Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò của hệ thống DNNVV đã được khẳng định qua thực tế
phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế. Ở Việt Nam,
sự phát triển của các DNNVV đã tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế
và trở thành định hướng chiến lược quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội đất nước.
Trong những năm vừa qua, quy mô các DNNVV trên cả nước
ngày càng tăng, đặc biệt nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp (DNCNNVV) và việc phát triển nhóm
ngành này đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn mà nước ta đang xây dựng
đó là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
song song với mục tiêu CNH - HĐH đất nước.
Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi phía
Bắc - một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, có nhiều
lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng
sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng
cao, cơ sở hạ tầng đang có những đầu tư phát triển lớn... là điều kiện
để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nói chung và các
DNCNNVV nói riêng. Sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã góp phần tạo ra GTSX
ngành công nghiệp tăng vượt bậc qua các năm. Trong đó, năm 2010,
tổng GTSX ngành công nghiệp của cả tỉnh (theo giá so sánh 2010) là
24.902,3 tỷ đồng, năm 2016 đạt 477.485,0 tỷ đồng (tăng gấp 19 lần) và
tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp qua các giai đoạn 2006-2010
đạt 15,45%/năm, 2011-2016 đạt 76%/năm và bình quân 11 năm 20062016 đạt 46%/năm. Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNCNNVV
trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 15.703 lao động, góp phần
ổn định và đảm bảo an sinh xã hội. [9]
Sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh chịu tác động
của các nhóm nhân tố khác nhau, những nhân tố có thể kiểm soát


được hoặc vượt ngoài tầm kiểm soát của DN có tác động rất lớn đến
sự phát triển của DN. Bên cạnh đó, ở Thái Nguyên, một số nghiên
cứu về phát triển doanh nghiệp công nghiệp, phát triển DNNVV cũng
như giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đã được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Song
cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp và toàn diện về


2
các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
Vì thế, nghiên cứu này thể hiện tính thực tiễn rất lớn.
Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên” cho Luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các DNCNNVV trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, luận án đi sâu
vào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DNCNNVV.
Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển loại hình DN
này tại Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về
doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa và phát triển doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa.
- Đánh giá thực trạng phát triển của các doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của
các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các doanh

nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong
những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nhân tố ảnh
hưởng tới phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, bao gồm:
Trình độ công nghệ sản xuất, hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn nguyên
liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phương và
tiếp cận tài chính.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận án được nghiên cứu trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp của luận án được thu thập trong khoảng thời gian
từ năm 2014 đến năm 2016. Số liệu sơ cấp được thu thập cho nghiên
cứu định lượng sơ bộ vào tháng 5 năm 2016 và cho nghiên cứu định


3
lượng chính thức được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2016.
Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề xuất đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.
- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung phân tích, đánh giá và
lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển của các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, bao gồm các nhân tố: Trình độ công nghệ
sản xuất, hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản
lý, chính sách hỗ trợ của địa phương và tiếp cận tài chính. Từ đó, đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển loại hình DN này tại tỉnh Thái Nguyên.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Thứ nhất, luận án hoàn thiện một bước cơ sở lý luận và thực tiễn

về những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNCNNVV. Đó là trình độ
công nghệ sản xuất, hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn nguyên liệu, lao động,
năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phương và tiếp cận tài chính.
- Thứ hai, luận án là nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình cấu
trúc tuyến tính (SEM) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
- Thứ ba, luận án góp phần bổ sung vào khung phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên một nhân
tố mới, đó là nguồn nguyên liệu.
- Thứ tư, luận án đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Thông qua phân
tích định lượng bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), luận án đã
chứng minh được 7 nhân tố được đưa vào phân tích đều có ảnh hưởng
đến phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, nhân tố trình
độ công nghệ sản xuất và tiếp cận tài chính là hai nhân tố có ảnh
hưởng lớn nhất. Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu phát triển
DNCNNVV trong thời gian tới, kết hợp với những vấn đề còn tồn tại
trong phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên và kết quả phân tích mô
hình SWOT các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, luận án đề xuất 05
nhóm giải pháp và 02 nhóm khuyến nghị nhằm phát triển DNCNNVV
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5
chương với những nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.


