Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nhiều hộ nuôi ốc hương ở phú quốc trắng tay vì dịch bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.41 KB, 18 trang )

Cách chế biến thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm, cá
Cập nhật 5.3.2008 7:14

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia thì, hiện nay rất nhiều hộ gia đình, cơ sở nuôi tôm, cá
thường dùng cám gạo, cám ngô rắc xuống ao cho tôm cá ăn, tuy nhiên những loại thức ăn trên cũng chưa đủ chất
dinh dưỡng để giúp cá, tôm tăng trưởng nhanh và có được sức đề kháng với bệnh tật, thời tiết bất thường.
Vì vậy nên thực hiện chế biến thức ăn hỗn hợp cho cá, tôm ăn. Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia
đã đưa ra công thức để hướng dẫn bà con cách làm này:
Xin giới thiệu sơ đồ sản xuất thức ăn viên hỗn hợp cho cá:
Tìm kiếm nguyên liệu--Làm sạch--Sơ chế, phơi khô--Nghiền thành bột mịn--Phối trộn theo công thức thức ăn-Ép viên--Phơi sấy-- Đóng bao.
Nguyên liệu làm thức ăn là ngô, lúa mì, thóc, cám lúa mì, cám gạo, đỗ tương, khô dầu, bột sắn, bột cá, xác mắm,
bột thịt, cá tạp…
Một số công thức chế biến thức ăn hỗn hợp thường dùng
Cá rô phi:
Công thức 1: Cám gạo 35%, bột ngô 20%, khô lạc 12%, bột đỗ tương 9,5%, bột cá 8%, sắn 15%, premix 0,5%.
Công thức 2: Sau khi nhào trộn các thành phần thức ăn, bổ sung chất kết dính như bột sắn, bột mì rồi tiếp tục
trộn trong 15-20 phút nữa. Nếu thức ăn còn khô (độ ẩm chưa đạt 25-30%) cần bổ sung thêm nước. Cho thức ăn
vào máy để ép viên, điều chỉnh cỡ số của mắt sàng để có cỡ viên thức ăn phù hợp với cỡ cá, tôm đang nuôi.
Trong nuôi quy mô nông hộ có thể dùng máy đùn thức ăn có công suất 70 kg/giờ, động cơ điện 2,2kW hoặc
động cơ nổ =6pH, vòng quay trục chính <500 vòng/phút.
Nguyên lý hoạt động: Đùn ép qua trục trơn, bên trong có rãnh, trong quá trình đùn do ma sát làm nhiệt độ khối
thức ăn tăng lên 60-70 độ C, ở nhiệt độ này thức ăn được làm chín. Nhờ sức ép của trục lăn trên xilanh, viên thức
ăn được hình thành khi chui qua rãnh của thành xilanh.
Bảo quản: Sau khi tạo viên xong, thức ăn được cho ăn luôn hoặc đem phơi nắng, hoặc sấy khô ở nhiệt độ 60 độ
C trong 6-8 giờ. Nếu sấy ở nhiệt độ quá cao, trên 80 độ C sẽ làm mất đi một số vitamin, protein bị biến tính làm
cho chất lượng thức ăn giảm sút.
Thức ăn viên khô được đóng bao và bảo quản trong kho. Thường một bao thức ăn đóng từ 15-30kg để dễ vận
chuyển. Khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác phải cần thận không thức ăn bị vỡ. Khi bảo quản trong kho, thức
ăn đóng bao cần được kê cao cách mặt đất 30cm tránh để trong kho ẩm sẽ ảnh hưởng đến thức ăn dễ gây bệnh
cho tôm cá.


Nhiều hộ nuôi ốc hương ở Phú Quốc trắng tay vì dịch bệnh
Cập nhật : 26/05/2009 09:38


Ủy Ban Nhân Dân xã Gành Dầu, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, tại đây vừa xảy
ra tình trạng ốc hương nuôi sắp tới ngày thu hoạch bị chết hàng loạt. Toàn bộ 16 hộ chuyên
nuôi ốc hương tại các bãi Rạch Vẹm, Bãi Dài đã bị mất trắng vì ốc chết. Theo ước tính ban
đầu có trên 30 tấn ốc bị chết và tổng thiệt hại khoảng 3,5 tỷ đồng. Trung bình một hộ nuôi
thiệt hại gần 200 triệu đồng, trong đó nặng nhất là hộ ông Phạm Văn Vững thiệt hại trên 500
triệu đồng.
Theo ông Võ Hồng Tươi-Chủ trại giống ở Gành Dầu, nguyên do chính dẫn đến ốc hương bị
chết hàng loạt xuất phát từ nguồn giống mang sẵn mầm bệnh, phần lớn giống mua từ Nha
Trang đưa về chưa qua kiểm dịch, con giống không khỏe mạnh. Có một số hộ nôn nóng muốn
kết thúc vụ nuôi nhanh đã san lại ốc nuôi khoảng từ 1,5-2 tháng tuổi chứa sẵn mầm bệnh của
các trại khác về vỗ béo, tuy nhiên số ốc này chỉ chịu đựng một thời gian rồi phát thành dịch và
nhanh chống lây lan. Ông Tươi cho biết thêm, nuôi ốc hương là một trong những nghề nuôi
trồng thủy sản siêu lợi nhuận, nuôi thành công một vụ trong vòng hơn 3 tháng có thể thu lãi
khoảng từ 60-70 triệu đồng. Tuy vậy rủi ro cũng rất lớn, nếu có dịch bệnh xảy ra. Hiện nay
chính quyền địa phương khuyến khích người dân Phú Quốc phát triển nghề nuôi ốc hương bởi
điều kiện môi trường ở đây rất thuận lợi, song nghề nuôi ốc hương chỉ phát triển tự phát và
người dân “tự bơi” là chính. Bà con ngư dân rất cần sự quan tâm giúp đỡ của ngành chủ quản
về kỷ thuật và hỗ trợ thêm vốn để nghề nuôi ốc hương mang lại hiệu quả bền vững.
Được biết, nghề nuôi ốc hương đã phát triển gần 3 năm nay ở Gành Dầu và hầu hết các hộ
nuôi đều khá thành công, do vậy đợt rủi ro dịch bệnh trên đây không làm nản lòng bà con.
Hiện nay, 16 hộ chuyên nuôi ốc hương bị thiệt hại vừa qua đã khôi phục lại nghề nuôi ở các
bãi mới trong huyện đảo như Bãi Đầm, Bãi Sau, Xà lực , Rạch Tràm và hầu hết đều phát triển
thuận lợi. Riêng trại nuôi của ông Phạm Văn Vững đang chuẩn bị thu hoạch 4 tấn ốc hương
bán với giá từ 135 đến 150 ngàn đồng/kg.

Nuôi ốc hương đang phát triển mạnh trên đảo Phú Quốc

Hiện nghề nuôi ốc hương đang phát triển rất mạnh trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang) do cho
thu nhập cao, thị trường ưa chuộng, dễ nuôi và ít bị bệnh.
Sau thời gian nuôi khoảng bốn tháng, từ 15kg ốc giống thu hoạch 1,8 tấn ốc thương phẩm.
Giá bán tại vùng nuôi dao động từ 150.000-180.000 đồng/kg tùy thị trường. Loại ốc này rất
được ưa chuộng trên thị trường, nhất là các thành phố lớn, khu du lịch. Giá bán lẻ khoảng
250.000-300.000 đồng/kg tại thị trường nội địa. Nếu số lượng nhiều thì có thể xuất khẩu sang
một số nước châu Á với số lượng lớn.
Được biết, môi trường biển ở Phú Quốc là điều kiện tốt để phát triển nghề nuôi ốc hương. Các
bãi biển ở Gành Dầu, Dương Tơ, Bãi Thơm... trên đảo Phú Quốc có điều kiện thuận lợi để qui
hoạch vùng nuôi ốc hương cho năng suất cao. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của nghề nuôi ốc
hương là khả năng cung cấp giống tại chỗ còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tăng lên
của người nuôi.


Các chủ trại giống trên đảo cho biết qui mô sản xuất
giống tại chỗ được nâng cao để có đủ nguồn giống
cung cấp cho người nuôi, không phải mua từ các
tỉnh miền Trung chi phí cao và vận chuyển tốn kém.
Theo TTXVN
Chỉ vì lợi nhuận cao trước mắt nên bỏ qua quy
hoạch cũng như khuyến cáo của các ngành chức
năng, người dân thôn Mỹ Tâm, xã Thanh Hải, huyện
Ninh Hải, Ninh Thuận đã ồ ạt nuôi ốc hương và phải
trả giá bằng thất bại.
Thất bại được báo trước
Những năm trước, thời điểm này người dân thôn Mỹ Tâm, xã Thanh Hải đã tấp nập thả nuôi ốc
hương, nhưng năm nay rất im ắng do thất bại nặng nề trong năm 2008. Ông Nguyễn Khắc Lâm, Giám
đốc Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận cho biết: Thôn Mỹ Tâm có vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi ốc hương lồng tại 3 khu vực là Bắc Mũi Đỏ, Hòn Lù, và Gành
Thúi với diện tích nuôi đạt tiêu chuẩn khoảng 30ha. Và nghề nuôi ốc hương được bắt đầu từ năm

