Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Chương IV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293 KB, 20 trang )

Chương IV- BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
I. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Khái niệm chung
Sự đa dạng của các sinh vật trên Trái đất ngày nay là kết quả của quá
trình tiến hóa lâu dài trong lịch sử phát triển của sinh giới.
Ngày nay, người ta dự đoán có khoảng trên 30 triệu loài sinh vật hoặc
có thể lên tới 100 triệu loài hiện sống trên Trái đất, trong đó chỉ có hơn
1,7 triệu loài đã được phát hiện và mô tả. Số loài bị tuyệt chủng để lại
hoá thạch trong các địa tầng dự đoán khoảng 100 lần lớn hơn các loài
hiện sống.
Việt Nam được Quốc tế công nhận là một trong 10 trung tâm ĐDSH
cao nhất trên Thế giới. Với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san
hô,.. tạo nên môi trường sống cho 3.498 loài cá, 296 loài bò sát, 162 loài
ếch nhái, 1.009 loài chim, 310 loài thú hoang dã, 7.750 loài côn trùng,
7.894 loài động vật không xương sống thủy sinh, 1.973 loài tảo, 687 loài
rong, gần 12.000 loài thực vật.
Đặc biệt gần đây các nhà khoa học đã công bố nhiều loài mới cho
khoa học bổ sung vào danh lục các loài động, thực vật của Việt Nam và
trên Thế giới. Việc mô tả các cá thể Tê giác một sừng liên quan đến các
bức ảnh chụp được vào tháng 8/2001 ở VQG Cát Tiên đã cho thấy Việt
Nam là một trong những quốc gia có ĐDSH cao.
Việt Nam còn là một trong 12 “trung tâm giống gốc” của nhiều loài
cây trồng, vật nuôi với hàng chục giống gia súc và gia cầm trên Thế giới.
Đặc biệt các giống lúa, khoai, có những loài được coi là có nguồn gốc
từ Việt Nam. Việt Nam còn là trung tâm phát tán của các loài cá thuộc họ
cá Chép (Cyprinidae) và nhiều nòi chó (loài phụ) trên Thế giới đều bắt
nguồn từ loài Chó Phú Quốc ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vào những năm cuối của thế kỷ XX, các hoạt động công
nghiệp của con người ngày một gia tăng, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
quá mức,…các chất thải không được kiểm soát nên ô nhiễm môi trường đã


trở thành vấn đề toàn cầu.

Tình hình đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và suy
giảm ĐDSH. Nhiều loài động, thực vật bị suy giảm nhanh về số lượng, thậm
chí một số loài đang đứng trước bờ vực bị tuyệt chủng. Trong khi đó, nhu
cầu cơ bản và sự sống còn của con người lại phụ thuộc rất lớn vào ĐDSH
của Trái đất. Nếu những nguồn tài nguyên này bị giảm sút thì cuộc sống của



chúng ta và các đời con cháu mai sau sẽ bị đe dọa và phải đối mặt với những
hiểm họa khôn lường về môi trường, tài nguyên sinh học.

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 160.000
người chết do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu, trung bình hàng ngày có
5.000 người chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà và
con số này có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2020.
Với tốc độ suy giảm ĐDSH như hiện nay, sẽ có khoảng 5-10% số loài
trên Thế giới bị tiêu diệt vào những năm 2020 và đến năm 2050 số loài bị
tiêu diệt có thể lên đến 25% số loài đã mô tả. Nếu trước đây cứ khoảng một
Thế kỷ có một loài bị tiệt chủng thì vài năm gần đây người ta tính rằng bình
quân cứ 7 phút có một loài bị tiệt chủng.

Khi ở các nước phát triển và đang phát triển phải trả giá cho sự mất
mát này thì con người mới bắt đầu chú ý đến việc bảo tồn ĐDSH











Bắt đầu là từ Hội nghị Thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và ĐDSH
được tổ chức tại Brazil vào tháng 6 năm 1992. Sau hội nghị đó có 156
Quốc gia đã ký vào công ước về ĐDSH và bảo vệ chúng.
Từ đó, nhiều hội thảo được tổ chức và nhiều cuốn sách mang tính chất
chỉ dẫn ra đời. nhằm hướng dẫn và đưa ra các phương pháp để bảo tồn
ĐDSH, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững trong
tương lai.
Bảo tồn ĐDSH là một nguyên lý khoa học được xây dựng trên những nỗ
lực đó
Sự tuyệt chủng và mất cân bằng sinh thái
Sự mất đi của hàng loạt các loài sinh vật trong một thời kỳ nhất định
nào đó được gọi là hiện tượng tuyệt chủng.
Theo Raup, 1979 thì hiện tượng tuyệt chủng lớn nhất có lẽ xảy ra vào
cuối kỷ Permi (khoảng 250 triệu năm trước công nguyên) làm cho
khoảng 77 đến 96% số loài động vật biển bị tuyệt chủng.
Những biến động khác của khí hậu do động đất, hoạt động trở lại của
nhiều núi lửa,... làm cho nhiều loài động, thực vật không còn điều kiện
sống thích hợp để tồn tại. Sự tuyệt chủng này phải cần đến khoảng 50
triệu năm sau thông qua quá trình tiến hóa thì số lượng loài động vật
biển mới có thể phục hồi lại được.


Ngày nay, do sự phát triển càng cao của xã hội, con người đã can thiệp
và khai thác tự nhiên quá mức nên đã góp phần làm cho tốc độ tuyệt chủng
của nhiều loài sinh vật tăng hơn nhiều so với việc hình thành các loài mới.

Quá trình này không còn tuân theo quy luật tự nhiên nên sự mất cân bằng
sinh thái là điều không thể tránh khỏi.

Cân bằng sinh thái là sự cân bằng của các mối quan hệ giữa sinh vật
với môi trường. Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, sự cân bằng này được
gọi là sự cân bằng tự nhiên.

Tuy nhiên cân bằng sinh thái tự nhiên là cân bằng động, nó luôn bị
mất đi sự cân bằng tương đối và luôn được phục hồi. Một khi sự cân bằng bị
phá vỡ thì người ta gọi là mất cân bằng sinh thái. Hậu quả của mất cân bằng
sinh thái dẫn đến sự tiêu diệt các cá thể, quần thể, quần xã thậm chí phá hủy
cả HST

Ngày nay khi nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa,… đang
phát triển nhanh trên Thế giới thì hiện tượng mất cân bằng sinh thái đã và
đang xảy ra ở nhiều nơi và ngày càng nghiêm trọng.


II. BẢO TỒN ĐDSH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Khái niệm về bảo tồn ĐDSH
Bảo tồn ĐDSH là một khoa học đa ngành, được xây dựng nhằm hạn
chế các mối đe dọa đối với ĐDSH. Sự đe dọa làm suy thoái ĐDSH là do:
sự khai thác tự nhiên quá mức, sự thoái hóa và biến mất sinh cảnh, nạn ô
nhiễm môi trường, các loài nhập nội, sự du canh, du cư, quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa,... Vì vậy, nội dung của bảo tồn ĐDSH cần phải đạt
được 2 mục tiêu chính :

Tìm hiểu những tác động tiêu cực do các hoạt động của con người gây
ra cho các loài, các quần xã và đối với các HST.


Xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt chủng của
các loài và nếu có thể được sẽ cứu các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa
chúng trở lại với HST tương đối phù hợp với chúng trước kia.
2. Tại sao phải bảo tồn ĐDSH
* Lý do đạo đức
Cơ sở đạo đức của bảo tồn thiên nhiên được nhấn mạnh tại hiến
chương “Thế giới vì thiên nhiên” do Đại hội đồng Liên hợp Quốc đưa
ra:“Mỗi một dạng của sự sống là độc nhất, nó cần được tồn tại mà không
kể tới giá trị của nó đối với con người và để sống hòa hợp với các sinh
vật khác, hành động của con người cần chịu sự hướng dẫn của một quy
tắc về đạo đức”.


Theo nguyên tắc đó, mọi sinh vật sống trên hành tinh chúng ta đều có
quyền tồn tại, bình đẳng ngang nhau. Các sinh vật phải nương tựa vào
nhau để sinh sống, sinh vật này là chỗ dựa của sinh vật kia. Chúng tạo
thành một chuỗi liên hoàn tồn tại trong thiên nhiên, mà mỗi sinh vật là
một mắt xích trong chuỗi liên hoàn đó.
Khi chúng ta làm suy giảm sự phong phú về ĐDSH trên Thế giới,
xem như đã vô tình loại trừ nhiều dạng sống mà chúng có quyền được tồn
tại, phát triển, đồng thời chúng ta đã hủy hoại nền tảng của nguồn cảm
hứng về thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hóa của con người.
Sự mất mát về ĐDSH có thể làm cho chất lượng cuộc sống của con
người bị giảm sút và cản trở xã hội loài người trong quá trình phát triển.
* Lý do cân bằng sinh thái
ĐDSH cần phải được bảo tồn nhằm giữ cho sinh quyển ở trạng thái
cân bằng và thực hiện được chức năng của nó. Trong HST, không có một
loài sinh vật nào là không cần thiết cho sự duy trì các quá trình sinh thái
cơ bản trên Trái đất.
Chẳng hạn, sự phá hủy rừng trên diện rộng làm thay đổi chu kỳ

carbon, dẫn tới tăng hàm lượng carbon trong không khí. Hàng năm có tới
17 triệu - 25 triệu ha rừng trên Thế giới bị đốt cháy.
Vì vậy, đã làm mất đi cả hai nguồn tái tạo O2, gia tăng CO2 do đốt
cháy, giảm khả năng hấp thụ từ thực vật của rừng quang hợp.
Từ đó, hàm lượng CO2 tăng từ 0,028% vào những năm 1950 đã lên tới
0,035% vào năm 2000. Điều đó đã tác động mạnh đến khí hậu toàn cầu,
làm biến đổi nhiệt độ theo xu thế ấm lên của bầu không khí tầng đối lưu
và tác động nghiêm trọng đến ĐDSH, sức khỏe và cuộc sống bình thường
của con người…
Do vậy mất rừng, mất cân bằng sinh thái là mất tất cả.
* Lý do kinh tế
Phát triển bền vững là nguyên tắc cơ bản của phát triển kinh tế, xã hội
và xu thế tự nhiên của HST. Vì vậy, bảo tồn ĐDSH tức là đã bảo vệ được
nền kinh tế một cách bền vững.
ĐDSH còn là nguồn nguyên liệu quý trong việc tăng sản lượng lương
thực, thực phẩm, phát triển giống cây trồng, vật nuôi cả chất lượng sản
phẩm, tính chống chịu và mức độ an toàn lương thực, thực phẩm sạch.
Nguồn tài nguyên này có một ý nghĩa thương mại cung cấp kim ngạch cho
nền kinh tế trên nhiều mặt.


Lý do rất quan trọng trong nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH là cần phải sử
dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật cho hiện tại và cho tương lai
nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng lớn cho nhân loại.
Vấn đề là nguồn tài nguyên ĐDSH có vai trò kinh tế đặc biệt như vậy,
nhưng đang bị suy thoái nghiêm trọng cần phải được bảo tồn và phát triển
bền vững chúng.
* Lý do thẩm mỹ
Những cảnh đẹp thiên nhiên bao giờ cũng gắn liền với cảnh quan, cây
cỏ và muông thú. Các tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ có thể được hình

thành khi con người gắn với thiên nhiên. Đó là nguồn cảm hứng cho các
nhà văn, nhà thơ, các nhà nghệ thuật, nhà quay phim, chụp ảnh hay các
nhà họa sĩ, các nhà điêu khắc.
.
Khai thác quá mức ở các vùng rừng núi nhiệt đới →
* Những giá trị tiềm ẩn
Cho đến nay, phần lớn giá trị của ĐDSH chưa được phát hiện và khai
thác, nghĩa là tiềm năng của ĐDSH chưa được nhận thức một cách đầy
đủ.
Các nhà khoa học cho rằng mới có khoảng 5% tổng số loài cây được
nghiên cứu để tìm kiếm các chất phục vụ cho đời sống của con người và
có 2.000 loài, chiếm 20% tổng số sinh vật đã được nghiên cứu về tiềm
năng. Số còn lại đang ẩn chứa nhiều tiềm năng lớn về giá trị của chúng,
nhưng vì trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay chưa cho phép con người có
thể phát hiện tất cả những bí mật của thiên nhiên.
Như vậy, con người mới chỉ biết khai thác và sử dụng một phần nhỏ
nguồn tài nguyên ĐDSH trên Trái đất, nhiều tiềm năng có giá trị khác
chưa được biết đến. Những tiềm năng này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với
con người nếu chúng được phát hiện và được khai thác hợp lý.
3. Nội dung của bảo tồn ĐDSH
Để bảo vệ một loài nào đó thì bảo tồn ĐDSH ngoài việc phải nắm rất
kỹ các đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh thái, tập tính của loài đó còn phải
biết được các đặc điểm thích nghi với môi trường của chúng.
Tiếp theo, phải nghiên cứu chúng trong mối quan hệ giữa các cá thể
cùng loài, giữa các loài trong quần xã,... Biết được những nguyên nhân
làm cho loài đó có nguy cơ tuyệt chủng để từ đó tìm ra được biện pháp
bảo tồn thích hợp.