4
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các
doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên.
Chương 5: Giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển
doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về DNNVV nói chung
và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công, tăng trưởng và phát
triển của các DNNVV nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Trong các nghiên cứu đó, lý thuyết về DNNVV như khái
niệm, đặc điểm, vai trò của DNNVV đối với sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia được trình bày khá chi tiết. Bên cạnh đó, bằng việc sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nghiên cứu đã
chứng minh mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến sự thành
công, tăng trưởng và phát triển của các DNNVV ở mỗi không gian
nghiên cứu khác nhau, cụ thể là các nghiên cứu của Yang (2006),
Ibrahim (2008), Saenz (2010), Olabisi và cs (2011), Chittithaworn
và cs (2011), Ghosh và cs (2011), Kamunge và cs (2014), Mashenece
và cs (2014), Bouazza và cs (2015), Abrar-ul-haq và cs (2015).
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu về DNNVV. Các công trình nghiên cứu đó đã luận giải
về nội hàm của DNNVV trong các lĩnh vực khác nhau, một số công
trình đã quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về DNCNNVV. Trong các
công trình đó, các tác giả đã đề cập đến khái niệm DNNVV, khái
niệm DNCNNVV, đặc điểm, tiêu chí xác định DNNVV cũng như

nêu lên tầm quan trọng của các DNNVV đối với sự phát triển kinh tế
của quốc gia và các tỉnh thành. Về cơ bản, các tác giả khi nghiên cứu
về DNNVV đều dựa trên cơ sở Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ
giúp phát triển DNNVV. Theo đó, các DNNVV được đo bằng 02 tiêu
chí chính là tổng nguồn vốn và số lao động bình quân hàng năm. Bên


5
cạnh đó, đã có một số công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển của các DNNVV ở Việt Nam và ở các tỉnh thành
trong cả nước, cụ thể là các công trình nghiên cứu của các tác giả sau:
Lê Văn Tâm (1995), Phạm Văn Hồng (2007), Trịnh Đức Chiều
(2010), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Phan Thị Minh Lý
(2011), Lê Quang Mạnh (2011), Nguyễn Thanh Liêm (2016).
1.2. Tóm lƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình khoa học đã
nghiên cứu
Các công trình nước ngoài sử dụng các phương pháp định tính
và chủ yếu phương pháp định lượng để phân tích các nhân tố có ảnh
hưởng đến sự phát triển của các DNNVV.
Các công trình nghiên cứu trong nước được các tác giả đề cập
đến chủ yếu sử dụng các phương pháp như phân tích thống kê,
phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, mô hình ma trận SWOT để
đánh giá, phân tích. Ngoài ra, phương pháp định lượng được sử dụng
như mô hình hồi quy nhị biến, đa biến, mô hình sử dụng phương
pháp bình phương nhỏ nhất (OLS),…
1.4. Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh kết quả đạt được, các nghiên cứu thực nghiệm còn một
số hạn chế cả về không gian và nội dung nghiên cứu (thể hiện qua các

nhân tố tác động). Mặt khác, chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề
các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNCNNVV sử dụng mô hình
phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và kiểm định giả thuyết nghiên
cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) tại tỉnh Thái Nguyên.
Đây là những “khoảng trống” tri thức mà luận án dự kiến sẽ lấp đầy.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1. Lý luận chung về doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
2.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp
Doanh nghiệp công nghiệp trước hết là một bộ phận cấu thành
của hệ thống doanh nghiệp, là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài


6
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp công nghiệp bao
gồm khai thác, chế biến (hay còn gọi là sản xuất) và dịch vụ sửa chữa.
2.1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
Từ khái niệm doanh nghiệp công nghiệp, khái niệm DNNVV
theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP kết hợp với các tiêu chí phân loại
DNNVV theo quy mô và khu vực có thể hiểu:
Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận cấu thành
của hệ thống doanh nghiệp, là cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực công
nghiệp gồm các hoạt động khai thác, chế biến và dịch vụ sửa chữa đã
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có số lao động không

quá 300 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
2.1.1.4. Khái niệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
Phát triển DNCNNVV là sự tăng trưởng về số lượng, doanh thu
và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo việc làm gắn với thu nhập
ngày càng được cải thiện của người lao động
2.1.2. Phân loại doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
- Phân loại căn cứ vào công dụng kinh tế của sản phẩm
- Phân loại căn cứ vào phương thức tác động đến đối tượng lao động
- Phân loại theo tính chất quy trình công nghệ
2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Đặc điểm của các DNCNNVV xuất phát từ chính đặc điểm của
ngành công nghiệp và quy mô của doanh nghiệp. Cũng như các
DNCNNVV trên thế giới, với quy mô nhỏ, DNCNNVV Việt Nam cũng
có những đặc điểm tương tự như ở các quốc gia khác và bên cạnh những
đặc điểm riêng có của loại hình DNCN thì DNCNNVV cũng có những
đặc điểm tương đồng với những đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam.
2.1.4. Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đối với
nền kinh tế
Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, có thể khái quát
lại vai trò của DNCNNVV trên các khía cạnh về kinh tế và về xã hội
2.2. Lý luận chung về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển
doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1. Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các
doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
Dựa trên việc tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình
nghiên cứu có liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển


7
DNCNNNV tại các quốc gia đang phát triển. Từ đó, các nhân tố tác

động có thể chia thành 2 nhóm: nhóm nhân tố bên ngoài doanh
nghiệp và nhóm nhân tố nội tại, bên trong doanh nghiệp.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Ibrahim (2008) cùng với việc kế
thừa nghiên cứu của Trịnh Đức Chiều (2010), Phan Thị Minh Lý (2011),
Abrar-ul-haq và cs (2015) đặc điểm của các DNCNNVV kết hợp với kết
quả thảo luận nhóm chuyên gia - nhà quản lý (Phụ lục 01). Các nhân tố
được đem vào phân tích trong nghiên cứu này là trình độ công nghệ sản
xuất, hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản
lý, chính sách hỗ trợ của địa phương và tiếp cận tài chính.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
2.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển các doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ
và vừa ở một số quốc gia
Luận án tập trung phân tích kinh nghiệm phát triển DNCNNVV
(thông qua phát huy các nhân tố tác động) của 2 quốc gia Châu Á là
Nhật Bản và Hàn Quốc.
2.3.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và
vừa ở một số địa phương trong nước
Luận án tập trung phân tích một số tỉnh phía Bắc có những chính
sách phát triển loại hình DN này rất đáng để Thái Nguyên học hỏi và
kế thừa những kinh nghiệm là Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
2.3.3. Bài học kinh nghiệm
- Đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của
DNCNNVV trong phát triển kinh tế
- Thành lập tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNCNNVV trên
nhiều lĩnh vực. Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DNCNNVV
vượt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị
trường, chất lượng sản phẩm… theo hướng khuyến khích

DNCNNVV phát triển
- Nhà nước cần có chính sách toàn diện nhằm định hướng,
khuyến khích và hỗ trợ phát triển các DNNVV theo ngành
- Các DNCNNVV dễ bị tổn thương trước các biến động kinh tế,
do vậy để nâng cao khả năng thích ứng, các DNCNNVV cần liên kết
với nhau và kết nối với hệ thống các DN khác trong nền kinh tế


8
- Tập trung nâng cao năng lực quản lý và trình độ người lao động
thông qua các kế hoạch chiến lược trong việc đào tạo toàn diện cho cán
bộ quản lý và người lao động về kỹ năng, trình độ chuyên môn
- Xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ tại DN thông qua các
chương trình hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu.
Chƣơng 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn Thái Nguyên trong thời gian qua ra sao?
2. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của các
doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thái Nguyên?
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như thế nào?
3. Giải pháp nào cần được thực thi để phát triển các doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thái Nguyên trong
những năm tới?
3.2. Khung phân tích về các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển
các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên


Sơ đồ 3.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên
(Nguồn: Xây dựng của tác giả)


9
3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu
H1: Trình độ công nghệ sản xuất hiện đại có ảnh hưởng thuận
chiều đến phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
H2: Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ có ảnh hưởng thuận chiều
đến phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
H3: Nguồn nguyên liệu đầy đủ có ảnh hưởng thuận chiều đến phát
triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
H4: Lao động có trình độ cao ảnh hưởng thuận chiều đến phát
triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
H5: Bộ máy quản lý của DN có năng lực quản lý tốt ảnh hưởng thuận
chiều đến phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
H6: Chính sách hỗ trợ của địa phương có ảnh hưởng thuận chiều
đến phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
H7: DN có thể tiếp cận đa dạng nguồn tài chính ảnh hưởng
thuận chiều đến phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Quy trình nghiên cứu
3.4. Nghiên cứu định tính thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến phát
triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Tổng hợp lý thuyết về DNCNNVV và các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển các DNCNNVV trên thế giới và ở Việt Nam cho
thấy các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các DNNVV nói chung,
DNCNNVV nói riêng khá đa dạng. Do vậy, để tránh những nhận
định mang tính chủ quan, nghiên cứu này đã tiến hành thảo luận với
các chuyên gia – nhà quản lý nhằm mục tiêu:

- Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
- Khám phá và xây dựng thang đo cho các thành phần của mô
hình nghiên cứu.
3.5. Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
Mục đích chính của nghiên cứu sơ bộ là để phát hiện và khắc
phục các lỗi có thể có trong thiết kế bảng câu hỏi trước khi tiến hành
khảo sát chính thức và thường để điều chỉnh và sửa đổi các câu hỏi
nhằm giúp đảm bảo độ tin cậy và giá trị của các thang đo. Ngoài ra,
nghiên cứu sơ bộ được sử dụng để ước tính tỷ lệ hồi đáp cho các
phiếu khảo sát và xác định cỡ mẫu của nghiên cứu chính.
Như vậy, trong nghiên cứu sơ bộ để đảm bảo cho mẫu chính
thức và có thể đáp ứng yêu cầu xử lý của phần mềm SPSS 20.0 thì


