Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tiếp Cận Ngôn Ngữ ở Tòa Án Tiểu Bang - Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ Ban Dân Quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 29 trang )

Tiếp Cận Ngôn Ngữ
ở Tòa Án Tiểu Bang

Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ
Ban Dân Quyền
Văn Phòng Điều Phối và Chấp Hành Liên Bang
Tháng Chín 2016


Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ

Ban Dân Quyền
Văn Phòng Phụ Tá Tổng Chưởng Lý

Washington, DC 20530

Ngày 15 tháng Chín, 2016

Kính Gửi các Bên Có Quyền Lợi Liên Quan Đến Tòa Án Tiểu Bang:
Là Trưởng Ban Dân Quyền, tôi có đặc quyền làm việc với một nhóm đồng nghiệp tận tụy
thực thi luật pháp vì công lý bình đẳng và cơ hội công bằng cho tất cả mọi người. Nhiệm vụ
chính của chúng tôi bắt đầu từ việc cung cấp các dịch vụ được liên bang tài trợ sao cho dễ tiếp
cận đối với tất cả mọi người, bất kể họ nói ngôn ngữ nào hay thông thạo Anh ngữ đến mức nào.
Thông qua Văn Phòng Điều Phối và Chấp Hành Liên Bang (FCS), Ban Dân Quyền ưu tiên
vấn đề bảo vệ quyền của tất cả mọi người, bất kể trình độ thông thạo Anh ngữ, trong việc tham
gia đầy đủ, có ý nghĩa và công bằng vào các thủ tục tố tụng của tòa án tiểu bang. Việc cung cấp các
dịch vụ ngôn ngữ là vô cùng quan trọng để duy trì sự liêm chính trong hệ thống luật pháp của
chúng ta. Các trở ngại đối với tiếp cận ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến khả năng đánh giá chính
xác thực tế và thực thi pháp luật bình đẳng của các tòa án tiểu bang. Các trở ngại đó có thể gây ra
những rào cản bất công và đi ngược hiến pháp đối với tất cả mọi người – từ những người khiếu
kiện cho đến các bị cáo hình sự, cũng như các nạn nhân và nhân chứng – những người tham gia


thủ tục tố tụng của tòa án, hoặc nhờ giúp đỡ từ các dịch vụ và chương trình của tòa án.
Mục đích của tập sách này là cung cấp thông tin tổng quan ngắn gọn về tầm quan trọng
của các yêu cầu pháp lý và kết quả cung cấp dịch vụ tiếp cận ngôn ngữ tại các tòa án tiểu bang
trên toàn quốc. Ban đã ký một Sáng Kiến Tiên Khởi Trợ Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại các Tòa
Án để tập trung thực hiện các yêu cầu về tiếp cận ngôn ngữ và những thể thức tốt nhất tại các
tòa án. Mặc dù đạt được thành tựu đáng kể, những khó khăn thách thức đối với cung cấp dịch vụ
tiếp cận ngôn ngữ hiệu quả tại các tòa án tiểu bang đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hiện đại hóa, cải
cách, và bắt kịp với thành phần dân số ngày càng gia tăng của quốc gia chúng ta.
Tôi hy vọng cuốn cẩm nang sẽ hữu ích cho quý vị khi gặp những khó khăn trở ngại này
trong cộng đồng của quý vị. Tại Bộ Tư Pháp, chúng tôi mong muốn tăng cường đẩy mạnh nhiệm
vụ bảo đảm sự tiếp cận công bằng đối với các tòa án tiểu bang qua việc khuyến khích mối quan
hệ hợp tác linh hoạt với tất cả các bên có quyền lợi liên quan, loại bỏ các rào cản về tiếp cận ngôn
ngữ, và đề cao thành phần dân cư đa dạng – vốn là nền tảng cho sự phát triển vững mạnh của
quốc gia chúng ta.
Trân trọng,

Vanita Gupta
Phụ tá Tổng Chưởng Lý


TIẾP CẬN NGÔN NGỮ TẠI CÁC TÒA ÁN TIỂU
BANG
MỘT QUYỀN CÔNG DÂN QUAN TRỌNG
Các Lĩnh Vực Chính cần Trợ Giúp Tiếp Cận Ngôn:
Các Chương
Trình &
Dịch Vụ Tòa Án
Trang 5

Các Thủ Tục Tố

Tụng
của Tòa Hình Sự

Các Thủ Tục Tố

Tụng của Tòa Dân

Sự

Trang 6

Trang 6

Trình Độ Năng
Các Nhân Chứng,
Lực và Kinh
Nạn Nhân &
Dịch Vụ Trợ Giúp
Nghiệm Huấn
Những Người Khác gôn Ngữ Miễn Phí
Luyện của Nhân
LEP
Trang 7
Viên
Trang 7
Trang 8

Các Nguồn Trợ Giúp:
Các Ví Dụ về Thi
Hành

Luật của DOJ

Trợ Giúp Chuyên
Môn
của DOJ

Trang 9

Trang 13

Các Nguồn Trợ
Giúp Khác
Trang 18


Phần I
Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại các Tòa Án
Tiểu Bang: Một Quyền Công Dân
Quan Trọng
Ban Dân Quyền (Ban) của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ (DOJ) bảo vệ quyền công dân và quyền
hiến pháp của tất cả các thành viên trong xã hội. Cơ quan này thực thi các điều luật liên bang
nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, màu da, giới tính, tình trạng khuyết tật, tôn giáo,
hoàn cảnh gia đình và quốc gia nơi xuất thân. Văn Phòng Điều Phối và Chấp Hành Liên Bang của
Ban (FCS), cùng với các Văn Phòng Dân Quyền của Văn Phòng các Chương Trình Tư Pháp của
DOJ và các cơ quan khác, cố gắng bảo đảm việc thi hành nhất quán và hiệu quả Tiêu Đề VI của
Đạo Luật Dân Quyền ban hành năm 1964 1 (Tiêu Đề VI) và các điều luật và sắc lệnh khác nghiêm
cấm phân biệt đối xử trong các chương trình và hoạt động được nhận ngân quỹ liên bang. Thông
qua Sáng Kiến Tiên Khởi Trợ Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại Tòa Án, FCS bảo vệ quyền của tất cả
mọi người, bất kể nguồn gốc quốc gia, và khả năng nói tiếng Anh, tham gia có ý nghĩa vào các thủ
tục tố tụng tại tòa án tiểu bang, phù hợp với các điều khoản quy định về cấm phân biệt đối xử

trong Tiêu Đề VI và các quy chế trong đó.

A. Giới thiệu
Các hệ thống tòa án tồn tại để mang lại công lý. Nếu một chính sách hoặc thủ tục của tòa án
tiểu bang hạn chế hoặc gây trở ngại vô lý đến khả năng lên tiếng của một số nhóm nhất định,
chính sách hoặc thủ tục đó có thể làm xói mòn tính chính thống của tòa án. Những người làm
việc trong hệ thống tòa án tiểu bang và qua hệ thống này—trong đó bao gồm các thẩm phán, luật
sư, thư ký, thông dịch viên, và nhân viên tòa án—đều có chung một nhiệm vụ, đó là duy trì và giữ
vững tính chính thống của hệ thống pháp luật và ngăn ngừa thực thi công lý sai. Nhiệm vụ này
bao gồm bảo đảm cung cấp các dịch vụ ngôn ngữ chất lượng khi cần để cho phép những người
có trình độ Anh ngữ hạn chế nhận các dịch vụ và tham gia các thủ tục tố tụng của tòa án.
Nói đơn giản là, việc thông dịch và chuyển ngữ tài liệu là vô cùng quan trọng để giúp người dân
tiếp cận có ý nghĩa các hệ thống tòa án và để duy trì sự liêm chính của hệ thống pháp luật của
chúng ta. 2 Các vụ xử tại tòa thường được sắp xếp chặt chẽ và rất căng thẳng, đòi hỏi phải sử
dụng thuật ngữ chuyên ngành. Nếu không lưu ý kỹ đến việc cung cấp các dịch vụ ngôn ngữ hiệu
quả, nhiều người sẽ đối mặt với một qui trình pháp lý gây trở ngại bất công và trái hiến pháp đối
với khả năng tham gia đầy đủ vào các thủ tục tố tụng của họ. Đồng thời, việc phụ thuộc vào lời
chứng không được chuyển ngữ hoặc được chuyển ngữ sai từ các nhân chứng không thông thạo


Anh ngữ hoặc từ các tài liệu được chuyển ngữ không thích hợp, sẽ ảnh hưởng đến khả năng
phán quyết và thực thi công lý của tòa án.

“Khi các hệ thống tòa án không cung cấp thông dịch viên có trình độ cho những người
dân có trình độ Anh ngữ hạn chế trong các vụ kiện dân sự, họ không thể bảo vệ con
cái của họ, họ không thể bảo vệ căn nhà của mình, và họ không thể bảo vệ sự an toàn
của bản thân. Tòa án cũng bị ảnh hưởng vì người dân đã mất niềm tin vào hệ thống
pháp luật. Xã hội bị ảnh hưởng vì các luật lệ của xã hội đó không thể thi hành được:
các điều luật bảo đảm mức lương tối thiểu, các điều luật nghiêm cấm bạo hành gia
đình và trục xuất bất hợp pháp không thể thi hành được.”

– Chánh Án Eric T. Washington, District of Columbia, Tòa Kháng Cáo 3

Các Xu Hướng Phát Triển Dân Số Với Nhu Cầu Cần các Tòa Án Cung Cấp Dịch Vụ Trợ
Giúp Ngôn Ngữ. Rõ ràng có sự liên kết giữa nguồn gốc quốc gia, ngôn ngữ chính và trình độ nghe, nói,
đọc, viết Anh ngữ hạn chế (hay còn gọi là trình độ thông thạo Anh ngữ hạn chế).4 Việc có trình độ thông
thạo Anh ngữ hạn chế hay còn gọi là “LEP”, các bên và nhân chứng tại tòa án không phải là các yếu tố mới.
Kể từ khi những người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến quốc gia này, di trú là một phần trải nghiệm cuộc
sống Hoa Kỳ. Như minh họa trong bảng sau, cộng đồng di dân sinh ra ở nước ngoài so với các cư dân Hoa
Kỳ đã tăng trong vòng 40 năm qua, từ các mức thấp kỷ lục vào những năm 1970.5

Mức Phần Trăm Dân Số Sinh Ra ở Nước Ngoài: 1970-2014 6

Trong hai mươi lăm năm qua, số lượng người LEP ở Hoa Kỳ đã tăng gần gấp đôi lên hơn 25 triệu người. 7
Những thay đổi về nhân khẩu này đang diễn ra ở khắp Hoa Kỳ. Bởi vậy, mặc dù các di dân và thế hệ tiếp
theo học Anh ngữ, dữ liệu từ Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ cho thấy nhu cầu cần dịch vụ ngôn ngữ là rất

2


lớn. Trong năm 2013, một phần ba số quận là nơi cư ngụ của ít nhất 1,000 cư dân LEP, và một phần năm
quận có ít nhất 5% cư dân được xác định là LEP. 8

Tổng Dân Số LEP tại Hoa Kỳ từ năm 1980 đến 2014 9

Ví dụ, trong giai đoạn từ 1990 đến 2012, dân số LEP ở
Alabama, Oklahoma, và Nevada đã tăng hơn gấp đôi. 10
Những nơi như Columbia, South Carolina, và Dallas/Fort
Trong năm 2013, một
phần ba số quận là nơi
Worth/Arlington, khu vực Texas có mức tăng hơn 200%

cư ngụ của ít nhất 1,000
trong các cộng đồng LEP. 11 Ở một số khu vực, dân số LEP
cư dân LEP, và một
đã tăng ngay cả khi thành phần dân số không phải là LEP
phần năm quận có ít
giảm. Ví dụ, ở khu vực Scranton/Wilkes-Barre/Hazleton,
nhất 5% cư dân được
Pennsylvania, thành phần dân số LEP đã tăng 71% trong khi
xác định là LEP.
thành phần dân số không phải là LEP giảm 12.5%.12 Các
thay đổi về thành phần dân số này khiến các tòa án tiểu bang
trên toàn quốc phải sử dụng các dịch vụ thông dịch, chuyển ngữ tài liệu và các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ
khác để đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng nơi họ phục vụ.