Các nội dung này đòi hỏi bảo tồn ĐDSH phải tổng hợp nhiều nguồn

tư liệu liên quan, kết hợp với nghiên cứu trong thực tế đối với từng điều
kiện cụ thể,... mới có được phương pháp tiếp cận đúng.
Có thể nêu lên một số nội dung cơ bản của sinh học trong bảo tồn
ĐDSH là:
- Điều tra thành phần các loài hiện có trong các HST của khu vực cần
được bảo tồn hoặc đề xuất các giải pháp khả thi cho việc bảo vệ.
- Nghiên cứu về động thái các loài liên quan, đánh giá các tác động đến
sinh cảnh nơi các loài đó sinh sống.
- Theo dõi diễn biến các HST dưới tác động của tự nhiên và của con
người.
- Đánh giá, so sánh những khác nhau của HST còn tương đối nguyên vẹn
và những HST bị các tác động tiêu cực.
- Nghiên cứu về xã hội học, các chế độ, chính sách, pháp luật hiện hành,...
để đưa ra các giải pháp hợp lý nhất cho cộng đồng.
III. CÁC VẤN ĐỀ CẤP THIẾT TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐDSH
1. Những mối đe doạ đối với ĐDSH
* Tốc độ tuyệt chủng
Nếu như sự tuyệt chủng là một trong những quy luật tự nhiên thì vấn
đề đặt ra cần nghiên cứu là mất bao nhiêu thời gian thì một loài sẽ bị tuyệt
chủng do những biến đổi bất thường của điều kiện sống. Khi quần thể của
loài có số lượng cá thể dưới mức báo động nhất định thì có nhiều khả
năng bị tuyệt chủng nếu không có sự can thiệp của con người.
Đối với một số quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn còn sống
sót thêm vài năm hay vài chục năm và về lý thuyết chúng vẫn có thể sinh
sản để duy trì nòi giống, phát triển bình thường. Nhưng thực tế những loài
trong tình trạng như vậy sẽ rất dễ bị tuyệt chủng nếu không có các biện
pháp can thiệp.
Chim Bồ Câu Viễn Khách (Ectopistes migratorius)
Bò Rừng Châu Mỹ (Bison bison)


Bò rừng Châu Mỹ là loài thú ưu thế nhất ở Bắc Mỹ. Dây chuyền thức
ăn đồng cỏ - bò rừng - con người vẫn duy trì hàng ngàn năm.

Khi người Châu Âu đến định cư vào cuối thế kỷ XIX, thì cuộc thảm
sát bò rừng bison bắt đầu. Hơn 1,5 triệu da bò được bán cho thị trường
Phương đông trong mùa đông 1872 - 1873.

Từ quần thể ước tính khoảng 60 triệu con năm 1860, chỉ còn 150 sót
lại ngoài tự nhiên năm 1889. Năm 1894, con bò hoang cuối cùng ngoài tự


nhiên ở nước Mỹ, bị bắn chết bởi một người chủ trại tại tỉnh Parke, bang
Colorado.
Bò rừng Châu Mỹ (Bison bison)
Bò Rừng Châu Âu (Bison bosanus)
Đầu thế kỷ XIX chỉ còn lại vài trăm con, ở vùng rừng Bialowiesa, Balan.
Việc săn bắn trộm tiếp tục giảm số lượng của bò cho đến Thế chiến thứ I với
bom đạn và việc tìm thực phẩm làm cho bò hoang hoàn toàn huỷ diệt.
Con bò hoang Châu Âu cuối cùng bị bắn chết vào ngày 9, tháng 1 năm
1921.
Nguyên nhân tuyệt chủng
Tốc độ tuyệt chủng của các loài tăng dần vào khoảng thời gian 150
năm trở lại đây. Đối với các loài thú và chim trong các năm 1600 – 1700
thì tốc độ tuyệt chủng là 1 loài/10 năm và đã tăng lên 1 loài/1năm vào
những năm 1850 – 1950.
Vào những năm 90 của thế kỷ XX, người ta đã ghi nhận được có
khoảng 11% số loài chim còn lại trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Nhiều loài thú, một số loài thực vật, nhóm thực vật hạt trần và cọ là những
nhóm rất dễ bị tuyệt chủng.
Nếu là quy luật tự nhiên thì số nhóm, loài bị tuyệt chủng chỉ là 1%,

nhưng rất đáng tiếc, trên thực tế con người lại gây nên đến 99% sự tuyệt
chủng cho các loài sinh vật.
→ ĐDSH bị đe dọa nghiêm trọng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu
chúng ta không có các giải pháp tích cực.
* Sự phá hủy những nơi cư trú
Một trong những đe dọa chính đối với ĐDSH là nơi cư trú bị phá hủy
hoặc bị làm thay đổi.
Trong đó, phá rừng là một trong những việc làm nguy hại nhất. Người
ta đã tính được hơn 50% những nơi cư trú là các cánh rừng nguyên sinh bị
phá hủy tại 47 trong tổng số 57 Quốc gia nhiệt đới trên Thế giới. Các nhà
khoa học đã tính dược rằng hàng năm trên Thế giới có khoảng 17 – 25
triệu ha rừng/năm bị đốt cháy và tàn phá. Theo đó, cứ trung bình một phút
có trên 20ha rừng bị tàn phá và 3ha rừng bị sa mạc hóa.
Sự đốt cháy, tàn phá và sa mạc hóa rừng kéo theo những hiểm họa lớn
về môi trường. Mất rừng là mất các nguồn tái tạo ôxy, tăng khí thải
carbonic vào môi trường, HST đất bị xói lở, bào mòn, rửa trôi, bạc màu và
tài nguyên đất suy thoái kéo theo các sinh cảnh bị phá hủy, mất nơi sống,
cư trú của các loài,…


Nạn

phá

rừng

làm

nương


rẫy



Madagascar

Khi các khu rừng bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ sẽ làm cho lượng
gió tăng lên, độ ẩm giảm xuống và nhiệt độ phần biên cao hơn, tạo ra
nguy cơ dễ cháy rừng nhiều hơn. Sự kiện mùa khô năm 2002 làm cho
rừng tràm U Minh ở Cà Mau bị cháy hàng nghìn ha rừng là một ví dụ.
Tình trạng này xảy ra sẽ làm cho môi trường sống bị thay đổi, theo đó nơi
cư trú của nhiều loài động, thực vật cũng bị ảnh hưởng.
Nơi cư trú bị chia nhỏ còn làm tăng khả năng xâm nhập của các loài
ngoại lai xa lạ và bùng phát dịch hại bản địa. Do đường biên của rừng có
môi trường mẫn cảm và dễ bị biến động, ở đó các loài côn trùng tăng
trưởng nhanh về số lượng và xâm nhập sâu vào bên trong khu vực trung
tâm. Mặt khác, các loài ăn tạp cũng phát triển mạnh, các loài chim ký sinh
tổ có điều kiện phát triển và xâm nhập vào rừng làm suy giảm một số loài
bên trong khu rừng bị chia cắt.
Nơi cư trú bị chia nhỏ cũng làm tăng khả năng tiếp xúc giữa các loài
hoang dã với các loài vật nuôi đã thuần dưỡng tạo cơ hội lây lan các loại
dịch bệnh.
*Sự ô nhiễm môi trường sống
Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân làm cho sinh
cảnh bị suy thoái và tính ĐDSH bị suy giảm. Hoạt động của con người
trong việc phục vụ cho đời sống của mình và cho xã hội đã làm mất đi sự
cân bằng sinh thái vốn có của nó. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
này là do con người đã sử dụng quá mức các loại thuốc trừ sâu, hóa chất,
các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, khai thác tài nguyên thiên
nhiên quá mức, đô thị hóa,...

