Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nâng cao vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo vệ tài nguyên rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.51 KB, 17 trang )

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC LẬP PHÁP

Thông tin chuyên đề
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG VIỆC THAM GIA BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
(Tài liệu phục vụ kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV)

Hà Nội, tháng 5 năm 2017


Mục lục
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
1. Thực trạng các chính sách thu hút đồng bào DTTS tham gia công tác bảo
vệ rừng .................................................................................................................. 3
2. Những ưu điểm, hạn chế của các chính sách thu hút đồng bào DTTS tham
gia bảo vệ rừng ..................................................................................................... 5
3. Giải pháp tăng cường vai trò của đồng bào DTTS tham gia công tác bảo
vệ rừng. ............................................................................................................... 10
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 16

1


MỞ ĐẦU

Rừng là tài nguyên quý giá của quốc gia, có khả năng tái tạo, là bộ phận
quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc


dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống của dân tộc. Tuy nhiên,
trong thời gian qua, đã có khá nhiều bất cập trong công tác bảo vệ và phát triển
rừng. Điển hình như cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng và xóa đói,
giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế, nguồn lực phân tán, chưa đủ
mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định giúp người dân yên tâm bảo vệ, phát triển
rừng và sống được bằng nghề rừng. Trong khi đó, không thể phủ nhận được vai
trò của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia bảo vệ rừng rất hiệu quả.
Hiện nay, Luật vẫn đang thiếu quy định về vai trò bảo vệ rừng của đồng
bào (DTTS). Do vậy, cần bổ sung một số điều khoản hoặc bổ sung vào dự thảo
Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) việc ưu tiên giao rừng cho đồng bào
(DTTS), bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có thể sống bằng nghề rừng,
có thu nhập bảo đảm từ rừng.
Để phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội
trong quá trình xem xét cho ý kiến, thông qua dự án Luật Bảo vệ và phát triển
rừng (sửa đổi), Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội xin
giới thiệu chuyên đề: “Nâng cao vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong
việc tham gia bảo vệ tài nguyên rừng trong tình hình hiện nay”.

2


1. Thực trạng các chính sách thu hút đồng bào DTTS tham gia công
tác bảo vệ rừng
Đại hội XI của Đảng đã thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó về lĩnh vực lâm nghiệp, Chiến lược đã
nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; khuyến khích cá
nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất; gắn
trồng rừng nguyên liệu với công nghiệp chế biến ngay từ trong quy hoạch và
dự án đầu tư; lấy nguồn thu từ rừng để phát triển rừng và làm giàu từ rừng.
Tiếp đó, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa

XI đã thông qua Nghị quyết về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó, Nghị quyết nhấn
mạnh phải nâng độ che phủ của rừng lên 45% vào năm 2020, bảo vệ, đẩy
mạnh phục hồi, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ
đầu nguồn, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng... Để đạt được
mục tiêu này, cần có sự đóng góp của đồng bào DTTS là lực lượng tại chỗ
thực hiện các công tác về bảo vệ rừng khỏi các nguy cơ bị tàn phá và hủy
hoại.
1.1. Chính sách giao đất, giao rừng
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào DTTS, trong đó có chính sách giao đất
lâm nghiệp và giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng là đồng bào
DTTS phù hợp với việc giao đất rừng theo quy định của Luật đất đai 20131,
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
- Nhà nước giao đất lâm nghiệp và giao rừng nhằm tạo công ăn việc làm,
tăng thu nhập và góp phần bảo vệ rừng hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống.
- Nhà nước cho thuê rừng đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia
đình. Trong đó, có bộ phận đồng bào DTTS thuê rừng trả tiền hàng năm để bảo
vệ và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp.
- Ngoài ra, Nhà nước còn xây dựng nhiều chương trình, chính sách
nhằm thực hiện hiệu quả công tác giao đất giao rừng như: Chương trình trồng
mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010; Chương trình 135, Chương trình
giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
Khoản 4, Điều 26, Luật đất đai 2013 về Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất quy định: Có chính
sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có
đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển
đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
1

