Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

bao co ro phi 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 62 trang )

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN DỰ ÁN
ST
T

Họ và tên

Học vị

Chức danh

Đơn vị

1 Nguyễn Huy Điền

Tiến sỹ

Chủ nhiệm dự án

Trung tâm KNKN Quốc gia

2 Phạm Anh Tuấn

Tiến sỹ

Phó Chủ nhiệm dự án

Vụ KHCN&MT

3 Nguyễn Hữu Ninh

Thạc sỹ



Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS I

4 Trần Anh Tuấn

Thạc sỹ

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS I

5 Lê Ngọc Khánh

Kỹ sư

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS I

6 Nguyễn Anh Hiếu

Kỹ sư

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS I

7 Đặng Duy Tuyền


Kỹ thuật

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS I

8 Hoàng Thị Nghĩa

Kỹ thuật

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS I

9 Ngô Phú Thoả

Kỹ sư

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS I

10 Nguyễn Văn Điệp

Kỹ thuật

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS I


11 Trịnh Quốc Trọng

Thạc sỹ

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS II

12 Nguyễn Thị Kim Đàn

Kỹ sư

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS II

13 Lê Trung Đỉnh

Kỹ thuật

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS II

14 Nguyễn Tấn Đức

Kỹ thuật

Thành viên


Viện nghiên cứu NTTS II

15 Nguyễn Văn Vũ

Kỹ thuật

Thành viên

Viện nghiên cứu NTTS II

16 Hoa Duy Hải

Thạc sỹ

Thành viên

Trung tâm KNKN Quốc gia

17 Trần Mạnh Hà

Kỹ sư

Thành viên

Trung tâm KNKN Quốc gia

18 Nguyễn Quang Hạnh

Kỹ sư


Thành viên

Trung tâm KNKN Quốc gia

19 Tăng Thị Mỹ Trang

Kỹ sư

Thành viên

Trung tâm KNKN Quốc gia

20 Đỗ Văn Kiên

Kỹ sư

Thành viên

Trung tâm KNKN Quốc gia

Thành viên

Công ty Thái Dương

21 Đoàn Văn Huấn
22 Chu Văn Cần

Kỹ thuật


Thành viên

Công ty Thái Dương

23 Nguyễn Thị Liên

Kỹ thuật

Thành viên

Công ty Thái Dương

24 Phạm Thị Huế

Kỹ thuật

Thành viên

Công ty Thái Dương

25 Nguyễn Hữu Dũng

Thành viên

Công ty Hải Thanh

26 Nguyễn Thị Ngọc Bích

Thành viên


Công ty Hải Thanh

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá rô phi là tên gọi chung cho khoảng 80 loài cá có xuất xứ Châu Phi, tuy
nhiên chỉ có 1 số loài cá rô phi được nuôi phổ biến hơn cả, đó là cá rô phi vằn
(Oreochromis niloticus), cá rô phi xanh (O. aureus) và cá rô phi hồng
(Oreochromis sp.). Cá rô phi được di giống, thuần hoá và trở thành đối tượng
nuôi phổ biến ở các vùng nước khác nhau trên 100 nước trên thế giới. Theo ước
tính, năm 2006 sản lượng cá rô phi trên thế giới đạt trên 2,5 triệu tấn. Cá rô phi
phát triển đã trở thành đối tượng hàng hoá ngày càng có sức cạnh tranh cao ở
ngay thị trường các nước phát triển. Thị trường cá rô phi phát triển rất nhanh
trong 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt thị trường Mỹ và Châu Âu. Thị trường nhập
khẩu cá rô phi trên thế giới năm 1996 là 20.000 tấn, năm 1999 là 100.000 tấn.
Trong 5 năm qua thị trường nhập khẩu cá rô phi hàng năm tăng 38%.
Cá rô phi ngày càng có nhu cầu cao trên thị trường thế giới. Trong khi giá
nhiều loại cá hay các loại thuỷ sản khác luôn có nhiều biến động thì hầu hết các
sản phẩm từ cá rô phi có giá khá ổn định trong vòng 5 năm qua. Tương lai, theo
nhiều dự đoán, giá các sản phẩm từ cá rô phi sẽ ổn định hoặc giảm chút ít do
xuất hiện thêm nhiều nước khác nuôi cá rô phi và do tiến bộ khoa học công nghệ
được áp dụng nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
Phát triển nuôi cá rô phi ở nước ta sẽ góp phần tăng nhanh sản lượng cá
nuôi, mặt khác làm tăng tỷ trọng xuất khẩu đặc biệt là các sản phẩm thuỷ sản
nuôi từ nước ngọt. Nuôi cá rô phi sẽ góp phần đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng
tốt hơn các vùng nước ngọt hiện có. Nuôi cá rô phi trong nước lợ sẽ là giải pháp
giúp giảm rủi ro trong nuôi trồng thuỷ sản, là biện pháp cải tạo môi trường ao
nuôi tôm, đặc biệt là những vùng nuôi đang có hiện tượng suy thoái môi trường.
Cá rô phi thành thục sớm, sinh sản tự nhiên gần như quanh năm nên khó

kiểm soát mật độ, do vậy cá thường chậm lớn, cỡ cá thu hoạch không đồng đều
(Phạm Anh Tuấn & CTV., 1998) hạn chế hiệu quả nuôi cá. Để nâng cao năng
suất và hiệu quả nuôi cá rô phi thì việc chủ động tạo đàn cá rô phi đơn tính đực
được nhiều nhà nghiên cứu và sản xuất quan tâm. Có một số phương pháp khác
2


nhau để tạo quần đàn cá rô phi đơn tính đực, đó là: Chọn bằng mắt thường tách
riêng cá đực cá cái, chuyển giới tính bằng xử lý hoóc môn, lai khác loài và tạo
cá siêu đực.
Hiện nay, phương pháp tạo quần đàn cá rô phi đơn tính đực đang được áp
dụng rộng rãi là xử lý bằng hoóc môn chuyển đổi giới tính 17Methyltestosterone. Tuy nhiên, phương pháp sản xuất này có nguy cơ tiềm ẩn
ảnh hưởng không tốt đến môi trường và con người. Sử dụng giải pháp lai xa để
tạo quần đàn cá rô phi đơn tính đực có ưu điểm không gây lo ngại về sự ảnh
hưởng của hoóc môn chuyển giới tính đến môi trường và người tiêu dùng, có thể
giảm bớt được chi phí và thời gian cho sản xuất giống (Bạch Thị Tuyết, 1999).
Mặt khác thế hệ con lai có thể kết hợp được những ưu điểm của cá bố mẹ như:
Ví dụ như khi tiến hành lai xa giữa cá rô phi vằn O. niloticus với O. aureus có
thể tận dụng được tốc độ sinh trưởng nhanh của cá rô phi vằn (O. niloticus) và
khả năng chống chịu nhiệt độ thấp của cá rô phi xanh (O. aureus).
Công nghệ lai khác loài tạo quần đàn cá rô phi đơn tính đực thành công sẽ
rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất giống, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá rô
phi ở nước ta phát triển. Nhận thức được vấn đề này, Trung tâm khuyến nông
-Khuyến ngư Quốc gia đã chủ trì thực hiện dự án: Sản xuất cá rô phi đơn tính
bằng công nghệ lai khác loài phục vụ nuôi cá rô phi xuất khẩu.

