Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bao cao cong tac boi duong hoc sinh gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.53 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS ……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …../BC-CM
………, ngày …… tháng 05 năm 2017

BÁO CÁO
Về việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém
Năm học 2016 – 2017
Thực hiện Công văn số 1130/SGDĐT-GDTrH ngày 06 tháng 09 năm 2016
của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung
học năm học 2016 – 2017;
Thực hiện Công văn số 449/PGDĐT-CM ngày 19 tháng 09 năm 2016 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
Trung học cơ sở, năm học 2016 – 2017;
Thực hiện Nghị quyết của Chi bộ, Nghị quyết của Hội đồng trường trường
THCS ………….. năm học 2016 – 2017,
Nay bộ phận Chuyên môn trường THCS …………… tổng kết việc bồi
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém năm học 2016 – 2017 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
Nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo ngành GDĐT; sự
quan tâm, động viên của cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, sự ủng hộ của
nhân dân và sự đồng tình của cha mẹ học sinh.
Nề nếp, kỷ cương của trường đang có tiến bộ rõ nét. Trường có đủ giáo
viên, khá hợp lý về cơ cấu, chất lượng đào tạo đạt chuẩn cao, đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ hiện tại
2. Khó khăn


Đội ngũ giáo viên có chất lượng đào tạo tốt nhưng chưa đồng đều, chưa tạo
ra được sức bật rõ rệt.
Vẫn còn học sinh chưa tập trung, chưa có ý chí vươn lên trong học tập
Cơ sở vật chất, các điều kiện của nhàn trường chỉ đáp ứng một phần cho
dạy và học trước mắt. Việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy
học còn hạn chế do nguồn kinh phí còn ít.
3. Thực trạng của nhà trường
3.1. Về học sinh
- Khối 6 : 185 / 83 nữ / 04 lớp
1


- Khối 7 : 197 / 82 nữ / 05 lớp
- Khối 8 : 205 / 89 nữ / 05 lớp
- Khối 9 : 174 / 100 nữ / 04 lớp
Tổng số học sinh 761/354/18 lớp, tỉ lệ bình quân là hơn 42 học sinh/lớp
3.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Cán bộ : 02 / 01 nữ
- Giáo viên : 36 / 18 nữ
Giáo viên đủ về số lượng, khá hợp lý về cơ cấu bộ môn. Tỉ lệ giáo viên đạt
chuẩn là 100%, trong đó đạt trên chuẩn là 72,2%. Có 13/36 giáo viên là giáo viên
dạy giỏi cấp huyện, 03/36 giáo viên là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (18,5%). Tỉ lệ
giáo viên các môn văn hóa cơ bản đủ về số lượng. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại.
3.3. Cơ sở vật chất
Nhà trường cơ bản đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện phục
vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nhưng vẫn cần có sự đầu tư hơn nữa.
II. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
1. Chỉ tiêu
+ Học sinh giỏi vòng trường : 01 đội (từ 3 – 5 học sinh) học sinh giỏi ở các

bộ môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Sinh học, Địa lý, Tin học
+ Học sinh giỏi các môn văn hóa : vòng huyện 06 học sinh, vòng tỉnh 01
học sinh
+ Học sinh thi Văn hay chữ tốt : vòng huyện 01 học sinh
+ Học sinh giải toán trên máy tính cầm tay : vòng huyện 04 học sinh, vòng
tỉnh 02 học sinh
+ Học sinh giải toán qua mạng internet : cấp huyện 09 học sinh, cấp tỉnh 01
học sinh
+ Học sinh giải vật lý qua mạng internet : cấp huyện 03 học sinh, cấp tỉnh
01 học sinh
+ Học sinh thi tiếng Anh trên internet : cấp huyện 08 học sinh, cấp tỉnh 01
học sinh
+ Học sinh các môn năng khiếu (thể thao): cấp huyện 10 học sinh, cấp tỉnh
04 học sinh
2. Tổ chức thực hiện
- Sau kiểm tra chất lượng đầu năm, giáo viên bộ môn tự ôn tập cho học sinh
để tham dự kiểm tra tuyển chọn vào các đội học sinh giỏi của trường ở các môn
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Sinh học, Địa lý, Tin học. Bên cạnh đó còn tuyển
2