3



27/12/2008 của Chính phủ, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn
2011 - 2020 và các chính sách đặc thù khác như giao rừng, khoán bảo vệ rừng
cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng là đồng bào DTTS tại các tỉnh Tây
Nguyên. Các chính sách này đã góp phần hỗ trợ các hộ gia đình, đặc biệt là
đồng bào dân tộc miền núi vùng khó khăn tăng thu nhập, thoát nghèo, từng
bước ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất lâm nghiệp, góp phần vào phát
triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trong vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn.
1.2. Chính sách bảo vệ rừng
Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định chương III về bảo vệ rừng bao
gồm 2 nội dung chính là trách nhiệm bảo vệ rừng và nội dung bảo vệ rừng.
Trong đó, có quy định liên quan đến chủ rừng bao gồm đối tượng là đồng bào
DTTS nếu đã được giao, cho thuê rừng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định pháp luật về bảo vệ rừng.
Từ cơ sở pháp lý đó, nhiều chủ trương, chính sách bảo vệ và phát triển
rừng và các chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào DTTS vùng miền núi đã được
thực hiện như: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 08/2006/CT-TTg
ngày 08/3/2006 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát
triển rừng; Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 về tăng cường chỉ đạo
thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống
người thi hành công vụ; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP
ngày 9/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính
sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 20152020.
Xã hội hoá ngành lâm nghiệp là một trong những chủ trương đúng đắn
của Đảng và Nhà nước ta. Với phương châm làm cho mỗi cánh rừng đều có
chủ, xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi và người dân có thể sống
được từ rừng, nhiều chính sách đã được Nhà nước ban hành. Trong đó, chính
sách giao đất giao rừng cho các chủ thể khác nhau để cùng bảo vệ, hưởng lợi

đã được thực hiện trong những năm qua.
Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, đến nay, cả nước đã giao hơn
11,361 triệu ha rừng, chiếm 80,8% tổng diện tích rừng và chiếm 69,3% tổng
diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (16,4 triệu ha). Còn tính đến
31/12/2015, đã có hơn 3,145 triệu hộ gia đình và hơn 1,110 triệu cộng đồng
được giao quản lý rừng. Trong đó, riêng rừng tự nhiên có 1.398.187 hộ gia

4


đình và hơn 1,062 triệu cộng đồng được giao quản lý.2
Công tác tuyên truyền, giáo dục vận động người dân và chính quyền địa
phương quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng thường xuyên được tổ
chức, tạo sự chuyển biến về nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương,
đặc biệt là cấp cơ sở và ý thức, sự tham gia tích cực của người dân đối với
việc bảo vệ rừng. Phần lớn các cộng đồng thôn bản đã tổ chức ký bản quy
ước về bảo vệ và phát triển rừng.
Ban chỉ đạo Trung ương về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và
phòng cháy, chữa cháy rừng3 thường xuyên tổ chức các cuộc họp, có sự phân
công phân nhiệm cụ thể đến từng thành viên để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các
địa phương, đến cộng đồng dân cư, đồng bào DTTS. Hàng năm thành lập các
đoàn kiểm tra đến các khu vực điểm nóng về phá rừng, khu vực trọng điểm có
nguy cơ cháy rừng cao để kiểm tra, đôn đốc các địa phương chủ động trong
công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Các địa phương đã kiện
toàn các ban chỉ đạo về phòng chống cháy rừng; rà soát, hoàn chỉnh các
phương án phòng chống cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” đến cơ sở.4
2. Những ưu điểm, hạn chế của các chính sách thu hút đồng bào
DTTS tham gia bảo vệ rừng
2.1. Những ưu điểm
Từ sau khi Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 được ban hành, hoạt động

bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực. Ngành
lâm nghiệp có bước phát triển đáng kể do có sự đóng góp của đồng bào DTTS
trong việc giữ rừng và trồng rừng. Diện tích rừng ngày càng được phục hồi.
Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới
những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp
pháp và bất hợp pháp. Năm 2005 tổng diện tích đất có rừng là 12418,5 nghìn ha
đến năm 2010 tăng lên 13388,1 nghìn ha, đến hết năm 2014 là 13796,5 nghìn
ha. Tỷ lệ che phủ rừng là năm 2005 là 37,5% năm 2010 là 39,5%, năm 2014 là
40,4%.5 Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng
ngày càng tăng.
Trọng Trí, Làm thế nào quản lý rừng tự nhiên hiệu quả?, Báo Điện tử Chính phủ, 17/04/2017
BCĐ được thành lập theo Quyết định số 1282/QĐ-TTg ngày 19/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở
sáp nhập BCĐTƯ thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 và BCĐTƯ phòng cháy, chữa cháy
rừng; và được kiện toàn theo Quyết định số 1245/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương (BCĐ) về các vấn
đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
4
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo số 11039/BC-BNN-TCLN về Tổng kết tình hình thi hành
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và đề xuất định hướng sửa đổi Luật, 26/12/2016.
5
Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, tr 160.
2

3

5


Chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đã có những đóng góp
tích cực trong việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; tạo việc
làm, ổn định đời sống cho người dân các địa phương vùng trung du, miền núi,

đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao hiệu quả sử
dụng rừng và đất lâm nghiệp thông qua giao đất, giao rừng; giao khoán bảo vệ
và phát triển rừng; hỗ trợ trồng rừng sản xuất; hỗ trợ bảo vệ rừng tại cấp xã, thực
hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (dịch vụ về điều tiết nguồn
nước, bảo vệ đất, kinh doanh du lịch sinh thái…); sản xuất nông lâm kết hợp,
khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Một số địa phương (Quảng Trị, Tuyên Quang,
Bình Định, Quảng Bình…) đã xuất hiện những mô hình liên kết tự nguyện giữa
những người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ; thí điểm mô hình đồng
quản lý rừng có sự tham gia của người dân sống trong và gần rừng và chia sẻ lợi
ích; góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả chương trình “Xóa đói, giảm
nghèo” thông qua các chương trình hỗ trợ các huyện nghèo; chính sách bảo vệ
và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ
đồng bào DTTS.
Giai đoạn 2005-2010, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, thu hút trên 4
triệu lao động tham gia dự án, chủ yếu là đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao. 6
Dự án cũng đã làm thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền và người dân,
đặc biệt là người dân miền núi vùng sâu, vùng xa, từ chỗ coi rừng là tài nguyên
vô tận để khai thác, đến nay người dân đã hiểu được lợi ích và giá trị kinh tế,
môi trường do rừng mang lại. Từ chỗ phải vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân
trồng rừng, đến nay người dân đã chủ động tìm đất để trồng rừng.
Giai đoạn 2011-2015, có khoảng 1,0-1,2 triệu hộ gia đình với gần 5,0
triệu lao động tham gia bảo vệ và phát triển rừng, trong đó các hộ nghèo, đồng
bào dân tộc miền núi, vùng cao chiếm tỷ lệ lớn. Thu nhập đời sống của người
dân từng bước được tăng lên, đã có nhiều hộ gia đình khá lên từ việc trồng rừng
thâm canh, đã xuất hiện một số mô hình sản xuất lâm nghiệp cho thu nhập trên
100 triệu/ha/năm.7
2.2. Những hạn chế
Mặc dù chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng nhưng quá trình thực hiện còn nhiều bất cập. Hiện
nay, hầu hết hộ gia đình và cộng đồng đồng bào DTTS đang sinh sống ở vùng

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo số 11039/BC-BNN-TCLN về Tổng kết tình hình thi hành
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và đề xuất định hướng sửa đổi Luật, 26/12/2016.
7
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo số 11039/BC-BNN-TCLN về Tổng kết tình hình thi hành
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và đề xuất định hướng sửa đổi Luật, 26/12/2016.
6

6


dân tộc và miền núi gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao vẫn sống dựa
vào rừng, một số nơi rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá để lấy đất sản xuất nông
nghiệp. Cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng và xóa đói, giảm
nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế, nguồn lực phân tán và chưa đủ
mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định giúp người dân yên tâm bảo vệ và phát
triển rừng và sống được bằng nghề rừng. Một số điểm hạn chế, bất cập chủ yếu
của các chính sách hiện hành trong bảo vệ và phát triển rừng như:
Thứ nhất, người dân thiếu thông tin trong công tác thực hiện giao đất,
giao rừng
Trong thực hiện chính sách giao đất giao rừng đối với đồng bào DTTS tại
bốn khu vực thuộc các tỉnh miền núi phía bắc, miền trung, Tây Nguyên và Nam
Trung , hầu hết người dân được khảo sát đều có biết chính sách giao đất, giao
rừng, nhưng chưa rõ quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các chính sách hỗ
trợ; thông tin về nguồn quỹ đất...8
Trong khi đó, chính quyền và các tổ chức khi giao đất, giao rừng lại chưa
căn cứ vào nhu cầu, khả năng quản lý, tập quán sinh kế, văn hóa truyền thống
của mỗi DTTS mà thường giao cho hộ gia đình, không phân biệt DTTS; hộ có
điều kiện chi trả chi phí giao đất, giao rừng thì được giao nhiều; hộ dám nghĩ
dám làm, có khả năng được nhận nhiều đất... Vì vậy, có hộ không dám nhận đất,
đến khi muốn nhận thì không còn, hoặc đất đã được giao cho các hộ ngoài địa

phương khác9; nhiều phần diện tích đất được giao có kết cấu địa chất xấu, nằm
trên vùng sườn núi dốc, hay đất thuộc rừng nghèo, tiếng là rừng nhưng chỉ còn
lau lách, tre nứa, hệ sinh thái và khu hệ động thực vật đã bị tác động; có nơi giao
đất rừng cho các hộ dân không hợp lý, cách nơi ở tới 10km.10
Thứ hai, sự thiếu hợp tác, không kế thừa và chồng chéo giữa ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn và ngành tài nguyên môi trường cấp địa phương
Cụ thể, sự chồng chéo, thiếu hợp tác, kế thừa, dân không được tham gia
công tác qui hoạch sử dụng đất, kết quả phân loại đất, rừng và công tác lập các
loại bản đồ đã bộc lộ nhiều sai sót trên thực tế, gồm: Không ăn khớp/chênh lệch
về tỉ lệ giữa các loại bản đồ (bản đồ giao đất, bản đồ rà soát bổ sung và bản đồ
Ngọc Linh, Chung quanh việc giao đất giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, Báo Nhân dân, 22/11/2014,
Ví dụ: trường hợp tại xã Xuân Sơn (Phú Thọ) có gần 100 ha rừng sản xuất được Ban quản lý rừng phòng hộ
giao cho người ở xã khác quản lý. Diện tích đất giao cho DTTS thường rất nhỏ lẻ, nhất là tại các tỉnh miền núi
phía bắc, miền trung, mỗi hộ thường chỉ được giao từ hai đến ba ha, nên không đáp ứng được đặc thù của nghề
rừng. Nguồn: TS. Đặng Kim Sơn, Tiểu dự án Hỗ trợ giảm nghèo PRPP-UBDT của Chương trình phát triển LHQ
(UNDP), Báo Nhân dân, 22/11/2014.
10 Ví dụ: xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nguồn: TS. Đặng Kim Sơn, Tiểu dự án Hỗ trợ
giảm nghèo PRPP-UBDT của Chương trình phát triển LHQ (UNDP), Báo Nhân dân, 22/11/2014.
8
9