3


II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Các giải pháp tạo đàn cá rô phi đơn tính đực trên thế giới
Cá rô phi thành thục sớm, đẻ nhiều lần trong một năm do đó ta không kiểm
soát được mật độ cá nuôi trong ao, cỡ cá nhỏ và không đồng đều khi thu hoạch.
Vì vậy, năng suất cá thường không cao, cỡ cá thương phẩm nhỏ. Việc sử dụng các
quần đàn cá đơn tính đực là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả nuôi cá rô phi.
Có nhiều phương pháp tạo quần đàn đơn tính đực, đó là:
- Chọn lọc dựa vào hình thái ngoài: Khi cá đạt cỡ 7-10 cm có trọng lượng ≥
30g (McAndrew, 1993) thì tiến hành lựa chọn dựa vào sự khác biệt hình thái bên
ngoài để tách nuôi riêng cá đực, cá cái, phương pháp này tuy đơn giản, nhưng
cần nhiều công lao động có trình độ và kinh nghiệm, tốn nhiều thời gian và độ
chính xác không cao, với phương pháp chọn lọc này độ chính xác chỉ đạt
khoảng 80-85% (Hickling, 1963).
- Phương pháp chuyển giới tính bằng việc xử lý trực tiếp hoóc môn thông
qua ngâm, hoặc cho ăn thức ăn trộn hoóc môn; hiện nay phương pháp này đã và
đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Thái Lan, Philippine, Đài Loan,
Brazil và Việt Nam. Tuy nhiên cá đơn tính xử lý bằng hoóc môn có giá thành
tương đối cao và thường có nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường
(Mair và Little, 1991).
- Tạo cá đơn tính đực bằng công nghệ cá siêu đực (YY), cho cá siêu đực
sinh sản với cá cái thường cho phép tạo một lượng lớn cá giống đơn tính trong
cùng một thời gian. Song tỷ lệ giới tính ở thế hệ con của cá siêu đực đối với một
số dòng cá không thật ổn định và thời gian để tạo ra cá siêu đực (YY) dài,
thường mất 3- 4 năm và yêu cầu các biện pháp kỹ thuật phức tạp. Hiện nay kỹ
thuật này mới thử nghiệm ở quy mô hạn chế ở một số nước như Phillippine,
Brazil.
- Tạo quần đàn đơn tính đực bằng khác loài. Phương pháp này đã và đang
được ứng dụng với một phạm vi nhất định ở một số nước như Israel, Đài Loan,
4



Trung Quốc. Một số công thức lai cho đàn con có tỷ lệ cá đực cao. Tuy nhiên tỷ
lệ phần trăm cá đực ở thế hệ con lai F1 của một số công thức lai không ổn định,
ngay cả cùng công thức lai tỷ lệ cá đực ở con lai thay đổi theo nguồn gốc địa lý
của cá bố mẹ. Việc lai khác loài yêu cầu công tác lưu giữ được dòng bố, mẹ
thuần một cách nghiêm ngặt.
Đầu những năm 1960, Hicking tiến hành lai Tilapia mossambica với T.
hornorum cho tỷ lệ cá đực ở thế hệ con gần đạt 100%. Bằng các phép lai phân
tích ông đã đưa ra kết luận về cặp nhiễm sắc thể/gen quy định giới tính của cá rô
phi rất phức tạp. Sau đó có nghiên cứu đã tiến hành lai khác loài cá rô phi với
nhau, để tạo ra con lai đơn tính. Theo một số tác giả, những công thức lai sau
được coi là cho thế hệ con có tỷ lệ giới tính đực cao tới gần 100%:
T. nilotica x T. hornorum (Pruginin & Kanyike, 1965)
T. nilotica x T. aureus (Fishelson, 1962)
Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ cá đực ở thế hệ con lai
không ổn định. Pruginin (1975) tiến hành cho lai loài O. niloticus với O. aureus
được nuôi ở các vùng địa lý khác nhau, kết quả thu được ở thế hệ con lai có tỷ lệ
cá đực 52 – 100%. Majumdar & McAndrew (1993) đã thực hiện 41 phép lai và
chỉ có T. mossambicus x T. macrochir là cho 100% cá đực ở thế hệ con. Tỷ lệ cá
đực ở thế hệ con thu được từ các công thức lai xa phụ thuộc nhiều vào các dòng
cá khác nhau của cùng 1 loài được sử dụng (Hulata và CTV., 1983). Theo
Loshin (1982) kết quả sản xuất cá đơn tính đực bằng phương pháp lai xa thường
không ổn định bởi rất khó giữ được cá bố mẹ thuần chủng làm nguyên liệu sản
xuất ban đầu.
Gần đây phương pháp lai xa được quan tâm bởi nhiều ưu điểm của con lai
về sinh trưởng và khả năng thích nghi mà chúng được thừa hưởng từ cá bố mẹ
(Mires, 1977; 1983; Hulata & CTV., 1993; Lahav, 1990; McAndrew, 1993 và
Wohlfarth, 1994).

