Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Luận văn: Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần tới thu NSNN bằng mô hình kinh tế lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.36 KB, 115 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC ĐỒ THỊ
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GDP VÀ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC.......................................................................................................6
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GDP..................................................6
1.1.1. Khái niệm.................................................................................6
1.1.2. Phương pháp tính GDP.............................................................7
1.1.3. Cơ cấu GDP............................................................................12
1.2. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.......................................................17
1.2.1. Khái niệm thu NSNN...............................................................17
1.2.2. Các yếu tố tác động đến thu NSNN........................................22
1.2.3. Cơ cấu thu NSNN....................................................................27
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ THU NSNN.......................................29
2.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP 1991 - 2005...............30
2.1.1. Tổng quan về tình hình GDP giai đoạn này............................30
2.1.2. Cơ cấu GDP giai đoạn này......................................................37
2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THU NSNN GIAI ĐOẠN 1991 2005....................................................................................................42
2.2.1. Tổng quan về tình hình thu NSNN giai đoạn này...................42
2.2.2. Cơ cấu thu NSNN giai đoạn này.............................................46
Chương 3 VẬN DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP TỚI THU NSNN Ở VIỆT NAM.......................58
3.1. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG MÔ TẢ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU......................................................................................58
3.2. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH...............................................64
3.3. CÁC PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO...........................................................71
3.4. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP...............................................................90



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GDP

: Tổng sản phẩm trong nước

GDPQD : GDP thành phần kinh tế quốc doanh
GDPNQD : GDP thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
GDPFDI : GDP thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
NSNN

: Ngân sách Nhà nước

SNA

: Hệ thống tài khoản quốc gia

TDCC

: Tiêu dùng cuối cùng

Thuế VAT: Thuế giá trị gia tăng


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991 - 1995 ............................................30
Đồ thị 2.2: GDP theo giá hiện hành giai đoạn 1991 - 1995 ............................................... 30
Đồ thị 2.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1996 - 2000 ........................................... 32
Đồ thị 2.4: GDP theo giá hiện hành giai đoạn 1996 - 2000 ............................................... 33

Đồ thị 2.5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 ........................................... 34
Đồ thị 2.6: GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2001 - 2005 ............................................... 34
Đồ thị 2.7: Đồ thị miêu tả cơ cấu GDP .............................................................................. 36
Đồ thị 2.8: Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế .............................................. 39
Đồ thị 2.9: Thu NSNN giai đoạn 2001 - 2005 ................................................................... 40
Đồ thị 2.10: Tốc độ tăng tăng thu NSNN qua các năm ...................................................... 41
Đồ thị 2.11: Đồ thị phản ánh GDP và thu NSNN ............................................................... 42
Đồ thị 2.12: Đồ thị phản ánh tỷ trọng NSNN so với GDP ................................................. 43
Đồ thị 2.13: Cơ cấu GDP và thu NSNN năm 1991 ............................................................ 51
Đồ thị 2.14: Cơ cấu GDP và thu NSNN năm 1995 ............................................................ 52
Đồ thị 2.15: Cơ cấu GDP và thu NSNN năm 2000 ............................................................ 53
Đồ thị 2.13: Cơ cấu GDP và thu NSNN năm 2005 ............................................................ 54
Đồ thị 3.1: Sơ đồ tổng quát ................................................................................................ 57


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: GDP theo thành phần kinh tế kinh tế giai đoạn 1991 - 2005 ............................. 35
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP ....................................................................................................... 38
Bảng 2.3: Thu NSNN theo thành phần .............................................................................. 45
Bảng 2.4: Cơ cấu thu NSNN so với tổng thu ..................................................................... 47
Bảng 2.5: Cơ cấu thu NSNN theo thành phần ................................................................... 49
Bảng 3.1: Kết quả so sánh qua mô hình ............................................................................. 68
Bảng 3.2: Giả định về các biến ngoại sinh gốc giai đoạn 2006 - 2010 .............................. 72
Bảng 3.3: Giá trị của các biến nội sinh theo phương án 1 ................................................. 73
Bảng 3.4: Cơ cấu thu NSNN theo phương án 1 ................................................................. 74
Bảng 3.5: Giả định các biến ngoại sinh phương án 2 ......................................................... 75
Bảng 3.6: Kết quả dự báo phương án 2 .............................................................................. 76
Bảng 3.7: Cơ cấu thu NSNN theo phương án 2 ................................................................. 78
Bảng 3.8: Giả định các biến ngoại sinh phương án 3 ........................................................ 79

Bảng 3.9: Kết quả dự báo phương án 3 .............................................................................. 79
Bảng 3.10: Cơ cấu thu NSNN theo phương án 3 ............................................................... 80
Bảng 3.11: Giả định các biến ngoại sinh phương án 4 ....................................................... 81
Bảng 3.12: Kết quả dự báo phương án 4 ............................................................................ 82
Bảng 3.13: Cơ cấu thu NSNN theo phương án 4 ............................................................... 83