2005.
Những năm đầu do điều kiện môi trường chưa bị ô nhiễm, số hộ nuôi ốc hương còn ít, mật độ nuôi
thưa nên người dân đã trúng đậm. Năm 2005, Mỹ Tâm có 27 hộ nuôi số lượng lồng là 186 và số
lượng giống thả là 3,5 triệu con, sau hơn 4 tháng nuôi thả người dân lãi trên 1,5 tỷ đồng. Trong các
năm 2006 và 2007 người nuôi ốc hương ở Mỹ Tâm đều thu lãi rất cao đặc biệt là trong năm 2007
người dân lãi tới trên 2,5 tỷ đồng.
Trong lúc nghề nuôi tôm sú tại Ninh Thuận đang rơi vào giai đoạn thoái trào thì nghề nuôi ốc hương
đã đem lại lợi nhuận cao, thời gian nuôi ngắn (từ 4 – 6 tháng) nên con ốc hương thật sự hấp dẫn.
Thực tế trong 3 năm từ 2005 - 2007 ốc hương đã giúp cho người dân Mỹ Tâm không chỉ thoát nghèo
mà còn vươn lên làm giàu. Chính vì vậy dân Mỹ Tâm đổ xô nuôi ốc hương trong năm 2008. Mặc dù
diện tích nuôi đạt yêu cầu chỉ có 3 khu vực, mỗi khu vực chỉ được nuôi dưới 100 lồng nhưng có thời
điểm tại Hòn Lù người dân nuôi thả đến 283 lồng, số lượng ốc hương giống thả là 5,7 triệu con.
Cùng với đó do mật độ nuôi thả ốc hương quá dày lập tức đã xuất hiện dịch bệnh tràn lan trên ốc
hương. Hậu quả là toàn bộ lồng nuôi ốc hương (ốc mới thả đến 3 tháng tuổi) đã bị chết sạch, thiệt hại
lên tới 2,5 tỷ đồng. Nhiều hộ dân đã khuynh gia bại sản vì nuôi ốc hương. Theo ông Lâm hậu quả
không chỉ dừng lại tại đó mà lâu dài môi trường nước bị ô nhiễm, mầm bệnh có thể vẫn lưu lại trong
nước nên các vụ nuôi tiếp theo rất có thể lại xuất
Theo chị Phạm Thị Minh Loan, cán bộ Trạm
hiện dịch bệnh.
khuyến ngư Ninh Hải: Cho đến nay vẫn chưa
tìm ra được các biện pháp phòng, trị bệnh hiệu
Đâu là nguyên nhân?
quả trên ốc hương nuôi thương phẩm. Việc
khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan vẫn
Bà Bùi Thị Anh Vân, Giám đốc Trung tâm Giống thủy
còn gặp nhiều khó khăn.
sản Ninh Thuận cho biết: Con giống không đảm bảo
Thức ăn cho ốc nuôi chủ yếu vẫn là các loại cá
chất lượng là nguyên nhân chính khiến cho dịch
tạp tươi, dễ dẫn đến làm ô nhiễm môi trường

bệnh trên ốc hương bùng phát. Trong năm 2008 tại
vùng nuôi từ đó làm tăng nguy cơ bị dịch bệnh.
Ninh Thuận chỉ có 1 trại sản xuất ốc hương giống với
Việc phát triển tự phát, nuôi không đúng theo
khả năng cung ứng cho thị trường 1 triệu con/năm,
quy hoạch, kế hoạch, quy mô nuôi vượt quá
không thể đáp ứng nhu cầu của người nuôi do các
khuyến cáo của ngành chức năng vẫn còn xảy
chủ lồng nuôi ốc hương phải đi mua giống tại một số
ra phổ biến.
tỉnh lân cận về nuôi thả. Thực tế người nuôi phải
mua những con rất nhỏ, giá 15.000 – 30.000 con/kg và hầu hết là con giống không được kiểm tra
bệnh trước khi thả nuôi.


Cùng với đó sự phát triển nhanh về quy mô số hộ nuôi, số lồng tăng quá mức. Mật độ giống thả luôn
ở mức 650 – 800 con/m 2, cao hơn nhiều lần so với khuyến cáo từ 150 - 200 con/m 2. Việc bố trí
khoảng cách giữa các cụm lồng nuôi cũng quá ken dày, từ 5 – 7m (khuyến cáo của ngành chức năng
thì khoảng cách phải trên 20m). Ông Lâm cho biết: Chúng tôi đã khuyến cáo bà con thời điểm thả
giống bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vụ nuôi vào tháng 9.
Tuy nhiên khu vực Mỹ Tâm đã thả nuôi từ cuối tháng 1/2008, đây là thời điểm thời tiết chưa ổn định,
độ mặn, nhiệt độ nhiều thay đổi. Cùng với đó người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường, chưa chú
trọng thực hiện vệ sinh lồng nuôi một cách triệt để. Trong khi đó thức ăn cho ốc hương là các loại cá
tạp, giáp xác, những loại thức ăn này dư thừa theo thời gian đã tích tụ dưới đáy lồng gây ô nhiễm,
giúp cho các tác nhân gây bệnh bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi…

Phát triển nuôi ốc hương vùng ven biển miền
Trung
[08 - Jul - 2007 ::: buiviethung]


Ốc hương (Babylonia areolata) là một loài động vật thân mềm biển nhiệt đới, phân bố
chủ yếu ở biển Ấn độ - Thái Bình Dương, độ sâu từ 5 - 20 m nước, chất đáy cát hoặc bùn
cát pha lẫn vỏ động vật thân mềm. Do có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon nên
chúng được ưa chuộng ở thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ðài Loan, Xingapo
Hiện nay, giá ốc hương trên thị trường nội địa dao động từ 120.000 - 220.000 đồng/kg
(tuỳ theo thời điểm), giá xuất khẩu từ 10-15 USD/kg.

Ðể duy trì và phát triển nguồn lợi ốc hương tự nhiên, thuần hoá và trở thành đối tượng
nuôi xuất khẩu, Bộ Thuỷ sản giao cho Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III (nay là Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III) thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ
thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc hương” trong 3 năm (1998-2000).
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm Phát triển nuôi ốc hương
vùng ven biển miền Trung đã được Bộ Khoa học và Công nghệ ký hợp đồng và cấp kinh
phí thực hiện với các mục tiêu :
- Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm để phổ
biến ứng dụng sản xuất.
- Ðào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ dự án và cán bộ kỹ thuật ở các địa phương để
đưa công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc hương vào sản xuất, phát triển
nghề nuôi ốc hương ở vùng ven biển miền Trung.
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống nhân tạo ốc hương
1.1. Mô hình trại sản xuất
Dự án đã xây dựng mô hình trại sản xuất giống ốc hương theo qui mô hộ gia đình (2 trại),
qui mô vừa (1 trại) và qui mô lớn (1 trại).
1.2. Hoàn thiện qui trình nuôi vỗ thành thục ốc bố mẹ
Mục tiêu là để chủ động sản xuất giống quanh năm, đặc biệt thời gian trái vụ sinh sản.
Kết quả nuôi thành thục sinh dục ốc bố mẹ được trình bày ở bảng 1 :
Bảng 1 : Hiệu quả nuôi thành thục ốc hương bố mẹ trong bể xi măng
Lượng
ốc bố mẹ

Tỷ lệ sống (%)
ấu trùng mới nở
Ðợt sản
Trại sản xuất
(vạn con)
xuất
(con)
(kg)
1
1890
90
97,3
900
2
1841
87
99,5
400
Vũng Rô
3
1832
101
97,8
721
4
1640
82
96,0
454
5

1574
82,8
97,8
478
Thuận An


6
1553
86,2
98,4
353
7
1953
93
98,5
798
Lương Sơn
8
1923
96,1
97,6
422
TB/TC
14206
97,80,95 4526
3.186 trứng/con mẹ
1.3. Hoàn thiện kỹ thuật ương nuôi ấu trùng
1.3.1. Sử dụng thức ăn nhân tạo kết hợp thức ăn tươi sống (tảo đơn bào) để
ương nuôi ấu trùng

Thí nghiệm ương nuôi ấu trùng bằng các loại thức ăn khác nhau cho kết quả ở bảng 2:
Bảng 2 : Thời gian sống trôi nổi và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc hương khi sử dụng các khẩu
phần ăn khác nhau
Lô thí
Khẩu phần Thời gian sống nổi Tỷ lệ sống của ốc (%)
nghiệm
ăn
(ngày)
Kết thúc giai đoạn trôi nổi Giống 45 ngày tuổi
1
TC
21,2 1,09
25,8 2,30
13,2 2,48
2
TÐC
20,5 1,14
8,2 2,92
4,4 2,50
3
TCH
20,5 1,14
28,2 3,92
17,4 3,70
4
TCHV
18,8 0,89
32,6 3,14
21,8 3,83
5

CHV
18,6 1.30
24,2 5,12
16,1 3,14
Ghi chú:
Khẩu phần I TC : tảo tươi kết hợp thức ăn công nghiệp (hỗn hợp I gồm 25% Fripak + 25%
lansy + 50% tảo khô).
Khẩu phần II TCH : tảo tươi kết hợp thức ăn công nghiệp (hỗn hợp II gồm 50% hỗn hợp I
và 50% bột hàu khô).
Khẩu phần III TCHV : khẩu phần II + vitamin tổng hợp (1 g/bể 400.000 ấu trùng/ngày).
Khẩu phần IV CHV : hỗn hợp II + vitamin tổng hợp (không có tảo tươi).
Khẩu phần V - TÐC : tảo đông lạnh kết hợp với thức ăn công nghiệp hỗn hợp I.
Trên cơ sở theo dõi thời gian sống trôi nổi và tỷ lệ sống của ấu trùng ở các giai đọan khác
nhau, kết quả thu được cho thấy hàu và vitamin tổng hợp có tác dụng làm tăng tỷ lệ sống
của ấu trùng trong quá trình ương nuôi.
1.3.2. Cải tiến phương pháp thay nước
- Hạn chế thay nước trong quá trình ương nuôi ấu trùng trôi nổi.
- Sử dụng nước chảy và nước tuần hoàn.
1.3.3. Lọc phân loại ốc trong quá trình ương giống
Trong quá trình ương nuôi ốc hương giống, định kỳ lọc và phân loại ốc là biện pháp kỹ
thuật quan trọng, góp phần nâng cao tỷ lệ sống. ốc bò ba ngày tuổi (10-15 ngày ương
nuôi) được lọc phân loại và chuyển ra ương ở các bể ương hình chữ nhật. Mật độ ương tuỳ
theo kích cỡ ốc. Biện pháp này kết hợp với việc thay cát mới góp phần đáng kể làm tăng
tỷ lệ sống của ốc giống.
1.4. áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh cho ốc
Các biện pháp dưới đây được sử dụng nhằm phòng và chữa bệnh cho ốc ở giai đoạn sống
trôi nổi, sống đáy và nuôi ốc bố mẹ.
- Ðịnh kỳ xử lý đáy và tắm cho ốc mẹ bằng dung dịch thuốc tím 15 ppm, CuSO4 0,1 ppm
để hạn chế và loại trừ các loại ký sinh bám trên thành, đáy bể và trên vỏ ốc.
- Bổ sung vitamin vào thức ăn và môi trường nước giúp ấu trùng sử dụng thức ăn tốt hơn

và tăng sức đề kháng cho ốc.
- Sử dụng các loại thuốc hoặc hoá chất có hàm lượng thấp để ngăn ngừa phòng bệnh cho
ốc ở giai đoạn ấu trùng và con giống.
1.5. Kết quả sản xuất giống bằng qui trình đã hoàn thiện
Hiệu quả kinh tế của các trại sản xuất giống ốc hương do cán bộ kỹ thuật của dự án trực
tiếp thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện được tổng kết ở bảng 4.
Bảng 3: Hiệu quả kinh tế trại sản xuất giống ốc hương
Trại giống
Thời gian sản xuất Chi phí (tr.
Tổng số Tổng thu (tr. Lợi nhuận Hiệu suất
đồng)
giống
đồng)
(tr. đồng)
đầu tư
(tr. con)
(lãi/vốn) %
Thuận An
7/2002-4/2004
406,6
3,3
703
296,4
72,8
Vũng Rô
1/2003-12/2003 690,2
6,47
1317,5
627,3
90,8



