào có xu hướng tiêu thụ cá và các sản phẩm thuỷ sản nhiều hơn. Điều này được thể
hiện qua giá trị mà người dân chi tiêu cho cá và các sản phẩm thuỷ sản qua bữa ăn của họ (bảng
…). Hiện nay, lượng cá và sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ bình quân ở các khu vực thành thị vào
khoảng 4,7 kg cá /đầu người/năm và 4,4 kg sản phẩm thuỷ sản khác/đầu người/năm; ở vùng nông
thôn, số liệu này là 2,5 kg/đầu người/năm và 2,8 kg/người/năm.
Bảng 8: Giá trị sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ trên đầu người năm 1992 – 1998
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Các hạng mục
Cá tươi
Cá hộp
Cá đông lạnh
Cá khô

Tôm, cua, …
Cá muối
Cá được bảo quản bằng phụ gia
Các loại khác
Cá tự cung tự cấp của người dân

Giá trị tiêu thụ (triệu kip*)
Năm 1997 - 1998
Năm 1992 – 1993
30750
1237
1351
2183
1853
2934
755
4995
93410

11040
1021
500
1208
162
1519
3626
26540

*: Đồng tiền của Lào


4.3. Thái Lan
Tương tự như các nước thuộc vùng lưu vực sông Mê kông, ngành thuỷ sản nội địa Thái Lan
thể hiện vai trò đáng kể trong việc đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp việc làm cho các cộng
đồng dân cư nghề cá và cộng đồng dân cư nông thôn. Các hoạt động khai thác thuỷ sản nội địa diễn
ra chủ yếu ở các thuỷ vực nước ngọt tự nhiên hoặc nhân tạo như các sông lớn (sông Mê kông) và
các nhánh của nó dẫn vào các hồ chứa hoặc hồ tự nhiên. Tổng diện tích các hệ sinh thái nước ngọt
ở Thái Lan là 4,5 triệu hectars, trong đó, hệ sinh thái sông và các diện tích ngập nước ở lưu vực
chiếm diện tích chủ yếu - khoảng 4,1 triệu ha, diện tích hồ chứa khoảng 400 nghìn ha. Ở Thái Lan
hiện có 47 sông và 21 hồ chứa, phân bố trên khắp đất nước, đóng vai trò quan trọng đối với cộng
đồng dân cư sống quanh nó. Trước đây, các cánh đồng ngập nước hình thành do các con sông đã
thể hiện vai trò to lớn đối với các hoạt động khai thác nội địa, nhưng hiện nay các hệ sinh thái này
đã bị biến mất do việc xây dựng các đập, hồ thuỷ điện và thuỷ lợi lớn cũng như các công trình hạ
tầng khác.

Trang:22


Thuỷ sản nội địa đóng góp 200 nghìn tấn sản lượng hàng năm, chiếm 6% trong tổng sản
lượng thuỷ sản của quốc gia (bảng ). Mặc dù phần sản lượng đóng góp từ thuỷ sản nội địa khá
thấp so với thuỷ sản mặn, lợ nhưng ngành này được coi là một hoạt động dễ tiếp cận và không đòi
hỏi đầu tư lớn đối với người dân nông thôn. Bởi vậy, nó có tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội nông thôn của Thái Lan.
Bảng 9: Sản lượng khai thác thuỷ sản nội địa (nước ngọt) của Thái Lan giai đoạn 1978 – 1999
(nghìn tấn)
Năm
Sản
lượng
Năm
Sản
lượng


1978
102.1

1979
103.1

1980
110.4

1981
116.5

1982
87.7

1983
108.4

1984
114.4

1985
92.2

1986
98.4

1987
87.4


1988
81.5

1989
109.1

1990
127.2

1991
136

1992
132

1993
175.4

1994
202.6

1995
191.7

1996
208.4

1997
205


1998
202.3

1999
206.9

Nguồn: FAO, 2002
Sản phẩm cá đánh bắt từ các hệ sinh thái nước ngọt mang tính đa loài. Năng suất đánh bắt
biến động phụ thuộc vào năng suất sinh học của từng loại thuỷ vực. Nhìn chung, cá rô phi, cá trôi
Thái, cá quả, cá trôi thường, cá trê, cá rô đồng, cá tra và tôm càng xanh là những đối tượng phổ
biến, và chiếm hơn 90% tổng sản lượng khai thác nội địa, tương đương với 200 nghìn tấn. Sản
lượng cá đánh bắt chia theo loài được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10 : Sản lượng khai thác nội địa chia theo loài giai đoạn 1991 – 1999 của Thái Lan
Species

