Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Ro phi tu ky luanvan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 58 trang )

1 MỞ ĐẦU
Trong các thập kỷ 1950 - 1970, ở các nước đang phát triển cá Rô phi được
coi là cá giành cho người nghèo. Từ thập kỷ 1980 trở lại đây quan niệm về vai trò
của cá Rô phi trong nuôi trồng thuỷ sản đã có nhiều thay đổi, cá Rô phi được nuôi
rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ở những nước ôn đới. Chúng
vẫn là đối tượng được nuôi rộng rãi nhưng không còn thuần tuý phục vụ mục tiêu
cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo, mà đã trở thành đối tượng hàng hoá
ngày càng có sức cạnh tranh cao ở cả thị trường các nước phát triển và các nước
đang phát triển. Cá Rô phi được coi là cá của thế kỷ 21, chúng là một trong những
loài cá thịt trắng có khả năng nuôi kinh tế trên thế giới và là đối thủ cạnh tranh của
cá hồi [18.35]
Tỉnh Hải Dương nằm trong khu vực kinh tế lớn nhất miền Bắc là: Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh. Nơi đây có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cũng như điều
kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), có tiềm
năng diện tích NTTS lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH), phong trào
nuôi cá Rô phi ở Hải Dương ngày càng phát triển mạnh mẽ, nơi đây tập trung nhiều
dự án phát triển nuôi Rô phi của chính phủ.
Tứ Kỳ là huyện đồng bằng chiêm trũng của tỉnh Hải Dương, có diện tích nuôi trồng
thuỷ sản lớn nhất tỉnh. Nhân dân Tứ Kỳ có truyền thống nuôi thuỷ sản từ lâu đời.
Hiện tại có tới hơn 90% hộ gia đình có ao và có mặt nước NTTS. Thực hiện chủ
trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi thuỷ sản, huyện Tứ Kỳ đã
mạnh dạn hướng dẫn các địa phương lập dự án chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa
không hiệu quả sang đào ao, thả cá kết hợp trồng cây ăn quả. Diện tích chuyển đổi
hầu hết được bà con nông dân dùng để nuôi cá [37.1]. Theo kết quả điều tra trong 5
năm gần đây thì diện tích NTTS nói chung và diện tích nuôi cá Rô phi nói riêng của
huyện Tứ Kỳ ngày càng mở rộng, sản lượng cá Rô phi mấy năm gần đây liên tục
tăng nhanh, có thể cung cấp sản lượng lớn cá Rô phi cho thị trường trong nước cũng
như thị trường xuất khẩu. Trung bình một ao nuôi cá Rô phi có thể đạt năng suất 3 10 tấn/ha/ vụ nuôi. Tuy nhiên, thị trường cho cá Rô phi cũng như các loài cá truyền
thống gần như có mở rộng nhưng không đáng kể. Hiện nay, khối lượng cá cung cấp
ra thị trưòng đã vượt quá nhu cầu tiêu dùng, cung vượt cầu rất nhiều nên giá cá Rô
1




phi đang có xu hướng ổn định hoặc giảm xuống, trong khi đó các chi phí cho nuôi
cá ngày càng tăng, chính điều này làm cho người dân e ngại khi nuôi cá Rô phi.
Do phong trào nuôi cá Rô phi trong huyện ngày càng phát triển mạnh. Sản
lượng ngày một nhiều, nên các nghiên cứu thị trường cũng như khả năng chấp nhận
của người tiêu dùng đối với cá Rô phi là rất cần thiết. Nhận thức được vai trò của
nghiên cứu thị trường đối với sự phát triển nghề nuôi cá Rô phi của tỉnh Hải Dương
nói chung và huyện Tứ Kỳ nói riêng chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát thị
trường cá Rô phi thương phẩm tại huyện Tứ Kỳ - Hải Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá các vấn đề về thị trường cá Rô phi tại huyện Tứ Kỳ Hải Dương. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm cá Rô phi trên địa bàn nghiên cứu.
1.2 Nội dung
+ Phân tích chuỗi thị trường cá Rô phi.
+ Khảo sát sự biến động giá cả của các kích cỡ cá khác nhau qua các tháng
trong năm 2007 và qua các mắt xích của chuỗi thị trường.
+ Khảo sát thái độ và thị hiếu của người tiêu dùng ở Tứ Kỳ đối với cá Rô
phi.
1.2 Giới hạn đề tài
Do thời gian nghiên cứu đề tài ngắn nên đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu thị
trường cá Rô phi thương phẩm ở 3 xã của huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương là: Quang
Phục, Tái Sơn và Hưng Đạo.

2


2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cá Rô phi
Do có sự di giống và thuần hoá giữa các nước nên hiện nay cá Rô phi đã có

mặt ỏ hầu hết các nước trên thế giới. Hiện nay trong NTTS có trên 80 loài cá Rô phi
có giá trị kinh tế và được nuôi trên 100 quốc gia trên thế giới. Trong đó có 3 giống
chính: Tilapia, Sarotherodon, Oreochromis. Những loài quan trọng nhất là: Rô phi
vằn (Oreochromis Niloticus,Rô phi xanh (O.Aureus), Rô phi đen (O.
Mossambicus)và Rô phi hồng. Đây là những loài được nuôi phổ biến trên thế giới.
Ở Việt Nam, cá Rô phi được di nhập vào từ những thập kỷ 1970, đến nay các
nghiên cứu từ sản xuất giống đến nuôi thương phẩm đã đạt những kết quả tốt và đưa
vào ứng dụng trong sản xuất, cá Rô phi trở thành đối tượng nước ngọt có tiềm năng
xuất khẩu và hiện nay đang được bộ thuỷ sản quan tâm phát triển.
2.2 Sản lượng cá Rô phi ở Việt Nam và trên thế giới
2.2.1 Sản lượng cá Rô phi tại một số quốc gia trên thế giới:
Ngày nay cá Rô phi là loài nuôi nước ngọt đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau
các loài thuộc họ cá Chép. Sản lượng cá Rô phi nuôi không ngừng tăng lên (năm
1990 là 830.000 tấn, năm 1999 là 1,6 triệu tấn, tới năm 2003 là 1,5 triệu tấn) [1] và
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu và tiêu thụ nội địa vì cá Rô phi
đang là đối tượng thay thế cho các loài cá thịt trắng đang ngày càng cạn kiệt. Cá Rô
phi hiện nay được nuôi phổ biến ở trên 100 quốc gia trên thế giới. Trong 2 thập niên
80, 90 của thế kỷ 20 các mô hình nuôi cá Rô phi với qui mô lớn được phát triển
mạnh mẽ.
Trong 20 năm gần đây sản lượng nuôi trên thế giới tăng gấp 8 lần. Năm 1980
sản lượng nuôi trên thế giới đạt 200.000 tấn, đến năm 1990 sản lượng nuôi tăng lên
gấp đôi (400.000 tấn), tới năm 2003 đạt trên 1,6 triệu tấn, trị giá trên 2 tỷ USD.
Năm 2004, theo ước tính sản lượng này đã đạt 1,8 triệu tấn. Dự đoán đến năm 2010
tổng giá trị cá Rô phi toàn cầu đạt 4 tỷ USD [6..
Sản lượng cá Rô phi tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á, chiếm 80% tổng
sản lượng toàn cầu; 20% còn lại chủ yếu ở các nước Châu Phi và Trung Nam Mỹ.

3



Bảng 1: Sản lượng cá Rô phi nuôi ở một số nước trên thế giới
(Fitzsimmons,2004).
Đông Á

Sản lượng
( Tấn)

Năm

Châu Mỹ

Sản
(Tấn)

lượng

Năm

Trung Quốc

706.585

2002

Mêhicô

110.000

2003


Đài Loan

90.000

2002

Braxil

75.000

2003

Philippin

122.277

2002

Côlômbia

40.000

2003

Thái Lan

100.000

2003


Cuba

39.000

2001

Inđônêxia

50.000

2002

Ecuado

27.000

2002

Việt Nam

25.000

2002

Costa Rica

17.000

2002


Malaysia

15.000

2001

Honduras

13.000

2002

Myanma

4.000

2003

Hoa Kỳ

9.200

2003

Hàn Quốc

1.000

2003


Jamaica

5.200

2001

Trung Đông

Châu Phi

Ai Cập

52.755

2001

Zimbabiwê 5.000

2001

Israel

7.000

2001

Nigêria

4.471


2000

Kênya

1.000

2001

Jordan
1.000
2001
Nguồn: Phạm Anh Tuấn, 2006.