10
các đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý của các DNCNNVV và
45 phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến các cán bộ quản lý
DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tháng 05
năm 2016.
Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện thông
qua phân tích hệ số tin cậy – Cronbach’s Alpha thông qua phần mềm
SPSS 20.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu
chuẩn (biến rác).
Bảng 3.11. Kết quả Cronbach’s Alpha các biến
Biến quan sát

Mã hóa

Cronbach’s

Alpha
0,891
0,825
0,785
0,873
0,901
0,753
0,877

Trình độ CNSX
TE
Hỗ trợ từ Chính phủ
GO
Nguồn nguyên liệu
TN
Lao động
LA
Năng lực quản lý
QL
Chính sách hỗ trợ của ĐP
LO
Tiếp cận tài chính
FI
Sự phát triển của
HL
0,866
DNCNNVV
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Ghi chú

Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận

3.6. Bản khảo sát chính thức
3.7. Nghiên cứu định lƣợng chính thức
3.7.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.7.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
3.7.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
a, Mẫu nghiên cứu chính thức
b, Đối tượng thu thập thông tin
c, Thiết kế phiếu khảo sát
d, Phương pháp và thời gian khảo sát
3.7.2. Phương pháp phân tích thông tin
3.7.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
3.7.2.2. Phương pháp so sánh
3.7.2.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
3.7.2.4. Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA Confirmatory Factor Analysis)


11
3.7.2.5. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng
mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
3.7.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa

Chƣơng 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên
4.1.1.1. Khí hậu
4.1.1.2. Địa hình, địa chất
4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên
4.1.2.1. Giao thông
4.1.2.2. Hệ thống giáo dục và đào tạo
4.1.2.3. Nguồn nhân lực
4.1.2.4. Các khu, cụm công nghiệp
4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
4.1.4.1. Thuận lợi
4.1.4.2. Khó khăn
4.2. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Thái Nguyên
4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa
4.2.2. Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
Số lượng các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên được phân tích dựa
trên (1) Số lượng các DNCN qua các năm, (2) Số lượng các
DNCNNVV phân theo loại hình, (3) Số lượng và tỷ lệ DNCNNVV
phân theo ngành kinh tế, (4) Số lượng DNCNNVV phân theo đơn vị
hành chính
4.2.3. Nguồn lực tài chính đầu tư vào các doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa
Nguồn lực tài chính đầu tư vào các doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa được phân tích dựa trên (1) Tổng vốn và quy mô vốn kinh
doanh bình quân của các DNCNNVV, (2) Kết quả kinh doanh của
các DNCNNVV


12
4.2.4. Tác động xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
Tác động xã hội của các DNCNNVV được phân tích dựa trên
(1) Tổng số lao động đang làm việc trong các DNCNNVV, (2) Quy mô
lao động bình quân của một DNCNNVV và (3) Kết quả tạo việc làm
và thu nhập bình quân năm của 1 lao động tại các DNCNNVV.
4.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên nhìn từ phía
doanh nghiệp
4.3.1. Trình độ công nghệ sản xuất
4.3.2. Hỗ trợ từ Chính phủ
4.3.3. Nguồn nguyên liệu
4.3.4. Lao động
4.3.5. Năng lực quản lý
4.3.6. Chính sách hỗ trợ của địa phương
4.3.7. Tiếp cận tài chính
4.4. Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến phát triển doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
4.4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu
4.4.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.4.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả phân tích CFA các biến
Biến quan sát
Trình độ CNSX
Hỗ trợ từ Chính phủ

Nguồn nguyên liệu
Lao động
Năng lực quản lý
Chính sách hỗ trợ
của địa phương
Tiếp cận tài chính
Sự phát triển của
DNCNNVV

CMIN/DF
0,650
2,598
1,856
1,081
0,754

TLI
1,002
0,986
0,993
0,999
1,002

CFI
1,000
0,995
0,999
1,000
1,000


RMSEA
0,000
0,077
0,056
0,017
0,000

Ghi chú
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận

2,269

0,983

0,994

0,069

Chấp nhận

2,613

0,970

0,990


0,077

Chấp nhận

0,438

1,004

1,000

0,000

Chấp nhận

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)


13
4.4.4. Kết quả CFA mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

Sơ đồ 4.1. Kết quả CFA mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)
4.4.5. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng
mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Sơ đồ 4.2. Kết quả kiểm định SEM mô hình lý thuyết
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)



14
Bảng 4.22. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các
khái niệm trong mô hình lý thuyết

Sự phát triển
DNCNNVV

<--<--<--<--<--<--<---

Trình độ CNSX
Hỗ trợ từ CP
Nguồn nguyên liệu
Lao động
Năng lực quản lý
Chính sách hỗ trợ
của ĐP
Tiếp cận tài chính