- Ô nhiễm không khí
+ Biến đổi khí hậu trên Trái đất: Các hoạt động của con người đã làm biến
đổi và làm ô nhiễm bầu khí quyển của Trái đất. Trong vòng 100 năm qua
hàm lượng các khí nhà kính như CO 2, CH4, NO2, H2O, O3, CFC và các khí
khác trong khí quyển không ngừng tăng lên do việc đốt các năng lượng
hóa thạch và khí tự nhiên.
Việc chặt phá rừng và đốt rừng lấy đất trồng trọt cũng góp phần làm
cho lượng CO2 tăng lên. Từ 1910 đến 1950 lượng CO2 thải vào không khí
trung bình mỗi năm khoảng 12 triệu tấn, những năm của thập kỷ 80 trung
bình là khoảng 150 triệu tấn, còn vào đầu những năm của thập kỷ 90 là


trung bình mỗi năm khoảng 3.000 triệu tấn, còn đến năm 1996 đã đạt tới
5.600 triệu tấn.
Đỉnh cao phát thải khí carbonic vào tầng đối lưu do hoạt động sống
của con người là vào năm 2000 lên tới 6.500 triệu tấn. Đây là đỉnh cao
nhất trong vòng 160.000 năm qua
Các khí nhà kính tăng đã làm biến đổi khí hậu của trái đất. Người ta
dự đoán vào khoảng giữa thế kỷ XXI khí hậu trái đất sẽ nóng lên khoảng
20C đến 60C nữa. Sự nóng lên của trái đất sẽ làm cho một số loài sinh vật
không có khả năng thích ứng kịp thời để tồn tại
Khi nhiệt độ trái đất tăng lên sẽ làm cho các khối băng ở vùng cực tan
ra, nước biển nở, theo đó hậu quả là làm cho mực nước biển dâng cao.
Người ta dự đoán rằng, trong vòng 50 đến 100 năm tới mực nước biển sẽ
dâng lên 0,3 đến 1,0 m. Điều này sẽ nhấn chìm nhiều vùng đất thấp trên
Thế giới. Theo đó, các công trình xây dựng cũng như cơ sở hạ tầng cũng
bị ngập và sẽ ngăn cản việc di cư của các loài sống trong vùng đất thấp.
Mặt khác, khi mực nước biển dâng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện
sống của các rạn San hô vì bọn này chỉ sống ở những độ sâu nhất định,
nơi có ánh sáng và dòng chảy phù hợp.

+ Hiện tượng mưa axit:
Do tốc độ công nghiệp hóa diễn ra nhanh trên Thế giới nên các ngành
công nghiệp luyện thép, các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là than
hay dầu đã thải ra một lượng lớn nitrat, sunphat vào không khí. Các loại
khí này gặp hơi nước trong khí quyển sẽ tạo ra axit nitric và axit
sunphuric.
Theo WRI/UNEP/UNDP hàng năm nước Mỹ thải ra khoảng 21 triệu
3
m khí nitrat và khoảng 19 triệu m3 khí sunphat. Các gốc axit này liên kết
với các đám mây tạo thành mưa axit. Mưa axit đã làm tăng độ axit trong
nước ở các ao, hồ, sông, suối,... và kéo theo là điều kiện sống trong các
vùng này bị thay đổi. Kết quả là làm suy giảm đáng kể các quần thể động,
thực vật ở đây. Vào năm 1994, người ta đã tính được có 39% số hồ tại
Thủy Điển, 34% số hồ của Na Uy đã bị axit hóa.
+ Sự sản sinh ôzôn và sự lắng đọng khí nitơ:
Xe ô tô, các nhà máy điện và các hoạt động công nghiệp thải ra các
khí hyđrôcarbon, khí nitơ ôxit. Dưới ánh sáng mặt trời, các chất này tác
dụng với khí quyển tạo ra khí ôzôn và các phụ phẩm khác. Các chất này
được gọi là “mù quang hóa”.


Khi nồng độ ôzôn tăng cao ở tầng khí quyển gần mặt đất sẽ giết chết
các mô thực vật, làm cây cối bị tổn thương. Hậu quả là làm giảm năng
suất nông nghiệp và làm hại các quần xã sinh vật.
Lỗ thủng tầng ôzôn ở vùng Nam cực, vào năm 2000 có kích thước lớn
hơn nước Mỹ (hơn 28,2 triệu km 2 và hiện nay nhờ giảm thiểu được phát
thải CFC, CO2,… nên lỗ thủng này đã được hàn nhỏ lại. Hiện tượng suy
giảm tầng ôzôn đã góp phần làm cho nhiều loài thực vật mất đi khí khổng
và diệp lục, các loài động vật bị bệnh hiểm nghèo và những triệu chứng
gây chết khác cho sinh vật.

+ Các kim loại độc hại:
Xăng có chứa chì, các hoạt động khai thác mỏ, luyện kim, sản xuất vật
liệu xây dựng và các hoạt động công nghiệp khác đã thải vào khí quyển
một lượng lớn chì, thiếc và nhiều kim loại độc hại khác. Các chất này trực
tiếp gây độc cho đời sống động, thực vật trên Trái đất.
Mức độ ô nhiễm không khí tăng dần trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt
nghiêm trọng ở các nước châu Á - nơi có dân số đông, cùng với sự phát
triển nhanh của quá trình công nghiệp hóa. Việc gia tăng sử dụng ô tô cá
nhân, các loại xe máy có động cơ đốt trong ở các nước Đông Nam Á là
những ví dụ của những mối nguy cơ tiềm tàng lên tính ĐDSH trong khu
vực.
- Ô nhiễm nguồn nước
Quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt
động phát triển khác ở nhiều nước trên Thế giới đã tạo ra một khối lượng
lớn nguồn rác và nước thải. Các chất thải này chỉ được con người xử lý
một phần không đáng kể, còn phần lớn thải vào môi trường.
Các sông, hồ, đại dương thường xuyên được sử dụng làm bãi thải
phần lớn các chất ô nhiễm. Các chất thải độc hại (thuốc trừ sâu, dầu thải,
dầu bị rò rỉ, thủy ngân, chì, thiếc,...) thải vào môi trường nước thì nó sẽ
lan tỏa theo dòng chảy làm ô nhiễm nước trên một diện tích lớn, đặc biệt
nghiêm trọng là nguồn nước sinh hoạt. Đây là một trong những mối nguy
hại đến sức khỏe của con người và tính ĐDSH.