5



Pruginin và CTV. (1995); Hulata và CTV. (1983) đã tìm một vài cặp lai
giữa cá rô phi cái O. niloticus với cá rô phi đực O. aureus tạo thế hệ con lai toàn
đực.
Theo một số kết quả đã công bố, thế hệ con lai toàn đực có thể được tạo ra
một cách ổn định từ các công thức lai xa giữa cá cái O. niloticus và cá đực O.
aureus (Lahav, 1990; Wohlfarth, 1994). Trong đó công thức lai xa giữa cá rô phi
cái O. niloticus và cá đực O. aureus đã được ứng dụng ở phạm vi nhất định tại
một số trang trại ở Israel và Đài Loan (Liao và Chen, 1983; Kissil, 1996).
Nhưng do vấn đề thuần chủng của cá bố mẹ nên phần lớn các cặp lai giữa cá rô
phi cái O. niloticus và cá đực O. aureus chưa tạo được thế hệ con lai 100% cá
đực, tỷ lệ cá đực thay đổi từ 59% đến 81% (Wohlfarth, 1994).
Việc sử dụng con lai khác loài trong nuôi cá rô phi vẫn có rất nhiều thuận
lợi. Năm 1983, Guerrero đã tiến hành nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của cá O.
niloticus thuần và con lai của cá cái O. niloticus với cá đực O. aureus. Kết quả
cho thấy, tốc độ tăng trưởng của con lai F1 (lai giữa hai loài) cao hơn hẳn so với
thế hệ con sinh ra từ bố mẹ cùng loài. Theo Phạm Anh Tuấn (1997), áp dụng
phương pháp lai xa sẽ tránh được hiện tượng lai cận huyết giữa các cá thể cùng
loài và sự ô nhiễm môi trường do hoóc môn chuyển giới tính gây ra. Mặt khác
thế hệ con lai có thể kết hợp các ưu điểm của cá bố và cá mẹ như tốc độ sinh
trưởng nhanh của cá rô phi vằn O. niloticus và khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp
của cá rô phi xanh O. aureus. Nhưng hiệu quả của các công thức lai xa phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố di truyền của cá bố mẹ, các yếu tố
môi trường và sự tương tác giữa các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền
(Hulata & CTV.1993).

6


Bảng 1. Tỷ lệ cá đực ở thế hệ con một số công thức lai xa (Muir & Robert, 1993).

Cá đực
O. niloticus
O. niloticus
O. aureus
O. hornorum

Cá cái
O. aureus
O. hornorum
O. hornorum
O. aureus

Tỷ lệ cá đực (%)
52-100
100
100
97

2.2. Giải pháp tạo đàn cá rô phi đơn tính đực trên ở Việt Nam
Ở nước ta, năm 1995 và 1996 nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển
giới tính tạo cá rô phi toàn đực đã được thực hiện có kết quả, Viện nghiên cứu
nuôi trồng thuỷ sản 1 đã làm chủ công nghệ chuyển giới tính cá rô phi, có thể
chủ động sản xuất hàng loạt cá rô phi đơn tính với tỷ lệ cá đực là 95-100%. Đến
tháng 6 năm 2004 công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đã được chuyển giao tới
15 trại sản xuất giống trên toàn quốc. Theo thống kê không đầy đủ năm 2003 cả
nước đã sản xuất khoảng 120 triệu cá rô phi đơn tính bằng công nghệ chuyển
giới tính. Tuy công nghệ dễ áp dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu con giống, nhưng
những lo ngại về ảnh hưởng xấu của hoóc môn đến người tiêu dùng và môi
trường là điều đáng quan tâm, tính bền vững của ứng dụng công nghệ chuyển
giới tính trong tương lai gần phải được tính đến, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu

sản phẩm sạch, an toàn và tính cạnh tranh thương mại trên thị trường thế giới
ngày càng gay gắt.
Nghiên cứu tạo cá rô phi siêu đực đã tiến hành tại Viện nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản 1 (1997-2000) trên cá rô phi vằn dòng Thái lan, cá siêu đực đã
được tạo ra, nhưng tỷ lệ đực ở đàn con còn thấp và không ổn định, do vậy công
nghệ chưa thể áp dụng được trong sản xuất.
Năm 1970 thử nghiệm lai xa trên cá rô phi đã được Trần Đình Trọng tiến
hành đầu tiên (Bạch Thị Tuyết & CTV., 1998) khi lai giữa cá rô phi vằn O.
niloticus với cá rô phi đen O. mossambicus, cho tỷ lệ cá đực đạt 60 - 70%. Tiến
hành lai giữa cá rô phi cái O. niloticus dòng Egypt-AIT với cá rô phi đực O.
aureus dòng Phillipine; cá rô phi cái O. aureus với cá siêu đực O. niloticus dòng
7


Egypt-Swansea đã được Bạch Thị Tuyết & CTV. (1998) thí nghiệm, nhưng tỷ lệ
cá đực trên hai công thức lai chưa đạt kết quả như mong muốn. Tỷ lệ cá đực
trung bình trong 2 công thức lai trên lần lượt là: 65,4% (giao đông 37% - 96%)
và 67,2% (giao động 34,2% - 100%). Theo các tác giả thì tỷ lệ cá đực thấp và
không ổn định ở thế hệ con lai thuộc hai công thức trên chịu ảnh hưởng bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau như nguồn gốc của hai dòng cá được sử dụng, độ
thuần chủng của cá bố mẹ, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và tỷ lệ sống
của đàn con.
Năm 2002-2003 trong khuôn khổ "Chương trình giống thuỷ sản", Trung
tâm giống thuỷ sản Hưng Yên đã thực hiện dự án nhập công nghệ cá rô phi đơn
tính bằng phương pháp lai khác loài từ Trung Quốc, đàn cá rô phi vằn và cá rô
phi xanh đã được nhập nội từ Trung Quốc. Thông qua chọn lọc dựa theo các đặc
điểm hình thái, một số cá bố mẹ đã được chọn lọc để sản xuất cá đơn tính cho tỷ
lệ đực khá cao (>95%), tuy nhiên tỷ lệ cá bố mẹ chọn lọc được chỉ đạt 5% từ
đàn cá nhập, tỷ lệ này là rất thấp so với mong đợi từ công nghệ lai khác loài; mặt
khác dự án chưa tạo ra được đàn cá rô phi vằn và rô phi xanh thuần chủng (đàn

cá ông bà) để có thể sản xuất đại trà cá bố cá rô phi xanh O. aureus và cá mẹ cá
rô phi vằn O. niloticus cung cấp cho các cơ sở sản xuất cá rô phi đơn tính đực.
Kết quả nghiên cứu đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành
cho thấy công nghệ lai xa ở cá rô phi, lai cá cái rô phi vằn O. niloticus với cá
đực rô phi xanh O. aureus, là công nghệ rất có triển vọng ứng dụng trong sản
xuất cá rô phi đơn tính đực. Để sớm có công nghệ ứng dụng trong sản xuất cho
kết quả như mong muốn cần kết hợp nhập vật liệu/giống tốt có sẵn từ nước
ngoài và tiến hành những nghiên cứu tiếp tục, gắn kết nỗ lực của các cơ quan
nghiên cứu với các cơ sở sản xuất trong nước là hết sức cần thiết.