Estimate
0.356
0.117
0.133
0.131
0.172

S.E.
0.049
0.057
0.054

0.062
0.07

C.R.
7.343
2.063
2.441
2.118
2.472

P
***
0.039
0.015
0.034
0.013

0.14

0.066

2.133

0.033

0.266

0.12

2.22


0.026

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)
Bảng 4.22 cho thấy tất cả các mối quan hệ được giả thuyết trong
mô hình nghiên cứu đều được chứng minh bằng kiểm định mô hình
SEM. Kết quả ước lượng các trọng số đều mang dấu + và có mức ý
nghĩa thống kê. Trình độ công nghệ sản xuất, hỗ trợ từ Chính phủ,
nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của
địa phương và tiếp cận tài chính đều có tác động cùng chiều đến sự
phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
Giả thuyết H1: Có mối tương quan chặt chẽ giữa trình độ khoa
học công nghệ với sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt
được  = 0.356 với mức ý nghĩa P =0.000 < 0.05. Kết quả này khẳng
định mối quan hệ tích cực giữa trình độ khoa học công nghệ và sự
phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên tương đồng với nghiên
cứu của Trịnh Đức Chiều & cộng sự (2010) và Asma Benzazoua
Bouazza & cộng sự (2015).
Giả thuyết H2: Có mối tương quan dương giữa hỗ trợ từ Chính
phủ và sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả phân
tích SEM cho thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa mang dấu + thể hiện mối
quan hệ cùng chiều giữa hỗ trợ từ Chính phủ và sự phát triển các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên với mức ý nghĩa P =0.039 < 0.05 và 
= 0.117 nghĩa là giả thuyết H2 được chấp nhận bởi dữ liệu thực


15
nghiệm. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên đồng nhất với 2
tác giả nghiên cứu trước là Arbiana Govori (2013) và Muhammad

Abrar-ul-haq & cộng sự (2015), thể hiện nhân tố hỗ trợ của Chính
phủ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển DNCNNVV.
Giả thuyết H3: Nguồn nguyên liệu có tác động tích cực đến sự
phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Từ kết quả phân tích
SEM cho thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa mang dấu + thể hiện mối
quan hệ cùng chiều giữa nguồn nguyên liệu và sự phát triển các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên với mức ý nghĩa P =0.015 < 0.05 và 
= 0.133 nghĩa là giả thuyết H3 được chấp nhận bởi dữ liệu thực
nghiệm. Thang đo nguồn nguyên liệu là thang đo mới được phát triển
cho nghiên cứu này và kết quả kiểm định cho thấy nó có ảnh hưởng
đến sự phát triển của các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên (Ảnh hưởng
thứ 5 trong tổng số 7 nhân tố)
Giả thuyết H4: Có mối tương quan dương giữa lao động và sự
phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả phân tích SEM
cho thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa mang dấu + thể hiện mối quan hệ
cùng chiều giữa lao động và sự phát triển các DNCNNVV tỉnh Thái
Nguyên với mức ý nghĩa P =0.034 < 0.05 và  = 0.131 nghĩa là giả
thuyết H4 được chấp nhận bởi dữ liệu thực nghiệm. Kết quả này
tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trịnh Đức Chiều & cộng sự
(2010) cũng như của Asma Benzazoua Bouazza & cộng sự (2015).
Nghiên cứu này cũng chứng minh ảnh hưởng của nhân tố lao động
đến sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên là không cao với
hệ số  = 0.131 (đứng thứ 6 trên 7 nhân tố).
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực quản lý
với sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ước lượng
cho thấy giả thuyết này được chấp nhận với  = 0.172 với mức ý nghĩa P
=0.013 > 0.05. Kết quả này khẳng định rằng khi nghiên cứu thực tế tại
các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên thì các cán bộ quản lý DNCNNVV
có cùng quan điểm cho rằng nhân tố năng lực quản lý có ảnh hưởng tích
cực đến sự phát triển của các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, tương



16
đồng với kết quả nghiên cứu của Asma Benzazoua Bouazza & cộng sự
(2015) và Muhammad Abrarul-haq (2015).
Giả thuyết H6: Chính sách của địa phương có tác động tích cực
đến sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Từ kết quả phân
tích SEM cho thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa mang dấu + thể hiện mối
quan hệ cùng chiều giữa chính sách của địa phương và sự phát triển
các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên với mức ý nghĩa P =0.033 < 0.05
và  = 0.140 nghĩa là giả thuyết H6 được chấp nhận bởi dữ liệu thực
nghiệm, tương đồng với nghiên cứu của Phan Thị Minh Lý (2011) và
Muhammad Abrar-ul-haq (2015).
Giả thuyết H7: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tiếp cận tài
chính với sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả
ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt được  =
0.266 với mức ý nghĩa P =0.026 < 0.05. Kết quả này khẳng định mối
quan hệ tích cực giữa tiếp cận tài chính và sự phát triển của
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên tương đồng với nghiên cứu của Trịnh
Đức Chiều (2010), Arbiana Govori (2013) và Asma Benzazoua
Bouazza & cộng sự (2015).
Như vậy, kết quả kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết
nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đã thể hiện tất cả
các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 được đem vào phân tích
đều được chứng minh có ảnh hưởng đến sự phát triển các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Đó là trình độ công nghệ sản xuất, hỗ
trợ từ Chính phủ, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý,
chính sách hỗ trợ của địa phương và tiếp cận tài chính. Trong đó, hai
nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đó là trình độ công nghệ sản xuất và
tiếp cận tài chính.

