Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số vấn đề về đại lý bảo hiểm phi nhân thọ trong các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.29 KB, 38 trang )

Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

LỜI MỞ ĐÀU
Sự xuất hiện của ngành bảo hiểm đã thúc đảy nền kinh tế các nước phát
triển mạnh mẽ hơn, đa dạng phong phú hơn; bảo hiểm đã góp phần tạo ra sự yên
tâm cho mọi người trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong sản
xuất, kinh doanh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bảo hiểm ngày càng
phát triển hơn; đa dạng hố các loại hình bảo hiểm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của con người.
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng chung của thế giới, ngành bảo
hiểm cũng đang trên đà phát triển, hội nhập kinh tế toàn cầu. Ở nước ta hiện
nay, thị trường bảo hiểm diễn ra rất sôi động, sự cạnh tranh giữa các DNBH diễn
ra ngày càng gay gắt hơn, để đứng vững trên thị trường các DNBH cần phát
triển hệ thống kênh phân phối các sản phẩm bảo hiểm một cách hiệu quả hơn,
đặc biệt là hệ thống kênh phân phối đại lý trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ. ,Xuất phát từ nhận thức đó, em đã lựa chọn đề tài “ Một số vấn đề về
đại lý bảo hiểm phi nhân thọ trong các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam hiện
nay ”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về BHPNT và đại lý bảo hiểm phi nhân thọ.
Chương II: Thực trạng của mạng lưới đại lý bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt
Nam hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối đại lý bảo hiểm
phi nhân thọ.

SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B



Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

Phần nội dung
Chương I: Lý luận chung về BHPNT và đại lý bảo hiểm
phi nhân thọ
I. Khái quát chung về BHPNT
1. Vai trò của BHPNT
Rủi ro bất ngờ có thể xảy đến với bất cứ ai; để bảo vệ cho chính bản thân
và tài sản của mình trước những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh
doanh cũng như trong sinh hoạt, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau
nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra. Hiện nay theo
quan điểm của các nhà quản lý rủi ro có hai biện pháp đối với rủi ro và hậu quả
do rủi ro gây ra đó là nhóm các biện pháp kiểm sốt rủi ro và tài trợ rủi ro.
Nhóm kiểm sốt rủi ro bao gồm các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn
thất, giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp này thường được sử dụng để giảm thiểu
khả năng xảy ra rủi ro; tuy nhiên, khi rủi ro xảy ra, người ta không thể lường
trước được hậu quả. Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp
chấp nhận rủi ro và bảo hiểm. Trong đó bảo hiểm là một phần quan trọng trong
các chương trình quản lý rủi ro của các cá nhân, tổ chức.
Bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng có vai trị to lớn trong
đời sống, xã hội:
Thứ nhất, bảo hiểm phi nhân thọ góp phần ổn định tài chính cho người tham
gia trước tổn thất xảy ra: rủi ro dù do thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt
hại về kinh tế, ảnh hưởng tới thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá
nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kể có lúc gây thiệt hại về người.
Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính để người
tham gia bảo hiểm nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống sản xuất

kinh doanh. Từ đó, họ khơi phục và phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác một cách bình thường.

SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

Thứ hai, bảo hiểm phi nhân thọ góp phần đề phịng hạn chế tổn thất, giúp
cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho
mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công
ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề
phòng, hạn chế tổn thất rủi ro đã xảy ra. Cơng ty bảo hiểm đóng góp tài chính
một cách tích cực để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro như tuyên truyền,
hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng
cháy chữa cháy, cùng ngành giao thông làm biển báo, các đường lánh nạn...
Thứ ba, bảo hiểm phi nhân thọ góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách nhà
nước: Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty
bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người
tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, Ngân sách
Nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi
gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm hoạ, mang tính xã hội
rộng lớn. Mặt khác, bảo hiểm phi nhân thọ là hoạt động bảo hiểm thương mại có
trách nhiệm đóng góp vào Ngân sách thông qua thuế, tức tăng doanh thu cho
Ngân sách Nhà nước
Thứ tư, bảo hiểm phi nhân thọ còn là phương thức huy động vốn để đầu tư

phát triển kinh tế - xã hội: Dưới hình thức phí bảo hiểm, ngành bảo hiểm đã huy
động được một số lượng vốn khá lớn từ các đối tượng tham gia. Số vốn đó ngồi
chi trả trợ cấp hay bồi thường thiệt hại cịn là nguồn vốn để đầu tư phát triển
kinh tế văn hoá – xã hội.
Thứ năm, bảo hiểm phi nhân thọ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa
các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
nội địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan hệ qua lại, thúc đẩy nhau
phát triển thơng qua hình thức phân tán rủi ro và chấp nhận rủi ro – hình thức tái
bảo hiểm giữa các công ty của các nước. Như vậy, bảo hiểm phi nhân thọ vừa
góp phần phát triển quan hệ kinh tế giữa các công ty của các nước, vừa góp phần
ổn định thu – chi ngoại tệ cho Ngân sách Nhà nước.
SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