III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Dự án phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây:
8


1. Phát triển công nghệ lai khác loài phục vụ nhanh, kịp thời sản xuất đại
trà với số lượng lớn cá rô phi toàn đực.
2. Xây dựng được quỹ gen cá rô phi phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu vật
liệu di truyền cho công tác nghiên cứu nâng cao chất lượng giống cá rô phi ở
nước ta.
3. Đào tạo, tập huấn cán bộ kỹ thuật của các đơn vị sản xuất giống cá rô
phi trong cả nước về công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng
phương pháp lai khác loài.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Xây dựng tập đoàn các giống cá rô phi
Nhập nội có chọn lọc một số giống cá rô phi, đó là cá rô phi vằn O.
niloticus, cá rô phi xanh O. aureus từ Israel và Trung Quốc.
Các đàn cá nhập nội sẽ được thử nghiệm, đánh giá so sánh một số tính
trạng kinh tế của chúng với một số dòng cá rô phi hiện có, từng bước thu hút các

đặc tính tốt của đàn nhập nội và tạo giống cá rô phi chất lượng ở nước ta.
4.2. Tạo đàn cá rô phi vằn O. niloticus và đàn cá rô phi xanh O. aureus sản
xuất đại trà cá rô phi đơn tính đực
Dựa trên hai đàn cá rô phi vằn và cá rô phi xanh nhập từ Trung Quốc và
Israel tiến hành lai phân tích (đánh giá tỷ lệ giới tính thế hệ con), đánh giá đặc
trưng hình thái và 1 số marker phân tử để lựa chọn được đàn cá rô phi vằn và
đàn cá rô phi xanh đảm bảo sản xuất đại trà 25.000 con cá bố O. aureus và
25.000 con cá mẹ O. niloticus cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống cá rô phi
đơn tính đực. Tỷ lệ cá đực đạt từ 95-100%. Tỷ lệ cá giống làm ông bà qua tuyển
chọn đạt 5%, và tỷ lệ tuyển chịn cá giống làm cá bố mẹ đạt từ 10-15%.

9


V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
5.1. Địa điểm và thời gian thực hiện dự án
- Địa điểm và cơ quan phối hợp thực hiện:
+ Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I (Trung tâm Quốc gia giống Thủy
sản nước ngọt miền Bắc. Phú Tảo, Thạch Khôi, Gia Lộc, Hải Dương - Viện I).
+ Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II (Viện II).
+ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Thương mại Hải Thanh (Công ty Hải
Thanh).
+ Công ty Cổ phần dịch vụ và Dạy nghề Thái Dương (Công ty Thái
Dương).
- Thời gian:
Từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 5 năm 2008.
5.2. Vật liệu nghiên cứu
Ba (03) dòng cá rô phi vằn (O. niloticus) và hai (02) dòng cá rô phi xanh (O.
aureus) được dùng trong nghiên cứu của dự án, đó là:
- Cá rô phi xanh và rô phi vằn Trung Quốc: Cá được nhập từ Trung Quốc

về Công ty Cổ phần và Dịch vụ Dạy nghề Thái Dương (Xóm La, Từ liêm, Hà
Nội) năm 2005. Sau đó cá được chuyển đến Trung tâm Quốc gia Giống Thuỷ
sản nước ngọt miền Bắc tháng 6 năm 2006. Cá được chuyển đến Trung tâm
Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc gồm cá hậu bị (200g/con) và cá
ông bà (400g/con).
- Cá rô phi vằn và xanh Israel: Được nhập trực tiếp từ Israel tháng 9 năm
2006. Ngay khi nhập về, cá được chuyển về lưu giữ và nuôi lớn tại Trung tâm
Quốc gia Giống Thuỷ sản nước ngọt miền Bắc và miền Nam. Cỡ cá nhập về là
cá hương, trọng lượng trung bình khoảng 0,5g/con.

10


- Cá rô phi vằn Đài Loan: Cá được nhập từ Đài Loan vào các tỉnh phía
Nam nước ta từ đầu những năm 1970, sau đó được chuyển ra Bắc và lưu giữ tại
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I từ năm 1977.
- Cá rô phi xanh dòng Philippine : Nhập năm 1988.
5.3. Ao, giai và các vật dụng thí nghiệm
Ao thí nghiệm: Sử dụng 3 ao diện tích ao 2000 - 2500m 2 với việc bố trí như
trong Bảng 2.
Bảng 2. Số lượng cá và giai thí nghiệm
Công
Số lượng
Số lượng cá
Công thức lai
thức
giai ghép
(đực x cái)
1
O. niloticus-I x O. aureus-I

15
15 x 90
2
O. niloticus-TQ x O. aureus-I
15
15 x 90
3
O. niloticus-DL x O. aureus-I
15
15 x 90
4
O. niloticus-I x O. aureus-Ph
6
6 x 36
5
O. niloticus-TQ x O. aureus-Ph
6
6 x 36
6
O. niloticus-DL x O. aureus-Ph
6
6 x 36
7
O. niloticus-I x O. aureus-TQ
6
6 x 36
8
O. niloticus-TQ x O. aureus-TQ
6
6 x 36

9
O. niloticus-DL x O. aureus-TQ
6
6 x 36
Ghi chú: I: Israel; TQ: Trung Quốc; DL: Đài Loan; Ph: Philippine.
Tại viện 2 bố trí theo bảng 3.
Bảng 3: Số lượng và giai cá thí nghiệm
STT
1
2
3

Công thức lai
Đực (xanh) × cái (vằn)
Đực (xanh) × cái (xanh)
Đực (vằn) × cái (vằn)

Số lượng giai ghép
2
2
2

Số lượng cá
28 đực × 56 cái
30 đực × 60 cái
30 đực × 60 cái

- Giai giữ và cho cá bố mẹ sinh sản, giai ương cá bột rộng 5m2.
- Khay ấp trứng.
- Các vật dụng thu trứng cá.

- Số Pit Tag, máy đọc số và dụng cụ bắn số.
- Hoá chất (Aceto-carmine) nhuộm xác định giới tính cá.
- Kính hiển vi và các vật dụng thí nghiệm khác.