7


hiện trạng rừng); Sai lệch về vị trí các lô đất giữa bản đồ và thực tế; Bản đồ sau
(bản đồ rà soát bổ sung và bản đồ hiện trạng), phủ định kết quả của bản đồ làm
trước (bản đồ giao đất).11
Thứ ba, quỹ đất lâm nghiệp tập trung quy mô lớn để trồng mới rừng sản
xuất không còn
Ở những nơi có điều kiện đất tốt thì đã trồng rừng; diện tích chưa trồng

phần lớn là ở vùng cao, xa, điều kiện lập địa khó khăn. Quy mô diện tích đất lâm
nghiệp của mỗi hộ gia đình nhỏ lẻ (mỗi hộ gia đình chỉ 1-2ha), số hộ có diện
tích đất lâm nghiệp trên 5ha rất ít. Các hộ gia đình vùng miền núi đời sống khó
khăn, thiếu vốn sản xuất nên trồng rừng quảng canh, chu kỳ ngắn để nhanh cho
sản phẩm, thu nhập. Công tác giao đất lâm nghiệp cho các chủ rừng là tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân ở một số địa phương còn chậm. Nhiều chủ rừng chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để vay vốn, ổn định sản xuất.
Thứ tư, quá trình triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ người dân
chưa gắn với giao đất, giao rừng
Định mức hỗ trợ người dân bảo vệ rừng hiện nay vẫn đang ở mức thấp
thấp. Mức chi trả tiền khoán bảo vệ rừng trung bình là 400 nghìn đồng/ha/năm12
cho một hộ có trung bình bốn khẩu. Bắt đầu từ năm 2010, bên cạnh khoản tiền
hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, những người tham gia khoán bảo vệ rừng được nhận
thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ngoài khoản tiền mặt hỗ trợ khoán
bảo vệ rừng, người dân được phép thu hái một số lâm sản phụ, lâm sản ngoài gỗ
và lâm sản tỉa thưa trong giới hạn quy định. Với mức hỗ trợ từ 200.000 400.000 đồng/ha/năm, mỗi hộ gia đình khi nhận khoán rừng có thể thu được tối
đa 12 triệu đồng từ khoán bảo vệ rừng, chưa kể nguồn thu từ lâm sản phụ và lâm
sản ngoài gỗ.
Trong khi đó, theo thống kê tại Quyết định số 3322/QĐ-BNNTCLN ngày
28-7-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hiện trạng rừng toàn
quốc, hiện quỹ đất lâm nghiệp do UBND cấp xã quản lý là gần 2,3 triệu ha, nếu
chia cho 22 triệu người DTTS đang sinh sống thì được khoảng 1,2 ha/người.
Với mức khoán như hiện nay, không kể “nguồn lợi” hết sức khiêm tốn từ rừng
như củi cành, giò phong lan, ngọn măng... mỗi năm mức hưởng lợi từ rừng của
người dân cao nhất cũng chỉ đạt khoảng ba đến bốn triệu đồng. Hơn nữa, quá
trình thực hiện chính sách khoán rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình/cộng
TS. Đặng Kim Sơn, Tiểu dự án Hỗ trợ giảm nghèo PRPP-UBDT của Chương trình phát triển LHQ (UNDP),
Báo Nhân dân, 22/11/2014.
12
Nghị định Số: 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo

nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020.
11

8


đồng tại các lâm trường quốc doanh cho thấy quá trình khoán bảo vệ rừng diễn
ra rất chậm, chỉ chiếm khoảng 30%, có nơi chỉ chiếm 5-10% diện tích đất của
công ty nên người dân không có động lực để bỏ thêm chi phí đầu tư phát triển
rừng.13
Thứ năm, hạn chế trong công tác quản lý rừng gây khó khăn trong thu hút
đồng bào DTTS tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên rừng
Ban quản lý rừng thiếu trang thiết bị, công cụ, phương tiện phục vụ bảo
vệ rừng, xử lý tranh chấp đất đai, nhất là thiếu kinh phí cho công tác đo đạc, cắm
mốc, dẫn đến giao đất, giao rừng không đúng giữa bản đồ và thực tế nên không
quản lý được. Do không bố trí được kinh phí từ cả trung ương và địa phương
nên nhiều chính sách hỗ trợ không triển khai được hoặc không liên tục, như Ban
quản lý rừng phòng hộ SIM (Thanh Hóa) có năm chỉ “xin” được 50% kinh phí.
Hay thiếu tiền hỗ trợ tái định cư cho người dân như cam kết ban đầu, dẫn đến
không trả tiền của dân.14 Cung cấp cây giống giá cao hơn thị trường, và có
trường hợp lạm thu các khoản phí trong khi không cung cấp dịch vụ nào cho
người dân, thậm chí dung túng cho hành vi chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang
rừng sản xuất, hoặc các mục đích khác... gây mâu thuẫn giữa các hộ và giữa ban
quản lý rừng với các hộ15.
Qua khảo sát tại các địa phương cho thấy có một nghịch lý là trong kết
cấu thu nhập, địa phương nào có tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp cao 40 đến 50%
thì tổng thu nhập bình quân hộ gia đình lại thấp. Điển hình như các hộ DTTS ở
xã Xuân Thọ (Thanh Hóa), hay Xuân Đài (Phú Thọ) có thu nhập từ lâm nghiệp
chiếm 60 đến 70% cơ cấu sản xuất, thì tổng thu nhập chỉ có khoảng 17 triệu
đồng/hộ/năm. Trong khi ở xã Gung Ré (Lâm Đồng) thì ngược lại, tỷ lệ thu nhập

từ lâm nghiệp chỉ trên dưới 10%, nhưng tổng mức thu nhập lại đạt khoảng 83
triệu đồng/hộ/năm.16
Điều này cho thấy chính sách giao đất, giao rừng giúp đồng bào DTTS
được hưởng lợi và hỗ trợ từ rừng chỉ là giải pháp tình thế, ngắn hạn và chưa hiệu
Lê Thị Hà Thu, Chính sách giao khoán bảo vệ rừng: Hiệu quả không như kỳ vọng,Trung tâm Con người và
Thiên nhiên, 30/3/2017
14
Trường hợp 30 hộ đồng bào Dao Tiền tái định cư từ vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Sơn được phổ biến mỗi hộ
sẽ được trợ cấp 50 triệu đồng khi di dời, nhưng thực tế chỉ được nhận năm triệu đồng/hộ. Một số cán bộ quản lý
rừng năng lực quản lý kém, không làm tròn trách nhiệm theo dõi, quản lý bảo vệ và trồng rừng, lợi dụng sự thiếu
thông tin của người dân để trục lợi. Nguồn: Ngọc Linh, Chung quanh việc giao đất giao rừng cho đồng bào dân
tộc thiểu số, Báo Nhân dân, 22/11/2014.
15
Như trường hợp xảy ra tại xã Như Thanh (Thanh Hóa), Ban quản lý rừng phòng hộ SIM thu 600 nghìn
đồng/ha/năm trồng rừng keo; 400 nghìn đồng/ha/năm trồng luồng. Ngoài ra, khi người dân muốn trồng keo,
luồng trên các diện tích rừng khoán phải nộp cho ban quản lý rừng một khoản tiền từ hai đến ba triệu đồng/ha.
Nguồn: Ngọc Linh, Chung quanh việc giao đất giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, Báo Nhân dân,
22/11/2014.
16
Ngọc Linh, Chung quanh việc giao đất giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, Báo Nhân dân, 22/11/2014.
13

9


quả.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng chưa được triển khai đồng đều ở các địa phương
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhiều nơi còn mang tính hình
thức, thiếu hiệu quả, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào DTTS

sinh sống. Do trình độ dân trí thấp, tình trạng người dân không biết chữ, không
thông thạo tiếng phổ thông ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khá phổ biến, do
ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào, mặt khác đội ngũ cán
bộ làm công tác tuyên truyền trong vùng dân tộc còn thiếu và còn yếu cả về kiến
thức và kỹ năng truyền đạt, chưa am hiểu phong tục của đồng bào và do bất
đồng ngôn ngữ… các hình thức tổ chức tuyên truyền nhiều khi còn cứng nhắc,
không thu hút được sự quan tâm của đồng bào.17 Chỉ một bộ phận nhỏ đồng bào
DTTS, chủ yếu là đàn ông và thanh niên trẻ có thể hiểu được các điều qui định
về quyền lợi và trách nhiệm của người được nhận sổ đỏ đối với diện tích đất,
rừng được giao.Vì vậy, dẫn tới nhận thức chưa đầy đủ về chính sách, pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng, gặp khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển
rừng và xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế, nguồn lực
phân tán và chưa đủ mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định giúp người dân yên
tâm bảo vệ và phát triển rừng và sống được bằng nghề rừng.
Luật vẫn đang thiếu quy định về vai trò bảo vệ rừng của đồng bào DTTS.
Điều này có ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này.
Công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng chưa hiệu quả. Chưa có quy
ước quản lý, bảo vệ rừng và mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng
thấp nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được triển
khai rộng rãi, thường xuyên đến người dân nên họ chưa thực sự có ý thức trong
việc bảo vệ và phát triển rừng nói chung.
3. Giải pháp tăng cường vai trò của đồng bào DTTS tham gia công
tác bảo vệ rừng
Với những bất cập, hạn chế đã phân tích ở trên, điều cần thiết là tìm ra
Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọ ng của công
tác dân tộc, Cổng thông tin điện tử Ủy ban dân tộc, 23/06/2016.