1

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều
tiết và quản lý của Nhà nước, mọi hoạt động điều hành và quản lý phải tuân
theo quy luật thị trường. Do đó việc định hướng phát triển kinh tế nói chung
và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu thu NSNN nói riêng cũng phải
tuân theo quy luật thị trường. Như ta đã biết GDP và thu NSNN là các nhân tố
quan trọng trong nền kinh tế, nó tác động mạnh mẽ, toàn diện đến mọi khía
cạnh, lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Thu NSNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và là công cụ điều
tiết vĩ mô nền kinh tế. Thu NSNN tác động đến cả phía cung và phía cầu, là
công cụ hỗ trợ đắc lực Nhà nước thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế xã hội, hỗ trợ Nhà nước trong quá trình quản lý và thúc đẩy phát triển, đảm
bảo công bằng xã hội, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Nghiên cứu thu NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu theo thành
phần kinh tế, từ đó cho ta cái nhìn tổng quan và rõ nét về tình hình, tiềm lực
của từng thành phần kinh tế để có giải pháp khuyến khích, động viên thu từ
từng thành phần kinh tế cho hợp lý nhằm tăng thu và đảm bảo nguồn tài chính
cho thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
GDP và thu NSNN là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền
kinh tế, đồng thời hai chỉ tiêu này lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

Thông thường GDP là chỉ tiêu phản ánh về quy mô của nền kinh tế, phản ánh
mức độ lớn mạnh về kinh tế của một quốc gia. Còn thu NSNN là chỉ tiêu
phản ánh tiềm lực về tài chính của đất nước, phản ánh hiệu quả của một nền
kinh tế. Nguồn gốc của thu NSNN chính là GDP hay nói cách khác muốn thu


2

NSNN ngày càng lớn mạnh thì vấn đề trước hết phải là tạo ra tăng trưởng cao,
GDP hàng năm phải lớn mạnh. Ngược lại, nếu thu NSNN càng dồi dào thì sẽ
tạo nguồn lực lớn để thực hiện đầu tư phát triển và tạo ra khối lượng GDP
càng lớn. Mối quan giữa GDP và thu NSNN có thể nói là quan hệ nhân quả,
tác động qua lại lẫn nhau không thể tách rời.
Đối với Việt Nam, hiện nay chúng ta đang thực hiện phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với chính sách mở rộng phát triển
kinh tế thị trường gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã thu hút được
một khối lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong tương lai thì vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài vào nước ta sẽ tăng lên đáng kể. Điều đó đồng
nghĩa với việc nền kinh tế nước ta đã và đang có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu
kinh tế, không chỉ chuyển dịch về vùng, về ngành, lĩnh vực kinh tế mà còn cả
về thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng nào đi
chăng nữa thì cũng có tác động, ảnh hưởng tới kết quả thu NSNN hàng năm.
Với tư cách như một biến vĩ mô, thu NSNN có liên hệ mật thiết với GDP
như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ tác
động tới thu NSNN và ngược lại. Như phân tích ở trên sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế diễn ra theo nhiều hướng, nhiều góc độ nhưng chúng ta chủ yếu đề cập
vấn đề cơ cấu này dưới góc độ cơ cấu theo khu vực kinh tế: công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ, chứ chúng ta chưa đề cập nhiều đến sự chuyển dịch
cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế: quốc doanh, ngoài quốc doanh và có vốn
đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là đánh giá sự chuyển dịch của cơ cấu GDP theo

thành phần tác động đến cơ cấu thu NSNN theo thành phần. Liên quan đến
lĩnh vực này ở Việt Nam đã có một số công trình đề tài, luận án đề cập đến
như: “Đổi mới NSNN” của GS. TS. Tào Hữu Phùng (1992); “Quản lý NSNN
ở Việt Nam và các nước” của GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp (1991); “Đổi
mới cơ cấu chi NSNN phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”