11


5.4. Bố trí thí nghiệm
Sử dụng 9 công thức (CT) thí nghiệm lai giữa các dòng cá rô phi với nhau,
tỷ lệ ghép cho mỗi giai 5m2 để thu các gia đình là 1đực : 6cái.
Bảng 4. Sơ đồ thí nghiệm


O. niloticus
Israel
O. niloticus
Trung Quốc
O. niloticus
Đài Loan
O. aureus
Israel

O. aureus
Israel
CT 1
O. niloticus I x
O. aureus I
CT 2
O. niloticus TQ
x O. aureus I

CT 3
O. niloticus DL
x O. aureus I
O. aureus
Israel x O.
aureus
Israel

O. aureus
Philippine
CT 4
O. niloticus I x
O. aureus Ph
CT 5
O. niloticus TQ x
O. aureus Ph
CT 6
O. niloticus DL x
O. aureus Ph

O. aureus
Trung Quốc
CT 7
O. niloticus I x
O. aureus TQ
CT 8
O. niloticus TQ
x O. aureus TQ
CT 9
O. niloticus DL

x O. aureus TQ

-

-

O. niloticus
Israel
O. niloticus
Israel x O.
aureus
Israel

Ghi chú: I: Israel; TQ: Trung Quốc; DL: Đài Loan; Ph: Philippine.
Do các dòng O. niloticus và O. aureus Israel là cá thuần mới được nhập về
nên thí nghiệm bố trí tăng số lần lặp 15 lần (15 giai/công thức) ở các công thức
CT3, CT6, CT9 để tăng độ tin cậy của công thức lai.
Theo Bạch Thị Tuyết (1999) cho thấy tỷ lệ đực thấp và có sự biến động lớn
giữa các gia đình trong cùng công thức, ở những công thức còn lại đã bố trí 6
giai/công thức.
5.5. Phương pháp thu trứng và bắn số đánh dấu cá bố mẹ
Ở các Công ty, tiến hành ghép cá bố mẹ trong ao và thu trứng ấp con lai
khác loài.
Tại các Viện: trước khi đưa vào nuôi ghép cá đực đều được bắn số điện tử.
Đối với cá cái chỉ tiến hành bắn số ngay khi thu được trứng.
12


Số điện tử được bắn vào xoang bóng hơi hoặc cơ lưng bằng dụng cụ bắn số.
Tất cả các gia đình thu được cá bột đều được đánh số quy định theo số PIT Tag

của cá bố mẹ để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc của thế hệ con sau này.
Thu 200 con cá bột từ mỗi gia đình ương riêng rẽ trong giai cước 5m 2 mắc
trong ao đất, khi cá đạt cỡ khoảng 3-5g/con, thu 100 con mổ để xác định tỷ lệ
giới tính theo từng gia đình.
Để thu được kết quả lai giữa các cá thể khác nhau, sau khi những gia đình
đã tham gia sinh sản và có được cá bột từ 2 lần trở lên thì tiến hành đảo cá đực
giữa các gia đình để có thêm những thông tin về ảnh hưởng của bố mẹ đến tỷ lệ
giới tính đực của thế hệ con.
5.6. Phương pháp xác định giới tính
5.6.1. Pha hoá chất
Cân 0,5g Carmine vào 100ml dung dịch gồm 45ml axit axetic đậm đặc và
55ml nước cất, lắc đều.
Đun sôi dung dịch khoảng 2 – 4 phút, để nguội sau đó dùng giấy lọc loại
bỏ hết cặn và được bảo quản trong lọ thủy tinh tối màu.
5.6.2. Soi tuyến sinh dục
Khi cá đạt kích cỡ khoảng 3-5g/con, tiến hành mổ cá lấy tuyến sinh dục
nằm sát xương sống (hai dải có màu trắng đục), cắt một đoạn nhỏ đưa lên lam có
sẵn thuốc nhuộm Aceto – carmine. Chờ một vài phút cho thuốc nhuộm ngấm,
sau đó dùng lam khác ép giải sinh dục giàn đều mỏng và đưa lên kính hiển vi
quan sát (Guerrero và Shelton, 1974).
- Cá đực: Quan sát trên tiêu bản thấy có những chấm nhỏ.
- Cá cái: Quan sát thấy những vòng tròn nhỏ xếp sít nhau thành từng khối.

13


5.6.3. Xác định một số chỉ tiêu hình thái ngoài của cá bố mẹ
Tiến hành đo đếm và quan sát một số chỉ tiêu hình thái nhằm tìm ra được
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu hình thái của cá bố mẹ với tỷ lệ giới tính đực ở thế
hệ con gồm:

- Chiều dài thân L, Lo.
- Số vẩy dọc đường bên.
- Số tia vây cứng.
- Khoảng cách tử ngọn vây bụng đến lỗ hậu môn.
- Ước lượng khoảng cách vây ngực đến vây bụng (gần hay xa).
- Xuất phát tia vây cứng so với cung nắp mang (trước, sau hay xuất phát
bằng).
5.7. Chế độ chăm sóc và quản lý
- Cho cá bố mẹ ăn hàng ngày một lần vào buổi chiều, với khẩu phần bằng
2% trọng lượng thân.
- Cá bột được cho ăn bột cá và bột cám gạo mịn 3 lần/ngày vào 07:00h 11:00h - 15:00h.
5.8. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
5.8.1. Thu thập số liệu
- Giới tính của con lai ở các công thức thí nghiệm.
- Xác định các chỉ tiêu hình thái ngoài của cá bố mẹ cho tỷ lệ giới tính đực
thế hệ con cao: Màu sắc, L, Lo, số vẩy đường bên...
5.8.2. Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel phân tích số liệu. Tỷ lệ cá đực
ở thế hệ con của từng gia đình được phân tích so sánh với tỷ lệ lý thuyết 1:1
(đực : cái) bằng phương pháp 2 theo Gomez (1984) với mức ý nghĩa P<0,05.

14


VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
6.1 Sản phẩm của dự án
Dự án đã lưu giữ và sản xuất được quỹ gen phong phú, đáp ứng đủ nhu
cầu vật liệu di truyền cho công tác nghiên cứu (mục 6.3).
Dự án đã sản xuất được 4.700.000 con cá rô phi đơn tính đực bằng
phương pháp lai xa, với con số này không đạt mục tiêu của dự án. Do trong quá