Châu Á: Châu Á là khu vực nuôi nhiều cá Rô phi nhất trên thế giới, tập
trung chủ yếu ở vùng Đông Á và Đông Nam. Các nước Châu Á có sản lượng nuôi
cá Rô phi lớn nhất là: Trung Quốc, Đài Loan (110.000 tấn), Thái Lan (110.000 tấn),
Inđonêxia và Việt Nam (khoảng 30.000 tấn). Trung Quốc là nước NTTS lớn nhất
chiếm 69,6% về sản lượng và 51% về giá trị. Vị trí thứ 2 là Ấn Độ chỉ chiếm 4,2%
về sản lượng cũng như giá trị. Ở vị trí thứ 5, Nhật Bản vẫn chiếm 6% về giá trị
(4,24 tỷ USD). Trung Quốc là quốc gia đứng đầu cả về sản lượng nuôi và khách
hàng tiêu thụ cá Rô phi. Đây cũng là nước có sản lượng nuôi tăng nhanh nhất thế
giới. Theo số liệu của FAO thì sản lượng nuôi của nước này năm 1990 là khoảng
100.000 tấn, năm 1995 là 320.000 tấn, chiếm 45% sản lượng cá Rô phi nuôi ở Châu
Á [6. Đến năm 2000 sản lượng đã tăng 629.182 tấn và năm 2002 sản lượng cá Rô
phi nước này đạt được 706.585 tấn, năm 2003 đạt 806.000 tấn, chiếm 50% tổng sản
lượng toàn cầu đưa nước này trở thành một trong những siêu cường quốc về sản
xuất cá Rô phi. Thị trường chính của Trung Quốc là Mỹ, các dạng sản phẩm chế
biến là phi lê đông lạnh và đông lạnh nguyên con [44].
4



Tại Đài Loan, sản lượng cá Rô phi liên tục tăng nhanh trong suốt 2 thập kỷ
qua, từ 57.570 tấn năm 1993 lên 82.787 tấn năm 2001. Sản lượng của Đài Loan năm
2004 khoảng 90.000 tấn. Xuất khẩu cá Rô phi tăng từ 15.328 tấn năm 1996 lên
39.719 tấn năm 2003, tăng 159% trong vòng 8 năm. Năm 2004, xuất khẩu tăng
40.570 tấn. Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Đài Loan với
27.897tấn(69%), tiếp đến là Ả rập xaudi(14%), Canada (5%), Cô oét (4%), Hàn
Quốc (4%), các nước khác 4%. Sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ của Đài Loan chủ yếu
là dạng sản phẩm đông lạnh nguyên con và phi lê đông lạnh. [12.50].
Tại Philipin, cá Rô phi là loài nuôi quan trọng thứ 2. Năm 1987, nước này đã
từng đứng đầu thế giới về xuất khẩu cá Rô phi. Năm 2003, nuôi cá Rô phi ở
230.000 ha, sản lượng cá Rô phi là 135.996 tấn. Thị trường của Philipines là Nhật
Bản ở 2 dạng sản phẩm là Sashimi và phi lê đông lạnh [6.
Thái Lan nuôi cá Rô phi trong lồng rộng khắp miền Bắc và miền Nam đất nước.
Sau thời gian nuôi 90 - 120 ngày cá đạt kích cỡ 600 - 700g/con và 120 - 150 ngày
đạt 800 - 900g/con. Tỷ lệ sống 80 - 90%, hệ số thức ăn 1,0 - 1,8. Năm 2002 sản
lượng cá Rô phi của Thái Lan đạt 84.500 tấn, chiếm 32% sản lượng cá nuôi nước
ngọt, năm 2005 đạt 118.000 tấn [28.25].
Châu Phi: Cá Rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, tuy nhiên nghề nuôi cá Rô
phi lại mới bắt đầu phát triển. Ai Cập là nước nuôi lớn nhất trong khu vực này, đứng
thứ 2 về sản lượng cá Rô phi trên thế giới (sau Trung Quốc). Năm 2003 đạt sản
lượng 200.000 tấn, chiếm 90% sản lượng nuôi ở khu vực này. Ngoài Ai Cập còn
một số nước như Ghana, Nigiêria, Zimbabuê...Tuy nhiên sản lượng nuôi còn khá
thấp [6..
Châu Âu: Sản lượng cá Rô phi nuôi ở Châu Âu không đáng kể do nhiệt độ
thấp không thuận lợi để nuôi cá Rô phi.Theo thống kê của FAO, sản lượng cá Rô
phi năm 1999 đạt 270 tấn. Hiện nay, Bỉ là nước nuôi nhiều cá Rô phi nhất với sản
lượng đạt khoảng 300 tấn/năm. Cá Rô phi cũng được nuôi ở Hà Lan, Thuỵ Sỹ, Tây
Ban Nha, Pháp và Anh [6.
Châu Mỹ: Các nước Châu Mỹ bắt đầu quan tâm nuôi cá Rô phi trong vòng

hơn 10 năm gần đây. Các nước vùng Trung Mỹ như Ecuador, Costa Rica và
Hondurat trở thành những nhà cung cấp đáng kể cá Rô phi cho thị trường Mỹ.

5


2.2.2 Sản lượng cá Rô phi nuôi ở Việt Nam
Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn để phát triển NTTS, hiện nay đang đứng thứ
6 trong 10 quốc gia dẫn đầu về NTTS của thế giới. Với vị trí đứng thứ 6 thế giới về
NTTS Việt Nam là đối thủ cạnh tranh của nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới.
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở Miền Bắc tuy có mùa đông
lạnh nhưng từ tháng 4 - tháng 11 là thời điểm thích hợp để tiến hành nuôi cá Rô phi.
Theo thống kê năm 2005, diện tích nuôi cá Rô phi của cả nước là 29.717 ha, chiếm
3% tổng diện tích NTTS, trong đó nuôi nước mặn, lợ là 5.184 ha và nuôi nước ngọt
là 24.533 ha [6.

Bảng 2: Diện tích nuôi Rô phi
Vùng

Diện tích nuôi Rô phi (ha)
Tổng diện tích
Lợ/ mặn
Nước ngọt
Cả nước
11.340
2.068
20.272
Đồng Bằng Bắc Bộ
3.604,5

430,0
3.174,5
Đông Bắc Bộ
3.288,0
106,0
3.182,0
Tây Bắc Bộ
964,4
.
964,4
Bắc Trung Bộ
1.685,0
660,0
1.025,0
Nam Trung Bộ
672,0
47,0
625,0
Tây Nguyên
1.570,0
.
1.570,0
Đông Nam Bộ
427,0
.
427,0
ĐB Sông Cửu Long
10.129,0
824,5
9.304,5

Nguồn: Phạm Anh Tuấn và ctv, 2006.

Bảng 3: Tổng sản lượng cá nuôi và sản lượng cá Rô phi năm 2005
Vùng
Tổng sản lượng (Tấn)
Sản lượng cá Rô phi (Tấn)
Cả nước
600.388,5
54.486,8
Đồng Bằng Bắc Bộ
136.974,0
9.571,8
Đông Bắc Bộ
30.311,5
2.665,0
Tây Bắc Bộ
5.872,0
235,0
Bắc Trung Bộ
43.964
4367
Nam Trung Bộ
5.220,0
611,0
Tây Nguyên
7.940,0
2.260,0
Đông Nam Bộ
5.678,0
2.980,0

ĐB Sông Cửu Long
364.429,0
31.797,0
(Nguồn: TS. Phạm Anh tuấn và ctv, 2006).