Luật Yêu Cầu Phải Cung Cấp các Dịch Vụ Trợ Giúp Ngôn Ngữ. Cần phải tìm cách thức khắc phục
hiệu quả các trở ngại về ngôn ngữ để giữ gìn sự toàn vẹn của hệ thống pháp lý của chúng ta. Luật liên bang
cũng yêu cầu việc đó. Nhiều tòa án tiểu bang và liên bang đều đồng ý rằng trong các thủ tục tố tụng hình
sự, các bị đơn LEP được quyền có thông dịch viên trợ giúp theo Hiến Pháp Hoa Kỳ. 13 Ngoài ra, đối với
các tòa án tiểu bang được nhận trợ cấp tài chánh của liên bang, Tiêu Đề VI và các quy chế áp dụng tiêu đề
này nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, màu da, hoặc nguồn gốc quốc gia trong tất cả các dịch
vụ và chương trình của tòa án, cho dù là hình sự, dân sự hay hành chánh. 14 Tòa Tối Cao Pháp Viện xác
nhận rằng việc nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia theo Tiêu Đề VI bao gồm cả
việc phân biệt đối xử đối với những người LEP vì lý do ngôn ngữ.15 Điều này có nghĩa là các tòa án được
nhận trợ cấp của liên bang phải áp dụng các biện pháp hợp lý để bảo đảm rằng trình độ thông thạo Anh
ngữ hạn chế không gây trở ngại tới khả năng ra hầu tòa và giao tiếp hiệu quả của một người ở tòa.

3


Vào tháng Tám năm 2000, Tổng Thống đã ban hành Sắc Lệnh 13166: Tăng Cường Tiếp Cận Dịch Vụ cho

Những Người Có Trình Độ Thông Thạo Anh Ngữ Hạn Chế. Lệnh này yêu cầu các cơ quan liên bang phải
bảo đảm rằng các bên nhận trợ cấp liên bang chấp hành Tiêu Đề VI và có biện pháp hợp lý để giúp
những người LEP tiếp cận hiệu quả các dịch vụ và chương trình được nhận tài trợ liên bang. 16 Vào năm
2002, Bộ Tư Pháp đã ban hành chỉ thị yêu cầu các bên được nhận ngân quỹ liên bang nói rõ hơn về ý nghĩa
của sự trợ giúp tiếp cận hiệu quả, kể cả tại các tòa án tiểu bang. 17 Từ đó đến nay, Bộ Tư Pháp đã cung cấp
các công cụ lập kế hoạch trợ giúp chuyên môn và chỉ dẫn thêm cho các tòa án, đồng thời đã tiến hành các
cuộc điều tra cũng như hợp tác để cố gắng cải tiến dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ cho những người LEP sử
dụng tòa án.

“[C]húng tôi thấy rằng những người không thể giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh sẽ không

thể giải quyết hiệu quả một vấn đề hình sự và được coi là vắng mặt tại phiên xử nếu không
có thông dịch viên.
***
Chúng tôi cũng nhắc tòa án rằng, là bên được nhận ngân quỹ liên bang, hệ thống tòa án ở tiểu
bang này có nghĩa vụ giúp những người ‘có trình độ thông thạo Anh ngữ hạn chế’ tiếp cận
hiệu quả các tòa án để chấp hành Điều Luật VI của Đạo Luật Dân Quyền ban hành năm
1964. . . . Tất cả các tòa án của chúng ta đều phải chú trọng bảo vệ quyền của những người
không nói tiếng Anh”
– Vụ việc Ling kiện Tiểu Bang, Tòa Tối Cao Pháp Viện Georgia, 2010 18
Vào năm 2010, Ban Dân Quyền đã công bố Sáng Kiến Tiên Khởi Trợ Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại các
Tòa Án, ban hành thư gửi các quản trị viên và trưởng ban tư pháp tòa án tiểu bang để nói rõ hơn về yêu
cầu trợ giúp tiếp cận hiệu quả cho những người LEP ở các tòa án được nhận trợ cấp tài chánh của liên
bang. 19 Kể từ khi đó, Ban và Văn Phòng Dân Quyền của Văn Phòng các Chương Trình Pháp Lý của Bộ Tư
Pháp đã làm việc với các tòa án tiểu bang theo nhiều hình thức nhằm bảo đảm rằng các cá nhân LEP có
thể tham gia ý nghĩa vào các thủ tục tố tụng của tòa án, sử dụng hệ thống tòa án, và tiếp cận các dịch vụ
tòa án. Do đó, hệ thống tòa án tiểu bang trên toàn quốc đã thiết lập các chính sách và kế hoạch giúp cải
thiện đáng kể việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ tại các tòa án của họ. 20
Mười sáu năm sau khi Sắc Lệnh 13166 được ban hành, Bộ Tư Pháp tiếp tục khẳng định cam kết bảo đảm
những người LEP có thể tham gia ý nghĩa vào các hoạt động và chương trình được liên bang tài trợ. Các

dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ toàn diện tại các tòa án tiểu bang là vô cùng quan trọng đối với những người
LEP sử dụng tòa án và là vấn đề ưu tiên của Ban Dân Quyền. Bộ Tư Pháp đã làm việc với các tòa án tiểu
bang để cải tiến các chương trình của họ, thông qua việc hợp tác, điều tra, và chấp hành tự nguyện, và
trong trường hợp không thể thỏa thuậnđược việc tự nguyện chấp hành, sẽ thông qua ban hành thư quyết
định và tham gia các hoạt động giám sát thi hành. Thông qua công việc này, và cùng với các nhà lãnh đạo
của tòa án tiểu bang, hiệp hội luật sư, và các bên có quyền lợi liên quan, các thay đổi đang diễn ra: bắt đầu
có sự đồng thuận về tầm quan trọng của các dịch vụ ngôn ngữ, các tòa án tiểu bang trên toàn quốc đang có
nhiều tiến bộ đáng khen ngợi, và bắt đầu có nhiều công cụ cũng như nguồn lực cho các tòa án tiểu bang
đang nỗ lực củng cố các chương trình tiếp cận ngôn ngữ của họ.

4


B. Dịch Vụ Ngôn Ngữ Tạo Nên Sự Khác Biệt
Các tòa án tiểu bang có thể cung cấp dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ theo nhiều hình thức, trong đó bao gồm
thông dịch, chuyển ngữ tài liệu và các dịch vụ song ngữ. Thông dịch là nghe thông tin nói bằng một ngôn
ngữ và chuyển thông tin đó sang ngôn ngữ khác bằng miệng sao cho vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Tùy thuộc vào
tính chất giao tiếp, các dịch vụ thông dịch có thể được cung cấp qua các thông dịch viên trực tiếp, trên
điện thoại hoặc video từ xa. Ngoài ra, các nhân viên song ngữ có thể cung cấp dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ
trong một số tình huống tiếp xúc, chẳng hạn như giao tiếp tại bàn nhân viên hành chánh hoặc với nhân
viên an ninh. Trong các trường hợp này, nhân viên song ngữ nói chuyện trực tiếp với người LEP bằng
ngôn ngữ của người đó. Chuyển ngữ tài liệu là lấy thông tin được viết bằng một ngôn ngữ và chuyển
thông tin đó dưới dạng văn bản sang ngôn ngữ khác mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Chuyển ngữ tài liệu
thường cần thiết cho các biển báo ở bên trong và bên ngoài phòng tòa án, cho thư từ và tòa án gửi cho
những người LEP, và cho các mẫu đơn cũng như các tài liệu khác của tòa án mà một người LEP có thể
cần phải điền để tham gia các thủ tục tố tụng tại tòa án. Dưới đây là một số ví dụ mô tả về nhu cầu cần các
dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ hiệu quả tại các tòa án tiểu bang và hậu quả nếu các tòa án không cung cấp các
dịch vụ đó.

1. Các Chương Trình và Dịch Vụ của Tòa Án

Việc cung cấp các dịch vụ ngôn ngữ trong phòng xử án là vô cùng quan trọng, tuy nhiên các tòa án không
chỉ dừng lại ở nhiệm vụ tổ chức các cuộc điều trần và các phiên xử. Có các văn phòng lục sự, các trung
tâm trợ giúp, các biển báo, website, mẫu điền, và nhiều dịch vụ tòa án khác. Đôi khi, tòa án chỉ định luật sư,
bác sĩ tâm lý, chuyên gia hòa giải, và các chuyên gia khác, là những người cần dịch vụ ngôn ngữ để giúp họ
giao tiếp với những người LEP. Việc cung cấp các dịch vụ ngôn ngữ trong các môi trường này là vô cùng
quan trọng.
Nếu không có các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ thích hợp và các thủ tục rõ ràng để nhân viên tòa án chấp
hành ở bên ngoài phòng xử án, những người LEP có thể không áp dụng các bước cần thiết để khởi xướng
hoặc tham gia các thủ tục tố tụng tại tòa án tiểu bang với tư cách là các bên liên quan hoặc nhân chứng.
Một người LEP có thể không đọc hoặc hiểu được các biển báo và thông báo cần thiết để đi lại trong khu
tòa án và tới tòa trong một thủ tục tố tụng. Một người LEP có thể không giao tiếp được với nhân viên tại
văn phòng lục sự hoặc luật sư do tòa án chỉ định, có được hoặc điền các giấy tờ cần thiết, tham gia hòa
giải, hoặc tham gia các chương trình điều trị, thăm viếng hoặc đánh giá theo quy định bắt buộc của tòa án.
Các tình huống như thế này khác xa với sách vở. Trong một cuộc thăm dò ý kiến do Trung Tâm Quốc Gia
trợ giúp các Tòa Án Tiểu Bang tiến hành, hai phần ba cơ sở điều trị và cung cấp dịch vụ tại cộng đồng tiếp
nhận những người LEP phải tham gia các chương trình của họtheo lệnh tòa , nhưng 41% thường xuyên
hoặc đôi khi từ chối phục vụ những người đó. 21 Nếu không có các dịch vụ ngôn ngữ thích hợp, các tòa án
cho biết đã phải hướng dẫn những người LEP chờ ở phòng sảnh của tòa án cho đến khi có người nói
được ngôn ngữ của họ tới, hoặc yêu cầu người LEP đó đi cùng với một người bạn hoặc thành viên gia
đình biết nói tiếng Anh đến tòa án. 22 Một thẩm phán quận mô tả hậu quả của việc không cung cấp các dịch
vụ ngôn ngữ trong các hoạt động của tòa án như sau: “Nhiều người thậm chí còn không thể qua được
cánh cửa phòng xử án. Họ không hiểu giấy tờ, họ không nộp hồi âm, và họ vi phạm”. 23