Vạn Ninh
Lương Sơn
Tổng cộng

4/2003-12/2003
10/2002-2/2003
1.476,8

104
276
12,95

1,12
2,06
2.735,5

224
491
1.258,7

120
215
89,2

115,4
77,9

Kết quả sản xuất của các trại cho thấy đây là một nghề có mức lãi/vốn đầu tư tương đối

cao (trung bình gần 90%). Với mức lợi nhuận như trên, thời gian thu hồi vốn đầu tư (xây
dựng cơ bản) chỉ từ 1-2 năm (tuỳ theo mức độ đầu tư và hiệu quả sản xuất đạt được).

Hình 1: Tăng trưởng về trọng lượng của ốc hương trong các ao nuôi
2. Hoàn thiện công nghệ nuôi ốc hương thương phẩm
2.1 Sinh trưởng của ốc hương nuôi trong ao đất
Sinh trưởng về trọng lượng của ốc hương nuôi trong các ao thí nghiệm trong 2 đợt nuôi
được biểu diễn trên hình 1.
2.2. Hệ số tiêu tốn và hệ số chuyển đổi thức ăn
Hệ số tiêu tốn thức ăn được xác định là lượng thức ăn cung cấp cho ốc trong ao nuôi (kể
cả phần không tiêu thụ, dư thừa). Hệ số chuyển đổi thức ăn là lượng thức ăn cung cấp để
tăng lên 1 đơn vị trọng lượng ốc nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hệ số tiêu tốn thức ăn
dao động từ 4,2-9,3 (trung bình là 6,2) và không khác biệt lớn giữa ao lớn (5000 m2) và
ao nhỏ (1200m2). Hệ số chuyển đổi thức ăn dao động từ 2,4-5,5 (trung bình 3,67).
2.3. Năng suất và tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống của ốc và năng suất đạt được trong các ao nuôi được trình bày trong hình 2,3.


Hình 3 : Tỷ lệ sống của ốc trong các ao nuôi
Tỷ lệ sống của ốc trong các ao có diện tích nhỏ (S1, S2, S3 và S4) cao hơn các ao có diện
tích lớn (T1 và T2), do các ao diện tích nhỏ dễ chăm sóc, quản lý đặc biệt là việc ngăn
ngừa các loại địch hại như cua, ghẹ xâm nhập từ bên ngoài vào hại ốc.
Năng suất các ao dao động từ 1,9-3,8 tấn/ha/vụ, trong đó ao cho ăn thức ăn tươi (gồm
các loại như cá, cua, ghẹ nhỏ) cho năng suất hơn ao nuôi kết hợp với thức ăn tổng hợp.
2.3. Hiệu quả kinh tế
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế (đơn vị tính: triệu đồng)
Ðợt 1
T1
T2
Cải tạo ao

3,0
3,0
Giống
95,6 104,4
Thức ăn
3,8
21,1
Nhân công
5,0
5,0
Dầu máy
1,5
1,5
Thuê ao
5,0
5,0
Chi khác
4,0
4,0
Tổng chi
147,7 144,0
Sản lượng (kg/ao) 1784
972
Giá bán
0,15
0,15
Doanh thu /ao
267, 6 145,7
Lãi/ao
119, 9

1,8
Lãi/ha
239,8
3,5
Lãi/100.000 giống 25,1 0,3
Gía thành sp/kg
0,083 0,148
Ao

Ðợt 2
S1
S4
1,0
1,0
11,0
24.0
3,4
10,6
2,0
2,0
1,0
1,0
1,3
1,3
1,5
1,5
21,0
41,3
232
455

0,15
0,15
34,8
68,3
13, 7
26,9
124,3 224,3
24,9
22,4
0,091 0,091

S1
1,0
25,0
8,4
2,0
1,0
1,3
1,5
40,1
395
0,175
69,2
29,1
264,4
29,1
0,101

Ðợt 3
S2

S3
S4
1,0
1,0
1,0
25,0
25,0
25,0
7,0
6,7
8,2
2,0
2,0
2,0
1,0
1,0
1,0
1,3
1,3
1,3
1,5
1,5
1,5
38,7
38,5
40,0
331
293
252
0,175

0,175
0,175
58,0
51,3
44,1
19,2
12,8
4,1
159,9
106,9
34,3
19,2
12, 8
4,1
[
http://agriviet.
0,117

Công nghệ sản xuất giống ốc hương
Nghề sản xuất giống ốc hương được hình thành trên cơ sở thành công của đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương” do Viện Nghiên cứu
NTTS III chủ trì. Công trình đã đạt giải nhì Giải sáng tạo công nghệ Việt Nam
(VIFOTEC) năm 2001.
Quy trình kỹ thuật sản xuất giống ốc hương đã được hoàn thiện và chuyển giao cho Sở
Thủy sản nhiều tỉnh.Đồng thời các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được Viện Nghiên cứu
NTTS III biên tập làm giáo trình giảng dạy và tài liệu tham khảo có giá trị. Xin giới thiệu
công nghệ này:
Nuôi vỗ
Ốc có kích thước từ 30 gam/cá thể trở lên có thể sử dụng làm ốc bố mẹ. Để ốc có thể đẻ



trứng quanh năm, quy trình nuôi cần tuân thủ như sau:
Nuôi ốc trong bể xi măng với mật độ từ 20-40 con/m2 (tương đương 1,5-2,0kg/m2), duy trì
mực nước trong bể từ 0,4-0,5m, sục khí mạnh trong bể nuôi, sử dụng luân phiên các loại
thức ăn là tôm, cá, cua, ghẹ, hầu. Định kỳ cho ăn 1lần/ngày vào buổi tối, định kỳ thay
nước, vệ sinh hàng ngày, sử dụng một số hóa chất để phòng trừ địch hại.
Nuôi ấu trùng nổi
Đây là công đoạn phức tạp nhất trong quy trình. Ương giống cần duy trì môi trường nuôi
ổn định với các chỉ tiêu sau: độ mặn 34-35‰, nhiệt độ 26-29oC, pH 7,5-8,0 và oxy hòa tan
6,2-8,5mg/l.
Mật độ nuôi thích hợp 120-150 ấu trùng/lít. Tốt nhất trong quá trình ương, mật độ thích
hợp tại thời điểm ấu trùng đang xuống đáy là 100-120 ấu trùng/lít.
Thức ăn được sử dụng cho ương ấu trùng nổi là các loài tảo đơn bào. Ốc nuôi bằng tảo
này giai đoạn đầu thường có sinh trưởng nhanh hơn so với việc sử dụng các loại tảo khác
nhưng do chu kỳ nuôi ngắn nên tảo dễ bị tàn gây ô nhiễm môi trường bể nuôi nếu quản lý
thức ăn không chặt chẽ.
Cung cấp thức ăn vừa đủ: Liều lượng thích hợp được xác định là 0,3-2,5 gam/lần, cho ăn 4
lần/ngày cho mỗi bể nuôi số lượng 400.000-500.000 ấu trùng.
Thay nước cho ốc là một trong những khâu rất quan trọng, áp dụng từ ngày thứ 3 hoặc thứ
4 từ 40-60% lượng nước trong bể. Tuy nhiên việc thay nước hàng ngày làm mất đi một
lượng thức ăn trôi nổi trong nước, gây ra những tác động về cơ học như ấu trùng bị ép vào
thành lưới, có thể gây sốc cho ấu trùng và làm tăng tỷ lệ tử vong. Khắc phục được nhược
điểm trên, việc áp dụng quy trình ít thay nước (thay nước từ 2-3 ngày/lần) đã đem lại kết
quả tốt. Trong một số trường hợp việc thay nước hàng ngày không cải thiện được điều
kiện môi trường hoặc ấu trùng có dấu hiệu không bình thường như kém ăn, chậm lớn, co
cánh, cần tiến hành chuyển ấu trùng sang bể mới. Chuyển bể mới có thể tạo ra môi trường
trong sạch cho ấu trùng nhưng cũng dễ gây sốc và làm cho ấu tùng lắng đáy và chết. Kỹ
thuật chuyển bể được đề xuất theo các bước sau:
Chuẩn bị bể nuôi mới, sục khí 5-10 giờ trước khi chuyển. Ngay trước khi chuyển cung cấp
cát, thức ăn và các loại hóa chất cần thiết cho việc xử lý nước hoặc phòng bệnh nhằm tạo

môi trường tương tự giữa bể cũ và bể mới. Dùng vợt chuyển ấu trùng nhẹ nhàng.
Hiện tượng ấu trùng co cánh, bể nuôi bị nhầy, trùng loa kèn, nấm phát triển mạnh trong bể
là những vấn đề thường gặp trong quá trình sản xuất giống. Trong giai đoạn đầu, các dấu
hiệu bệnh lý của ấu trùng là hiện tượng ấu trùng lắng hàng loạt trong khoảng thời gian 1-2
giờ và hiện tượng ấu trùng bị co cánh và chết dần trong thời gian 3-4 ngày. Hiện tượng ấu
trùng bị co cánh và chết dần hiện nay vẫn còn bắt gặp và thường xảy ra vào giai đoạn gần
xuống đáy. Ở một số trại sản xuất giống, ấu trùng nổi của ốc hương giai đoạn chuẩn bị
xuống đáy thường kém ăn, co cánh và tỷ lệ sống sau khi chuyển giai đoạn rất thấp. Qua
kinh nghiệm sản xuất cán bộ Viện Nghiên cứu NTTS III đã cho rằng hiện tượng này là do
các chất độc hại (chất phèn, độc tố từ tảo độc) có hàm lượng vượt quá giới hạn sinh thái
của ấu trùng hoặc là do chế độ quản lý môi trường chưa chặt chẽ (dư thừa thức ăn hoặc sử
dụng bừa bãi các loại kháng sinh) làm môi trường nuôi không còn phù hợp cho ấu trùng
ốc.