trình thực hiện chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn: Thiên tai, lũ lụt và nhiễm
mặn nặng vùng nước gây thiệt hại cả về cơ sở vật chất và lượng đàn cá bố mẹ
cũng như cá giống nên không thể tiếp tục sản xuất giống để đạt được mục tiêu
đưa ra.
Do đàn cá Israel nhập về khá nhỏ, cần phải có thời gian nuôi thành cá bố
mẹ và đến cuối năm 2007 chúng tôi mới kiểm nghiệm được tính ổn định ở đàn
cá bố mẹ và tỷ lệ đực ở đàn con lai khác loài nên việc phát triển công nghệ lai
khác loài mới chỉ thực hiện ở phạm vi nghiên cứu và triển khai tại 4 đơn vị thực
hiện dự án mà chưa chuyển giao được công nghệ cho các đơn vị sản xuất giống
khác trong nước. Vì vậy, công tác đào tạo - tập huấn cán bộ kỹ thuật cho các đơn
vị sản xuất giống trong cả nước về công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính
đực bằng phương pháp lai khác loài chưa thực hiện được. Hiện tại chúng tôi đã
đào tạo được 26 cán bộ tại các đơn vị triển khai dự án. Cụ thể: tại Công ty Thái
Dương được 4 cán bộ; Công ty Hải Thanh được 6 cán bộ; Viện 2 đạt 4 cán bộ;
tại viện 1 đạt 9 cán bộ và Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia 7 cán
bộ.
6.2. Nhập nội và tái sản xuất cá rô phi vằn và cá rô phi xanh thuần từ
Trung Quốc và Israel
Công ty Thái Dương được giao trách nhiệm chính trong việc nhập cá rô
phi xanh và rô phi vằn từ Trung Quốc. Số lượng cá nhập được trình bày chi tiết
15


ở bảng 5. Ngoài số lượng cá rô phi bố mẹ nhập về từ Trung Quốc, Công ty Thái
Dương còn nhập 20.000 con cá rô phi ông bà (cá hương 3-5gr/con). Sau khi
thuần dưỡng, cá khoẻ mạnh chúng được chuyển đến các đơn vị phối hợp khác là
Công ty TNHH và Thương mại Hải Thanh và Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ
sản I.
Đàn cá rô phi nhập từ Trung Quốc sau đó được chuyển từ Hà Nội đến
Thành phố Hồ Chí Minh cho Công ty TNHH và Thương mại Hải Thanh (Công

ty Hải Thanh) bằng đường bộ, phương pháp vận chuyển hở, mật độ 200
con/thùng nhựa 400 lít có sục khí và thay nước trên đường vận chuyển. Do
quãng đường và thời gian vận chuyển dài nên cá chết khá nhiều, số lượng cá còn
sống và được Công ty Hải Thanh nhận gồm 1.684 con rô phi vằn và 612 con cá
rô phi xanh (tổng số cá vận chuyển là 3.036 con cá rô phi vằn và 1.000 con cá rô
phi xanh dòng Trung Quốc).
Công ty Thái Dương đã nhập đàn cá rô phi bố mẹ và ông bà dòng Trung
Quốc về Việt Nam gồm cả cá cỡ lớn 4.000 con (200-400gr/con) và cá cỡ nhỏ
20.000 con (3-5gr/con). Cá được nuôi lớn đến cỡ cá hậu bị và cá bố mẹ, sau đó
mới chuyển đến các cơ quan phối hợp để cùng thực hiện nghiên cứu. Cá rô phi
nhập từ Trung Quốc sau đó cũng đã được chuyển từ Công ty Thái Dương đến
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, Bắc Ninh. Số lượng cá chuyển cho Viện
nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I gồm 4.000 con cá bố mẹ và 400 con cá ông bà.
Tại Viện I và Viện II nhập cá rô phi vằn và rô phi xanh thuần dòng Israel:
Do quãng đường vận chuyển dài, chi phí vận chuyển lớn nên dự án đã nhập cá
hương rô phi dòng Israel, cỡ cá nhập trung bình khoảng 0,5g/con. Cá rô phi
xanh và cá rô phi vằn đã được nhập đủ số lượng từ Israel về Việt Nam và được
chuyển cho 2 viện. Do thời gian vận chuyển dài nên số lượng cá bị hao hụt đáng
kể, sau khi đến Việt Nam thì cá đã được vận chuyển đến Viện nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản I và Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II để phục vụ nghiên
cứu và thử nghiệm.
16


- Tại Viện II: nhập 6.000 cá rô phi xanh và cá rô phi vằn Israel được
chuyển về Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam bộ (xã An Thái
Trung, huyện Cái bè, tỉnh Tiền Giang). Sau khi nhập về cá được thả riêng rẽ theo
loài, cá được chăm sóc tốt. Tổng số cá nhập về bị hao hụt còn 2.000 con cá rô
phi vằn Oreochromis niloticus và 929 con cá rô phi xanh Oreochromis aureus.
Cá bố mẹ đã được sử dụng để tái tạo quần đàn và hiện nay đang lưu giữ 2.500

con rô phi xanh và 2.900 con rô phi vằn.
- Tại Viện I: Đàn cá bố mẹ rô phi xanh và rô phi vằn có nguồn gốc từ
Trung Quốc chuyển về Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc
đã được đánh dấu vị trí (dấu CWT) để tránh pha tạp với các dòng, loài cá đang
lưu giữ tại Trung tâm. Sau khi đánh dấu vị trí tách biệt quần đàn thì chúng được
tách nuôi riêng trong 2 ao (300 m2/ao), 4 bể (25 m3/bể) và 4 giai (40 m2/giai). Cá
được cho ăn bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm tổng số 25%. Lượng thức ăn
hàng ngày cho cá ăn tương đương với 2% trọng lượng cá, cho ăn vào buổi sáng
và buổi chiều.
Đàn cá rô phi ông bà dòng Trung Quốc O. niloticus và O. aureus cũng
được đánh dấu vị trí CWT và tách nuôi riêng các bể khác nhau, mỗi loài cá được
nuôi trong 2 bể (25 m3/bể). Chế độ cho ăn và chăm sóc giống với đàn cá rô phi
bố mẹ. Sau 30 ngày nuôi thì trong bể đã thấy cá bột. Cá bột đã được vớt và
chuyển ra ương nuôi trong bể khác nhằm mục đích có thể chọn được cá làm bố
mẹ từ thế hệ được tái sản xuất này.
Hiện nay, tổng số đàn cá có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được tái sản
xuất để làm cá bố mẹ khoảng 50.000 con/loài.
Đàn cá rô phi xanh và cá rô phi vằn có nguồn gốc từ Israel: Ngay sau khi
cá hương cá rô phi xanh và cá rô phi vằn được chuyển về, mỗi loài cá đều được
bố trí ương lên cá giống lớn trong 6 bể (25 m 3/bể). Cá được ương nuôi bằng thức
ăn gồm hỗn hợp bột cá và bột đậu tương. Hàng ngày cho ăn 20% trọng lượng cơ
thể cá vào buổi sáng và buổi chiều. Bể ương nuôi được lưu thông nước và xi
17


phông đáy thường xuyên. Sau 1 tháng ương trong bể cá đạt 5-10 g/con, tỷ lệ
sống trung bình đạt 72%.
Khi cá đạt 5-10 g/con thì đã tiến hành bắn dấu vị trí CWT cho 450
con/loài và nuôi riêng trong 2 ao, 1000 m 2/ao để phục vụ cho việc ghép cặp
kiểm tra giới tính theo gia đình. Số còn lại cho ghép theo quần đàn để sản xuất

cá thuần.
Hiện nay, đàn cá thuần Israel đang lưu giữ khoảng 52.000 con/loài.
Bảng 5. Số lượng cá rô phi vằn và rô phi xanh nhập về từ Trung Quốc, Israel
được chuyển đến các cơ sở phối hợp thực hiện
Dòng cá
Trung Quốc
Vằn
Xanh
bố mẹ
Cá hương Trung Quốc
Tổng số
Israel
Vằn
Xanh
Tổng số