5


"Quyền có thông dịch viên trợ giúp là quyền căn bản, tuy nhiên, dựa trên quan điểm rằng bị
cáo không phải đối mặt với con quỷ Kafkaesque của một nghi thức không thể hiểu được có thể
kết thúc bằng sự trừng phạt."”
– Vụ việc Hoa Kỳ kiện Carrion, Tòa Kháng Cáo Lưu Động thứ nhất, 1973 24


2. Các Thủ Tục Tố Tụng tại Tòa Án Hình Sự
Một thông dịch viên có trình độ do tòa án cung cấp là rất quan trọng để một bị cáo phạm tội hình sự LEP
có thể hiện diện và tham
gia hiệu quả và các thủ tục
buộc tội anh ta. 25 Việc từ
chối cung cấp dịch vụ
thông dịch và chuyển ngữ
tài liệu kịp thời cho một bị
cáo có thể ảnh hưởng đến
cuộc đời, sự tự do và tài
sản của người đó. Ngoài
ra, nếu không cung cấp
các dịch vụ thông dịch và
chuyển ngữ tài liệu thích
hợp cho một bị cáo trong
phòng xử án và trong các
hoạt động giao tiếp liên quan, có thể dẫn đến các án phạt hoặc bản án không chính xác.
Ví dụ, một bị cáo LEP ra hầu tòa với một người thông dịch do ông ta thu xếp và nói rằng ông ta không thể
đọc hoặc viết tiếng Anh. Tòa án biết rằng ông ta đã ký nhiều bản chưa chuyển ngữ của giấy từ bỏ quyền bị
cáo, nhưng vẫn chấp nhận lời thú tội của ông ta. Sau đó, bị cáo đã kiến nghị xin rút lại lời thú tội của ông
ta, viện lý do một phần vì ông ta không hiểu và không biết khi đưa ra lời thú tội. Một phần do thực tế là các
văn bản từ bỏ quyền chưa bao giờ được chuyển ngữ, tòa án đã chấp thuận kiến nghị của ông ta. 26

3. Các Thủ Tục Tố Tụng tại Tòa Án Dân Sự
Các thủ tục tố tụng dân sự giải quyết nhiều dạng tranh chấp có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh quan
trọng của cuộc đời và tài sản của một người. Các cuộc điều tra của Bộ Tư Pháp đã phát hiện ra nhiều
trường hợp trong đó việc thiếu dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ trong các thủ tục tố tụng dân sự thực sự hủy
hoại cuộc đời của các cá nhân và gia đình. Trong một trường hợp, một người phụ nữ LEP cố gắng có
được lệnh bảo vệ sau khi chồng bà ta bị cáo buộc là tấn công bà ta. Trong buổi điều trần, tòa án từ chối

cung cấp người thông dịch cho bà ta. Do đó, tòa án không hiểu bà ta và cuối cùng đã hủy vụ kiện.27 Trong
một diễn biến khác, một phụ nữ LEP ra hầu tòa trong vụ kiện đề nghị trục xuất. Tòa không cung cấp
thông dịch viên nên bà ta không thể giao tiếp với tòa án hoặc hiểu các thủ tục. Người LEP đó bị trục xuất

6


trong thời gian diễn ra thủ tục mà không hiểu chuyện gì xảy ra. 28 Ngay cả trong các buổi điều trần về phúc
lợi trẻ em, các thông dịch viên không phải lúc nào cũng được đáp ứng khi có yêu cầu. Trong một ví dụ, tòa
án không đáp ứng thông dịch viên cho một người mẹ LEP gặp khó khăn trong việc giao tiếp với tòa án và
hiểu phần biện luận của luật sư phía bên kia trong vụ kiện về quyền giám hộ con cái. Người mẹ không biết
rằng bà ta đã mất quyền giám hộ con cái cho đến khi nói chuyện với một nhân viên cơ quan dịch vụ trẻ em
sau khi buổi điều trần đã kết thúc. 29

4. Các Nhân Chứng, Nạn Nhân LEP và những Người Khác
Những người LEP ra hầu tòa, không chỉ với tư cách là bên kiện tụng hay bị cáo phạm tội hình sự, mà còn
là nhân chứng. Nếu thiếu dịch vụ ngôn ngữ thích hợp cho những người LEP, việc đó có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các vụ kiện trong đó quyền lợi của người LEP không được bảo vệ trực tiếp. Ví dụ, phần
chứng thực của một nhân chứng LEP có thể ảnh hưởng đến kết quả của vụ kiện giữa hai bên nói tiếng
Anh. Nếu tòa án không cung cấp dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ hiệu quả, các quyết định đó có thể hủy hoại
bằng chứng và đẩy kết quả có lợi hơn cho một bên so với bên kia. Trong các thủ tục tố tụng hình sự, việc
thông dịch không chính xác có thể dẫn đến thực thi công lý sai hoặc khiến cộng đồng có nguy cơ bị ảnh
hưởng. Trong một vụ kiện năm 2013, một nạn nhân bị hãm hiếp LEP làm chứng chống lại kẻ bị cáo buộc
là tấn công cô ta, nói với tòa án rằng cô ta không thể hiểu rõ tiếng Anh và yêu cầu một thông dịch viên.
Thay vì cung cấp một thông dịch viên, thẩm phán đã yêu cầu luật sư nhắc lại câu hỏi theo cách khác và tiếp
tục buổi tố tụng. Do đó, nạn nhân đã cung cấp thông tin chứng thực không thỏa đáng, và thẩm phán bác
bỏ cáo buộc đối với thủ phạm tấn công cô ta. Sáu tháng sau, bị cáo bị bắt vì hãm hiếp dã man một em gái
mười lăm tuổi.30 Tòa án cũng cần cung cấp thông dịch viên cho những người LEP khác có quan tâm đến
vụ kiện, trong đó bao gồm các phụ huynh và người giám hộ của nạn nhân, những người làm chứng và các
bên ở tuổi vị thành niên.


“Chúng ta biết rằng việc mất các nguồn trợ cấp có thể tăng thêm gánh nặng cho các tòa án địa
phương. Tuy nhiên cơ hội để mọi người giao tiếp hiệu quả và ý nghĩa trong các thủ tục tố
tụng tại tòa án và để tham gia các dịch vụ tòa án là nguyên tắc cơ bản của pháp luật phải
được giữ gìn, bất kể việc đó có thể gây khó khăn về tài chánh đối với các chính quyền địa
phương.”
– Văn Phòng Hành Chánh Quản Lý các Tòa Án Washington, 2015 31

5. Tầm Quan Trọng của các Dịch Vụ Trợ Giúp Ngôn Ngữ Miễn Phí
Điều quan trọng là các tòa án không được tạo gánh nặng cho các bên bằng cách yêu cầu các bên phải trả
chi phí khi cần thông dịch viên tòa án, một cách làm chứa đầy những vấn đề rắc rối. Việc cung cấp thông
dịch viên có trình độ để trợ giúp miễn phí cho các bên sẽ có lợi cho tất cả các bên liên quan. Một người
LEP phải trả tiền cho một thông dịch viên tham gia các thủ tục tố tụng chịu nhiều gánh nặng tài chánh để
theo đuổi vụ kiện hơn là những người không phải là LEP. 32 Việc tính lệ phí dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ
cũng có thể khiến những người LEP không muốn sử dụng thông dịch viên, và khuyến khích họ tìm cách

7


gắng sức vượt qua các lần ra hầu tòa vì không hiểu hoặc không thể giao tiếp với tòa. Đổi lại, việc này
không chỉ khiến người LEP đó không thể tham gia các thủ tục tố tụng mà còn ảnh hưởng đến khả năng
hiểu và giao tiếp với người LEP đó của thẩm phán, các thành
viên bồi thẩm đoàn và những người tham gia khác. Do đó, việc
Một bị cáo phạm tội hình sự
áp dụng lệ phí thông dịch là trái với quyền lợi của tòa án trong
LEP yêu cầu có người thông dịch.
việc bảo vệ sự toàn vẹn và công bằng của thủ tục tố tụng.
Mặc dù là bị cáo, ông ta không có
Thay vì thu tiền cho các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ, các tòa án
tiểu bang có thể thu lại các khoản chi phí thông dịch qua nhiều

nguồn khác. Tòa có thể gây quỹ lệ phí trên toàn khu vực tòa án,
tìm ngân quỹ bên ngoài hoặc coi chi phí thông dịch là chi phí điều
hành tổng quát; không có lựa chọn nào trong số này yêu cầu các
tòa án phải đối xử khác biệt với người dân dựa trên một đặc
điểm được luật pháp bảo vệ – đó là nguồn gốc quốc gia.

lựa chọn nào khác ngoài việc ra
hầu tòa, và mặc dù các lời buộc tội
hình sự đối với ông ta cuối cùng bị
bãi bỏ, tòa án vẫn yêu cầu ông ta
trả gần $500 chi phí thông dịch.
Người dân kiện Santillan, 138 Ill.2d
176, 561 N.E.2d 655 (Ill. 1990).

6. Trình Độ Năng Lực và Kinh Nghiệm Huấn Luyện của các Thông
Dịch Viên Tòa Án
Cho dù là ngôn ngữ nói hay viết, các từ bị mất hoặc bị truyền đạt sai do thông dịch hoặc chuyển ngữ
không đúng có thể ảnh hưởng đến khả năng của tòa án trong việc đưa ra phán quyết và thực thi công lý.
Đối với các cá nhân LEP, thông dịch chính xác là cách duy nhất để họ có thể truyền đạt quan điểm của họ
về sự việc, bảo toàn bằng chứng của họ cho hồ sơ và đối chất nội dung chứng thực của các nhân chứng
chống lại họ. Người thông dịch đòi hỏi phải rất thông thạo hai ngôn ngữ và kỹ năng—đôi khi phải chuyển
đổi song song—những gì đang nói. Các thông dịch viên không được huấn luyện hoặc không được đánh giá
trình độ thích hợp có thể khó hiểu được hoặc truyền đạt chính xác các thông tin quan trọng, kể cả các
thuật ngữ pháp lý khó.
“[C]hỉ cung cấp ‘bất kỳ’ thông dịch viên nào khi được yêu cầu vẫn chưa đủ, bắt buộc phải bảo

đảm thông dịch chính xác trong toàn bộ các thủ tục tố tụng, nếu không chúng ta sẽ có nguy cơ
ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật do vi phạm các quyền chính đáng của bị cáo.”
– Ponce kiện Tiểu Bang, Tòa Tối Cao Pháp Viện Indiana, 2014