17

10


phương hướng giải pháp hữu hiệu, thực tế để tăng cường vai trò của đồng bào
DTTS trong công tác bảo vệ rừng hiện nay. Đã đến lúc cần phải có hành lang
pháp lý đầy đủ hơn, thông thoáng hơn cũng như các chính sách ưu tiên đối với
đồng bào vùng núi để thu hút được sự tham gia của họ vào việc giữ gìn bảo vệ
rừng cũng như nâng cao đời sống của người dân bằng chính sách giao khoán
rừng hợp lý.
3.1. Giải pháp trong công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào DTTS
Chính sách về giao đất, giao rừng cần đề cao hơn nữa vấn đề tham vấn và
sự tham gia của người dân, thay đổi nhận thức, nhất là về hiệu quả sinh kế của
chính sách này đối với đồng bào DTTS. Phần lớn cộng đồng đồng bào DTTS
quản lý, bảo vệ đất rừng chủ yếu là để duy trì không gian tín ngưỡng và quĩ tài
nguyên cho sinh kế. Rừng cộng đồng gắn liền với bảo vệ môi trường của thôn,
đặc biệt là bảo vệ, duy trì nguồn nước cho cộng đồng, góp phần vào việc đáp
ứng những yêu cầu về xã hội như niềm tin tín ngưỡng bản địa, văn hóa truyền
thống. Phương thức quản lý rừng cộng đồng cũng đơn giản thông qua sử dụng
nguồn vốn và lao động hiện có của cộng đồng là chủ yếu. Các thành viên trong
cộng đồng cùng nhau quản lý, bảo vệ rừng và hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự
nguyện, cùng có lợi. Vì vậy, các chính sách đưa ra phải phù hợp với đặc tính
kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường, năng lực và trình độ phát triển của từng
nhóm DTTS. Phải có chính sách phát triển sinh kế đa dạng, dài hạn khác cho
người nghèo DTTS để có cuộc sống ổn định hơn.18
Sự song hành quan niệm /thực hành về chế độ “sở hữu” và hình thức quản
lý đất đai, có thể là “tự thừa nhận” bởi luật tục, hay “công nhận” bởi luật pháp,
đang xảy ra nhiều các mâu thuẫn, tranh chấp. Do vậy, nếu công tác giao đất,
giao rừng chỉ đơn thuần áp đặt các tiêu chí về khung luật pháp, kỹ thuật công

nghệ và phương pháp chuyên gia, mà thiếu sự tôn trọng và lồng ghép một cách
khéo léo các yếu tố về tâm lý, văn hóa, phong tục tập quán của các nhóm dân
tộc, đặc thù tự nhiên, cũng như thúc đẩy sự tham gia đầy đủ, trách nhiệm của
người dân thì khó có thể đạt được những kết quả như mong muốn. Đôi khi cách
làm này có thể là nguyên nhân làm tăng các mâu thuẫn và tranh chấp tại các địa
phương. Do vậy, việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực, kỹ năng và nhận thức
của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia công tác giao đất, giao rừng, qui
hoạch và bản đồ là việc hết sức cấp bách.
Về giải thích từ ngữ, Dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi)
Lồng ghép mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số vào kế hoạch phát triển KT – XH, Diễn đàn thường niên về
phát triển dân tộc thiểu số do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Dân tộc và các Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) tại Việt Nam năm 2015, Báo đại biểu nhân dân, 31/01/2015.
18

