Tải bản đầy đủ (.ppt) (61 trang)

Chuong 4 BT DDSH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 61 trang )

Chương IV- BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
I. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
1. Khái niệm chung
Sự đa dạng của các sinh vật trên Trái đất ngày nay là kết quả của quá
trình tiến hóa lâu dài trong lịch sử phát triển của sinh giới.
Ngày nay, người ta dự đoán có khoảng trên 30 triệu loài sinh vật hoặc
có thể lên tới 100 triệu loài hiện sống trên Trái đất, trong đó chỉ có hơn
1,7 triệu loài đã được phát hiện và mô tả. Số loài bị tuyệt chủng để lại
hoá thạch trong các địa tầng dự đoán khoảng 100 lần lớn hơn các loài
hiện sống.
Việt Nam được Quốc tế công nhận là một trong 10 trung tâm ĐDSH
cao nhất trên Thế giới. Với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san
hô,.. tạo nên môi trường sống cho 3.498 loài cá, 296 loài bò sát, 162 loài
ếch nhái, 1.009 loài chim, 310 loài thú hoang dã, 7.750 loài côn trùng,
7.894 loài động vật không xương sống thủy sinh, 1.973 loài tảo, 687 loài
rong, gần 12.000 loài thực vật.


Đặc biệt gần đây các nhà khoa học đã công bố nhiều loài mới
cho khoa học bổ sung vào danh lục các loài động, thực vật của Việt
Nam và trên Thế giới. Việc mô tả các cá thể Tê giác một sừng liên
quan đến các bức ảnh chụp được vào tháng 8/2001 ở VQG Cát Tiên
đã cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có ĐDSH cao.
Việt Nam còn là một trong 12 “trung tâm giống gốc” của nhiều
loài cây trồng, vật nuôi với hàng chục giống gia súc và gia cầm trên
Thế giới.
Đặc biệt các giống lúa, khoai, có những loài được coi là có
nguồn gốc từ Việt Nam. Việt Nam còn là trung tâm phát tán của các
loài cá thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) và nhiều nòi chó (loài phụ) trên
Thế giới đều bắt nguồn từ loài Chó Phú Quốc ở Việt Nam.



• Tuy nhiên, vào những năm cuối của thế kỷ XX, các hoạt động công
nghiệp của con người ngày một gia tăng, việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên quá mức,…các chất thải không được kiểm soát nên ô
nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu.
• Tình hình đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và suy
giảm ĐDSH. Nhiều loài động, thực vật bị suy giảm nhanh về số
lượng, thậm chí một số loài đang đứng trước bờ vực bị tuyệt chủng.
Trong khi đó, nhu cầu cơ bản và sự sống còn của con người lại
phụ thuộc rất lớn vào ĐDSH của Trái đất. Nếu những nguồn tài
nguyên này bị giảm sút thì cuộc sống của chúng ta và các đời con
cháu mai sau sẽ bị đe dọa và phải đối mặt với những hiểm họa khôn
lường về môi trường, tài nguyên sinh học.
• Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 160.000
người chết do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu, trung bình hàng
ngày có 5.000 người chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không
khí trong nhà và con số này có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2020.


• Với tốc độ suy giảm ĐDSH như hiện nay, sẽ có khoảng 5-10% số
loài trên Thế giới bị tiêu diệt vào những năm 2020 và đến năm 2050
số loài bị tiêu diệt có thể lên đến 25% số loài đã mô tả. Nếu trước
đây cứ khoảng một Thế kỷ có một loài bị tiệt chủng thì vài năm gần
đây người ta tính rằng bình quân cứ 7 phút có một loài bị tiệt chủng.
• Khi ở các nước phát triển và đang phát triển phải trả giá cho sự mất
mát này thì con người mới bắt đầu chú ý đến việc bảo tồn ĐDSH









Bắt đầu là từ Hội nghị Thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và
ĐDSH được tổ chức tại Brazil vào tháng 6 năm 1992. Sau hội nghị
đó có 156 Quốc gia đã ký vào công ước về ĐDSH và bảo vệ
chúng.
Từ đó, nhiều hội thảo được tổ chức và nhiều cuốn sách mang tính
chất chỉ dẫn ra đời. nhằm hướng dẫn và đưa ra các phương pháp
để bảo tồn ĐDSH, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển
bền vững trong tương lai.
Bảo tồn ĐDSH là một nguyên lý khoa học được xây dựng trên
những nỗ lực đó

2. Sự tuyệt chủng và mất cân bằng sinh thái
Sự mất đi của hàng loạt các loài sinh vật trong một thời kỳ nhất
định nào đó được gọi là hiện tượng tuyệt chủng.