33

Các thông dịch viên cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức để tránh tư vấn, thể hiện sự thiên vị, hoặc
có những cuộc nói chuyện bên lề không thích hợp với những người LEP. Trong một trường hợp, một bị
cáo LEP chấp nhận thỏa thuận nhận tội trong một buổi điều trần nơi thông dịch viên chuyển ngữ sai các
quyền của ông ta. Sau đó, ông ta kiến nghị xin giảm án sau khi kết tội. Tòa Tối Cao Pháp Viện Indiana đã
bác bỏ và gửi trả lại hồ sơ kiện đó và kết luận rằng vì các quyền được thông dịch không chính xác nên bị
cáo không cố ý và vô tình nhận tội.34

8


Phần II

Ban Thực Thi Công Lý và Trợ Giúp
Kỹ Thuật
Bộ Tư Pháp thường xuyên nhận được khiếu nại về việc các hệ thống tòa án không cung cấp
thông dịch viên hoặc các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ khác trong các hoạt động hoặc thủ tục tố tụng của tòa
án tiểu bang, do đó có thể đã vi phạm Tiêu Đề VI. Ban làm việc với các tòa án để điều tra và nếu cần thiết,
sẽ thuyết phục chấp hành tự nguyện. Ngoài ra, Văn Phòng Dân Quyền tại Văn Phòng phụ trách các
Chương Trình Tư Pháp của Bộ Tư Pháp điều tra và giải quyết các khiếu nại và tiến hành xem xét tình hình
chấp hành Tiêu Đề VI đối với các bên được nhận trợ cấp liên bang, kể cả các bộ phận trong hệ thống tòa
án. 35 Mục này nêu bật một số ví dụ về các tòa án tiểu bang mà Ban xem xét sau khi nhận được khiếu nại về
phân biệt đối xử đối với những người LEP. Thông tin thêm về mỗi trường hợp này có thể tìm đọc tại
lep.gov (bằng tiếng Anh). Phần này cũng nêu bật một số tài liệu trợ giúp chuyên môn của Ban.

A. Chú Trọng đến Mục Tiêu Chấp Hành
Khi các tòa án tiểu bang hiểu rằng họ cần cải tiến việc tiếp cận tòa án và hệ thống tòa án cho những người
LEP, Bộ Tư Pháp hợp tác với các tòa án này để bảo đảm sự tiếp cận có ý nghĩa. Ví dụ, Quận Mohave, Toà
Thượng Thẩm Arizona tích cực hợp tác với Ban để cải tiến chương trình trợ giúp ngôn ngữ của tòa án

theo nhiều cách, trong đó bao gồm:







Quy định rõ tất cả các bên LEP, nhân chứng, và bất kỳ ai có quyền lợi đáng kể trong một vấn đề
sẽ được cung cấp dịch vụ thông dịch trong tất cả các thủ tục tố tụng của tòa án miễn phí bất kể
dạng hồ sơ kiện, thu nhập của người sử dụng tòa án, hoặc ngôn ngữ sử dụng;
Tăng cường tiếp xúc với các bên có quyền lợi liên quan trong cộng đồng;
Mở rộng tình trạng có sẵn các dịch vụ thông dịch qua điện thoại hoặc video;
Huấn luyện tất cả các nhân viên tòa án về tầm quan trọng của việc cung cấp các dịch vụ ngôn ngữ;

Thiết lập và thi hành hệ thống giải quyết khiếu nại về các dịch vụ ngôn ngữ. 36

Ban có những nỗ lực tương tự để giải quyết các khiếu nại ở các địa điểm như Hawai’i, Kentucky, 37 New
Jersey, 38 và Quận King, Washington. 39 Ví dụ, ở Kentucky, Ban đã làm việc với Văn Phòng Hành Chánh
Quản Lý các Tòa Án Kentucky để thiết lập và hoàn thiện mẫu đơn và thủ tục khiếu nại và qua đó một
người LEP có thể khiếu nại về việc cung cấp hoặc chất lượng các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ trong hệ
thống tòa án tiểu bang Kentucky. Tài liệu này sẽ có ấn bản trên giấy và trên mạng trực tuyến và sẽ được
chuyển ngữ sang hơn 10 ngôn ngữ không phải là tiếng Anh, cũng như các ngôn ngữ khác khi có yêu cầu.

9


“Tòa cám ơn sự lãnh đạo, hỗ trợ và chỉ dẫn của Bộ Tư Pháp và sẽ tiếp tục cố gắng cung cấp

các dịch vụ tốt nhất ở mức có thể cho những người sử dụng tòa án không nói tiếng Anh như

là ngôn ngữ mẹ đẻ.”
– Tòa Thượng Thẩm Quận Mohave 40
Vào tháng Tám 2012, FCS nhận được khiếu nại từ một người mẹ LEP nói tiếng Tây Ban Nha, cáo buộc bà
ta không được cung cấp một thông dịch viên cho buổi điều trần về quyền giám hộ tại Tòa Án Vị Thành
Niên Ohio ở Quận Lake, trong đó bà ta mất quyền giám hộ đứa con. Trong khoảng thời gian từ 2013 đến
2016, theo thỏa thuận với FCS để giải quyết các vấn đề phát sinh trong khiếu nại, Tòa Tối Cao Pháp Viện
Ohio (SCO) đã hợp tác với FCS để có các biện pháp nhằm bảo đảm người mẹ đó có thông dịch viên do
tòa án chỉ định và cải tiến chương trình dịch vụ ngôn ngữ của tòa án. SCO đã cải tiến chương trình dịch
vụ ngôn ngữ của tòa án bằng cách thiết lập một hệ thống khiếu nại trên toàn tiểu bang; tiến hành ngoại
tiếp tới những người sử dụng là LEP và luật sư của họ; phổ biến kiến thức cho các thẩm phán, nhân viên
tòa án, và những người tiếp cận các tòa án về Tiêu Đề VI; và tiếp tục chuyển ngữ các tài liệu tòa án quan
trọng. SCO cũng thay đổi các quy chế của Tòa Tối Cao Pháp Viện để việc chỉ định một thông dịch viên
ngôn ngữ nước ngoài áp dụng cho các hoạt động của tòa án ngoài thủ tục tố tụng trong phòng xử án. SCO
cam kết tiếp tục bảo đảm tất cả mọi người, bất kể họ sử dụng ngôn ngữ nào, đều có thể tiếp cận công
bằng các hệ thống tòa án của khu vực này.
Thường tiến hành điều tra trước khi thuyết phục tự nguyện chấp hành trong các vụ kiện theo Tiêu Đề VI.
Ví dụ, sau khi nhận được khiếu nại cáo buộc Tòa Thượng Thẩm Quận Los Angeles (LASC) không tạo
điều kiện cho các bên khiếu kiện LEP tiếp cận hiệu quả các thủ tục dân sự của tòa án tiểu bang và các hoạt
động của tòa án, Ban Dân Quyền đã tiến hành điều tra. Ban phát hiện ra các vấn đề đáng lo ngại về chấp
hành tại LASC và với các chính sách cũng như phương thức hoạt động của Hội Đồng Tư Pháp California,
trong đó bao gồm một điều luật tiểu bang được hiểu là yêu cầu các bên khiếu kiện đang bị kết án phải có
thông dịch viên trong các vấn đề dân sự.
Vào tháng Năm 2013, Ban—cùng phối hợp với Văn Phòng Luật Sư Hoa Kỳ cho Khu Trung Tâm
California—đã ban hành thư gửi LASC và Hội Đồng Tư Pháp Tiểu Bang xác định các vấn đề lo ngại về
chấp hành Tiêu Đề VI, đưa ra các khuyến cáo để chấp hành tốt hơn, và đề nghị hợp tác làm việc để bảo
đảm chấp hành. 41 Kể từ khi đó, Chi Nhánh Tư Pháp California, trong đó bao gồm cả LASC, áp dụng các
biện pháp nhằm đạt được mục tiêu chấp hành Tiêu Đề VI dựa trên các lo ngại và khuyến cáo của Bộ Tư
Pháp. Cả hai tổ chức này đều vẫn còn nhiều việc phải làm, và Ban tiếp tục làm việc với họ để giải quyết
khiếu nại và thuyết phục chấp hành tự nguyện.
Ban đã có động thái tương tự với các hệ thống tòa án tiểu bang khác, chẳng hạn như Colorado và Maine,

để bảo đảm việc chấp hành các trách nhiệm trợ giúp ngôn ngữ theo Tiêu Đề VI. 42 Ở Rhode Island, Ban đã
thương lượng các điều khoản quy định của sắc lệnh do Trưởng Ban Tư Pháp Rhode Island ban hành vào
năm 2012, trong đó quy định phải cung cấp dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ toàn diện và miễn phí cho những
người LEP trong tất cả các hoạt động và thủ tục tố tụng của tòa án. 43 Ban đã phê chuẩn Kế Hoạch Trợ

10


Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ của Hệ Thống Tòa Án Rhode Island, trong đó nêu bật các nỗ lực của hệ thống
tòa án trong việc bảo đảm cung cấp dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ toàn diện trên toàn hệ thống tòa án, và ký
thỏa thuận chấp hành tự nguyện với hệ thống tòa án Rhode Island vào năm 2014. 44 Trong năm 2016, Bộ
Tư Pháp đã kết thúc hồ sơ Rhode Island sau khi hoàn thành các công việc cải tiến theo kế hoạch và kết
thúc giai đoạn giám sát. 45

“Thông qua nhiều hoạt động với Ban Điều Phối và Chấp Hành Liên Bang của Ban Dân

Quyền thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, Ban Tòa Án Colorado đã tu chính phần lớn chỉ thị của
Trưởng Ban Tư Pháp 06-03, không chỉ cung cấp thông dịch viên cho tất cả các dạng hồ sơ, mà
còn bảo đảm trợ giúp ngôn ngữ trong tất cả các hoạt động tòa án.”
– Michael L. Bender, Cựu Trưởng Ban Tư Pháp, Tòa Tối Cao Pháp Viện Colorado 46

Tại Colorado, Ban điều tra khiếu nại về Tiêu Đề VI cáo buộc các tòa án tiểu bang Colorado không đáp ứng
thông dịch viên cho các bên LEP trong các vụ kiện dân sự. Ban đã thương lượng một thỏa thuận với
Trưởng Ban Tư Pháp vào năm 2011, 47 người đã ban hành chỉ thị bắt buộc phải cung cấp thông dịch viên
tòa án và dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ khác cho các bên LEP trong tất cả các vụ kiện và trong các chương
trình cũng như dịch vụ của tòa án. Vào năm 2012, tòa án đã ban hành kế hoạch chiến lược được Ban phê
chuẩn, trong đó nêu bật 35 điểm cần cải tiến cụ thể về các chính sách, tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng, và nội
dung huấn luyện của tòa án sẽ được thực hiện để hỗ trợ hệ thống tòa án cung cấp dịch vụ trợ giúp ngôn
ngữ thích hợp và kịp thời trên toàn tiểu bang. Sau khi hợp tác hoàn thành công việc nói trên và giai đoạn
theo dõi, Bộ Tư Pháp đã đóng hồ sơ này vào năm 2016. 48