3

của TS. Bùi Đường Nghiêu (2002); “Hoàn thiện cơ cấu NSNN ở Việt Nam
hiện nay” của TS. Phùng Đức Hùng (2003) … các đề tài, luận án trên đã
nghiên cứu, đề cập và đưa ra nhiều vấn đề, giải pháp liên quan đến NSNN nói
chung hoặc cơ chế, cơ cấu thu - chi NSNN nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một
đề tài, luận án nào đề cập một cách trực tiếp, đầy đủ quan hệ và tác động của
cơ cấu kinh tế theo thành phần đến cơ cấu thu NSNN. Hơn nữa, các đề tài đã
có của chúng ta từ trước đến nay khi đề cập, đánh giá đều tiếp cận trên quan
điểm định tính, kinh nghiệm và nếu sử dụng phần định lượng thì rất giản đơn
và chỉ mang tính minh họa, chưa có một mô hình nào nghiên cứu, đánh giá sự
tác động lẫn nhau dưới góc độ các mô hình kinh tế để đưa ra các căn cứ định
lượng. Khi đưa ra những chính sách, quyết định chúng ta phải có những căn
cứ khoa học về mặt định lượng. Trước những yêu cầu đó chúng ta phải xây
dựng những mô hình nhằm phục vụ cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể và toàn
nền kinh tế nói chúng. Với những lý do và thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu: “Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành
phần tới thu NSNN bằng mô hình kinh tế lượng”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về GDP và cơ cấu GDP, vấn đề
lý luận về thu NSNN và cơ cấu thu NSNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng GDP, cơ cấu GDP, thu NSNN, cơ cấu thu

NSNN từ 1991 - 2005, đặc biệt là từ khi nền kinh tế mở cửa vận động theo cơ
chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần tới cơ
cấu thu NSNN theo thành phần trên cơ sở mô hình kinh tế lượng.
- Đưa ra quan điểm và giải pháp trên cơ sở dùng các mô hình Kinh tế
lượng thực hiện phân tích định lượng nhằm hoàn thiện cơ cấu GDP để thúc
đẩy công tác thu NSNN đạt hiệu quả cao hơn nữa và tận dụng mọi nguồn thu


4

đảm bảo cho nền kinh tế phát triển tốt hơn, góp phần thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Đồng thời hoàn thiện cơ cấu kinh tế, cơ cấu thu NSNN hợp
lý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Cơ cấu GDP, thu NSNN trong nền kinh tế mà cụ thể sự tác động của cơ
cấu GDP đến cơ cấu thu NSNN từ thuế.
- Những vấn đề có quan hệ mật thiết đến cơ cấu GDP, thu NSNN, cơ cấu
thu NSNN cũng như vai trò của thu NSNN trong nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, luận văn sẽ không trình bày một cách tỷ mỉ các sắc thuế có ảnh hưởng
đến thu NSNN như thế nào? và cũng không đi sâu vào sự chuyển dịch trong
cách ngành, lĩnh vực, lao động và các vấn đề xã hội.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, logic, chứng minh giữa lý
thuyết và thực tế, hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lý luận về GDP, cơ
cấu GDP, thu NSNN và cơ cấu thu NSNN từ thuế.
- Trên cơ sở những phân tích đối chiếu, so sánh mang tính định tính luận
văn sử dụng các phân tích thống kê và đặc biệt là các mô hình toán, kinh tế

lượng để cho chúng ta một cái nhìn định lượng về tình hình thu NSNN từ thuế
theo thành phần.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn được trình bày trong 88 trang đánh máy tiêu chuẩn, 18
bảng số liệu, 17 đồ thị, 18 phụ lục, được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về GDP và thu NSNN
Chương 2: Thực trạng cơ cấu GDP và thu NSNN Việt Nam giai đoạn
1991 - 2005


5

Chương 3: Vận dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động chuyển
dịch cơ cấu GDP tới thu NSNN ở Việt Nam


6

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ GDP VÀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GDP
1.1.1. Khái niệm

Tổng sản phẩm trong nước (GDP - Gross Domestic Product) là một chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp cơ bản, quan trọng của một quốc gia, phản ánh kết quả
cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành, thành phần kinh tế. Nó là
chỉ tiêu gốc của mọi khoản thu nhập, nguồn gốc của sự giàu có và phồn vinh

của xã hội và từ đó thiết lập các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác như: GNP (tổng
sản phẩm quốc dân), GNI (tổng thu nhập quốc gia), NI (thu nhập quốc gia),
NNP (sản phẩm quốc dân thuần tuý), NDI (thu thu nhập quốc dân sử dụng), ...
trong nền kinh tế quốc dân. GDP được thiết lập nhằm phản ánh kết quả hoạt
động của mọi ngành sản xuất (20 ngành cấp I) trên lãnh thổ kinh tế của một
quốc gia (một địa phương, một vùng lãnh thổ, ...) trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm). Chỉ tiêu GDP không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản
xuất theo chiều sâu mà cả hiệu quả tái sản xuất xã hội theo chiều rộng.
Vậy GDP bản chất là gì? GDP là tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế
quốc dân còn lại (giá trị gia tăng - VA ) sau khi trừ đi giá trị của những sản
phẩm vật chất và dịch vụ hao phí trong quá trình sản xuất (Tổng chi phí trung
gian - IC). Đó chính là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu
hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác, tổng sản phẩm
trong nước (quốc nội) là toàn bộ giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế
trong nền kinh tế quốc dân tạo ra trong một thời kỳ nhất định.