Viện 1
3.200
1.200
4.400
7.000
7.000
14.000

Viện 2

Cty Thái Dương
3.000
1.000
20.000

24.000

Cty Hải Thanh
3.036
1.000
4.036

3.000
3.000
6.000

Hiện tại, đàn cá nhập nội dòng thuần Trung Quốc và Israel được lưu giữ
và tái sản xuất tại các đơn vị thực hiện dự án là:
Tại Công Ty Hải Thanh dòng Trung Quốc: 2.000 con/loài
Tại Viện I: dòng Trung Quốc:
Dòng Israel:
Tại Viện II: dòng Israel:

50.000 con/loài
52.000 con/loài
2.500 con/loài.

Tỷ lệ tuyển chọn làm cá bố mẹ để sản xuất cá rô phi đơn tính đực ở đàn cá
rô phi vằn và cá rô phi xanh Israel; đàn cá rô phi vằn Đài Loan, cá rô phi xanh
Trung quốc lần lượt là 67,7% và 81,8%.

18


6.3. Nghiên cứu sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp khác

loài.
6.3.1 Sản xuất con khác loài từ đàn cá bố mẹ nhập nội.
6.3.1.1 Tại Công ty Thái Dương
Tại Công ty Thái Dương: chế độ chăm sóc và quản lý đàn cá bố mẹ đã
được áp dụng theo đúng quy trình nuôi cá Rô phi. Đàn cá nhập về được nuôi
riêng rẽ theo dòng, trong các ao khác nhau. Cá được cho ăn bằng thức ăn viên có
hàm lượng đạm tổng số 25%, lượng thức ăn hàng ngày cho cá ăn tương đương
2% trọng lượng cơ thể cá. Thay nước định kỳ 1 lần/tháng với 30% nước trong ao.
Bảng 6. Kết quả kiểm tra tỷ lệ giới tính đực ở đàn con lai xa tại Công ty Thái
Dương

TT
1
2
3
4
5

Ngày
thu
mẫu
20/03/06
28/03/06
12/04/06
25/04/06
10/05/06

Ngày
kiểm
tra

22/05/06
31/05/06
15/06/06
28/06/06
15/07/06

Số
lượng
mẫu
100
100
100
100
100

Số cá
đực
(con)
90
95
92
94
92

Tỷ lệ
đực
(%)
90
95
92

94
92

Kiểm định
X2
P<0,05
P<0,05
P<0,05
P<0,05
P<0,05

Tại Công ty Thái Dương sản xuất được 500.000 con lai đơn tính chuyển
cho các cơ sở nuôi. Tỷ lệ kiểm tra giới đực đạt khá cao đạt trên 90% và được thể
hiện trong bảng 6.
Tuy nhiên trong thời gian thực hiện, dự án bị ảnh hưởng rất lớn bởi thiên
tai, cơn bão số 7 năm 2006 làm tràn toàn bộ hệ thống ao ra sông và trận rét đậm
rét hại kéo dài đầu năm 2008 làm cho lượng đàn cá thuần, con lai cá rô phi của dự
án và cá khác còn lại sau cơn bão số 7 nói trên ở Công ty Thái Dương bị thiệt hại
toàn bộ (có giấy xác nhận kèm theo). Do vậy, quá trình sản xuất giống và lưu giữ
đàn cá bố mẹ không thể thực hiện được. Vì vậy, đề nghị Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn miễn tiền thu hồi vốn theo quy định đối với Công ty Thái
Dương.
19


6.3.1.2 Tại Công ty Hải Thanh
Công ty Hải Thanh đã thành công trong việc tái tạo và quản lý quần đàn
cá rô phi xanh và cá rô phi vằn dòng Trung Quốc của dự án. Cá vẫn tiếp tục
được lưu giữ với số lượng quần đàn gốc là 2.000 con/loài. Kết quả kiểm tra tỷ lệ
giới tính đực ở đàn con lai khác loài thể hiện trong bảng 7.

Bảng 7. Kết quả kiểm tra tỷ lệ giới tính đực ở đàn con lai xa tại Công ty Hải
Thanh

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Ngày thu
mẫu
18/1/06
4/3/06
30/3/06
3/5/06
7/5/06
25/7/06
15/8/06
20/9/06
14/10/06

Ngày kiểm
tra
20/3/06
5/5/06

2/6/06
3/7/06
4/9/06
10/9/06
2/10/06
10/11/06
5/12/06

Số cá đực
(con)
90
92
90
90
91
90
89
90
92

Tỷ lệ đực
(%)
90
92
90
90
91
90
89
90

92

Số lượng
mẫu
100
100
100
100
100
100
100
100
100

Từ bảng 7 cho thấy tỷ lệ giới tính đực ở đàn con lai F1 tại công ty Hải
Thanh đạt khá cao, giao động từ 89-92%. Trong thời gian triển khai, dự án đã
sản xuất được 3.000.000 con tại Công ty và chuyển cho các cơ sở nuôi. Số lượng
cụ thể trên bảng 8.