Thứ sáu, bảo hiểm phi nhân thọ thu hút một số lượng lao động nhất định
của xã hội, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Đồng thời, hoạt
động bảo hiểm cũng góp phần giải quyết đời sống cho người lao động làm viêc
trong ngầnhbao rhiểm, góp phần tạo ra một bộ phận tổng sản phẩm trong nước
của quốc gia.
2. Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ là lĩnh vực bảo hiểm có phạm vi rất rộng. Nó bao gồm tất
cả các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và một phần
bảo hiểm con người. Có nhiều tiêu thứckhác nhau để phân loại bảo hiểm phi
nhân thọ. Thông thường người ta sử dụng các tiêu thức sau đây để phân loại

như:
Theo tiêu thức phân loại truyền thống: BH phi nhân thọ chia thành bảo hiểm
hàng hải và bảo hiểm phi hàng hải.
Theo đối tượng bảo hiểm : BH phi nhân thọ được chia thành bảo hiểm tài sản,
bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm bệnh tật, tai nạn con người.
+ Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm bao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm
có đối tượng bảo hiểm là tài sản ( chủ yếu là tài sản hữu hình )
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là
phần trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm. Trách nhiệm dân sự là một
dạng trách nhiệm pháp lý bao gồm cả trách nhiệm phải thưch hiện nghĩa vụ dân
sự lẫn trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ
bảo hiểm cho dạng trách nhiệm thứ hai – trách nhiệm bồi thường cho người thứ
ba thì phát sinh trách nhiệmbồi thường của người bảo hiểm theo hợp đồng bảo
hiểm trách nhiệm dân sự tương ứng.
+ Bảo hiểm bệnh tật và tai nạn con người có đối tượng bảo hiểm là con
người. Bằng một hoặc nhiều hợp đồng bảo hiểm thích hợp, người được bảo
hiểm được bảo vệ khi xảy ra rủi ro như bệnh tật, tai nạn. Khi xảy ra những rủi ro
này, tuỳ thuộc vào thoả thuẩn trong hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ phải
trả cho người thụ hưởng bảo hiểm một khoản tiền nhất định. Khoản tiền này có
SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

ý nghĩa giúp bản thân người được bảo hiểm hoặc người thân của họ có thể khắc
phục được rủi ro, ổn định cuộc sống.

Theo đặc tính kỹ thuật và pháp lý, bảo hiểm phi nhân thọ được chia thành
nhiều nghiệp vụ bảo hiểm. Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm có cơng dụng, đặc tính kỹ
thuật, môi trường hoạt động, đặc điểm rủi ro... giống nhau được xếp vào một
nghiệp vụ bảo hiểm. Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được vận hành theo một quy tắc
riêng biệt. Chẳng hạn như các nghiệp vụ sau:
+ Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
+ Bảo hiểm thân tàu biển
+ Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
+ Bảo hiểm thân máy bay
+ Bảo hiểm xây dựng , lắp đặt
+ Bảo hiểm dầu khí
+ Bảo hiểm hoả hoạn
+ Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
+ Bảo hiểm TNDS nghề nghiệp
+ Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
+ Bảo hiểm tai nạn hành khách
+ Bảo hiểm tai nạn học sinh
+ Bảo hiểm tai nạn khách du lịch
+ Bảo hiểm tai nạn theo chỗ ngồi trên xe cơ giới.
......
3. Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ là lĩnh vực lớn trong hoạt động bảo hiểm, sản
phẩm BH phi nhân thọ mang những đặc trưng chung của “bảo hiểm” – ngành
dịch vụ đặc biệt:
- Sản phẩm vô hình: Đây là đặc điểm chung của sản phẩm các ngành dịch vụ;
Người mua không thể cảm nhận được sản phẩm bảo hiểm thơng qua các giác
quan của mình. Khi mua các sản phẩm bảo hiểm, người mua chỉ nhận được từ
SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B



Đề án mơn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

phía cơng ty bảo hiểm những lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất
trước các rủi ro. Người mua bảo hiểm tin tưởng cơng ty bảo hiểm có khả năng
và luôn sẵn sàng thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Như vậy, uy tín
cua DNBH vơ cùng quan trọng, nó quyết định phần lớn trong lựa chọn của
khách hàng; uy tín của DNBH thể hiẹn qua: danh tiếng, kinh nghiệm hoạt động
của cơng ty, tình hình tài chính lành mạnh, chiến lược đầu tư vốn hợp lý, nghiệp
vụ vững chắc, chất lượng phục vụ khách hàng cao.....
- Bảo hiểm có chu trình sản xuất đảo ngược: khác với chu trình sản xuất hàng
hố thơng thường, giá cả hàng hoá sẽ được quyết định sau khi đã biết được chi
phí sản xuất của hàng hố đó. Mỗi hợp đồng bảo hiểm có thể coi là một món
hàng; hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi có sự chấp nhận của người
được bảo hiểm và Người tham gia bảo hiểmđã đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo
hợp đồng. Phí bảo hiểm mà khách hàng đóng khi hợp đồng chính là giá bán của
một sản phẩm bảo hiểm. Đặc điểm này ảnh hưởng rrất lớn đến quyết định đưa
loại sản phẩm nào ra thị trường. Nếu một sản phẩm đưa ra được đông đảo người
mua chấp nhận, công ty bảo hiểm sẽ thu được một khoản tổng phí bảo hiểm rất
lớn. Khi rủi ro xảy ra cho một số khách hàng nào đó thì cơng ty bảo hiểm có đủ
khả năng chi trả mà khơng bị bội chi. Ngược lại, nếu chỉ có một số it khách hàng
chấp nhận thì tổng phí thu được rất ít. Cơng ty bảo hiểm rất dễ bị rơi vào tình
trạng bội chi khi có những nhóm khách hàng có tỷ lệ rủi ro quá cao trong thời
gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực. Mặt khác, chu trình sản xuất ngược cịn
có tác dụng chi phối trách nhiệm đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo
hiểm khi họ đã được một hợp đồng bảo hiểm bảo vệ. Bởi lẽ nếu tổn thất xảy ra
ít, giá bán của các hợp đồng bảo hiểm năm sau đó sẽ được giảm đi ( hay nói