7

Một cách đơn giản ta có thể hiểu tổng sản phẩm trong nước đo lường
tổng giá trị của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP với những yếu tố cấu thành là một trong những cơ sở quan trọng để
tính toán, xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác. Bên cạnh đó GDP còn
sử dụng để đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia,
nghiên cứu khả năng cải thiện đời sống dân cư, tính toán chỉ số phát triển con
người (HDI), nghiên cứu khả năng tích luỹ, huy động vốn, tính toán các chỉ
tiêu đánh giá mức sống dân cư, so sánh sánh quốc tế, đánh giá sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của các ngành sản xuất, khu vực và vùng sản xuất, cơ cấu giá
trị, cơ cấu sử dụng cuối cùng sản phẩm xã hội. Qua GDP ta biết được khoản

thu nhập được tạo ra của quốc gia đó trong quá trình hoạt động của nền kinh
tế.
1.1.2. Phương pháp tính GDP

Trước tiên ta đề cập đến nguyên tắc tính toán, xác định GDP. Hiện nay
GDP được tính theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thường trú (hay theo lãnh thổ kinh tế): chỉ tính vào GDP
kết quả sản xuất của các đơn vị thường trú.
- Tính theo thời kỳ sản xuất: sản phẩm được sản xuất ra trong thời kỳ
nào thì được tính vào kết quả sản xuất thời kỳ đó.
- Tính theo giá thị trường bao gồm giá hiện hành và giá so sánh.
Căn cứ vào nguyên tắc tính GDP ở trên và căn cứ vào quá trình vận động
của GDP qua các giai đoạn: sản xuất, phân phối, sử dụng cuối cùng trong hệ
thống tài khoản quốc gia (SNA), hiện nay Việt Nam và các nước trên thế giới


8

đang sử dụng thành một chuẩn mực quốc tế thì GDP được tính theo 3 phương
pháp sau:
Phương pháp 1: Tính GDP theo phương pháp sản xuất (phương pháp
giá trị gia tăng)
Theo phương pháp này, GDP là thuần của giá trị đầu ra của tất cả các
hoạt động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định,
tức GDP bằng tổng giá trị đầu ra (tổng giá trị sản xuất) trừ đi giá trị sản phẩm
vật chất và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất (tổng chi phí trung gian).
Như vậy, tính GDP theo phương pháp sản xuất là tính trực tiếp từ người
sản xuất thông qua các yếu tố chi phí và toàn bộ kết quả đạt được trong kỳ
nghiên cứu.
Công thức tổng quát.

Tổng sản phẩm
trong nước

Tổng giá trị sản xuất
=

của nền KTQD

(GDP)

(Σ GO)

Tổng chi phí trung
- gian của nền KTQD
(Σ IC)

- Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output): tổng giá trị sản xuất của
nền kinh tế quốc dân là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do tất cả
các đơn vị, các ngành trong nền kinh tế quốc dân tạo ra trong một thời kỳ nhất
định (thường là 1 năm).
Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế quốc dân được xác định bằng cách
tổng hợp giá trị sản xuất của tất cả các ngành kinh tế và có thể tính theo các
phương pháp khác nhau: Phương pháp doanh nghiệp, phương pháp ngành,
phương pháp kinh tế quốc dân.
Trong các phương pháp nói trên, phương pháp doanh nghiệp là phương
pháp cơ bản được SNA sử dụng trên thực tế để tính tổng giá trị sản xuất. Theo


9


đó, tổng giá trị sản xuất trong SNA bao gồm toàn bộ các yếu tố: chi phí trung
gian, trả công lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định và giá trị
thặng dư. Nói cách khác tổng giá trị sản xuất bao gồm cả tổng chi phí trung
gian và tổng sản phẩm trong nước.
- Chi phí trung gian (IC - Intermediate Consumption): Chi phí trung gian
là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất. Chi phí trung gian bao gồm chi phí vật
chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao tài sản sản cố định). Đó là
chi phí sản phẩm của các ngành và của bản thân ngành nghiên cứu để sản xuất
sản phẩm của ngành đó. Tổng chi phí trung gian của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân bằng tổng cộng chi phí trung gian của tất cả các ngành trong nền kinh tế
quốc dân.
Qua phương pháp thứ nhất ta hiểu một cách đơn giản: GDP = tổng giá
trị sản xuất cuối cùng - Tổng chi phí trung gian trong quá trình sản xuất, hay
nói cách khác GDP chính là phần giá trị tăng thêm trong quá trình hoạt động
sản xuất.
Phương pháp 2: Tính GDP theo phương pháp phân phối (phương pháp
thu nhập)
Sau khi kết thúc giai đoạn sản xuất, GDP trải qua một quá trình phân phối
rất phức tạp, bao gồm phân phối lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu
tạo thành thu nhập lần đầu. Kết thúc toàn bộ quá trình phần phân phối lần đầu
và phân phối lại tạo thành thu nhập cuối cùng. Do đó, tính GDP theo phương
pháp phân phối có thể căn cứ vào thu nhập lần đầu hoặc thu nhập cuối cùng.
- Theo thu nhập lần đầu: Phân phối lần đầu GDP tạo thành thu nhập lần
đầu của các thành viên tham gia vào quá trình sản xuất, bao gồm: người lao
động, chủ doanh nghiệp và Nhà nước.
- Theo thu nhập cuối cùng: Kết thúc giai đoạn phân phối lần đầu, GDP