6


Hình 1 Tổng sản lượng cá nuôi và sản lượng cá Rô phi năm 2005
Sản lượng cá Rô phi tăng nhanh trong 5 năm gần đây, năm 2003 là 7.653 tấn, năm
2004 tăng lên 17.000 tấn và năm 2005 là 54.486,8 tấn, chiếm 9,075% tổng sản
lượng cá nuôi. Sản lượng cá Rô phi cao hàng năm tập trung chủ yếu ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long (14.314 ha chiếm 48,2%) và đồng bằng và ven biển Bắc Bộ
(8.164 ha chiếm 27,5%). Trong đó Long An là tỉnh có sản lượng cao nhất cả nước
(11.500 tấn), tiếp đến Vĩnh Long (6.860 tấn). Tại Miền Bắc tỉnh có sản lượng cao
nhất là Hải Dương (5.880 tấn), tiếp đến là Hà Nội (2.000 tấn) và thấp nhất là Cao
Bằng (14 tấn). Năng suất nuôi có thể đạt 23 tấn/ha/chu kỳ nuôi 277 ngày; 26
tấn/ha/chu kỳ nuôi 190 ngày (tại Đình Bảng - Bắc Ninh). Năng suất nuôi bình quân
tại huyện Tứ Kỳ của Hải Dương đạt 12 - 15 tấn/ha [1.6]
2.3 Thị trường cá Rô phi Việt Nam và trên thế giới
2.3.1. Thị trường cá Rô phi Việt Nam
Thị trường nội địa: Việt Nam với số dân trên 80 triệu người là môi trường lý
tưởng cho thị trường cá nước ngọt nói chung và cá Rô phi nói riêng. Chính từ nhu
cầu của thị trường đó nên trong mấy năm gần đây phong trào nuôi cá Rô phi trong
nước tăng nhanh một cách đáng kể. Theo số liệu thu được trong các đợt điều tra cho
thấy diện tích nuôi và sản lượng cá Rô phi của tất cả các tỉnh trong cả nước trong 5
năm trở lại, các năm sau đều cao hơn năm trước, sức tiêu thụ loài cá này trong dân
cũng tăng.
Cùng với sự gia tăng diện tích sản lượng cá Rô phi nuôi, thị trường nội địa tiêu
thụ cá Rô phi cũng được mở rộng. Cá Rô phi nuôi chủ yếu được tiêu thụ ở ngay tại

địa phương, một số được tiêu thụ ở các tỉnh lân cận, đặc biệt là các thành phố, đô thị
lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Thị hiếu của người tiêu dùng về cá Rô
phi đã thay đổi nhiều trong vòng năm năm qua, từ chỗ thờ ơ, không muốn sử dụng
7


đã ngày càng có nhiều người tiêu dùng ưa thích. Tại nhiều địa phương cá Rô phi có
kích cỡ từ 400g/con trở lên được tiêu thụ nhiều, là một trong những sản phẩm thuỷ
sản nước ngọt ưa chuộng của người tiêu dùng.
Theo số liệu thu được trong các đợt điều tra cho thấy, sản lượng cá Rô phi năm
2004 của khu vực ĐBSH đạt 8.268 tấn xong tiêu thụ chủ yếu ở nội địa với mức giá
khá cao. Cá Rô phi thương phẩm bán lẻ tại Hải Dương và Hà Nội là 17.000đ/kg và
20.000đ/kg loại trên 400g/con. Cũng kích cỡ này tại Quảng Ninh có giá 21.000đ/kg.
Giá cá Rô phi thương phẩm có sự thay đổi theo kích cỡ cá, theo từng vùng và mùa
vụ với cỡ cá dưới 0,3 kg/con giá từ 4.000 - 13.000 đồng/kg, trên 0,4 kg/con dao
động từ 15000 - 20.000 đồng/kg [6]
Thị trường xuất khẩu: Nước ta trong những năm gần đây đã bước đầu thâm
nhập được vào thị trường xuất khẩu với thị phần còn vô cùng khiêm tốn, bao gồm 2
mặt hàng chính là cá nguyên con đông lạnh và phi lê đông lạnh. Xuất khẩu cá Rô
phi chỉ tập trung ở một số tỉnh phía Nam như Long An (3.450 tấn), Trà Vinh (440
tấn), An Giang (2.802 tấn). Năm 2004, sản phẩm cá Rô phi xuất khẩu là 1.041 tấn,
kim ngạch đạt 2,12 triệu USD. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là EU (đặc biệt là Bỉ,
Anh, Pháp). Giá trung bình xuất khẩu trong năm 2004 là 2,04 USD/kg [1.7]
Bảng4: Sản lượng và giá trị xuất khẩu cá Rô phi của Việt Nam vào 1 số nước năm
2004.
Quốc gia
Sản lượng(tấn) Giá trị (USD) % Lượng
% Giá trị
Mỹ
61.1

78,000
5,8
3,7
Hồng Kông
24
47,300
2,3
2,2
Australia
1,2
2,400
Đài Loan
1,5
3,760
EU
953
1,990.000
91,6
93,92
(Nguồn: Bản tin viện I - t1, 2007).
Trong năm 2005, theo báo cáo của các địa phương chỉ có 6 trong tổng số 64 tỉnh
thành báo cáo có xuất khẩu cá Rô phi với tỷ lệ từ 5 - 6% sản lượng cá Rô phi nuôi.
Khối lượng cá Rô phi xuất khẩu tới các thị trường đạt 869 tấn, kim ngạch đạt 1,90
triệu USD. Xuất khẩu cá Rô phi vào Mỹ đạt 268 tấn, trị giá 658.659 USD (chiếm
30,92% về lượng và 34,58% về giá trị), xuất khẩu vào thị trường EU đạt khối lượng
580 tấn, trị giá gần 1,16 triệu USD (chiếm 66,7% về lượng và 61,35% về giá trị) có
thể nói xuất khẩu cá Rô phi vào thị trường EU tiến độ khá tốt. Giá xuất khẩu trung
bình năm 2005 là 2,19 USD/kg. Giá cá Rô phi cuối tháng 1/2006 xuất sang pháp và

8



Bỉ cá đông lạnh nguyên con là 1,85 USD/kg, sang Mỹ philê cá Rô phi đông lạnh là
2,318 USD/kg [1.7]
Nhìn chung nước ta nuôi cá Rô phi còn rất rải rác, chưa có vùng nuôi tạo sản
phẩm tập trung, không hình thành được đầu mối thu gom và tiêu thụ lớn, khả năng
cung ứng kịp thời và liên tục cho xuất khẩu còn rất hạn chế.
2.3.2 Thị trường cá Rô phi trên thế giới:
Thị trường cá Rô phi trên thế giới tăng nhanh trong hai thập kỷ gần đây, ước tính
trong vòng 5 năm qua, nhu cầu nhập khẩu cá Rô phi tăng khoảng 36%/năm. Đứng
đầu các nước nhập khẩu cá Rô phi là Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản, Châu Âu và 1 số
nước Ả Rập [1]
Thị trường Mỹ: Mặc dù Mỹ là quốc gia sản xuất cá Rô phi nhưng do nhu
cầu tiêu thụ cá Rô phi trong nước cao nên Mỹ đã phải nhập khẩu cá Rô phi
(Vanuccini, 2001). Ngày nay Mỹ là quốc gia nhập khẩu cá Rô phi đứng đầu thế giới,
sản lượng nhập khẩu liên tục tăng. Năm 1992 sản lượng nhập khẩu đạt 3.400 tấn tới
năm 2000 lên tới 40.469 tấn, năm 2001 là 56.246 tấn tăng 39% so với năm 2000.
Giá trị nhập khẩu năm 2001 tăng 26% so với năm 2000, đạt 127,8 triệu USD. và
năm 2004 tăng lên 112.939 tấn, trị giá 297 triệu USD. Năm 2005, Mỹ nhập khẩu
135.000 tấn cá Rô phi, giá trị trên 393 triệu USD, trong đó 55.615 tấn Rô phi đông
lạnh còn lại là cá tươi [25.22]. Năm 2006, nhập khẩu và tiêu thụ cá Rô phi của Mỹ
tiếp tục tăng lên tới 360.000 tấn nguyên liệu (158.000 tấn sản phẩm), đưa mức tiêu
thụ đầu người lên 1,2 kg [21.41]. Trong vòng 10 năm, mức tiêu thụ cá Rô phi tính
theo đầu người tăng gấp 3 lần, năm 1993 mức tiêu thụ cá Rô phi bình quân ở Mỹ là
0,08 kg/người/năm, năm 1998 là 0,19 kg/người/năm và năm 2004 là 0,24
kg/người/năm.. Năm 2000, cá Rô phi đứng vị trí thứ 11 trong danh mục các sản
phẩm thuỷ sản được ưa chuộng tại Mỹ, đến năm 2002 vươn lên vị trí thứ 9, năm
2003 vương lên vị trí thứ 8 và năm 2004 đứng vị trí thứ 6 trong danh mục những
sản phẩm thuỷ sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ [11.45].
Các dạng sản phẩm nhập khẩu chủ yếu vào Mỹ là: cá phi lê tươi, cá phi lê đông