Các Điểm Nổi Bật của Vụ Kiện: Hawai’i:
Vào năm 2012, Ban nhận được khiếu nại về các vấn đề liên quan đến việc Hệ Thống Tiểu
Bang Hawaii cung cấp các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ, trong đó bao gồm (1) tòa án không có
chính sách rõ ràng về việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ kịp thời, chất lượng cao và
miễn phí cho các cá nhân LEP trong các thủ tục tố tụng và hoạt động của tòa án; (2) các thủ
tục không nhất quán đối với việc tiếp cận dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ của tòa án; (3) một hệ
thống khiếu nại không có thông báo nào nhắm đến các thành phần LEP và những người làm
việc với họ; (4) hệ thống phân công thông dịch viên tòa án không bảo đảm là các thông dịch viên
có trình độ giỏi nhất được sử dụng trước khi sử dụng các thông dịch viên có trình độ kém hơn;
và (5) thiếu các biện pháp phân công trách nhiệm để bảo đảm chương trình thông dịch viên tòa
án được thực hiện theo đúng Tiêu Đề VI.
Ngay từ đầu, Hệ Thống Tòa Án Hawaii cam kết khắc phục các vấn đề này và trong khoảng
một năm, nhân viên Văn Phòng Tư Pháp về Sự Bình Đẳng và Tiếp Cận các Tòa Án của

11


Tiểu Bang Hawaii đã hợp tác làm việc với Ban để thực hiện rất nhiều điểm cải tiến đối với
các dịch vụ thông dịch và chuyển ngữ tài liệu được cung cấp tại các tòa án. Vào năm 2013,
Ban đã ban hành khuyến cáo khắc phục các trở ngại còn tồn đọng, và làm việc với các đại diện
tòa án để thiết lập các khung thời gian thích hợp để đạt được các mục tiêu này. Ngoài ra, Hệ
Thống Tòa Án Tiểu Bang Hawaii đã:


Ban hành một chính sách quy định rõ ràng rằng một tòa án sẽ cung cấp cho tất cả các
cá nhân LEP dịch vụ thông dịch tòa án có trình độ và miễn phí trong tất cả các thủ tục
tố tụng của tòa án, và các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ sẽ được cung cấp miễn phí trong
các hoạt động của tòa án;




Tu chính hệ thống phân công thông dịch viên tòa án và cải tiến nội dung huấn luyện về
quy trình phân công thông dịch viên cho các thông dịch viên và thẩm phán;



Cam kết thiết lập một hệ thống khiếu nại về dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ; và



Thắt chặt quản lý việc cung cấp dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ. 49

Vào tháng Ba 2015, khi Ban kết thúc thanh tra xem xét các tòa án tiểu bang Hawaii, 50
Trưởng Ban Tư Pháp Recktenwald nói rằng: “Chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ tốt nhất
có thể cho những người sử dụng tòa án không nói tiếng Anh như là ngôn ngữ mẹ đẻ. Hệ
Thống Tòa Án Tiểu Bang Hawaii cung cấp dịch vụ cho những người có trình độ Anh ngữ
hạn chế trong mọi vụ khiếu kiện miễn phí. Tôi tự hào về những gì mà chúng tôi đã đạt được”.
Giám Đốc Chương Trình Tòa Án ghi nhận: “Chúng tôi cám ơn sự lãnh đạo, hỗ trợ và chỉ
dẫn của Bộ Tư Pháp. Chúng tôi mong được tiếp tục làm việc với Bộ Tư Pháp để tiếp tục
bảo đảm sự tiếp cận có ý nghĩa đối với các hoạt động của tòa án”. 51

B. Hoạt Động Thực Thi của Ban
Khi thấy các bên nhận Tiêu Đề VI, Bộ Tư Pháp có thể áp dụng nhiều bước để bảo đảm việc chấp hành,
bắt đầu bằng việc ban hành phán quyết vi phạm. Ví dụ, vào tháng Ba 2012, sau nhiều lần cố gắng đạt được
giải pháp tự nguyện nhưng không thành công, Bộ Tư Pháp đã ban hành thư phán quyết Văn Phòng Hành
Chánh phụ trách các Tòa Án của Sở Tư Pháp North Carolina (NCAOC) có hành động phân biệt đối xử có
hệ thống liên quan đến nguồn gốc quốc gia vì không tạo điều kiện tiếp cận có ý nghĩa các thủ tục tố tụng và
hoạt động của tòa án cho các cá nhân LEP. 52 Thư này nói rằng nếu NCAOC không đồng ý khắc phục các
điểm vi phạm, DOJ sẽ có biện pháp khiếu kiện để bắt buộc phải chấp hành. 53 Vì kể từ khi ban hành lá thư

nói trên, NCAOC đã cố gắng giải quyết các khiếu nại và bảo đảm việc tiếp cận ý nghĩa các hệ thống của
tòa án cho những người LEP. Có thể cắt nguồn trợ cấp tài chánh của liên bang hoặc áp dụng các biện pháp
khác để thi hành luật pháp khi không thể thuyết phục chấp hành tự nguyện.54
Các đường liên kết sau đây là các thỏa thuận và nghị quyết mà Ban đã ký với nhiều tòa án tiểu bang để giải
quyết các khiếu nại về tình trạng có sẵn các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ.

12




Ban Tư Pháp Colorado, thư thỏa thuận (ngày 28 tháng Sáu, 2011) - go.usa.gov/cRSRw (bằng
tiếng Anh).



Hệ Thống Tòa Án Hawaii, thư đóng hồ sơ và chấp nhận (ngày 24 tháng Ba, 2015) go.usa.gov/cRSX4 (bằng tiếng Anh).



Tòa Án Kentucky, thỏa thuận thương lượng (ngày 22 tháng Sáu, 2016) - go.usa.gov/xcyBW
(bằng tiếng Anh).



Tòa Thượng Thẩm Quận King, WA, thư đóng hồ sơ và xác nhận (ngày 1 tháng Mười Hai,
2015) - go.usa.gov/xcyBF (bằng tiếng Anh).




Chi Nhánh Tòa Án Maine, thư thỏa thuận sơ bộ (ngày 29 tháng Chín, 2008) go.usa.gov/cRSP3 (bằng tiếng Anh).



Tòa Thượng Thẩm Quận Mohave, AZ, thư đóng hồ sơ và xác nhận (ngày 11 tháng Năm,
2015) - go.usa.gov/cn3Uw (bằng tiếng Anh).



Hệ Thống Tòa Án New Jersey, thư đóng hồ sơ (ngày 7 tháng Tư, 2014) - go.usa.gov/cRSRB
(bằng tiếng Anh).



Hệ Thống Tòa Án Rhode Island, thỏa thuận thương lượng (ngày 9 tháng Tư, 2014) go.usa.gov/cRSN9 (bằng tiếng Anh).

C. Trợ Giúp Kỹ Thuật của Ban
Các đường liên kết dưới đây cung cấp các công cụ và tài liệu hướng dẫn của Ban, trong đó nói rõ các trách
nhiệm về trợ giúp ngôn ngữ của các bên nhận trợ cấp liên bang theo Tiêu Đề VI và giúp các tòa án cố gắng
cải tiến các dịch vụ ngôn ngữ của họ.


Công Cụ Trợ Giúp Kỹ Thuật và Lập Kế Hoạch Cung Cấp Dịch Vụ Trợ Giúp Ngôn Ngữ cho
các Tòa Án (tháng Hai 2014) - go.usa.gov/xDMDR (bằng tiếng Anh).



Thư Chỉ Dẫn về Dịch Vụ Trợ Giúp Ngôn Ngữ cho các Tòa Án Tiểu Bang từ Phó Tổng
Trưởng Lý phụ trách Dân Quyền (ngày 16 tháng Tám, 2010) - go.usa.gov/x3tV4 (bằng tiếng Anh).




Hướng Dẫn của Bộ Tư Pháp cho các Bên Nhận Trợ Cấp Tài Chánh của Liên Bang về Quy
Định Cấm của Tiêu Đề VI đối với Phân Biệt Đối Xử dựa trên Nguồn Gốc Quốc Gia Ảnh
Hưởng Đến Những Người có Trình Độ Anh Ngữ Hạn Chế, 67 Quy Chế Liên Bang 41,455
(ngày 18 tháng Sáu, 2002) - go.usa.gov/cRSBG (bằng tiếng Anh).

Để biết các nguồn tài nguyên khác về trợ giúp ngôn ngữ cho tòa án tiểu bang, tới LEP.gov (bằng tiếng
Anh), và ngân hàng trên mạng về các dịch vụ LEP và ngôn ngữ cho các cơ quan liên bang, các bên nhận
ngân quỹ liên bang, các bên sử dụng các chương trình liên bang và được nhận trợ cấp của liên bang, và các
bên có quyền lợi liên quan khác.

13


Phần III

Sự Đồng Thuận Quốc Gia Mới

“Để mọi người được quyền hưởng nền công lý bình đẳng, và để các tòa án hoàn thành nhiệm

vụ cung cấp nền công lý bình đẳng cho tất cả mọi người, các hệ thống tòa án phải thiết lập các
hệ thống dịch vụ thông dịch có trình độ cho những người không nói tiếng Anh hoặc có trình độ
thông thạo Anh ngữ hạn chế. Lời hứa công lý cho tất cả mọi người của chúng ta phải được
hỗ trợ bởi lời cam kết cung cấp cho tất cả những người sử dụng các hệ thống tòa án của
chúng ta phương tiện để giao tiếp và hiểu biết thực sự, chứ không phải là qua những giọng
nói ấp úng vô nghĩa”.
– Hội Nghị Các Quản Trị Viên Tòa Án Tiểu Bang

55


Trong vài năm vừa qua, đã đạt được sự đồng thuận toàn quốc về tầm quan trọng không thể thiếu
của dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ trong các thủ tục tố tụng và hoạt động của tòa án tiểu bang. Phù hợp với
các nguyên tắc của Sáng Kiến Tiên Khởi Trợ Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại Tòa Án của Bộ Tư Pháp, các
tổ chức luật sư và tòa án đã đồng ý về dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ toàn diện tại tòa án. Vào năm 2012, Hiệp
Hội Luật Sư Hoa Kỳ (ABA) đã chính thức công nhận rằng những người LEP không thể tiếp cận hệ thống
tòa án trừ khi tòa cung cấp các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ có trình độ để giúp họ hiểu những gì diễn ra tại
tòa án và để người khác hiểu họ. 56
Để giải quyết vấn đề này, ABA, với sự trợ giúp của Bộ Tư Pháp và rất nhiều bên có quyền lợi liên quan,
phổ biến các tiêu chuẩn về Trợ Giúp Ngôn Ngữ tại các Tòa Án để giúp các tòa án thiết kế và thực hiện các
hệ thống trợ giúp ngôn ngữ toàn diện để đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng nơi họ phục vụ. 57 ABA cũng
khuyến khích tất cả các tòa án và tòa án xét xử thông qua các kế hoạch thực hiện các tiêu chuẩn này. 58 Hội
Nghị Các Trưởng Ban Tư Pháp (CCJ) và Hội Nghị Các Quản Trị Viên Tòa Án Tiểu Bang (COSCA) đã
đóng góp rất nhiều ý kiến về các tiêu chuẩn, và cả hai tổ chức đều đã thông qua các nghị quyết hỗ trợ các
tiêu chuẩn đó.59
Vào năm 2012, dưới sự lãnh đạo của Trung Tâm Quốc Gia các Tòa Án Tiểu Bang (NCSC), khoảng ba trăm
nhà lãnh đạo tòa án từ bốn mươi chín tiểu bang, District of Columbia, và ba lãnh thổ đã gặp gỡ tại Hội
Nghị Thượng Đỉnh Quốc Gia về Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại Tòa Án để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với
việc cung cấp các dịch vụ ngôn ngữ tại các khu vực tài phán của họ, nhận diện các khó khăn trở ngại đối
với việc tạo điều kiện tiếp cận có ý nghĩa cho các đối tượng LEP, và thiết lập giải pháp khắc phục các khó
khăn trở ngại xác định được. 60 Vào năm 2013, NCSC đã ban hành Lệnh Kêu Gọi Hành Động Toàn Quốc,