Các chất thải của con người, các loại phân bón hóa học, các chất thải
công nghiệp như nitrat, phốt phát vào các thủy vực gây nên hiện tượng
phú dưỡng và kết quả là một số loài tảo phát triển quá mức gây hiện tượng
“nở hoa”, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.


Các trầm tích có nguồn gốc do xói mòn từ các vùng đất trống, đồi núi

trọc cũng góp phần gây hại cho HST thủy vực. Các trầm tích này cùng với
các loại mùn, bã, chất rắn lơ lửng,... đã làm tăng độ đục của nước và làm
giảm cường độ ánh sáng xuyên vào nước. Kết quả là làm cho quá trình
quang hợp của thực vật thủy sinh bị giảm. Độ đục còn làm giảm khả năng
săn mồi của một số loài động vật nên làm giảm sức sống của chúng. Trên
biển thì các loại trầm tích này gây hại cho các rạn San hô vì San hô luôn
thích nghi với môi trường nước sạch, độ trong lớn, độ sâu vừa phải và có
dòng chảy thích hợp

Theo đánh giá của Witherby và Co Ltd (1991) khoảng 37%
Hydrocacbua dầu xâm nhập vào đại dương từ lục địa, khoảng 33% từ vận
tải biển, 9% từ khí quyển, khoảng 7% thẩm thấu tự nhiên từ lòng đất và
2% từ việc khai th1c dầu ở biển.
Từ năm 1955 đến năm 1980 người ta đã thống kê được:
-13 tai nạn chính về các dịch vụ khoan khai thác dầu ở biển.
-12 tai nạn chính về đường ống dẫn dầu ở biển.
-16 tai nạn chính về đường ống ở sông.
-26 tai nạn chính về lắp đặt thiết bị, nhà máy lọc dầu ven biển.
-621 tai nạn chính về các tàu chở dầu tên biển.
Người ta cũng xác nhận rằng, mỗi ngày có ít nhất 10.000 tấn dầu đổ
vào nước biển va đại dương, còn theo tác giả trên, tổng lượng dầu đổ vào
đại dương trên dưới 3,2 triệu tấn năm.
+Khai thác quá mức

Dân số trên Trái đất ngày một gia tăng, công nghiệp ngày càng phát
triển thì khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng tăng lên
tương ứng. Kết quả là môi trường, sinh thái bị tác động nặng nề. Năm 1943
Việt Nam có 14,290 triệu ha rừng, chiếm 43,8% diện tích toàn bộ lãnh thổ
đất nước thì đến năm 1975 chỉ còn lại 9,5 triệu ha rừng, chiếm 29,1%. Năm
1985 diện tích rừng tiếp tục giảm còn 8,7 triệu ha, chiếm 23,8%.


Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thường được đẩy mạnh
khi thị trường có nhu cầu về một số loại tài nguyên nào đó. Kết quả là các
loài sinh vật bị khai thác chọn lọc làm suy giảm và có nguy cơ bị tuyệt
chủng. Vùng Đông Nam Á có tập quán khai thác một số loại cây để đóng
thuyền, làm nhà, đóng hậu sự,… Kết quả đã có những cây như săng lẻ, lim
xẹc, vàng tâm,… bị suy giảm số lượng đến chỗ dễ bị tuyệt chủng.


Theo thông báo của Liên Hiệp quốc, tháng 12 năm 1996 dân số Thế
giới có khoảng 5,8 tỷ người thì đến ngày 12/10/1999 đứa trẻ thứ 6 tỷ ra
đời.
Hiện nay (2007) dân số Thế giới đã đạt tới 6,6 tỷ người. Bình quân
mỗi năm dân số Thế giới tăng hơn 84 triệu người – tương đương với dân
số Việt Nam hiện nay.
Dự báo đến năm 2050 dân số Thế giới sẽ ổn định khoảng 10,5 tỷ
người. Số liệu này đã nói lên tốc độ tăng dân số của Thế giới là khá
nhanh.
Sự gia tăng dân số đã kéo theo khoảng 88 nước trên Thế giới đang
lâm vào tình trạng đói nghèo. Những Quốc gia này sống chủ yếu bằng
nông, lâm nghiệp là một sức ép lớn đè lên môi trường sống. Người ta đã
khẳng định rằng, mọi sự cố gắng để bảo vệ môi trường sẽ không thành
công nếu dân số cứ tiếp tục tăng.
.
Thảm họa cháy rừng ở Inđônêxia, cháy rừng U Minh ở Việt Nam
trong những năm gần đây đã minh chứng cho sự suy thoái tài nguyên có
hạn của Trái đất, làm tăng sự ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Kết
quả là nhiều loài động, thực vật khó có khả năng phục hồi do khai thác
quá mức nhiều hơn so với khả năng sinh sản tự nhiên của chúng. Và do
đó, ĐDSH cũng bị de dọa nghiêm trọng.

- Sự du nhập các loài ngoại lai
Phạm vi sống của nhiều loài được giới hạn bởi các hàng rào do chính
các yếu tố môi trường, địa lý và khí hậu tạo ra.
Tuy nhiên, đặc tính này đã bị thay đổi do con người vận chuyển và
làm phát tán các loài trên toàn cầu một cách vô tình hay hữu ý. Nhiều loài
đã được đem đến những khu vực mới không phải là nơi cư trú gốc của
chúng. Phần lớn các loài này khó phát triển ở nơi mới. Nhưng cũng có
nhiều loài đã thích nghi và phát triển mạnh. Cá Chẽm ở sông Nin (châu
Phi), cây Cỏ lào, Bèo Nhật Bản, cây Nam dương, ốc Bươu vàng ở vùng
Đông Nam Á,... là những ví dụ. Các loài ngoại lai này phát triển mạnh và
lấn át cả một số loài bản địa (cạnh tranh về nơi cư trú thậm chí còn ăn thịt
các loài bản địa làm cho chúng rất khó tồn tại cho đến khi chúng bị tuyệt
diệt).


