Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.09 KB, 3 trang )

Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời
kì lịch sử
1. Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945
1.1. Trong thời kì Bắc thuộc, bọn phong kiến Trung Quốc dù cai trị trực tiếp hay
gián tiếp, cũng thi hành một chính sách nhất quán là đồng hoá Việt Nam về chính
trị và văn hoá. Tiếng Hán và chữ Hán trở thành một công cụ hữu hiệu trong hành
chính và nhiều lĩnh vực khác. Sử có nhắc tới vai trò của Sĩ Nhiếp (làm Thái Thú
Giao Chỉ vào khoảng 187–226) với tư cách là Nam bang học tổ, tức là người đầu
tiên tổ chức việc học ở Việt Nam. Nhưng thực tế vào thời Bắc thuộc quan cai trị
chỉ tổ chức dạy chữ Hán cho một số người Việt, đủ để làm công chức trong bộ
máy cai trị của người Hán chứ chưa phải là dạy Nho giáo nhằm mục đích thi cử.
Trong thời kì này, các chùa mới là các trung tâm văn hoá và nhân dân học chữ
Hán ở các chùa chứ không phải các trường do người Trung Quốc dựng nên. Theo
sử sách, dưới thời Bắc thuộc, đã có một ít người giỏi chữ Hán, nhưng vẫn chưa có
chế độ học tập chữ Hán quan trọng ngoài các chùa. Ai muốn đi thi thì phải sang
Trung Quốc, như Trương Trọng, Lí Cầm, Lí Tiến, Khương Công Phụ. Cho đến
trước thế kỉ XI, những người tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam vẫn là các nhà sư.
1.2. Từ năm 939, Việt Nam giành được độc lập từ tay người Hán. Do nhu cầu
phải đua tài với Trung Quốc để củng cố độc lập bằng văn hoá, Việt Nam có nhu
cầu tiếp thu văn hoá Hán. Việc học chữ Hán có quy mô chỉ bắt đầu từ thời độc lập.
Về vấn đề này, chúng ta không quên công lao của các vị vua khai quốc thời Lí–
Trần. Khi đất nước giành được quyền độc lập, định hướng cơ bản về ngôn ngữ văn
tự là: tiếp tục dùng chữ Hán, coi đó là nền văn tự chính thức của nhà nước. Căn
cứ vào những tài liệu còn lưu giữ được thì năm 1018 vua Lí Thái Tổ sai Nguyễn
Đạo Thành và Phạm Hạc sang Tàu lấy Kinh Tam Tạng đem về để vào Kho Đại
Hưng; 1075 vua Lí Nhân Tông mở Khoa thi Tam trường để tuyển người ra làm
quan, năm sau vua lập Quốc Tử Giám, tổ chức giảng dạy và đến năm 1086 Vua lại
mở khoa thi chọn người vào Hàn Lâm Viện. Theo Nguyễn Tài Cẩn, "Tri thức Hán
học của người Việt ở giai đoạn Ngô, Đinh, Lê là một sản phẩm còn lưu lại của chế
độ Bắc thuộc, còn tri thức Hán học của người Việt từ đời Lí trở về sau lại là sản
phẩm của một sự định hướng có ý thức của một triều đình nước Việt độc lập. Sự


định hướng này làm cho Việt Nam đi hẳn vào khu vực văn hoá Hán, đứng bên
cạnh Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Về mặt ngôn ngữ, sự định hướng này
làm cho tiếng Việt đi xa dần các ngôn ngữ bà con vốn cùng gốc Mon Khmer như
mình: Mường, Poọng, Chứt, Cơtu, Bana, Môn, v.v."
(1)

Nhà Trần và các triều đại tiếp theo vẫn tiếp tục sự nghiệp của nhà Lí, cũng tổ
chức học hành thi cử bằng chữ Hán, cũng sáng tác bằng chữ Hán.
Thực tiễn lịch sử chứng tỏ rằng định hướng ngôn ngữ văn tự của các triều đại
Việt Nam đã khiến cho sự tiếp xúc văn hoá–ngôn ngữ Việt–Hán phát triển. Hệ quả
là:
– Việt Nam đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của mình.
– Tiếng Việt đã tiếp thu các yếu tố Hán Việt và các yếu tố Hán Việt Việt hoá
làm phong phú kho từ vựng của mình.
– Hình thành cách đọc Hán Việt, một cách đọc chữ Hán riêng của người Việt
Nam.
Trong cuốn Từ vựng tiếng Việt năm 1978, Nguyễn Thiện Giáp xác định cách
đọc Hán Việt như sau: "Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam của
người Việt Nam. Cách đọc đó phản ánh dạng ngữ âm của chữ Hán thời nhà Đường
được dạy và học ở Việt Nam lúc bấy giờ. Tất nhiên so với dạng ngữ âm của chữ
Hán thời nhà Đường thì cách đọc Hán Việt cũng đã được Việt hoá ít nhiều cho
phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt thời đó"
(2)
. Gần đây, trong bài Mối
quan hệ giữa âm Hán Việt và phương ngữ tiếng Hán nhìn từ đặc điểm âm đầu
(3)
,
Lê Xảo Bình và Vi Thụ Quan đã chứng minh âm Hán Việt chịu ảnh hưởng của
phương ngữ tiếng Hán. Các tác giả cho rằng tại vùng giáp Quảng Tây và Quảng
Đông ngày nay, trong thời cổ, từng có một phương ngữ Hán quyền uy, đó là

phương ngữ Quảng Tín. Trong hơn 300 năm kể từ năm 106 trước công nguyên
cho đến năm 217, Quảng Tín luôn là trụ sở của Bộ Thứ Sử Giao Chỉ (về sau là Bộ
Thứ Sử Giao Châu), là trung tâm chính trị, văn hoá của Lĩnh Nam. Ba quận Giao
Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam nằm trong nước Việt Nam ngày nay luôn thuộc về sự
cai quản của Bộ Thứ Sử Giao Chỉ, Việt Nam chịu ảnh hưởng của trung tâm chính
trị, văn hoá thời bấy giờ là điều tất nhiên. Trong thời gian Sĩ Nhiếp làm Thái Thú
Giao Chỉ, âm Hán mà người Việt học không phải là âm Trung Nguyên, mà là âm
của một phương ngữ nào đó lúc bấy giờ. Các tác giả khẳng định phương ngữ Hán
này phải là phương ngữ Quảng Tín. Bản thân Sĩ Nhiếp chính là người Quảng Tín
Xương Ngô, phương ngữ Quảng Tín lại là phương ngữ quyền uy thời kì đó, dạy
học sinh Việt Nam bằng phương ngữ Quảng Tín cũng là điều bình thường. Vì
trung tâm chính trị Lĩnh Nam di chuyển sang phía đông (năm 217 Tôn Quyền rời
trung tâm chính trị Lĩnh Nam từ Quảng Tín Xương Ngô đến Phiên Ngung (thành
phố Quảng Châu ngày nay) Nam Hải) và theo di chuyển của người Hán, phương
ngữ Quảng Tín phân hoá dần, cho nên hình thành đối ứng không đồng đều về đặc
trưng ngữ âm giữa âm Hán Việt và mấy phương ngữ Hán hiện đại.

×