lạnh, đông lạnh nguyên con. Năm 2004, Mỹ nhập khẩu 19.480 tấn cá Rô phi tươi,
ướp lạnh, phần lớn là sản phẩm phi lê có nguồn gốc từ Ecuado 10.163 tấn, Coxta
Rica 4.090 tấn và Hônđurat 4.042 tấn [13.15]. Năm 2007, Ecuado dẫn đầu xuất
khẩu phi lê cá Rô phi tươi vào Mỹ, Ecuado tiếp tục giữ vị trí số 1 về xuất khẩu phi
9


lê cá Rô phi tươi vào Mỹ, tiếp sau là Hôndurat. Theo con số tổng kết năm 2006,
Ecuado là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường Mỹ. Ecuado xuất
khẩu 10,2 triệu kg sản phẩm này trong năm 2004; 10,6 triệu kg năm 2005 và xuất
khẩu năm 2006 đạt 10,9 triệu kg [22.48].
Khu vực Châu Á cung cấp chủ yếu cá Rô phi vào Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc
và Đài Loan. Năm 2000, sản lượng nhập khẩu vào Mỹ từ Đài Loan (chiếm 43%),
tiếp đến là Trung Quốc (33%), Inđônêxia (3%). Ngoài ra còn một số nước Châu
Mỹ: Ecuado (9%), Coxta Rica (7%), Honduras (3%). Tuy nhiên, từ năm 2000 đến
nay sản lượng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng nhanh đưa nước này đứng vị trí hàng
đầu về xuất khẩu cá Rô phi vào thị trường Mỹ (với 53% tổng sản lượng nhập khẩu
của Mỹ); Đài Loan giảm xuống vị trí thứ 2 chiếm 25%; Inđônêxia 4%
Thị trường Châu Âu: Châu Âu là thị trường còn rất non trẻ, có tiềm năng rất
lớn, chiếm gần 20% thị phần.
Trong đó, Anh là nước nhập khẩu cá Rô phi nhiều nhất châu lục này. Ngoài ra,
Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan cũng là thị trường tiêu thụ cá Rô phi lớn. Các quốc gia như:
Úc, Italia, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đan Mạch cũng tiêu thụ cá Rô phi nhưng với số
lượng nhỏ. Cá Rô phi được tiêu thụ tại các thành phố lớn Châu Âu nơi có người
nhập cư từ Châu Phi; Châu Á và Trung Quốc. Gần đây người Châu Âu đang chuyển
sang ăn cá Rô phi. Một loạt các siêu thị lớn đã thử bán cá Rô phi và các nhà hàng
bắt đầu bán cá Rô phi, dấu hiệu tiêu dùng có dấu hiệu gia tăng. Người Châu Âu
đang tìm kiếm nhà cung cấp cá Rô phi để thay thế sản lượng đánh bắt bị suy giảm.
Hiện tại các nước này đang nhập khẩu cá Rô phi chủ yếu từ Đài Loan (chiếm tới
80% sản lượng) [6].

Ngoài ra còn nhập khẩu từ 1 số nước: Inđônêxia, Trung Quốc, Thái Lan,
Malayxia, Việt Nam, Costa Rica, Jamaica. Gần đây có thêm: Uganda, Tanzania,
Kenya và Zimbabue[6].
Thị trường Châu Á: Thị trường Châu Á và thị trường Trung Đông cũng
được đánh giá là các thị trường có tiềm năng trong tương lai. Nhật Bản, Hàn Quốc
nhập khẩu cá Rô phi trực tiếp từ các nước Châu Á. Các nước xuất khẩu cá Rô phi
sang Nhật là Đài Loan, Inđônêxia và Thái Lan. Thị trường Nhật Bản chuyên tiêu
thụ các sản phẩm cá Rô phi ở dạng phi lê tươi hoặc phi lê đông lạnh.

10


Các nước Ả Rập được xem là thị trường tiềm năng tiêu thụ cá Rô phi. Hiện tại
các nước này nhập khẩu cá Rô phi từ Ai Cập. Các nước như Saudi Arabia, Kuwait,
Jordan và Qatar nhập khẩu cá Rô phi từ Đài Loan (Snir và ctv,2002).
Canada: Sản lượng tiêu thụ cá Rô phi ở thị trường Canada mấy năm gần đây
tăng dần. Sản lượng tiêu thụ ở đây được cung cấp từ 2 nguồn: Sản lượng nội địa và
nhập khẩu từ các nước như Mỹ, Costa Rica và Jamaica (Vanuccini, 2001; Snir và
ctv, 2002).
2.4 Phương pháp nghiên cứu thị trường
2.4.1 Định nghĩa thị trường
Theo Ianchaston (1987), thị trường được chia thành 2 dạng cơ bản là thị
trường công nghiệp và thị trường tiêu thụ, sức mua sản phẩm do thị hiếu riêng của
người tiêu dùng quyết định. Trong thị trường công nghiệp, sức mua có liên quan đến
các mục tiêu kinh tế và việc sử dụng các sản phẩm để tạo ra lợi nhuận.
2.4.2 Các bước nghiên cứu thị trường
Phương pháp nghiên cứu thị trường: Theo Nguyễn Văn Thường và ctv
(1992), phương pháp nghiên cứu thị trường bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Thu thập thông tin:
+ Thông qua nghiên cứu tài liệu có sẵn để thu thập những thông tin cần thiết,

phương pháp này sử dụng các số liệu thống kê như những thông tin quan trọng nhất,
dựa trên cơ sở đó có thể đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế nói chung sự
phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế và bao quát thị trường.
+ Thông qua nghiên cứu thực địa để thu thập thông tin bằng cách quan sát
trực quan, liên hệ, phỏng vấn các thương nhân và người tiêu dùng. Nội dung chủ
yếu của phương pháp này là tiến hành điều tra đặc biệt về người tiêu dùng. Trong
trường hợp số lượng người tiêu dùng không đủ lớn có thể điều tra toàn bộ, nếu
không phương pháp điều tra trên các mẫu sẽ được áp dụng.
Các kết quả của mẫu cho phép suy đoán trên các mẫu sẽ được áp dụng. Các kết
quả của mẫu cho phép suy đoán về tổng thể, do đó mẫu cần phải được chọn theo
đúng phương pháp để đại diện cho tổng thể. Có 2 phương pháp phổ biến để chọn
mẫu điều tra là:
<1> Chọn mẫu ngẫu nhiên hoàn toàn: Các mẫu trong tổng thể được chọn theo
cách ngẫu nhiên mà không qua sự sắp xếp nào trước, ví dụ như rút thăm.
11


<2> Chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống: Cũng là cách chọn ngẫu nhiên nhưng
các mẫu được chọn theo khoảng cách hoặc 1 quy tắc nhất định, ví dụ: Chọn các
mẫu có số thứ tư 5, 10, 15...Các phương pháp điều tra phổ biến gồm có phỏng vấn
bằng thư, điện thoại hay phỏng vấn trực tiếp bằng các biểu mẫu điều tra đã được
chuẩn bị trước và đã hiệu chỉnh sau lần điều tra thử.
+ Bước 2: Xử lý thông tin:
Xử lý thông tin là giai đoạn quan trọng trong việc nghiên cứu thị trường. Mục đích
của nó là trên cơ sở những thông tin đã được thu nhận về tình hình thị trường, người
sản xuất cần xác định cho mình những thông tin đã được thu nhận về tình hình thị
trường, người sản xuất cần xác định cho mình thị trường mục tiêu, chuẩn bị cho các
chính sách Marketing thích ứng với tình hình thị trường đó. Nội dung chủ yếu của
việc xử lý thông tin là:
+ Xác định thái độ chung của người tiêu dùng đối với sản phẩm của người

sản xuất (xí nghiệp).
+ Lựa chọn các thị trường mục tiêu mà xí nghiệp có khả năng thâm nhập và
phát triển việc tiêu thụ của mình
2.5 Đặc điểm vùng nghiên cứu
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
2.5.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương. Nằm
giữa vùng Châu thổ Sông Hồng từ 106 015 đến 106027 kinh độ Đông và 21048 đến
21055 vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Tây giáp huyện Gia Lộc,
phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà, phía Tây Nam giáp huyện Ninh
Giang và phía Nam giáp Hải Phòng.
Tứ Kỳ nằm dọc theo trục tỉnh lộ 191, nối quốc lộ 5 và quốc lộ 10 đi Hải
Phòng và Thái Bình, cách Hà Nội 60 km về phía Tây Bắc, cách Hải Phòng 40 km
về phía Nam và Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 14 km về phía Tây Bắc.
Lãnh thổ của Huyện được bao bọc bởi 2 con sông: sông Thái Bình, sông Luộc và hệ
thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải (gồm sông Tứ Kỳ và sông Cầu Xe). Tứ Kỳ có vị trí
thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,
Hải Dương và với các tỉnh ĐBSH, các tỉnh miền núi phía Bắc.