+ Sự lây lan của các dịch bệnh
Các tác nhân gây ra sự lây nhiễm ở động vật nuôi hay động vật hoang
dã là các vật ký sinh như virút, vi khuẩn, nấm, các động vật đơn bào hay
các ký sinh trùng cỡ lớn như giun, sán. Các tác nhân này qua sự lây nhiễm
và có thể trở thành dịch bệnh đe dọa đối với các loài sinh vật quý hiếm.
Các loài động vật được con người nuôi dưỡng, các động vật trong tự
nhiên khi sống trong quần thể với mật độ cao sẽ có nguy cơ dễ bị dịch
bệnh hay bị nhiễm ký sinh trùng hơn. Tại các khu bảo tồn, khi mật độ của
một quần thể nào đó lớn hơn mức bình thường so với quần thể cùng loài
có trong thiên nhiên thì sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển, lan truyền dịch
bệnh với tốc độ cao hơn.
Nơi cư trú bị phá hủy cũng góp phần làm cho các loài hoang dã dễ
mắc các bệnh hơn. Vì khi đó các quần thể bị sống trong khu vực nhỏ hơn,
ở đó chất lượng môi trường thường bị giới hạn và suy giảm, thức ăn khan
hiếm, dẫn đến các sinh vật dinh dưỡng kém. Do vậy, chúng trở nên yếu

hơn và dễ mắc các bệnh hơn.
Ngoài ra, dịch bệnh còn lây truyền từ loài này sang loài khác do tiếp
xúc. Dịch lở mồm, long móng, dịch cúm gà H5N1 trong thời gian gần đây
lại bùng phát ở nhiều nước trên Thế giới làm chết hàng loạt gia súc và gia
cầm. Đặc biệt virus H5N1 týp A lại có khả năng lây truyền cho cả động
vật và con người.

2. Các nhóm giải pháp bảo tồn ĐDSH
Bảo tồn ĐDSH về cơ bản là bảo tồn loài ở từng cấp độ quần thể, sau
đó đến bảo tồn quần xã và các HST. Một số nhóm giải pháp sau đây được
sử dụng để bảo tồn loài, quần xã và HST.
* Bảo tồn nội vi hoặc nguyên vị (In situ)
Bảo tồn nguyên vị là sự duy trì và phát triển các loài, các quần xã sinh
vật ở ngay HST mà chúng đang sinh sống. Con người chỉ có trách nhiệm
xác định ranh giới tự nhiên, phân khu giá trị để đề ra trách nhiệm quản lý
trong bảo tồn một phần hay toàn bộ giá trị ĐDSH của các loài sinh vật.
Ưu điểm của phương pháp bảo tồn này là bảo vệ được tính ĐDSH
của Thế giới chỉ có thể thực hiện được thông qua việc gìn giữ các cá thể
sinh vật ở dạng hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng.
Phương pháp bảo tồn nguyên vị cũng cho phép sử dụng một phần tài
nguyên thiên nhiên thông qua một số chương trình quản lý thích hợp.


Cho đến nay, phương pháp bảo tồn nguyên vị được xem là giải pháp
bảo tồn ĐDSH có hiệu quả cao nhất và chúng đơn giản, ít tốn kém cho các
hoạt động bảo tồn của cộng đồng. Để bảo vệ tại chỗ điều kiện đầu tiên là
phải được pháp luật quy định, đó là chỗ dựa về pháp lý cho công tác bảo
tồn ĐDSH.
Nội dung chính của nhóm giải pháp bảo tồn nguyên vị là nâng cao vai
trò đặc biệt quan trọng của các KBTTN hoang dã (PAs). Nhờ đó mà sự

xâm lấn, sử dụng của con người đối với tài nguyên thiên nhiên ở những
nơi này được hạn chế và có thể tiến tới chấm dứt.
Hiện nay, các quốc gia tham gia vào bảo tồn ĐDSH đang từng bước
xây dựng các KBTTN gọi là rừng đặc dụng, nghĩa là những HST được sử
dụng đặc biệt không phải để chỉ khai thác mà nhằm vào nhiều mục đích
khác: bảo tồn ĐDSH, bảo tồn cảnh quan địa lý, môi trường sinh thái, di
tích lích sử - văn hóa, tham quan, du lịch, học tập,…
Theo hệ thống phân hạng nhằm quản lý và phân cấp quản lý rừng đặc dụng
của IUCN, 1994 đề xuất hệ thống phân hạng với 4 hạng mục sau:
* Hạng 1: VQG (Nation Park): diện tích trên đất liền hoặc trên biển, chưa bị
tác động hoặc mới bị tác động nhẹ do các hoạt động con ngươi, có các loài
động thực vật quý hiếm và đặc hữu có cảnh quan đẹp có tầm cỡ quốc gia
hoặc QT.
Mục tiêu bảo vệ :
- Bảo vệ các HST và các loài động thực vật quý hiếm và có tầm quan
trọng QG hoặc QT
- Nghiên cứu khoa học
- Phát triển du lịch sinh thái
* Hạng 2: Khu dự trữ thiên nhiên (Natural reserve): là khu có diện tích
tương đối rộng, các HST tiêu biểu hoặc các loài động, thực vật có giá trị
bảo tồn cao còn tương đối nguyên vẹn
Mục tiêu bảo vệ:

Bảo vệ duy trì các HST và các loài động, thực vật trong điều kiện tự
nhiên

Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, quản lý MT và GD

Du lịch sinh thái ở đây bị hạn chế
* Hạng 3: Khu bảo tồn các loài sinh cảnh (Species/habitat managament

protected): là một khu vực có diện tích rộng hay hẹp.
Mục đích bảo vệ:

Bảo vệ một hay nhiều quần thể động, thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt
và nơi sống của chúng nhằm duy trì và phát triển loài này lâu dài


Để bảo vệ các mục tiêu trong khu bảo tồn, con người có thể tiến hành
một số hoạt động cho phép nếu nó không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo vệ
* Hạng 4: Khu bảo vệ cảnh quan (Protected landscape or seacape): là khu
vực có diện tích trung bình hoặc hẹp.
Mục đích bảo vệ :

Bảo vệ cảnh quan độc đáo của thiên nhiên hoặc công trình văn hóa có
giá trị quốc gia.

Bảo vệ các rừng cây đẹp, các hang động, thác nước, đảo san hô,
miệng núi lửa.
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, đến tháng 12 năm 2005, Việt Nam đã
có 130 khu BTTN với diện tích 2.409.288 ha được phân bố trên các
vùng sinh thái trong cả nước bao gồm:

31 Vườn Quốc gia

48 khu Dự trữ thiên nhiên

12 khu BTLoài /Sinh cảnh

39 khu Bảo vệ cảnh quan



Ngoài 4 hạng KBTTN nêu trên, Việt Nam còn được các tổ chức bảo
tồn (IUCN, UNDP) và di sản thế giới (UNESCO) công nhận :
* 3 Quần thể Di sản Thế giới (Huế, Hội An, Mỹ Sơn)
* 2 khu Di sản Cảnh quan Thiên nhiên Thế giới (Vịnh Hạ Long và Phong
Nha - Kẻ Bàng)
* 4 khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới (Rừng ngập mặn Cần Giờ, VQG Cát
Tiên, quần đảo Cát Bà và đất ngập mặn ven biển đồng bằng Sông Hồng),
* 4 khu Di sản Thiên nhiên của Asian (VQG Ba Bể, VQG Hoàng Liên Sơn,
VQG Chư Mom Rây và VQG Kon Ka Kinh)
* 2 khu Ramsar (VQG Xuân Thuỷ và khu ĐNN Bàu Sấu thuộc VQG Cát
Tiên).
Như vậy, hiện nay diện tích các HST đặc dụng mà tính ĐDSH được
bảo tồn trong các hệ thống KBTTN ở Việt Nam chiếm tới 7,71% tổng
diện tích lãnh thổ. Mặc dù vậy, Việt Nam cũng chỉ mới đứng thứ 5 về tỷ lệ
bảo tồn ĐDSH trên lãnh thổ so với các nước trong vùng Đông Nam Á và
đạt dưới mức trung bình (8,69%) của các nước Đông Nam Á.
* Bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị ( Ex situ )
Trong trường hợp đặc biệt như đối với các loài đặc biệt quý hiếm, có
số lượng cá thể quá ít thì bảo tồn nguyên vị chưa phải là giải pháp khả thi
trong điều kiện áp lực của cộng đồng ngày càng tăng. Trong những trường
hợp như vậy, giải pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là