4.5. Đánh giá chung về sự phát triển của các doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
4.5.1. Những mặt đạt được trong phát triển các doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Số lượng và quy mô các DNCNNVV ngày càng tăng nhanh tạo
nhiều việc làm cho người lao động.


17
Cơ cấu nội ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng
tích cực, tỷ trọng các DNCNNVV chế biến, chế tạo đã tăng nhanh so
với các DNCNNVV truyền thống.
Doanh thu và lợi nhuận của các DNCNNVV ngày càng gia tăng,
đóng góp đáng kể vào ngân sách chung của tỉnh.
Các chính sách của tỉnh đã được xây dựng kịp thời, các chương
trình khuyến công hỗ trợ DNCNNVV, đặc biệt các DNCNNVV ở
nông thôn.
Trình độ của người lao động cũng như trình độ, kỹ năng của cán
bộ quản lý trong các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đã được cải thiện
dần qua các năm.
Các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đã có vùng nguyên liệu tập
trung hỗ trợ rất lớn cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Thái Nguyên đã hình thành thêm một số trung tâm công nghiệp
lớn như KCN Yên Bình, Điềm Thụy và Sông Công tạo tiền đề cho
phân bố lại lực lượng sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ và
tham gia tích cực vào quá trình CNH - HĐH chung của tỉnh.
4.5.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân trong phát triển
doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Chính phủ mặc dù đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều
chính sách hỗ trợ cho các DNNVV và DNCN nói chung song hiện

nay vẫn chưa có chính sách cụ thể cho từng loại hình DNNVV, các
chính sách hỗ trợ cho đối tượng DNCNNVV hiện nay còn chưa rõ
ràng và cụ thể.
Vai trò của Hội DNNVV tại tỉnh vẫn còn mờ nhạt, hoạt động
của Hội DNNVV và Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng
chưa xứng với mục tiêu.
Mức độ đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị trong
các DNCNNVV nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo
hướng CNH – HĐH.
Các DNCNNVV truyền thống của tỉnh như khai thác, chế biến
khoáng sản, luyện kim sử dụng nguyên liệu các nguồn tài nguyên có
hàm lượng thấp, thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu, không có vốn đầu tư.


18
Cơ cấu nội ngành công nghiệp có sự chuyển dịch song tốc độ
còn chậm khi doanh thu của các DN ngành sản xuất kim loại và khai
thác khoáng sản hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Phần lớn các DNCNNVV gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn
đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, việc huy động vốn kinh doanh
của các DN gặp nhiều trở ngại.
Đa phần các DN sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
chưa chưa chú trọng nhiều đến công tác đào tạo tại DN cũng như có
những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực quản lý và trình độ
cho người lao động.
Chƣơng 5
GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
5.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
5.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Thái Nguyên
5.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
tỉnh Thái Nguyên
5.2. Xây dựng mô hình phân tích SWOT của doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
5.3. Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
5.3.1. Hoàn thiện chính sách về khoa học công nghệ
5.3.1.1. Về phía cơ quan Nhà nước
Cần có phương án đổi mới công nghệ một cách thích hợp, lựa
chọn đúng công nghệ cần đổi mới, sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết
hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại.
Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các DNCNNVV đổi mới
công nghệ, đặc biệt là ngành công nghiệp trọng điểm.


19
Kết nối đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu của các trường
Đại học, cao đẳng, trung cấp nghề để đào tạo nghề trên địa bàn, tận
dụng hiệu quả năng lực hiện có về nghiên cứu và đào tạo.
Cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội
ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân trong tỉnh.
Xây dựng chính sách về đổi mới công nghệ, hình thành DN
khoa học công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm hay hình thức tín dụng.
Khuyến khích các DNCNNVV trở thành các nhà thầu phụ tham
gia vào một công đoạn sản xuất của những DN lớn.
Tổ chức các hội chợ khoa học và công nghệ định kỳ ở tầm quốc
gia và khu vực.