12


Huyện Tứ Kỳ có 1 thị trấn và 26 xã. Diện tích tự nhiên của huyện là 168,1
km2, chiếm 9,77% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương.
2.5.1.2 Đặc điểm địa hình
Tứ Kỳ là huyện nằm trong vùng Châu thổ sông Hồng. Xét về tiểu vùng: địa
hình không đồng đều, cao thấp xen kẽ nhau giữa vùng cao và bãi trũng; phía Tây
Bắc địa hình khá bằng phẳng, phía Đông và Đông Nam chịu ảnh hưởng nhiều vào
mực nước thuỷ triều của sông Thái Bình và sông Luộc, do đó một bộ phận diện tích
vùng thấp bị nhiễm mặn. Tuy vậy, so với một huyện nằm trong vùng đất phù sa

sông Thái Bình đây vẫn là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng.
2.5.1.3 Khí hậu
Tứ Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm,
mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng
trong năm khá lớn, nhiệt độ trung bình khoảng 230C, tháng nóng nhất (tháng 6, 7)
lên đến 36 - 370C và tháng lạnh nhất nhiệt độ hạ xuống 6 - 70C.
Lượng mua trung bình hàng năm khoảng 1500 - 1650mm, phân bố không
đều theo thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 (tháng 8
có lượng mưa cao nhất 416mm). Trong khi đó, tháng 12 lượng mưa thấp nhất, chỉ
đạt 11mm, cá biệt có những năm chỉ đạt 5mm.
2.5.1.4 Thuỷ văn
Trên địa phận huyện Tứ Kỳ có 2 sông lớn chảy qua là sông Thái Bình (đoạn
qua Tứ Kỳ là 28,5km) và sông Luộc (đoạn qua Tứ Kỳ là 20km). Nước thuỷ triều
theo cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thuỷ
văn cũng như môi trường thiên nhiên của huyện.
Bên cạnh sông lớn, huyện còn có trên 57,5km sông Bắc Hưng Hải, đây lại là
điểm cuối của hệ thống sông Bắc Hưng Hải, nên toàn bộ nước dồn về Tứ Kỳ để đổ
ra sông Thái Bình và sông Luộc.
Nhận xét: Tứ Kỳ là huyện nằm trong vùng trọng điểm phía Bắc, một trong 3
vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần Hà Nội và Hải Phòng, Hạ Long
nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ,
lao động, kỹ thuật...Tứ Kỳ nằm dọc trục đường 191 nối quốc lộ 5 và quốc lộ 10 đi
Hải Phòng, Quảng ninh, Thái Bình. Những thuận lợi về giao thông đường bộ,
đường sông tạo điều kiện cho huyện giao lưu kinh tế - văn hoá với bên ngoài. Trên
13


địa bàn huyện có nhiều vùng đất trũng, điều kiện thuỷ văn tương đối thuận lợi, tạo
điều kiện thuận lợi cho NTTS.
2.5.2 Tài nguyên thiên nhiên

2.5.1 Nguồn lợi thuỷ sản
Tứ Kỳ là vùng đất trũng, có vùng nước lợ, có nhiều loài thuỷ sản cư trú và
sinh sống. Theo số liệu báo cáo qui hoạch của huyện, trên lãnh thổ huyện có khoảng
30 loài cá, tôm và đặc sản sinh sống, bao gồm các loại như cá Mè, cá Trôi, cá
Trắm,...Baba, Ếch...một số giống mới như Rô phi đơn tính, cá Trê lai, cá Chim
trắng, Tôm càng xanh,...các loài động vật đặc hữu vùng nước lợ như: Rươi, Cáy, Cà
ra, cá Nhệch, cá Đối, cá Mòi,...Các loài động vật đặc hữu xuất hiện theo mùa, theo
con nước và có sự biến đổi về số lượng và thành phần khác nhau.
Tứ kỳ hiện có hơn 946 ha diện tích NTTS, và còn có gần 170 ha diện tích
mặt nước chưa sử dụng. Ngoài ra huyện còn có 3.000 ha diện tích đất trũng cấy lúa
thường cho năng suất thấp ở cả 2 vụ chiêm xuân và vụ mùa, nên có thể chuyển đổi
vùng đất trũng đó sang thả cá. Như vậy, tiềm năng NTTS của huyện còn rất lớn, cần
có sự đầu tư cả về vốn và kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản
2.5.2 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm.
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Tứ Kỳ chủ yếu do 2 con sông
chính (sông Thái Bình và sông Luộc) cung cấp và hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng
Hải chạy quanh, bao bọc lấy Tứ Kỳ với trên 100km bờ đê. Đó là nguồn nước mặt
quý giá đối với Tứ Kỳ. Ngoài nguồn nước mặt của các con sông, Tứ Kỳ còn có trên
1100ha ao hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, không chỉ có ý nghĩa lớn
cho sự phát triển NTTS mà còn phục vụ nhu cầu nước tại chỗ.
Nguồn nước ngầm: Theo khảo sát sơ bộ nước ngầm có trữ lượng lớn, phân
bố ở độ sâu 15- 25m, song chất lượng không được tốt vì có nhiều tạp chất...Nguồn
nước ngầm hiện chưa khai thác, đây là nguồn nước dự trữ cho phát triển trong
tương lai.
2.5.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo số liệu thống kê của huyện Tứ Kỳ thì dân số hiện nay của huyện là
166.066 người, mật độ dân số 988 người/km2, thấp hơn so với mức trung bình của
tỉnh Hải Dương (1022 người/km2)[40.11].
14



Tứ Kỳ là huyện có quy mô dân số lớn nhất so với các huyện của tỉnh Hải
Dương. Tốc độ tăng dân số của huyện đạt 0,62% giai đoạn 1996 - 2002 tương
đương với mức tăng dân số của tỉnh, song thấp hơn so với mức tăng của cả nước.
Tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm trong 7 năm gần đây. Cơ cấu dân số: dân số
huyện Tứ Kỳ mang đậm nét đặc thù của một huyện nông nghiệp và phân bố không
đều. Số nhân khẩu sống ở vùng nông thôn chiếm 96,24%, số nhân khẩu thành thị là
3,76%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (24,7%), điều đó chứng tỏ
mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở huyện Tứ Kỳ còn ở mức
thấp. Dân số nam chiếm 47,8%, nữ chiếm 52,2% thấp hơn so với mức trung bình cả
nước (49,1% và 50,9%)[36].
Chất lượng dân số: Chất lượng dân số của Tứ Kỳ ở mức trung bình khá. Mức
sống dân cư không cao, mặc dù ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu
người từ 1,89 trđ (năm 1995) và lên 3,1 trđ (năm 2002) tỷ lệ hộ gia đình xếp loại
nghèo ngày càng giảm từ 14% năm 2000 xuống còn 10% tháng 6 năm 2003.
Nguồn lao động: Nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào. Theo số liệu
thống kê của tỉnh Hải Dương thì số lao động trong độ tuổi của Tứ Kỳ năm 2004 là
92.068 người. Hiện nay lao động có việc làm là 90.852 người, trong đó lao động
nông nghiệp là 69.004 người chiếm 75,95%, lao động công nghiệp và xây dựng
8.857 người (9,45%), lao động khu vực dịch vụ 13.261 người (14,6%) [40.14].