chọn học sinh dự thi “Văn hay chữ tốt”, thi giải toán bằng máy tính cầm tay, thi
Tiếng Anh trên internet, thi giải toán qua internet, thi giải vật lý qua internet
- Nhà trường chọn giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng
cho học sinh. Giáo viên dạy bồi dưỡng tích cực học hỏi, nghiên cứu trau dồi kiến
thức trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tích cực khai thác thông tin tìm kiếm tài
liệu tham khảo trên mạng. Làm việc chuyên tâm và có hiệu quả.
- Nhà trường sắp xếp thời khóa biểu, bố trí phòng học đầy đủ, tạo điều kiện
tốt nhất để học sinh có thể học tập tốt.
- Nhà trường thường xuyên động viên, tuyên truyền, nêu gương, thông báo

nhắc nhở trong các buổi sinh hoạt trường, sinh hoạt lớp, trong các buổi họp để
học sinh giỏi hiểu được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi từ đó
học sinh tích cực, cố gắng vươn lên trong học tập.
- Nhà trường tổ chức họp phụ huynh có con em đang học bồi dưỡng để tăng
cường mối liên hệ giữa gia đình với nhà trường, nâng cao nhận thức và tạo điều
kiện giúp đỡ khuyến khích động viên học sinh học tập.
- Thực hiện tốt việc đưa đón học sinh khi tham gia các kỳ thi, các phong
trào do Sở GDĐT và Phòng GDĐT tổ chức
- Tổ chức thi Tiếng Anh trên internet, thi giải toán qua internet, thi giải vật
lý qua internet cấp trường
- Phân công giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các sản phẩm dự thi
nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, thi vận dụng
kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh trung học
- Tổ chức tốt Hội khỏe Phù đổng cấp trường và tổ chức trò chơi dân gian
cho học sinh nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm
- Giáo viên có cho học sinh làm bài kiểm tra để theo dõi đánh giá việc tiếp
thu kiến thức của học sinh trong quá trình dự lớp bồi dưỡng. Ngoài ra, giáo viên
dạy bồi dưỡng còn theo dõi việc học văn hóa trên lớp của học sinh thông qua điểm
của các bài kiểm tra định kỳ và điểm bài kiểm tra học kỳ
3. Kết quả thực hiện
Tên các kỳ thi, các phong trào

Số lượng
Đạt
tham dự huyện

Đạt
tỉnh

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật

Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
Giải toán qua internet
Giải vật lý qua internet

01
01
07
03

01
01
07
03

00
00
00
01

Giải toán bằng máy tính cầm tay

03

03

03

Tiếng Anh trên internet

09


09

00

Ghi chú

Đạt 01 giải KK
cấp Quốc gia

3


“Văn hay chữ tốt”
Học sinh giỏi các môn văn hóa

05
13

00
08

00
02

Thể dục thể thao

15

08


06

02

00

00

01
01
03
01

01
02
01
01

00
00
00
00

Vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết các vấn đề thực tiễn
“Chúng em kể chuyện Bác Hồ”
Tuyên truyền măng mon
Vẽ tranh
Văn nghệ ngành


Hạng 3
môn Bóng đá

4. Bài học kinh nghiệm
- Phải có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo nhà trường. Có quan tâm sẽ
có sự đầu tư thỏa đáng các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, mới
có khả năng đạt kết quả cao.
- Phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể, có định hướng
phát triển lâu dài trong nhiều năm. Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng (trong mỗi giai
đoạn phải làm những gì, bồi dưỡng những chuyên đề cụ thể nào, ai bồi dưỡng…)
- Đội tuyển học sinh giỏi phải được chọn lọc kỹ, đúng đối tượng, không chỉ
có điểm số cao, mà còn phải yêu thích bộ môn, có khả năng tự học, nhu cầu học
hỏi tìm tòi, có khả năng tư duy độc lập và làm việc khoa học, tinh thần hợp tác
với bạn bè trong nghiên cứu học tập.
III. CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM
1. Đối với lãnh đạo nhà trường
Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch việc tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém.
Phân công giáo viên phụ đạo những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có sức
học quá yếu
Thường xuyên kiểm tra việc dạy – học phụ đạo. Theo dõi mức tiến bộ của
học sinh qua các đợt kiểm tra định kỳ và cuối mỗi học kỳ
2. Đối với các tổ chuyên môn
- Phân công giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình có kinh nghiệm
giảng dạy, tâm huyết với học sinh tham gia dạy phụ đạo
- Tổ trưởng thường xuyên kiểm tra hoạt động của các lớp phụ đạo. Ra đề kiểm
tra để đánh giá việc học phụ đạo của học sinh
- Hàng tháng tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm; tổng hợp kết quả, tham mưu với
lãnh đạo nhà trường để có những chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác
phụ đạo học sinh yếu, kém.