10


tiếp tục được phân phối lại nhằm điều tiết thu nhập, cũng như tạo thu nhập
cho người không tham gia hoạt động sản xuất. Quá trình phân phối lại diễn ra
bằng việc chuyển một phần thu nhập vào phân phối lại và nhận lại phần thu
nhập từ phân phối lại. Chênh lệch giữa phần nhận được từ phân phối lại và
phần chuyển vào phân phối lại là kết dư phân phối lại.
Một cách tổng quát GDP theo phương pháp này được xác định như sau:
GDP = W + R + Ti + In + Dd + Pr
Trong đó: W – Tiền công, tiền lương
R – Tiền thuê đất
Ti – Thuế doanh thu
Dp – Khấu hao tài sản cố định
In – Trả lãi tiền vay của công ty
Pr – Lợi nhuận trước thuế
Phương pháp 3: Tính GDP theo phương pháp tiêu dùng cuối cùng (sử
dụng cuối cùng)
Theo phương pháp, cách tiếp cận này thì GDP được xác định như sau:
Tiêu dùng

Tổng sản phẩm
trong nước
(GDP)

=

cuối cùng
của hộ
(C)

Tiêu dùng
+


cuối cùng
của xã hội
(G)

Tích
+

lũy tài
sản
(I)

Xuất khẩu
+

thuần về hàng
hóa và dịch vụ
(X-M)

Tiêu dùng cuối cùng (TDCC)
TDCC của hộ gia đình là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hộ
gia đình (hoặc cá nhân) đã sử dụng phục vụ cuộc sống thường nhật. TDCC
của hộ gia đình bao gồm TDCC từ thu nhập cuối cùng của hộ gia đình và
TDCC được hưởng không phải trả tiền (cho không) từ các tổ chức dịch vụ


11

nhà nước (văn hóa, y tế, giáo dục,...) và từ các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ
trực tiếp cho hộ gia đình (từ thiện, tôn giáo, hiệp hội, ...).

TDCC của xã hội là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ Nhà
nước đã sử dụng để đáp ứng các nhu cầu thường xuyên của Nhà nước về quản
lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc....
• Tích lũy tài sản bao gồm
Tích lũy tài sản cố định: là toàn bộ giá trị tài sản cố định mới tăng trong
năm nghiên cứu (không bao gồm phần tăng giá trị tài sản cố định do tăng giá)
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tích lũy tài sản lưu động bao gồm: nguyên nhiên vật liệu dự trữ cho sản
xuất; thành phẩm, bán thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, ...

• Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được mua bán, trao
đổi,... giữa đơn vị thường trú và không thường trú của nền kinh tế quốc dân.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa bao gồm xuất nhập khẩu tại chỗ và xuất nhập khẩu
qua biên giới.
Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân chỉ tiêu GDP được tính đồng
thời theo 3 phương pháp: phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập,
phương pháp tiêu dùng cuối cùng. Cần phải tính GDP theo cả 3 phương pháp
vì chúng có tác dụng khác nhau.
- Tính GDP theo phương pháp sản xuất cho phép nghiên cứu tăng trưởng
kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; nghiên cứu cơ cấu
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần, theo vùng, lãnh
thổ...; nghiên cứu hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội; thiết lập hàm sản
xuất, hàm chi phí,...