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997


1998

1999

Tổng cộng
Cá quả
Cá trê
Cá Rô đồng

136
14.4
7
6

132
14
6.7
5.8

1 75.4
18.6
8.1
8.1

202.6
21.4
7.1
6

191.7

21.8
8.1
6.7

208.4
25.5
5.8
3.7

205
24.1
3.4
3.6

202.3
16.7
10.9
4.5

206.9
18
12.1
6.3

Cá trôi Thái
Rô phi
Cá trôi ta
Sepat siam
Pangasius
Lươn

Các loại cá
khác

23.1
42.2
6.8
0.6
0.8
0
35.1

22.4
40.9
6.7
0.5
0.8
0
34.1

23.1
53.9
8.7
0.8
1.1
0.4
52.4

22.5
63.4
8.2

0,2
6.3
4.4
60

22.5
55.7
10.1
0.2
5.7
5.5
51.2

25.7
29.2
7.4
0.4
0.5
0.4
106.7

25.3
28.7
7.4
3
0.5
0.4
108.4

44.4

40.2
11.5
1.5
0.9
0
70.2

45.5
49.8
13.7
0.5
1.1
0
59.4

0

0

0

0.4

0.3

0.6

1.5

0


0.1

0.1
0

0.1
0

0.1
0.1

2.4
0.3

3.1
0.8

1,5
1

0.4
0.1

1.4
0.1

0.3
0.1


Macrobracium
Tôm
Các loại sản
phẩm khác

Nguồn : FAO, 2002
Ngư cụ khai thác thường là những loại truyền thống phục vụ cho các hoạt động khai thác vừa
và nhỏ - phổ biến là vó, lưới rê, chài và bẫy. Đây là những ngư cụ đơn giản và dễ sử dụng. Hoạt
Trang:23


động đánh bắt diễn ra quanh năm, nhưng sản lượng khai thác có sự biến động giữa các mùa vụ
khác nhau. Sản lượng cá nước ngọt ở các sông, hồ vào mùa lũ (tháng 6 đến tháng 9) thường cao
hơn so với mùa khô, do trong mùa lũ, các thuỷ vực tự nhiên như sông, hồ, đất ngập nước thường có
năng suất sinh học cao hơn do đây là mùa vụ sinh sản của các loài thuỷ sinh vật. Vào mùa khô
(tháng 10 đến tháng 12), khi nước lũ rút đi, các loài cá di cư cũng di cư xuôi theo dòng nước và
ngư dân thường đánh bắt cá di cư vào dịp này với các loại ngư cụ phù hợp.

4.4. Campuchia
Do Campuchia có đường bờ biển ngắn (khoảng 300 km - chạy dọc theo vịnh Siam), hoạt
động đánh bắt thuỷ sản nội địa ở các sông và hồ lớn như sông Mê kông, hồ Tonle Sap và Biển Hồ
đóng vai trò rất quan trọng trong ngành thuỷ sản nội địa của Campuchia, cung cấp protein cá, tôm
phục vụ nhu cầu dinh dưỡng cho người dân. So sánh với lĩnh vực thuỷ sản mặn, lợ, ngành thuỷ sản
nước ngọt nội địa của Campuchia thể hiện vai trò to lớn hơn đối với nền kinh tế quốc dân và đối
với cuộc sống của người dân. Sản xuất thuỷ sản nước ngọt chiếm 80% sản lượng thuỷ sản trên toàn
quốc. Sam Nouv Lieng Sopha và Thor Sensereivorth thuộc Cơ quan Thuỷ sản Campuchia (trích
trong FAO, 2002) đã cho rằng các hoạt động kinh tế ở vùng nông thôn của Campuchia phụ thuộc
rất lớn vào các nguồn lợi tự nhiên của các hệ thống sông, hồ. Theo Van Zalinge và các cộng tác
viên (trích trong FAO, 2002), do lịch sử lâu đời và những đóng góp của ngành thuỷ sản nội địa của
Campuchia đối với cuộc sống của người dân và với quốc gia, các hoạt động sản xuất này không chỉ