Theo Raup, 1979 thì hiện tượng tuyệt chủng lớn nhất
có lẽ xảy ra vào cuối kỷ Permi (khoảng 250 triệu năm
trước công nguyên) làm cho khoảng 77 đến 96% số loài
động vật biển bị tuyệt chủng.
Những biến động khác của khí hậu do động đất, hoạt
động trở lại của nhiều núi lửa,... làm cho nhiều loài động,
thực vật không còn điều kiện sống thích hợp để tồn tại.
Sự tuyệt chủng này phải cần đến khoảng 50 triệu năm
sau thông qua quá trình tiến hóa thì số lượng loài động
vật biển mới có thể phục hồi lại được.



• Ngày nay, do sự phát triển càng cao của xã hội, con người đã can thiệp và
khai thác tự nhiên quá mức nên đã góp phần làm cho tốc độ tuyệt chủng
của nhiều loài sinh vật tăng hơn nhiều so với việc hình thành các loài mới.
Quá trình này không còn tuân theo quy luật tự nhiên nên sự mất cân bằng
sinh thái là điều không thể tránh khỏi.
• Cân bằng sinh thái là sự cân bằng của các mối quan hệ giữa sinh vật với
môi trường. Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, sự cân bằng này được
gọi là sự cân bằng tự nhiên.
• Tuy nhiên cân bằng sinh thái tự nhiên là cân bằng động, nó luôn bị mất đi
sự cân bằng tương đối và luôn được phục hồi. Một khi sự cân bằng bị phá
vỡ thì người ta gọi là mất cân bằng sinh thái. Hậu quả của mất cân bằng
sinh thái dẫn đến sự tiêu diệt các cá thể, quần thể, quần xã thậm chí phá
hủy cả HST
• Ngày nay khi nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa,… đang phát
triển nhanh trên Thế giới thì hiện tượng mất cân bằng sinh thái đã và đang
xảy ra ở nhiều nơi và ngày càng nghiêm trọng.


II. BẢO TỒN ĐDSH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Khái niệm về bảo tồn ĐDSH
Bảo tồn ĐDSH là một khoa học đa ngành, được xây
dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với ĐDSH. Sự đe
dọa làm suy thoái ĐDSH là do: sự khai thác tự nhiên quá
mức, sự thoái hóa và biến mất sinh cảnh, nạn ô nhiễm môi
trường, các loài nhập nội, sự du canh, du cư, quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa,... Vì vậy, nội dung của bảo tồn
ĐDSH cần phải đạt được 2 mục tiêu chính :
• Tìm hiểu những tác động tiêu cực do các hoạt động của

con người gây ra cho các loài, các quần xã và đối với các
HST.
• Xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt
chủng của các loài và nếu có thể được sẽ cứu các loài
đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng trở lại với HST tương
đối phù hợp với chúng trước kia.


2. Tại sao phải bảo tồn ĐDSH
* Lý do đạo đức
Cơ sở đạo đức của bảo tồn thiên nhiên được nhấn mạnh tại hiến chương
“Thế giới vì thiên nhiên” do Đại hội đồng Liên hợp Quốc đưa ra:“Mỗi một dạng
của sự sống là độc nhất, nó cần được tồn tại mà không kể tới giá trị của
nó đối với con người và để sống hòa hợp với các sinh vật khác, hành
động của con người cần chịu sự hướng dẫn của một quy tắc về đạo
đức”.
Theo nguyên tắc đó, mọi sinh vật sống trên hành tinh chúng ta đều có
quyền tồn tại, bình đẳng ngang nhau. Các sinh vật phải nương tựa vào nhau
để sinh sống, sinh vật này là chỗ dựa của sinh vật kia. Chúng tạo thành một
chuỗi liên hoàn tồn tại trong thiên nhiên, mà mỗi sinh vật là một mắt xích trong
chuỗi liên hoàn đó.
Khi chúng ta làm suy giảm sự phong phú về ĐDSH trên Thế giới, xem
như đã vô tình loại trừ nhiều dạng sống mà chúng có quyền được tồn tại, phát
triển, đồng thời chúng ta đã hủy hoại nền tảng của nguồn cảm hứng về thẩm
mỹ, nghệ thuật và văn hóa của con người.
Sự mất mát về ĐDSH có thể làm cho chất lượng cuộc sống của con
người bị giảm sút và cản trở xã hội loài người trong quá trình phát triển.