11


quy định tại Khoản 13 Điều 3 – “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt
Nam sinh sống cùng địa bàn thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và
điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán…” có thể nói là hơi bó hẹp.
Nếu soi chiếu định nghĩa này vào trường hợp cụ thể tại một số địa bàn
DTTS nơi ít nhất có 4 đối tượng gồm cộng đồng, dòng họ, nhóm hộ gia đình và
gia đình thì vẫn chưa đầy đủ. Vì thực tế hiện nay có hơn 2 triệu hécta rừng giao
cho cộng đồng dân cư lớn hơn thôn, xóm, bản và thậm chí đến cấp xã, nên việc
giải thích từ ngữ này cần mở rộng thêm cả địa bàn xã hoặc địa bàn rộng hơn
thôn, xóm.
Để phù hợp với thực tế hiện nay cần bổ sung một số điều khoản hoặc bổ
sung vào các Điều 20, 21 về việc ưu tiên giao rừng cho đồng bào DTTS sinh
sống tại chỗ. Hoặc bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng
nhằm đảm bảo cho đồng bào dân tộc miền núi có thể sống bằng nghề rừng, có

thu nhập bảo đảm từ rừng. Bổ sung quyền của người dân sống ở vùng lõi các
rừng đặc dụng, rừng bảo tồn với các ban quản lý rừng, các vườn quốc gia.
Người dân địa phương cần có quyền tiếp cận rừng, được lấy các lâm sản phụ
như mây, tre, nứa, cây dược liệu, được xen các cây hoa màu, cây dược liệu dưới
tán rừng để bảo đảm cuộc sống.
Một trong những vấn đề mấu chốt, làm cơ sở nền tảng cho giao đất, giao
rừng và bản đồ là công tác qui hoạch quản lý, sử dụng đất rừng. Từ thực tiễn các
địa phương nơi có rừng, người dân, cán bộ cấp cơ sở đóng một vai trò quan
trọng trong công tác qui hoạch. Họ là những người am hiểu hơn ai hết các điều
kiện đặc thù của địa phương. Do đó, việc phát huy hơn nữa công tác qui hoạch
“từ cơ sở”, có sự tham gia của các ban ngành chức năng địa phương cần phải
được đẩy mạnh. Để làm được vấn đề này thì cần phải duy trì qui hoạch ở cấp xã.
3.2. Giải pháp trong chính sách bảo vệ rừng
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo DTTS là gần 60%, cao gấp gần ba lần tỷ lệ
nghèo chung của cả nước, và gấp năm lần tỷ lệ nghèo của nhóm DTTS. Cá biệt
có một số DTTS tỷ lệ nghèo tới 90%. Nguyên nhân chủ yếu do thu nhập từ rừng
chỉ chiếm khoảng 8,5%, do vậy người dân chưa thể dựa vào rừng để sống.19 Vì
vậy, cần có giải pháp về hỗ trợ phát triển sinh kế: Tổ chức đánh giá, lựa chọn
các hoạt động phát triển sinh kế phù hợp; lồng ghép các nguồn vốn từ các
chương trình, dự án có liên quan; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp có
năng lực đầu tư trồng - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản; khuyến
19

Ngọc Linh, Chung quanh việc giao đất, giao rừng cho đồng bảo dân tộc thiểu số, Báo Nhân dân, 22/11/2014.

12


khích sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương về tài nguyên, nhân lực, kinh
nghiệm bản địa,…; rà soát, bổ sung xây dựng hương ước sát thực với từng cộng

đồng để bảo vệ rừng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao năng
lực cho cán bộ, người dân; hỗ trợ vốn, thông tin thị trường…; thường xuyên tổ
chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Trong công tác bảo vệ rừng, phục hồi rừng cũng có vai trò không nhỏ của
đồng bào DTTS – những người trực tiếp tham gia trồng rừng, sản xuất lâm
nghiệp. Những chủ rừng, người dân, hộ dân, những tổ chức, đơn vị được nhà
nước giao đất trồng rừng phải có trách nhiệm, gắn với đó là chính sách bảo vệ,
phát triển. Hàng năm, cần có kế hoạch trồng bao nhiêu hecta rừng, xác định cụ
thể, trồng chỗ nào, giao cho chính quyền địa phương phải có trách nhiệm trồng
rừng, giám sát.Việc cần thiết là chính sách của nhà nước để bảo vệ, phát triển
rừng trong dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) chưa rõ, phải có
chính sách rõ ràng, người dân ở rừng sống được với rừng, không phá rừng thì
công tác giữ rừng, phát triển rừng mới thực sự hiệu quả.
Cần rà soát, xem xét để người dân ở các vùng các lõi của rừng đặc dụng,
rừng bảo tồn được chia sẻ quyền lợi trong việc họ có tham gia vào bảo vệ rừng,
giữ rừng như là họ có quyền tiếp cận rừng, được lấy các sản phẩm phụ, được
trồng xen các cây dược liệu hoặc khai thác dược liệu dưới tán rừng, v.v... Điều
đó có thể đảm bảo cho người dân miền núi có thể sống bằng nghề rừng và có thu
nhập đảm bảo từ rừng.
Trên thực tế, hầu hết những cánh rừng tâm linh/tín ngưỡng, rừng thiêng,
rừng đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng (dân tộc) đều nằm
trong diện tích rừng phòng hộ hoặc đặc dụng. Do đó, cần có các chính sách hoặc
hướng dẫn cụ thể về việc công nhận rừng thiêng của cộng đồng để có vị trí
ngang hàng với rừng đặc dụng quy mô nhỏ. Các loại rừng được xác định, phân
loại rõ ràng theo hệ thống tri thức, luật tục truyền thống và tồn tại phổ biến ở các
cộng đồng dân tộc miền núi. Ví dụ: các khu rừng thiêng, nghĩa địa (rừng ma),
rừng đầu nguồn nước, rừng già, rừng để hái măng, lấy củi, thuốc nam, thu hái
sản phẩm phi gỗ, rừng tái sinh để luân canh nương rẫy. Rừng là không gian sinh
tồn, không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống. Bảo vệ rừng bằng tâm linh và
luật tục là thế mạnh rất lớn của cộng đồng, bởi nó gắn với ý thức, tính tự nguyện