có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn thể hiện cả tầm quan trọng về mặt xã hội. Trước hết, thuỷ sản
cung cấp nguồn dinh dưỡng và an toàn lương thực cho bữa ăn hàng ngày của người dân. Sản phẩm
thuỷ sản được chế biến theo nhiều hình thức khác nhau phục vụ cho tiêu dùng như hun khói, ướp
muối, sấy khô, lên men, chế biến nước mắm. Cá có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ
Campuchia và có mặt trong hầu hết các bữa ăn của người dân. Ngành thuỷ sản đồng thời cũng cung
cấp các cơ hội việc làm cho các cộng đồng dân cư nông thôn. Cũng theo các tác giả này, khoảng
85% dân số Campuchia tham gia sản xuất nông nghiệp và hầu hết trong số họ đều có liên quan đến
các hoạt động sản xuất thuỷ sản (toàn thời gian hoặc bán thời gian - tối thiểu có khoảng 2,3 triệu
người). Ngành thuỷ sản tạo ra các nghề nghiệp có liên quan như tiếp thị, thị trường, đan, vá lưới,
sản xuất ngư cụ, chế biến thuỷ sản, thu mua thuỷ sản… và tạo nguồn thu ngân sách cho Chính phủ.
Ước tính tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của Campuchia năm 2000 đạt hơn 400 nghìn tấn, đem
lại giá trị thu nhập cho quốc gia là 200 – 250 triệu đô la.
Trong các hệ thống sông, hồ của Campuchia, như đã trình bày ở trên, sông Mê kông đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành các hệ sinh thái ngập nước của Campuchia, đoạn sông
chẩy qua Campuchia được gọi là sông Mê Kông Bassac. Vùng hạ lưu sông Mêkông Bassac bao
Trang:24


gồm các tỉnh Kratie và Stung Treng ở vùng thượng lưu và các tỉnh Kandal, Phnom Penh, Kampong
Cham, Takeo, Prey Veng, and Svay Rieng ở hạ lưu.
Trong đó, vùng hạ lưu thuộc tỉnh Kampong Cham, Kandal và Siem Riep đóng góp 50%
trong tổng sản lượng đánh bắt nội địa trên toàn quốc. Hệ sinh thái vùng thượng lưu bao gồm hai
tỉnh Kratie và Stung Treng như đã đề cập ở trên mặc dù thể hiện tầm quan trọng ít hơn về mặt sản
lượng cá thương mại, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng về mặt sinh thái, đây là hệ sinh thái
mang tính cầu nối cho hầu hết các loài cá di cư trong khu vực thượng lưu sông Mê kông và cung
cấp các cơ hội kiếm sống về mặt khai thác tự nhiên và sinh kế cho các cộng đồng dân cư dọc sông.
Bảng 11 : Sự phân bố của sản lượng khai thác tự nhiên nước ngọt theo các tỉnh dọc sông Mê kông
- Bassac
TT


Tỉnh
Năm 1980

Sản lượng cá (tấn)
Năm 1985
Năm 1990

Năm 1994

1

Phnom Penh

2000

5740

4600

3500

2
3
4
5
6
7
8

Kandal

Prey Veng
Takeo
Kampong Cham
Svey Rieng
Kratie
Stung Treng
Tổng cộng

1500
1 000
600
3700

10 375
2 138
1447
10220

12 500
2 230
1900
12000

9000
4 500
1850
12 200

300
8.100


1500
670
19.577

1300
680
20.480

1500
500
16.350

Ngoài ra, do Biển Hồ và sông Tonle Sap là những nguồn đóng góp nước cho sông Mê kông,
lưu lượng nước của các dòng sông và hồ này có mối quan hệ chặt chẽ với mực nước của sông Mê
kông. Bởi vậy, bất kỳ một sự tác động nào tới các cấu trúc tự nhiên của dòng sông cũng sẽ ảnh
hưởng tới sự xuất hiện của lũ hàng năm và qua đó sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới nghề cá nội địa của
Campuchia. Ngoài ra, do các hệ sinh thái thuộc Biển Hồ và sông Tonle Sap cung cấp hơn 50% sản
lượng đánh bắt nội địa của toàn quốc, nên sự ảnh hưởng này sẽ càng bị nhân rộng hơn nữa.
Hoạt động khai thác thuỷ sản nội địa của Campuchia diễn ra trong 2 mùa vụ chủ yếu: mùa
khai thác (vào tháng 10 tới tháng 5 năm sau) và mùa hạn chế khai thác (tháng 6 đến tháng 9). Quy
mô khai thác có thể chia làm 3 loại chủ yếu:
-

Đánh bắt cá theo qui mô thương mại: được hoạt động trong một số vùng hạn chế
(limited access) và được phân chia thành 2 hình thức chủ yếu là đánh đăng và đánh đáy.
Hiện tại có 164 hệ thống đăng cá (lot) và 60 đáy (dai) đánh bắt đối tượng Thynnichthys
thynnoides, 13 đăng đánh bắt tôm và 10 đăng đánh bắt các loại cá trên các bãi sông tại 13
vùng cửa sông.


Trang:25


×