20


Bảng 8: Kết quả sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai khác loài
tại Công ty Hải Thanh

Lần thu trứng Ngày–tháng
1
2
3
4

5
6
7
8
9
Tổng

18/1/06
4/3/06
30/3/06
3/5/06
7/5/06
25/7/06
15/8/06
20/9/06
14/10/06

Số cá cái
ghép (con)
700
710
720
750
750
780
750
730
760

Tổng con lai

147.000
149.000
151.200
157.500
267.000
597.300
524.000
501.000
512.000
3.000.000

Năm 2007 tại trại sản xuất giống của Công ty Hải Thanh bị nhiễm mặn
nặng (21-22%o) làm đàn cá bố mẹ và cá giống bị chết hàng loạt. Dự án đã phải
ngưng sản xuất giống tại Công ty để chuẩn bị xây dựng mới và chuyển cơ sở sản
xuất đến trại Hiệp Phước. Vì vậy, kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn giảm tiền thu hồi vốn đối với Công ty Hải Thanh 300.000.000 đồng,
số tiền còn lại (200.000.000 đồng) dự án sẽ hoàn trả bằng sản phẩm của dự án.
6.3.2. Sản xuất con lai xa từ đàn cá hương nhập nội.
6.3.2.1 Sản xuất con lai xa từ đàn cá hương tại Viện nghiên cứu nuôi trồng
thuỷ sản I
Đàn cá nhập về nuôi và chăm sóc khi cá đạt kích cỡ sinh sản (>150
gr/con) tiến hành ghép cặp cho sinh sản.
Tổng số 9 công thức lai xa giữa cá đực rô phi xanh với cá cái rô phi vằn
được nghiên cứu kiểm tra tỷ lệ giới tính theo gia đình (xem chi tiết ở Bảng 2 và
Bảng 4). Tuy nhiên, chỉ có 5 công thức cho kết quả nổi bật và có ý nghĩa khi so
sánh tỷ lệ giới tính ở thế hệ con sẽ được trình bày trong báo cáo này. Trong quá
trình thời gian nghiên cứu, tại Viện 1 sản xuất được 1.000.000 con lai đơn tính
đực cung cấp cho người dân.
21



Qua theo dõi quá trình tiến hành thí nghiệm khi cho lai giữa hai loài thuộc
dòng Israel cho thấy khả năng sinh sản là rất tốt, chu kỳ sinh sản kéo dài.
Cá rô phi cái dòng Trung Quốc ngoại hình miệng cá thường bị hở và lệch
về một phía, qua việc quan sát trong quá trình thu trứng cho thấy, khả năng
ngậm và giữ trứng của những cá thể này là rất thấp, hãn hữu mới thu được cá thể
ngậm trứng nhưng số lượng trứng thu được là không nhiều và trứng cá đang
trong tình trạng bị ung. Như vậy, có thể thấy hình dáng miệng cá ảnh hưởng
phần nào đến kết quả sinh sản của công thức 4 (♀O. niloticus Trung Quốc x
♂O. aureus Trung Quốc). Trong quá trình tuyển chọn cá bố mẹ dòng Trung
Quốc để sinh sản cần chú ý đến hình dáng miệng của cá cái.
Bảng 9: Kết quả sinh sản qua các đợt
Đợt thu

Ngày tháng

Tổng số gia đình
thu trứng

Tổng số gia
đình ra cá bột

D1

02/04/07

23

11


D2

13/04/07

15

8

D3

25/04/07

24

16

D4

05/05/07

30

17

D5

12/05/07

20


15

D6

21/05/07

33

22

D7

28/05/07

14

10

D8

08/06/07

12

8

D9

20/06/07


18

15

D10

30/06/07

6

3

D11

10/07/07

2

1

D12

21/07/07

2

2

199


128

Tổng

22


Nghiên cứu đã kiểm tra giới tính thế hệ con lai của 128 gia đình từ 5 công
thức thí nghiệm, tổng số cá mổ là 12.133 con, trung bình mỗi gia đình mổ 95
con. Tỷ lệ cá đực ở đàn con lai giữa cá cái rô phi vằn Israel với cá đực rô phi
xanh Israel (Công thức 1) giao động 42-100%, trung bình đạt 88,7%. Tỷ lệ cá
đực ở đàn con lai giữa cá cái rô phi vằn Trung Quốc với cá đực rô phi xanh
Trung Quốc (Công thức 2) giao động 42-71%, trung bình đạt 52%, không sai
khác (P>0,05) so với tỷ lệ giới tính 1:1 thường gặp ở các quần đàn cá rô phi tự
nhiên. Tỷ lệ cá đực cao nhất thu được ở đàn con của công thức 5 khi cho lai giữa
cá cái rô phi vằn Đài Loan với cá đực rô phi xanh Trung Quốc, giao động 50100%, trung bình đạt 93,3% sai khác ý nghĩa với tỷ lệ 1:1 (χ2 = 792,03;
P<0,001). Công thức 1: cá cái rô phi vằn Israel lai với cá đực rô phi xanh Israel
cho tỷ lệ cá đực cao thứ hai, trung bình là 88,7%, sai khác ý nghĩa với tỷ lệ 1:1
(χ2 = 3.457,2; P<0,001). Công thức 4: Cá cái rô phi vằn Israel lai với cá đực rô
phi xanh Trung Quốc cho tỷ lệ cá đực ở đàn con giao động lớn, từ 0-100% và
trung bình tỷ lệ cá đực ở đàn con chỉ đạt 42,95%. Kết quả tổng hợp kiểm tra tỷ
lệ giới tính được trình bày trong Bảng 10.

23


Bảng 10. Tổng hợp kết quả kiểm tra giới tính các công thức thí nghiệm
Công
thức
1

2
3
4
5

Số
Công thức thí nghiệm

gia

♀O. niloticus I x ♂O. aureus I
♀O. niloticus DL x ♂O. aureus I
♀O. niloticus I x ♂O. aureus TQ
♀O. niloticus TQ x ♂O. aureus TQ
♀O. niloticus DL x ♂O. aureus TQ
Tổng

đình
62
23
20
12
11
128

Số
mẫu
5764
2075
1960

1270
1064
12.133

Tỷ lệ

Biến

đực

động tỷ lệ

(%)
88,71***
81,31***
42,95
52,01
93,29***

đực(%)
42 - 100
43 - 100
0 - 100
42 - 71
50 - 100

Ghi chú:I: Israel; TQ: Trung Quốc; DL: Đài Loan. ( xem chi tiết phụ lục 1 và 2)
***
: P<0,01


(Con
)

Sau đây là phân bố tỷ lệ giới tính đực ở 5 công thức lai thí nghiệm.

Hình 1: Phân bố tỷ lệ (%) cá đực ở các gia đình công thức 1 (♀ O. niloticus
Israel x ♂ O. aureus Israel)

24


(Con
)
(Con
)

Hình 2: Phân bố tỷ lệ (%) cá đực ở các gia đình công thức 2 (♀ O. niloticus Đài
Loan x ♂ O. aureus Israel )

Hình 3: Phân bố tỷ lệ (%) cá đực ở các gia đình công thức 3 (♀ O. niloticus
Israel x ♂ O. aureus Trung Quốc)

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×