* Lý do cân bằng sinh thái

ĐDSH cần phải được bảo tồn nhằm giữ cho sinh quyển ở trạng
thái cân bằng và thực hiện được chức năng của nó. Trong HST,
không có một loài sinh vật nào là không cần thiết cho sự duy trì các
quá trình sinh thái cơ bản trên Trái đất.
Chẳng hạn, sự phá hủy rừng trên diện rộng làm thay đổi chu kỳ
carbon, dẫn tới tăng hàm lượng carbon trong không khí. Hàng năm
có tới 17 triệu - 25 triệu ha rừng trên Thế giới bị đốt cháy.
Vì vậy, đã làm mất đi cả hai nguồn tái tạo O2, gia tăng CO2 do đốt
cháy, giảm khả năng hấp thụ từ thực vật của rừng quang hợp.
Từ đó, hàm lượng CO2 tăng từ 0,028% vào những năm 1950 đã
lên tới 0,035% vào năm 2000. Điều đó đã tác động mạnh đến khí
hậu toàn cầu, làm biến đổi nhiệt độ theo xu thế ấm lên của bầu
không khí tầng đối lưu và tác động nghiêm trọng đến ĐDSH, sức
khỏe và cuộc sống bình thường của con người…
Do vậy mất rừng, mất cân bằng sinh thái là mất tất cả.


* Lý do kinh tế
Phát triển bền vững là nguyên tắc cơ bản của phát triển
kinh tế, xã hội và xu thế tự nhiên của HST. Vì vậy, bảo tồn
ĐDSH tức là đã bảo vệ được nền kinh tế một cách bền vững.
ĐDSH còn là nguồn nguyên liệu quý trong việc tăng sản
lượng lương thực, thực phẩm, phát triển giống cây trồng, vật
nuôi cả chất lượng sản phẩm, tính chống chịu và mức độ an
toàn lương thực, thực phẩm sạch. Nguồn tài nguyên này có
một ý nghĩa thương mại cung cấp kim ngạch cho nền kinh tế
trên nhiều mặt.
Lý do rất quan trọng trong nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH là cần
phải sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật cho hiện
tại và cho tương lai nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng lớn cho

nhân loại.
Vấn đề là nguồn tài nguyên ĐDSH có vai trò kinh tế đặc biệt
như vậy, nhưng đang bị suy thoái nghiêm trọng cần phải được
bảo tồn và phát triển bền vững chúng.


* Lý do thẩm mỹ
Những cảnh đẹp thiên nhiên
bao giờ cũng gắn liền với cảnh
quan, cây cỏ và muông thú. Các
tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ
có thể được hình thành khi con
người gắn với thiên nhiên. Đó là
nguồn cảm hứng cho các nhà văn,
nhà thơ, các nhà nghệ thuật, nhà
quay phim, chụp ảnh hay các nhà
họa sĩ, các nhà điêu khắc.
.
Khai thác quá mức ở các
vùng rừng núi nhiệt đới →


* Những giá trị tiềm ẩn
Cho đến nay, phần lớn giá trị của ĐDSH chưa được phát hiện và
khai thác, nghĩa là tiềm năng của ĐDSH chưa được nhận thức một
cách đầy đủ.
Các nhà khoa học cho rằng mới có khoảng 5% tổng số loài cây
được nghiên cứu để tìm kiếm các chất phục vụ cho đời sống của con
người và có 2.000 loài, chiếm 20% tổng số sinh vật đã được nghiên
cứu về tiềm năng. Số còn lại đang ẩn chứa nhiều tiềm năng lớn về

giá trị của chúng, nhưng vì trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay chưa
cho phép con người có thể phát hiện tất cả những bí mật của thiên
nhiên.
Như vậy, con người mới chỉ biết khai thác và sử dụng một phần
nhỏ nguồn tài nguyên ĐDSH trên Trái đất, nhiều tiềm năng có giá trị
khác chưa được biết đến. Những tiềm năng này sẽ có ý nghĩa rất lớn
đối với con người nếu chúng được phát hiện và được khai thác hợp
lý.