14


dựa trên kết quả của Hội Nghị Thượng Đỉnh bằng cách quy định các bước mà các tiểu bang có thể sử
dụng để định hướng việc thực hiện cũng như cải tiến các dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ của họ. 61

“Không thể giao tiếp do các khác biệt về ngôn ngữ cũng ảnh hưởng đến chức năng hoạt động
của các tòa án và hiệu quả của các phán quyết, vì các thủ tục tố tụng có thể bị trì hoãn, hồ sơ

tòa án không đầy đủ để đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, và các lệnh của tòa án không được thi
hành hoặc các phán quyết buộc tội bị bác bỏ, nếu một bị cáo hoặc bên khác không thể hiểu
được người khác hoặc người khác không thể hiểu được họ trong các thủ tục tố tụng.”
– Các Tiêu Chuẩn về Trợ Giúp Ngôn Ngữ tại Tòa Án của Hiệp Hội Luật Sư Hoa Kỳ 62
Các chính sách và cách thức thực hiện của tiểu bang ngày càng phản ánh tiêu chuẩn mới này. Kể từ năm
2010, nhiều tiểu bang đã cải tiến việc tiếp cận hệ thống tòa án cho các cá nhân LEP. Ví dụ, Nebraska đã
thông qua điều luật rõ ràng quy định các cá nhân LEP sẽ không phải trả chi phí thông dịch tại tòa án. 63 New
Mexico đề nghị tất cả các tòa án tại tiểu bang phải thực hiện một bản kế hoạch trợ giúp ngôn ngữ, có một
chuyên gia trợ giúp ngôn ngữ song ngữ có thể hỗ trợ ngôn ngữ hiệu quả ở bên ngoài phòng xử án, và thiết
lập các tiêu chuẩn nhằm bảo đảm cung cấp các dịch vụ ngôn ngữ chất lượng cho các chương trình được
tòa án yêu cầu thực hiện.64 Vào năm 2013, Tòa Án Tối Cao New Hampshire đã ban hành lệnh phê chuẩn
Kế Hoạch Dịch Vụ Ngôn Ngữ của Chi Nhánh Tòa Án New Hampshire. 65 Vào năm 2014, Tòa Thượng
Thẩm District of Columbia đã ban hành lệnh nêu rõ chính sách của tòa án là sẽ “cung cấp các dịch vụ thông
dịch cho tất cả những người khiếm thính và không nói tiếng Anh hoặc có trình độ thông thạo Anh ngữ
hạn chế để tham gia các thủ tục tố tụng của tòa án liên quan đến mọi vụ kiện trong tất cả các phân ban của
Tòa Thượng Thẩm, và đài thọ chi phí cho các dịch vụ đó, trừ khi bên tham gia từ chối sử dụng các dịch vụ
đó”. 66
Trung Tâm Quốc Gia về Tiếp Cận Tòa Án (NCAJ) xác định trợ giúp ngôn ngữ là một trong bốn yếu tố
đánh giá chính trong một cuộc thăm dò ý kiến về các phương thức thực hiện và chính sách trợ giúp tiếp
cận ngôn ngữ tại các hệ thống tòa án tiểu bang. 67 NCAJ đã thiết lập chỉ số tòa án, qua đó xếp hạng kết quả
hoạt động của tiểu bang theo từng điểm đánh giá chính sau đây dựa trên mức độ các luật lệ, quy chế, chính
sách và phương thức thực hiện của mỗi tiểu bang giúp tiếp cận hệ thống tòa án.68 Dữ liệu thu thập được
đã được NCAJ sử dụng để cung cấp cho mỗi tiểu bang một điểm đánh giá cho biết kết quả hoạt động của
tiểu bang đó theo thang điểm 100; điểm càng cao có nghĩa là việc trợ giúp tiếp cận hệ thống tòa án càng
hiệu quả. Sơ đồ dưới đây là hình ảnh thể hiện hiệu quả trợ giúp ngôn ngữ của mỗi tiểu bang.
Qua các dữ liệu thu thập được trong năm 2015 trong khuôn khổ sáng kiến tiên khởi này, NCAJ thấy rằng:


Trong mười hai tháng qua, hơn một nửa số tòa án tiểu bang đã huấn luyện cho các nhân viên
tòa án tiếp xúc với công chúng về cách thức giao tiếp với những người LEP.




78% tòa án tiểu bang, có một điều luật, quy chế hoặc chính sách áp dụng, trong đó đòi hỏi các
tòa án phải cung cấp thông dịch viên cho tất cả các thủ tục tố tụng dân sự và hình sự tại tòa
án; và

15




Hơn 80% tiểu bang hiện có quy trình chứng nhận trình độ cho các thông dịch viên tòa án của
họ. 69

English
Justice Index
National Center for Access to justice
Performance Map: Access for People with Limited English
Proficiency
Scores are on a 100-point scale
Selected by Region
(All)
Midwest
Northeast
South
West
OpenStreetMap contributors
Distribution Chart: Comparison of Scores on 100-Point Scale


Vietnamese
Chỉ Số Tư Pháp
Trung Tâm Quốc Gia về Tiếp Cận Công Lý
Sơ Đồ Kết Quả Hoạt Động: Tiếp Cận cho Những Người Có
Trình Độ Thông Thạo Anh Ngữ Hạn Chế
Điểm dựa trên thang điểm đánh giá 100 điểm
Chọn theo Vùng
(Tất cả)
Miền trung phía tây
Đông Bắc
Nam
Tây
Các bên đóng góp OpenStreetMap
Sơ Đồ Phân Bổ: So sánh Điểm theo Thang Điểm 100 điểm

16


Để biết thêm thông tin về Chỉ Số Đánh Giá Tòa Án của Trung Tâm Quốc Gia về Tiếp Cận Hệ Thống Tòa Án tại Trường Luật Cardozo, vui
lòng tới websitejusticeindex.org/2016-findings/language-access/ (bằng tiếng Anh)

Các tòa án tiểu bang trên toàn quốc đã có tiến bộ đáng kể trong quá trình hướng đến mục tiêu tạo
điều kiện cho những người LEP tiếp cận hiệu quả các chương trình và dịch vụ của tòa án. Tiến bộ hơn
nữa sẽ là nhờ những nỗ lực không ngừng từ ban lãnh đạo tòa án, các nhà lập pháp, các tổ chức tòa án và
luật sư, các thông dịch viên và biên dịch viên chuyên nghiệp, những người bênh vực quyền lợi và bộ tư
pháp. Những nỗ lực là rất quan trọng, mặc dù công việc vẫn chưa hoàn tất. Một số tòa án vẫn chưa nhìn
nhận nghiêm túc cách thức bảo đảm giúp các cá nhân LEP có thể tham gia đầy đủ vào hệ thống tòa án.
Một số ít tòa án vẫn hài lòng các chính sách qui định nghĩa vụ pháp lý đặc biệt đối với các bên do trình độ
thông thạo Anh ngữ hạn chế của họ. Các tòa án khác lại hiểu được nhu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp
ngôn ngữ nhưng gặp khó khăn trong việc thực hiện.


“Bộ hoan nghênh các tòa án đã khuyến khích việc tiếp cận bình đẳng hệ thống tòa án đối với

những người có trình độ thông thạo Anh ngữ hạn chế thông qua các nỗ lực hợp tác nhằm loại
bỏ các trở ngại về ngôn ngữ.”
– Tony West, Tổng Chưởng Lý, tháng Hai 2014

Vì sự đa dạng ngôn ngữ ở Hoa Kỳ ngày càng tăng và nhiều tòa án hiểu được vai trò vô cùng quan trọng của
các dịch vụ ngôn ngữ trong việc bảo đảm tiếp cận công lý cho tất cả mọi người, chúng tôi rất mong các tòa
án tiếp tục tiến trình thực hiện và cung cấp nhiều nguồn trợ giúp khác trên LEP.gov. Bộ Tư Pháp biểu
dương các bước mà tòa án tiểu bang thực hiện để tạo điều kiện tiếp cận hiệu quả cho những người LEP,
và sẵn sàng đón cơ hội hợp tác làm việc với các tòa án trong lĩnh vực này.
Ban tiếp tục cam kết tham gia Sáng Kiến Tiên Khởi về Trợ Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại Các Tòa Án
nhằm khuyến khích tiếp cận ngôn ngữ tại các tòa án tiểu bang thông qua việc thực thi Tiêu Đề VI, trợ giúp
kỹ thuật, và hợp tác làm việc với các bên khác. Trong phần phụ lục có rất nhiều công cụ và nguồn trợ giúp
từ các nguồn không liên quan đến Bộ Tư Pháp và có thể hỗ trợ các tòa án chấp hành luật pháp. Ngoài ra,
Bộ Tư Pháp sẵn sàng trợ giúp kỹ thuật cho các tòa án muốn cải thiện dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ của họ.

17


Phụ Lục

Các Nguồn Trợ Giúp Khác
Các đường liên kết tới các công cụ, 70 nguồn trợ giúp, và ví dụ về các chính sách và chương trình tiếp cận
ngôn ngữ không liên quan đến Bộ Tư Pháp do các tòa án tiểu bang và các tổ chức khác thiết lập, có thể hỗ
trợ thêm để bảo đảm tiếp cận hiệu quả đối với các cá nhân LEP tại các tòa án.


Các Tiêu Chuẩn của Hiệp Hội Luật Sư Hoa Kỳ về Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại Tòa Án

(tháng Hai 2012) - Cẩm nang hướng dẫn toàn diện của Hội Luật Sư Hoa Kỳ để bảo đảm việc
tiếp cận ngôn ngữ tại các tòa án tiểu bang và liên bang và cơ quan hành chánh americanbar.org/content/dam/aba/administrative/legal_aid_indigent_defendants/ls_sclaid_sta
ndards_for_language_access_proposal.authcheckdam.pdf (bằng tiếng Anh).



Cẩm Nang Hướng Dẫn Nguồn Trợ Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ của Trung Tâm Quốc
Gia phụ trách các Toà Án Tiểu Bang - Cổng Thông Tin của Trung Tâm Quốc Gia phụ trách
các Tòa Án Tiểu Bang cung cấp các công cụ và nguồn trợ giúp để bảo đảm tiếp cận ngôn ngữ
tại các tòa án của tiểu bang - ncsc.org/Topics/Access-and-Fairness/LanguageAccess/Resource-Guide.aspx (bằng tiếng Anh).