12

- Tính GDP theo phương pháp phân phối cho phép nghiên cứu kết cấu
phân phối và sự thay đổi kết cấu phân phối GDP. Cũng như nghiên cứu mối

quan hệ giữa các loại thu nhập, từ đó có chính sách kết hợp hài hòa cả 3 lợi
ích (cá nhân, tập thể, và xã hội) tạo động lực cho sự phát triển; nghiên cứu kết
cấu giá trị GDP; nghiên cứu vai trò các loại thu nhập theo nhân tố sản xuất...
- Tính GDP theo phương pháp tiêu dùng cuối cùng cho phép nghiên
cứu các cân đối quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (tích lũy và tiêu dùng
cuối cùng, xuất khẩu và nhập khẩu, ...); tính các chỉ tiêu xu hướng tiêu dùng
cận biên, tiết kiện cận biên; thiết lập hàm tổng cầu; phân tích các chính sách
kinh tế....
Về nguyên tắc, kết quả tính GDP theo 3 phương pháp phải bằng nhau vì
chúng là các vế của một đồng nhất thức. Tuy nhiên, trên thực tế các phương
pháp dựa vào các nguồn thông tin khác nhau, cho nên kết quả tính GDP theo
các phương pháp thường có sai lệch nhất định. Ở Việt Nam, tính GDP theo
phương pháp sản xuất được coi là phương pháp cơ bản nhất, sử dụng phổ biến
nhất và dùng làm căn cứ để kiểm tra, chỉnh lý kết quả tính toán của 2 phương
pháp còn lại.
Như chúng ta đều biết, hiện nay có hai giá để tính GDP là giá thực tế
(hiện hành) và giá so sánh (hiện nay chúng ta vẫn lấy giá gốc là giá năm 1994
để tính). Chính vì vậy, hình thành hai loại GDP là GDP thực tế (GDP hiện
hành) được tính theo giá hiện tại của năm tài khoá đó và GDP so sánh được
tính theo giá năm 1994. Nhưng trong giới hạn của luận văn vì nghiên cứu
GDP trong mối quan hệ với NSNN mà NSNN chỉ được tính theo giá hiện
hành nên toàn bộ nội dung của luận văn chỉ đề cập và nghiên cứu GDP hiện
hành.
1.1.3. Cơ cấu GDP


13

Trước khi đưa ra khái niệm về cơ cấu GDP (cơ cấu kinh tế), trước tiên
ta phải làm rõ khái niệm thế nào là cơ cấu? Thuật ngữ “cơ cấu” có từ rất

sớm và thời gian đầu chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực kiến trúc và xây
dựng. Sau này nó mới được sử dụng rộng rãi sang các lĩnh vực khác như:
kinh tế, xã hội…
Theo từ điển tiếng Việt, cơ cấu là một danh từ chỉ cách tổ chức, sắp xếp
các thành phần, bộ phận trong nội bộ nhằm thực hiện chức năng chung của
chủ thể.
Một cách thông dụng và phổ biến thì cơ cấu kinh tế được quan niệm là
một tập hợp các bộ phận tạo nên một tổng thể theo những tỷ lệ nhất định và
cùng các mối quan hệ ràng buộc gắn bó hữu cơ giữa các bộ phận đó. Nghĩa là
phải hiểu cơ cấu vừa là thuộc tính của hệ thống, vừa là hệ thống các quan hệ
kinh tế.
Theo quan niệm đó cơ cấu kinh tế có thể được định nghĩa như sau:
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế tổng hợp, phản ánh một tập hợp
các bộ phận cấu thành nên tổng thể kinh tế nhất định và mối quan hệ về kinh
tế giữa các bộ phận đó.
Tuỳ theo mục đích và phạm vi nghiên cứu, tổng thể kinh tế có thể là một
doanh nghiệp, từng ngành kinh tế quốc dân, từng khu vực thể chế, từng địa
phương (hoặc vùng lãnh thổ) hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khi nghiên
cứu cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân người ta thường nghiên cứu theo
các tiêu thức sau:
- Theo ngành kinh tế: có cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế.
- Theo địa phương (vùng lãnh thổ): có cơ cấu kinh tế theo địa phương
(vùng lãnh thổ).


14

- Theo thành phần kinh tế: có cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế...
* Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành kinh tế được hình thành trên cơ

sở các quan hệ tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành hoặc nhóm ngành
trong nền kinh tế quốc dân.
Cơ cấu ngành diễn ra sớm nhất và được hình thành dựa trên cơ sở của sự
phân công lao động xã hội theo ngành. Cơ cấu ngành mang tính lịch sử, bởi vì
cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật,
phân công lao động càng tỷ mỷ, nền kinh tế quốc dân càng xuất hiện thêm
nhiều ngành mới làm cho cơ cấu ngành càng được phân chia đa dạng hơn.
Phân công lao động xã hội diễn ra đã phân chia nền kinh tế quốc dân thành
những ngành lớn như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ... Trong từng ngành
lại được chia ra thành các ngành nhỏ, ví dụ như: công nghiệp chia thành công
nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng...
Phân công lao động xã hội biểu hiện trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội và sự chuyên môn hóa trong sản xuất. Khi lực lượng sản xuất xã
hội càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển của công cụ lao động, phân công
lao động xã hội sẽ càng sâu, nền kinh tế quốc dân sẽ xuất hiện thêm nhiều
ngành mới. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, tiền đề hình thành nên cơ cấu
ngành kinh tế là sự phân công lao động xã hội.
* Cơ cấu thành phần kinh tế
Thuật ngữ thành phần kinh tế là một khái niệm để chỉ kết cấu kinh tế - xã
hội tồn tại trong thời kỳ quá độ. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với các
hình thức sở hữu tương ứng đã tạo nên một cơ cấu kinh tế theo thành phần
kinh tế. Khi nghiên cứu kết cấu kinh tế - xã hội của nước Nga sau cách mạng
tháng Mười năm 1917, Lênin đã chia nền kinh tế nước Nga thành 5 thành