5.3.1.2. Về phía các doanh nghiệp
- Các DN cần có phương án đổi mới công nghệ một cách thích
hợp, lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, sử dụng công nghệ nhiều
tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại
- Các DNCNNVV cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình
độ tiếp cận khoa học - kỹ thuật mới cho cán bộ quản lý doanh nghiệp
để đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập và cạnh tranh
5.3.2. Hoàn thiện chính sách nguồn nguyên liệu cho phát triển
doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
5.3.2.1. Về phía cơ quan Nhà nước
Xây dựng chính sách và chương trình dài hạn đầu tư phát triển
vùng nguyên liệu, tập trung thâm canh cao để tăng năng suất chất
lượng nguyên liệu đầu vào và hiệu quả đầu tư cho người nông dân.
Tăng cường công tác điều tra, thăm dò tài nguyên để phát triển
ngành khai thác, chế biến bền vững, hiệu quả.
Nhà nước tạo thuận lợi tối đa trong việc giao đất, giao rừng cho
nông dân phục vụ cho chế biến gỗ.
5.3.2.2. Về phía các doanh nghiệp
Các DNCNNVV tỉnh cần chủ động về nguồn nguyên liệu, tránh sự
phụ thuộc từ nguồn nguyên liệu nước ngoài. Bên cạnh đó, cần đa dạng


20
hoá nguồn cung nguyên phụ liệu để tránh những biến động bất thường
gây gián đoạn nguồn cung, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
5.3.3. Hoàn thiện các chính sách về lao động trong doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
5.3.3.1. Về phía cơ quan Nhà nước
Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp
luật với định hướng thanh kiểm tra để làm tốt công tác quản lý nhà
nước, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai sót của DN.
5.3.3.2. Về phía các doanh nghiệp
Chủ DNCNNVV cần xây dựng chiến lược kinh doanh trong đó
cần quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực.
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về hợp đồng lao động và
các chế độ phúc lợi xã hội.
Các DNCNNVV cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động
học tập, hỗ trợ kinh phí, thời gian, bố trí người làm thay để người lao
động toàn tâm, toàn ý cho quá trình học tập.
Xây dựng chế độ tiền lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho
nhân viên một cách hợp lý.
Chủ DNCNNVV cần chú ý xây dựng văn hóa DN, tạo môi
trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp.
5.3.4. Nâng cao năng lực quản lý của chủ DN và bộ máy quản lý
trong DN
5.3.4.1. Về phía cơ quan Nhà nước
Chú trọng các chương trình giáo dục đào tạo nhằm tạo nền tảng
kiến thức quản lý cho chủ DN ngay từ trong nhà trường.
Mở rộng và cung cấp thường xuyên chương trình đào tạo, tư vấn
nâng cao năng lực quản lý cho các chủ DNCNNVV.
Khuyến khích huy động các nguồn tài chính bổ sung vào nguồn
quỹ phát triển DNCNNVV. Các nguồn quỹ này đến từ sự đóng góp
của các DNCNNVV, các tổ chức.


21
Hoàn thiện các quy định pháp lý, các chính sách cho các DN, tổ

chức cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn năng lực quản lý cho chủ
DNCNNVV.
Phát huy vai trò của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp
trong việc tư vấn hỗ trợ các DNCNNVV về nâng cao chất lượng
nhân lực.
5.3.4.2. Về phía các doanh nghiệp
Bản thân các chủ DNCNNVV cần tích cực, chủ động trong việc
nâng cao trình độ. Tăng cường hỗ trợ các kiến thức về hội nhập cho
các chủ DNCNNVV.
5.3.5. Hoàn thiện chính sách tài chính nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
5.3.5.1. Về phía các ngân hàng
Việc đảm bảo bằng tài sản có thể được thay bằng hiệu quả của
các phương án kinh doanh, hoặc các NHTM có thể tiến hành cho vay
thông qua kết quả kinh doanh khả quan và giữ được uy tín trong việc
trả nợ.
Các ngân hàng cần khách quan và tích cực trong công tác thẩm
định, đánh giá tình hình hoạt động và tài chính của DN khi xét duyệt
cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN.
Ngân hàng nên duy trì và áp dụng việc đánh giá và phân loại
khách hàng một cách chính xác.
5.3.5.2. Về phía các doanh nghiệp
Các DNCNNVV cần nâng cao nâng cao năng lực trong quản trị
tài chính.
Các DNCNNVV cần xây dựng mối quan hệ tốt với các NHTM
trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ cho việc tiếp cận vốn của ngân hàng.
Tham gia các hiệp hội, liên kết với các DNCNNVV hoặc các
loại hình DN khác.