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15


3.1 Thời gian nghiên cứu
Thực hiện từ tháng 1 năm 2007 đến hết tháng 8 năm 2007.
3.2 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.
3.3 Đối tượng nghiên cứu
+ Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ cá Rô phi thương phẩm của các nông
hộ nuôi cá Rô phi trong huyện Tứ Kỳ.
+ Điều tra thương lái tại chợ trong huyện, thương lái lớn trong huyện,
thương lái tại chợ đầu mối cá Thạch Khôi.
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
3. 4.1 Thu thập số liệu
Số liệu thu thập từ tháng 1 năm 2006 đến hết tháng 6 năm 2007.
Số liệu được thu thập từ các quan điểm, chính sách, định hướng phát triển
NTTS, nuôi cá Rô phi từ Sở NN & PTNT tỉnh Hải Dương, UBND và Phòng NN &
PTNT huyện Tứ Kỳ - Hải Dương.
Báo cáo tổng kết các chương trình, dự án NTTS và nuôi cá Rô phi, số liệu
thống kê hàng năm về NTTS, phát triển nuôi cá Rô phi được thu thập phòng nông
nghiệp huyện Tứ Kỳ Hải Dương.
Các số liệu về tình hình nuôi và thị trường cá Rô phi trên thế giới được thu
thập từ tạp chí thương mại thuỷ sản, tạp chí thuỷ sản, các báo cáo chuyên đề từ năm
2005 đến nay.
Phỏng vấn chính thức bằng bộ câu hỏi đã chuẩn hoá và phỏng vấn bán chính
thức các nhà quản lý cấp tỉnh, huyện về ý kiến, quan điểm và định hướng phát triển
nuôi cá Rô phi tại huyện Tứ Kỳ - Hải Dương.
3. 4.2 Điều tra thực địa
Sau khi thu thập, tổng hợp số liệu. Xác định những vùng có tiềm năng và
phong trào nuôi cá Rô phi phát triển, những vùng được tỉnh định hướng phát triển
nuôi cá Rô phi. Trên cơ sở đó thực hiện các điều tra thực địa.
Điều tra thực địa được thực hiện kết hợp quan sát thực tế và phương pháp
điều tra phỏng vấn thông qua 3 bộ câu hỏi đã được chuẩn hoá cho 3 đối tượng:
+ Bộ câu hỏi điều tra hiện trạng nuôi cá Rô phi ở 70 nông hộ tại 3 xã Hưng
Đạo, Tái Sơn, Quang Phục.
16



+ Bộ câu hỏi điều tra thị trường tiêu thụ cá thương phẩm giành cho 41
thương lái tại 3 chợ địa phương trong huyện Tứ Kỳ và chợ đầu mối cá Thạch Khôi.
+ Bộ câu hỏi dành cho 80 người tiêu dùng xung quanh khu vực 3 chợ (chợ
Yên - Thị trấn Tứ Kỳ, chợ Ngã ba Quang Phục, chợ Mũ - Hưng Đạo).
3.5 Xử lý số liệu
Số liệu đã thu thập được sắp xếp theo nội dung bản câu hỏi đã được chuẩn
hoá.
Xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm Exel, SPSS theo một số phương
pháp:
+ Thống kê mô tả: Các đại lượng của mẫu được tính toán để mô tả cho từng
mức trong các biến điều tra, các phân tích thường dùng là phân tích tần số xuất hiện
(Frequency), số trung bình (Mean), độ lệch chuẩn...
+ Thống kê so sánh: Dùng phân tích thống kê để so sánh các mức trong từng
biến hoặc giữa các biến với nhau. Các phân tích thường dùng là: T – test, Anova,
LSD...
+ Mô hình hoá: Trong một số trường hợp, mô hình sẽ được tính toán để giải
thích thái độ và ý thích của người tiêu dùng. Các mô hình có thể đơn giản (chứa ít
biến) hoặc phức tạp (chứa nhiều biến). Các phân tích thường dùng là tương quan,
hồi quy đa biến...

17


4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình NTTS tại huyện Tứ Kỳ
4.1.1 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trong toàn huyện
Trong những năm gần đây phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá
mạnh, toàn huyện hiện có 10.700 hộ nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 10.300 hộ

nuôi cá với tổng diện tích là 1.429 ha, sản lượng cá thu hoạch đạt 5.510 tấn, tăng
668 tấn so với năm 2005 [33.1].

Bảng 5: Kết quả NTTS năm 2005, 2006 và 6 tháng đầu năm 2007
STT
1

Chỉ Tiêu
Diện tích NTTS(Ha)

Năm 2005
1.390

3

Diện tích nuôi Rô phi (Ha)
Tổng sản lượng (Tấn)

55
4.896

60
5.220

64
2815

4

Sản lượng cá Rô phi (Tấn)

Mật độ thả (con/m2)

605
2-5

650
2-5

340
2-5

5

Mật độ thả Rô phi (con/m2)
Năng suất nuôi (Tấn/ha)

3
3.52

4
3.6

4
3.7

6
7

Năng suất nuôi Rô phi(Tấn/Ha)
Tổng số hộ NTTS

Năng suất nuôi Rô phi (Tấn/ha)

11
13.762

13
14.121

16
14.421

11

13

18

Cao nhất
Thấp nhất

Năm 2006
1.450

2
2.2
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tứ Kỳ/ 2007).

Năm 2007
1.495


3

Ngành thuỷ sản tăng cả diện tích nuôi thả lẫn năng suất và sản lượng thu
hoạch. Diện tích nuôi thả thuỷ sản tăng từ 606 ha năm 1997 lên 959 ha năm 2002 và
năm 2006 đã tăng lên 1.450 ha. Tốc độ GDP tăng trung bình 12,4%. Năng suất nuôi
thả tăng rõ rệt, năm 1997 năng suất nuôi chỉ đạt 2,0 tấn/ha thì năm 2006 năng suất
bình quân đạt 3,6 tấn/ha.
Hiện nay, huyện Tứ Kỳ có 1.774 ha diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản, tổng
diện tích đã đưa vào NTTS là 1.450 ha, tăng 60 ha so với năm 2005, trong đó diện
tích hồ ao nhỏ là 1.392 ha, diện tích mặt nước lớn là 58 ha, diện tích chuyển đổi
sang NTTS năm 2006 là 120 ha [33.1].
Trong huyện đã hình thành các mô hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản, nuôi
thuỷ đặc sản với quy mô vừa và nhỏ ở Đại Đồng, Tái Sơn, Hưng Đạo, Kỳ
18


Sơn...Toàn huyện đã và đang thực hiện dự án chuyển đổi vùng trũng sang phát triển
NTTS.
Trong toàn huyện hiện có khoảng 450 ha nuôi cá giống mới, trong đó thâm
canh nuôi đơn cá Rô phi đơn tính là 45 ha. Riêng sản lượng cá Rô phi đơn tính ước
đạt 970 tấn.
Tuy nhiên, ngành thuỷ sản Tứ Kỳ chưa khai thác hết các tiềm năng sẵn có,
còn một số tồn tại cần giải quyết. Tứ Kỳ có 169 ha diện tích mặt nước chưa sử
dụng, ngoài ra còn trên 3000 ha vùng trũng có năng suất lúa thấp là các diện tích có
thể sử dụng vào mục đích NTTS. Trong những năm qua mới có trên 959 ha được
đưa vào nuôi trồng thuỷ sản, như vậy tiềm năng NTTS còn rất lớn.
4.1.2 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của các nông hộ
4.1.2.1 Thông tin nông hộ
Khảo sát 70 người nuôi cá ở 3 xã Hưng Đạo, Tái Sơn, Quang Phục, đây là 3
xã có truyền thống nuôi cá Rô phi từ rất lâu và hiện nay đang triển khai mô hình

hợp tác xã NTTS tại xã Tái Sơn và xã Hưng Đạo.

Hình 2: Tuổi nông hộ NTTS
Tuổi nông hộ sản xuất được phỏng vấn dao động từ 30 - 56 tuổi; <40 tuổi chiếm
20%; tuổi nông hộ từ 40 - 50 tuổi chiếm 38,57%; >50tuổi chiếm 41,43%.