Có một số biện pháp để khắc phục như chuyển ấu trùng sang bể nuôi mới, tiến hành làm
lại bể lọc định kỳ sau mỗi đợt sản xuất (thường là 2 tháng) kết hợp ăn lượng thức ăn đủ,
tránh dư thừa.
Có một số hiện tượng thường xảy ra như ấu trùng bỏ ăn, nước bị vẩn đục, ấu trùng bị co
cánh, bể nuôi sinh nhầy gây chết ấu trùng hàng loạt. Theo kinh nghiệm để ngăn chặn sự
phát triển của một số vi khuẩn kể trên có thể dùng CuSO4 nồng độ 0,1ppm, virkont 0,10,3ppm, shrimp favour 1-2ppm, tùy vào giai đoạn phát triển của ốc, cho trực tiếp vào bể
nuôi có thể làm sạch môi trường và tăng tỷ lệ sống cho ốc.
Trùng loa kèn và nấm là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho ấu trùng ốc. Trùng loa
kèn bám quanh thân ốc, cạnh tranh làm cho ốc không có khả năng bơi lội và chết. Phòng
trùng loa kèn bằng cách sử dụng hóa chất như A30 0,5-1ppm, virkont 0,1-0,2ppm cho trực
tiếp vào bể nuôi. Trong quá trình sản xuất nếu thấy hiện tượng dây sục khí hoặc thành bể
có màu hồng thì nên chuyển ấu trùng sang bể mới vì bể này đã bị nấm phát triển. Ngăn
chặn hậu quả do nấm gây nên, sau thời gian nuôi 4-5 tháng nên diệt mầm bệnh bằng hóa
chất như chlorine, formol trước khi tổng vệ sinh cho đợt sản xuất sau.
Ương ốc giống

Sử dụng artemia nuôi ấu giai đoạn mới chuyển xuống sống ở đáy là một trong những điểm
mấu chốt quan trọng làm tăng tỷ lệ sống của ốc giống.
Do artemia có hàm lượng dinh dưỡng cao và ít gây ô nhiễm nên rất thích hợp cho ốc con ở
giai đoạn mới xuống đáy.
Cách thức cho ăn rất đơn giản, dễ áp dụng. Nguồn artemia từ các ruộng muối hoặc ao nuôi
sinh khối artemia được thu hoạch, rửa sạch đóng gói cất giữ trong tủ lạnh. Nếu artemia
còn sống sót có thể giết chết bằng nước ấm 50-70oC trước khi cho ốc ăn. Khi cho ăn tắt
sục khí, rải đều artemia trên nền đáy bể. Cho ăn khoảng 80-120gam/lần. Mỗi ngày 2 lần
cho 10 vạn giống cỡ 250-300con/gam.
Phòng và trị bệnh cho ốc giống: Hiện nay các tác nhân gây bệnh trên ốc hương giống có
thể kể đến như vi khuẩn, nấm, các loài nguyên sinh động vật, rong, giun và một số tác
nhân vô cơ khác.
Dấu hiệu: Ốc bị mòn vỏ, gẫy đuôi, bạc đuôi, đóng rong và chết rải rác. Sau khi chuyển
sang giai đoạn bò khoảng 10 ngày hoặc đạt kích thước 7.000-8.000con/kg, ốc có thể bỏ ăn
và chết hàng loạt. Trong một số trường hợp dấu hiệu kèm theo là ốc ăn thịt lẫn nhau, trong
đáy bể thường thấy nắp vỏ gắn với phần chân còn sót lại. Vào mùa lạnh ốc chui ra khỏi
vỏ, bắt mồi bình thường và chết sau thời gian ngắn.
Phòng-trị: Bên cạnh việc quản lý môi trường nuôi phù hợp, một số loại hóa chất thông
dụng có thể sử dụng để ngăn chặn các bệnh này như CuSO4 0,1ppm; virkont 0,2-0,4ppm,
Iodine 1ppm; dipterex 0,5ppm. Hóa chất được hòa tan và cho trực tiếp vào bể nuôi theo
nồng độ quy định theo định kỳ 2-3 ngày/lần sau khi thay nước. Khi hàm lượng chất phèn
trong môi trường nuôi cao (ốc chậm lớn, vỏ ốc ngả màu vàng, rong đóng thành lớp trên
mặt vỏ ốc) có thể sử dụng các chất như zeolite để cải thiện môi trường nuôi. Một số
trường hợp khác, những thay đổi của thời tiết làm ốc bỏ ăn, ngừng cho ăn 1-2 ngày để giữ
môi trường trong sạch trước khi ốc ăn trở lại.
Nông nghiệp Việt Nam


“Vua” ốc hương trên đảo Ngọc
Ngày cập nhật: 21/06/2009 09:06


Giờ đây, ai ai trên đảo cũng trìu mến gọi ông bằng cái tên đầy tôn kính: “vua ốc hương trên đảo
Ngọc”.
Đó là ông Đặng Văn Nhàn, 61 tuổi, còn được gọi bằng cái tên Ba Nhàn, ở ấp Đường Đào, xã
Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Ông chính là người đầu tiên trên đảo nuôi con ốc
hương biển thành công cho đến ngày hôm nay. Mỗi năm con ốc hương biển đem lại nguồn thu
nhập cho gia đình ông hàng tỷ đồng.
(2008-05-10
Bén duyên với ốc biển
Xuất thân từ một người nuôi ươm tôm sú giống ở Rạch Giá, nhưng sau nhiều năm làm ăn thất
bại, lại bị quỵt nợ, năm 2005 gia đình ông Ba Nhàn quyết tâm “làm lại cuộc đời” bằng việc… vượt
biển ra
sống. ở
Nuôi
ốcđảo
hương
Ninh Thuận
Ra đến đảo, ông Ba Nhàn xin nhà nước được khoảnh đất nhỏ đủ để cất cái nhà trú mưa trú
05/01/2006
nắng cho vợ con. Để kiếm sống, ông phải làm nghề đi tàu biển thuê để được trả công bằng cách:
Tuy mới được nông dân ở các vùng ven biển thả nuôi thử nghiệm, sau 3
mỗi thả
lần tàu
cập
bến,
chủ tàuđã
cho
phânlạiloại
hảinông
sản để

bán.
Lúc đó, lẫn trong hải sản có một
năm
nuôi,
con
ốc hương
mang
chothủy
người
dân
lợi nhuận
loài ốcnhỏ.
mà mọi
người
thường
chê
là “nhỏ
xíu, Ninh
khôngThuận
có thịt,
bán
không
Nhưng
nghề
nuôi ốc
hương
ở tỉnh
liệu
cókhông
bền ai mua”.

vững?

Ban đầu, ông nhặt thử khoảng 4kg ốc đem về thả vào lưới cước nuôi cặp bãi biển phía trước

nhà.năm
Càng
nuôi nông
ông càng
thấy
sống
rấtbiển
khỏe,
phátThuận
triển bình
thường,
Đầu
2000,
dân ở
cácốc
vùng
ven
Ninh
bắt đầu
nuôi không con nào chết. Sau
4-5
tháng,
ốc
đạt
trọng
lượng

khoảng
50
con
trên
1kg.
Thức
ăn
cho
ốc thì chủ yếu là các loài cá
thử nghiệm con ốc hương và đến nay đã có 52 hộ ở khu vực kè Ninh Chữ,
tạp.thôn Khánh Hội, Mỹ Tân, Tân An, huyện Ninh Hải nuôi với số lượng
các
gần 600 vạn con giống. Có nhiều hộ thả ốc hương nuôi trong các đìa nuôi
tôm
năm trước
đã bỏ
Và tín
hiệu
tiên hình
cho ở miền Trung phát phóng
Thếsú
rồithịt
vàonhững
năm 2006,
ông tình
cờ hoang.
xem được
trên
mộtvui
đàiđầu

truyền
nông
dân
là ốc
hương
mang
họ một
hiệu
sự về
việc
người
dânđãnuôi
conđến
ốccho
hương
biểnhướng
thànhthoát
côngnghèo
và làm
giàu, vì giá trị của con ốc
quả.
hương rất cao so với các loài ốc khác.

Ốc hương ở Ninh Thuận

Anh
Nguyễn
Văn ốc
Khánh,
ở thôn

Tân
xã Tri
huyệnông
NinhBa
Hải,
người
Ninh
Thuận
“Hóa
ra cái con
mà mình
nuôi
làAn,
giống
ốc Hải,
này đây!”,
Nhàn
thốtđầu
lên.tiên
Vậyở là
từ đó,
ôngnuôi
ốc
hương
bộc
bạch:
Bước
đầu
tôi ốc
thảhương

nuôi 10
vạnbiển.
con giống.
Sautiên,
4 tháng
sóc,
và bán
quyết
định
thành
lập
vùng
nuôi
trên
Năm đầu
ông chăm
dốc hết
sốthu
tiềnhoạch
mà gia
được
đồng,
trừ từ
chiviệc
phí làm
như thuê
giống
25mướn
triệu đồng,
chăm

đồng,
lãi chỉ
gần 35
đình 70
đã triệu
tích góp
được
làm
để đầutiền
tư. công
Tuy vậy,
vớisóc
số 10
tiềntriệu
đó ông
cũng
triệu
nuôi đồng”.
được khoảng hai ngàn con ốc. Nhưng bù lại, chỉ sau bốn tháng nuôi, ông thu hoạch được

120 kg, với giá dao động từ 150 ngàn đồng/kg, lúc đó ông thu lời được gần 20 triệu đồng.