cách khác, khách hàng sẽ được giarm phí ), ngược lại nếu tỷ lệ tổn thất lớn,
khách hàng sẽ phải trả phí cao hơn vào những năm sau.
- Sản phẩm không mong đợi: Người mua bảo hiểm không mong muốn có sự
kiện rủi ro xảy ra để được nhận quyền lợi bảo hiểm, dù rằng quyền lợi đó có thể
cao hơn gấp nhiều lần so với số phí phải đóng. Trong khi tiến hành chào bán
SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

dịch vụ, cán bộ bảo hiểm sẽ phải chú ý đến đặc điểm này để thuyết phục khách
hàng khi họ nói khơng quan tâm mong muốn nhưng tai nạn, tổn thất vẫn xảy ra.
Mặt khác, bảo hiểm là tấm lá chắn cho chính những điều khơng mong muốn
này. Thơng qua thực tế tình hình thiên tai, tai nạn, cũng như giải quyết bồi
thường tổn thất tại địa phương, để minh chứng về lợi ích của bảo hiểm và sự cần
thiết tham gia bảo hiểm.
Để hiểu rõ hơn về các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, chúng ta đi sâu tìm hiểu
đặc điểm từng loại sản phẩm bảo hiểm cụ thể:
3.1. Bảo hiểm tài sản:
Bảo hiểm tài sản là lloại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tất cả các
loại tài sản trong nền kinh tế có chủ sở hữu và chủ sử dụng. bảo hiểm tài sản có
những đặc điểm chủ yếu sau:
+ Bảo hiểm tài sản chủ yếu được thực hiện dưới hình thức tự nguyện.
+ Thời hạn bảo hiểm thường là một năm trở xuống. Hết hạn hợp đồng người
tham gia có thể tái tục hợp đồng bảo hiểm.
+ Trong bảo hiểm tài sản người ta áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại: khi

có thiệt hại xảy ra với tài sản thuộc trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm,
nhà bảo hiểm sẽ căn cứ vào gí trị tài sản, thiệt hại thực tế... làm căn cứ bòi
thường.
+ Trong bảo hiểm tài sản, luật kinh doanh bảo hiểm của các nước quy định
không được phép bảo hiểm trùng nhằm tránh trục lợi bảo hiểm nhưng nếu chủ
tài sản vẫn tham gia bảo hiểm trùng thì nhà bảo hiểm sẽ áp dụngnguyên tắc bồi
thường theo tỷ lệ số tiền bảo hiểm.
+ Trong bảo hiểm tài sản, nhà bảo hiểm thường áp dụng mức miễn thường nhằm
hạn chế trục lợi bảo hiểm, phù hợp với trình độ quản lý thực tế.
+ Trong bảo hiểm tài sản, người ta áp dụng cả hai thuật ngữ giá trị bảo hiểm và
số tiền bảo hiểm. Nếu bảo hiểm trên hoặc dưới giá trị, người ta thường sử dụng
thuật ngữ số tiền bảo hiểm, nếu ngang giá trị có thể sử dụng cả hai.

SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

3.2. Bảo hiểm trách nhiệm:
Bảo hiểm trách nhiệm là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm ở đây là
trách nhiệm bồi thường của chủ sử dụng phương tiện. các nhà sản xuất sản
phẩm, các chủ sử dụng lao động, các luật sư, bác sĩ... cho người thứ ba khi
phương tiện cũng như quá trình tổ chức hoạt động của mình và nghề nghiệp của
mình làm thiệt hại cho người khác.
Đặc điểm:
+ Đối tượng bảo hiểm rất trừu tượng bởi vậy khách hàng tham gia bảo hiểm

thường rất khó hiểu và khơng phân biệt loại hình doanh nghiệp bảo hiểm này
với bảo hiểm tài sản và bảo hiểm con người cho nên thường gây ra tâm lý bị ức
chế. Từ đặc điểm này đòi hỏi các nhà bảo hiểm phải tuyên truyền, giải thích cho
khách hàng hiểu, có như vậy mới giữ được uy tín, khai thác được triệt để loại
hình bảo hiểm này cũng như bảo hiểm khác.
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường được luật kinh doanh bảo hiểm của các
nước quy điịng làbắt buộc đây là một lợi thế đặc biệt cho các nhà bảo hiểm
nhưng đồng thời cũng có bất lợi: Tâm lý của người tham gia bảo hiểm trách
nhiệm thường bị ức chế.
+ Thời hạn bảo hiểm từ 1 năm trở xuống.
+ Nhà bảo hiểm áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Hệ quả cuủanó là
nguyên tắc thế quyền hợp pháp.
+ Trong bảo hiểm này, nhà bảo hiểm thường giới hạn trách nhiệm của mình
bằng một số tiền bảo hiểm nhất định. Số tiền này chiính là cơ sở để bồi thường
thiệt hại cho người thứ ba và xác định phí bảo hiểm được chính xác.
3.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ:
Bảo hiểm con người là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng,
tình trạng sức khoẻ của con người. Đặc điểm của bảo hiểm con người phi nhân
thọ:
+ Thời hạn bảo hiểm thường là 1 năm hoặc dưới 1 năm.

SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án mơn học

Khoa kinh tế bảo hiểm


+ Hình thức bảo hiểm có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện. Nhưng tự nguyện là
chủ yếu.
+ Trong bảo hiểm con người nhà bảo hiểm cho phép bảo hiểm trùng. Bởi vì,
tính mạng và tình trạng sức khoẻ của con người là vô giá. Rất hiếm khi người ta
lại trục lợi ngay trên tính mạng của mình.
4. Các kênh phân phối sản phẩm trong bảo hiểm phi nhân thọ.
Kênh phân phối,theo quan điểm tổng quát, là một tập hợp các doanh nghiệp, cá
nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào q trình đưa hàng hố từ
người sản xuất đến người tiêu dùng. Nói cách khác, đây là một nhóm các tổ
chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn
sàng để người tiêu dùng hoặc người sử dụng cơng nghiệp có thể mua và sử
dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hố từ người sản xuất qua
hoặc khơng qua các trung gian tới người mua cuối cùng. Tất cả những người
tham gia vào kênh phân phối được gọi là thành viên của kênh. Các trung gian
thương mại nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là thành viên
quan trọng trong nhiều kênh phân phối. Các loại kênh phân phối:
4.1. Kênh phân phối trực tiếp:
- Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối khơng có mặt của trung gian
phân phối, nói cách khác, đó là phương thức bán hàng trực tiếp của các công ty
bảo hiểm.
- Kênh phân phối trực tiếp được chia thành 2 nhóm chính:
a. Các văn phịng bán bảo hiểm:
Đây là kênh phân phối trong đó nhân viên của DNBH được trả lương sẽ trực
tiếp thực hiện việc bán sản phẩm tại trụ sở chính của doanh nghiệp hay tại các
văn phịng bảo hiểm của khu vực, chi nhánh....Kênh phân phối này hoạt động
phổ biến tại DNBH, đặc biệt là DNBH phi nhân thọ. Các phòng bảo hiểm khu
vực là một kênh phân phối truyền thống đem lại hiệu quả khai thác cao cho các
DNBH phi nhân thọ
b. Hệ thống bán hàng tại điểm:
SVTH : Đỗ Thị Yến


Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

Đây là kênh phân phối dựa trên hệ thống phân phối của các lĩnh vực kinh doanh
khác như ngân hàng, bưu điện, cơ quan thuế và các cửa hàng bán lẻ...Hệ thống
này tận dụng được con người, cơ sở vật chất, nguồn khách hàng sẵn có của các
lĩnh vực nên đây là kênh phân phối tiết kiệm được chi phí cho DNBH. Nếu
DNBH nhân thọ hình thức kết hợp chủ yếu là bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ
thống ngân hàng ( bancassurance ) thì DNBH phi nhân thọ hình thức kết hợp
chủ yếu là qua cơ quan thuế, qua các trạm đăng kiểm hoặc các showroom ô tô...
4.2. Kênh phân phối gián tiếp:
- Đây là kênh phân phối tồn tại các trung gian phân phối, các công ty bảo hiểm
thông qua hệ thống trung gian để tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm cảu mình.
- Các loại kênh phân phối gián tiếp:
a. Đại lý bảo hiểm:
Đây là kênh phân phối sản phẩm truyền thống các DNBH nói chung, DNBH
phi nhân thọ nói riêng. Các đại lý là cá nhân hoặc tổ chức được DNBH phi nhân
thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác BH phi
nhân thọ, thu phí bảo hiểm và các hoạt động khác trong khuôn khổ quyền lợi và
trách nhiệm của đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý.
b. Môi giới kinh doanh bảo hiểm:
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới
bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
- Chức năng cơ bản của môi giới bảo hiểm là cung cấp thông tin, thực hiện vai

trò cầu nối giữa cung và cầu sản phẩm bảo hiểm. Với vai trị của mình người
mơi giới bảo hiểm đảm bảo cho q trình lưu thơng và tiêu thụ sản phẩm trở nên
suôn sẻ hơn, đáp ứng nhu cầu của công ty bảo hiểm và khách hàng. Doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm là một đơn vị kinh doanh hưởng hoa hồng môi giới
bảo hiểm; họ thực hiện nghĩa vụ mơi giới trung thực, đảm bảo bí mật thông tin
và chịu trách nhiệm pháp lý với hoạt động của mình. Doanh nghiệp mơi giới bảo

SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

hiểm là người đại diện cho khách hàng chứ không phải là người đại diện cho các
công ty bảo hiểm nhưng thu môi giới phí từ cơng ty bảo hiểm.
c. Các kênh phân phối gián tiếp khác:
Như qua ngân hàng ( bancassurance ), Internet, quảng cáo, các phương tiện
thông tin đại chúng khác. Kênh phân phối qua ngân hàng và Internet là những
kênh phân phối còn mới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, rất có triển vọng
phát triển.
II. Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ.
1. Khái niệm, vai trò, phân loại đại lý bảo hiểm phi nhân thọ.
1.1. Khái niệm, điều kiện để trở thành đại lý bảo hiểm phi nhân tho:
a. Khái niệm:
Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ là tổ chức hoặc cá nhân được doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến cơng việc
khai thác, thu phí bảo hiểm và các hoạt động khai thác trong khuôn khổ về

quyền và trách nhiệm của đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý. Cũng tương tự
ngành sản xuất và dịch vụ khác muốn sản phẩm của mình được bán hàng rộng
lớn và vững vàng đủ năng lực, kinh nghiệm để bán các sản phẩm đó đến tận tay
người tiêu dùng.
Đại lý đã trở thành một nghề không tthể thiếu trong mọi hoạt độngthương mại
và khi đã trở thành một nghề kinh doanhncó hiệu quả thì khơng chỉ những cá
nhân hoạt động đại lý mà các tổ chức cũng tìm đến, xin trở thành một tổ chức
hoạt động đại lý bảo hiểm. Thực tế cho thấy, đại lý bảo hiểm đã và sẽ trở thành
một kênh phân phối quan trọng trong việc đưa sản phẩm bảo hiểm đến với người
dân. Đại lý bảo hiểm chính là cầu nối giữa khách hàng và cơng ty.
Tư vấn cho khách hàng những sản phẩm bảo hiểm phù hợp cũng như hướng
dẫn khách hàng hoàn tất những thủ tục giấy tờ quan trọng trong quá trình giải
quyết bồi thường và chi trả bảo hiểm. Sự xuất hiện của đại lý đã làm cho thông
tin hai chiều giữa công ty bảo hiểm và khách hàng được thông suốt. Từ đó các

SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

công ty bảo hêể hiểu biết hơn về khách hàng, có điều kiện nâng cao chất luợng
dịch vụ.
So với đại lý bảo hiểm nhân thọ thì đại lý bảo hiểm phi nhân thọ có số
lượng ít hơn rất nhiều. Lý do là vì đối với BHNT kênh phân phối chủ yếu chính
là đại lý. Hoa hồng cho đại lý bảo hiểm nhân thọ cao hơn nhiều lần so với bảo
hiểm phi nhân thọ và việc bán bảo hiểm nhân thọ cũng dễ dàng hơn so với bảo

hiểm phi nhân thọ vì nhiều lý do. Việc phát triển đại lý Bảo hiểm phi nhân thọ
một cách hiệu quả với các công ty bảo hiểm phi nhân thọkhông dễ dàng chút
nào.
b. Điều kiện trở thành đại lý bảo hiểm phi nhân thọ:
* Đối với cá nhân:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
- Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội
bảo hiểm Việt Nam cấp.
* Đối với tổ chức:
- Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp.
- Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm
phải có đủ điều kiện như đối với cá nhân hoạt động địa lý. Tổ chức hoạt động
đại lý bảo hiểm phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật
doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành.
* Không được hoạt động đại lý:
- Không được hoạt động đại lý đồng thời cho cả hai doanh nghiệp bảo hiểm ( trừ
khi được hai doanh nghiệp cho phép ) để đảm bảo sự ổn định của thị trường và
tăng tính cạnh tranh lành mạnh.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình
phạt tù hoặc bị toà án tước quyề hành nghề vi phạm các tội theo quy định của
pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học


Khoa kinh tế bảo hiểm

- Những đối tượng đã là đại lý bảo hiểm bị doanh nghiệp bảo hiểm buộc chấm
dứt hợp đồng vi phạm nghiêm trọng pháp luật và hợp đồng đại lý bảo hiểm,
trong thời hạn 03 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
c. Hợp đồng đại lý bảo hiểm phi nhân thọ:
Mối quan hệ ràng buộc pháp lý giữa đại lý bảo hiểm và công ty bảo hiểm được
thể hiện qua hợp đồng đại lý bảo hiểm. Để trở thành đại lý bảo hiểm, cá nhân
hoặc tổ chức phải đăng ký hợp đồng đại lý với công ty bảo hiểm và tuân thủ
đúng những điều khoản ghi trong hợp đồng đại lý. Nội dung của hợp đồng đại lý
bảo hiểm được quy định tị điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm. Hợp đồng đại lý
bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, điạ chỉ của đại lý bảo hiểm.
-

Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm.
- Nội dung và phạmvi hoạt động của đại lý bảo hiểm.
- Hoa hồng đại lý bảo hiểm.
- Thời hạn hợp đồng.
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi

phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt

hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp
bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm
thu xếp giao kết, đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hồn cho cơng ty bảo hiểm
các khoản tiền mà công ty bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm

( Điều 88 Luật kinh doanh bảo hiểm ).
1.2. Vai trò của đại lý bảo hiểm phi nhân thọ:
- Đối với DNBH: Đại lý là lực lượng tiếp thị có hiệu quả nhất, giúp doanh
nghiệp bán các sản phẩm bảo hiểm. Thông qua bán hàng, đại lý bảo hiểm giải
thích cho khách hàng tiềm năng những điều họ chưa hiểu hoặc chưa rõ về sản
phẩm cũng như thương hiệu của DNBH. Đại lý cũng là người trực tiếp nhận
thông tin phản hồi về sản phẩm bảo hiểm từ phía khách hàng. Vì vậy những ý
SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án mơn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

kiến đóng góp với DNBH về các vấn đề về chính sách sản phẩm, phát hành và
quản lý hợp đồng... rất có giá trị thực tế, giúp DNBH nghiên cứu, điều chỉnh, kịp
thời để nâng cao tính cạnh tranh.
- Đối với khách hàng: Đại lý là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Thay
vì người mua phải tự tìm hiểu về bảo hiểm thì đại lý sẽ làm cơng việc này. Như
vậy sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền của.
- Đối với xã hội: Đại lý là người cung cấp dịch vụ cho xã hội, mang tới sự đảm
bảo cho mỗi cá nhân, tổ chức và gia đình sự an tâm cho những người có trách
nhiệm trong gia đình. Do vậy, xét trên một khía cạnh nào đó, đại lý bảo hiểm
cịn góp phần đảm bảo an tồn cho xã hội.
1.3 Phân loại đại lý bảo hiểm phi nhân thọ:
So với đại lý bảo hiểm nhân thọ thì đại lý bảo hiểm phi nhân thọ có số lượng ít
hơn, công tác quản lý đại lý đơn giản hơn, nhất là khâu tuyển dụng và quản lý.
Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:

- Căn cứ theo tư cách pháp lý: Có hai loại đại lý là cá nhân và tổ chức. Cách
phân loại này giúp doanh nghiệp bảo hiểm quản lý tốt lực lượng bàn hàng của
mình, đặcbiệt là khâu tuyển dụng đại lý.
- Theo thời gian hoạt động: theo cách phân loại này có đại lý chuyên nghiệp và
đại lý bán chuyên nghiệp.
+ Đại lý chuyên nghiệp là đại lý được tổ chức và hoạt động chặt chẽ, đào tạo
chính quy. Với các đại lý chuyên nghiệp hoạt động đại lý là nghề chính của họ vì
vậy họ hoạt động khá hiệu quả đem lai lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp bảo hiểm muốn phát triển được môi trường cạnh tranh thì cần phải chú
trọng đến khâu tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ này cho riêng mình.
+ Đại lý bán chuyên nghiệp: Đây là những đại lý có việc làm và thu nhập khác,
họ làm hoạt động đại lý bảo hiểm với tư cách là nghề làm thêm, nghề phụ để
tăng thu nhập. Mặc dù lực lượng này khơng có sự gắn bó mật thiết với doanh
nghiệp bảo hiểm như các đại lý chuyên nghiệp nhưng họ lại có rất nhiều lợi thế
riêng mà các nhà bảo hiểm cần biết cách tận dụng để khai thác có lợi nhất.
SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

- Theo công việc được ủy quyền của doanh nghiệp: theo tiêu thức này ta có đại
lý giới thiệu dịch vụ, đại lý khai thác và thu phí.
- Căn cứ theo mối quan hệ với DNBH: có thể chia thành 02 loại đại lý là đại lý
độc lập và đại lý phụ thuộc.
+ Đại lý độc lập: Được xem là đại lý của người tham gia bảo hiểm hay người
yêu cầu bảo hiểm trong các tình huống như: Khơng làm việc cho đại lý bảo hiểm

mặc dù nhận hoa hồng, thay mặt cho người yêu cầu bảo hiểm điền vào mẫu đơn
yêu cầu bảo hiểm, tư vấn cho người được bảo hiểm về cách thức khiếu nại.
+ Đại lý của DNBH trong các tình huống: Thay mặt cho doanh nghiệp theo sự
uỷ quyền để giải quyết các đơn bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng; Thay
mặt doanh nghiệp giám định, mô tả tài sản được bảo hiểm; Thay mặt doanh
nghiệp phỏng vấn khách hàng để hoàn tất mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm, được
doanh nghiệp uỷ quyền thu phí bảo hiểm.
2. Nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm phi nhân thọ:
* Tư vấn cho khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm:
- Giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho khách hàng: Đại lý BH sau
khi xác định nhu cầu của khách hàng sẽ đưa ra nghiệp vụ phù hợp để giới thiệu
với khách hàng.
- Giới thiệu về công ty ( vị thế, tiềm lực tài chính, uy tín...) Khơng dễ gì một số
khách hàng bỏ tiền ra mua hàng hố lại khơng quan tâm tới nơi sản xuất, chất
lượng, giá cả và tính năng. Bảo hiểm cũng vậy, khách hàng khi mua bảo hiểm
phải biết được mình nhận được sự cam kết ở cơng ty bảo hiểm có tiềm lực tài
chính ra sao? Khi có vụ việc thì giải quyết, phục vụ thế nào? Thuận lợi không?
Nhiệm vụ của đại lý phải giúp khách hàng hiểu kỹ và yên tâm thì họ mới tham
gia bảo hiểm.
- Giải thích về quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng: Khi giới thiệu sản phẩm
cho khách hàng, ngoài việc giới thiệu và giải thích quyền lợi của khách hàng
được hưởng, người đại lý bảo hiểm phải giới thiệu cả nghĩa vụ của khách hàng,
chẳng hạn như nghĩa vụ đóng phí, cơng khai trung thực...
SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học