Hình 3: Kinh nghiệm NTTS
19


Số năm nuôi cá dao động từ 2 - 13 năm, trung bình là 7,89 ± 0,34, trong đó có
24,29% số nông hộ nuôi thuỷ sản <5năm; 57,14% số nông hộ nuôi từ 6 - 10 năm;
18,57% nông hộ nuôi thuỷ sản >10 năm.
Từ kết quả điều tra cho thấy, đại đa số những người tham gia vào nuôi trồng
thuỷ sản ở huyện Tứ Kỳ có độ tuổi trên 40, có kinh nghiệm trong NTTS, hầu hết các
nông hộ đều có truyền thống nuôi cá lâu năm, chủ yếu từ 5 năm trở lên và đã tích
luỹ được số vốn lớn để đầu tư cho hoạt động NTTS, đây là mặt thuận lợi cho phong
trào phát triển nuôi cá nói chung và nuôi cá Rô phi nói riêng.
Trong số những nông hộ điều tra, 100% các nông hộ trả lời thu nhập chính
trong gia đình là từ nuôi trồng thuỷ sản (nuôi cá). Số lao động tham gia NTTS dao
động trong khoảng từ 1 - 4 người, trung bình 1,74 ± 0,075.

Hình 4: Hình thức nuôi cá Rô phi
Hầu hết các hộ được phỏng vấn trả lời trong 5 năm gần đây nuôi cá Rô phi là
chủ yếu, và có ghép thêm các loài cá truyền thống với tỉ lệ: 80% cá Rô phi và 20%
các loài cá khác; có 47,14% nông hộ nuôi đơn cá Rô phi, 48,57% nông hộ nuôi
ghép cá Rô phi với các loài khác và chỉ có 4,29% nông hộ không nuôi cá Rô phi mà
chỉ nuôi cá truyền thống.
100% số hộ được phỏng vấn trả lời diện tích nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu
dùng để nuôi cá. Các nông hộ có nhiều ao thường sử dụng 1ao ương, dùng ao ương

này để ương cá kích cỡ nhỏ lên cỡ lớn hơn; khi ao nuôi thu hoạch, sẽ dùng cá từ ao
ương để thả vào ao nuôi nuôi tiếp (nuôi theo hình thức gối vụ). Hình thức này tiết
kiệm được tiền mua giống vì nếu mua cá giống cỡ lớn rất đắt, nuôi gối vụ trong một
năm có thể nuôi từ 2 - 3 vụ, thu nhập cao hơn nhiều những hộ chỉ có 1 ao.
4.1.2.2 Một số thông số trong nuôi cá Rô phi
Diện tích nuôi cá ở các nông hộ: Tại huyện Tứ Kỳ diện tích NTTS dao động từ
1.000m2 - 43.000m2. Độ sâu mực nước ao dao động 1,2 - 2m.
20


Mật độ thả cá: Các nông hộ nuôi đơn cá Rô phi thả cá với mật độ 2,5 - 3,5
(con/m2), nuôi sau 6 - 8 tháng đạt kích cỡ 500g trở lên. Kích cỡ thu hoạch sẽ đồng
đều nếu chọn cá giống có chất lượng tốt và đều nhau. Hầu hết các nông hộ thả mật
độ 3 con/m2.

Bảng 6 : Địa điểm chọn mua cá giống và chất lượng con giống
STT

Thông số

1

Mua cá giống:

70

100

Trong huyện


29

41,43

Ngoài huyện

1

1,43

Nhiều nguồn
Chất lượng con giống:

40
70

57,14
100

Tốt

37

52,9

Bình thường

33

47,1


Xấu

0

0

2

Số lượng (người)

Phần trăm(%)

Theo kết quả khảo sát, 41,43% nông hộ trả lời thường xuyên mua cá của các
trại sản xuất cá giống trong huyện; 57,14% số nông hộ trả lời mua nhiều nguồn khác
nhau, gặp đâu mua đấy; chỉ có 1,43% nông hộ thường xuyên mua cá của cơ sở sản
xuất cá giống ngoài huyện. Tuy nhiên hầu hết các nông hộ không mua cá ở 1 trại
giống cố định, tuỳ thuộc tình hình để mua cá giống. Các nông hộ trả lời tuỳ từng lần
mua giống, có lần con giống tốt, có lần con giống kém và các nông hộ cũng không
mua cá giống ở trại giống cố định nên không thể khẳng định chính xác chất lượng
con giống của từng trại.
Hình thức nuôi:

Hình 5: Tỷ lệ ghép cá Rô phi

21


Trong 70 nông hộ được phỏng vấn có 49,25% nông hộ nuôi đơn; 50,75%
nông hộ nuôi ghép. Các nông hộ nuôi ghép Rô phi trong đó cá Rô phi chiếm tỷ lệ

khá cao từ 80 - 90%, các nông hộ này chỉ ghép thêm 1 số lượng rất ít cá truyền
thống, chủ yếu là cá Mè, cá Trắm và cá Trôi, cá Chép. Hầu hết các nông hộ được
phỏng vấn trả lời cá Quả chỉ thả số lượng rất ít, thường thả 2 - 3 con trong ao, ít khi
ghép thêm cá Chim và cá Trê. Hình thức nuôi này nhằm tận dụng nguồn vật chất
hữu cơ có trong ao để làm thức ăn cho các loài cá truyền thống.
Một số nông hộ trả lời trong quá trình nuôi thả cá giống kích cỡ nhỏ nên không
kiểm soát được mật độ cá giống, có nông hộ trả lời trong quá trình ương giống nếu
vụ nào ương được nhiều thì sẽ thả nhiều giống hơn các vụ khác. Thông thường các
nông hộ ước lượng lượng cá hao hụt để bổ xung thêm con giống và luôn duy trì mật
độ cá trung bình trong ao là 3 con/m2.
Kích cỡ cá giống thả: Kích cỡ cá giống dùng để thả ở các nông hộ nuôi là khác
nhau. Kích cỡ càng bé thì thời gian nuôi càng kéo dài đồng thời tỷ lệ hao hụt lớn,
ảnh hưởng đến năng suất nuôi. Tuy nhiên, tại Tứ Kỳ vẫn có nhiều nông hộ thả cá
giống kích cỡ nhỏ. Cá Rô phi dùng làm con giống chủ yếu là cá có kích cỡ nhỏ từ 1
- 2g/con.
Ngoài ra vẫn có những nông hộ dùng con giống kích cỡ lớn để nuôi thương
phẩm, kích cỡ con giống lên tới 100 - 200g/con. Dùng con giống kích cỡ lớn có thể
nuôi 2 - 3 vụ trong năm. Những hộ thả cá kích cỡ lớn thường là những hộ có từ 2 ao
trở lên, họ dùng 1 ao để ương cá giống, khi ao nuôi đạt kích cỡ thương phẩm sẽ kéo
bán và dùng cá ở ao ương, đồng thời những cá chưa đạt kích cỡ thương phẩm cũng
được giữ lại nuôi cùng với cá giống ở ao ương (hình thức nuôi gối vụ). Cá giống từ
ao ương chuyển sang có kích thước lớn nên rút ngắn được thời gian nuôi. Kích cỡ
con giống từ ao ương chuyển sang có thể đạt tới 100 - 200 g/con. Do có ao ương
nên những nông hộ này chủ động được con giống, giảm chi phí giống và có thể nuôi
nhiều vụ trong năm. Đồng thời lợi nhuận thu được cao hơn những hộ không có ao
ương...Những nông hộ chỉ có 1 ao thì phải thả những con giống kích cỡ nhỏ không
chỉ thời gian nuôi kéo dài mà cá hao hụt cũng nhiều. Ngoài ra: Do chỉ có 1 ao nên
khi thu hoạch những cá chưa đủ biểu lái buôn không mua những nông hộ này lại
phải bán cho những hộ nuôi khác làm cá giống với giá rẻ để có điều kiện cải tạo ao
(số lượng cá ít không đủ nuôi).