Có lãi ở vụ nuôi đầu tiên, anh Khánh tự tin ở nghề nuôi mới, tiếp tục mở rộng diện tích, vào đầu năm
2004,
anh thả
nuôi
20quyết
vạn con
vàthuê
thu lãi

trênmặt
50 nước
triệu đồng.
cho4biết
muốn nuôiđểđược
Qua năm
2007,
ông
định
10ha
biển, Anh
với giá
triệuthêm,
đồng/ha/năm,
thả con
ốc hương trên những diện tích ao đìa, trước hết vùng đìa đó phải chủ động trong việc cấp và thoát
nuôi khoảng 2 triệu con ốc hương. Năm đó con ốc không phụ lòng người, lại đem thu nhập về
nước theo thủy triều.

cho gia đình ông lên đến cả trăm triệu đồng. Từ đó, ông đã có trong tay 50 mùng (mỗi mùng rộng
10x15) nuôi ốc hương giống và ốc bán thịt với số lượng trên một tỷ con, trừ hết chi phí mỗi năm
Anh
Ngọc Cường
thôn
Tân 1
An,
Tri Hải, huyện Ninh Hải, đổ nợ chồng chất do nuôi tôm sú
bánNguyễn
ốc thịt thương
phẩm ởthu

lãi trên
tỷ xã
đồng.

thất bại đã “vay nóng” để đầu tư nuôi ốc hương từ đầu năm 2005, anh thả nuôi 22 vạn con giống trên
diện tích 800 m2 đìa nuôi tôm sú đã cải tạo phù hợp với mô hình nuôi như vây lưới, lót cát ở đáy...
Qua 4 tháng chăm sóc, anh thu được 1,5 tấn ốc hương thương phẩm, bán với giá 175.000 đồng/kg,
Hiện
Basóc,
Nhàn
chỉ130
nuôitriệu
ốc thịt
thương
cònanh
choCường
sinh sản
con
thành
trừ
chinay,
phí ông
chăm
anhkhông
lãi trên
đồng.
Thu phẩm
hoạchmà
xong,
tiếp

tụcgiống
đầu tư
tu sửa
công
bán
dân
huyện,
mỗigiống
năm thu
nhập
thêm
trên 300 triệu đồng.
ao
hồ, để
làm
vệ cho
sinhcác
đáyngư
ao...
và trong
thả 25
vạn con
trong
mùa
vụ này.

Giờ
trên Văn
đảo Dũng,
Phú Quốc,

từ viên
nhà hàng
quánngư
ăn Ninh
lớn nhỏ
đều cho
có mặt
hương
Kỹ
sưđây,
Nguyễn
chuyên
Trung đến
tâmcác
Khuyến
Thuận,
biết:con
Ốc ốc
hương
rất thích
biển.
Không
những
thế,
từ
các
vùng
xa
xôi
như

TPHCM,
khách
hàng
cũng
liên
tục
điện
thoại
đặt
nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu ở Ninh Thuận. Tuy nhiên cần phải bảo đảm các yếu tố về môi
hàng. Do
thịtlượng
ốc hương
biển rất
ngon,
nênHiện
khách
đặc biệt
khoái
khẩu.
trường,
chất
con giống
và thơm
kỹ thuật
nuôi.
nayTây
ở Ninh
Thuận
có 4

cơ sở sản xuất giống ốc
hương bảo đảm chất lượng. Nhưng hiện tại nguồn thức ăn công nghiệp cho con ốc hương chưa có, bà
con
hương
dùngốc
thức
ăn tươi.
Nếu khách
không hàng
cẩn thận
trong
chăm
vệtrước
sinh ao
Gianuôi
đìnhốcông
giờ đang
đây nuôi
không
đủ bán,
muốn
mua
phảisóc,
đặt làm
hàng
cảhồ thì
chắc
chắn
xảy
rađến

dịch200
bệnh,
màđồng/kg
nguyênmà
nhân
là không
do nguồn
thức
ăn cung
tươi gây
tháng.
Có vài
lúc năm
giá ốcnữa
lênsẽ
cơn
sốt
ngàn
cũng
có đủ
hàng
ứngra.
cho
khách. Cũng từ mô hình hiệu quả của ông mà giờ đây, nhiều hộ dân trong vùng đã chuyển từ
nghề nuôi cá bóp, cá mú… sang nuôi ốc hương biển, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của ông.
(NLĐ)
Hướng đến xuất khẩu
Theo ông Ba Nhàn, nghề nuôi ốc hương đơn giản hơn nghề nuôi sò lông, vì ốc hương tự đi kiếm
ăn chứ không bám trụ một chỗ như sò lông.
Hiện nay, con giống ốc hương trong thiên nhiên ở Phú Quốc ngày càng khan hiếm, giá mỗi cặp

giống khoảng 1 năm tuổi hiện lên đến vài triệu đồng, trong khi chỉ cho sinh sản được hai đến ba
lần.
Ông Nhàn cho biết, muốn có nguồn con giống ổn định thì người nuôi không nên bán con giống
bố mẹ bị sa thải để làm ốc thịt mà nên giữ lại để tạo vùng nuôi mới bằng cách thả về với tự
nhiên, trong vòng một năm là ốc cho sinh đẻ trở lại như ban đầu.
Thức ăn cho ốc, chủ yếu là các loài cá cơm được xay nhuyễn. Ốc hương có điểm đặc biệt là
không ăn mồi bằng cách nuốt vào bụng như các loài cá mà chỉ hút chất dinh dưỡng trong con
mồi, cá cơm là nguồn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng giúp ốc mau lớn.
Quá trình cho ốc ăn cần chú ý: khi nào ốc hút dinh dưỡng xong thì phải vớt mồi ra, nhằm để
tránh ốc bị ô nhiễm nguồn nước. Một ngày cho ốc ăn hai cữ, sáng và chiều tối. Vùng thả nuôi ốc


Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi thuỷ sản

NUÔI ỐC HƯƠNG







Cách nuôi ốc hương thương phẩm
Ốc hương, loài hải sản quý cần được
bảo vệ
Ương giống ốc hương
Nuôi ốc hương "một vốn - ba lời"







Chuyện con ốc hương ở Vạn Ninh
Ốc hương đang... lên huơng
Sôi động thị trường ốc hương giống
Vì sao ốc hương ở Vạn Ninh chết hàng
loạt?
Nuôi ốc hương thương phẩm
Ðặc điểm dinh dưỡng của ốc hương
(Babylonia areolata) với một số loại thức
ăn tươi

Sôi động thị trường ốc hương giống
Sau khi đề tài khoa học cấp nhà nước cho ốc hương sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm
của trung tâm nghiên cứu thủy sản (NCTS) 3 (Bộ thủy sản) thành công, nhiều hộ dân ở huyện
Vạn Ninh nắm bắt thời cơ nuôi được 2-3 vụ ốc hương thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế khá
cao. Hiện nay nhiều người dân trong tỉnh đang ráo riết đi tìm mua giống ốc hương để nuôi.
Do vậy, thị trường ốc giống diễn ra rất sôi động ở các địa phương ven biển.
Qua nghiên cứu tài liệu và mô hình trại sản xuất giống ốc hương của Trung tâm NCTS 3, so
sánh với cách thức nuôi đẻ của một số người đang làm, có mấy vấn đề cần phải quan tâm khi
xây dựng trại: Nguồn nước lấy từ biển vào các hồ chứa phải trong sạch, không bị nhiễm bẩn,
Xây dựng các bể ươm ốc dài và thấp để dễ quan sát và chăm sóc ốc (làm theo các hồ giống
tôm sú là không kiểm soát được, dẫn đến hao hụt: 50%, có khi 80% số lượng ấu trùng); Hệ
thống trại phải thoáng mát nhưng tuyệt đối tránh nước mưa; Mọi thao tác sang chuyển ốc con
trong bể phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh ốc sẽ bị vỡ...
Bỏ tôm đi làm ốc.
Năm 2002, trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có duy nhất ai sản xuất giống ốc hương ở đảo Trí
Nguyên, TP. Nha Trang. Sau đó, nhiều lớp tập huấn của Trung tâm NCTS 3 chuyển giao quy
trình cho ốc hương để nhân tạo đến với những người nuôi thủy sản. Ðến thời điểm này, chưa

có một cơ quan chức năng nào thống kê được trong toàn tỉnh có bao nhiêu trại sản xuất giống
ốc hương. Bởi vì nhiều trại sản xuất tôm sú giống bị thua lỗ, thấy ốc hương làm ra được bao
nhiêu thì tiêu thụ hết bấy nhiêu, nên chuyển sang làm giống ốc hương ngày càng nhiều.
Tôi có hai người chị ở thị trấn Vạn Giã, suốt 3 tháng nay cứ đi lại, hỏi han về chuyện xây trại
sản xuất ốc hương. Có lần chị bảo với tôi: "Em vào Trung tâm NCTS 3 tìm cho chị một người
đứng ra làm kỹ thuật để liên kết sản xuất ốc giống''.