3. Nội dung của bảo tồn ĐDSH

Để bảo vệ một loài nào đó thì bảo tồn ĐDSH ngoài việc phải nắm rất
kỹ các đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh thái, tập tính của loài đó còn phải
biết được các đặc điểm thích nghi với môi trường của chúng.
Tiếp theo, phải nghiên cứu chúng trong mối quan hệ giữa các cá thể
cùng loài, giữa các loài trong quần xã,... Biết được những nguyên nhân làm
cho loài đó có nguy cơ tuyệt chủng để từ đó tìm ra được biện pháp bảo tồn
thích hợp.
Các nội dung này đòi hỏi bảo tồn ĐDSH phải tổng hợp nhiều nguồn tư
liệu liên quan, kết hợp với nghiên cứu trong thực tế đối với từng điều kiện
cụ thể,... mới có được phương pháp tiếp cận đúng.
Có thể nêu lên một số nội dung cơ bản của sinh học trong bảo tồn
ĐDSH là:
- Điều tra thành phần các loài hiện có trong các HST của khu vực cần được
bảo tồn hoặc đề xuất các giải pháp khả thi cho việc bảo vệ.
- Nghiên cứu về động thái các loài liên quan, đánh giá các tác động đến
sinh cảnh nơi các loài đó sinh sống.
- Theo dõi diễn biến các HST dưới tác động của tự nhiên và của con người.
- Đánh giá, so sánh những khác nhau của HST còn tương đối nguyên vẹn

và những HST bị các tác động tiêu cực.
- Nghiên cứu về xã hội học, các chế độ, chính sách, pháp luật hiện hành,...
để đưa ra các giải pháp hợp lý nhất cho cộng đồng.


III. CÁC VẤN ĐỀ CẤP THIẾT TRONG CÔNG TÁC BẢO
TỒN ĐDSH
1. Những mối đe doạ đối với ĐDSH

* Tốc độ tuyệt chủng
Nếu như sự tuyệt chủng là một trong những quy luật tự nhiên thì
vấn đề đặt ra cần nghiên cứu là mất bao nhiêu thời gian thì một loài
sẽ bị tuyệt chủng do những biến đổi bất thường của điều kiện sống.
Khi quần thể của loài có số lượng cá thể dưới mức báo động nhất
định thì có nhiều khả năng bị tuyệt chủng nếu không có sự can thiệp
của con người.
Đối với một số quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn còn
sống sót thêm vài năm hay vài chục năm và về lý thuyết chúng vẫn
có thể sinh sản để duy trì nòi giống, phát triển bình thường. Nhưng
thực tế những loài trong tình trạng như vậy sẽ rất dễ bị tuyệt chủng
nếu không có các biện pháp can thiệp.


Loài
Nhái
vàng là loài điển hình
cho việc suy thoái
của các loài Lưỡng
cư. Hình ảnh tụ tập
đông đúc của các con

đực bên một vũng
nước nhỏ vào mùa
giao phối ở vùng núi
Monteverde ở Costa
Rica minh họa cho
mật độ lớn của loài
này.
Vào năm 1988
chỉ còn lại 8 con đực
và 2 con cái, đến năm
1989 chỉ còn lại một
con đực được tìm
thấy.

Nhái vàng (Bufo periglenes)


Chim Bồ Câu Viễn Khách (Ectopistes migratorius)
• Đã từng là loài chim có số
lượng lớn nhất hành tinh
• Đánh giá khoảng 5 tỷ cá thể
• Một đàn rộng tới 1 dặm, dài
300 dặm
Nhưng con chim Bồ câu
khách cuối cùng (Martha) chết
ở vườn thú Cincinnati vào lúc
13 giờ chiều ngày 14 tháng
9 , năm 1914.



Bò Rừng Châu Mỹ (Bison bison)
• Bò rừng Châu Mỹ là loài thú ưu thế nhất ở Bắc Mỹ. Dây chuyền
thức ăn đồng cỏ - bò rừng - con người vẫn duy trì hàng ngàn năm.
• Khi người Châu Âu đến định cư vào cuối thế kỷ XIX, thì cuộc thảm
sát bò rừng bison bắt đầu. Hơn 1,5 triệu da bò được bán cho thị
trường Phương đông trong mùa đông 1872 - 1873.
• Từ quần thể ước tính khoảng 60 triệu con năm 1860, chỉ còn 150
sót lại ngoài tự nhiên năm 1889. Năm 1894, con bò hoang cuối
cùng ngoài tự nhiên ở nước Mỹ, bị bắn chết bởi một người chủ trại
tại tỉnh Parke, bang Colorado.


Bò rừng Châu Mỹ (Bison bison)


Bò Rừng Châu Âu (Bison bosanus)
Đầu thế kỷ XIX chỉ còn
lại vài trăm con, ở vùng
rừng Bialowiesa, Balan.
Việc săn bắn trộm tiếp tục
giảm số lượng của bò cho
đến Thế chiến thứ I với
bom đạn và việc tìm thực
phẩm làm cho bò hoang
hoàn toàn huỷ diệt.
Con bò hoang Châu Âu
cuối cùng bị bắn chết vào
ngày 9, tháng 1 năm 1921.