Trung Tâm Quốc Gia phụ trách các Tòa Án Tiểu Bang, Lệnh Kêu Gọi Hành Động
Quốc Gia: Tiếp cận Hệ Thống Tòa Án đối với những Người Khiếu Kiện có Trình Độ
Thông Thạo Anh Ngữ Hạn Chế: Thiết lập Giải Pháp Khắc Phục các Trở Ngại về
Ngôn Ngữ tại các Tòa Án Tiểu Bang (tháng Bảy 2013) - Gợi ý các bước để các tiểu bang
áp dụng và cải tiến dịch vụ tiếp cận ngôn ngữ - ncsc.org/services-and-experts/areas-ofexpertise/languageaccess/~/media/files/pdf/services%20and%20experts/areas%20of%20expertise/language%20
access/call-to-action.ashx (bằng tiếng Anh).



Ban Dịch Vụ Tiếp Cận Ngôn Ngữ của Trung Tâm Quốc Gia phụ trách các Tòa Án
Tiểu Bang - Cung cấp các nguồn trợ giúp cho các tòa án tiểu bang để giúp khắc phục các trở
ngại về ngôn ngữ và bảo đảm việc tiếp cận hệ thống tòa án hiệu quả cho các cá nhân LEP ncsc.org/languageaccess (bằng tiếng Anh).



Sắc Lệnh của Tòa Tối Cao Pháp Viện Rhode Island về các Dịch Vụ Ngôn Ngữ Tại
Tòa Án: Tòa Tối Cao Pháp Viện số 2012-05 (ngày 13 tháng Sáu, 2012) - Trưởng Ban Tư

Pháp của chính sách trợ giúp ngôn ngữ toàn diện của Rhode Island - go.usa.gov/xDsfH (bằng
tiếng Anh).



Kế Hoạch Chiến Lược về Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại các Tòa Án ở California (ngày 22
tháng Một, 2015) -Kế hoạch chiến lược của Hội Đồng Tòa Án California đề ra các mục tiêu nhằm
bảo đảm việc chấp hành - courts.ca.gov/documents/jc-20150122-itemK.pdf (bằng tiếng Anh).



Kế Hoạch Chiến Lược Tăng Cường Dịch Vụ Trợ Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại các
Tòa Án Tiểu Bang Colorado (ngày 15 tháng Ba, 2012) - Kế hoạch chiến lược của Ty Tòa
Án Colorado phân định trách nhiệm và các khung thời gian hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể để

18


thực hiện chỉ thị trợ giúp tiếp cận ngôn ngữ do Trưởng Ban Tư Pháp ban hành go.usa.gov/xDsGz (bằng tiếng Anh).


Các Tiêu Chuẩn về Dịch Vụ Ngôn Ngữ trong Hệ Thống Tòa Án North Carolina (ngày
29 tháng Tư, 2015) – Chính sách về tiếp cận ngôn ngữ tại tòa án của Văn Phòng Hành Chánh
phụ trách các tòa án của North Carolina nêu rõ các chính sách và thủ tục toàn diện để cung cấp
các dịch vụ trợ giúp tiếp cận ngôn ngữ tại các tòa án và trong các hoạt động của tòa án nccourts.org/LanguageAccess/Documents/NC_Standards_for_Language_Access.pdf (bằng
tiếng Anh).



Vagenas, Konstantina và những người khác Dịch Vụ Thông Dịch Từ Xa của

Wisconsin: Đánh Giá Nhu Cầu Cần Thiết Lập một Chương Trình Thử Nghiệm (tháng
Bảy 2014) - Kế hoạch hành động của Trung Tâm Quốc Gia phụ trách các Tòa Án Tiểu Bang
đối với chương trình thử nghiệm thông dịch từ xa của Tòa Án Tiểu Bang Wisconsin ncsc.contentdm.oclc.org/cdm/ref/collection/accessfair/id/350 (bằng tiếng Anh).

19


Ghi Chú Cuối Tài Liệu
1

42 U.S.C. § 2000d.

Xem Ủy Ban Thường Trực của Hội Luật Sư Hoa Kỳ về Trợ Giúp Pháp Lý và Bị Cáo Nghèo Khó, Các Tiêu Chuẩn
về Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại các Tòa Án , 1 (2012), tại
americanbar.org/content/dam/aba/administrative/legal_aid_indigent_defendants/ls_sclaid_standards_for_language_a
ccess_proposal.authcheckdam.pdf (bằng tiếng Anh) [hereinafter ABA Standards].
2

Tòa Án Tiểu Bang, các Chuyên Gia Lên Tiếng về Vấn Đề Tiếp Cận Ngôn Ngữ, vimeo.com (2013), tại
vimeo.com/66249113 (bằng tiếng Anh).

3

Mặc dù không phải tất cả các cá nhân sinh ra ở nước ngoài đều có trình độ thông thạo Anh ngữ hạn chế, hay còn
gọi là “LEP” và không phải tất cả những người LEP đều sinh ra ở nước ngoài, dữ liệu điều tra dân số cho thấy
những người sinh ra ở nước ngoài dễ có khả năng là LEP hơn nhiều so với những người ở sinh ra ở Hoa Kỳ. Sử
dụng dữ liệu Cuộc Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ 2009-2013(ACS), chúng tôi thấy rằng các cư dân sinh ra ở nước ngoài
dễ bị ảnh hưởng hơn các cư dân sinh ra ở Hoa Kỳ để là LEP (p<.001).

4


Gibson, C. & Jung, K. (2006), Thống Kê Điều Tra Dân Số Lịch Sử về Thành Phần Dân Số Hoa Kỳ Sinh Ra Ở
Nước Ngoài: 1850 tới 2000 (Báo Cáo Công Việc 81), Ban Dân Số, Cục Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ: Washington,
D.C. (thời gian trong đồ thị được rút ngắn lại so với thời gian gốc); Cục Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ, 2014 Mức Ước
Tính 1 Năm Cuộc Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ, Bảng S0501, tại go.usa.gov/x3zgh (bằng tiếng Anh) (đã truy cập
vào ngày 8 tháng Bảy, 2016).
5

Xem Gibson, C. và Jung, K., lưu ý 5; Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ, 2010, 2014, Mức Ước Tính 1 Năm Cuộc Điều
Tra Dân Số Hoa Kỳ, Bảng S0501. Lưu ý có sự thay đổi năm này qua năm khác khi truyền đạt lại các câu hỏi thăm
dò ý kiến liên quan đến quốc gia chào đời. So sánh Kết quả Cuộc Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ 2000, Mẫu D-2 tại
go.usa.gov/x3t8m (bằng tiếng Anh) với Mẫu Điền Chi Tiết về Cuộc Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ 1980, tại
go.usa.gov/x3t5z (bằng tiếng Anh) và Mẫu Điền Chi Tiết về Cuộc Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ 1990, Mẫu D-2, tại
go.usa.gov/x3tNR (bằng tiếng Anh).
6

7
Trong năm 1990, có 13,982,502 người LEP và cho đến năm 2013, con số này đã tăng lên thành 25,125,132 người
LEP. So sánh U.S. Census Bureau, 2014, Am. Cmty. Survey 1-Year Estimates, Table B06007, tại go.usa.gov/cn3bm
(bằng tiếng Anh) (visited July 8, 2016) with U.S. Census Bureau, 1990 Decennial Census, tại go.usa.gov/x3tR9
(bằng tiếng Anh) (visited July 8, 2016) [hereinafter 1990 Census].
8

U.S. Census Bureau, 2009-2013 5-Year Am. Cmty. Survey. Table: B16001 5-Year Estimate Language Spoken tại
Home by Ability to Speak English for the Population 5 Years and Over, tại go.usa.gov/cn3jY (bằng tiếng Anh)
(visited July 8, 2016).
Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ, Cuộc Điều Tra Dân Số 1980, tập 1, Các Đặc Điểm của Dân Số, Bảng 99: Nguồn
Gốc Xuất Thân và Ngôn Ngữ; Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ, Cuộc Điều Tra Dân Số 1990, CPHL-96; Tài Liệu
Tóm Lược 3 năm 2000 của Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ; và Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ, 2005, 2010, 2014, Am.
Cmty. Ước Tính 1 Năm Cuộc Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ, Bảng B06007. Các số liệu LEP thể hiện trong sơ đồ này

đánh giá khả năng nói Anh ngữ ở các thành phần dân số từ 5 tuổi trở lên. Lưu ý rằng cho đến năm 2000, Cục Điều
Tra Dân Số Hoa Kỳ chỉ thu thập dữ liệu 10 năm một lần. Do đó, không có dữ liệu cho năm 1985 và 1995. Vào thời
điểm viết tài liệu này, dữ liệu cho năm 2015 vẫn chưa được công bố.

9

Các thành phần dân số LEP gia tăng đáng kể kể từ năm 1990 đến 2013 ở Alabama (36,018 lên 99,606),
Oklahoma (51,885 lên 142,859), và Nevada (62,168 lên 303,815). So sánh Nơi Sinh theo Ngôn Ngữ Nói Ở Nhà và
Khả Năng Nói Tiếng Anh ở Hoa Kỳ, Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ, 2008-2012 Am. Cmty. Mức Ước Tính 5 Năm
Cuộc Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ 2008-2012, tại go.usa.gov/cn3jQ (bằng tiếng Anh) (truy cập vào ngày 8 tháng
Bảy, 2016) [sau đây gọi là Cuộc Khảo Sát ACS 2008-2012], với Cuộc Điều Tra Dân Số 1990, ghi chú 7.
10

Khảo Sát ACS 2008-2012, ghi chú 10; Cuộc Điều Tra Dân Số 1990, ghi chú 7. Lưu ý là các khu vực địa lý thảo
luận trong bài viết này là nói đến các Khu Vực Thống Kê Đô Thị theo định nghĩa trong cuộc khảo sát ACS 20082012 và Cuộc Điều Tra Dân Số 1990.

11

20


12

So sánh Khảo Sát ACS 2008-201, ghi chú 10, với Cuộc Điều Tra Dân Số 1990, ghi chú 7, tại Bảng 5.