bảo tồn các cá thể của quần thể trong những điều kiện nhân tạo dưới sự
giám sát của con người gọi là bảo tồn ngoại vi.
Như vậy bảo tồn ngoại vi là sự di chuyển khỏi nơi sống một số cá thể
của một vài quần thể quý hiếm có giá trị ĐDSH nhất định nào đó đến
vùng sinh thái nhân tạo để chăm sóc, quản lý và bảo tồn nguồn gen của
chúng.

Có thể nuôi trồng nhiều động, thực vật hoang dã trong điều kiện nhân
tạo như vườn thú, vườn bách thảo, trang trại, thủy cung và các chương
trình nhân giống, lưu trữ nguồn gen, lai tạo khác.
Ưu điểm của phương pháp là bảo vệ tốt nguồn gen của các loài có
nguy cơ tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, đồng thời chúng giữ vai trò dự trữ
nguồn nguyên liệu, nguồn gen phục vụ cho việc đưa sinh vật trở lại với
thiên nhiên hoang dã của chúng. Mặt khác phương pháp tạo ra nguồn lưu
trữ vật liệu di truyền (ngân hàng gen) quan trọng cho các chương trình cải
tạo giống trong tương lai.
Bằng các ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ
sinh học, công nghệ gen để lưu trữ hạt giống, phôi, trứng, tinh trùng và
gen góp phần phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Phương pháp bảo
tồn chuyển vị còn có giá trị trong việc giáo dục cộng đồng có ý thức bảo
vệ các loài, các nguồn gen quý hiếm thông qua các hoạt động tham quan,
du lịch, học tập và nghiên cứu.
Ở những vùng nuôi trồng các loài quý hiếm sẽ là những điểm hẹn
khoa học, văn hóa cho các hoạt động nghỉ dưỡng, hoạt động khám phá tự
nhiên của con người, từ đó có thể tạo nguồn thu trong hoạt động kinh
doanh.
Bảo tồn chuyển vị là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng
hợp nhằm bảo vệ các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, do đó bảo tồn
chuyển vị và nguyên vị là những cách tiếp cận có tính chất bổ sung cho
nhau. Những cá thể từ các quần thể được bảo tồn chuyển vị sẽ đựơc thả
định kỳ ra ngoài thiên nhiên nhằm tăng cường cho các quần thể được bảo
tồn nguyên vị. Đồng thời khi nghiên cứu quần thể chuyển vị có thể sẽ
giảm bớt việc phải bắt các cá thể trong tự nhiên để nghiên cứu các đặc
tính sinh học, sinh thái, tập tính của chúng.
Trên Thế giới, hiện nay có khoảng 1.500 vườn thực vật đang trồng ít
nhất là 35.000 loài cây, chiếm khoảng 15% loài thực vật đã được mô tả
trên toàn cầu. Vườn thực vật lớn nhất Thế giới là vườn thực vật Hoàng

Gia tại Kew (Anh) có khoảng 25.000 loài thực vật đang được gieo trồng,


chiếm 10% loài trong giới thực vật. Trong đó có 2.700 loài đang bị đe dọa
tuyệt chủng.
Các vườn thú trên Thế giới hiện nay nuôi giữ khoảng 700.000 cá thể
đại diện cho 3.000 loài thú, chim, bò sát, ếch nhái quý hiếm và có giá trị.
Tuy nhiên các vườn thú hầu như chỉ trưng bày những con thú lớn đầy
quyến rũ như gấu trúc, voi, hổ,... Trong khi đó bỏ qua một số lượng không
nhỏ các động vật quý hiếm khác có nguy cơ bị tuyệt chủng như côn trùng,
cá, động vật không xương sống mà giá trị ĐDSH, giá trị nguồn gen của
chúng đang đứng trên bờ tuyệt duyệt.
Để ngăn chặn hiểm họa đối với các loài thủy sinh, những chuyên gia
về cá, thú biển và san hô đã kêu gọi các chính phủ, các tổ chức môi trường
Quốc tế cần có chương trình bảo tồn thủy cung các loài đe dọa bị tuyệt
chủng. Hiện nay có khoảng 580.000 cá thể của nhiều loài cá quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng đang được nuôi trong bể kính.
Vườn thú
Các chương trình gây giống cho các loài thú biển, thân mềm, san hô,...
đang có nguy cơ tuyệt chủng mới ở giai đoạn sơ khai, thí điểm. Còn việc
nuôi nhiều loài cá voi, tạo rạn san hô, các loài ốc đẹp,… được xem là phát
triển kinh tế du lịch biển và thương mại hóa ĐDSH vùng ven bờ
Chính vì vậy, muốn bảo tồn được những giá trị ĐDSH, cần phải tăng
cường chăm sóc các loài sinh vật hiện sống trong thiên nhiên hoang dã,
cần có quy chế và kiểm soát được việc đưa các động vật quý hiếm vào
nuôi nhốt.
Thành công có được của việc nuôi nhốt hiện nay ở các
vườn thú là góp phần giáo dục các thế hệ trong cộng đồng yêu mến thiên
nhiên, có ý thức bảo tồn ĐDSH, cung cấp các thông tin cần thiết cho việc
nghiên cứu, tham quan, du lịch, giải trí và bảo tồn vốn gen quý hiếm trong

các dữ liệu ngân hàng gen.
* Kiểm soát ô nhiễm
Ô nhiễm có tác động nhiều mặt đến suy thoái ĐDSH. Ô nhiễm không
khí như biến đổi khí hậu, mưa xít, hiện tượng đảo nhiệt, ô nhiễm nguồn
nước như tồn lưu nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, các chất kim loại nặng,
tăng các vi sinh vật gây bệnh, thoái hóa đất, bạc màu và sa mạc hóa đất
đều tác động đến nguồn gen, suy giảm các cá thể của loài và dẫn đến tuyệt
chủng cục bộ từng chủng quần sinh vật ở các HST.
Vì vậy, kiểm soát và làm giảm thiểu sự tác động của các loại ô nhiễm
là một trong những giải pháp quan trọng nhất cần phải được thực hiện
trong chiến lược bảo tồn ĐDSH.