Nguyên nhân tuyệt chủng
Mất nơi ở
Suy thoái nơi ở

Khai thác quá
mức

Nguyên nhân sâu xa
Thay đổi khí hậu

•Tăng dân số
•Gia tăng tiêu thụ tài nguyên
•Không quan tâm đến MT
•Nghèo đói

Ô nhiễm

Du nhập loài
ngoại lai

Săn bắn trái
phép

Vật dữ
và kiểm soát sâu hại

Buôn bán vật
nuôi, cây cảnh



Tốc độ tuyệt chủng của các loài
tăng dần vào khoảng thời gian 150
năm trở lại đây. Đối với các loài thú và
chim trong các năm 1600 – 1700 thì
tốc độ tuyệt chủng là 1 loài/10 năm và
đã tăng lên 1 loài/1năm vào những
năm 1850 – 1950.
Vào những năm 90 của thế kỷ
XX, người ta đã ghi nhận được có
khoảng 11% số loài chim còn lại trên
thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Nhiều loài thú, một số loài thực vật,
nhóm thực vật hạt trần và cọ là những
nhóm rất dễ bị tuyệt chủng.
Nếu là quy luật tự nhiên thì số
nhóm, loài bị tuyệt chủng chỉ là 1%,
nhưng rất đáng tiếc, trên thực tế con
người lại gây nên đến 99% sự tuyệt
chủng cho các loài sinh vật.
→ ĐDSH bị đe dọa nghiêm trọng là
điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu
chúng ta không có các giải pháp tích
cực.

Nhóm

Động vật

Lưỡng cư
Bò sát

Chim
Thú
Thực vật
Hạt trần
Hạt kín
Cọ

Số loài % số
Ước
bị đe loài bị
tính số
dọa
đe dọa
loài
tuyệt
tuyệt
chủng chủng
24.000
3.000
6.000
9.000
4.500

452
59
167
1.029
505

2

2
3
11
11

758
240.000
2.820

242
21.895
925

32
9
33


* Sự phá hủy những nơi cư trú
Một trong những đe dọa chính đối với ĐDSH là nơi cư trú bị phá
hủy hoặc bị làm thay đổi.
Trong đó, phá rừng là một trong những việc làm nguy hại nhất.
Người ta đã tính được hơn 50% những nơi cư trú là các cánh rừng
nguyên sinh bị phá hủy tại 47 trong tổng số 57 Quốc gia nhiệt đới
trên Thế giới. Các nhà khoa học đã tính dược rằng hàng năm trên
Thế giới có khoảng 17 – 25 triệu ha rừng/năm bị đốt cháy và tàn phá.
Theo đó, cứ trung bình một phút có trên 20ha rừng bị tàn phá và 3ha
rừng bị sa mạc hóa.
Sự đốt cháy, tàn phá và sa mạc hóa rừng kéo theo những hiểm
họa lớn về môi trường. Mất rừng là mất các nguồn tái tạo ôxy, tăng

khí thải carbonic vào môi trường, HST đất bị xói lở, bào mòn, rửa
trôi, bạc màu và tài nguyên đất suy thoái kéo theo các sinh cảnh bị
phá hủy, mất nơi sống, cư trú của các loài,…


Nạn phá rừng làm nương rẫy ở Madagascar


Khi các khu rừng bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ sẽ làm cho
lượng gió tăng lên, độ ẩm giảm xuống và nhiệt độ phần biên cao
hơn, tạo ra nguy cơ dễ cháy rừng nhiều hơn. Sự kiện mùa khô năm
2002 làm cho rừng tràm U Minh ở Cà Mau bị cháy hàng nghìn ha
rừng là một ví dụ. Tình trạng này xảy ra sẽ làm cho môi trường sống
bị thay đổi, theo đó nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật cũng bị
ảnh hưởng.
Nơi cư trú bị chia nhỏ còn làm tăng khả năng xâm nhập của các
loài ngoại lai xa lạ và bùng phát dịch hại bản địa. Do đường biên của
rừng có môi trường mẫn cảm và dễ bị biến động, ở đó các loài côn
trùng tăng trưởng nhanh về số lượng và xâm nhập sâu vào bên
trong khu vực trung tâm. Mặt khác, các loài ăn tạp cũng phát triển
mạnh, các loài chim ký sinh tổ có điều kiện phát triển và xâm nhập
vào rừng làm suy giảm một số loài bên trong khu rừng bị chia cắt.
Nơi cư trú bị chia nhỏ cũng làm tăng khả năng tiếp xúc giữa các
loài hoang dã với các loài vật nuôi đã thuần dưỡng tạo cơ hội lây lan
các loại dịch bệnh.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×