Tìm không ra cán bộ kỹ thuật, chị tôi vào trại người bạn đã sản xuất ốc thành công để học 3
ngày về mọi thao tác kỹ thuật cho ốc hương sinh sản và nuôi ấu trùng, ốc con... Ngày14-102002, tôi đã thấy chị có ốc bố mẹ bỏ trong hồ. Không chỉ chị tôi mà nhiều người ở huyện Vạn
Ninh suốt ngày, suốt đêm cứ loay hoay cách xây dựng hồ, trại cho sản xuất giống ốc hương.
Riêng ở Vạn Lương và Vạn Hưng đã có gần 15 trại sản xuất giống ốc hương, trở thành địa
phương có số lượng trại sản xuất giống ốc hương lớn nhất nước ta. Có trại đã tung ra thị
trường 200 - 400 nghìn con, lãi 30 - 40 triệu đồng, nhưng có trại thất bại.
Lần mò tìm mua ốc bố mẹ
Con ốc hương khác hẳn hoàn toàn tôm sú bố mẹ, nơi nào chúng cũng sinh sống và phát triển
được. Ốc hương có nhiều nhất từ tỉnh Bình Thuận trở vào Bà Rịa - Vũng tàu, Kiên Giang.
Những năm trước như dân khai thác ốc tự nhiên rất nhiều. Khi thị trường Trung Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan... ăn mạnh ốc hương thì số lượng khai thác xuất khẩu nhiều, ốc lớn trở nên
khan hiếm. Đặc biệt, năm 2001 - 2002 số người sản xuất ốc giống tăng đột biến. Do vậy, vấn
đề ốc hương bố mẹ được nhiều người quan tâm. Năm 2000, 1kgốc bốmẹ/20 con 40.000 60.000 đồng, năm 2002 đã lên 120.000 - 160.000 đồng/kg. Thế nhưng, việc mua được ốc
giống không dễ dàng chút nào. Các chủ trại ốc giống phải lần mò vào các vùng dân cư ven
biển phía Nam tìm mua ốc bố mẹ. Nếu không có điều kiện đi mua thì phải đặt các lái buôn,
thời gian 5 - 15 ngày mới có ốc. Nhưng không phải lúc nào cũng như ý muốn, bởi vì trên thực
tế có nhiều người xảo trá, họ đi mua số ốc đã đẻ nuôi lại một vài ngày ở ngoài biển, sau đó
đưa đi bán. Ðại bộ phận các trại sản xuất ốc hương giống đều mới mẻ, chưa có kinh nghiệm.
Thường thì người bán trộn vào 50% số ốc đã đẻ và ốc chưa đẻ. Ông Nguyễn Ngọc Ánh, chủ
trại sản xuất giống ốc hương ở xã Vạn Hưng, Vạn Ninh cho biết: "nhìn bằng mắt thường
không xácđịnh được ốc đẻ hay chưa đẻ. Theo kinh nghiệm của tôi, ốc có màu tươi sáng là mới
đánh bắt ở biển, còn ốc có màu sẫm, sần sùi là ốc nuôi lâu ngày trong hồ đẻ''.

Những vấn đề cần quan tâm khi mua con giống
Từ đầu năm đến nay, nhu cầu sử dụng con giống ốc hương của người nuôi trồng thủy sản ở
tỉnh ta rất lớn, nhưng Trung tâm NCTS 3 và các trại sản xuât ốc giống tư nhân không đáp ứng
nổi. Ở huyện Vạn Ninh có nhiều người đã làm xong lồng mà không xoay đâu ra ốc giống để
nuôi. Các trại sản xuất đều làm ở trại tôm sú nên bình quân mỗi trại chỉ đạt 50.000 - 100.000
con/2 - 3 tháng. Vì vậy, có ai quen thân với chủ trại mới mua được vài chục nghìn con giống,
còn không vẫn cứ chờ dài. Giá 1kg ốc hương/14.000con là 4,2 triệu đồng, 10.000 con/kg là 3
triệu đồng, 5.000 con/kg 1,5 triệu đồng. Tại các trại sản xuất giống ốc hương, giá bán từ
10.000- 15.000 con/kg. Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu, Phó Giám đốc Trung tâm NCTS 3 (tác
giả của công trình khoa học cho ốc hương sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm) cho biết:
''Nuôi ốc hương trên 11.000 con/kg sẽ bị hao hụt nhiều, vì ốc còn rất nhỏ, sức chịu đựng với
môi trường ngoài biển thấp". Ốc giống cỡ 1.000 - 8.000 con/kg nuôi ở lồng với mức nước 1 3m, ít sóng biển là an toàn nhất. Chú ý khi mua phải xem kích cỡ của ốc để làm lưới cho phù
hợp, tránh tình trạng ốc quá nhỏ mà làm lưới thưa ốc sẽ lọt ra ngoài. Trong quá trình ươm ốc
nhỏ cần theo dõi kỹ, thường xuyên làm vệ sinh đáy lồng. Anh Lê Viết Xuân nuôi ốc ở xã Vạn
Hưng, Vạn Ninh cho hay: ''Nếu như lồng nuôi ốc luôn sạch sẽ, không có thức ăn dư thừa, ốc
sẽ ăn khỏe và nhanh lớn''. Anh mua ốc giống 8.000 con/kg, nuôi 20 ngày đạt 1.000 con/kg và
sau 4 tháng đã thu hoạch đạt 100 con/kg (Anh Xuân thả nuôi 60.000 con, trừ chi phí còn lãi
20 triệu đồng). Nhiều người đặt câu hỏi, ốc hương có nuôi ở đìa như tôm sú được không?
Hiện nay, Trung tâm NCTS 3 đang còn nuôi thực nghiệm tại Xuân Tụ, Vạn Hưng. Vấn đề
nuôi trồng chưa được kết luận, đánh giá hiệu quả kinh tế như thế nào, bà con không nên nôn


nóng nuôi ốc hương ở đìa. Nếu như được nuôi con gióng thì nuôi ở đăng,lồng trên biển, thời
gian nuôi được rút ngắn, hiệu quả kinh tế cao.
(Theo Khánh Hòa)

Vì sao ốc hương ở Vạn Ninh chết hàng loạt?
Vừa qua, người dân ở Vạn Ninh không khỏi bàng hoàng khi ốc hương nuôi chung với tôm
hùm lồng tại khu vực thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng chết hàng loạt, trong khi ốc hương thương
phẩm trên thị trường giá đang rất cao. Hầu như cơn ''đại dịch'' ốc hương vừa qua không thể

cứu chữa được, các cơ quan chức năng trong tỉnh phải bó tay. Theo ước tính ban đầu, người
nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn huyện thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Vậy đâu là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng ốc hương chết hàng loạt?
Ốc đã lên hương
Năm 1998, Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III đã nghiên cứu thành công công trình khoa học
cấp Nhà nước với đề tài "Sinh sản nhân tạo ốc hương giống". Sau khi công trình khoa học này
thành công, phong trào nuôi ốc hương bắt đầu phát triển mạnh, nhất là trên đại bàn huyện Vạn
Ninh. Bởi, so với nghề nuôi tôm hùm lồng, nghề nuôi ốc hương sướng hơn nhiều do rút ngắn
được thời gian nuôi trồng, đỡ tốn chi phí, có hiệu quả kinh tế cao. Được biết, nghề nuôi ốc
hương chỉ kéo dài 4 tháng là thu hoạch, trong khi nghề nuôi tôm hùm lồng muốn thu hoạch
phải mất từ 1 năm trở lên. Ngoài ra, giá đầu ra của con ốc hương luôn ổn định từ 120 -150
nghìn đồng/kg nên nghề này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều người nuôi ốc hương ở
Xuân Tự cho biết, nếu nuôi trót lọt thì tiền lãi thu được tương đương hoặc cao hơn so với tiền
vốn đầu tư, có không ít hộ mỗi năm thu lãi từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Năm 2001,
toàn huyện có 130 lồng nuôi ốc hương, người nuôi trồng lãi khoảng 2 tỷ đồng. Sang năm
2002, nhiều hộ nuôi tôm hùm lồng ở Vạn Ninh đã chuyển sang nghề nuôi ốc hương nên số
lồng nuôi đã tăng vọt, khoảng 500 lồng. Từ chỗ Vạn Ninh không có trại sản xuất ốc hương
giống, đến nay toàn huyện đã có 8 trại ương.
Và ốc chết hàng loạt
Do chưa được kiểm dịch về môi trường nuôi, phó mặc cho môi trường nên hậu quả đã xảy ra.
Từ đầu tháng 10-2002, người nuôi ốc hương tại thôn Xuân Tự đang phấn khởi, say mê về con
ốc, bỗng dưng "tai họa'' đột nhiên ập tới Anh Bính, một người nuôi ốc hương đã được hơn 1
năm, bàng hoàng kể lại: ''Bình thường con ốc hương ăn rất khỏe, thức ăn vừa bỏ xuống là ốc
bu lại, trong nháy mắt ăn hết liền. Ăn xong, ốc vùi xuống cát. Thông thường, sau 1 tiếng đồng
hồ, thợ lặn phải dọn vệ sinh đáy lồng và kiểm tra sức khoẻ con ốc. Hôm ấy, đám thợ lặn của
chúng tôi hoảng hốt vì ốc không ăn hết thức ăn, lờ đờ, nổi lên ăn và không vùi xuống cát được
nữa. Sự việc này diễn ra rất nhanh. Cuối cùng, tôi đành phải cay đắng vớt ốc chết mới thả
chưa được 1 tháng bỏ ra khỏi lồng. Một vài ngày sau tôi mới biết không phải chỉ riêng lồng ốc
hương của tôi bị chết mà toàn vùng đều có tình trạng như vậy. Sự việc này kéo dài đến gần 2
tháng, ốc hương bị chết nhiều, đến nỗi không ai dám thả ốc hương nữa. Sau khi ốc hương chết

hàng loạt, chúng tôi chỉ biết đoán già đoán non, không có cơ sở khoa học. Từ đó đến nay,
chúng tôi vẫn chưa biết gì về nguyên nhân dẫn đến ốc hương bị chết đột ngột".
Đã tìm ra nguyên nhân