Khoa kinh tế bảo hiểm

- Hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm: sau khi đã giới thiệu sản phẩm và
khách hàng đồng ý tham gia bảo hiểm , người đại lý bảo hiểm tiếp tục thực hiện
công việc hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm như tư vấn Số tiền bảo
hiểm, hướng dẫn kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm...
- Đánh giá rủi ro ban đầu: Trên cơ sở các thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm,
đại lý kiểm tra tình hình thực tế về sức khoẻ của Người được bảo hiểm, kiểm tra
giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu tài sản ( bảo hiểm tài sản, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự ), thực trạng tài sản theo yêu cầu của từng nghiệp vụ được
phép triển khai.
- Thu phi bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm theo uỷ
quyền, hướng dẫn của cơng ty.
- Hồn thành các chỉ tiêu khai thác: Để duy trì được cơng việc, hàng tháng đại lý
phải hoàn thành được chỉ tiêu khai thác tối thiểu theo sự quy định của cơng ty mình.
* Quan tâm chăm sóc khách hàng để tái tục hợp đồng bảo hiểm:
Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ có thời hạn bảo hiểm khác với bảo hiểm nhân
thọ, phí bảo hiểm thu một lần ( trừ những nghiệp vụ có số phí lớn thu làm nhiều
kỳ ), do vậy sau khi đã cấp giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm, Đại lý khơng
nên coi là đã kết thúc q trình bán hàng. Đối với khách hàng, việc ký hợp đồng
mới chỉ là bắt đầu của quá trình mua hàng.
Do vậy, để tạo điều kiện cho việc tái tục bảo hiểm cán bộ đại lý nên:
- Thường xuyên giữ quan hệ với khách hàng của mình: Bằng điện thoại, gặp gỡ
thăm hỏi sức khoẻ đồng thời qua đó tìm hiểu thêm về khách hàng của mình có gì
cần giúp đỡ. Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề trong cuộc sống và trong
kinh doanh, nếu thấy có lợi cho họ. Nếu đại lý làm tốt việc này, khách hàng sẽ
giúp cho đại lý rất nhiều, họ sẽ giới thiệu và khen ngợi, vận động người khác
tham gia bảo hiểm.
- Đại lý cần cung cấp cho khách hàng những thông tin của cơng ty, nhưng có
sản phẩm mới giới thiệu, có thể đối với cá nhân và gia đình khách hàng thì

khơng có nhu cầu, song lại cần cho cơ quan của khách hàng, họ sẽ giúp đỡ đại lý
SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

khai thác. Ngược lại, khách hàng có những thơng tin gì mới liên quan đến hợp
đồng bảo hiểm như có thay đổi đối tượng được bảo hiểm làm tăng rủi ro, mở
rộng phạm vi ngoài hợp đồng cũ... để giúp khách hàng và công ty kịp thời bổ
sung đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
- Tạo điều kiện cho khách hàng gặp gỡ tiếp xúc với công ty và ngược lại, để
khách hàng và cơng ty có điều kiện cùng bàn bạc, thương lượng, đối thoại về
những vấn đề có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
- Khi khách hàng không may gặp rủi ro, đại lý phải hướng dẫn khách hàng thu
thập hồ sơ bồi thường và chuyển trả tiền bảo hiểm nếu được công ty bảo hiểm
cho phép: Việc hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm một
mặt tạo điều kiện khách hàng nhận tiền chi trả nhanh chóng, mặt khác cịn giúp
cho mối quan hệ giữa khách hàng và đại lý thêm chặt chẽ. Đây là điều kiện hết
sức thuận lợi cho việc tái tục bảo hiểm. Hiện nay, rất nhiều cơng ty ngồi việc
uỷ thác cho đại lý khai thác bảo hiểm còn uỷ thác một số cơng việc khác tuỳ
theo tình hình thực tế tại công ty như giám định, thu thập hồ sơ, mang tiền chi
trả khách hàng...
- Để khai thác được một khách hàng mới là rất tốn kém, vì vậy đại lý phải cố
gắng để có thể thuyết phục được khách hàng cũ tái tục hợp đồng, muốn như vậy
thì đại lý phải có theo dõi thống kê và đến với khách hàng đúng lúc.
* Chấp hành các nội quy và quy định của công ty:

- Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết với công ty.
- Ký quỹ theo quy định.
- Thực hiện đúng các quy định về quy trình khai thác, cấp giấy chứng nhận bảo
hiểm, hố đơn thu phí bảo hiểm, nộp tiền phí bảo hiểm về cơng ty, về quản lý và
sử dụng hoá đơn ấn chỉ.
- Về thời hạn nộp phí: Đại lý phải thanh tốn phí bảo hiểm thu được ngay trong
ngày. Trường hợp khơng thể thanh tốn ngay trong ngày phải báo về công ty các
thông tin: Số giấy chứng nhận bảo hiểm đã cấp, đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo
hiểm, phí bảo hiểm. Chậm nhất đại lý phải thanh tốn tồn bộ số phí thu được
SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

trong ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp dặc biệt với các đại lý là tổ chức khơng
tiện thanh tốn phí bảo hiểm hàng ngày, thời hạn thanh tốn phí bảo hiểm có thể
được thoả thuận riêng phù hợp với điều kiện thực tế nhưng thời hạn tối đa không
quá 15 ngày kể từ ngày thu phí.
- Vấn đề quản lý, sử dụng hố đơn, ấn chỉ: Đối với hố đơn thu phí, Giấy chứng
nhận hoặc đơn bảo hiểm, không được để mất mát, hư hỏng.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ quy định của công ty về việc báo cáo, thống kê
nghiệp vụ, tài chính.
- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn: Giúp đại lý nắm được thêm thông tin, kiến
thức mới về nghiệp vụ, kinh nghiệm hay quản lý mới của công ty. Qua sinh
hoạt, tập huấn sẽ nâng cao thêm kinh nghiệm, kiến thức cho mình.
- Hàng tuần đại lý phải tham gia sinh hoạt theo tổ nhằm giao lưu học hỏi kinh

nghiệm, báo cáo những khó khăn,và đề ra kế hoạch cho tuần mới.
3. Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm phi nhân thọ:
- Phải thực hiện đầy đủ, đúng đắn các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng đại
lý với doanh nghiệp bảo hiểm; phải trung thực trong quá trình thực hiện nghiệp
vụ mà DNBH giao cho.
- Không được đồng thời làm đại lý cho DNBH khác nếu không được sự chấp
thuận bằng văn bản của DNBH mà mình đang làm đại lý ( nêu trong hợp đồng
đại lý có quy định điều này ).
- Cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng, không hứa hẹn ngoài phạm vi
cho phép, nếu sai phạm phải chịu trách nhiệm;
- Nộp phí bảo hiểm về DNBH trong giới hạn thời gian cho phép; Đồng thời chịu
sự kiểm tra và giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ và bảo mật thông tin theo quy định.
- Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý trước thời hạn, đại lý phải khai
báo chi tiết về tình trạng của các HĐ bảo hiểm mà mình quản lý ( nếu có ).
Các DNBH thường cấm kỵ các đại lý có các hành vi sau đây:

SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B


Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

- Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp bảo hiểm, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tồn hại đến quyền, lợi
ích hợp phap của bên mua bảo hiểm.
- Tiết lộ, cung cấp thơng tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp phap của bên

mua bảo hiểm.
- Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lơi kéo. mua chuộc, đe
dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm,
doanh nghiệp MGBH khác.
- Khuyến mại khách hàng dưới hình thức bất hợp pháp như: Hứa hẹn giảm phí
bảo hiểm, hồn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà DNBH không cung
cấp cho khách hàng
- Xúi giục bên mua bảo hiểm huỷ bỏ HĐBH hiện có để mua HĐBH mới.
4. Quyền lợi của đại lý bảo hiểm phi nhân thọ.
- Quyền được hưởng hoa hồng bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng đại lý: Đại
lý sẽ được hưởng hoa hồng đại lý tính trên doanh thu phí bảo hiểm thu được. Tỷ
lệ hoa hồng tuỳ thuộc từng nghiệp vụ bảo hiểm.
- Được hưởng chế độ thu nhập cố định: theo quy định, các công ty bảo hiểm sẽ
hỗ trợ cho các đại lý chuyên nghiệp một chế độ thu nhập ở mức độ nào đó.
- Trong từng trường hợp cụ thể đại lý có thể được hỗ trợ các chi phí phục vụ cho
hoạt động đại lý như:
+ Chi phí thuê địa điểm mở văn phòng và các trang thiết bị làm việc, văn phòng
phẩm.
+ Chi phí tuyên truyền quảng cáo.
+ Chi phí dịch vụ thuê ngoài khi uỷ thác cho đại lý thực hiện thêm các công việc
khác như hướng dẫn khách hàng thu thập hồ sơ bồi thường, giúp trả tiền bồi thường.
+ Một số chi phí khác.
- Được đào tạo cơ bản và nâng cao:
- Được xem xét khen thưởng khi có thành tích:

SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B



Đề án môn học

Khoa kinh tế bảo hiểm

+ trong quá trình khai thác, đại lý sẽ thường xuyên được xét thi đua, được tăng
các danh hiệu như ngôi sao khai thác tháng, quý, năm… được khen thưởng giấy
khen và tiền…
+ Những đại lý có kết quả hoạt động tốt, tinh thần trách nhiệm cao và khả năng
quản giỏi, căn cứ vào nhu cầu công việc sẽ dược bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh
đạo trong hệ thông đại lý hoặc tuyển dụng trực tiếp vào làm việc tại công ty.
- Được tham gia sinh hoạt vào tổ chức doàn thể như: đồn thanh niên, cơng
đồn, ban văn nghệ. thể thao…

SVTH : Đỗ Thị Yến

Lớp: BH 47B



×