Muốn có một môi trường trong sạch, chống được các nguồn gây ô
nhiễm cần thiết phải quan trắc, dự báo, xử lý và quản lý tốt các nguồn
thải, chất thải ra môi trường chung.
Bên cạnh những biện pháp tích cực nêu trên, cũng phải áp dụng tốt
các chế độ kiểm tra nghiêm ngặt đối với tất cả các nhà máy, khu công
nghiệp, vùng sản xuất lâm nghiệp, khu dân cư và các hoạt động phát triển
khác.
Mỗi một khu vực, từng quốc gia và liên quốc gia phải đưa ra những
tiêu chuẩn xả thải theo giới hạn môi trường nền khác nhau để làm thước
đo cho việc quan trắc, xử lý làm sạch môi trường.
Ví dụ, ở Việt Nam đã đưa ra các tiêu chuẩn xả thải công nghiệp, thủ
công nghiệp, nông nghiệp và một số tiêu chuẫn sản xuất khác cho chất
lượng các thành phần môi trường khí, đất và nước (TCVN -1995). Năm
2002, đã công bố bổ sung nhiều chỉ tiêu mới về chất lượng môi trường
Việt Nam. Nhờ đó chất lượng môi trường Việt Nam đã từng bước được
cải thiện, sự suy giảm ĐDSH đang được giảm thiểu.
Việc bảo vệ môi trường trong sạch chống được nạn ô nhiễm không chỉ

có giá trị về bảo tồn và phát triển ĐDSH mà còn đảm bảo cho việc phát
triển bền vững. Điều đó không những có giá trị ở từng quốc gia hay khu
vực riêng lẻ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong sự sống còn và phát triển
của Nhân loại Toàn cầu.
* Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là giải pháp chiến lược duy nhất tạo cơ hội, điều
kiện cho nguồn tài nguyên tái tạo được phục hồi và phát triển nhằm đáp
ứng nhu cầu nhiều mặt, ngày càng cao cho thế hệ hiện nay và cả những
thế hệ mai sau. Bởi vậy, muốn phát triển bền vững thì phải bảo tồn ĐDSH
và muốn bảo tồn được ĐDSH thì phải phát triển bền vững . Đây là hai mặt
của một vấn đề trong chiến lược môi trường mang tính hữu cơ, thúc đẩy
lẫn nhau cùng phát triển.
Để phát triển bền vững, trước hết trong từng nhà máy, xí nghiệp, khu
vực sản xuất và mỗi quốc gia phải nâng tầm sản xuất lên nền công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Phải áp dụng các thành tựu của nền khoa
học – công nghệ tiên tiến, công nghệ siêu sạch. Áp dụng nền nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp sinh thái. Thiết kế nền sản xuất không xả thải, nền
sản xuất sạch.
Để đạt được điều đó phải tính đến việc hoàn thiện các chiến lược về
môi trường, đánh giá tác động môi trường. Sau nữa, các hoạt động phát
triển phải có nghĩa vụ kinh tế bằng trách nhiệm thu nộp thuế cho sự tác


động, khai thác môi trường. Có như vậy, môi trường tự nó sẽ được cải
thiện và thúc đẩy sự phát triển.
Trên cơ sở phát triển bền vững trong từng Quốc gia, khu vực, cần phải
xây dựng thể chế xã hội bền vững trong sự liên minh phát triển của toàn
cầu. Nhân loại phải có trách nhiệm sống hài hòa với nhau và hài hòa (thân
thiện) với thiên nhiên – môi trường.
* Khuyến khích kinh tế, giáo dục cộng đồng

Cộng đồng là người hưởng lợi từ ĐDSH, nhưng cũng là người gây
sức ép khai thác quan trọng cho ĐDSH. Vì thế giải pháp chiến lược bảo
tồn ĐDSH nhất thiết phải gắn liền với cộng đồng, dựa vào cộng đồng.
Để đạt được điều này người quản lý và các nhà khoa học phải có
trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến những vai trò, ý nghĩa của nguồn tài
nguyên ĐDSH đối với đời sống của cộng đồng, đồng thời làm cho họ
nhận thức được trách nhiệm phải bảo tồn ĐDSH.
Một trong những giải pháp phát triển ĐDSH dựa vào cộng đồng là
dùng lợi ích kinh tế để khuyến khích người dân địa phương tham gia bảo
tồn ĐDSH. Vd hỗ trợ kinh tế cho trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng,
bảo vệ mặt nước nuôi trồng thủy sản, bồi thường những thiệt hại do các
loài động vật hoang dã gây nên, …
Nâng cao đời sống kinh tế của cộng đồng cư dân vùng ven rừng, vùng
biển, vùng đệm bắng cách tạo công việc cho họ, thu hút người dân hoạt
động kinh tế dân sinh theo hướng bảo tồn ĐDSH. Phải tổ chức thành lập
các trang trại, các mô hình sinh thái “Vườn – Ao – Chuồng” (VAC) và
“Vườn – Ao – Chuồng – Rừng” (RVAC) khuyến khích được người dân
yên tâm lao động sản xuất, khai thác tài nguyên của chính mình và có một
mức thu nhập hài hòa và hấp dẫn. Nhờ đó, sẽ giảm được sức ép khai thác
tự nhiên, người dân sẽ tự bảo vệ lấy nguồn tài nguyên vốn có của mình và
có ý thức trong việc nuôi trồng để bảo tồn vốn gen của các loài vật nuôi,
cây trồng.
Bên cạnh những khuyến khích kinh tế, người dân cũng cần được
thông báo, truyền thông, giáo dục và đào tạo đầy đủ các chiến lược bảo vệ
môi trường, bảo tồn ĐDSH để giúp họ thay đổi nhận thức, có thái độ đúng
mức đối với các KBTTN, các nguồn tài nguyên sinh học,... Từ đó có thể
thu hút được cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn ĐDSH. Công tác
giáo dục, đào tạo phải là một nội dung hoạt động trong mọi dự án phát
triển cho dù đó là dự án xây dựng hay quản lý KBTTN. Công tác giáo



dục, đào tạo phải được lồng ghép hoặc hình thành môn học để đưa vào
học đường như một môn học bắt buộc và phổ cập.
Mục tiêu quan trọng là tạo ra được những cán bộ, người dân tâm
huyết làm hạt nhân cho phong trào tuyên truyền, giáo dục bảo tồn ĐDSH
và bảo vệ môi trường.
Sau cùng, bên cạnh giáo dục, đào tạo cần phải thực thi pháp luật để
răn đe, trừng trị những cá nhân, tập thể không thực hiện đúng các quy
định luật pháp về sử dụng tài nguyên môi trường và bảo vệ ĐDSH.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ là vô tận, tính ĐDSH sẽ được bảo
tồn và phát triển bền vững khi và chỉ khi con người biết sử dụng hợp lý
chúng và biết đối xử thân thiện hài hòa.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×