Ốc hương ở Vạn Ninh chết hàng loạt đã làm xôn xao dư luận. Tại một cuộc hội thảo mới đây
tại Vạn Ninh giữa Sở Thủy sản Khánh Hòa và Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III, sự việc này
đã được làm sáng tỏ. Tại hội thảoThạc sĩ Võ Văn Nha, cán bộ bộ môn Môi trường và Bệnh
học thuộc Trung tâm Nghiên cứu thủy sản III đã thông báo về kết quả bước đầu nghiên cứu ký
sinh trùng gây bệnh ở ốc hương tại Khánh Hòa''. Qua các mẫu nghiên cứu, anh Nha cho biết,
ốc hương tại khu vực Xuân Tự trong thời gian qua có dấu hiệu bệnh lý: ốc kém ăn dần, phơi
mình trên nền đáy, ít vùi đáy; ống Si phông và vòi lấy thức ăn bị sưng, bên trong có nhiều
chấm đỏ; chân bụng phồng và có bọng nước. Ban đầu, Trung tâm đã phát hiện một số loại
trùng lông, với tên khoa học là Ciliophora, có trên các mẫu ốc gây bệnh với cường độ cảm
nhiễm cao và gặp hầu hết ở các mẫu phân tích. Theo kết quả nghiên cửu, trùng lông đã tấn
công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa) và ống si phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm cho
hai cơ quan này sưng lên, gây tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm tấn công vào chỗ
tổn thương, từ đó ốc lấy thức ăn không được, khó thở, rồi chết. Vi khuẩn, nấm và trùng lông
là những tác nhân gây bệnh, làmcho ốc hương chết hàng loạt ở Vạn Ninh trong thời gian qua.
Anh Nha cũng cho biết thêm, vật chất hữu cơ trong vùng NTTS giàu lên chính là điều kiện
cho trùng lông phát triển mạnh. Theo kết quả nghiên cửu, vật chất hữu cơ tại vùng nuôi ốc
hương và tôm hùm ở thôn Xuân Tự trong thời gian qua giàu lên do các nguyên nhân: Thức ăn
dư thừa trong nuôi trồng; vào thời điểm mùa mưa nên vật chất hữu cơ từ đất liềnchảy xuống;
lượng ốc hương chết không được vớt lên. Và, đây chính là nguyên nhân chính tạo điều kiện
cho trùng lông phát triển mạnh vì ốc hương là sinh vật giàu dinh dưỡng, khi ốc chết được các
vi khuẩn phân hủy nhanh.
Nhanh chóng kiểm dịch, quy hoạch trong NTTS
Trước đây, ốc hương tự nhiên không xuất hiện ở Khánh Hòa mà chỉ xuất hiện ở các tỉnh khác.
Vì vậy nghề nuôi ốc hương phát triển mạnh trong thời gian qua không chỉ có ý nghĩa về kinh
tế mà còn có ý nghĩa trong việc đa dạng môi trường biển ở Khánh Hòa. Có ai ngờ nghề này

mới xuất hiện đã phải chết dở! Bây giờ, ở Vạn Ninh, không ai dám mạo hiểm nuôi ốc hương.
Gần 2 tỷ đồng thiệt hại từ nghề nuôi ốc hương đã để lại cho chúng ta nhiều bài học đắt giá, đó
là vấn đề môi trường có sự ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả trong NTTS. Thực tế cho thấy,
ảnh hưởng đến môi trưởng có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do ý thức cộng đồng
trong NTTS từ người nuôi trồng chưa cao. Ðợt ốc hương chết hàng loạt vừa qua là một ví dụ.
Tiếp đến là sự hạn chế của các cơ quan chức năng trong việc kiểm dịch môi trường NTTS, từ
đó dịch bệnh tràn lan, không được ngăn chặn kịp thời. Do chậm quy hoạch những vùng NTTS
nên tình trạng NTTS tràn lan, không kiểm soát nổi đã diễn ra ở nhiều nơi, làm phá hủy cân
bằng sinh thái môi trường biển. Hiện nay, ốc hương thương phẩm trên thị trường có lúc đã lên
đến 150 nghìn đồng/kg. Ốc chết, thiệt hại nhiều vẫn là người NTTS. Có cách nào để cho
người dân đỡ phải thiệt hại trong NTTS, vươn lên làm giàu?
(Theo Khánh Hoà)






Cách nuôi ốc hương thương phẩm
Ốc hương, loài hải sản quý cần được
bảo vệ
Ương giống ốc hương
Nuôi ốc hương "một vốn - ba lời"






Chuyện con ốc hương ở Vạn Ninh

Ốc hương đang... lên huơng
Sôi động thị trường ốc hương giống
Vì sao ốc hương ở Vạn Ninh chết hàng
loạt?


VIETLINH PTE. Official Homepage
Mô hình nuôi kết hợp nhiều loài: Hướng nuôi trồng thủy sản bền vững
Nghệ An: 11:16-07/03/2007

“Sau gần 2 năm nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng thành công 5 mô hình nuôi kết hợp, trong đó, đáng chú ý nhất
là mô hình trình diễn nuôi kết hợp ốc hương với cá chẽm, hải sâm, rong sụn và vẹm xanh. Với mô hình này, chúng
tôi đã thu được hơn 1 tỷ đồng chỉ trên diện tích 0,5 ha mặt nước. Các mô hình còn lại đều cho hiệu quả cao cả về
kinh tế lẫn môi trường” - anh Thái Ngọc Chiến, Phòng Nghiên cứu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (NTTS) 3 cho biết.
Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ và mô hình nuôi kết hợp có giá trị xuất
khẩu mà ở đó, do đặc tính dinh dưỡng, các loài vật nuôi đều có lợi; nguồn dinh
dưỡng trong thủy vực tạo nên một chu trình khép kín giữa các sinh vật, các vật nuôi
ghép sử dụng hết lượng thức ăn dư thừa, nhờ đó có thể hạn chế được chất thải và
sự ô nhiễm môi trường là mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước
“Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình nuôi kết hợp nhiều đối tượng hải sản
trên biển theo hướng bền vững” do anh Chiến làm chủ nhiệm.
Đề tài chọn các đối tượng nuôi ghép có khả năng làm sạch môi trường, ăn mùn bã hữu cơ vừa không tốn chi phí
thức ăn và công chăm sóc vừa có tác dụng cải thiện môi trường.
Thu hoạch ốc hương.
Sau khi xác định được tốc độ lọc của vẹm, tốc độ hấp thụ chất dinh dưỡng của rong biển, khả năng ăn lọc của hải
sâm và sự đào thải chất dinh dưỡng của vật nuôi, anh Chiến và các cộng sự xác định tỷ lệ thả ghép sao cho tổng
hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ sẽ bằng lượng dinh dưỡng thải ra của vật nuôi chính. Kết quả thu được rất khả
quan: Tất cả đối tượng vật nuôi của 5 mô hình nuôi kết hợp đều sinh trưởng tốt. Cả 5 mô hình nuôi ghép đều cho
hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi đơn từ 1 đến 2 lần. Lợi nhuận nuôi kết hợp mang lại chủ yếu từ đối tượng nuôi

chính. Đó đều là những loài có giá trị kinh tế cao như: Tôm hùm, ốc hương, cá mú, cá chẽm. Ngoài ra, những đối
tượng nuôi ghép cũng cho thu nhập đáng kể. Cụ thể: Ở mô hình nuôi ghép cá mú kết hợp rong sụn, vẹm xanh, lợi
nhuận thu được ở lồng nuôi ghép tăng 21,23% so với nuôi đơn; với mô hình nuôi ghép tôm hùm kết hợp với vẹm
xanh, rong sụn và bào ngư, lợi nhuận thu được ở lồng nuôi ghép tăng 73,63% trong khi giá trị đầu tư chỉ tăng
thêm 16,4%, tổng chi phí sản xuất tăng 36,6%; mô hình nuôi ghép tôm hùm với cá chẽm, vẹm xanh, hải sâm và
rong sụn cho lợi nhuận ở lồng nuôi ghép tăng 96,12% trong khi giá trị đầu tư chỉ tăng thêm 27,86%, tổng chi phí
sản xuất tăng 53,02%; mô hình nuôi ghép ốc hương với rong sụn, vẹm xanh và hải sâm cho lợi nhuận ở lồng ghép
tăng 14,51% trong khi giá trị đầu tư chỉ tăng thêm 9,66%, tổng chi phí sản xuất tăng 8,02%; mô hình trình diễn
nuôi tổng hợp gồm ốc hương, tôm hùm, cá chẽm, hải sâm, vẹm xanh và rong sụn doanh thu đạt 1,127 tỷ đồng
trên diện tích 0,5 ha mặt nước, lợi nhuận đạt gần 400 triệu đồng.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, công nghệ nuôi này có ưu điểm không sử dụng hóa chất trong nuôi trồng vừa
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa thân thiện với môi trường, mở ra hướng NTTS bền vững cho ngư dân.
Theo Báo Khánh Hoà
Nghề nuôi ốc hương biển ở Phú Quốc
Ốc hương một đặc sản biển được xem là một trong những loại món ngon “cao cấp”. Giá bán ốc hương tại các
nhà hàng, quán ăn lên đến hàng trăm ngàn đồng/kg. Theo nhiều người nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc (Kiên
Giang), ốc hương rất dễ nuôi và là vật nuôi đầy tiềm năng, do hiện nay nghề nuôi ở đây vẫn còn nhỏ lẻ.


Một vụ nuôi ốc hương kéo dài khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch. Giá xuất ốc hương khỏi đảo lúc cao điểm có
thể lên đến 140.000-150.000 đồng/kg. Loại ốc này trong quá trình vận chuyển đi nơi khác phải được bảo quản
trong môi trường nước có bơm khí ô-xy; vận chuyển đến TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh hoặc xuất khẩu sang
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... phải bằng đường hàng không, nên giá ốc hương bán ra thị trường
thường rất cao. Ngay tại vùng nuôi ốc hương ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang), giá bán món ốc hương nướng hoặc
luộc cho thực khách lên đến khoảng 220.000-300.000 đồng/kg.
Ở Phú Quốc, ốc hương là vật nuôi còn khá mới mẻ. Những người đầu tư nuôi ốc hương đều còn rất trẻ nên
không ngại rủi ro. Tuy nhiên, diện tích nuôi ốc hương trên đảo vẫn còn nhỏ, sản lượng mỗi vụ chỉ đạt khoảng trên
dưới một trăm tấn. Anh Phạm Hùng Vững, một trong những người nuôi ốc hương đầu tiên ở Phú Quốc, cho biết:
“Nghề nuôi ốc hương xuất phát từ Nha Trang. Môi trường biển Phú Quốc còn rất tốt, có nhiều bãi biển rất sạch
chưa được khai thác, nên chúng tôi ra Nha Trang học hỏi kinh nghiệm rồi về áp dụng nuôi tại đảo”.