15

phần là: kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, sản xuất hàng hóa nhỏ, chủ nghĩa
tư bản tư nhân, chủ nghĩa tư bản Nhà nước và chủ nghĩa xã hội.
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng VII và VIII, nền kinh tế nước ta bao gồm

5 thành phần là thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể,
kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước, trong đó kinh tế Nhà nước
đóng vai trò chủ đạo. Đến Đại hội Đảng lần thứ IX, nhằm đề cao vai trò kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài đã bổ sung thêm một thành phần kinh tế nữa là
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy cơ cấu theo thành phần kinh tế được hình thành dựa
trên chế độ sở hữu, phản ánh tương quan tỷ lệ trên các mặt giữa các thành
phần trong nền kinh tế. Nhưng trong toàn bộ nội dung của luận văn tác giả sẽ
gộp sáu thành phần kinh tế này thành ba thành phần chính là: thành phần kinh
tế quốc doanh (kinh tế Nhà nước), thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (kinh
tế ngoài Nhà nước gồm: kinh tế cá thể, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân) và
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (thành phần kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài).
* Cơ cấu vùng lãnh thổ:
Vùng lãnh thổ được hình thành trước hết bởi điều kiện địa lý kinh tế tự
nhiên của nước ta. Do điều kiện địa lý tự nhiên, nước ta đã hình thành nên
tám vùng lãnh thổ khác nhau, đó là: vùng Đồng bằng Bắc bộ, vùng Tây Bắc,
vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Duyên hải Nam Trung
bộ, vùng Tây nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Trong cơ cấu vùng lãnh thổ đều bao gồm cơ cấu ngành kinh tế và cơ
cấu theo thành phần kinh tế. Vì vậy, cơ cấu vùng lãnh thổ là tổng hợp của cơ
cấu kinh tế ngành và cơ cấu theo thành phần kinh tế được hình thành trên một
địa danh lãnh thổ.


16

Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các

mối quan hệ kinh tế của tổng thể kinh tế theo những mục tiêu và định hư ớng
nhất định.
Sự thay đổi đó, một mặt do sự biến động về số lượng các ngành, các
vùng, các thành phần kinh tế cấu thành tổng thể kinh tế khi có sự tăng lên
hoặc giảm đi của một hoặc một số ngành, vùng hay thành phần kinh tế.
Mặt khác do biến động về quy mô của tổng thể kinh tế cũng như của các
bộ phận cấu thành tổng thể khi có sự biến đổi của bản thân tổng thể (đây
chính là thuộc tính của cơ cấu) và của từng bộ phận cấu thành.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu diễn ra không chỉ về lượng mà còn cả về
chất của tổng thể cũng như của từng bộ phận cấu thành của tổng thể. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế không những là nguyên nhân thúc đẩy quá trình phát triển
nền kinh tế quốc dân mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình
định hướng đường lối phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nói cách
khác, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế xét về thực chất
cũng chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều đó được giải thích
rằng, tất cả các học thuyết, từ học thuyết kinh tế của các nhà kinh tế tư sản
đến học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như các học thuyết
kinh tế hiện đại ngày nay đều đề cập đến vấn đề cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường diễn ra trên cả ba bộ phận cơ bản hợp
thành cơ cấu kinh tế. Đó là cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo
thành phần và cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ.
Sự phát triển của mỗi quốc gia được đánh giá bằng rất nhiều chỉ tiêu. Và
một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, đó là tổng sản phẩm trong nước.