4


3. Đối với giáo viên bộ môn
- Qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại học sinh, xây dựng
chương trình phụ đạo cho phù hợp với từng đối tượng học sinh; căn cứ mức độ tiến
bộ, kết quả sau mỗi đợt kiểm tra để điều chỉnh phương pháp và nội dung dạy phụ
đạo cho đạt hiệu quả.
- Tham gia công tác dạy phụ đạo theo sự phân công của Hiệu trưởng; giúp học
sinh theo kịp chương trình, nắm vững kiến thức cơ bản; theo dõi động viên học sinh
đến lớp chuyên cần. Đánh giá đúng sự tiến bộ của học sinh qua từng tháng, kì để
có biện pháp chấn chỉnh đối với những em chưa tiến bộ.
4. Đối với giáo viên chủ nhiệm
- Tăng cường giám sát việc chuyên cần học tập của học sinh, thường xuyên
theo dõi sổ đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm để nắm tình hình học tập của học sinh và
hoạt động của lớp.
- Thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong diện yếu kém, ít nhất
mỗi tháng họp 1 lần để thông báo tình hình học tập, rèn luyện của từng học sinh
và bàn biện pháp phối hợp theo dõi, giúp đỡ.
- Tổ chức các nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Phân công
học sinh giỏi giúp đỡ những bạn học yếu, hoàn cảnh khó khăn, không chăm học…
- Hướng dẫn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình;
thực hiện yêu cầu “ba biết”: biết tình hình học tập, đạo đức của con em mình để
phối hợp giáo dục; biết tình hình hoạt động và khó khăn của nhà trường để tham
gia hỗ trợ; biết những chủ trương, chính sách về công tác giáo dục và đào tạo để
cùng thực hiện.
- Theo dõi việc học văn hóa trên lớp của học sinh thông qua điểm của các
bài kiểm tra định kỳ và điểm bài kiểm tra học kỳ
5. Đối với học sinh

- Học sinh tham gia học phụ đạo khá nghiêm túc. Có ý thức xây dựng bài
trên lớp. Làm bài tập ở nhà đầy đủ. Có sự chuyển biến chất lượng tích cực qua
từng đợt khảo sát và kiểm tra học kì.
- Chất lượng học tập của học sinh cơ bản đã có sự tiến bộ khá rõ nét qua sự
tích cực giảng dạy của giáo viên. Có sự phân loại đối tượng tiến bộ và chậm tiến
rõ ràng qua theo dõi hàng tuần, hàng tháng.
6. Kết quả đạt được
6.1. Số học sinh yếu kém cuối học kỳ 1
- Tổng số học sinh : 776
- Tổng số học sinh yếu, kém : 105

tỉ lệ 13,53%

- So với cùng kì năm học 2015 – 2016 : tăng 5,99%
5


6.2. Số học sinh yếu kém cuối học kỳ 2
- Tổng số học sinh : 761
- Tổng số học sinh yếu, kém : 11

tỉ lệ 1,45 %

- So với cùng kì năm học 2015 – 2016 : giảm 0,57%
6.3. Số học sinh yếu kém cuối năm học 2016 – 2017
- Tổng số học sinh : 761
- Tổng số học sinh yếu, kém : 06

tỉ lệ 0,79%


- So với học kỳ 1 : giảm 12,74%
- So với năm học 2015 – 2016 : giảm 0,35%
7. Đánh giá chung
7.1. Ưu điểm
- Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém sát với thực tế nhà trường và đối
tượng học sinh nên đã đạt hiệu quả tốt
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn xác định được nhiệm vụ giáo
dục học sinh yếu, kém là hết sức quan trọng nên đã dồn tâm sức của mình thực
hiện tốt nhiệm vụ trong suốt năm học để phụ đạo học sinh còn yếu, kém nhằm
giúp các em có cơ hội vươn lên trong những năm học tiếp theo
7.2. Tồn tại
- Một số học sinh thiếu sự quan tâm, động viên khuyến khích của gia đình
nên chưa cố gắng học tập dẫn đễn kết quả yếu, kém. Và còn đối tượng học sinh
yếu vắng học trong các buổi học chính khóa, cũng như phụ đạo
- Một số học sinh do hạn chế năng lực học tập hoặc bị thiểu năng trí tuệ nên
không có khả năng vươn lên được.
Trên đây là báo cáo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh
yếu kém của trường THCS ………….. năm học 2016 – 2017./.
Nơi nhận:
- Trường THCS;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

6



×