22


Những hộ sử dụng con giống kích cỡ lớn đều phải có ao ương để chủ động con
giống và tiết kiệm chi phí mua giống. Những hộ không có ao ương không sử dụng
giống to vì chi phí cho giống to rất lớn, không thể chủ động nguồn giống và lợi
nhuận sẽ thấp.
Năng suất nuôi: Năng suất nuôi dao động từ 2 tấn - 10 tấn/ha/vụ nuôi trong khi đó
năng suất nuôi cá truyền thống chỉ đạt 3,5 tấn/ha/vụ nuôi. Điều này chứng tỏ năng
suất ao nuôi cá Rô phi cao hơn nhiều so với ao nuôi cá truyền thống [33.1]
Năng suất ao nuôi cá Rô phi có sự khác nhau do mật độ nuôi và tỷ lệ ghép.
Những nông hộ nuôi với tỷ lệ cá Rô phi cao và mật độ thả hợp lý sẽ cho năng suất
nuôi cao hơn những hộ nuôi ghép với tỷ lệ cá Rô phi thấp và mật độ thả ít.
Tình hình sử dụng thức ăn: Tại Tứ Kỳ hầu hết các hộ đều nuôi cá Rô phi bằng
thức ăn công nghiệp có sử dụng thêm phân trong giai đoạn đầu (nuôi cá trong hệ
thống nuôi kết hợp VAC). Hầu hết các hộ nuôi khẳng định kết hợp thêm phân giai
đoạn đầu hợp lý sẽ giảm được chi phí thức ăn và lợi nhuận cao hơn những nông hộ
không dùng thêm phân giai đoạn đầu. Theo kết quả khảo sát, ở các nông hộ của
huyện Tứ Kỳ sử dụng thức ăn công nghiệp trong hệ thống VAC năng suất nuôi cá
Rô phi đạt rất cao. Năng suất nuôi nhỏ nhất là 10,8 tấn/ha/vụ, năng suất nuôi lớn
nhất là 13,5 tấn/ha/vụ; năng suất trung bình 12,13 ± 0,12 tấn/ha/vụ[33.2].
Trong hệ thống VAC, phân được sử dụng làm thức ăn cho cá nhằm giảm chi phí
thức ăn. Đồng thời chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng làm tăng thêm thu nhập trong
gia đình. Đa số người nuôi chỉ sử dụng phân hoặc phế phụ phẩm nông nghiệp và
thức ăn tự chế để nuôi cá Rô phi trong 1 - 2 tháng đầu, kể từ tháng thứ 3 trở đi cho
ăn thức ăn công nghiệp hoàn toàn và chỉ bón thêm phân để gây màu nước (khi cần).
Có 92,54% nông hộ chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp; chỉ một phần rất nhỏ
(chiếm 7,46%) sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tự chế. 100% số nông
hộ nuôi cá Rô phi được phỏng vấn có sử dụng thức ăn công nghiệp, nếu chỉ sử dụng
mình thức ăn tự chế hoặc mình phụ phẩm sẽ không đủ chất dinh dưỡng trong khẩu

phần ăn của cá nên không có hộ nuôi nào sử dụng duy nhất thức ăn tự chế hoặc phụ
phẩm.

23


Hình 6: So sánh giá thức ăn giữa các hãng trong cùng độ đạm 25%
Thức ăn công nghiệp được sử dụng gồm nhiều hãng khác nhau là: Cargill, Minh
Tâm, Lái Thiêu, Usoong (Hàn Quốc), CP...trong đó thức ăn được sử dụng nhiều
nhất là cám Minh Tâm và Cargill. Từ biểu đồ nhận thấy, ở cùng độ đạm 25% thì
cám Lái Thiêu có giá thấp nhất và cám CP có giá cao nhất. Hầu hết các nông hộ sử
dụng cám của 2 hãng Minh Tâm và hãng Cargill, lý do chọn 2 hãng này được các
nông hộ đưa ra là do cám của 2 hãng này có chất lượng rất tốt, giá thành hợp lý, phù
hợp mong muốn của người nuôi cá.
Thức ăn được thông qua 2 - 3 khâu phân phối từ đại lý cấp 1, cấp 2, đến cửa hàng
bán lẻ thức ăn. Hệ thống dịch vụ cung cấp thức ăn hoạt động tốt, cung cấp đủ số
lượng thức ăn cho người nuôi, với nhiều loại thức ăn và giá thức ăn bán tại các cửa
hàng là khác nhau; mỗi mức giá được người bán hàng áp dụng tại mỗi điểm là khác
nhau do sự khác nhau của các khâu trung gian. Ngoài ra, một số nông hộ nuôi cá
đến cuối vụ nuôi cạn kiệt vốn đầu tư nên phải mua chịu cám với giá cao hơn giá
bình thường là 5000 đ/1bao 25 kg.
Sử dụng phân chuồng: Phân chuồng được các hộ nuôi ủ qua hoặc thả trực
tiếp xuống ao làm thức ăn và gây màu nước trước khi thả cá. Trong 2 tháng đầu,
người nuôi sử dụng 100% phân chuồng thả xuống ao và sử dụng thêm rất ít thức ăn
công nghiệp, từ tháng thứ 3 trở đi lượng phân chuồng cho xuống ao giảm dần, sử
dụng kết hợp thức ăn công nghiệp, kể từ tháng thứ 4 trở đi không sử dụng phân mà
sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.
Thức ăn tự chế gồm: Ngô, cám gạo nghiền nhỏ nấu chín...Những thức ăn này
không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cá nên các hộ nuôi dùng loại thức ăn này là
phụ còn vẫn sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp.

24


Chi phí thức ăn cho nuôi cá Rô phi là rất lớn. Theo kết quả điều tra, cám
Minh Tâm năm 2005 có giá 125.000 - 130.000 đ/bao25kg thì thời điểm tháng 5 năm
2007 đã có giá 150.000đ - 160.000 đ/1bao25kg. Trong khi giá cám ngày càng tăng
cao thì giá cá không tăng lên thậm chí còn giảm. Đây chính là một trong những khó
khăn cho người nuôi cá Rô Phi.
Cũng vì chi phí thức ăn trong nuôi cá Rô phi lớn, đòi hỏi vốn đầu tư cao nên
nhiều hộ nông dân nuôi cá truyền thống có ít vốn không thể chuyển đổi sang nuôi cá
Rô phi hoặc ngần ngại khi chuyển sang nuôi cá Rô phi.
Thời gian nuôi và số vụ nuôi:

Hình 7: Thời gian và số vụ thả cá Rô phi
Thông thường thời gian nuôi của các nông hộ huyện Tứ Kỳ là từ 4 - 8 tháng,
những nông hộ có ao ương để ương cá giống chỉ nuôi trong vòng 4 - 5 tháng/vụ,
nuôi 2 - 3 vụ/năm. Trong quá trình nuôi, số nông hộ chỉ nuôi 1vụ trong năm chiếm
tỷ lệ khá cao (64,18%); 31,34% nuôi 2 vụ và 4,48% nuôi 3 vụ. Có 62,69% nông hộ
nuôi 6 tháng, 32,84% nông hộ nuôi từ 7 tháng trở lên, chỉ có 4,48% nông hộ nuôi 4
tháng. Cá biệt có những hộ nuôi 12 tháng/vụ. Trung bình một vụ nuôi của các nông
hộ trong huyện Tứ Kỳ kéo dài 6 tháng. Thời gian nuôi cá Rô phi ngắn hơn rất nhiều
so với thời gian nuôi các loài cá truyền thống, thông thường các loài cá truyền thống
phải nuôi 12- 16 tháng mới đạt kích cỡ bán thì cá Rô phi chỉ trong thời gian ngắn có
thể thu hoạch (4- 8 tháng). Do thời gian nuôi ngắn nên nuôi cá Rô phi có thể quay
vòng vốn nhanh. Đây cũng chính là ưu điểm trong nuôi nghề nuôi cá Rô phi.
Những nông hộ thời gian nuôi kéo dài một phần do thả cá giống kích cỡ nhỏ và
thả cá giống muộn. Khi thả cá giống muộn đến mùa đông cá vẫn chưa đạt kích cỡ
thương phẩm nên phải nuôi qua đông, trong mùa đông cá Rô phi sinh trưởng chậm
dẫn đến vụ nuôi kéo dài. Vụ nuôi bắt đầu từ tháng 3, tháng 4 và kết thúc vào tháng
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×