22
5.4. Một số kiến nghị nhằm phát triển doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
5.4.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ từ Chính phủ
Rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, chính sách theo
nguyên tắc làm tốt chức năng xây dựng chiến lược, qui hoạch, cơ
chế, chính sách để tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.
Thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa các quy hoạch, kế
hoạch, cơ chế, chính sách trên từng ngành, lĩnh vực.
Rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp lý, liên quan đến hoạt động
kinh tế và thương mại để sửa đổi bổ sung đáp ứng tiêu chuẩn rõ ràng,
nhất quán, dễ hiểu, được thực hiện giống nhau trong các cơ quan
chức năng.
Rà soát các chính sách ưu đãi đầu tư, loại bỏ những chính sách
không còn phù hợp với hội nhập.
Đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đăng ký kinh doanh.
Tăng cường tầm ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động của quỹ phát
triển DNNVV và quỹ bảo lãnh tín dụng tại tỉnh.
Hỗ trợ các DNCNNVV phát triển nguồn nhân lực thông qua
Chương trình đào tạo cho DNNVV theo Nghị định số 56/2009/NĐCP của Thủ tướng Chính phủ.
5.4.2. Kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ của địa phương trong
phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới các chính sách
ưu đãi đầu tư cho phù hợp với từng thời kỳ, điều kiện cụ thể.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát
triển công nghiệp, tiếp tục xây dựng các khu công nghiệp tập trung
cho các DNCNNVV.
Quan tâm đến việc hỗ trợ các DNCNNVV về vốn, công nghệ,

thông tin, môi trường đầu tư.


23
Tiếp tục cải cách hành chính, duy trì có hiệu quả các công việc ở
bộ phận một cửa, một cửa liên thông của tỉnh.
Có cơ chế ưu đãi đặc biệt (về vay vốn, hỗ trợ đầu tư, ưu đãi thuê
đất, thuế...) đối với đầu tư phát triển.
Sở Công thương phải đảm bảo sự kết nối với các Trung tâm
nghiên cứu, các ngành, cấp trên địa bàn.
Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, kỹ thuật cho
DNCNNVV trong lĩnh vực chế biến.
Nhà nước tạo thuận lợi tối đa trong việc giao đất, giao rừng và
cho vay vốn ưu đãi, không cần thế chấp đối với các hộ tham gia xây
dựng vùng nguyên liệu.
Phải có sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan quản lý
nhà nước với các cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có DNCN và
DNCNNVV vì sự phát triển chung của ngành.
KẾT LUẬN
Qua phân tích, luận án đã làm nổi bật một số nội dung sau đây:
1. Luận án đã tổng quan được các công trình nghiên cứu có liên
quan trong và ngoài nước. Qua đó, luận án đã chỉ ra được những
nhân tố cơ bản ảnh hưởng và cản trở tới sự phát triển của các
DNCNNVV, đồng thời đã chỉ ra “khoảng trống” nghiên cứu.
2. Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về DNCNNVV, sự phát triển DNCNNVV và các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển DNCNNVV. Luận án cũng chỉ ra được kinh
nghiệm phát triển DNCNNVV ở một số quốc gia trên thế giới (Nhật
Bản, Hàn Quốc) và các địa phương ở Việt Nam (Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc). Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản cho phát triển

DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên dựa trên việc phát huy ảnh hưởng của
từng nhóm nhân tố.
3. Luận án đã làm rõ phương pháp nghiên cứu, đồng thời sử
dụng hai phương pháp phân tích định tính (Phỏng vấn sâu chuyên gia
– nhà quản lý) nhằm xây dựng, phát triển thang đo các nhân tố ảnh


24
hưởng và phương pháp định lượng (phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định giả thuyết
nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)) nhằm chứng
minh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự phát triển
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Đó là các nhân tố trình độ công nghệ
sản xuất, hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực
quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phương và tiếp cận tài chính.
4. Luận án đã tiến hành phân tích thực trạng phát triển các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Thông qua kiểm định bằng mô hình
SEM, luận án đã lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên là trình độ công
nghệ sản xuất, hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn nguyên liệu, lao động,
năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa phương và tiếp cận tài
chính. Đồng thời, luận án đã chứng minh được trình độ công nghệ
sản xuất và tiếp cận tài chính là hai nhân tố có tác động mạnh nhất
đến sự phát triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên
5. Trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế của tỉnh kết hợp với
quan điểm, định hướng phát triển DNCNNVV và kết quả phân tích
mô hình SWOT của các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, luận án đề
xuất 5 nhóm giải pháp bao gồm hoàn thiện chính sách về khoa học
công nghệ; chính sách nguồn nguyên liệu; chính sách về lao động;
Nâng cao năng lực quản lý của chủ DN và bộ máy quản lý trong DN;

Hoàn thiện chính sách tài chính và 2 nhóm kiến nghị đối với Chính
phủ và chính quyền địa phương hỗ trợ cho sự phát triển của các
DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp.



×