17

Không phải vô cớ mà loài người phải tìm ra những phát minh, sáng chế, khoa
học công nghệ hiện đại... miễn sao sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm có

giá trị, phục vụ đời sống nhân dân.
Trước hết, ta cần phân biệt hai khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát
triển kinh tế. Trong kinh tế vĩ mô, hai khái niệm này có quan hệ chặt chẽ với
nhau nhưng không đồng nhất.
- Tăng trưởng kinh tế chỉ sự gia tăng về giá trị mới sáng tạo (giá trị gia
tăng) hoặc thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia. Giá trị mới sáng
tạo ra của một quốc gia thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
hoặc tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Đặc trưng cơ bản của tăng trưởng kinh tế chỉ sự gia tăng về GNP hoặc
GDP của một quốc gia, trong một thời kỳ nhất định thường là một năm (tức
gắn với yếu tố đầu ra). Mức độ của sự tăng trưởng có thể được biểu hiện bằng
số tuyệt đối và số tương đối.
- Phát triển kinh tế chỉ sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi
trong phân phối về sản lượng và cơ cấu kinh tế - xã hội. Khái niệm phát triển
kinh tế không chỉ đề cập đến tỷ lệ, tốc độ của sự gia tăng mà còn đề cập đến
cả chất lượng của sự gia tăng.
Như vậy, một quốc gia muốn có sự tăng trưởng kinh tế thì cần phải có sự
gia tăng về tổng sản phẩm trong nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
kinh tế theo hướng tích cực làm gia tăng VA ngành và GDP của cả nước.
1.2. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm thu NSNN

Trước khi đi vào nghiên cứu khái niệm thu NSNN ta đi tìm hiểu về
NSNN vì thu NSNN là một bộ phận trong NSNN. Qua nghiên cứu lịch sử ra


18

đời NSNN trên thế giới cũng như lịch sử ra đời NSNN ở Việt Nam có thể rút
ra một số kết luận như sau:

NSNN với tư cách là phạm trù kinh tế bao giờ cũng gắn liền với sự xuất
hiện, tồn tại của Nhà nước. NSNN là khâu tài chính được hình thành sớm
nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản
lý Nhà nước và sự phát triển kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Sự xuất hiện Nhà nước
trong lịch sử đòi hỏi phải có những nguồn lực tài chính để đáp ứng chi tiêu
nhằm phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy,
NSNN là ngân sách của Nhà nước, Nhà nước là chủ thể của Ngân sách đó.
NSNN tuy là khái hiệm rất quen thuộc theo nghĩa rộng mà bất cứ người
dân nào cũng biết, song nhận thức về NSNN dưới góc độ khái niệm thì còn
nhiều lý giải khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển thì NSNN là một văn kiện tài
chính, mô tả các khoản thu và chi của Chính phủ được thiết lập hàng năm.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì NSNN là bảng liệt kê
các khoản thu – chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước.
Quan điểm cho rằng, NSNN dùng công phí để cung cấp cho một vài giai
cấp trong xã hội, một phần nào đó số thu từ thu nhập của giai cấp khác mà
ngân sách thu vào bằng chế độ thuế khoá. Chính điều này cho ta thấy tính
chất chính trị của NSNN, sử dụng ngân sách có nghĩa là dùng phương tiện tài
chính công như là: thuế, chi tiêu (tức là các khoản thu và chi của Nhà nước)
để Nhà nước có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa các tầng lớp xã hội … Có
thể thấy rằng quan điểm này thiên về tái phân phối tài chính và khẳng định
NSNN là công cụ Nhà nước thực hiện tái phân phối.
Theo Luật của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số
01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 về NSNN thì: NSNN là toàn bộ


19

khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng,

nhiệm vụ của Nhà nước.
Vậy thu NSNN là gì? khi Nhà nước mới ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự
tồn tại và hoạt động của mình Nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khoá bắt dân cư
phải đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của Nhà nước. Lúc đầu, Nhà
nước sử dụng nó để nuôi bộ máy Nhà nước, sau đó phạm vị sử dụng được mở
rộng dần theo sự phát triển của các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngày
nay, Nhà nước còn sử dụng nguồn thu NSNN để chi tiêu cho các khoản phúc
lợi xã hội và phát triển kinh tế. Do vậy, thu NSNN ngày càng được phát triển.
Có quan điểm cho rằng thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của
mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN
nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước.
Theo luật NSNN thì: Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ
phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp
của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật.
Thu NSNN gồm hai nguồn là: thu NSNN của trung ương và thu NSNN
của địa phương
Nguồn thu của ngân sách trung ương gồm:
a. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu.


20

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán ngành.
- Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu
hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ
tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước.

- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế,
các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam.
- Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ương.
- Thu từ kết dư ngân sách trung ương.
- Khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
b. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương:
- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu
đã nói ở mục a.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận
ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hoá, dịch vụ trong nước.
- Phí xăng, dầu.
Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:
a. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
- Thuế nhà, đất.
- Thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí).
- Thuế môn bài.


21

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Tiền sử dụng đất.
- Tiền cho thuê đất.
- Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
- Lệ phí trước bạ.
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

- Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ
quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các
cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương.
- Các khoản phí, lệ phí, thu từ hoạt động sự nghiệp và các khoản thu
khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
- Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu khác của pháp luật.
b. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương.
c. Thu bổ xung từ ngân sách trung ương.
d. Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo
quy định của pháp luật.


×