Các tòa án liên bang đã thiết lập quyền hiến pháp về các dịch vụ trợ giúp tiếp cận ngôn ngữ trong các thủ tục tố
tụng hình sự theo tu chính án thứ Năm, thứ Sáu, và thứ Mười Bốn. Ví dụ, xem Vụ việc Hoa Kỳ kiện Cirrincione, 780
F.2d 620, 634 (Tòa án lưu động số 7, 1985) (“Chúng tôi thấy rằng bị đơn trong một thủ tục tố tụng hình sự bị từ chối
quyền được hưởng các dịch vụ chính đáng khi: (1) ông ta không hiểu được những gì được cho biết; (2) mức độ
chính xác và phạm vi của nội dung thông dịch tại một buổi điều trần hoặc phiên xử rất đáng nghi ngờ; (3) tính chất

của thủ tục tố tụng không được giải thích cho ông ta theo cách thức bảo đảm là ông ta hiểu được hoàn toàn; hoặc (4)
có lời khai đáng tin cậy về việc không thể hiểu do trở ngại về ngôn ngữ và tòa án địa hạt không xem xét bằng chứng
và đưa ra các phán quyết thích hợp.”); Vụ việc Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ kiện Lim, 794 F.2d 469, 470 (Tòa án lưu
động số 9, 1986). Một số tòa án lưu động thấy rằng một bị đơn có trình độ Anh ngữ hạn chế tới mức gây trở ngại tới
quyền của người đó trong việc đối chất hoặc khả năng của người đó hiểu hoặc trả lời các câu hỏi ở vị trí nhân chứng
có quyền có một thông dịch viên theo hiến pháp. Hoa Kỳ liên quan đến Negron kiện New York 434 F.2d 386, 389
(Tòa Lưu Động thứ 2 năm 1970); xem Hoa Kỳ kiện Martinez, 616 F.2d 185, 188 (Tòa Lưu Động thứ 5 năm 1980)
(theo phán quyết của tòa), từ chối chứng nhận, 450 U.S. 994, 101 S.Ct. 1694, 68 L.Ed.2d 193 (1981); Hoa Kỳ kiện
Carrion, 488 F.2d 12, 14 (Tòa Lưu Động thứ nhất năm 1973) (per curiam), cert. denied, 416 U.S. 907, 94 S.Ct.
1613, 40 L.Ed.2d 112 (1974); Hoa Kỳ kiện Mayans, 17 F.3d 1174, 1181 (Hoa Kỳ kiện 1994) (“Mặc dù các vụ kiện
này thường liên quan đến vai trò của thông dịch viên trong việc giúp các bị cáo hiểu những người chứng thực chống
lại anh ta,và do đó tập trung vào quyền trong Tu Chính Án thứ Sáu về việc đối chất nhân chứng, việc hủy một thông
dịch viên được nhờ giúp đỡ để bị cáo có thể đưa ra lời chứng thực riêng, rõ ràng thể hiện quyền của bị cáo theo Tu
Chính Án thứ Năm trong việc chứng thực cho chính bản thân mình.”) Đồng thời cũng xem vụ việc Ling kiện Tiểu
Bang, 702 S.E.2d 881, 884 (Ga. 2010).
13

14
15

42 U.S.C. § 2000d.
Lau kiện Nichols, 414 U.S. 563 (1974).

Sắc Lệnh 13166, Tăng Cường Tiếp Cận Dịch Vụ cho Người Có Trình Độ Thông Thạo Anh Ngữ Hạn Chế, 65
Quy Chế Liên Bang 50,121 (ngày 16 tháng Tám, 2000), tại go.usa.gov/x3tUz (bằng tiếng Anh).

16

Hướng Dẫn của Bộ Tư Pháp cho các Bên Được Nhận Trợ Cấp Tài Chánh của Liên Bang Liên Quan Đến Việc
Nghiêm Cấm Phân Biệt Đối Xử Dựa Trên Nguồn Gốc Quốc Gia theo Tiêu Đề VI Đối Với Những Người Có Trình

Độ Thông Thạo Anh Ngữ Hạn Chế, 67 Quy Chế Liên Bang 41,455 (ngày 18 tháng Sáu, 2002), tại go.usa.gov/x3tyh
(bằng tiếng Anh) [sau đây gọi là Hướng Dẫn LEP của Bộ Tư Pháp].
17

18

Ling kiện State, 702 S.E.2d 881, 884 (Ga. 2010) (citations omitted).

Thư của ông Thomas E. Perez, Phụ tá Tổng Chưởng Lý, Ban Dân Quyền, Bộ Tư Pháp, gửi các Trưởng Ban Tư
Pháp và các Quản Trị Viên Tòa Án Tiểu Bang (ngày 16 tháng Tám, 2010), tại go.usa.gov/x3tV4 (bằng tiếng
Anh) [sau đây gọi là Thư về Trợ Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại các Tòa Án Tiểu Bang 2010].
19

Xem ví dụ, Kế Hoạch Trợ Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ, R.I. Quản Trị Viên Tòa Án. Văn Phòng các Tòa Án Tiểu
Bang (ngày 1 tháng Tư, 2014) tại go.usa.gov/x3tpd (bằng tiếng Anh); Kế Hoạch Chiến Lược về Thực Hiện Tăng
Cường Tiếp Cận Ngôn Ngữ ở các Tòa Án Tiểu Bang Colorado, Sơ Đồ Hỗ Trợ Tiếp Cận Toàn Diện Hệ Thống Tòa
Án cho Những Người Sử Dụng Tòa Án Có Trình Độ Thông Thạo Anh Ngữ Hạn Chế ở Colorado, Văn Phòng Trợ
Giúp Tiếp Cận Ngôn Ngữ của Sở Tư Pháp Colorado (tháng Ba 2012) tại go.usa.gov/cRSJh (bằng tiếng Anh).
20

21

Trung Tâm Quốc Gia trợ giúp các Tòa Án Tiểu Bang, Trung Tâm Cải Cách Tòa Án, Giao Tiếp Hiệu Quả tại Tòa
Án: Đánh Giá Nhu Cầu Cần các Dịch Vụ Trợ Giúp Ngôn Ngữ cho Những Người Khiếu Kiện Có Trình Độ Thông
Thạo Anh Ngữ Hạn Chế trong các Vụ Kiện về Bạo Hành Gia Đình, Hãm Hiếp, Bạo Hành trong Hò Hẹn và Theo
Lén, 6 (2015) tại ncsc.contentdm.oclc.org/cdm/ref/collection/accessfair/id/373 (bằng tiếng Anh).
Stephen and Sandra Sheller Ctr. for Social Justice, Temple Univ. Trường Luật Beasley, các Trở Ngại đối với
Ngành Tư Pháp, Những Người Có Trình Độ Thông Thạo Anh Ngữ Hạn Chế và các Tòa Án Nhỏ của Tiểu Bang
Pennsylvania, 8-9, (tháng Một 2015).
22


21


Thông Dịch Viên của Tòa Án Tiểu Bang Giúp Đỡ Người Nghèo trong các Vụ Kiện Dân Sự, SFGate, ngày 24
tháng Một, 2014, tại sfgate.com/news/article/State-courts-interpreters-to-help-poor-in-civil-5173458.php (bằng
tiếng Anh).
23

24
488 F.2d 12, 14 (Tòa Án Lưu Động thứ nhất 1973) (thảo luận về việc tòa xử án từ chối chỉ định một thông dịch
viên).
25

Ghi chú 13.

Người dân kiện Padilla, 42 Phụ 3d 1221(A), 986 N.Y.S.2d 867, No. 2012-204S (Co. Ct. 2014) (Phán quyết
“không có gì trong biên bản thú tội cho biết thông dịch viên đã chuyển ngữ các văn bản tài liệu bằng tiếng Anh đó
sang tiếng Tây Ban Nha. Và cũng không có bất kỳ bằng chứng nào được đưa ra tại buổi điều trần để chứng minh
rằng Padilla đã đọc các tài liệu này…”).
26

27

Thư và Báo Cáo Kết Luận Điều Tra của Bộ Tư Pháp cho Văn Phòng Hành Chánh phụ trách các Tòa Án tại North

Carolina, Khiếu nại số 171-54M-8, 12 (ngày 8 tháng Ba, 2012), tại go.usa.gov/cn3X3 (bằng
đây gọi là Thư North Carolina].
28


Id.

29

Id. tại 11.

tiếng Anh). [sau

30

Belmont-Cragin Sex Assault Suspect Faced Similar, Dropped Charges, ABC7 Eyewitness News, Jan. 7, 2014, tại
abc7chicago.com/archive/9384441/ (bằng tiếng Anh); Without an Interpreter to Help Rape Victim Testify,
Alleged Rapist Walks Free and Finds Another Victim, Salon, Jan. 7, 2014, tại
salon.com/2014/01/07/without_a_translator_to_help_rape_victim_testify_alleged_rapist_walks_free_and_finds_ano
ther_victim/ (bằng tiếng Anh) (bản sao lưu cache).
Thư Báo Về Việc Cung Cấp Dịch Vụ Trợ Giúp Ngôn Ngữ theo Tiêu Đề VI của Đạo Luật Dân Quyền (ban hành
năm 1964) và Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật, Văn phòng Hành Chánh Quản Lý các Tòa Án Tiểu Bang
Washington, (ngày 22 tháng Năm, 2015) (lưu hồ sơ với Bộ Tư Pháp).

31

Chẳng hạn như, Thư về Tiếp Cận Ngôn Ngữ tại các Tòa Án Tiểu Bang 2010, ghi chú 17; Sắc Lệnh 13166 Tài
Liệu Nguồn Trợ Giúp Người Có Trình Độ Anh Ngữ Hạn Chế: Các Lời Khuyên và Công Cụ Thực Tế ở 51 (ngày
21 tháng Chín, 2004) tại go.usa.gov/cmshm (bằng tiếng Anh); Thư của Ban Điều Phối và Duyệt Xét, Ban Dân
Quyền, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ gửi Trung Tâm Quốc Gia phụ trách các Tòa Án Tiểu Bang tại 4 (ngày 21 tháng Hai,
2008), tại go.usa.gov/xDHCG (bằng tiếng Anh).

32

33


Ponce kiện Tiểu Bang, 9 N.E.3d 1265, 1269 (Indiana 2014).

34

Id. tại 1272-74.

Ví dụ, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, Văn Phòng các Chương Trình Tư Pháp, Thi Hành “Tiêu Đề VI,” tại
go.usa.gov/xDxY3 (bằng tiếng Anh).

35

Thông Cáo Báo Chí, Bộ Tư Pháp, Bộ Tư Pháp và Quận Mohave, Arizona, Tòa Thượng Thẩm, Cố Gắng Bảo Đảm
Tiếp Cận Công Bằng cho những Người Không Nói Tiếng Anh (ngày 14 tháng Năm, 2015), tại go.usa.gov/xDH4V
(bằng tiếng Anh).

36

Thông Cáo Báo Chí, Bộ Tư Pháp Đạt Được Thỏa Thuận với Hệ Thống Tòa Án Kentucky để Bảo Đảm việc Tiếp
Cận Công Bằng cho Những Người Không Nói Tiếng Anh (ngày 27 tháng Sáu, 2016), tại go.usa.gov/x3tAY (bằng
tiếng Anh).

37

Xem Thông Cáo Báo Chí, Bộ Tư Pháp, Bộ Tư Pháp và Hệ Thống Tòa Án New Jersey Hợp Tác Bảo Đảm Cung
Cấp Dịch Vụ Trợ Giúp Ngôn Ngữ tại các Tòa Án (ngày 9 tháng Tư, 2014), tại go.usa.gov/cncBW (bằng tiếng Anh).
38

39
Thư Kết Thúc Hồ Sơ của Bộ Tư Pháp, Xét Duyệt Các Dịch Vụ Thông Dịch ở Tòa Thượng Thẩm Quận King: Hồ

sơ Bộ Tư Pháp số 171-82-22 (ngày 9 tháng Một, 2014) (lưu hồ sơ với Bộ Tư Pháp).

Thông Cáo Báo Chí, Tòa Thượng Thẩm Quận Mohave, Bộ Tư Pháp Khen Ngợi Hệ Thống Tòa Án Quận Mohave
vì Nỗ Lực Bảo Đảm Tiếp Cận Hệ Thống Pháp Luật cho những Người Có Trình Độ Thông Thạo Anh Ngữ Hạn Chế
40

22


×