và tính cộng đồng cao. Hơn nữa, việc công nhận, tôn trọng và phát huy quĩ tài
nguyên và không gian văn hóa đồng bào sẽ góp phần thực hiện hiệu quả chính
sách giữ gìn, phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng, Nhà nước.

13


3.3. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ
và phát triển rừng
Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng,
nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây
dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng.
Cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng
bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường
rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải
thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội
cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho
người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo
thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng.
Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành trung ương và địa
phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát,
xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ
cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao
năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt
lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng. Quản
lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.
Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của

các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức,
địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể
nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất
rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá
nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng.

14


3.4. Giải pháp trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ đảng, chính quyền
đối với các loại hình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đây vừa là vấn
đề nguyên tắc vừa là khâu then chốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình
thức phổ biến giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ rừng. Cấp uỷ Đảng, chính
quyền cần xây dựng kế hoạch cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp
luật trong mỗi hoạt động của địa phương, hình thành hệ thống chân rết tại các
cụm dân cư, thôn, bản.
Thứ hai, trong công tác thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý
bảo vệ rừng nói riêng, cán bộ kiểm lâm phải thường xuyên bám sát cơ sở chính
quyền để lồng ghép đăng ký thời lượng cho mình tuyên truyền phổ biến pháp
luật bảo vệ rừng ở cơ sở,tuyên truyền phổ biến pháp luật phải gắn với phong tục
tập quán thôn, bản, với đời sống của nhân dân .
Thứ ba, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và năng lực của cộng đồng đặc
biệt là người dân miền núi, chú ý đến phong tục, tập quán, tri thức bản địa của
người dân tộc. Cụ thể, tổ chức cho 100% các hộ dân tham gia ký cam kết bảo

vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Điều chỉnh nội dung các quy ước, hương ước
liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng; quy chế xử phạt đối với trường
hợp vi phạm lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng cho phù hợp nhằm răn đe, giáo dục
nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng từ mỗi cá nhân trong cộng đồng dân
cư.

15


Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Ngọc, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) tạo đà cho tái cơ
cấu lâm nghiệp, Báo Đại biểu nhân dân, 11/6/2014.
2. Hồng Minh, Nhiều bất cập trong đầu tư, hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng,
Tạp chí tài nguyên và môi trường, 30/6/2015.
3. Lê Thị Hà Thu, Chính sách giao khoán bảo vệ rừng: Hiệu quả không như
kỳ vọng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên, 30/3/2017.
4. Lê Trọng Cúc, Hiện trạng và xu hướng phát triển miền núi Việt Nam,
Trang tin miền núi Việt Nam, ngày 22/9/2011.
5. Mai Thoa, Cần quy định về vai trò bảo vệ rừng của đồng bào các dân tộc
thiểu số, Báo Công lý, 13/3/2017.
6. Ngô Tùng Đức, Trần Nam Thắng, Nâng cao vai trò của đồng bào dân tộc
thiểu sổ trong việc bảo vệ tài nguyên rừng Bài đăng trên Tạp chí Môi
trường số 12 – 2015.
7. Ngọc Linh, Chung quanh việc giao đất giao rừng cho đồng bào dân tộc
thiểu số, Báo Nhân dân, 22/11/2014.
8. Lồng ghép mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số vào kế hoạch phát triển KT
– XH, Diễn đàn thường niên về phát triển dân tộc thiểu số do Hội đồng
Dân tộc, Ủy ban Dân tộc và các Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) tại Việt Nam năm 2015, Báo đại biểu nhân dân, 31/01/2015.
9. Trọng Trí, Làm thế nào quản lý rừng tự nhiên hiệu quả?, Báo Điện tử

Chính phủ, 17/04/2017.
10.TS. Vũ Trường Giang, Đổi mới công tác dân vận vùng miền núi và đồng
bào dân tộc thiểu số hiện nay, Tạp chí Dân tộc 26/09/2011.
11.Thực hiện 6 giải pháp tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển rừng, Báo
Điện tử đài tiếng nói Việt Nam, 18/01/2017.
12.Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số
là nhiệm vụ quan trọng của công tác dân tộc, Cổng thông tin điện tử Ủy
ban dân tộc, 23/06/2016.

16



×