Tại khu vực bãi Dài (xã Gành Dầu, Phú Quốc), người nuôi dùng lưới đăng quầng làm “ao” nuôi. Chỉ cần trên 5
tấc nước (tính theo thời điểm mực nước thấp nhất) là có thể nuôi được ốc hương. Ốc hương sống bên trong cát
nên lưới được cắm sâu vào đất khoảng 3 tấc để không cho ốc “đi” ra bên ngoài. Thức ăn cho ốc hương chủ yếu
là cá phân (loại cá tạp, còn nhỏ không chế biến được). Thức ăn vừa đưa xuống khỏi mặt nước, lập tức ốc hương
từ dưới cát chui lên “đánh chén”. Cầm trên tay chiếc vợt có chừng khoảng hơn một kg ốc hương, anh Vững
khoe: “Một kg giống có tới 10.000 con. Sau 4 tháng nuôi nó đã lớn như vầy, khoảng 40-50 con/kg. Còn lúc mới
thả giống nhìn thấy rầu lắm, nhưng một tháng sau ốc lớn lên thấy rõ. Lo thức ăn không kịp...”.
Anh Huỳnh Văn Gìn cũng cắm lưới ở bãi Dài nuôi 38kg ốc hương giống. Anh Gìn cho biết: “Nghề nuôi này còn
khá mới mẻ ở Phú Quốc. Môi trường nuôi rất tốt, ốc rất mau lớn, không bị dịch bệnh. Tỷ lệ hao hụt trong quá
trình nuôi tại Nha Trang là 15-20%, người nuôi vẫn lời đậm. Tuy tôi chưa đánh giá được tỷ lệ này ở Phú Quốc,
nhưng qua mấy năm nuôi ốc hương đều có lời”. Anh Gìn thả nuôi 4kg giống ốc hương, sau 4 tháng thu hoạch
khoảng 5 tấn ốc hương thương phẩm. Tính bình quân mỗi tấn ốc bán với giá thấp nhất khoảng 100 triệu đồng,
anh Gìn thu được 500 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, vẫn cầm chắc trong tay khoản lợi nhuận trên 300 triệu
đồng.
Tuy nghề nuôi ốc hương “một vốn bốn lời”, nhưng dân nuôi ốc ở đảo Phú Quốc cho rằng đây là nghề mạo hiểm.
Mạo hiểm không phải do rủi ro trong quá trình nuôi mà vấn đề về thị trường. Anh Gìn cho biết: “Thị trường tiêu
thụ ốc hương trong nước chủ yếu qua các đầu mối để vào nhà hàng ở các thành phố lớn, khu du lịch. Chúng tôi
không thể tiêu thụ ốc hương đại trà trên thị trường vì giá quá cao. Nếu thu hoạch đồng loạt, khó mà tiêu thụ
được. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu thì đòi hỏi mỗi hợp đồng cung ứng khoảng 10 tấn ốc hương được bảo
quản sống đến tay người tiêu dùng. Chúng tôi chỉ có thể đáp ứng các đơn hàng này vào thời điểm mùa thu
hoạch ốc hương”.
Theo nhận định của nhiều người, ngoài hàm lượng chất dinh dưỡng cao, yếu tố khiến con ốc hương trở nên “sốt”
giá trên thị trường là do điều kiện nuôi còn nhỏ lẻ nên sản lượng ít. Dù giá bán lẻ ốc hương có cao ngất ngưởng
vẫn sẽ có người mua thưởng thức, dù chỉ một lần cho biết. Đây cũng là một lợi thế của con ốc hương trên thị
trường nội địa mà người nuôi chúng đang tận dụng như một cơ hội để làm giàu.
Theo www.fistenet.gov.vn

KC.07 - Một chương trình khoa học có tính ứng dụng cao



Hà Nội Mới - 03/01/2007

Trong 10 chương trình khoa học, công nghệ (KHCN) trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005,
chương trình KHCN phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn (KC.07) để lại nhiều sản phẩm
khoa học có tính ứng dụng cao như: mô hình trồng rau an toàn không cần đất, máy cấy lúa, máy thu
hoạch lạc...

Máy liên hợp thu hoạch lạc năng suất 0,2 ha/giờ do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu
hoạch (Bộ NN&PTNT) chế tạo. Ảnh: PA
PGS-TSKH Phan Thanh Tịnh, Chủ nhiệm chương trình cho biết: KC.07 gồm 29 đề tài và 10 dự án,
tập trung vào nghiên cứu đón đầu, đề xuất cơ chế, chính sách, quy hoạch, điều tra cơ bản và những
sản phẩm cụ thể có thể ứng dụng ngay vào sản xuất. Đến nay, KC.07 đã hoàn thành một khối lượng
công việc đáng kể. Đó là tạo ra 109 công nghệ mới, trong đó có 82 công nghệ đã được chuyển giao
vào sản xuất; 154 mẫu máy, dây chuyền thiết bị mới, trong đó số sản phẩm được ứng dụng ngay là
129... Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã làm chủ công nghệ sản xuất giống hoa sa lem, đồng tiền
kép và ốc hương.
Đáng lưu ý là các sản phẩm tạo ra đã kế thừa những kết quả đã có trong nước hoặc nước ngoài,
được nâng cấp hoặc cải tiến với điều kiện sản xuất hiện tại và đều có chất lượng tương đương với
hàng của Thái Lan, Trung Quốc... trong khi giá thành nhiều sản phẩm chỉ tương đương 60%-70%
giá nhập ngoại. Từ những kết quả trong quá trình nghiên cứu, một loạt doanh nghiệp và cơ sở sản
xuất đã ứng dụng các công nghệ, thiết bị mới vào tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh như: các
Cty giống cây trồng Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Thanh Hoá, Nghệ An... ứng dụng dây chuyền sản
xuất hạt giống lúa, ngô đồng bộ; một số địa phương ở Đồng Tháp, Tây Ninh, Ninh Thuận... đã sử
dụng các loại máy sản xuất cây giống, thu hoạch lúa, đào lạc. Ngoài ra, có 5 kiến nghị khoa học đã
được sử dụng trong xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
Trong số các đề tài nhánh của KC.07, dự án Phát triển nuôi ốc hương ven biển miền Trung
(KC.07.DA01) đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, đưa nhiều hộ nông dân thoát khỏi đói nghèo. ốc
hương là một đặc sản biển, có giá trị xuất khẩu cao nhưng chỉ có trong tự nhiên và bị đánh bắt cạn
kiệt. Trước tình hình đó, việc thuần hoá thành công ốc hương để thành vật nuôi thương phẩm có ý

nghĩa lớn. Đến nay, chỉ với vốn đầu tư 1 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước (có thu hồi gần 600 triệu khi
dự án thành công), TS Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ nhiệm dự án cùng các đồng nghiệp ở Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống ốc hương và sản
xuất ổn định ở qui mô trại giống từ 2-15 triệu giống/năm. Hiện nay, khắp các địa phương miền Trung,
nuôi ốc hương đã trở thành ngành kinh tế đem lại thu nhập cao, giúp hàng vạn hộ nông dân có công
ăn việc làm. Tính đến hết năm 2005, cả nước có trên 100 trại sản xuất giống ốc hương với sản lượng
ốc giống đạt 150 triệu con. Hơn thế, nuôi ốc hương bắt đầu lan ra các tỉnh miền Bắc như Hải Phòng,
Quảng Ninh... Nghề nuôi ốc hương phát triển đã hạn chế sự khai thác đánh bắt quá mức nguồn ốc
tự nhiên, góp phần duy trì và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản quý hiếm này.
Đề tài Nghiên cứu công nghệ và thiết bị phù hợp để sản xuất rau an toàn, kiểu công nghiệp đạt năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao (KC.07.20) cũng được giới khoa học, các doanh nghiệp và bà con
nông dân đánh giá cao. Theo PGS-TS Hồ Hữu An, Chủ nhiệm đề tài, công nghệ này vẫn quen được
gọi là công nghệ trồng rau không cần đất. Đến nay, nhóm nghiên cứu đã làm chủ quy trình công nghệ
trồng xà lách, cà chua, bắp cải, súp lơ, su hào, dưa chuột... theo lối canh tác mới. Chỉ cần diện tích
nhỏ cộng với hệ thống lưới cắt nắng, quạt thông gió, vòi phun sương, lưới chống côn trùng... đã làm
cho năng suất các loại rau nói trên tăng gấp nhiều lần so với lối canh tác truyền thống và có thể trồng


vào tất cả các mùa mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Cụ thể: dưa chuột có thể đạt năng suất 199269 tấn/héc-ta, xà lách đạt 25-50 tấn/héc-ta, cà chua từ 75-210 tấn/héc-ta tuỳ theo giống... Đặc biệt,
các sản phẩm nói trên qua kiểm nghiệm cho thấy bảo đảm độ an toàn tuyệt đối, dư lượng các kim loại
nặng, nitrat và vi sinh vật có hại đều đạt theo tiêu chuẩn của tổ chức Nông lương thế giới (FAO), Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) và của Việt Nam. Không dừng ở đây, TS An và các cộng sự tiếp tục phát
triển phương pháp trồng rau không dùng đất trên nền đất dốc, có thể áp dụng cho các vùng gò, đồi.
Qua các kỳ tham gia các Chợ công nghệ - thiết bị, công nghệ trồng rau không cần đất luôn được rất
đông khách hàng đến tham quan cũng như kí được nhiều hợp đồng, bản ghi nhớ chuyển giao công
nghệ. Hiện nay, trồng rau không cần đất quy mô nhỏ cũng đã đến với nhiều hộ gia đình trong khu vực
nội thành Hà Nội.
Với một số thành quả nêu trên, có thể thấy, các kết quả nghiên cứu của KC.07 đã góp phần nâng cao
năng suất cây trồng, vật nuôi, làm tăng năng suất và giảm sức lao động thủ công, cải thiện điều kiện
làm việc của người lao động nông thôn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.




×